Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Báo cáo thực tập Quản trị kinh doanh CÔNG TY TNHH THƯƠNG mại và DỊCH vụ HOÀNG ANH KHOA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.82 KB, 21 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đại học, được sự đồng ý của khoa Quản trị kinh
doanh trường Đại học Thương Mại và Ban giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn
thương mại và dịch vụ Hoàng Anh Khoa, em đã tiến hành thực tập và làm báo cáo
thực tập tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ Hoàng Anh Khoa.
Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn ThS
Nguyễn Thị Minh Nguyệt đã tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện báo
cáo thực tập. Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu Khoa Quản
trị kinh doanh, các thầy, cô giáo trường Đại học Thương Mại, Ban giám đốc, các cán
bộ công, nhân viên tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ Hoàng Anh
Khoa đã giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này.
Do khả năng và kiến thức còn hạn hẹp nên bài viết không tránh khỏi những sai
sót, em rất mong nhận được những nhận xét, ý kiến của thầy cô để bài báo cáo được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

1

1


MỤC LỤC

2

2


DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2015, 2016 và 2017 của Công ty TNHH thương mại
2.
3.
4.
5.
6.

và dịch vụ Hoàng Anh Khoa.
Bộ môn quản trị doanh nghiệp (2014), Giáo trình quản trị bán hàng,NXB Thống kê.
Hoàng Văn Hải ( 2010), Giáo trình quản trị nhân lực, NXB Thống kê
Lê Quân (2010), Giáo trình quản trị tác nghiệp, NXB Thống kê
Phạm Vũ Luận (2005), Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại, NXB Thống kê.
Đoàn Thị Hồng Vân (2009), Giáo trình quản trị chiến lược, NXB Thống kê
3

3


4

4


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TNHH: trách nhiệm hữu hạn
NVL: nguyên vật liệu
VLXD: vật liệu xây dựng
NHNN: ngân hàng nhà nước
CSH: chủ sở hữu


5

5


I.KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HOÀNG ANH KHOA
1.Giới thiệu chung về doanh nghiệp
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hoàng Anh Khoa được cấp phép hoạt
động vào ngày 2/11/2011 với người đại diện và giám đốc công ty Hoàng Lưu Ly. Công
ty hoạt động trên lĩnh vực chính là sản xuất đồ ngỗ trong xây dựng; vận chuyển, xuất
nhập khẩu đồ gỗ và vật liệu trong xây dựng.
Cho đến hôm nay, trải qua một đoạn đường 6 năm xây dựng, công ty đã đạt được
những thành tựu và chỗ đứng nhất định trong ngành. Phải khẳng định rằng, thành công
ngày hôm nay của công ty chính bởi sự nỗ lực, trí tuệ và phấn đấu không ngừng nghỉ
của công, nhân viên; sự quan tâm chỉ đạo và định hướng đúng đắn của lãnh đạo, và
còn được bồi đắp bởi sự chung tay, góp sức và niềm tin của khách hàng.
- Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ Hoàng Anh Khoa.
- Địa chỉ: Số 948 Nguyễn Bỉnh Khiêm, tổ 17, Phường Đằng Hải, Quận Hải An,
Hải Phòng
- Người đại diện pháp luật : Hoàng Lưu Ly
-Ngày cấp phép hoạt động: 2/11/2011
- Nơi đăng ký quản lý: Chi cục thuế quận Hải An
Từ năm 2011 đến nay, công ty đã trở thành doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh
vực sản xuất đồ gỗ trong xây dựng có tiếng và uy tín nhất trên địa bàn thành phố Hải
Phòng. Các dòng sản phẩm từ gỗ của doanh nghiệp rất đa dạng, chất lượng với giá cả
cạnh tranh nhất trên thị trường hiện nay.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp

+ Chức năng:
-Công ty sản xuất các sản phẩm liên quan đến gỗ, đặc biệt là vật liệu gỗ trong
xây dựng.
-Vận chuyển hàng hóa, máy móc theo đơn hàng
-Kinh doanh và phân phối các sản phẩm từ gỗ
-Xuất khẩu các mặt hàng từ gỗ ra nước ngoài

6

6


+ Nhiệm vụ:
- Thu mua các nguyên vật liêu, máy móc phục vụ cho việc sản xuất của công ty.
- Tham gia vào mạng lưới phân phối các sản phẩm từ gỗ, các nguyên vật liệu xây
dựng với các công ty trong nước và ngoài nước.
- Quản lý có hiệu quả lực lượng lao động trong doanh nghiệp, đúng pháp luật.
- Thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước về các khoản thuế.
- Tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường mà nhà nước đã đề ra.
1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1:Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty.

kế toán tài chính
Bộ phận sản xuấtPhòng kỹ thuật, cơ điện
Phòng kinh doanh

Phòng tổ chức hành chính

(Nguồn: phòng tổ chức hành chính)
Nhận xét: Công ty có mô hình tổ chức theo phương thức trực tuyến chức năng.Cơ

cấu tổ chức bộ máy của công ty khá đơn giản, gọn nhẹ, giúp ban lãnh đạo của công ty
dễ dàng kiểm soát các hoạt động của công ty hơn; cơ cấu đơn giản này cũng rất phù
hợp với quy mô nhỏ của công ty.
1.4 Ngành nghề kinh doanh của công ty.
Ngoài hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất các loại sản phẩm liên quan
đến đồ gỗ trong xây dựng ra, công ty còn thực hiện các hoạt động:
-Vận tải hàng hóa bằng xe ô tô.
- Xuât- nhập khẩu một số loại máy móc thiết bị cũng như đồ gỗ trong xây dựng
theo đơn hàng.
- Kinh doanh các linh kiện, phụ tùng xe ô tô, cơ giới.
7

7


2. Tình hình sử dụng lao động của công ty TNHH thương mại và dịch vụ
Hoàng Anh Khoa.
2.1 Số lượng, chất lượng lao động của công ty
Tính đến thời điểm hiện tại, đầu năm 2018 công ty có tổng cộng 44 công- nhân
viên, được phân bố cụ thể ở các phòng ban như sau:
Bảng 1.1: Số lượng lao động trong các bộ phận chức năng
(Đơn vị : Người)
Phòng ban

Năm 2015
3
3
2
5
21

3
37

Ban giám đốc
Phòng kế toán tài chính
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kinh doanh
Bộ phận sản xuất
Phòng kỹ thuật, cơ điện
Tổng cộng

Số lượng nhân viên
Năm 2016
3
3
2
5
27
4
44

Năm 2017
3
3
2
5
27
4
44


(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Nhận xét: Nguồn lao động của công ty có trình độ và chuyên môn hóa khá cao,
với đội ngũ lao động có tay nghề, tinh thần trách nhiệm cao. Cơ cấu về trình độ học
vấn cụ thể như sau:
Bảng 1.2: Trình độ lao động của công ty
(Đơn vị: Người)
Năm
Trình độ

2015
Số lượng Tỷ lệ

2016
Số lượng Tỷ lệ

Đại học
Cao đẳng
Công nhân kỹ thuật

(người)
11
4
1

(%)
29,73%
10,81%
2,7%

(người)

11
4
2

Lao động phổ thông

21

56,76%

27

(%)
25%
9,09%
4,54%
61,37
%

2017
Số lượng Tỷ lệ
(người)
11
4
2
27

(%)
25%
9,09%

4,54%
61,37
%

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Nhận xét: Có thể nhận thấy số lượng lao động của công ty TNHH thương mại và
dịch vụ Hoàng Anh Khoa có sự thay đổi không nhiều, nhưng tăng dần qua các năm từ
2015-2017 (từ 37-44 người). Lượng lao động chủ yếu vẫn là lao động phổ thông và
lượng lao động tăng lên cũng chủ yếu cũng là lực lượng này( từ 56,76%-61,37%). Sự
8

8


tăng trưởng này là phù hợp với công ty chuyên về sản xuất vật liệu về gỗ trong xây
dựng với quy mô nhỏ, nhân lực chủ yếu là nhân công, người lao động.
2.2 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp
Bảng 1.3 Cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính của công
Năm
2015
2016
2017

Độ tuổi
18-30
8
8
8

Giới tính


30-45
17
24
24

>45
Nam
Nữ
12
26
11
12
33
11
12
33
11
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

Nhận xét: Cơ cấu lao động của công ty tương đối hợp lý, mang đặc trưng của
ngành sản xuất đồ gỗ, số lao động nam nhiều hơn nữ( nam gấp 3 lần nữ năm 2017),
lao động nữ chủ yếu làm các công việc như hành chính, kế toán, nấu ăn. Số lượng
nhân viên nữ không đổi trong ba năm( 11 người) do nhu cầu về nhân viên nữ trong
ngành ít, chỉ nắm giữ một số vị trí thường ưu tiên nữ. Tuy nhiên số lượng nam lao
động lại tăng lên hàng năm do công ty không ngừng pháp triển và có xu thế mở rộng
quy mô sản xuất. Cơ cấu lao động theo độ tuổi nhìn chung có phần già hơn so với mặt
bằng lao động chung của một số ngành nghề, nhưng cũng là một phần đặc trưng của
ngành sản xuất gỗ với thợ nghề thành thạo. Tuy vây, lượng nhân công lao động tăng
lên cũng là nam từ độ tuổi 30-45, có sức khỏe tốt, tay nghề đã ổn định (nam 30-45 tăng

từ 17-24 người năm 2017).
3. Quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp
3.1 Tổng mức và cơ cấu kinh doanh của doanh nghiệp
Tổng mức và cơ cấu kinh doanh của doanh nghiệp được thu thập từ phòng kế
toán tài chính của doanh nghiệp đến năm 2017 như sau:

9

9


Bảng 1.4 Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty
( Đơn vị: VNĐ)
Năm 2015
Chỉ tiêu
Vốn cố
định
Vốn lưu
động
Tổng
vốn

Giá trị

Năm 2016
Tỷ lệ
(%)

Năm 2017
Tỷ lệ


Giá trị

(%)

Giá trị

Tỷ lệ
(%)

2.664.464.930

79

2.876.416.305

68,48

2.717.565.696

74,68

708.275.488

21

1.324.117.429

31,52


921.336.535

25,32

3.372.740.418

100

4.200.533.724

100

3.638.902.239

100

( Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Nhận xét: qua bảng 1.4 ta nhận thấy cơ cấu vốn của công ty chuyển biến không
đồng đều. Năm 2016 tỉ trọng vốn lưu động tăng 10,52% so với năm 2015. Đến năm
2017 vốn lưu động lại giảm 6,2% so với năm 2016. Tỷ trọng vốn cố định và vốn lưu
động chênh lệch nhau khá lớn, vốn cố định chiếm tỷ lệ cao hơn so với vốn lưu động,
phù hợp với đặc điểm của công ty là kinh doanh sản xuất đồ gỗ trong xây dựng. Ta
nhận thấy từ năm 2016, lượng vốn của công ty tăng lên một cách đáng kể
(827.793.306 VND) do năm 2016 được nhận định là năm ngành xây dựng có tốc độ
tăng trưởng cao (10,82%- từ Tổng cục thống kê 2016), cùng với đó là là sự tiếp nhận
một vài đơn hàng lớn từ đối tác nước ngoài cuối năm 2015 dẫn đến tình trạng sản xuất
quá tải, công ty quyết định mở rộng thêm quy mô xưởng sản xuất và đầu tư thêm một
số máy móc thiết bị. Nhưng đến năm 2017, ta nhận thấy tổng vốn giảm cùng với lượng
vốn lưu động giảm đáng kể ( giảm 402.780.894 VND) do năm 2017 sự phát triển trong
ngành xây dựng chững lại. Ở thời điểm này, ban giám đốc đã có nhận định đúng

đắn khi xác định cơn sốt trong ngành xây dựng không kéo dài nên thay vào đầu tư
dài hạn cho phân xưởng, phương tiện vận tải mà thay vào đó là đi thuê và ký hợp
đồng sản xuất với bên thứ 3 để đáp ứng được nhu cầu trong cơn sốt, giải quyết tốt
vấn nạn hệ lụy.

10

10


3.2 Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 1.5 Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty
(Đơn vị: VNĐ)
Năm 2015
Chỉ tiêu
Vốn chủ sở
hữu
Vốn nợ
Tổng
nguồn vốn

Giá trị

Năm 2016
Tỷ lệ
(%)

Năm 2017
Tỷ lệ


Giá trị

(%)

Giá trị

Tỷ lệ
(%)

614.513.304

18,22

1.041.732.364

24,8

1.059.537.016

29,12

2.758.227.114

81,78

3.158.801.360

75,2

2.579.365.229


70,88

3.372.740.418

100

4.200.533.724

100

3.638.902.239

100

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Nhận xét: Qua bảng 1.5 ta nhận thấy cơ cấu vốn của công ty chuyển biến khá
đồng đều. Vốn CSH tăng dần qua các năm từ 2015-2017, với tỉ lệ vốn CSH năm 2017
là 29,12 %, tăng 10,9% so với năm 2015. Nguồn vốn CSH tăng dần cho thấy khả năng
chủ động về mặt tài chính của công ty đang được cải thiện, là do các năm gần đây
công ty làm ăn hiệu quả hơn. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho công ty, đảm bảo
mức độ an toàn hơn cho công ty trong quá trình sản xuất và kinh doanh.

11

11


4. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ

Hoàng Anh Khoa từ năm 2015-2017.
( Đơn vị: nghìn đồng)
Chỉ tiêu
1. Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ
doanh thu
3. Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
4.Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
6. Doanh thu hoạt động
tài chính
7. Chi phí tài chính
8. Chi phí quản lý doanh
nghiệp
9. Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
10. Thu nhập khác
11. Chi phí khác
12. Lợi nhuận khác
13. Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
14. Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp
15. Lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh nghiệp



01

Năm 2015
10.269.799.93
6

02
10

0
10.269.799.93

Năm 2016

Năm 2017

17.327.061.030

13.942.256.210

0

0

17.327.061.030

13.942.256.210

8.548.781.484


6.962.781.907

11

6
4.862.781.907

20

5.407.018.029

8.778.279.546

6.979.474.303

21

45.349.987

78.610.269

46.350.888

22

160.000.000

187.200.000

162.600.000


24

2.666.884.542

2.676.894.441

3.008.889.942

30

2.625.483.474

5.992.795.374

3.854.335.249

31
32
40

1.256.876
0
1.256.876

1.364.580
0
1.364.580

2.509.041

0
2.509.041

50

2.626.740.350

5.994.159.954

3.856.844.290

51

577.882.877

1.318.151.899

848.505.743

60

2.048.857.473

4.676.008.055

3.008.338.547

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Nhận xét:
Dựa vào bảng 1.6 ta nhận thấy doanh thu của công ty chuyển biến không đồng

đều. Năm 2016 là năm công ty đạt doanh thu cao nhất từ khi thành lập công ty (2011)
cho đến nay, gấp 1,68 lần so với năm 2015. Điều này cho thấy chiến lược kinh doanh
của công ty thực hiện rất tốt, kéo về được hợp đồng lớn từ công ty nước ngoài. Năm
12

12


2017 doanh thu vẫn tiếp tục tăng so với năm 2015 nhưng có phần thấp hơn năm 2016
là do sự phát triển của ngành xây dựng có phần chững lại. Việc doanh thu không đồng
đều cũng góp phần phản ánh sự bất ổn của thị trường. Cùng với đó là sự cạnh tranh có
phần gay gắt hơn với sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh mới.
sssDoanh thu hoạt động tài chính: Năm 2016 so với 2015 tăng 42,31%, chứng tỏ
quy mô kinh doanh của công ty được mở rộng khá nhanh nên ngoài sự gia tăng của
doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ còn gia tăng cả doanh thu hoạt động tài chính.
Sang năm 2017 doanh thu tài chính so với năm 2016 giảm 41,03%, cho thấy tình hình
tài chính công ty là có sự giảm sút.
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2016 tăng 0,37% so với năm 2015. Đến năm
2017 tăng 12,4% so với năm 2016.Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng là do mở rộng
quy mô sản xuất, kinh doanh, một phần là do lạm phát trượt giá và sự quản lý của công
ty có nhiều yếu tố chưa được phù hợp khiến chi phí quản lý doanh nghiệp tăng.
Lợi nhuận sau thuế năm 2016 tăng so với năm 2015 là 2.627.150.582 VND, gấp
2,28 lần. Nhưng đến năm 2017 lợi nhuận sau thuế đã giảm 1.667.669.508 VND, một
mức giảm mạnh tương ứng 0,64 lần so với năm 2016. Từ đây ta có thể nhận thấy sự
bất ổn của thị trường, sự xuất hiện thêm nhiều đối thủ cạnh tranh và sự phát triển trong
ngành không đều sẽ gây ra nhiều rủi ro cho doanh nghiệp. Nhất là khi công ty vừa
quyết định đầu tư mở rộng quy mô sản xuất và lắp đặt thêm máy móc thiết bị tiên tiến
hơn trong khi bộ máy quản lý của công ty đang có phần quá tải với quy mô sản xuất
hiện tại.
Tuy nhiên, việc mở rông quy mô công ty sẽ là một hứa hẹn không xa cho sự phát

triển tốt hơn.

13

13


II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ NHỮNG TỒN TẠI CHÍNH CẦN GIẢI
QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU TẠI DOANH NGHIỆP
1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị và hoạt động quản trị chung
của doanh nghiệp
1.1 Chức năng hoạch định
Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hoàng Anh Khoa là một công ty tư nhân, quy
mô chưa lớn nên giám đốc của doanh nghiệp là người quyết định, xác định mục tiêu hoạt
động và xây dựng chiến lược tổng thể để đạt mục tiêu. Trên cơ sở sứ mệnh chiến lược trung
và dài hạn do giám đốc xây dựng, các phòng ban chức năng của công ty xây dựng các mục
tiêu ngắn hạn, các mục tiêu ngắn hạn này có tính linh hoạt cao, thường được điều chỉnh
theo sự biến động của thị trường.
Sau khi kế hoạch đã được thống nhất, giám đốc sẽ tiến hành phổ biến và thực
hiện kế hoạch tới các cán bộ quản lý của công ty nhằm hoạch định sát sao kế
hoạch đề ra. Hàng tháng, giám đốc và các trưởng phòng họp lại để đánh giá kết
quả thực hiện.
1.2 Chức năng tổ chức.
Giám đốc là người đứng đầu lãnh đạo toàn công ty sau đó là những phó giám đốc
và các phòng ban. Giám đốc tổ chức và phân trách nhiệm cho các bộ phận liên quan:
Phòng kinh doanh, phòng nhân sự…. Ta thấy các bộ phận của công ty được chia ra và
thực hiện các chức năng khác nhau, từ đó ban giám đốc dễ dàng quản lý từng bộ phận.
Từng bộ phận có những nhiệm vụ và chức năng riêng biệt, được tổ chức và sắp xếp
một cách hợp lý, phát huy hết khả năng của mình.
Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp còn một số hạn chế như chưa có sự phối hợp

tốt giữa các phòng ban chức năng để có “tiếng nói chung” của doanh nghiệp. Việc tổ
chức nhiều phòng ban giúp thực hiện chuyên môn các công việc nhưng tốn kém chi
phí. Ban giám đốc đã sát sao và có trách nhiệm cao để quản lý một cách hiệu quả triệt
để, tránh ra quyết định chồng chéo giữa các cấp gây xung đột và khó khăn cho nhân
viên khi thực hiện trong công ty.
1.3 Chức năng lãnh đạo
Giám đốc là người có quyết định cuối cùng mọi công việc trong công ty. Tuy
nhiên với cơ chế phân quyền sâu cho các cán bộ quản lý, trưởng phòng, trưởng nhóm
14

14


thì họ sẽ là người lãnh đạo bộ phận của mình làm sao hoàn thành được mục tiêu. Mỗi
phòng ban có quyền quyết định những vấn đề mà ban giám đốc giao cho nhưng cũng
phải có trách nhiệm giải quyết các công việc đó một cách hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, thực tế nhận thấy các bộ phận quản lý ở công ty còn phụ thuộc nhiều
vào quyết định của giám đốc, chưa có chính kiến và tự tin quyết định trong các hợp
đồng hay đơn hàng lớn, khiến cho lượng công việc của giám đốc rất lớn, sự phân bố
công việc không tương thích, phù hợp.
1.4 Chức năng kiểm soát
Đây là một công tác quan trọng, do đó công ty thường xuyên thực hiện việc kiểm
soát từng bộ phận để đảm bảo cho mọi việc đi đúng hướng thông qua giám sát và đánh
giá kết quả công việc. Kết quả thực tế được so sánh với những mục tiêu đã xác lập
trước đó có thể đưa ra những hoạt động cần thiết, đảm bảo hoạt động của doanh
nghiệp đi đúng quỹ đạo. Quá trình giám sát, so sánh và hiệu chỉnh được thực hiện
thường xuyên.
Tuy nhiên công ty vẫn còn một số tồn tại chính sau:
- Thực hiện công tác kiểm soát chưa mang tính sát sao. Thường được đánh giá theo
kết quả công việc và chưa làm rõ đến hành vi thực hiện công việc của người lao động

- Công tác tổng kết kết quả kiểm soát trong quản trị chưa mang tính hệ thống.
Thường tổng kết theo một sự việc cụ thể mà chưa lập lên bảng tổng kết kết quả theo
một chu kỳ như 3 tháng hay 6 tháng…
1.5 Vấn đề thu thập thông tin và đưa ra quyết định quản trị
Bất kỳ một lĩnh vực nào thì thông tin cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Việc
cập nhật và xử lý thông tin có hiệu quả bao nhiêu thì quyết định quản trị mới đúng đắn
và chính xác bấy nhiêu.
Do đó, công ty cũng rất chú trọng về vấn đề thu thập dữ liệu và thông tin. Các
phòng ban tiến hành thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau ( thông tin nội bộ,
thông tin trong ngành, các phương tiện truyền thông,...) sau đó sẽ lập báo cáo bằng văn
bản cho giám đốc. Ban lãnh đạo sẽ dựa trên thông tin thu thập được để đưa ra các
quyết định, chiến lược. Quá trình này được đảm bảo thông suốt, liên tục để không làm
lãng phí cơ hội và tránh được những ruit ro không cần thiết.

15

15


Tuy nhiên, kỹ thuật phân tích thông tin của các phòng ban còn đang hạn chế,
không tránh được những sai sót, nhầm lẫn trong việc thu thập dữ liệu dẫn đến thông tin
đưa lên cấp trên không chính xác, khiến công ty chịu những tổn thất không đáng có.
Tuy nhiên, việc nhìn nhận và đánh giá tình hình của ban lãnh đạo, đặc biệt là giám đốc
rất tốt nên tình trạng sai lầm hay tổn thất nặng nề hầu như ít khi xảy ra.
2.Công tác quản trị chiến lược công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hoàng
Anh Khoa.
2.1 Tình thế môi trường chiến lược
Môi trường bên ngoài công ty:
- Cơ hội : Tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng, công nghiệp tăng 5,33% trong
6 tháng đầu năm 2017, thấp hơn nhiều so với mức tăng 9.66% và 7,01% cảu cùng kỳ

năm 2015 và 2016. Tuy nhiên mức sụt giảm mạnh này chủ yếu do khai thác khoáng
sản giảm mạnh, ngành vẫn giữ tốc độ tăng trưởng ổn định và cao thứ hai trong số các
ngành đóng góp vào GDP cả nước ( theo số liệu từ cục thống kê năm 2017)
Ngành xây dựng được đánh giá rất khả quan trong năm 2018, dựa trên nền tảng:
kinh tế trong nước tăng trưởng ổn định, thị trường bất động sản hồi phục tích cực, Luật
Nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản ( sửa đổi) cho phép cá nhân, tổ chức nước
ngoài mua và sở hữu nhà tại Việt Nam sẽ thu hút dòng vốn FDI tích cực. Lạm pháp cơ
bản ổn định ở mức thấp 1,41% là điều kiện thuận lợi để NHNN tiếp tục chính sách tiền
tệ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
-Thách thức: Theo hội VLXD Việt Nam, trong năm 2018 cạnh tranh trên thị
trường VLXD sẽ quyết liệt hơn bởi kinh tế trong nước hội nhập sâu hơn với khu vực
và thế giới. Và năm 2017 Việt Nam đã cam kết cắt giảm 93% số dòng thuế có mức
thuế suất 0% và 7%. Do vậy, các mặt hàng VLXD trong nước hiện nay vẫn đắt hơn
sản phẩm nhập khẩu trong khu vực.
Môi trường bên trong của công ty:
-Điểm mạnh: Công ty có lực lượng công nhân có tay nghề thành thạo, có tiếng
với quy mô lớn nhất khu vực Hải Phòng trong lĩnh vực này. Đồng thời, công ty có
văn phòng tọa lạc ở khu vực gần bến cảng Hải Phòng, thuận tiện trong giao dịch,
vận chuyển cũng như tìm kiếm các đối tác lớn cả trong nước và ngoài nước, các
khu công nghiệp.
16

16


-Điểm yếu: Là loại hình doanh nghiệp nhỏ, quy mô chưa lớn, kèm với đó là máy
móc thiết bị, cơ sở vật chất chưa thực sự hiện đại. Cùng với đó là hạn chế trong tổ
chức bộ máy quản lý chưa được hoàn chỉnh đúng mực; văn hóa doanh nghiệp chưa
được coi trọng, xây dựng đặc thù để có dấu ấn riêng.
2.2 Hoạch định và triển khai chiến lược cạnh tranh và phát triển thị trường

Theo ông Hoàng Lưu Ly, giám đốc công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hoàng
Anh Khoa: Với mục tiêu năm 2018 là tập trung mở rộng thị trường cũng như năng lực
sản xuất do nhận thấy thị trường này rất tiềm năng, ít đối tượng cạnh và đang có nhu
cầu ngày càng tăng. Cùng với đó là việc tạo dựng thương hiệu một cách chuyên nghiệp
để nâng tầm tên tuổi cũng như uy tín của công ty, mở rộng thị trường trên toàn quốc
chứ không chỉ riêng khu vực miền Bắc hay khu vực Hải Phòng.
Nhưng do nguồn lực của công ty còn có hạn, khả năng tài chính cũng như khả
năng phân tích thông tin còn yếu kém nên còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình xây
dựng chiến lược, vẫn còn tồn đọng trong doanh nghiệp.
2.3 Lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của công ty
Thơi gian vừa qua, công ty luôn chú trọng xây dựng năng lực cạnh tranh bằng
cách cắt giảm chi phí vận hành và đã đạt được những thành công nhất định. Ngoài ra,
công ty còn liên kết đươc với một công ty vận tải hàng hải thu mua những phế phẩm
bằng gỗ từ nước ngoài với giá thành rất rẻ nhưng chất lượng gỗ vẫn còn rất tốt để tạo
ra những sản phẩm mới chó chất lượng và giá thành cực kỳ chạnh tranh. Đây cũng là
lợi thế chính của công ty để có thể phát triển và đứng vững được trong thời kỳ kinh tế
khó khăn.
3. Công tác quản trị sản xuất và quản trị bán hàng của công ty TNHH
thương mại và dịch vụ Hoàng Anh Khoa.
3.1 Quản trị mua
Công ty lựa chọn NCC chính dựa vào mối quan hệ thân quen để hợp tác lâu dài.
Công ty thường mua với số lượng lớn theo lô được nhập về từ nước ngoài qua đường
biển hoặc thu mua NVL tại một số khu công nghiệp gần đó. Do thu mua các NVL
được xem như là phế phẩm nên công ty luôn nhận được giá tốt và tạo được lợi thế
cạnh tranh về giá bán cho sản phẩm. Đồng thời, để tránh rủi ro trong việc thiếu hụt
NVL thì công ty có lựa chọn nhiều NCC qua nhiều kênh trên tiêu chuẩn đặt ra về giá
cả, chất lượng NVL đầu vào,...
17

17



Về dự báo NVL, ban lãnh đạo thường dựa trên kết quả kinh doanh trong năm và
các thàng cùng kỳ của năm trước để dự báo tối ưu nhất về NVL. Tuy vậy, do nguồn
NVL từ nước ngoài khá dồi dào nên dường như công ty không quá lo lắng về vấn đề
thiếu hụt NVL.
3.2 Quản trị bán
Vì đặc thù sản phẩm phải dựa vào thiết kế và thi công theo nhu cầu các đơn hàng
nên việc bán hàng phụ thuộc chủ yếu vào từng đơn đặt hàng. Tuy nhiên do nhu cầu thị
trường ngày càng tăng nên lượng đặt hàng tương đối ổn định, đặc biệt nhiều đơn theo
mùa vụ, nhất là các dịp cuối năm và ít hơn tại thời điểm ra tết âm lịch.
Do doanh nghiệp nhỏ, công ty không chú trọng lắm về chăm sóc khách hàng
cũng như nghiên cứu nhu cầu của khách hàng. Mặt khác, đối tượng khách hàng trực
tiếp chủ yếu của công là các tổ chức, các công ty nên rất khó trong việc chăm sóc sau
bán. Vì thế, công ty chỉ đặt mục tiêu về việc tăng chất lượng sản phẩm và cắt giảm chi
phí để giảm giá thành.
Để đạt được đơn hàng và mục tiêu về doanh số, tài chính đã đề ra, công ty cũng
có những chương trình bán hàng như: Triết khấu %, hỗ trợ vận chuyển, tư vấn sản
phẩm phù hợp,...
3.3 Quản trị dự trữ
Việc dự trữ của công ty được áp dụng cho NVL, các sản phẩm chưa hoàn thành
và đã hoàn thành chờ giao cho khách. Công ty dựa vào phương pháp lượng đặt hàng
kinh tế EOQ để dự trữ NVL và dựa vào nguồn lực tài chính, kết quả kinh doanh trong
năm và cùng kỳ các năm để xác định nhu cầu sản phẩm để tiến hành sản xuất dự trữ.
Sản phẩm, NVL của công ty đều là những loại hàng hóa không dễ hư hỏng,có
hạn sử dụng lâu, đồ cồng kềnh. Do đó, điều đáng lo ngại nhất của công ty là cơ sở kho
bãi. Tuy nhiên, phần lớn lượng khách hàng của công ty hiện tại là khách hàng thân
thiết, chủ yếu sản xuất khi có đơn hàng nên công ty vẫn có thể linh động được. Trừ
một số thời điểm mùa vụ đặc biệt cao trong năm như giáp tết, công ty buộc phải thuê
thêm kho bãi ngoài.

3.4 Quản trị cung ứng và dịch vụ thương mại
Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, công ty có những dịch vụ như vận
chuyển hàng hóa, tư vấn các loại sản phẩm và thông số kỹ thuật phù hợp vơi nhu cầu
18

18


khách hàng, tư vấn các loại chất liệu gỗ tạo sản phẩm, ... để khách hàng có thể lựa
chọn những sản phẩm ưng ý nhất với mức giá thành đó. Đây cũng là một trong những
thế mạnh của công ty với phương tiện vận tải chủ động, thợ và lao động lành nghề với
nhiều năm kinh nghiệm và có những tư vấn tốt nhất cho khách hàng.
4. Công tác quản trị nhân lực của doanh nghiệp
4.1 Phân tích công việc, bố trí và sử dụng nhân lực
Phân tích công việc được công ty rất chú trọng. Do hiểu rõ đưuọc công việc cần
những gì thì khi tuyển dụng mới có thể tìm được những nhân viên phù hợp với yêu cầu
vị trí đó đặt ra.
Công ty cũng có những bản mô tả công việc mang tính chung chung trên cơ sở
những chức năng, nhiệm vụ chính. Các bản mô tả công việc này được phát đến các
phòng ba hàng năm. Trưởng các bộ phận sẽ thực hiện quản lý và quán triệt thực hiện
công việc của từng nhân viên tại các phòng ban. Tuy nhiên, hiệu quả công việc vẫn
chưa tốt và chưa có sự đồng đều ở các phòng ban.
4.2 Tuyển dụng nhân lực
Dựa vào những vị trí còn thiếu hay có thêm nhu cầu mà công ty sẽ lập nên
bảng mô tả công việc và những yêu cầu của vị trí đó. Sau đó công ty sẽ đăng tin tuyển
dụng lên các trang web tuyển dụng, báo hay nhờ bên trung gian để tìm được ứng viên
thích hợp. Tuy nhiên công tác tuyển dụng còn nhiều hạn chế như thông tin chưa thực
sự thu hút, chưa tiếp cận đưuọc những người thực sự có nhu cầu và phù hợp với công
việc. Do vậy, công tác tuyển dụng vẫn chưa thực sự hiệu quả.
4.3 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Do quy mô còn nhỏ, lượng lao động chính vẫn là lao động chân tay nên công ty
vẫn còn hạn chế trong việc đào tạo và phát triển nhân lực. Đa số việc đào tạo ở đây là
cho người cũ kèm cặp người mới trong quá trình làm việc. Qua thời gian quen việc và
biết quy trình làm việc, người quản lý các bộ phận sẽ tùy vào nhu cầu công việc và
điểm mạnh của ứng viên để đưa ra sắp xếp hợp lý.
Mặt khác, công ty cũng không có tổ chức đào tạo, traning hàng năm cho côngnhân viên; cũng không có những buổi tổ chức chia sẻ kinh nghiệm làm việc ngoài giờ
làm cho nhân viên. Đây là mọt thiếu sót lớn trong việc đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực của công ty.
19

19


4.4 Đánh giá và đãi ngộ nhân lực
Hàng năm, các phòng ban sẽ tiến hành đánh giá kết quả hoạt động của các
thành viên theo tiêu chí đã đề ra, từ đó có kế hoạch khen thưởng cũng như kỷ luật
phù hợp. Tuy nhiên, hệ thống tiêu chí của công ty chưa rõ ràng và đôi khi đánh giá
thiếu chính xác.
Về đãi ngộ phi tài chính, công ty có tuyên dương các cá nhân xuất sắc từng bộ
phận cuối năm trước toàn công ty. Ngoài việc tổ chức ăn uông nhân các dịp lễ tết, công
ty còn tổ chức du lịch trong nước cho nguời lao động 2 năm một lần... Tạo được sự
gắn kết, hòa hợp các cá nhân trong tập thể công ty. Tuy nhiên, đãi ngộ về tài chính ở
công ty còn tấp, ngoài việc thưởng ngày tết, lễ, sinh nhật thì công ty không có gì thêm.
Với mức thưởng tài chính thấp vẫn chưa tạo được sự hứng khới, thúc đẩy công – nhân
viên hăng say lao động và sáng tạo.
Do lực lượng chủ yếu của công ty vẫn là lượng lao động phổ thông nên công
ty vẫn chưa có sự quan tâm cần thiết để đảm bảo đãi ngộ cho nhân viên và giữ chân
nhân viên.
5. Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro, xây dựng văn hóa kinh doanh
của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hoàng Anh Khoa.

5.1 Quản trị dự án
Cho tới thời điểm hiện tại, công ty chưa có hoạt động dự án.
5.2 Quản trị rủi ro
Do là công ty nhỏ, công ty chưa có bộ phận làm công tác quản trị rủi ro. Rủi ro
của công ty có thể xuất phát từ những nợ xấu khó đòi, kinh tế khó khăn dẫn đến nhiều
đối tác ứa đọng vốn ở những công trình xây dựng dở dang, nhiều công ty phá sản
khiến công ty đứng trước nguy cơ mất nợ trắng và không có đơn đặt hàng. Công ty nên
có những công tác quản trị rủi ro tích cực hơn để giảm thiểu rủi ro và chi phí không
đáng có. Qua phỏng vấn Giám đốc công ty- ông Hoàng Lưu Ly cho biết công ty chưa
có công tác quản trị ruit ro cụ thể, chỉ dựa vào kinh nghiệm của nhà quản trị để có thể
hạn chế tối thiểu rủi ro có thể xảy ra.
5.3 Xây dựng văn hóa kinh doanh
Công ty với quy mô nhỏ, chỉ chú trọng chủ yếu đến mục tiêu doanh thu và kết
quả kinh doanh. Ngoài một số hoạt động liên hoan tất niên, ngày lễ tết, các nội quy
20

20


quy định giờ làm, mặc đồng phục hay trang phục bảo hộ... công ty vẫn chưa có nét đặc
săc gì trong văn hóa doanh nghiệp và vẫn chưa có ý định xây dựng văn hóa kinh doanh
trở thành một lợi thế. Ta có thể nhận thấy đây là một thiếu sót lớn của công ty. Với ý
định mở rộng quy mô và thị trường trên toàn quốc và thậm chí xuất khẩu sản phẩm ra
nước ngoài thì công ty nên bắt đầu xây dựng cho mình một nền văn hóa riêng biệt từ
bây giờ.
III ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
Đề tài 1: Những giải pháp hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty
TNHH thương mại và dịch vụ Hoàng Anh Khoa.
Đề tài 2: Những giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực của công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hoàng Anh Khoa.

Đề tài 3: Những giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH
thương mại và dịch vụ Hoàng Anh Khoa.

21

21



×