Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Báo cáo thực tập Quản trị kinh doanh Công ty trách nhiệm hữu hạn kim cường1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.27 KB, 20 trang )

i
MỤC LỤC
I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP..............1
1.Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp.........................................................................1
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp...............................................1
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp..................................................................1
1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức................................................................................................2
1.4 Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp..............................................................3
2. Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp...........................................................3
2.1 Số lượng, chất lượng lao động của doanh nghiệp....................................................3
2.2 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp..........................................................................4
3. Quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp................................................................5
3.1 Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp...........................................6
3.2 Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp................................6
II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI CHÍNH
CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU CỦA DOANH
NGHIỆP........................................................................................................................ 8
1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị và hoạt động quản trị chung của doanh
nghiệp............................................................................................................................ 8
1.1 Chức năng hoạch định.............................................................................................8
1.2 Chức năng tổ chức...................................................................................................9
1.3 Chức năng lãnh đạo.................................................................................................9
1.4 Chức năng kiểm soát................................................................................................9
1.5 Vấn đề thu thập thông tin và ra quyết định..............................................................9
2. Công tác quản trị chiến lược của doanh nghiệp.......................................................10
2.1 Công tác phân tích tình thế môi trường chiến lược................................................10
2.2 Công tác nhận diện và phát triển lợi thế cạnh tranh...............................................12
2.3 Công tác hoạch định và triển khai chiến lược........................................................12
2.4 Đánh giá khái quát năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp....................................12
3.Công tác quản trị tác nghiệp của doanh nghiệp.........................................................12
3.1 Quản trị mua..........................................................................................................12


3.2 Quản trị bán...........................................................................................................13


ii
3.3 Quản trị dự trữ hàng hóa........................................................................................13
3.4 Quản trị cung ứng dịch vụ thương mại..................................................................13
4.Công tác quản trị nhân lực của doanh nghiệp...........................................................13
4.1 Phân tích công việc, bố trí và sử dụng nhân lực.....................................................13
4.2 Tuyển dụng nhân lực..............................................................................................14
4.3 Đào tạo và phát triển nhân lực...............................................................................14
4.4 Đánh giá và đãi ngộ nhân lực.................................................................................14
5. Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro của doanh nghiệp.......................................14
5.1 Quản trị dự án........................................................................................................14
5.2 Quản trị rủi ro........................................................................................................15
III. ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN.........................................................15


iii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Cơ cấu lao động theo trình độ........................................................................4
Bảng 1.2: Cơ cấu lao động theo tính chất lao động, giới tính, độ tuổi...........................5
Bảng 1.3: Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của công ty Kim Cường......................6
Bảng 1.4: Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty Kim Cường...........6
Bảng 1.5 : Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty...................................................7


iv

LỜI MỞ ĐẦU
Doanh nghiệp là một chỉnh thể bao gồm rất nhiều các bộ phận, những con

người… kết hợp với nhau tạo thành một khối thống nhất và cách quản trị như thế nào,
vai trò của nhà quản trị ra sao sẽ quyết định rất lớn tới việc doanh nghiệp có tồn tại
được hay không và tồn tại được thì phát triển như thế nào. Mỗi bộ phận mỗi con người
trong một doanh nghiệp đều có một mục tiêu chung và họ cùng nhau cố gắng để đạt
được mục tiêu chung đó và từ đó lợi ích cá nhân của mỗi con người làm việc tại đó
được thỏa mãn.
Qua quá trình được học tập và rèn luyện trên ghế giảng đường trường đại học
Thương Mại và 1 tháng được học tập, làm việc tại công ty Kim Cường, bản thân em đã
có những được cái nhìn nhận tổng quan về các hoạt động kinh doanh của doanh nghiêp
và hiểu được thực tiễn sâu xa hơn của quá trình kinh doanh. Qua bài báo cáo này em
hy vọng rằng sẽ cung cấp được những kiến thức quản trị chung tại công ty.
Cấu trúc đề tài chia làm 3 phần:
 Phần I: Khát quát về hoạt động kinh doanh của công ty Kim Cường
 Phần II: Phân tích và đánh giá khái quát những vấn đề tồn tại chính cần giải
quyết trong các lĩnh vực quản trị chủ yếu tại công ty Kim Cường
 Phần III: Đề xuất hướng đề tài khóa luận


1
I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp.
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
 Thông tin chung về công ty
Công ty trách nhiệm hữu hạn Kim Cường
Tên giao dịch: KIM CUONG CO.LTD
Mã số thuế: 0700259079
Địa chỉ: Phố Cà, Xã Thanh Nguyên, Huyện Thanh Liêm, Tỉnh Hà Nam
Đại diện pháp luật: Nguyễn Thị Kim
Ngày cấp giấy phép: 17/4/2008, ngày hoạt động: 01/05/2008
Điện thoại: 03513888107

 Quá trình hình thành và phát triển
Được thành lập từ năm 2008 đến nay Kim Cường đã tồn tại từ giai đoạn hình
thành đến phát triển như ngày hôm nay, một số cột mốc quan trọng của công ty là:
- Năm 2008 thành lập công ty và tạo ra hai ngành chủ đạo cho đến giai đoạn hiện
nay chính là buôn bán xăng dầu và chế biến nông sản;
- Sau khi việc kinh doanh ổn định đến tháng 10/2013 doanh nghiệp tiếp tục mở
rộng việc phát triển kinh doanh qua các sản phẩm gỗ, sản xuất hàng tiêu dùng…
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
Với công ty Kim Cường trong hoạt động kinh doanh nhiều loại hình của mình có
thương mại (bán buôn, bán lẻ, có sản xuất, có dịch vụ) thì chức năng và nhiệm vụ
được thể hiện thông qua:
*Về nhiệm vụ của công ty:
- Để đáp ứng nhu cầu thị trường về các sản phẩm phụ tùng ô tô, xe máy, các sản
phẩm gỗ, lương thực, thực phẩm… và đặc biệt là các sản phẩm nhiên liệu cho các hoạt
động khác. Với Kim Cường mặc dù hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác
nhau nhưng cái chính vẫn là đặc thù của một doanh nghiệp thương mại, mặc dù có sản
xuất nhưng tỷ trọng trong tổng các hoạt động kinh doanh vẫn tương đối nhỏ.
- Bên cạnh đó với tư cách là một doanh nghiệp hoạt động trên thị trường công ty
Kim Cường cũng thực hiện đầy đủ các cam kết với khách hàng về sản phấm dịch vụ,
tuân thủ các quy định của pháp luật, bảo vệ môi trường và trật tự an toàn xã hội trong
khu vực mà mình hoạt động.
- Phát triển kinh tế địa phương, từ đó góp phần tăng trưởng kinh tế quốc gia, tạo
công ăn việc làm cho người lao động và đặc biệt là nguồn lao động địa phương.
* Về chức năng của công ty:


2
Với đặc thù kinh doanh của mình doanh nghiệp có những chức năng chính sau đây:
- Duy trì nguồn hàng ổn định, đáp ứng nhu cầu của các cơ sở bán buôn, bán lẻ và
đặc biệt là người tiêu dùng.

- Dự trữ hàng hóa, điều hòa cung cầu trên thị trường, đặc biệt là các nguồn hàng
về nhiên liệu.
1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Là một công ty TNHH, cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp được tổ chức
như sau:

CHỦ TỊCH HĐTV

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐÓC

PHÒNG KINH
DOANH

PHÒNG TÀI
CHÍNH- KẾ
TOÁN

HÀNH
CHÍNHNHÂN SỰ

BỘ PHẬN
SẢN XUẤT

Phòng kinh doanh
Gồm các vị trí như Trưởng phòng kinh doanh, trưởng nhóm kinh doanh, chuyên
viên và các nhân viên tập sự.
Trưởng phòng kinh doanh là người chịu trách nhiệm cho toàn bộ các hoạt động
của phòng kinh doanh, trước ban lãnh đạo của công ty cũng như các nhân viên của

mình như chịu trách nhiệm tìm kiếm nguồn hàng, giao dịch với khách hàng, tổ chức
nhận hàng, bán buôn, bán lẻ, mở rộng thị trường tiêu thụ, xây dựng các chiến lược
phát triển thị trường, kế hoạch về kinh doanh, quản lý hệ thống kênh phân phối, các
cửa hàng đại lý và chịu trách nhiệm về các hoạt động của phòng trước ban giám đốc.
Mục tiêu cuối cùng của họ là tạo ra doanh thu cho công ty, việc doanh thu càng tốt thì
lợi nhuận càng nhiều và càng giúp công ty hoạt động có hiệu quả hơn trên thị trường.
Phòng tài chính- kế toán
Bao gồm các vị trí như: trưởng phòng tài chính- kế toán, Phó trưởng phòng tài
chính kế toán, và các nhân viên tài chính và kế toán khác.


3
Đây là bộ phận có chức năng liên quan đến những hoạt động huy động và sử dụng
các nguồn lực vật chất của doanh nghiệp trong từng kỳ, thực hiện hoạch toán kinh tế trong
tất cả các khâu công việc trong quá trình hoạt động. Sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp
hiệu quả, trên cơ sở đó xây dựng các hoạch toán kế toán cho doanh nghiệp.
Phòng hành chính nhân sự
Bao gồm các vị trí: Trưởng phòng nhân sự, phó trưởng phòng nhân sự và các
nhân viên tuyển dụng.
Cũng giống như với các bộ phận nhân sự ở các công ty khác, hoạt động nhân sự
ở tại mỗi doanh nghiệp có vai trò liên quan đến tuyển dụng, huấn luyện, sử dụng, đãi
ngộ, đánh giá và khuyến khích sự trung thành của người lao động
Bộ phận sản xuất
Bao gồm các vị trí như trưởng phòng sản xuất, phó trưởng phòng sản xuất, và
các nhân viên trong bộ phận sản xuất.
Sản xuất là một bộ phận cấu tạo nên các ngành, lĩnh vực kinh doanh của mình
nên bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp luôn được chú trọng đầu tư, phát triển nhân
sự của bộ phận này. Các sản phẩm sản xuất bao gồm giường, tủ, bàn, ghế, sản phẩm
dệt… Việc sản xuất tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng
là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp có kinh doanh sản xuất.

1.4 Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Doanh nghiệp hiện đang hoạt động kinh doanh trong nhiều ngành kinh doanh
khác nhau nhưng hiện nay công ty đang hoạt động vs ngành chính là:
- Buôn bán nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan
- Sản xuất và chế biến hàng nông sản và động vật sống
- Bán buôn, bán lẻ lương thực thực phẩm
2. Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp
Việc sử dụng lao động như thế nào trong mỗi doanh nghiệp là việt rất cần thiết và
quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Số lượng thế nào là đủ, xác định cơ cấu như thế nào
mới tối ưu để đảm bảo hiệu quả cho doanh nghiệp về chi phí sử dụng cũng như khi
tính đến hiệu suất của công việc tại công ty Kim Cường việc sử dụng lao động được
thể hiện qua những chỉ tiêu cũng như số liệu sau:
2.1 Số lượng, chất lượng lao động của doanh nghiệp.
Theo thống kê của phòng nhân sự, tính đến năm 2017 thì số lượng lao động của
toàn doanh nghiệp là 876 người, trong đó số lượng nhân viên văn phòng chiếm 43%,
số còn lại là công nhân sản xuát, nhân viên bán hàng tài các cửa hàng và chiếm 57%
trên tổng số lượng nhân công.


4
Về chất lượng lao động, từ năm 2008 đến nay, lực lượng lao động của doanh
nghiệp không những tăng lên về số lượng mà chất lượng cũng tăng lên đáng kể trong
đó điển hinh là trình độ cao đẳng, đại học tăng lên đáng kể và được thể hiện thông qua
bảng số liệu sau đây:
Bảng 1.1: Cơ cấu lao động theo trình độ
2014
Trình độ chuyên

Số


2015
Tỷ lệ

Số

Tỷ lệ

Số

(%)

Người

(%)

Người

2016
Tỷ lệ

Người
môn kỹ thuật
1.Không có trình 184

25.77%

185

24.34%


169

19.29%

độ CMKT
2.Sơ cấp/chứng chỉ 124

17.37%

134

17.63%

156

17.8%

nghề ngắn hạn
3.Bằng nghề dài 101

14.14%

98

12.89%

175

19.98%


hạn/ Trung cấp
4.Cao đẳng
5. Đại học trở lên

23.39%
19.33%

178
23.42%
190
21.69%
165
21.72%
186
21.24%
(Nguồn: Phòng Hành Chính- Nhân sự).

167
138

(%)

Tăng dần theo các năm số lượng lao đông được qua bài bản ngày càng tăng, số
liệu thống kê cho thấy từ năm 2017- 2017 số lượng lao động có sự biến động tức tăng
không quá lớn, bởi đây không phải là thời kỳ mà doanh nghiệp có những bước đột phá
mạnh mẽ nhất trong hoạt động kinh doanh của mình nên số lượng lao động có mức
biến động về con số không quá nhiều mà chủ yếu là sự thay đổi trong chất lượng lao
động ngày càng tăng theo mỗi năm, bởi trong khoảng mỗi năm sẽ có lượng lao động
nghỉ việc hay một số lượng nhân viên mới nhất định, đây là lý do để chứng minh việc
biến động số lượng cũng như chất lượng lao động tại doanh nghiệp.

2.2 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp
Việc phân loại lao động trong doanh nghiệp có ý nghĩa lớn trong việc nắm bắt
thông tin về số lượng và thành phần lao động, từ việc phân loại doanh nghiệp có thế
lập dự toán chi phí nhân công trong chi phí sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch quỹ
lương, cũng như các chế độ đãi ngộ, phúc lợi khác, bên cạnh đó còn giúp doanh
nghiệp bố trí công việc phù hợp, cân đối các nguồn lực trong doanh nghiệp hợp lý hơn.


5
Bảng 1.2: Cơ cấu lao động theo tính chất lao động, giới tính, độ tuổi
2014
STT Các chỉ tiêu
1
2

3

4

Số

2015
Tỷ lệ

Số

2016
Tỷ lệ

Số


Tỷ lệ

người (%)
714
100

người (%)
760
100

động
Trực tiếp

509

71.29%

487

64.08% 556

63.47%

-

205

28.71%


273

35.92% 320

36.53%

Tổng số
Theo tính chất lao

Gián Tiếp

Người (%)
876
100

Theo giới tính
-

Nam

500

70.03%

525

69.08% 529

60.39%


-

Nữ

214

29.97%

235

30.92% 347

39.61%

Theo độ tuổi
-

Dưới 30 tuổi

295

41.32%

267

35.13% 271

30.93%

-


Trên 30 tuổi

419

58.68%

493

64.87% 605

69.07%

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự).
Nhận xét:
Tại công ty Kim Cường, cơ cấu lao động được phân loại theo tính chất lao
động, theo giới tính và theo độ tuổi, để dễ dàng hơn trong việc quản lý cho các bộ
phận quản lý khi cần thiết. Thông qua bảng trên ta thấy tỷ lệ nam lao động luôn chiếm
tỷ trọng lớn hơn các nữ lao động do doanh nghiệp chủ yếu kinh doanh các mặt hàng
thích hợp hơn với nam giới như các mặt hàng về xăng dầu, chế biến….Độ tuổi trên 30
chủ yếu là những con người đã gắn bó với doanh nghiệp trong một khoảng thời gian
dài, tay nghề cao, có trình độ chuyên môn và kỹ thuật khá tốt và quan trọng hơn là họ
luôn chú tâm nhiệt huyết với các công việc của doanh nghiệp.
3. Quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Khi quy mô hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn thì lượng vốn
kinh doanh phải ngày càng tăng lên, vốn kinh doanh có thể xuất phát từ nhiều nguồn
thu như từ hoạt động kinh doanh, vốn góp, đầu tư…. từ doanh nghiệp, tại công ty Kim
Cường mức quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện thông qua:



6
3.1 Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 1.3: Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của công ty Kim Cường
Đơn vị: Đồng

2014
Giá trị

Chỉ

Tỷ lệ

2015
Giá trị

2016
Giá trị

Tỷ lệ

Tỷ lệ

(%)

(%)

31.4

14.708.090.676 41.95


9.094.900.157

37.18


Vốn

17.378.213.109 69.6

20.346.654.123 58.05

15.367.156.983

62.82


Tổng

25.352.679.021 100

35.054.744.779 100
24.462.057.140
100
(Nguồn: Phòng tài chính- kế toán).

tiêu
Vốn

7.974.465.912


(%)

Nhận xét: Trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp, tỷ lệ vốn lưu động luôn cao hơn
so với tỷ lệ vốn cố định do doanh nghiệp phải tích đủ một số tiền đủ để đảm bảo cho
các hoạt động kinh doanh hoạt động bình thường, điều đó cho thấy tốc độ vòng quay
của vốn là khá nhanh, hiệu quả sử dụng vốn tốt, công ty kinh doanh tương đối hiệu quả
trong bối cảnh kinh tế. Nhưng trong giai đoạn 2015-2016 thì số vốn lại giảm hơn 9 tỷ
đồng, đây là năm khó khăn của doanh nghiệp.
3.2 Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 1.4: Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty Kim Cường
Đơn vị: Đồng

2014
Chỉ tiêu

Số tiền

2015

2016

Tỷ lệ Số tiền

Tỷ lệ Số tiền

Tỷ lệ

(%)

(%)


(%)

1.Nợ
phải trả
Nợ ngắn
hạn
20.347.248.763 80.27
Nợ dài

29.662.467.211 84.62

19.036.345.909 77.82

hạn
2.Vốn

0
5.005.430.258

0
5.392.277.568

0
5.425.711.231

CSH
3.Tổng

25.352.679.021 100


0
19.73

0
15.38

0
22.18

35.054.744.779 100
24.462.057.140 100
(Nguồn: Phòng tài chính- Kế toán)

Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy được trong cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của
doanh nghiệp thì nguồn từ việc vay ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn
kinh doanh của doanh nghiệp, khi chiếm lên tới trung bình xấp xỉ 80% đặc biệt trong


7
năm 2015 số vốn vay ngắn hạn lên tới 84.62%, nhưng doanh nghiệp lại không phải
vay vốn dài hạn điều đó nói lên rằng công ty thường xoay vốn vòng kinh doanh bằng
cách vay sau đó trả lại.
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảng 1.5 : Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Đơn vị: đồng

STT
Chỉ tiêu
1

Doanh thu thuần về bán
2

hàng và cung cấp DV
Lợi nhuận gộp về BH và

3

cung cấp dịch vụ
Lợi nhuận thuần từ hoạt

4

động kinh doanh
Lợi nhuận khác

5

Tổng lợi nhuận kế toán

6

trước thuế
Lợi nhuận
TNDN

sau

thuế


2014

2015

2016

90.327.412.675

89.645.512.923 126.852.944.662

2.312.342.908

3.039.336.793

6.506.644.900

128.312.905

136.665.561

142.667.295

(1.002.456)

(4.003.659)

(99.803.625)

127.310.449


132.661.902

42.863.670

101.848.359

103.476.284

33.433.663

(Nguồn: Phòng tài chính- kế toán)
Nhận xét: Từ bảng trên ta thấy được kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, năm 2015 tạo ra lợi nhuận cao nhất hơn 103 triệu đồng, và năm 2016 lại có sự
sụt giảm hơn 70 triệu đồng lợi nhuận, Việc sụt giảm là do nhiều nguyên nhân, ảnh
hưởng từ môi trường kinh doanh khi năm 2016 việc kinh doanh trên thị trường của
doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn cũng như trong giai đoạn này doanh nghiệp phái
đầu tư tiền cho việc mua trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu.


8
II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI
CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU
CỦA DOANH NGHIỆP
1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị và hoạt động quản trị chung của
doanh nghiệp
Quản trị trong doanh nghiệp là những cách thức, những thủ đoạn để đưa một tổ
chức với những nguồn lực hữu hạn đạt đến một mục tiêu được đề ra của tổ chức đó.
Trong mỗi tổ chức vai trò của quản trị là giúp doanh nghiệp đạt đến mục tiêu chung,
giúp phát huy nguồn lực có giới hạn và phát huy năng lực của mỗi cá nhân để giúp
công ty phát triển thành công hơn trong hiện tại và cả tương lai. Các chức năng quản

trị là những nhiệm vụ quản lý chung, cần phải được thể hiện trong tất cả các tổ chức
kinh doanh sản xuất bao gồm các chức năng hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát.
Tại công ty Kim Cường qua quá trình làm việc ở đây tôi thấy được các chức năng
quản trị được thực hiện như sau:
1.1 Chức năng hoạch định
Trong mỗi doanh nghiệp hiện nay, chức năng hoạch định đóng vai trò nòng cốt,
nền tảng của quản trị. Tại Kim Cường việc hoạch định các mục tiêu và mục đích trong
tương lai, cũng như cái cách thức để đạt được những mục tiêu đó luôn được ban lãnh
đạo đặc biệt là lãnh đạo cấp cao đề cao và chú trọng. Cũng giống như cái cách thức cơ
bản tiến hành việc hoạch định, Ban lãnh đạo mà ở đây là nhà quản trị cấp cao tổ chức
thiết lập các mục tiêu trong dài dạn 3-5 năm, sắp xếp các nguồn lực sao cho nó phù
hợp để phát huy tối đa hiệu quả cho hoạt động kinh doanh. Từ đó ra quyết định trong
điều kiện môi trường biến động từ đó doanh nghiệp lựa chọn phương án hành động
hợp lý nhất phù hợp với doanh nghiệp nhất. Ví dụ trong thời gian gần đây doanh
nghiệp đã đặt mục tiêu tăng 15% lợi nhuận cho năm tiếp theo, để củng cố hoạt động
kinh doanh và yêu cầu phát triển trên thị trường.
Mặc dù công ty chú trọng vào công tác hoạch định nhưng ta biết rằng đây là một
chức năng quản trị để đạt được thành công thực sự là rất khó khăn vì vậy mà theo biến
động của môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp thường xuyên phải thay đổi mục
tiêu hoạt động của mình. Bên cạnh đó công tác hoạch định chiến lược đế từ đội ngũ
cấp cao (Tổng giám đốc, ban giám đốc..) cũng xảy ra một số khó khăn do cách thức
giao tiếp chưa hiệu quả, chưa nắm bắt bao quát được tổng quát tình hình kinh doanh
trên thị trường, thiếu công tác nghiên cứu thị trường cũng như dự báo vì thế doanh
nghiệp đã bỏ lỡ đi nhiều ngách thị trường tiềm năng, việc kinh doanh quá nhiều mặt
hàng cũng làm cho doanh nghiệp thiếu đi một sự định hướng cụ thể và rõ ràng.


9
1.2 Chức năng tổ chức
Sau khi có một cơ cấu hoạch định hợp lý và phù hợp với doanh nghiệp, chức

năng tổ chức cho phép doanh nghiệp hoàn thiện đưa những ý tưởng định hướng trên
giấy để tổ chức thực hiện các kế hoạch, các mục tiêu chung đã đề ra. Tại công ty Kim
Cường chức năng tổ chức được thể hiện thông qua việc tổ chức nên doanh nghiệp bao
gồm con người, tài sản để đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết của công việc. Chức năng
quản lý chung cấp cao sẽ do giám đốc và tổng giám đốc chịu trách nhiệm chung, dưới
mô hình công ty được tổ chức dưới dạng công ty trách nhiệm chung, và được tổ chức
thành các phòng như phòng hành chính nhân sự, phòng tài chính-kế toán, phòng kinh
doanh và bộ phận sản xuất. Mỗi phòng đảm nhiệm những vai trò khác nhau để đảm
bảo rằng những bộ phận, những phòng này sẽ đảm bảo được duy trì được hiệu quả tối
ưu của hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó cũng phát sinh một số hạn chế như giữa các
bộ phận sự liên kết với nhau còn tồn tại nhiều vấn đề khác nhau như việc phân bổ
nguồn lực giữa các bộ phận, sự liên kết để giải quyết vấn đề khi có vấn đề xảy ra
thường kém, thường ở đây là việc xảy ra tại bộ phận nào thì bộ phận ấy tìm cách giải
quyết chứ không phải là chú ý đến bản chất vấn đề là như thế nào, điều này gây ra
những trở ngại nhất định trong quá trình quản trị.
1.3 Chức năng lãnh đạo
Lãnh đạo tại doanh nghiệp luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho nhân viên của
mình được làm việc tốt hơn đó là môi trường làm việc, bầu không khí làm việc cũng
như các chế độ lương thưởng hấp dẫn để khuyến khích mọi người làm việc tốt hơn, đạt
hiệu quả và năng suất cao nhất. Tuy nhiên hạn chế là việc lãnh đạo, tổ chức còn chồng
chéo giữa các phòng ban, bộ phận.
1.4 Chức năng kiểm soát
Kiểm soát là 1 công việc rất cần thiết để giám sát công việc. Hàng tuần công ty
đều có các buổi họp nhằm báo cáo tình hình sản xuất và kinh doanh của công ty. Từ đó
đề ra các phương án và kế hoạch kinh doanh phù hợp. Giám sát chặt chẽ sản phẩm
kinh doanh của doanh nghiệp cả các sản phẩm thương mại và các sản phẩm sản xuất
để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vấn đề kiểm soát nội bộ vẫn chưa thực sự hiệu quả, vẫn
còn nhiều phòng ban hoạt động chưa hiệu quả. Sự phối hợp giữa các phòng ban chưa
thực sự tốt, nhiều khi gây mâu thuẫn trong hoạt động, giảm chất lượng hoạt động.

1.5 Vấn đề thu thập thông tin và ra quyết định
Hiện nay vấn đề thu thập thông tin là điều cốt yếu của một doanh nghiệp nó sẽ
quyết định rất lớn tới việc một doanh nghiệp có thành công hay không và càng cần hơn


10
khi trong bối cảnh thị trường nhiều biến động như hiện nay. Hầu như việc kinh doanh
của Kim Cường khá theo “bản năng” dựa trên vốn, nhu cầu có là họ sẽ tiến hành việc
kinh doanh vì thế sẽ thiếu đi một chiều sâu rõ ràng trong hoạt động của mình cho việc
xác định ngành nòng cốt, ngành của tương lai vì thế sẽ thiếu đi một tư duy cho hoạt
động hoạch định chiến lược đúng đắn và thành công.
2. Công tác quản trị chiến lược của doanh nghiệp
2.1 Công tác phân tích tình thế môi trường chiến lược
2.1.1Phân tích môi trường bên ngoài
Đây là yếu tố của môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp không thể tác động
được mà phải tìm cách hòa nhập với nó. Bao gồm môi trường vĩ mô và vi mô.
- Môi trường vĩ mô gồm kinh tế, văn hóa- xã hội, chính trị- pháp luật, tự nhiên
- Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố như nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ
cạnh tranh…
 Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gồm:
mức lãi suất, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lạm phát, tỷ giá hối đoái… Trong
những năm gần đây tại Việt Nam nền kinh tế có sự tăng trưởng ổn định (~6%), là môi
trường lý tưởng cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, nhờ thế mà các lĩnh vực
hoạt động của doanh nghiệp được hoạt động tương đối ổn định, bên cạnh đó cung phải
kể đến sự nỗ lực của ban quản trị để thích nghi nếu có sự thay đổi nào từ môi trường.
 Môi trường chính trị - pháp luật
Chính trị - pháp luật sẽ kích cầu việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhờ
những chính sách hỗ trợ của chính phủ doanh nghiệp sẽ tận dụng cho hoạt động kinh
doanh của mình. Hiện nay đảng và chính phủ rất quan tâm tới việc phát triển kinh tế,

thúc đẩy, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến trong việc kinh doanh của mình. Vì
thế đây là thời cơ là cơ hội cho công ty nắm bắt được và tận dụng để đi đến thành
công.
 Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, tài
nguyên… nó ảnh hưởng thế nào đến việc kinh doanh của doanh nghiệp. Tại khu vực là
trụ sở cho hoạt động kinh doanh chính - Hà Nam, đây là một vùng đất có khí hậu cũng
như vị trí địa lý khá thuận lợi cho việc phát triển của doanh nghiệp.
 Nhà cung cấp
Do đặc thù của hoạt động kinh doanh xăng dầu, bán buôn, bán lẻ, sản xuất nên


11
Kim Cưòng duy trì rất tốt mối quan hệ với các nhà cung cấp của mình để luôn đảm
bảo tối ưu mức hàng hóa bán ra cũng như mức dự trữ hợp lý, đảm bảo tối ưu hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp nên tạo được sự ổn định về nguồn hàng thương
mại cũng như việc sản xuất.
 Khách hàng
Khách hàng chủ yếu của Kim Cường hầu hết là người tiêu dùng cuối cùng cũng
như một số khách hàng bán buôn, và các doanh nghiệp trong và ngoài nước khác. Tại
đây dịch vụ san bán đưa tới cho khách hàng luôn là tốt nhất và cũng là cách để duy trì
sự trung thành của doanh nghiệp tới với khách hàng của mình và được đón nhận rất
tích cực từ phía khách hàng. Tỷ lệ khách hàng trung thành và quay trở lại lần thứ 2 của
doanh nghiệp khá cao, và đây là một dấu hiệu tốt cho công tác kinh doanh .
 Đối thủ cạnh tranh
Hoạt động chính được kinh doanh tại Hà Nam, một vùng đất không có quá nhiều
đối thủ cạnh tranh quá mạnh nhưng nếu tính đến việc cạnh tranh trong ngành của mình
thì rất nhiều đặc biệt là trong ngành xăng dầu mà tiêu biểu là Petrolimex, PV Gas… vì
thế mà doanh nghiệp mở rộng rất nhiều ngành kinh doanh khác nhau để tối đa hóa
được việc phát triển kinh doanh của mình.

2.1.2 Phân tích môi trường bên trong
Môi trường bên trong là những nội lực của doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu thị
trường, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bao gồm vốn, nhân lực, cơ sở vật
chất, mạng lưới phân phối, cơ sở vật chất …
 Vốn
Quy mô vốn ở mức trung bình, nên khi triển khai bất cứ một dự án kinh doanh
nào cũng như hoạt động lớn thì doanh nghiệp luôn gặp những vấn đề nhất định. TRong
những năm gần đây doanh nghiệp đã tích cực thu hút vốn đầu tư để mở rộng hơn cho
các hoạt động được diễn ra thuận lợi hơn.
 Nguồn nhân lực
Năng lực của đội ngũ lao động là một vấn đề nên được quan tâm đặc biệt tại đậy,
bởi vì theo sự cảm nhận thì chất lượng đội ngũ vẫn còn khá non trẻ trong tư duy và
năng lực, vì thế gây ra rất nhiều hạn chế cho doanh nghiệp khi mở rộng quy mô hay
một tầm nhìn về tư duy chiến lược bài bản.
 Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất đang ngày càng được tốt lên và doanh nghiệp cũng rất tích cực trong
việc đầu tư các trang thiết bị kinh doanh của mình như xe vận tải, các trang thiết bị sản xuất,


12
đồ dùng văn phòng để đảm bảo tốt nhất cho hiệu quả phát triển doanh nghiệp.


13
2.2 Công tác nhận diện và phát triển lợi thế cạnh tranh
Thường thì doanh nghiệp có hai nguồn chính để phát triển lợi thế cạnh tranh đó
là chi phí thấp và khác biệt hóa thì lợi thế cạnh tranh của công ty Kim Cường chính là
sản xuất cũng như thương mại các sản phẩm có chất lượng cao, an toàn, hợp lý tới tay
người tiêu dùng. Bên cạnh đó công ty cũng được đánh giá cao về tính mẫu mã, sự sáng
tạo từ các sản phẩm do công ty sản xuất vì vậy đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao

của người tiêu dùng. Tuy nhiên những lợi thế cạnh tranh đó chưa tạo được sức bật
mạnh mẽ nhất cho con đường phát triển kinh doanh của doanh nghiệp vì vậy đây là
vấn đề rất đáng được quan tâm tới ban lãnh đạo của công ty. Hiện nay công ty đang rất
tập trung cho công tác này đầu tư nhiều hơn cho đội ngũ bán hàng để nâng cao dịch vụ
sau bán, từ đó tạo được tổng thể chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt và giữ chân được
khách hàng.
2.3 Công tác hoạch định và triển khai chiến lược.
Với công tác hoạch định chiến lược hiện nay do bộ phận quản trị cấp cao tiến
hành (tổng giám đốc và giám đốc) và sựu hỗ trợ từ các trưởng phòng, giám đốc bộ
phận trong doanh nghiệp. Hiện nay trong giai đoạn nay doanh nghiệp đang tích cực lên
kế hoạch chi tiết cho năm 2018 với hàng loạt sự thay đổi trong môi trường kinh doanh
tại Việt Nam.
Trong vấn đề triển khai chiến lược thì hiện nay chiến lược mà công ty đang theo
đuổi là chiến lược phát triển thị trường , bắng cách xúc tiến và mở rộng với khách
hàng hiện tại với các sản phẩm của doanh nghiệp từ đó mở rộng được thị trường, tăng
thêm thị phần cũng như lượng khách hàng. Để triển khai được chiến lược này doanh
nghiệp đang tích cực sử dụng các chính sách khuyến mãi, đa dạng hóa kênh phân phối,
nghiên cứu các thị trường mới khác.
2.4 Đánh giá khái quát năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Thành công: Để duy trì và phát triển đến ngày hôm nay có thể nói năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp khá tốt, được người tiêu dùng biết đến và đón nhận nó.
Hạn chế: Doanh nghiệp đang hoạt động trong rất nhiều ngành kinh doanh, mà
trong thời thế khó khăn này nếu không có một điểm tựa đắc lựa sẽ rất khó cho doanh
nghiệp để duy trì thành công trên thị trường.
3.Công tác quản trị tác nghiệp của doanh nghiệp
3.1 Quản trị mua
Công tác quản trị mua được tiến hành để mua nguyên vật liệu để sản xuất hàng
hóa, cũng như mua hàng hóa để mua bán cho khách hàng. Hiện nay hoạt động này
đang do bộ phận kinh doanh đảm nhiệm. Tùy thuộc vào khả năng bán ra từ các chu kỳ



14
kinh doanh trước doanh nghiệp sẽ tiến hành mua như thế nòa cho hợp lý, thường là
chu kỳ 2-4 tháng doanh nghiệp sẽ mua hàng. Điều khó khăn ở đây là do đặc thù của
sản phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp thường khó quản lý được việc mua hàng, bên
cạnh đó còn là cơ sở vật chất chưa đủ đế đáp ứng những nguồn hàng lớn cũng như chi
phí cho việc mua hàng, bảo quản hàng hóa khá tốn kém.
3.2 Quản trị bán
Bán hàng để tạo doanh thu, việc bán hàng như thế nào thể hiện hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Việc thương mại hóa các sản phẩm cũng như sản xuất hàng
hóa ra để bán tại Kim Cường được thực hiện qua bộ phận kinh doanh, đây là bộ phận
phải hoạt động nhiều nhất cho doanh nghiệp, bán rất nhiều mặt hàng. Tuy nhiên chúng
ta biết rằng trên thị trường hiện nay vấn đề bán hàng như thế nào đang rất được các
doanh nghiệp quan tam và đổi mới các cách để thu hút khách hàng vè, Vì vậy tại Kim
Cường nên tổ chức lại đội ngũ bán hàng hiệu quả hơn đặc biệt là sự liên kết giữa các
thành viên trong nhóm làm việc của mình.
3.3 Quản trị dự trữ hàng hóa
Việc dự trữ hàng hóa như thế nào cho hợp lý là điều rất quan trọng với mỗi
doanh nghiệp, dự trữ để đáp ứng nhu cầu bán ra, không làm mất khách hàng. Tại công
ty doanh nghiệp đang từng ngày hoàn thiện cơ sở vật chất về vấn đề kho bãi, phương
pháp bảo quản và đầu tư cho hệ thống để dự trữ hàng hóa tốt hơn, khi quy mô của
doanh nghiệp ngày một tốt lên và rộng hơn.
3.4 Quản trị cung ứng dịch vụ thương mại.
Giống như xu thế hiện nay, Kim Cường cũng rất quan tâm đến việc cung ứng
dịch vụ cho khách hàng, nhưng điểm thiếu một chút của công ty chính là năng lực đội
ngũ nhân viên. Vì những nguyên nhân như không tuyển dụng được đội gũ đáp ứng
được yêu cầu cũng như chi phí cho công tác nhân sự vẫn còn hạn chế điều đó làm trở
ngại công tác kinh doanh của doanh nghiệp.
4.Công tác quản trị nhân lực của doanh nghiệp
4.1 Phân tích công việc, bố trí và sử dụng nhân lực

Người trực tiếp tham gia phân tích công việc là trưởng các bộ phận và chuyên
viên đào tạo của bộ phận hành chính - nhân sự. Phương pháp được sử dụng để thu
thập thông tin là phương pháp quan sát – trao đổi và phương pháp phỏng vấn. Quá
trình phân tích công việc được tiến hành trong 2 tháng với 3 bản: mô tả công việc; tiêu
chuẩn thực hiện công việc; tiêu chuẩn đối với người thực hiện công việc cho từng vị trí
chức danh công việc
Bố trí và sử dụng nhân lực tùy theo năng lực, kinh nghiệm cũng như nguyện
vọng của mỗi con người trong doanh nghiệp để phát huy hết khả năng của họ,


15
4.2 Tuyển dụng nhân lực
Công tác tuyển dụng nhân lực được công ty xây dựng theo một quy trình cụ thể,
đảm bảo tuyển được các lao động phù hợp nhất với doanh nghiệp. Các nhân viên sau
khi trúng tuyển sẽ được công ty tiến hành đào tạo lại nhằm phù hợp với tình hình hoạt
động của công ty. Ngoài ra công ty cũng thường xuyên tiến hành đánh giá năng lực
làm việc của nhân viên trên cơ sở công việc của họ từ đó có các quyết định trong bố
trí, đào tạo và sử dụng lao động một cách hợp lý. Tuy nhiên công tác tuyển dụng của
doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do sự tiếp cận thông tin của nguồn ứng viên cũng
như các điều kiện khác
4.3 Đào tạo và phát triển nhân lực
Căn cứ vào bản phân tích nhu cầu đào tạo, Phòng hành chính nhân sự lập Kế
hoạch đào tạo – bồi dưỡng cán bộ cho năm kế tiếp.
Trong quá trình thực hiện, nếu thấy cần thiết phải sửa đổi lại Kế hoạch đào tạo
cho phù hợp với tình hình thực tế, Phòng hành chính nhân sự sẽ phối hợp cùng với các
Trưởng bộ phận thực hiện hoặc Trưởng bộ phận gửi nhu cầu đào tạo của bộ phận mình
về Phòng hành chính nhân sự xem xét trước khi lập kế hoạch.
Công ty có 2 hình thức đào tạo tại doanh nghiệp chủ yếu là nhân viên cũ kèm
nhân viên mới và gửi đi đào tạo ở bên ngoài doanh nghiêp (đào tạo chuyên sâu), ở các
tổ chức hoặc doanh nghiệp khác áp dụng khi doanh nghiệp nhập thêm những máy móc

thiết bị hiện đại mà đội ngũ nhân lực hiện tại chưa đủ trình độ để vận hành.
4.4 Đánh giá và đãi ngộ nhân lực
Nhìn chung đa số nhân viên trong công ty đều hài lòng với công việc cũng như
các chính sách đãi ngộ nhân sự của công ty đang thực hiện (tiền lương, khen thưởng,
các khoản phúc lợi,…hay các chương tham quan du lịch, chương trình tình nguyện,
thăm hỏi gia đình nhân viên,…). Đây là sự lỗ lực cố gắng hết mình của Ban giám đốc
công ty cũng như các nhân toàn thể nhân viên công ty. Tuy nhiên, do Công ty Kim
Cường là một công ty vừa nên chính sách đãi ngộ không được như các công ty lớn, do
đó công ty rất khó có thể thu hút được các nhân viên có trình độ chuyên môn cao,
nhiều kinh nghiệm, đây cũng là thách thức đối với công ty.
5. Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro của doanh nghiệp
5.1 Quản trị dự án
Công tác quản trị dự án do phòng kinh doanh thực hiện. Họ xây dựng kế hoạch
và nhận được sự phê chuẩn của giám đốc, tổ chức triển khai kế hoạch trong thực tế
tiếp tục thảo hợp đồng. Hiện nay trong thời gian tới doanh nghiệp chưa đi đến các
quyết định sẽ thực hiện dự án nào, tất cả các dự án đếu đang trong vòng thương quyêt


16
đàm phán. Nhưng để đánh giá về chất lượng các dự án của công ty thực hiện đều khá
tốt bởi sự chuẩn bị đầu tư kỹ lưỡng của mình
5.2 Quản trị rủi ro
Kinh doanh trong môi trường đầy biến động như hiện nay đồi hỏi tất cả công
công ty đều phải quan tâm chú trọng đến công tác quản trị rủi ro. Công ty Kim cường
cũng như vậy, công ty đã chú trọng công tác nghiên cứu thị trường để đưa ra các chiến
lược kinh doanh phù hợp, không chỉ vậy công ty còn nghiên cứu tới tình hình kinh
doanh sản xuất của nhà cung ứng nhằm kịp thời xử lý các tình huống bất ngờ. Ngoài ra
công ty cũng nghiên cứu các chính sách pháp luật và quy định của nhà nước trong lĩnh
vực kinh doanh. Công ty cũng thường xuyên tiến hành công tác phân tích, nhận định
các biến động và nguy cơ có thể gây ra các tổn thất cho doanh nghiệp trong quá trình

kinh doanh.
Tuy nhiên công ty vẫn còn một số hạn chế như chưa có quỹ dự phòng rủi ro, khi
rủi ro xảy ra nhà quản trị trực tiếp đưa ra các biện pháp khắc phục mà chưa có kế
hoạch cụ thể.
III. ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
1. Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty Kim Cường
2. Hoàn thiện công tác quản trị chiến lược tại công ty Kim Cường
3. Hoàn thiện các chức năng và hoạt động quản trị chung của công ty Kim
Cường.



×