Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Báo cáo thực tập Quản trị kinh doanh Công ty TNHH rhythm precision việt nam (RPV)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.1 KB, 24 trang )

i
MỤC LỤC
PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH RHYTHM PRECISION VIỆT
NAM.............................................................................................................................................................6
1.1.Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Rhythm Precision Việt Nam (RPV)......................................6
1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của của RPV.......................................................................6
1.1.2.Chức năng, nhiệm vụ của của RPV.............................................................................................7
1.1.3.Sơ đồ cấu trúc tổ chức của RPV.................................................................................................7
1.1.4.Ngành nghề kinh doanh của của RPV........................................................................................8
1.2.Tình hình sử dụng lao động của RPV................................................................................................9
1.2.1.Số lượng, chất lượng lao động của của RPV.............................................................................9
1.2.2.Cơ cấu lao động của RPV..........................................................................................................10
1.3.Tổ chức quy mô vốn kinh doanh của RPV.......................................................................................11
1.3.1.Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của RPV.........................................................................11
1.3.2.Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của RPV..............................................................11
1.4.Kết quả hoạt động kinh doanh của RPV.........................................................................................13
PHẦN II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT
TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY TNHH RHYTHM PRECISION VIỆT NAM.........14
2.1.Tình hình thực hiện các chức năng quản trị và hoạt động quản trị chung của doanh nghiệp.....14
2.1.1.Chức năng hoạch định của RPV...............................................................................................14
2.1.2.Chức năng lãnh đạo của RPV...................................................................................................14
2.1.3.Chức năng tổ chức của RPV.....................................................................................................15
2.1.4.Chức năng kiểm soát của RPV..................................................................................................15
2.1.5.Vấn đề thu thập thông tin và ra quyết định quản trị của RPV................................................15
2.2.Công tác quản trị chiến lược của RPV.............................................................................................16
2.2.1.Công tác phân tích tình thế môi trường chiến lược của RPV.................................................16
2.2.2. Công tác tiếp nhận và phát triển lợi thế cạnh tranh của RPV................................................16
2.2.3.Công tác hoạch định và triển khai chiến lược của RPV...........................................................17
2.2.4.Đánh giá khái quát năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp của RPV.....................................17
2.3.Công tác quản trị tác nghiệp của của RPV......................................................................................18
2.3.1.Quản trị mua của RPV..............................................................................................................18


2.3.2.Quản trị bán của RPV...............................................................................................................18
2.3.3.Quản trị dự trữ hàng hóa của RPV...........................................................................................19
2.3.4. Quản trị cung ứng dịch vụ thương mại của RPV....................................................................19
2.4.Công tác quản trị nhân lực của RPV................................................................................................19
2.4.1.Phân tích công việc, bố trí và sử dụng nhân lực của RPV.......................................................19
2.4.2.Tuyển dụng nhân lực của RPV..................................................................................................20
2.4.4.Đánh giá và đãi ngộ nhân lực của RPV....................................................................................21


ii
2.5.Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro của RPV............................................................................21
2.5.1.Quản trị dự án của RPV............................................................................................................21
2.5.2.Quản trị rủi ro của RPV.............................................................................................................22
PHẦN III: ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI............................................................................................................23


iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Hình 1.1.1: Quá trình phát triển của RPV...................................................................................................6
Hình 1.1.3: Sơ đồ cấu trúc tổ chức của RPV...............................................................................................8
Bảng 1.2.1 Cơ cấu số lượng, chất lượng lao động của RPV từ 2015-2017................................................9
Bảng 1.2.2: Cơ cấu lao động của RPV từ 2015-2017................................................................................10
Bảng 1.2.1: Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của RPV từ 2015-2017...............................................11
Bảng 1.2.2: Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của RPV từ 2015-2017....................................11
Bảng 1.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của RPV từ 2015-2017...........................................................13
Hình 2.3.1: Quy trình mua hàng của RPV..................................................................................................18
Hình 2.3.2: Quy trình bán hàng của RPV...................................................................................................18
Hình 2.4.1: Bản mô tả công việc của phòng kinh doanh..........................................................................20
Hình 2.4.2: quy trình tuyển dụng của RPV...............................................................................................20
Hình 2.5.2: quy trình đánh giá rủi ro của RPV...........................................................................................22



iv
DANH MỤC VIẾT TẮT
stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Từ viết tắt
RPV
BGĐ
ATLĐ
BP
NG
OK
BH,YT,XH
NCC

KH
PO
HTQLCL&MT
SX
CBNV
ATLĐ
FEME

Nội dung
Công ty TNHH Rhythm Precision Việt Nam
Ban giám đốc
An toàn lao động
Bộ phận
Not good (không đạt yêu cầu, không được chấp nhận)
Good (đạt yêu cầu, được chấp nhận)
Bảo hiểm, y tế, xã hội
Nhà cung cấp
Khách hàng
Đơn đặt hàng
Hệ thống quản lý chất lượng và môi trường
Sản xuất
Cán bộ nhân viên
An toàn lao động
Phân tích tác động và hình thức lỗi sai


v
MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết thì thực tập là một khâu quan trọng trong quá trình học tập,
giúp sinh viên rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn. Chương trình thực tập

này là một giai đoạn chuyển tiếp giữa môi trường học tập với môi trường xã hội thực
tiễn. Mục tiêu của đợt thực tập này nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội cọ sát
với thực tiễn bên ngoài.
Trong thời gian thực tập, sinh viên sẽ tự mình vận động, tìm nơi thực tập theo
ngành học của mình. Và em chọn công ty TNHH Rhythm Precision Việt Nam thực
tập, là công ty chuyên về sản xuất sản phẩm từ plastic, là công ty có vốn đầu tư Nhật
Bản. Tại đây em đã thực tập tại phòng kinh doanh của công ty. Thông qua chương
trình thực tập em được tham gia vào quá trình kinh doanh của công ty, tiếp xúc môi
trường làm việc nơi văn phòng, các nội quy, học hỏi được cách làm việc cũng như thể
hiện khả năng của bản thân mình với công ty.
Qua gần 4 tuần thực tập tổng hợp, em đã tiếp cận một số hoạt động kinh doanh
chung của công ty dưới sự hướng dẫn của các cán bộ và nhân viên trong công ty, em
đã hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp này.
Báo cáo của em gồm 3 phần
Phần I: Khái quát về hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Rhythm Precision
Việt Nam.
Phần II: Phân tích và đánh giá khái quát những vấn đề tồn tại chính cần giải
quyết trong các lĩnh vực quản trị chủ yếu tại Công ty TNHH Rhythm Precision Việt
Nam.
Phần III: Đề xuất hướng đề tài khóa luận


6
PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TNHH RHYTHM PRECISION VIỆT NAM.
1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Rhythm Precision Việt Nam
(RPV).
Tên chính thức
Tên giao dịch
Năm thành lập

Người đại diện
Loại hình tổ chức
Trụ sở chính
Điện thoại
Số Fax
Thị trường chính
Số

lượng

CÔNG TY TNHH RHYTHM PRECISION VIỆT NAM
RHYTHM PRECISION VIETNAM CO., LTD
2005
Kimura Tsutomu
Tổ chức kinh tế sản xuất kinh doanh dịch vụ, hàng hóa
Lô 42, Khu Công Nghiệp Nội Bài, X. Quang Tiến, H. Sóc Sơn, Hà
Nội
0435821661
0432959074
Toàn Quốc
Từ 501 - 1.000 người
ISO9001, ISO14001

nhân

viên
Chứng chỉ
1.1.1.

Quá trình hình thành và phát triển của của RPV.


Hình 1.1.1: Quá trình phát triển của RPV
Công ty TNHH Rhythm Precision Việt Nam (RPV) là doanh nghiệp 100% vốn
Nhật Bản. Công ty có trụ sở chính đặt tại Lô 42 Khu Công nghiệp Nội Bài, Hà Nội,


7
Việt Nam. Mã số thuế là 0101771390 cấp ngày 13/09/2005 và bắt đầu đi vào hoạt
động 01/02/2006 tính đến nay đã hoạt động 12 năm. Diện tích đất sử dụng khoảng:
32.219,2 m2. Là một công ty danh tiếng chú trọng vào chất lượng sản phẩm, RPV đã
cung cấp sản phẩm cho các công ty sản xuất danh tiếng bao gồm Canon, Panasonic,
Fujifilm và Brothers… Công ty tiếp tục nỗ lực để đáp ứng linh hoạt nhu cầu ngày càng
đa dạng của ngành công nghiệp.
1.1.2.

Chức năng, nhiệm vụ của của RPV.

- Chức năng của của RPV:
+ Sản xuất, thiết kế, gia công và lắp ráp khuôn mẫu sản xuất(SX) chi tiết nhựa
chính xác và chi tiết cơ khí chính xác, các sản phẩm đúc nhựa, các chi tiết kim loại ép,
chi tiết gia công cơ khí sử dụng cho các sản phẩm máy ảnh, ô tô, đồ điện, điện tử và
các linh kiện, sản phẩm công nghiệp khác.
+ Sản xuất, gia công và lắp ráp các sản phẩm đồng hồ, các cụm linh kiện đồng
hồ và các sản phẩm gia dụng khác.
- Nhiệm vụ của của RPV: Là một công ty danh tiếng chú trọng vào chất lượng
sản phẩm, RPV đã cung cấp sản phẩm cho các công ty SX danh tiếng bao gồm Canon,
Panasonic, Fujifilm và Brothers… Công ty tiếp tục nỗ lực để đáp ứng linh hoạt nhu
cầu ngày càng đa dạng của ngành công nghiệp. Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có
chất lượng cao, đảm bảo uy tín cho khách hàng(KH). Đem lại lợi ích tối đa cho cổ
đông cũng như cán bộ nhân viên(CBNV) trong công ty. Đồng thời tuân thủ pháp luật

bảo đảm lợi ích quốc gia.
1.1.3.

Sơ đồ cấu trúc tổ chức của RPV.

Công ty RPV gồm 2 nhà máy đứng đầu công ty là ban lãnh đạo, bên dưới là các
phòng/ban/bộ phận(BP) đảm nhiệm chức năng nhiệm vụ khác nhau, các phòng/ban/BP
chủ yếu tập trung ở bên nhà máy 1.


8
Sơ đồ cấu trúc tổ chức của RPV:

Ban lãnh đạo

Nhà máy 1

Kinh
doanh
(VN)

Hành
chính
nhân
sự

Sản
xuất
(VJ)


Nhà máy 2

Quản
lý chất
lượng
(VQ)

Kho
(VS)

Hành
chính
nhân
sự
(VG1)

Lắp
ráp
(VA)

(VG1)
Khuôn
(VM)

Sản
xuất
(VJ1)

Quản
lý sản

xuất
(VAL)

Sản
xuất
(VJ2)

Sản
xuất
(VJ3)

Lắp
ráp

Lắp
ráp

(VA1)

(VA2)

XN
K
(VG3)

Kế
toán
(VG2)

SX-LR


đồng
hồ
(VC)

Kho
(VS)

Mua
hàng
(VP)

ISO

Quản lý
sản xuất
(VJL)

Hình 1.1.3: Sơ đồ cấu trúc tổ chức của RPV.
Cấu trúc tổ chức công ty khá phức tạp bao gồm nhiều phòng/ban/BP khác nhau,
đảm nhiệm những chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Đứng đầu lãnh ban lãnh đạo có
nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của công ty, đưa ra các quyết định, hướng phát
triển của công ty. Bên dưới ban lãnh đạo là các phòng/ban/BP tại 2 nhà máy. Các
phòng/ban/BP có chịu trách nhiệm về việc vận hành của 2 nhà máy và nhận chỉ đạo từ
ban lãnh đạo. Mỗi phòng/ban/BP đều có những mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ khác
nhau nhưng lại có mối liên kết chặt chẽ với nhau trong mọi hoạt động. Nhờ đó công ty
có thể SX liên tục không bị dán đoạn và đạt chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh.
1.1.4.









Ngành nghề kinh doanh của của RPV.

Sản xuất sản phẩm từ plastic (chính).
Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu.
Sản xuất đồng hồ.
Bán buôn tổng hợp.
Bán lẻ hình thức khác chưa được phân vào đâu.
Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan.
Hoạt động thiết kế chuyên dụng.


9
• Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu
1.2. Tình hình sử dụng lao động của RPV.
1.2.1.

Số lượng, chất lượng lao động của của RPV.

Bảng 1.2.1 Cơ cấu số lượng, chất lượng lao động của RPV từ 2015-2017.
Năm

2015
Số


Stt
1
2
3
4

Trình độ
Đại học trở
lên
Trung cấp,
cao đẳng
Sơ cấp nghề
Lao động phổ
thông
Tổng lao động

lượng
(người)

Tỷ lệ
(%)

2016
Số
lượng
(người)

2017
Tỷ lệ
(%)


Số
lượng
(người)

Tỷ lệ
(%)

81

10,60

80

10,17

85

10,41

123

16,07

122

15,50

127


15,54

12

1,57

11

1,39

10

1,22

549

71,76

574

72,94

595

72,83

765

100


787
100
817
100
(Nguồn: Phòng Hành chính-Nhân sự)

Vì RPV là công ty sản xuất nên nhu cầu sử dụng lao động phổ thông là cao nhất
với năm 2015 là 71,76%, năm 2016 72,94% và 2017 là 72,83% nguồn lao động của
công ty. Nguồn lao động đã trải qua học nghề, trung cấp và cao đẳng chiếm khoảng
15% khá thấp, học đại học trở lên khoảng 10% cũng khá thấp, chủ yếu là những người
đứng đầu công ty (ban lãnh đạo), đầu các bộ phận. Dựa vào bảng có thể thấy chất
lượng nguồn lao dộng của công ty khá thấp, cần phải trải qua các khóa đào tạo của
công ty thì mới có thể làm việc, vận hành máy móc. Như vậy công ty sẽ tốn khá nhiều
chi phí cho đào tạo, hiểu quả lao động không cao.


10
1.2.2.

Cơ cấu lao động của RPV.
Bảng 1.2.2: Cơ cấu lao động của RPV từ 2015-2017.

Stt

Năm

Tiêu chí
Theo phòng ban
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Ban lãnh đạo
P. Hành chính

2015

2016

2017

Số lượng
(người)

Tỷ lệ
(%)

Số lượng
(người)

Tỷ lệ

(%)

Số lượng
(người)

Tỷ lệ
(%)

6

0,78

6

0,76

6

0,73

nhân sự
P. Kế toán
P. Mua hàng
P. Lắp ráp
P. Kinh

22

2,88


22

2,80

25

3,06

7
8
167

0,92
1,05
21,83

7
9
172

0,89
1,14
21,86

7
10
180

0,86
1,22

22,03

doanh
P. Sản xuất
P. quản lý

10

1,31

10

1,27

12

1,47

187

24.44

195

24,78

206

25,21


chất lượng
P. Khuôn
P. ISO
P. XNK
P. SX và lắp

65

8,49

66

8,39

66

8,08

45
13
8

5,88
1,70
1,05

46
14
9


5,84
1,78
1,14

45
14
9

5,51
1,71
1,10

183

23,92

187

23,76

191

23,38

44
765

5,75
100


44
787

5,59
100

46
817

5,64
100

141
672
765

17,34
82,66
100

144
681
787

17,45
82,55
100

146
671

817

17,87
82,13
100

589
164
11
765

76,99
21,44
1,57
100

613
77,9
643
78,71
162
20,58
162
19,82
12
1,52
12
1,47
787
100

817
100
(Nguồn: Phòng Hành chính-Nhân sự)

ráp đồng hồ
13 P. Kho
Tổng
Theo giới tính
1
NAM
2
NỮ
Tổng
Theo độ tuổi
1
18-30
2
31-45
3
46-60
Tổng

Dựa vào bảng có thể thấy rằng nguồn lao động của công ty tập trung chủ yếu tại
phòng lắp ráp, phòng sản xuất và phòng SX và lắp ráp đồng hồ. Vì nhà máy 2 khánh
thành nên nhìn vào bảng có thể thấy nguồn lao động tăng lên nhiều, tăng chủ yếu vào
phòng sản xuất, lắp ráp. Nổi bật năm 2017(817 người) tăng 30 người so với năm 2016


11
(787 người) tương ứng với 3,8% tăng lên 8 người vào phòng lắp ráp và 11 người vào

phòng sản xuất, 4 người vào phòng SX và lắp ráp đồng hồ.
Nguồn lao động của công ty chủ yếu là nữ (>80%) và gấp khoảng 3 lấn số lao
động là nam. Nguồn lao động của công ty chủ yếu là tuổi từ 18-30 (>70%) có khả
năng thích nghi cao, năng động và nhanh nhẹn trong làm việc tuy nhiên vì chủ yếu là
lao động phổ thông nên trình độ tay nghề thấp. Độ tuổi từ 46-60 chiếm khoảng 1,4%
trên toàn bộ nguồn lao động rất thấp chủ yếu là những người thuộc ban lãnh đạo. Nhìn
bảng có thể thấy công ty thiếu nhiều lao động có kinh nghiệp, ký năng và chuyên môn,
công ty sẽ mất một khoản chi phí để đào tạo.
1.3. Tổ chức quy mô vốn kinh doanh của RPV.
1.3.1.

Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của RPV.

Bảng 1.2.1: Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của RPV từ 2015-2017.
Năm
Stt
1
2

Chỉ tiêu
Vốn lưu
động
Vốn cố định
Tổng

2015
Số tiền
Tỷ lệ

2016

Số tiền
Tỷ lệ

2017
Số tiền
Tỷ lệ

(USD)

(%)

(USD)

(%)

(USD)

(%)

16.630.000

64,20

10.132.000

40,85

10.890.000

44,19


9.271.800

35,80

14.670.000

59,15

13.750.000

55,81

25.901.800

100

24.802.000

100
24.640.000
100
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Năm 2015 công ty triển khai dự án xây dựng nhà máy 2 nên vốn lưu động tăng
lên 16.630.000 USD chiếm 64,20% của công ty cần nhiều hơn hẳn so với vốn cố định
là 9.271.800 chiếm 35,80%, vì công ty phải đầu tư nhiều trang thiết bị, cơ sở vật chất
để thực hiện dự án này, thuê thêm nhân công lao động điều khiển máy móc, trang thiết
bị, làm việc tại nhà máy 2. Và sau khi nhà 2 khánh thành vốn cố định và vốn lưu động
của công ty đã ổn định giữ ở mức năm 2016 vốn lưu động chiếm 40,85% và vốn cố
định là 59,15%. Năm 2017 vốn lưu động chiếm 44,19%, vốn cố định chiếm 55,83%.

1.3.2.

Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của RPV.

Bảng 1.2.2: Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của RPV từ 2015-2017.
Năm
Stt
1
2

Chỉ tiêu
Vốn góp
Vốn vay

2015
Số tiền
Tỷ lệ
(USD)
20.000.000

(%)
77,21

2016
Số tiền
Tỷ lệ
(USD)
20.000.000

(%)

79,05

2017
Số tiền
Tỷ lệ
(USD)
20.000.000

(%)
81.17


12
công
ty mẹ nước

3

1.562.600

6,04

962.800

3,80

300.800

1,22


4.339.200

16,75

4.339.200

17,15

4.339.200

17,71

25.901.800

100

25.302.000

ngoài
Vốn vay
trong
nước
Tổng

100
24.640.000
100
(Nguồn: Phòng Kế toán)

Vốn góp không có gì thay đổi từ ngày đầu thành lập công ty gồm của 2 nhà đầu

đầu tư là:
- Rhythm Watch Co.,Ltd,Nhật Bản với vốn đầu tư: tiền mặt 15.000.000 USD
- Tohuku Rhythm Co.,Ltd,Nhật Băn với vốn đầu tư: tiền mặt 5.000.000 USD
Do 2015 khánh thành nhà máy 2 nên công ty cần vốn để đầu tư trang thiết bị cho
nhà máy, nên công ty đã vay vốn công ty mẹ 1.561.600 USD chiếm 6,04% tổng số vốn
và 26,48% tổng vốn vay của công ty cần để thực hiện dự án. Sau khi nhà máy 2 hoàn
thành công ty đã trả dần vốn lại cho công ty mẹ. Năm 2016 đã trả còn 962.800 USD
giảm gần một nửa so với 2015. Đến 2017 nhờ hoạt động hiệu quả và sự ổn định hoạt
động sản xuất của nhà máy 2, doanh thu 2017 tăng mạnh nên công ty đã trả vốn vay
công ty mẹ mức vay như lúc đầu khi thành lập công ty với vốn vay chỉ còn 300.800
USD chiếm 1,22 % và chiếm 6,48% tổng vốn vay giảm 20% so với năm 2015.


13
1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của RPV.
Bảng 1.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của RPV từ 2015-2017.
Đơn vị: USD
STT
1
2

Chỉ tiêu
Doanh thu thuần
Giá trị hàng nhập khẩu để SX,
kinh doanh

2015
24.873.421,59

2016

27.549.004,79

2017
42.865.089,18

17.766.729,71

19.677.860,56

30.048.025,88

3

Chi phi quản lý doanh nghiệp

784.204,58

513.511,13

799.904,71

4

Chi phí đổi mới công nghệ

504.896,79

561.070,36

873.071,90


17.988,48

19.923,46

31.415,97

5.799.602,03

6.776.639,28

11.112.670,72

281.527,79

311.811,22

485.165,11

5.518.074,24

6.464.828,06

10.627.505,61

5
6
10
11


Chi phi đầu tư xử lý và bảo về
môi trường
Lợi nhuận thuần
Thuế và các khoản nộp ngân sách
Nhà nước
Lợi nhuận sau thuế

(Nguồn: Phòng Kế toán)
Dựa vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thấy rằng công ty đã
thực hiện rất tốt hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2017. Sau khi nhà máy 2
khánh thành được hơn năm và đi vào hoạt động ổn định có thể thấy doanh thu của
công ty tăng mạnh, vượt hơn hẳn so với 2015, 2016. Doanh thu 2017 gấp 1,72 lần so
với 2015 và 1,56 lần so với 2016, mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho công ty. Doanh
thu tăng kèm theo tất cả các chi phí tăng như chí phí công nghệ sử dụng, chi phí xử lý
và bảo vệ môi trường, thuê nhân công…Có thể thấy 2017 công ty đã sử dụng rất hiệu
quả nguồn nhân lực phục cụ cho hoạt động SX khi tuyển thêm một lượng lớn nhân
công cho nhà máy 2. Sớm đạt mục tiêu công ty đã đề ra sau khi triển khai dự án xây
dựng nhà máy 2.


14
PHẦN II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN
TẠI CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ
CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY TNHH RHYTHM PRECISION VIỆT NAM.
2.1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị và hoạt động quản trị
chung của doanh nghiệp.
2.1.1.

Chức năng hoạch định của RPV.


Ban lãnh đão, các nhà quản trị cấp cao của công ty là những người đứng đầu
công ty, xác định tầm nhìn, mục tiêu và sứ mệnh qua từng giai đoạn phát triển của
công ty, xác định thời cơ thách thức để phát triển tăng khả năng cạnh tranh. Mục tiêu
của RPV là SX, thiết kế, gia công và lắp ráp khuôn mẫu SX chi tiết nhựa chính xác và
chi tiết cơ khí chính xác, các sản phẩm đúc nhựa, các chi tiết kim loại ép, chi tiết gia
công cơ khí sử dụng cho các sản phẩm máy ảnh, ô tô, đồ điện, điện tử và các linh kiện,
sản phẩm công nghiệp khác. SX, gia công và lắp ráp các sản phẩm đồng hồ, các cụm
linh kiện đồng hồ và các sản phẩm gia dụng khác đáp ứng nhu cầu của KH. Thực hiện
quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn theo Giấy phép kinh
doanh và quy định pháp luật Việt Nam. Sứ mệnh của công ty luôn tục nỗ lực để đáp
ứng linh hoạt nhu cầu ngày càng đa dạng của ngành công nghiệp.
2.1.2.

Chức năng lãnh đạo của RPV.

Là một công ty 100% vốn đầu tư Nhật Bản nên hầu hết Ban lãnh đạo là người
Nhật Bản. Người Nhật Bản luôn làm việc theo những quy tắc do họ đề ra. Tuân thủ nội
quy lao động của công ty, những quy định được các nhà quản trị thực hiện đầu tiên và
nghiêm túc thực hiện làm gương. Tôn trọng sự bình đẳng giữa nhân viên với cán bộ
trong công ty, không phân biệt đối sử, cấp trên làm gương cho cấp dưới.
Phong cách làm việc: công việc do bản thân tạo ra, không đợi người khác giao
cho, làm việc một cách chủ động. Đừng la mắng. Làm cho người khác hiểu công việc
mình làm. Luôn khuyến khích nhân viên sáng tạo, đóng góp những ý tưởng của bản
thân cho công ty.
Ưu điểm: Tạo được sự bình đẳng trong công ty. Môi trường làm việc thoải mái
nhân viên không bị áp lực từ cấp trên, làm tăng khả năng sáng tạo, tư duy, thể hiện
năng lực bản thân, sự hăng hái nhiệt tình trong công việc. Thu hút nhân tài.


15

Nhược điểm: Đôi khi nhân viên không tôn trọng cấp trên, coi thường quy định
công ty. Áp lực không nên không tận dụng được tối đa năng lực của nhân viên.
2.1.3.

Chức năng tổ chức của RPV.

RPV thực hiện tổ chức bộ máy công ty theo chức năng. Công ty có 2 nhà máy
với nhiều phòng/ban/BP khác nhau, đảm nhiệm chức năng, nhiệm vụ khác nhau và có
liên kết chặt chẽ cùng duy trì hoạt động của công ty. Đứng đầu các phòng/ban/BP
thường là Trưởng phòng, Trưởng BP chịu trách nhiệm hoạt động của phòng do mình
phụ trách. Nhận chỉ thị từ cấp trên, truyền đạt và giao nhiệm vụ cho cấp dưới. Mỗi
nhân viên của phòng/ban/BP sẽ đảm nhiệm, tiếp nhận chỉ thị từ cấp trên, nhân viên sẽ
chịu trách nhiệm thực hiện tốt công việc và báo cáo, tình hình hoạt động cho cấp trên.
Ưu điểm: Cấu trúc tổ chức công ty khá hợp lý, các nhân viên chia nhỏ được khâu
làm việc, giảm áp lực công việc, rút ngắn thời gian làm việc.
Nhược điểm: Công ty quy mô lớn, số lượng nhân viên lơn gây khó khăn trong
công tác quản lý nhân sự. Quản lý không tốt nhân viên không tận dụng được tối đa sức
lao động, công việc đôi khi còn bị chậm chễ.
2.1.4.

Chức năng kiểm soát của RPV.

Công ty RPV là một công ty lớn, số lượng nhân viên đông từ 501-1000. Tuy vậy
công tác kiểm soát của công ty khá tốt. Trách nhiệm kiểm soát tại các phòng/ban/BP
được nêu rõ tại bản mô tả công việc của phòng/ban/BP đó. Người đứng đầu
phòng/ban/BP chịu trách nhiệm quản lý, giám sát, đôn đốc nhân viên cấp dưới đảm
bảo hoàn thảnh kế hoạch, mục tiêu và nhiệm vụ của phòng. Công ty dùng các công cụ
hỗ trợ kiểm soát như camera tại nơi làm việc, nhân viên phải đeo thẻ khi đi làm.
Ưu điểm: giám sát được mọi hoạt động của nhân viên, tránh được những hành vi
xấu trong hoạt động sản xuất, lười nhác và không chú tâm làm việc.

Nhược điểm: số lượng nhân viên lớn khó khăn trong kiểm soát, cấp trên không
thể giám sát từng nhân viên, chỉ đạo từng nhân viên làm việc gì và làm như thế nào.
Camera cũng không thể quan sát mọi nơi nên sảy ra tình trạng mất cắp đồ. Công ty cần
có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn.
2.1.5.

Vấn đề thu thập thông tin và ra quyết định quản trị của RPV.

Công ty thường xuyên được đội ngũ chuyên viên thu thập thông tin từ các
phòng/ban/BP về tình hình bán hàng, nhập hàng, những sai hỏng trong quá trình SX
của công ty. Từ KH về nhu cầu, mức độ hài lòng hay sự phàn nàn. Thông tin NCC về


16
số lương và chất lượng cung cấp, giá cả cũng như các dịch vụ đi kèm từ nhà cung cấp.
Thông tin từ môi trường bên ngoài: đối thủ cạnh tranh, tình hình chính trị pháp luật,
trình độ công nghệ… Từ đó đưa ra những quyết định quản trị: tiếp tục hay dừng hợp
đồng đối với NCC, thay đổi trong quá trình SX để đáp ứng yêu cầu KH. Thay đổi
chiến lược kinh doanh, bán hàng, chính sách đãi ngộ nhân lực trong công ty để thúc
đẩy hoạt động sản xuất. Thay đổi chiến lược kinh doanh của công ty.
Ưu điểm: Giúp doanh nghiệp biết được vị thế của mình trên thị trường và tình
hình hoạt động kinh doanh của công ty . Giảm bớt chi phí nghiên cứu KH. Thay đổi
kịp thời NCC và chiến lược kinh doanh. Đưa ra quyết định quản trị chính xác.
Nhược điểm: Chất lượng thông tin phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của mỗi cá
nhân do vậy đôi khi thông tin không đảm bảo tính chính xác hoặc thiếu tính phù hợp.
2.2. Công tác quản trị chiến lược của RPV.
2.2.1.

Công tác phân tích tình thế môi trường chiến lược của RPV.


Bất kỳ một ngành nghề kinh doanh nào đem lại nguồn lợi nhuận cao thì sẽ luôn
có nhiều đối thủ cạnh tranh. Công ty luôn phải đề phòng với đối thủ cạnh tranh hiện tại
và tương lai. Công ty thường xuyên cập nhật thông tin về đối thủ cạnh tranh.
Là một công ty chủ yếu XNK nên công ty thường xuyên cập nhật thông tin về
chính trị-XH các nước. Đặc biệt là sự thay đổi chính xách về thuế đối với XNK.
Môi trường công nghệ: khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, trang thiết bị máy
móc ngày càng hiện đại, các phần mền cao cấp ra đời và nó giúp cho công ty có thể áp
dụng những khooa học kỹ thuật vào hoạt động SX kinh doanh.
Ưu điểm: Tạo điều kiện cho công ty RPV xâm nhập vào thị trường quốc tế. Áp
dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất hỗ trợ con người trong hoạt động SX kinh doanh
giúp nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng và đáp
ứng yêu cầu KH.
Nhược điểm: Nhiều đối thủ cạnh tranh đòi hỏi công ty phải có chiến lược kinh
doanh tốt hơn, phát triển lợi thế cạnh tranh cao hơn, tốc độ thay đổi công nghệ nhanh
đòi hỏi nhân lực công ty phải có trình độ hơn. Có nhiều thách thức và rủi ro.
2.2.2.

Công tác tiếp nhận và phát triển lợi thế cạnh tranh của RPV.

Tiếp nhận một cách rõ ràng và phát triển thêm các lợi thế cạnh tranh, thu hút KH
tiềm năng. Tiếp nhận những cái mới từ môi trường bên trong và bên ngoài công ty để
phát huy lợi thế cạnh tranh vốn có và tạo thêm lợi thế khác vượt trội hơn. Mỗi bộ phận


17
trong công ty hiện đang nỗ lực làm việc, liên kết chặt chẽ với nhau nâng cao năng suất
và hiệu quả làm việc. KH cũng là một lợi thế cạnh tranh. Công ty tiếp tục củng cố mối
quan hệ với KH, tạo suy tín với KH, tìm kiếm KH tiềm năng. Phát triển mối quan hệ
với các NCC cũ, tìm kiếm các NCC chất lượng tốt hơn, giá cả hợp lý, tăng khả năng
cạnh tranh chất lượng ngay từ đầu vào. Duy trì và phát triển hệ thống máy móc tiên

tiến hơn và năng suất hơn tạo lợi thế cạnh tranh chất lượng đầu ra.
2.2.3.

Công tác hoạch định và triển khai chiến lược của RPV.

Hoạch định chiến lược:
- Mở rộng thị trường: Tiếp tục giữ vững và mở rộng thị trường trong và ngoài
nước, đặc biệt là tại Nhật Bản. Củng cố mối quan hệ KH cũ, tạo uy tín với KH mới
- Đổi mới trang thiết bị, nâng cao năng suất: thường xuyên kiểm tra, xem xét,
sửa chữa và thay thế trang thiết bị tiên tiến cũ hỏng.
- Hoàn thiện cơ chế tổ chức, quản lý theo tiêu chuẩn ISO, đổi mới kinh doanh,
đào tạo phát triển nhân lực, nâng cao tay nghề công nhân theo trình độ quốc tế, khả
năng đàm phán và thuyết phục KH.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, quản lý hệ thống theo
tiêu chuẩn ISO 9001&14001, hoàn thành trách nhiệm của công ty đối với pháp luật và
XH.
Triển khai chiến lược:
Dài hạn: Nghiên cứu và phát triển thị trường mới, thị trường KH tiềm năng. Sử
dụng nguồn vốn hiệu quả, tạo khả năng sinh lợi tối đa. Định vị và phát triển công ty.
Trung hạn: Kế hoạch SX hàng hóa, tiếp tục áp theo hệ thống tiêu chuẩn ISO . Dự
thảo ngân sách. Sắp xếp lại nhân lực các BP, nếu cần thì có thể tiến hành tuyển dụng
thêm. Phân tích kế hoạch tác nghiệp.
Ngắn hạn: Đổi mới trang thiết bị, công nghệ dây truyền SX của Nhật Bản, phân
công công việc, quyền hạn và trách nhiệm. Đặt hàng, điều tiết công việc hợp lý.
2.2.4. Đánh giá khái quát năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp của RPV.
Nhật Bản là một nước nổi tiếng về trang thiết bị tiên tiến. Công ty RPV với 100%
vốn đầu tư Nhật Bản, vốn đầu tư lớn, được đầu tư các trang thiết bị máy móc tiên tiến
của Nhật. Nhờ đó RPV có một lợi thế cạnh tranh mạnh với đối thủ cạnh tranh về đảm
bảo chất lượng hàng hóa, thành phẩm, SX hàng loại tiết kiệm chi phí SX. Diện tích
mặt bằng kinh doanh rộng, kho bãi đầy đủ, giảm chi phí thuê kho bãi, giảm giá thành

nâng cao khả năng cạnh tranh về giá. Đặt trụ sở tại Sóc Sơn-Hà Nội, nơi có lực lượng
lao động dồi dào, giá rẻ , tiết kiệm được chi phí thuê nhân công. Gần sân bay, cục hải
quan tỉnh thuận tiện cho việc XNK. Tuy nhiên vì công ty có trụ sở cách xa so với trung
tâm nên khó tìm kiếm được nhân tài, nhân công có trình độ thấp.


18
2.3. Công tác quản trị tác nghiệp của của RPV.
2.3.1.

Quản trị mua của RPV.

Quá trình mua hàng của công ty:
Tiếp nhận kế hoạch mua
hàng
Tìm kiếm NCC,
đánh giá NCC và xin
phê duyệt, lập hợp
đồng xin phê duyệt

Tìm kiếm và lựa chọn NCC

Phát hành đơn đặt
hàng(PO) và xin phê
duyệt, gửi PO cho
NCC và lấy xác
nhận, cập nhật PO
record
Lập và gửi kế hoạch
hàng về kho, tiếp nhận

và xử lý yêu cầu thay
đổi kế hoạch từ phòng
mua hàng và NCC,
kiểm tra kết quả nhập
kho khi NCC giao
hàng.

kiểm tra, đăng ký, theo dõi
và xin phê duyệt
Phát hành đơn đặt
hàng(PO).
Theo dõi kế hoạch hàng
về
Xử lý chứng từ nhập
khẩu

Tiếp nhận kế hoạch,
nhận và xử lý yêu cầu
xin báo giá, nhận đề
nghị mua hàng, đề xuất
chi phí
Giấy chứng nhận để
đáp ứng tiêu chuẩn nội
bộ RPV, đăng kí thay
đổi thông tin vật tư,
cập nhật thông tin vào
Bảng quản lý vật tư
Nhận và kiểm tra chứng
từ nhập khẩu từ NCC,
gửi bộ chứng từ nhập

khẩu cho BP XNK,
nhận kết quả thông
quan

Hình 2.3.1: Quy trình mua hàng của RPV.
Là một công ty SX danh tiếng chú trọng vào chất lượng sản phẩm, nhu cầu về
NVL cao về cả số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu của KH.
2.3.2.

Quản trị bán của RPV.

Quá trình bán hàng cúng được kiểm soát nghiêm ngặt từ phòng kinh doanh, nhận
đơn đặt hàng sau đó chuyển thông tin, dữ liệu đến phòng quản lý SX và tiến hành kiểm
tra chất lượng thành phẩm, đóng gói, chuyển hàng đi và thông bán cho KH.
Quy trình bán hàng:
Báo giá
Khuôn OK
đưa vào sản
xuất hàng loạt
SX đủ số lượng,
kiểm tra đóng
gói, tính toán
doanh thu và giao
hàng

Sản xuất khuôn, tiếp
nhận khuôn chuyển của
KH
Chuẩn bị SX hàng loạt
Giao hàng, tính doanh thu


Sau khi KH yêu cầu báo giá.
Phòng Kinh doanh tiến hàng
lập báo giá dựa trên tính toán
số liệu. Xin phê duyệt và gửi
cho KH, điều chỉnh và ký kết
hợp đồng

phòng Kinh doanh gửi
thông tin cho phòng khuôn,
lịch trình triển khai khuôn
mới, thử khuôn, họp bàn
chuẩn bị sản xuất. khuôn
OK tiến hành SX, nếu NG
kiểm tra và xử lý

Hình 2.3.2: Quy trình bán hàng của RPV.


19
2.3.3.

Quản trị dự trữ hàng hóa của RPV.

Quản trị dự trữ kho của công ty đạt yêu cầu về dự trữ hàng hóa. Nguyên vật liệu
mua về được BP kho tiến hành các thủ tục nhập hàng và đưa và kho dự trữ. Công ty
thực hiện hình thức dự trữ nhập trước xuất trước để dễ dang trong quản lý và đảm bảo
không bị sai sót trong quá trình kiểm kê.
Quản trị dữ trữ kho rất tốt, hàng hóa, NVL hầu như không hư hỏng, kiểm soát số
lượng tốt, được xử lý theo các quy trình:

- Quy trình nhập kho mua hàng
- Quy trình xuất kho NVL, công cụ dụng cụ…
- Quy trình nhập kho nội bộ (Thành phẩm, nhập lại NVL, công cu dụng cụ…).
Nhập lại từ KH.
- Quy trình xuất kho bán hàng.
Mỗi một quy trình làm việc sẽ được BP kho lưu lại hồ sơ để tiện cho việc kiểm
tra, báo cáo, đối chiếu.
2.3.4.

Quản trị cung ứng dịch vụ thương mại của RPV.

Vì RPV là một công ty chuyên về SX chủ yếu là SX theo đơn đặt hàng, nên công
tác quản trị cung ứng dịch vụ không được quan tâm nhiều. Các dịch vụ mà công ty
cung ứng chủ yếu về dịch vụ vận tải, giao hàng, mà chủ yếu các đơn đặt hàng đều từ
nước ngoài nên tùy theo quy định giá theo “điều khoản thương mại quốc tế Incoterm”
trong hợp đồng mua bán hàng hóa với KH mà công ty sẽ cung cấp dịch vụ theo quy
định.
2.4. Công tác quản trị nhân lực của RPV.
2.4.1. Phân tích công việc, bố trí và sử dụng nhân lực của RPV.

Là một công ty lớn nhưng quá trình bố trí, sủ dụng nhân lực và phân công việc
của công ty rất hiệu quả và hợp lý. RPV với quy mô lớn, nhân công đông và có nhiều
phòng khác nhau. Để thuận tiện cho việc tuyển dụng, đào tạo và quản lý, mỗi phòng
đều có một bản mô tả công việc riêng chi tiết chức vụ cần có, nội dung công việc và
trình độ của mỗi chức vụ. Ví dụ: Bản mô tả công việc phòng Kinh doanh.


20

Hình 2.4.1: Bản mô tả công việc của phòng kinh doanh.

2.4.2. Tuyển dụng nhân lực của RPV.

Mỗi một bộ phận khi tuyển dụng đều phải đáp ứng bản mô tả do công ty quy
định. Tuy nhiên khi tuyển dụng tất cả nhân viên, công nhân trong công ty đều phải dựa
vào điều kiện tuyển dụng trong “Quy định lao động” của công ty.
Điều kiện cơ bản của người đăng ký tuyển dụng:
Tất cả các công dân Việt Nam nếu đáp ứng các yêu cầu
dưới đây đều có thể đăng kí tuyển dụng.
+ Từ đủ 18 tuổi trở lên
+ Tốt nghiệp Trung học phô thông trở lên
+ Có lí lịch trong sáng
+ Có năng lực, sức khoẻ tốt (Yêu cầu có Giấy khám sức
khoẻ được chứng nhận từ bệnh viện cấp huyện trở lên)
+ Đáp ứng các yêu cầu của Công ty.

- Quy trình tuyển dụng:
Ứng
tuyển

Tiếp
nhận và
sàng lọc
hồ sơ

Phỏng
vấn

Thảo
luận và
ký hợp

đồng

Đào tạo
và hoàn
thiện hồ


Hình 2.4.2: quy trình tuyển dụng của RPV
2.4.3. Đào tạo và phát triển nhân lực của RPV.

Trước khi vào làm việc công ty công, nhân viên sẽ trải qua một khóa đào tạo từ
căn bản theo bản “kế hoạch đào tạo” của công ty. Sau khi vào làm công, nhân viên sẽ
tiếp tục trải qua khóa đào tạo chuyên sâu về các kỹ năng cần đề giải quyết công việc,


21
phù hợp với công việc phòng (kỹ năng sủ dụng máy móc thiết bị, ký năng đàm phán
với khách hàng, lãnh đạo, làm việc nhóm, làm việc với phòng khác…).
Công ty cũng thường xuyên kiểm tra năng lực công, nhân viên qua những bài
kiểm tra để có công tác đào tạo sao cho phù hợp và nâng cao tay nghề công, nhân viên.
2.4.4. Đánh giá và đãi ngộ nhân lực của RPV.

- Đánh giá nhân lực (Quy định đánh giá nhân sự RPV).
Công tác đánh giá nhân lực của công ty thực hiện theo đúng tiêu chuẩn và được
thực hiện rất tốt, dựa vào các căn cứ để có thể đánh giá một chính xác và công bằng
nhất.
Căn cứ đánh giá.
• Khả năng hoàn thành mục tiêu:
• Khả năng hoàn thành các mục tiêu đề ra của phòng/ban/BP.
• Khả năng hoàn thành mực tiêu trọng điểm của phòng/ban/BP.

• Khả năng hoàn thành mục tiêu của cá nhân
• Độ khó của việc hoàn thành các mục tiêu trên
• Các kỹ năng quản lý và thực hiện công việc.
• Tỷ lệ phân bố chi tiết của các mục tiêu, của độ khó và của các kỹ năng quản
lý, thực hiện công việc trong quá trình đánh giá.
- Đãi ngộ nhận lực (Nội quy lao động RPV).
Khi làm việc tại công ty RPV công/nhân viên được tự do sáng tạo, cống hiến tài
năng và sức lực của mình. Được đánh giá theo kết quả làm việc và có cơ hội thăng
chức nếu có năng lực. thưởng lương, trợ cấp. Công ty thường xuyên tổ chức các buổi
giao lưu giữ các nhân viên trong công ty, liên hoan văn nghệ vào cuối năm tăng tinh
thần đoàn kết giữa công/nhân viên trong công ty. Tuy nhiên theo phản ánh của một số
công/nhân viên, họ cảm thấy chưa hà lòng với mức lương của công ty, ít được quan
tâm và thăm hỏi tới đời sống.
2.5. Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro của RPV.
2.5.1. Quản trị dự án của RPV.

Hoạt động quản trị dự án của công ty khá tốt. Hiện công ty đang không thực hiện
dự án nào. Nhưng xem xét trước đó công ty đã thực hiện một dự án lớn là mở rộng sản
xuất là có thêm nhà máy 2, hiện nhà máy 2 đang hoạt động rất tốt không kém gì nhà
máy 1, nâng cao năng xuất của cả công ty, thu về doanh thu và lợi nhuận đúng như dự
báo trước khi khánh thành.


22
2.5.2. Quản trị rủi ro của RPV.

Công tác quản trị rủi ro được công ty thực hiện khá tốt, luôn tuân thủ theo quy
định đã đặt ra trong “Quy định đánh giá rủi ro” tại BP ISO của công ty.
Trách nhiệm quản lý rủi ro:
+


Ban giám đốc và ban TK ISO chịu trách nhiệm giáo nhiệm vụ đánh giá rủi ro

với các hoạt động tại từng phòng/ban/BP.
+

Việc đánh giá rủi ro theo phân tích tác động và hình thức sửa sai lỗi (FMEA)

đối với sản phẩm mới sẽ do bộ phận quản lý phận chất lượng tổ chức thực hiện, cùng
với sự tham gia của các phòng ban liên quan.
+

Trường hợp thực hiện phân tích tác động và hình thức sai lỗi (FMEA) theo

yêu cầu của khách hàng thì cách thức thực hiện sẽ theo chỉ thị của khách hàng.
Đối với hoạt động quản lý của các BP, trưởng phòng/ trưởng phòng điều hành có
trách nhiệm phân tích FMEA với sự tham gia hỗ trợ của bên ISO.
Đánh giá rủi ro được thực hiện qua các bước như mô tả dưới đây:

Đánh giá rủi ro
Nhận diện rủi ro

Phân tích rủi ro
Theo dõi và
xem xét
Xác định mức độ rủi ro

Xử lý rủi ro

Hình 2.5.2: quy trình đánh giá rủi ro của RPV.



23
PHẦN III: ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI
Qua phân tích thực trạng công ty TNHH Rhythm Presicion Việt Nam em xin đề
xuất hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp như sau:
Đề tài 1: Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng của Công ty TNHH RHYTHM
VIỆT NAM.
Đề tài 2: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của Công ty TNHH RHYTHM VIỆT
NAM.
Đề tài 3: Hoàn thiện công tác kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty TNHH RHYTHM VIỆT NAM.


24
KẾT LUẬN
Với thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay, mọi công ty,doanh nghiệp
đều phải đổi mặt với nhiều khó khăn và thách thức khi sự cạnh tranh ngày càng một
gay gắt và khốc liệt hơn. Công tác quản trị luôn là yếu tố quan trọng, quyết định sự
sống còn của một công ty, doanh nghiệp. Một công ty, doanh ngiệp muốn tồn tại và
phát triển trên thị trường thì phải có bộ máy quản trị có trình dộ chuyên môn cao, có
thể đứng vững trước mọi sóng gió, thay đổi của thị trường. Công tác quản trị là “nền
tảng” cho mọi hoạt động khác trong công ty, doanh nghiệp. Công tác quản trị có tốt thì
các hoạt động khác trong công ty, doanh nghiệp mới làm việc có hiệu quả. Nhờ đó một
công ty, doanh nghiệp mới có đứng vững trên thị trường.
Sau quá trình thực tập tại công ty, em đã tìm hiểu, học hỏi và nắm bắt được cách
hoạt động kinh doanh để có thể tồn tại của một công ty, doanh nghiệp. Những vấn đề,
biến sảy ra xung quanh các hoạt động kinh doanh và cách ứng phó của doanh nghiệp
với những vấn đề và biến động đó.
Trên đây là toàn bộ bài báo cáo thực tập tổng hợp của em tại công ty TNHH

Rhythm Precision Việt Nam.
Em xin chân thành cảm ơn!



×