Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Báo cáo thực tập Quản trị kinh doanh Công ty TNHH thương mại đầu tư yên bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.89 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
--------o0o--------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

Đơn vị thực tập:
Công ty TNHH thương mại đầu tư Yên Bình

Sinh viên thực hiện

: Đỗ Thị Việt Trinh

Mã sinh viên

: 14D240052

Lớp

: K50K1

HÀ NỘI, NĂM 2018


i
MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................... i
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU..........................................................................iii
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................iv
I/ KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP........1
1. Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp........................................................................1


1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp............................................1
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp.................................................................2
1.2.1. Chức năng của doanh nghiệp...............................................................................2
1.2.2. Nhiệm vụ của doanh nghiệp.................................................................................2
1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức...............................................................................................2
1.4. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.............................................................3
2. Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp...........................................................3
2.1. Số lượng, chất lượng lao động của doanh nghiệp...................................................3
2.2. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp........................................................................4
3. Quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp................................................................5
3.1. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp.........................................5
3.2. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp...............................6
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.......................................................7
II/ PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI
CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU
TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ YÊN BÌNH................................8
1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị và hoạt động quản trị chung của công ty
TNHH thương mại đầu tư Yên Bình..............................................................................8
1.1. Chức năng hoạch định............................................................................................8
1.2. Chức năng tổ chức..................................................................................................8
1.3. Chức năng lãnh đạo................................................................................................8
1.4. Chức năng kiểm soát...............................................................................................8
1.5. Vấn đề thu thập thông tin và ra quyết định quản trị................................................9
2. Công tác quản trị chiến lược của công ty TNHH thương mại đầu tư Yên Bình.........9
2.1. Công tác phân tích tình thế môi trường chiến lược.................................................9


ii
2.2. Công tác nhận diện và phát triển lợi thế cạnh tranh...............................................9
2.3. Công tác hoạch định và triển khai chiến lược.......................................................10

2.4. Đánh giá khái quát năng lực cạnh tranh của công ty TNHH thương mại đầu tư
Yên Bình....................................................................................................................... 10
3. Công tác quản trị sản xuất và quản trị bán hàng của công ty TNHH thương mại đầu
tư Yên Bình.................................................................................................................. 11
3.1. Quản trị sản xuất...................................................................................................11
3.2. Quản trị bán hàng.................................................................................................11
4. Công tác quản trị nhân lực của công ty TNHH thương mại đầu tư Yên Bình..........12
4.1. Phân tích công việc, bố trí và sử dụng nhân lực....................................................12
4.2. Tuyển dụng nhân lực.............................................................................................12
4.3. Đào tạo và phát triển nhân lực..............................................................................12
4.4. Đánh giá và đãi ngộ nhân lực...............................................................................13
5. Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro xây dựng văn hóa kinh doanh của công ty
TNHH thương mại đầu tư Yên Bình............................................................................13
5.1. Quản trị dự án.......................................................................................................13
5.2. Quản trị rủi ro.......................................................................................................13
5.3. Xây dựng văn hóa kinh doanh...............................................................................13
III/ ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN.....................................................14


iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
STT
Tên sơ đồ, bảng
1 Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty TNHH thương mại đầu tư
2

Yên Bình
Bảng 1.1: Biến động về số lượng và chất lượng lao động tại Công ty

3


TNHH thương mại đầu tư Yên Bình.
Bảng 1.2: Cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính của Công ty

4

TNHH thương mại đầu tư Yên Bình
Bảng 1.3: Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty TNHH

5

thương mại đầu tư Yên Bình.
Bảng 1.4: Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty

6

TNHH thương mại đầu tư Yên Bình.
Bảng 1.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thương
mại đầu tư Yên Bình

Trang
2
3
4
5
6
7


iv

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay khi kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển, các hoạt động xuất,
nhập khẩu cũng càng được chú trọng. Với thế mạnh là xuất khẩu các sản phẩm nông
sản, thủy hải sản đã mang lại nguồn thu lớn cho kinh tế. Bên cạnh những mặt hàng
xuất khẩu chủ lực như lúa gạo hay thủy sản thì tinh bột sắn cũng là một sản phẩm xuất
khẩu được quan tâm.
Trong lĩnh vực sản xuất tinh bột sắn phải kể đến Công ty TNHH thương mại đầu
tư Yên Bình – một trong những đơn vị đặt nền móng xây dựng ngành nghề này tại
miền Bắc. Mặc dù bước đầu còn gặp không ít khó khăn nhưng nhờ có sự quản lý hiệu
quả của nhà quản trị và sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ công nhân viên nên đã giúp
công ty vượt qua được giai đoạn khó khăn và ngày càng vươn lên phát triển lớn mạnh.
Tại Công ty em được sự giúp đỡ tận tình của các cô chú, anh chị trong Công ty và
sự nỗ lực của bản thân em đã tìm hiểu và nhận thức được tầm quan trọng của các hoạt
động quản trị trong công ty. Đồng thời qua đó em cũng biết thêm về lịch sử hình thành
phát triển, cũng như đặc điểm kinh doanh, tổ chức quản lý và sản xuất tại Công ty.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường, các thầy cô
giáo trong khoa Quản trị kinh doanh của trường Đại học Thương Mại và các cô chú,
anh chị trong Công ty TNHH thương mại đầu tư Yên Bình đã giúp đỡ em trong đợt
thực tập tốt nghiệp và hoàn thành Báo cáo thực tập tổng hợp này.Vì thời gian thực tập
có hạn và kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn của bản thân em còn nhiều hạn chế. Nên
báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những đóng góp,
chỉ bảo chân thành của quý Thầy cô để Báo cáo của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


1
I/ KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1. Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp
MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP:
 Tên doanh nghiệp:

- Tên chính thức: Công ty TNHH thương mại đầu tư Yên Bình.
- Tên giao dịch tiếng Anh: Yenbinh trading and investment company limited.
- Tên viết tắt: Y-B CO.,LTD.
 Địa chỉ:
- Địa chỉ đăng kí: Thôn Làng Mấy – Vũ Linh – Yên Bình – Yên Bái.
- Văn phòng đại diện: Km6 – Quốc lộ 2 - Phú Cường - Sóc Sơn - Hà Nội.
 Ngày hoạt động: 20/02/2003.
 Mã số thuế: 5200211215.
 Liên hệ:
- Điện thoại: 029 3880390.
- Fax: 029 3880390.
- Email:
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Công ty TNHH thương mại đầu tư Yên Bình là một trong những đơn vị tiên
phong xây dựng nhà máy sản xuất Tinh bột sắn ở miền Bắc được Sở Kế hoạch và đầu
tư tỉnh Yên Bái cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu tiên ngày 20 tháng
02 năm 2003. Những năm đầu tiên đi vào hoạt động công ty gặp không ít khó khăn
như vốn đầu tư, sản xuất còn hạn hẹp; công nghệ và dây chuyền sản xuất nhập chủ
yếu từ Trung Quốc còn lạc hậu, chưa hiệu quả; nguồn nhân lực tay nghề cao còn hạn
chế chủ yếu là lao động sản xuất phổ thông chưa có tay nghề và kinh nghiệm; vị trí địa
lí đặt tại vùng núi cao nên giao thông đi lại còn hó khăn,… Tuy nhiên, vượt qua những
khó khăn trên công ty đã dần khẳng định được vị trí của mình trên thị trường khi tiếp
tục đầu tư xây dựng thêm nhà máy tại Lào Cai vào năm 2005, tại Hòa Bình vào năm
2008; tay nghề, chuyên môn của công nhân lao động được đào tạo nâng cao; uy tín,
thương hiệu Tinh bột sắn Con Hươu của công ty được bạn hàng trong và ngoài nước
tin tưởng và ưa dùng.


2
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp

1.2.1. Chức năng của doanh nghiệp
Công ty TNHH thương mại đầu tư Yên Bình là công ty chuyên về lĩnh vực sản
xuất tinh bột sắn chất lượng cao để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất và chế
biến thực phẩm, thức ăn gia súc trong nước và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
1.2.2. Nhiệm vụ của doanh nghiệp
+ Xây dựng và tổ chức các kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng
ngành nghề đăng ký kinh doanh và theo đúng pháp luật hiên hành của nhà nước Việt
Nam.
+ Khai thác các thế mạnh của công ty, tiết kiệm chi phí tối đa góp phần đem lại
hiêu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp.
+ Duy trì và phát triển sản xuất ổn định góp phần thực hiện các chỉ tiêu kinh tế,
xã hội.
+ Làm tốt công tác bảo vệ an toàn lao động, trật tự xã hội, bảo vệ môi trường.
1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty TNHH thương mại đầu tư Yên Bình được tổ
chức theo mô hình tập trung, gon nhẹ, phù hợp với yêu cầu của nhà quản lý. Được thể
hiện qua sơ đồ sau:
GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG
KẾ
HOẠCH
VẬT TƯ

PHÒNG
TÀI
CHÍNH
KẾ

TOÁN

PHÒNG
KINH
DOANH

PHÒNG
TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÍNH

PHÒNG
KỸ
THUẬT

PHÂN
XƯỞNG
SẢN
XUẤT

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty TNHH thương mại đầu tư Yên Bình
( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính )


3
Công ty TNHH đầu tư thương mại Yên Bình thuộc loại hình công ty trách nhiệm
hữu hạn chỉ hoạt động sản xuất và chế biến tinh bột sắn nên phù hợp với cơ cấu tổ
chức gọn nhẹ, dễ quản lí và điều hành như trên. Mỗi phòng ban đều có những nhiệm
vụ và chức năng như sau: Giám đốc công ty có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của

công ty, đưa ra các quyết định về công ty.Phó giám đốc điều hành các chức năng hoạt
động giao phó, đồng thời thay mặt giám đốc công ty điều hành công việc khi có sự ủy
quyền của giám đốc trong phạm vi quản lý của mình. Phòng Kế hoạch- vật tư lên kế
hoạch dự trù mua vật tư phục vụ cho sản xuất. Phòng kinh doanh tìm kiếm, mở rộng
thị trường, xử lý thông tin phản hồi của khách hàng, lập kế hoạch sản xuất dựa theo
đơn hàng đã ký kết. Phòng kế toán tổ chức thực hiện công tác kế toán, tổng hợp báo
cáo kế toán định kỳ và quyết toán cuối năm. Phòng hành chính nhân sự: tham mưu cho
giám đốc trong công tác tổ chức bộ máy, tổ chức quản lý sản xuất, quản lý đội ngũ cán
bộ công nhân trong công ty, điều động, sắp xếp xếp lao động. Phòng kỹ thuật chịu
trách nhiệm vận hành và bảo trì toàn bộ dây truyền sản xuất, đào tạo nâng cao tay nghề
cho công nhân trực tiếp vận hành. Phân xưởng sản xuất quản lý công nhân sản xuất
theo ca và kiểm tra quá trình làm việc, chất lượng sản phẩm tạo ra.
1.4. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Ngành nghề công ty TNHH thương mại đầu tư Yên Bình đăng kí là sản xuất và
chế biến tinh bột sắn.
Sản phẩm công ty cung cấp: Tinh bột sắn và Bã sắn sấy khô sử dụng làm thức ăn
gia súc.
2. Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp
2.1. Số lượng, chất lượng lao động của doanh nghiệp
Bảng 1.1: Biến động về số lượng và chất lượng lao động tại Công ty TNHH
thương mại đầu tư Yên Bình.
( ĐVT: Người)
Chỉ tiêu đánh giá
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp / Trung
cấp nghề
Lao động phổ thông
Tổng số lao động


Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
29
6,97
39
9,82
44
11,14
17
4,09
23
5,79
32
8,10
48

11,54

42

10,58

51

12,91

322
416


77,4
100

293
73,81
268
67,85
397
100
395
100
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)


4
Qua bảng số liệu 1.1 ta nhận thấy rằng tổng số lao động qua từng năm có sự giám
nhẹ từ 416 người vào năm 2015 còn 395 người vào năm 2017 là do trong năm 2016
công ty đã đầu tư cải tiến dây chuyền sản xuất đã thay thế sức người bằng máy móc.
Với cơ cấu lực lượng lao động trình độ phổ thông chiếm đa số tại công ty ( 77,4% 67,85%) do đặc thù ngành nghề của công ty là sản xuất tinh bột sắn – sản phẩm nông
nghiệp nên máy móc vận hành tương đối dễ dàng, đơn giản cùng với sự quản lý và
hướng dẫn của bộ phận kĩ thuật nên công ty tận dụng chủ yếu người lao động tại địa
phương vào hoạt động sản xuất. Hiện nay công ty cũng áp dụng những cải tiến, thay
đổi máy móc, công nghệ mới để vừa nâng cao chất lượng sản phẩm vừa giảm lao động
bằng sức người vì vậy cơ cấu lao động phổ thông có xu hướng giảm thay vào đó là lao
động có tay nghề và trình độ cao hơn để vận hành tốt máy móc. Công ty cũng chú
trọng và tạo điều kiện cho nhân viên học tập để nâng cao trình độ nên từ năm 2015 đến
2017 cơ cấu nhân viên có trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học đều tăng ( 11 54%12,91% ; 4/09%-8,10% ; 6,97%-11,14%). Công ty đã đang và sẽ liên tục nâng cao
trình độ nhân viên công ty bằng các chính sách tuyển dụng và tạo điều kiện cho nhân
viên học tập trau dồi thêm kiến thức.

2.2. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp
Bảng 1.2: Cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính của Công ty TNHH
thương mại đầu tư Yên Bình
( ĐVT: Người)
Chỉ tiêu
1. Giới tính
Nam
Nữ
2. Độ tuổi
Dưới 25
25 – 35
Trên 35

Năm 2015
Cơ cấu
Số lượng
(%)

Năm 2016
Cơ cấu
Số lượng
(%)
66,50
33,50

Năm 2017
Cơ cấu
Số lượng
(%)


279
137

67,06
32,94

264
133

263
132

66,58
33,42

91
188
137

21,88
45,19
32,93

83
20,91
93
23,54
179
45,09
177

44,81
135
34,00
125
31,65
( Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)

Qua bảng số liệu 1.2 ta thấy rằng cơ cấu lao động nam của công ty luôn chiếm tỷ
trọng cao năm 2015-2017 ( 67,06%-66,58%), điều này hoàn toàn phù hợp với đặc thù
sản xuất của công ty khi vận hành những máy móc nặng như máy nghiền, máy sấy,
… và khuôn vác sắp xếp hàng vào kho và lên xe. Các lao động nữ của công ty chủ


5
yếu làm việc với công việc như đứng máy rửa sắn hay làm công việc văn phòng nên
chiếm trọng thấp hơn 33,42% vào năm 2017.
Đối với cơ cấu độ tuổi, công ty có cơ cấu lao động trong độ tuổi 25-35 tuổi
chiếm tỷ trọng lớn nhất 44,81% vào năm 2017- đây có thể coi là lực lượng lao động
nòng cốt của công ty khi vừa có kinh nghiệm làm việc lại có ý chí cầu tiến. Lao
động độ tuổi từ dưới 25 tuổi có xu hướng tăng sẽ là lớp kế cận tiếp theo. Với công
ty cơ cấu độ tuổi như trên là rất hợp lý với đội ngũ lao động trẻ vừa có sức khỏe lại
dễ dàng tiếp thu những kĩ thuật mới, vận hành máy móc, công nghệ mới rất phù
hợp với công ty.
3. Quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp
3.1. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 1.3: Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty TNHH thương
mại đầu tư Yên Bình.
( ĐVT: Tỷ đồng)
Năm


Năm 2015



Số tiền

cấu vốn
Vốn cố định
Vốn lưu động
Tổng

180,84
56,38
237,22

Tỷ lệ
(%)
76,23
23,77
100

Năm 2016
Năm 2017
Tỷ lệ
Tỷ lệ
Số tiền
Số tiền
(%)
(%)
200,05

80,93
216,89
72,18
47,14
19,07
83,57
27,82
247,19
100
300,46
100
( Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)

Qua bảng số liệu 1.3 ta thấy tổng số vốn của công ty tăng từ năm 2015 đến 2017,
điều này cho thấy công ty đã đạt được những kết quả khả qua trong kinh doanh. Vốn
lưu động của năm 2016 giảm 16.39% so với năm 2015, tương ứng với số tiền là 9,24
tỷ đồng. Đến năm 2017 lại tăng 77.29% so với năm 2015. Do năm 2015 hàng tồn kho
thời điểm cuối năm ít hơn so với 2 năm 2015 và năm 2017. Tài sản dài hạn tăng lần
lượt 10.62% và 8.41% do công ty đầu tư các thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất
mới để nâng cao chất lượng sản phẩm cung cấp cho thị trường.
3.2. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 1.4: Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty TNHH
thương mại đầu tư Yên Bình.
( ĐVT: Tỷ đồng)
Năm

Năm 2015

Năm 2016


Năm 2017


6
Cơ cấu
nguồn vốn
Vốn chủ sở hữu
Vốn vay
Tổng

Số tiền
153,80
83,42
237.22

Tỷ lệ
( %)
64,83
35,17
100

Số tiền

Tỷ lệ

Số tiền

Tỷ lệ

(%)

(%)
173,77
70,30
207,50
69,06
73,42
29,70
92,96
30,94
247,19
100
300,46
100
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)

Qua bảng số liệu 1.4 cho ta thấy vốn vay năm 2016 giảm so với năm 2015 từ
83,42 tỷ đồng xuống còn 73,42 tỷ đồng, năm 2017 tăng lên 93,96 tỷ đồng do các
khoản nợ ngắn hạn của công ty có nhiều sự biến động. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng lần
lượt từ 153,8 tỷ đồng lên 173,77tỷ đồng và 207,50 tỷ đồng do công ty mở rộng quy mô
sản xuất, xây dựng thêm các dự án mới nên công ty huy động thêm vốn của chủ sở
hữu và lợi nhuận sau thuế được giữ lại để tái đầu tư. Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ lớn
trong cơ cấu vốn đầu tư cho công ty cho thấy mức độ tự chủ tài chính của công ty là
khá tốt.


7
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 1.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thương mại
đầu tư Yên Bình
( ĐVT: Tỷ đồng)

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Chỉ tiêu
Doanh thu bán hàng
Giá vốn hàng bán
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí tài chính
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận trước thuế
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế

Năm
2015

Năm

2016

Năm
2017

203,980 207,789 209,867
173,383 180,361 187,831
0,004
0,003
0,006
6,846
5,707
3,014
6,801
4,894
3,637
3,043
2,338
2,526
2,851
0,584
4,521
4,445
2,611
3,975
12,317 12,465 13,411
3,079
3,116
3,353
9,338

9,349 10,058

So sánh
2016/2015
2017/2016
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
3,809
1.87
2,078
1
6,978
4.02
7,470
4.14
(0,001)
(34.16)
0,003
108.18
(1,139)
(16.64) (2,693) (47.18)
(1,907)
(28.04) (1,257) (25.68)
(0,705)
(23.17)
0,188
8.06
(2.267)
(79.51)
3.937
674.14

(1.834)
(41.26)
1.364
52.23
0,148
1.2
0,946
7.58
0,037
1,20
0,237
7,61
0,11
0,12
0,709
7,58

(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)
Qua bảng số liệu 1.5 ta thấy doanh thu bán hàng và giá vốn đều tăng. Nhưng tốc
độ tăng của giá vốn lớn hơn. Cụ thể là tăng 4.02% và 4.14 % là do giá nguyên vật liệu
đầu vào sản xuất tăng nhanh đẩy giá vốn sản xuất lên cao. Chi phí tài chính ( chi phí
lãi vay) giảm dần qua các năm.Tuy nhiên, do quản lý tốt khâu bán hàng nên chi phí
bán hàng giảm mạnh. Năm 2016 giảm 28.04%, năm 2017 giảm 25.68%. Bên cạnh đó
chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm 23.17% vào năm 2016 và tăng 8.06% vào
năm 2017. Các khoản thu nhập và chi phí khác không cao.
Tất cả các biến động trên làm cho lợi nhuận trước thuế tăng lên lần lượt 1.2% và
7.58%. Như vậy, tuy công ty còn gặp nhiều khó khăn trong khâu sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm nhưng công ty đã biết khắc phục và kinh doanh có lãi.
Nhìn chung, trong thời kì kinh tế gặp không ít khó khăn nhất là trong hoạt động
xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp như tinh bột sắn thì những kết quả kinh doanh của

Công ty ở trên là khá khả quan, phần nào cho thấy đựơc hiệu quả trong các công tác
quản trị của Công ty. Đây sẽ là bước đà quan trọng cho sự phát triển bền vững trong
tưong lai.


8
II/ PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI
CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU
TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ YÊN BÌNH
1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị và hoạt động quản trị chung của
công ty TNHH thương mại đầu tư Yên Bình
1.1. Chức năng hoạch định
Qua tìm hiểu thấy được rằng chức năng hoạch định trong công ty được thực hiện
tương đối tốt với các mục tiêu chiến lược ngắn hạn và dài hạn được xác định rõ ràng.
Mục tiêu dài hạn là trong 3 năm tới đưa thương hiệu tinh bột sắn Con Hươu của công
ty thành một trong những thương hiệu hàng đầu trong nghành sản xuất và chế biến
tinh bột sắn, đồng thời đưa sản phẩm xuất khẩu ra những quốc gia khác như Nhật Bản,
Châu Âu,..
1.2. Chức năng tổ chức
Chức năng tổ chức của công ty được thực hiện khá hiệu quả với cơ cấu bộ máy hoạt
động khá gọn nhẹ, linh hoạt, dễ quản lý, tính chuyên môn hóa cao. Tuy nhiên, bên cạnh
đó vẫn còn tồn tại những bất cập như chưa có quy định rõ ràng trong việc đề bạt và bổ
nhiệm các chức vụ quản lý chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và thời gian làm việc nên chưa
đánh giá khách quan về năng lực nhân viên. Với việc tổ chức bộ máy đơn giản nên mọi
quyết định tập trung vào giám đốc gây khó khăn trong việc kí kết, giấy tờ khi giám đốc đi
công tác xa, dài ngày dẫn đến việc chậm trễ trong việc thực thi các quyết định.
1.3. Chức năng lãnh đạo
Công ty đã và đang thực hiện chức năng lãnh đạo khá thành công trong thời điểm
hiện tại. Chính nhờ sự phân công phân quyền khá rõ ràng nên các nhà quản trị thuận
lợi hơn trong việc tạo động lực cũng như gây ảnh hưởng đến các nhân viên trong tiến

trình thực hiện công việc. Lãnh đạo có năng lực chuyên môn cao, kỹ năng, phẩm chất
tốt đã tạo được lòng tin vững chắc cho nhân viên và người lao động. Tuy nhiên, việc
tập trung quá nhiều công việc nên áp lực vô cùng lớn đã ảnh hưởng không nhỏ đến
nhiều quyết định.
1.4. Chức năng kiểm soát
Chức năng kiểm tra, kiểm soát tại công ty được thực hiện chưa tốt. Mặc dù khá
được chú trọng vì đặc thù ngành sản xuất cần kiểm tra sát sao trước trong và sau quy
trình để đảm bảo chất lượng sản phẩm cung ứng tuy nhiên còn hạn chế về nhiều mặt
do chưa có bộ phận chính đảm nhận chức năng này mà mới chỉ dừng lại dưới sự kiểm
soát của nhà quản trị cấp trung nên vẫn còn tồn tại những sai sót. Hoạt động kiểm tra
kiểm soát được thực hiện đều đặn 1 tháng 1 lần thông qua xét một số mẫu thử đối với


9
sản phẩm tinh bột sắn như kiểm tra độ kết dính, độ trắng,…của bột. Đối với nhân viên
thì được đánh giá mỗi tháng với các tiêu chí như mức độ hoàn thành công việc, đúng
giờ,…
1.5. Vấn đề thu thập thông tin và ra quyết định quản trị
Các thông tin được các bộ phận phòng ban tập hợp và xử lí rồi chuyển lên những
nhà quản trị cấp cao để từ đó đưa ra những quyết định phù hợp. Nhưng các chủ yếu là
các thông tin phân tích nội bộ doanh nghiệp còn những thông tin bên ngoài chưa được
tập hợp xử lý rõ ràng gây khó khăn cho nhà quản trị cấp cao cho việc ra quyết định,
chủ yếu dựa vào chuyên môn, kinh nghiệm của nhà quản trị.
2. Công tác quản trị chiến lược của công ty TNHH thương mại đầu tư Yên Bình
2.1. Công tác phân tích tình thế môi trường chiến lược
Công ty có tiến hành phân tích tình thế môi trường chiến lược tuy nhiên còn khá
sơ sài và đơn giản chưa ứng dụng được nhiều trong việc đề ra các mục tiêu, chiến lược
và chính sách phát triển của công ty vẫn chủ yếu còn dựa vào kinh nghiệm và hiểu biết
của các nhà quản trị và nhân viên lâu năm. Các nguồn thu thập dữ liệu chủ yếu là dữ
liệu thứ cấp từ báo cáo, hay nguồn tài liệu có sẵn, chưa phân tích chuyên sâu nên tính

ứng dụng chưa cao.
2.2. Công tác nhận diện và phát triển lợi thế cạnh tranh
Công tác nhận diện và phát triển lợi thế cạnh tranh của công ty được thực hiện
khá tốt. Với đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm lâu năm trong nghề và nhà quản trị đã
hiểu rõ được những thế mạnh và điểm yếu của công ty và các đối thủ cạnh tranh, cùng
với đó là những thuận lợi và khó khăn mà công ty phải đối mặt trong ngành để từ đó
đưa ra được những chính sách phù hợp tận dụng những thuận lợi để phát triển điểm
mạnh và hạn chế và khắc phục điểm yếu và khó khăn để công ty phát triển hơn nữa.
Với gần 15 năm trong nghề - là một trong những doanh nghiệp đặt nền móng cho việc
xây dựng và phát triển ngành sản xuất tinh bột sắn tại miền Bắc công ty đã tạo dựng
cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường cùng mối quan hệ mật thật với một
số nhà cung ứng và khách hàng nhất định. Với dây chuyền sản xuất mới, hiện đại tạo
ra được sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất được khách hàng ưa chuộng. Bên cạnh đó,
với đội ngũ công nhân viên trẻ có kinh nghiệm, được đào tạo bài bản không ngừng
nâng cao trình độ cũng là yếu tố không thể thiếu giúp công ty đạt được những thành
công như ngày hôm nay. Mặt khác, với vị trí đặt các nhà máy thuận tiện giao thông
gần cao tốc Hà Nội – Lào Cai, Hồ Chí Minh,… tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận
chuyển hàng hóa. Trên đây là một số lợi thế cạnh tranh mà công ty đang có được và
phát triển để giúp công ty đạt được những chiến lược đã đề ra.


10
2.3. Công tác hoạch định và triển khai chiến lược
Công ty rất chú trọng đến công tác hoạch định và triển khai chiến lược coi đây
là bước đầu và cũng là quan trọng nhất trong việc định hướng và phát triển công ty
lâu dài. Mỗi chiến lược của công ty đều được hoạch định rất rõ ràng trong 3 năm
tới sẽ đưa thương hiệu sản phẩm công ty là số một trong ngành và mang sản phẩm
xuất khẩu ra nhiều thị trường lớn như Nhật Bản, Châu Âu,… đẩy mạnh giá trị sản
phẩm mang lại nguồn lợi kinh tế cho doanh nghiệp và cho xã hội. Sau khi đã được
ban giám đốc thông qua, các chiến lược, chính sách này sẽ được triển khai đến từng

phòng ban thông qua những công việc cụ thể phù hợp với nhiệm vụ và chức năng
của từng phòng.
2.4. Đánh giá khái quát năng lực cạnh tranh của công ty TNHH thương mại
đầu tư Yên Bình
Với gần 15 năm trong nghề công ty đã phần nào tạo dựng được một thương
hiệu vững chắc trên thị trường. Với nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỉ lệ lớn cho thấy
sự tự chủ trong tài chính của công ty trong việc đầu tư phát triển. Trong những năm
gần đây công ty đã tiến hành đổi mới hàng loạt những thiết bị công nghệ máy móc
lạc hậu của Trung Quốc bằng những thiết bị nhập khẩu từ Hà Lan và Thái Lan để
tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Đội ngũ nhân viên đang được đào tạo nâng
cao tay nghề và liên tục thu hút nhân tài đến với công ty,… Với những năng lực
cạnh tranh trên của công ty so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường đã
chiếm được ưu thế rất lớn như chủ động được nguồn nguyên vật liệu, dây chuyền
sản xuất tạo ra được sản phẩm chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chi phí vận
chuyển hàng hóa tiết kiệm hơn,…Tuy nhiên do đặc điểm khí hậu ở miền Bắc chỉ
trồng được một vụ sắn nên nhà máy chỉ sản xuất được 6 tháng nên chưa tận dụng
hiệu quả công suất dây chuyền gây lãng phí,…
3. Công tác quản trị sản xuất và quản trị bán hàng của công ty TNHH thương mại
đầu tư Yên Bình
3.1. Quản trị sản xuất
Công ty đã thực hiện rất hiệu quả quy trình quản trị sản xuất từ việc dự báo nhu
cầu sản phẩm , hoạch định sản xuất, tổ chức sản xuất, quản trị cung ứng nguyên vật
liệu, kiểm soát chất lượng sản phẩm.
Nhân viên phòng kinh doanh tiến hành lập dự báo nhu cầu sản phẩm dựa trên
những số liệu sản xuất từ kì trước và nhu cầu sử dụng sản phẩm của khách hàng lập
báo cáo gửi lên ban giám đốc xem xét và hoạch định sản xuất trong năm nay với sản
lượng và năng xuất dự kiến trong năm nay và triển khai đến từng phòng ban. Phòng kế


11

hoạch vật tư dựa vào kế hoạch cung cấp chuẩn bị vật tư như dầu , than chạy máy, bao
bì,… có kế hoạch thu mua nguyên vật liệu, lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu, tổ chức
mua và vận chuyển đến nhà máy sản xuất. Phòng tổ chức hành chính bố trí nhân viên
quản lí, thuê lao động thời vụ để tiến hành sản xuất. Phòng kĩ thuật kiểm tra máy móc
đảm bảo để chạy. Nhà máy sản xuất chia ca sản xuất bố trí kho bãi để dự trữ nguyên
liệu và thành phẩm, quản lí lao động. Phòng tài chính kế toán dự trù kinh phí để sản
xuất. Các phòng ban gửi kế hoạch lên ban giám đốc duyệt để tiến hành sản xuất. Mỗi
bộ phận phòng ban đều có nhiệm vụ riêng phải theo sát quá trình sản xuất để đảm bảo
không xảy ra sai sót tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.
3.2. Quản trị bán hàng
Cũng như quá trình sản xuất quá trình bán hàng của công ty cũng khá hiệu quả.
Phòng kinh doanh sẽ xây dựng kế hoạch bán hàng với mục tiêu bán hàng cụ thể qua số
liệu kì trước và từ đối thủ cạnh tranh, tổ chức các hoạt động bán hàng chủ yếu là tham
gia các hội chợ xúc tiến thương mại để giới thiệu sản phẩm và xây dựng ngân sách bán
hàng. Với đặc thù sản phẩm tinh bột sắn và bã sắn nên công ty chủ yếu bán cho những
khách hàng thông qua hội chợ và kí kết hợp đồng và giao hàng trực tiếp nên phương
thức giao dịch quan điện thoại, email kí kết hợp đồng và giao hàng qua cửa khẩu Lào
Cai và Lạng Sơn. Nhân viên có trách nhiệm theo dõi các đơn hàng để đảm bảo giao
đúng thời gian, chất lượng và số lượng cho khách hàng. Duy trì mối quan hệ với khách
hàng quen thuộc, tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới.


12
4. Công tác quản trị nhân lực của công ty TNHH thương mại đầu tư Yên Bình
4.1. Phân tích công việc, bố trí và sử dụng nhân lực
Công ty TNHH thương mại đầu tư Yên Bình rất coi trọng yếu tố con người vì
đây là yếu tố quyết định tới sự thành công của công ty. Do đó, công ty luôn tạo điều
kiện tốt nhất cho nhân viên phát huy hết khả năng của mình.
Qua bảng số liệu 1.1 cho ta thấy các năm số lượng nhân viên tăng dần, hiên tại đội
ngũ nhân viên là 96 người với trình độ và chuyên môn tốt, đáp ứng được yêu cầu công

việc. Các vị trí trong công ty luôn nhiệt tình và sẵn sàng hỗ trợ nhau trong công việc.
4.2. Tuyển dụng nhân lực
Hoạt động tuyển dụng nhân lực của công ty được thực hiện khá tốt. Công tác
tuyển dụng nhân lực được thực hiện khi công ty có nhu cầu về nhân lực để mở rộng
hoạt động kinh doanh hoặc có nhân sự rời bỏ công ty. Dựa trên yêu cầu đối với vị trí
đặc thù mà công ty tiến hành lựa chọn người phù hợp với công việc. Công ty thường
đăng thông tin việc làm thông qua các trang web tuyển dụng như: chuyên mục tìm viêc
làm của 24h, timviecnhanh.vn, mywork.vn...., hay qua nội bộ công ty giới thiệu,…
Đặc biệt với đặc thù sản xuất theo mùa vụ thường bắt đầu vào cuối tháng 10 âm lịch
và kết thúc vào khoảng tháng hai năm sau nên đây cũng là thời điểm để công ty tuyển
dụng lao động để vận hành sản xuất – chủ yếu là lao động phổ thông tại địa phương.
Thời điểm cuối tháng 8 đầu tháng 9 sẽ đăng tuyển dụng tại cổng nhà máy và các nơi
công cộng như cổng trường học,… để tuyển dụng.
4.3. Đào tạo và phát triển nhân lực
Bên cạnh việc thu hút tuyển dụng nhân lực mới thì công ty cũng rất chú trọng
đến đào tạo và phát triển nhân lực. Vào thời điểm công ty mới thành lập thì toàn bộ
các kỹ sư lắp máy tay nghề cao được mời từ Trung Quốc sang. Công nhân lao động
sản xuất đa phần là người dân tộc thiểu số ở vùng núi nên trình độ nhận thức còn nhiều
hạn chế. Để cải thiện tình hình công ty đã tổ chức rất nhiều buổi tập huấn đòa tạo tại
công ty để nâng cao nhận thức và tay nghề cho nhân viên. Ngoài ra công ty còn rất chú
trọng đào tạo cán bộ nguồn để thay thế và kế cận các tầng lớp lãnh đạo trước. Tổ chức
cho các cán bộ tham gia các lớp học nâng cao chuyên môn quản lý tại Tổ chức giáo
dục PIT tại Hà Nội.


13
4.4. Đánh giá và đãi ngộ nhân lực
Đời sống của cán bộ, công nhân được quan tâm và nâng cao. Hằng năm, công ty
đều tổ chức cho toàn bộ nhân viên đi thăm quan, du lịch. Xây dựng các khu nhà tập thể
công nhân kiên cố tại các nhà máy để tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên sinh hoạt và

làm việc. Hàng tháng đều tiến hành đánh giá năng lực và thái độ và làm việc của nhân
viên để căn cứ thưởng phạt.
5. Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro xây dựng văn hóa kinh doanh của
công ty TNHH thương mại đầu tư Yên Bình
5.1. Quản trị dự án
Hiện tại, công ty đang triển khai nhiều dự án lớn như dự án đầu tư dự án xây
dựng nhà máy sản xuất tinh bột sắn tại Lào, Đăk Lăk; đổi mới công nghệ máy móc
mới tại nhà máy Hòa Bình, Lào Cai,… Công tác quản trị dự án của công ty luôn được
chú trọng, quan tâm. Các dự án của công ty đều được nghiên cứu kỹ lưỡng, được lên
kế hoạch cụ thể và luôn được công ty đầu tư về tài chính, nhân lực, nguyên vật liệu
một cách đầy đủ và kịp thời nhất. Tuy nhiên, nhà máy vẫn chưa đi vào hoạt động được
do những rào cản về thu tục pháp lý trong việc xin cấp phép xây dựng và hoạt động.
5.2. Quản trị rủi ro
Công tác dự báo rủi ro được công ty thực hiện với hiệu quả chưa được tốt. Mặc
dù cũng đã có sự quan tâm đến các rủi ro như vấn đề an toàn lao động, phòng cháy
chữa cháy, an toàn vệ sinh thực phẩm được đề cao. Công ty mời các chuyên gia về các
lĩnh vực trên về nhà máy phổ biến và hướng dẫn cán bộ, công nhân. Tuy nhiên, công
tác quản trị rủi ro được công ty đối phó một cách bị động. Phần lớn công ty mới chỉ
thực hiện kiểm soát, phòng ngừa rủi ro thông qua chính sách, chiến lược kinh doanh
của mình và kinh nghiệm của nhân viên trong quá trình làm việc, chỉ khi có rủi ro xảy
ra thực sự thì công ty mới có những biện pháp khắc phục khi rủi ro xảy ra. Điều này
hết sức nguy hiểm bởi khi công ty hoạt động thì nó có thể mang tới những cú sốc lớn,
rủi ro khó lường trước trong kinh doanh.
5.3. Xây dựng văn hóa kinh doanh
Công tác xây dựng văn hóa kinh doanh trong doanh nghiệp vẫn chưa được chú
trọng. Văn hóa trong công ty không có gì nổi bật. Công ty tổ chức cho nhân viên đi du
lịch hàng năm nhưng chỉ dừng lại ở hoạt động tham quan, nghỉ dưỡng tự do chưa có
các hoạt động tập thể, teambuilding,… để gắn kết các nhân viên. Trong công ty cũng
không phát hành những ấn phẩm, tập san nội bộ, cũng không tổ chức các cuộc thi văn
nghệ hay thể dục thể thao.

III/ ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN


14
Trên cơ sở khảo sát thực tiễn tại công ty TNHH thương mại đầu tư Yên Bình, từ
những tồn tại chính cần giải quyết trong các lĩnh vực quản trị chủ yếu tại công ty, em
xin đề xuất hướng đề tài khóa luận như sau:
Đề tài 1: Hoàn thiện công tác phân tích môi trường chiến lược của công ty
TNHH thương mại đầu tư Yên Bình.
Đề tài 2: Hoàn thiện công tác tổ chức sản xuất tại công ty TNHH thương mại đầu
tư Yên Bình.
Đề tài 3: Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH thương mại đầu tư
Yên Bình.



×