Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Báo cáo thực tập khoa Marketing Công ty cổ phần phát triển công nghệ đông nam dược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.86 KB, 15 trang )

Đại học Thương Mại

447_50T5_Nguyễn Thanh Vân _ 14D220346
MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

1


Đại học Thương Mại

447_50T5_Nguyễn Thanh Vân _ 14D220346

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT
TRIỂN CÔNG NGHỆ ĐÔNG NAM DƯỢC
-

Sự hình thành và phát triển của công ty
Tên công ty: Công ty cổ phần phát triển công nghệ Đông Nam Dược
Địa chỉ: Số 7/71 Đường Hoàng Văn Thái, Phường Khương Mai, Quận

-

Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Mã số thuế: 0107337905
Người đại diện: Nguyễn Thị Tường An
Điện thoại: 098888838
Ngày hoạt động: 28/02/2015
Loại hình tổ chức kinh doanh: Công ty cổ phần
Vốn điều lệ của công ty là: 3.700.000 tỷ


Logo:

1.1.

Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Công ty CP PTCN Đông Nam Dược đăng ký kinh doanh vào ngày
28 tháng 02 năm 2015 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội
cấp. Đến nay, công ty CP PTCN Đông Nam Dược đã nhanh chóng có
chỗ đứng trong ngành dược phẩm Việt Nam. Công ty luôn quan tâm
đến hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ, cung ứng
thuốc kịp thời cho các cơ sở y tế. Hiện nay các sản phẩm của công
ty ngày càng ổn định và có uy tín trên thị trường trong và ngoài
nước. Công ty đã mở được một mạng lưới đại lý tại các khu vực
trong Hà Nội và Hồ Chí Minh, các nhân viên tiếp thị còn đến cơ sở y
tế để bán và giới thiệu thuốc tới tận tay người tiêu dùng không qua
trung gian.
1.2.
Cơ cấu tổ chức, quản lý
1.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty

Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của công ty CP PTCN

Đông Nam Dược

2


Đại học Thương Mại

447_50T5_Nguyễn Thanh Vân _ 14D220346


Nguồn: Phòng hành chính

-

Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận:
Đứng đầu công ty là chủ tịch hội đồng quản trị là người đại diện
pháp luật, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh

-

doanh.
Giám đốc: Phụ trách chung, trực tiếp nắm bắt tình hình kinh doanh,
đề ra các kế hoạch, giao nhiệm vụ cho cấp dưới và trực tiếp kiểm
tra việc thực hiện. Giám đốc trực tiếp quản lý các phòng ban chức

-

năng.
Phòng kinh doanh: Đưa ra các kế hoạch kinh doanh trong ngắn hạn
và dài hạn, cân đối lực lượng hàng hóa và có kế hoạch điều hòa hợp
lý trong sản xuất, lưu thông góp phần bình ổn thị trường đạt hiệu

-

quả trong kinh doanh công ty.
Phòng Marketing: Thiết kế ý tưởng quảng cáo sản phẩm, quảng bá
thương hiệu, tổ chức, lên kế hoạch và thực hiện các kế hoạch
Marketing của công ty. Phối hợp với phòng kinh doanh nghiên cứu
cung cầu thị trường để đưa ra các kế hoạch kinh doanh hiệu quả.


-

Xây dựng thương hiệu ngày càng có uy tín trong nước.
Phòng nhân sự: Quản lý về nguồn nhân sự, tham mưu các vấn đề về
tuyển dụng, đào tạo, xây dựng phương án trả lương, đảm bảo chế
độ, chính sách cho người lao động theo quy định.
3


Đại học Thương Mại

447_50T5_Nguyễn Thanh Vân _ 14D220346

-

Phòng tài chính- kế toán: quản lý tài chính của công ty và tổ chức

-

thực hiện công tác kế toán.
Phòng vật tư- kho: Quản lý dây chuyền cung ứng và kho vận nhằm
thỏa mãn khách hàng nội bộ và bên ngoai công ty thông qua việc

đạt được các mục tiêu đề ra
- Phòng kỹ thuật: Nơi nghiên cứu và phát triển những bài thuốc quý.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức của bộ phận Marketing chi nhánh Hoàng
Quốc Việt
Hình 1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ phận Marketing chi nhánh
Hoàng Quốc Việt


Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận:
-

Trưởng phòng Marketing: Chịu trách nhiệm hoạt động Marketing của
chi nhánh, đưa ra định hướng chung cho bộ phận, quản lý nhân sự






1.3.

trong bộ phận.
Nhóm trưởng: Phân công và quản lý nhiệm vụ cho các thành viên
trong nhôm, giám sát chất lượng và hiệu suất làm việc.
Nhân viên: Thực hiện nhiệm vụ trong kế hoạch.
Tổng số nhân sự phòng Marketing: 12 người
Trưởng phòng: 1 người
Trưởng nhôm: 2 người
Nhân viên chính thức: 7
Nhân viên thực tập: 2
Toàn bộ 100% nhân viên có trình độ đại học
Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty
4


Đại học Thương Mại


447_50T5_Nguyễn Thanh Vân _ 14D220346

Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty đăng ký lĩnh
vực hoạt động chủ yếu sau:

1.4.

-

Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu (Ngành chính);
Bán đồ dùng khác cho gia đình;
Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng khác;
Bán buôn tổng hợp;
Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các

-

cửa hàng chuyên doanh;
Trồng cây gia vị, cây dược liệu;
Dịch vụ đóng gói;
Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm
vệ sinh.
Một số kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu của chi nhánh
Hoàng Quốc Việt
Bảng 1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (2015-2017)
(Đơn vị tinh: triệu đồng)
Năm

20162015

2015

2016

% tăng

2017 –
2016

% tăng

2017
Chênh
lệch

Chỉ tiêu

Chênh
lệch

Doanh thu

13,351,670

17,527,505

21,976,512

4,175,835


31,27%

4,449,007

25,38%

Chi phí

8,028,585

8,522,652

9,967,152

494,067

6,15%

1,444,500

16,94%

Lợi nhuận

5,323,085

9,004,853

12,009,360


3,681,768

69,16%

3,004,507

33,36%

Nguồn: Phòng kế toán
Được thành lập vào năm 2015, thời điểm kinh tế thị trường
đang dần ổn định và có những bước phát triển hội nhập với quốc tế.
Với nỗ lực không ngừng, công ty đã có bước khởi đầu thuận lợi và
đang dần khẳng định vị trí của mình
Lợi nhuận của công ty phát triển không ổn định. Năm 2016 so với năm 2015 có
sự phát triển vượt bậc, mặc dù chi phí chỉ tăng 6,15% nhưng lợi nhuận lại tăng đến
69,16%. Mặc dù vậy năm 2017 chi phí tăng lên so với năm 2016 là 16,94% (rất nhiều
so với 2015) nhưng lợi nhuận lại chỉ tăng 33,36%. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh
doanh đang chững lại, do nhiều yếu tố từ bản thân doanh nghiệp cũng như từ thị
trường tuy nhiên doanh nghiệp cần có sự cố gắng hơn nữa.
PHẦN 2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ KINH DOANH CỦA CÔNG
TY
5


Đại học Thương Mại

447_50T5_Nguyễn Thanh Vân _ 14D220346

CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ ĐÔNG NAM DƯỢC
2.1. Ảnh hưởng của nhân tố vĩ mô, ngành tới hoạt động

kinh doanh của công ty CP PTCN Đông Nam Dược
2.1.1. Môi trường vĩ mô
Môi trường kinh tế
Tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta năm 2015 đạt 6,68% và
đưa Việt Nam trở thành nước có tốc độ tăng trưởng GDP cao so với
thế giới. Tuy nhiên đến năm 2016 mức tăng trưởng kinh tế của nước
ta là 6,21% giảm hơn so với năm trước 0,47%, có dấu hiệu chững lại
tuy nhiên vẫn được đánh giá là mức tăng trưởng chấp nhận được
trong bối cảnh kinh tế năm 2016. Vì vậy năm 2017 là năm được
đánh giá là một năm mà các doanh nghiệp cần có những bước đi
chắc chắn và cân nhắc hơn. Nắm bắt được tình hình đó thì công ty
đã có những tính toán hợp lý thể hiện ở tình hình hoạt động của
công ty trong năm 2017 đã có sự ổn định trở lại và phát triển. Hiện
nay, quá trình hội nhập vẫn đang được thúc đẩy mạnh mẽ sẽ tạo
nhiều cơ hội trong việc phát triển, bên cạnh đó là những thách thức
khi có nhiều đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài.
Môi trường chính trị- pháp luật
Việt Nam là một trong những nước có môi trường chính trị ổn
định. Sự ổn định về chính sách và đường lối đã tạo điều kiện tốt cho
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước
nói chung, các doanh nghiệp trong ngành dược nói riêng. Các cơ
quan quản lý thị trường dược phẩm Việt Nam: Bộ Y tế Việt Nam, Cục
quản lý dược, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính,
Cục quản lý giá Bộ Tài Chính.
Theo quyết định số 12/2007/QĐ-BYT ban hành nguyên tắc
“Thực hành tốt phân phối thuốc- GDP”. Mục đích để đảm bảo cung
cấp thuốc có chất lượng cao đến tay người sử dụng thông qua các
yêu cầu cần thiết cho việc vận chuyển, bảo quản, phân phối thuốc
để đảm bảo việc cung cấp thuốc đến tay người tiêu dùng một cách
kịp thởi, đầy đủ và đảm bảo chất lượng.

Môi trường văn hóa- xã hội

6


Đại học Thương Mại

447_50T5_Nguyễn Thanh Vân _ 14D220346

Yếu tố văn hóa- xã hội có ảnh hưởng rất lớn tới nhận thức, tư
duy, thái độ và hành vi của tập khách hàng mục tiêu. Đặc biệt với
sản phẩm là thuốc đông y. Người dân Việt Nam mang nặng tính
truyền thống, tuy nhiên vẫn tiếp thu tinh hoa của văn hóa nhân loại,
hội nhập với sự phát triển của thời đại. Lợi thế của công ty là sản
xuất các sản phẩm về đông y theo công nghệ hiện đại, điều này đáp
ứng đúng nhu cầu của người tiêu dùng. Việc nắm bắt rõ được yếu tố
văn hóa sẽ giúp cho công ty có hướng đi đúng đắn nhằm mang lại
hiệu quả cao.
2.1.2. Môi trường ngành
Khách hàng
Việt Nam có dân số đông, khoảng 95 triệu người, với hơn 90%
dân số ở độ tuổi lao động nên nhu cầu về thuốc chữa bệnh là rất
lớn. Ngoài ra, mức sống của người dân ngày càng tăng nên nhu cầu
với các loại thuốc vitamin, thực phẩm chức năng là vô cùng cần
thiết. Phần lớn người tiêu dùng Việt Nam có thói quen dùng thuốc
không cần kê toa của bác sĩ đối với các bệnh thông thường, nắm
được thói quen này công ty chú trọng tới hệ thống phân phối trực
tiếp, quan hệ khách hàng, dịch vụ khách hàng. Theo thống kê của
bộ phận kinh doanh, số lượng khách mua hàng lên đến gần 2000
khách hàng mới của chi nhánh Hoàng Quốc Việt trong năm vừa qua.

Nhu cầu, mong muốn của khách hàng ngày càng khắt khe hơn vì
vậy công ty phải có những chính sách chăm sóc khách hàng hấp
dẫn hơn để thu hút những khách hàng mới và trung thành.
-Nhà cung ứng
Nhà cung ứng chủ yếu về vốn của công ty là các cổ đông, các
ngàn hàng như: BIDV, Sacombank,… Về nguyên vật liệu cho sản
xuất chủ yếu là các cây thuốc đông y từ những vùng trồng như Lạng
Sơn, Lào Cai,… ngoài ra còn có những nguyên liệu nhập khẩu từ
Trung Quốc và Ấn Độ.
Đối thủ cạnh tranh
Dược phẩm là một ngành mang lại nhiều lợi nhuận tuy nhiên
cạnh tranh cũng rất gay gắt và khốc liệt. Các đối thủ cạnh tranh
luôn thay đổi công nghệ mới, cách thức tiếp cận khách hàng, cách
tư duy trong kinh doanh. Một số đối thủ cạnh tranh hiện tại của
7


Đại học Thương Mại

447_50T5_Nguyễn Thanh Vân _ 14D220346

công ty có thể kể đến như: Dược phẩm Traphaco, y dược Bảo Long,
dược phẩm Ích Nhân,…Ngoài ra còn có các đối thủ cạnh tranh là các
công ty nước ngoài, hiện nay có khoảng hơn 500 doanh nghiệp nước
ngoài cung cấp thuốc cho thị trường Việt Nam. Chính điều này đã
làm cho môi trường cạnh tranh trong ngành ngày càng khốc liệt.
Đe dọa ra nhập mới
Việc gia nhập ngành của các công ty dược phẩm mới tương đối
khó khăn. Chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) cho việc chế tạo
ra loại thuốc mới rất tốn kém và khó khăn. Vì dược phẩm là loại

hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng người sử
dụng. Phải sau một quá trình đánh giá rất dài và nghiêm ngặt các
hãng mới có thể nhận được đặc quyền sáng chế sản phẩm mới. Từ
đặc quyền sáng chế này, các công ty mới có thể sản xuất và cung
cấp dược phẩm ra thị trường. Tuy nhiên, với nền kinh tế ngày càng
phát triển và nhu cầu về chữa bệnh ngày càng tăng như hiện nay
thì dược phẩm vẫn là một ngành thu hút cả trong và ngoài nước.
Chính vì vậy công ty càng phải trau dồi, đổi mới mình hơn để thích
ứng với sự thay đổi của thị trường.
2.2. Thực trạng hoạt động Marketing của công ty
2.2.1. Đặc điểm thị trường, khách hàng và các yếu tố nội
bộ của công ty
Thị trường tiêu thị hàng hóa, sản phẩm của công ty rất rộng, có
mặt trên khắp cả nước, nhưng chủ yếu tập trung ở các thành phố,
thị xã. Hiện nay ngoài hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh
công ty đang tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ tại những thành
phố tiềm năng, mở rộng thêm hệ thống đại lý, cửa hàng tại một số
thành phố điển hình như Đà Nẵng, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam
Định, Nghệ An,… Bên cạnh việc mở rộng thêm các đại lý thì công ty
cũng củng cố nâng cao chất lượng phục vụ ở các đại lý
Công ty đang có kế hoạch đẩy mạnh sản phẩm ra thị trường
nước ngoài.
Khách hàng của công ty chủ yếu là khách hàng cá nhân trong
đó khách hàng mua trực tiếp đến nay là khoảng 8000 khách hàng
thân thiết. Ngoài ra công ty còn cung cấp thuốc tới các bệnh viện,
phòng khám,… tuy nhiên chưa đẩy mạnh. Nền kinh tế ngày càng có
8


Đại học Thương Mại


447_50T5_Nguyễn Thanh Vân _ 14D220346

những chuyển biến tích cực rõ rệt, đời sống của nhân dân ngày
càng nâng cao, việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cũng được người
dân quan tâm chú ý nhiều hơn. Do đó lượng khách hàng cá nhân và
doanh nghiệp của công ty cũng tăng lên đáng kể.
Với nguồn nhân lực là những người trẻ, nhiệt huyết, có trình độ
đại học trở lên, với tổng số nhân viên hiện nay là 500 người, trong
đó có 80% là có trình độ đại học, 20% trình độ thạc sĩ và luôn được
tuyển chọn kĩ càng nhất là đối với phòng ban đòi hỏi chuyên môn
cao như phòng phát triển sản phẩm, phòng kĩ thuật,… Đội ngũ nhân
viên luôn đáp ứng được những yêu cầu của công ty và được trau dồi
kỹ năng qua các khóa đào taọ kỹ năng chuyên môn do công ty tổ
chức và phối hợp với các viện nghiên cứu tổ chức. Mỗi cán bộ công
nhân viên trong công ty đều được tôn trọng về nghề và được tạo cơ
hội để phát huy hết khả năng sáng tạo của mình.
Nguồn lực tài chính tuy không có tiềm lực mạnh nhưng công ty
nhận được sự hỗ trợ của hai ngân hàng lớn là BIDV và Sacombank
nên luôn đảm bảo được cho các hoạt động đầu tư và phát triển, hơn
nữa công ty cũng luôn có khoản tài sản có được do doanh thu mỗi
năm được trích ra để đảm bảo có nguồn tài chính vững mạnh.
Về cơ sở vật chất, công ty có trụ sở chính ở số 7/71 Đường
Hoàng Văn Thái, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Thành phố
Hà Nội và hiện có 4 chi nhánh ở Hà Nội, 1 chi nhánh ở Hồ Chí Minh
và các đại lý trải dài khắp cả nước.
Công nghệ, với đặc thù là ngành luôn cần sự hiện đại, công ty
luôn luôn cố gắng thay đổi thiết bị máy móc phù hợp cho hoạt động
thường ngày, hoạt động kinh doanh để tiến độ công việc được thực
hiện theo đúng thời gian trong kế hoạch. Hoặc sửa chữa những máy

móc hỏng vẫn còn sử dụng được. Đặc biệt bộ phận nghiên cứu sản
phẩm luôn thay đổi công nghệ để phù hợp với trình độ kỹ thuật hiện
đại.
Bảng 2. Giá thành của một số sản phẩm của công ty

9

Sản phẩm

Giá (đồng)

Vương Khớp An

350.000

An Cốt Vương

550.000


Đại học Thương Mại

447_50T5_Nguyễn Thanh Vân _ 14D220346

Chiến Mã Khang

750.000

An Mẫu


500.000
(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Giá cả liên quan trực tiếp đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của
công ty. Nếu định giá cao sẽ không tiêu thụ được sản phẩm, nếu
định giá thấp sẽ không có lãi vì vậy công ty đã dựa trên những chi
phí cho hoạt động kinh doanh của công ty như: chi phí cho
Marketing, chi phí lưu kho, chi phí bảo quản, chi phí cho hoạt động
bán hàng,… để xác định giá cho sản phẩm.
2.2.2. Thực trạng nghiên cứu và phân tích marketing,
chiến lược marketing/ thương hiệu của công ty
Để hiểu được khách hàng , các đối tác cạnh tranh, công ty đã ý
thức được rằng nghiên cứu marketing là hoạt động vô cùng quan
trọng để phát hiện nhu cầu khách hàng từ đó thỏa mãn khách hàng
một cách tốt nhất. Mọi hoạt động nghiên cứ và phân tích marketing
đều do công ty tự tiến hành mà không thuê bên ngoài. Tuy bộ phận
marketing còn non trẻ và chưa thực sự chuyên nghiệp nhưng công
ty vẫn đang từng bước cố gắng hoàn thiện hơn các hoạt động
nghiên cứu marketing. Chi phí hoạt động nghiên cứu marketing và
phân tích marketing thường rơi vào khoảng 30-50 triệu đồng tùy
vào mỗi năm (nguồn: phòng Kế toán- Tài chính).
Chiến lược marketing xác định thị trường khách hàng mục tiêu
của công ty là những khách hàng cá nhân, mục tiêu marketing
chung hướng tới mục tiêu ngắn hạn là chăm sóc khách hàng hiện tại
và tìm kiếm khách hàng tương lai, luôn thỏa mãn tối đa nhu cầu của
khách hàng để khẳng định với khách hàng rằng sự lựa chọn của họ
là đúng đắn, trong dài hạn công ty sẽ cố gắng vươn xa hơn nữa.
Mục tiêu marketing của công ty là hướng đến mục tiêu chung là
tăng doanh số trong khoảng 20-30% trong năm 2018, hứa hẹn sẽ là
một năm có nhiều cơ hội và thách thức lớn (nguồn: phòng Kinh

doanh).
2.3. Thực trạng hoạt quản trị thương hiệu của công ty
Thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp, là yếu tố
quan trọng góp phần duy trì, mở rộng, phát triển thị trường trong và
ngoài nước cho các doanh nghiệp, nâng cao văn mình thương mại,
10


Đại học Thương Mại

447_50T5_Nguyễn Thanh Vân _ 14D220346

góp phần chống cạnh tranh không lành mạnh. Trong bối cảnh kinh
tế đang hội nhập của nước ta, các doanh nghiệp đứng trước việc
cạnh tranh gay gắt. Vì vậy điều hết sức cần thiết là các doanh
nghiệp phải xây dựng thương hiệu cho hàng hóa của mình. Tại công
ty CP PTCN Đông Nam Dược tuy có bộ phận marketing riêng nhưng
hoạt động quản trị thương hiệu chưa được coi trọng mà chủ yếu vẫn
là hướng đến hoạt động bán hàng. Tuy nhiên yếu tố quản trị thương
hiệu cũng dần được hình thành thông qua các ứng xử của nhân
viên, phong cách bán hàng.
Hiện tại, công ty đã triển khai và thiết kế hệ thống nhận diện.
Tuy đã có bộ nhận diễn thương hiệu lõi khá hoàn chỉnh để khách
hàng nhận biết. Logo thương hiệu với tông màu chủ đạo là vàng,
logo bao gồm tên thương hiệu Đông Nam Dược và màu vàng thể
hiện sự tín nhiệm, tin tưởng mang lại cảm giác sang trọng.

Công ty hiện vẫn chưa có hoạch định và xây dựng được kế
hoạch chiến lược thương hiệu cụ thể và rõ ràng. Do đó việc định
hướng thương hiệu cũng như phát triển các liên kết trong tâm trí

khách hàng chưa rõ ràng. Đây là một điểm yếu của công ty so với
các đối thủ cạnh tranh trong ngành nhưng lại chưa được áp dụng
đồng nhất lên các sản phẩm của công ty.
Trong hoạt động truyền thông và quảng bá thương hiệu, công ty
chưa xây dụng được website chung cho các sản phẩm để tương tác
với khách hàng và quảng bá thương hiệu Đông Nam Dược mà mới
chỉ có những website riêng cho từng dòng sản phẩm và chưa có sự
liên kết với nhau.
Các hoạt động truyền thông thương hiệu:
-

Đẩy mạnh quảng bá thương hiệu thông qua việc chạy quảng cáo
fanpage để tăng lượng tiếp cận khách hàng, giới thiệu các sản
11


Đại học Thương Mại

447_50T5_Nguyễn Thanh Vân _ 14D220346

phẩm của công ty và đẩy mạnh dịch vụ khách hàng để tăng thiện
-

cảm và sự ghi nhớ thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
Chia sẻ những câu chuyện về các bài thuốc dân gian chữa bệnh, các
bài tập thể dục,… để tăng tương tác với khách hàng. Đẩy mạnh
quảng bá hệ thống đại lý và phòng khám trên cả nước
Kênh facebook hiện là kênh quảng bá thương hiệu sảm phẩm
chính của công ty vì không tốn nhiều chi phí và đem lại hiệu quả
cao. Trong hoạt động phát triển và mở rộng thương hiệu, công ty

chưa có bộ phận chuyên trách mà đa số được thực hiện bởi các
nhân viên của marketing còn khá non trẻ. Do đó công ty chưa xác
định được một kiến trúc thương hiệu cụ thể phù hợp với các sản
phẩm của công ty. Thực tế đòi hỏi công ty cần có một công tác
hoạch định và xây dựng thương hiệu một cách cụ thể để có thể phát
triển thương hiệu cho từng nhóm mặt hàng và thương hiệu công ty,
điều này đặt ra thách thức lớn cho công ty trong năm 2018.
2.4. Thực trạng quản trị chất lượng của công ty
Do đặc thù các sản phẩm của công ty liên quan đến sức khỏe
và tính mạng người sử dụng nên các sản phẩm đều được theo dõi
và quản lý nghiêm ngặt trong suốt quá trình thu nhập nhập nguyên
liệu, sản xuất và phân phối. Hệ thống các tiêu chuẩn mà công ty đã
đạt được

-

GMP – WHO: Good Manufacturing Practice – Thực hành sản xuất tốt

-

theo tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới
GLP: Good laboratary Practice – Thực hành phòng thí nghiệm tốt
GSP: Good storage Practice – Thực hành tốt bảo quản thuốc
ISO 9001:2000: Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về quản lý

-

(International organisation of Standard)
HACCP: Tiêu chuẩn vệ sinh trong công nghiệp và dược phẩm


-

(Hazard analysis and critical control point)
ISO 14000:2004: Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về môi trường
Khu vực kiểm soát chất lượng: Phòng kiểm tra chất lượng nằm
tách biệt với khu vực sản xuất được trang bị hệ thống máy móc hiện
đại, đồng bộ đảm bảo chất lượng đầu vào và đầu ra của sản phẩm.
Bên cạnh đó công ty còn chú trọng việc nâng cao năng lực bộ máy
quản lý, hướng đến một hệ thống quản lý khoa học, chặt chẽ.
2.5. Thực trạng quản trị logistics của công ty
12


Đại học Thương Mại

447_50T5_Nguyễn Thanh Vân _ 14D220346

Việc thiếu hàng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới việc kinh doanh
của công ty. Nắm bắt được đặc thù đó nên công ty đã thực hiện hoạt
động quản trị kho rất chặt chẽ. Công ty chia kho thành hai là kho
chứa nguyên vật liệu phục vụ quá trình sản xuất và kho chứa thành
phẩm.
Hiện nay do đặc thù về cây thuốc công ty có nhiều nhà cung
cấp nhỏ và có mối quan hệ ngắn hạn. Để tiết kiệm chi phí công ty
luôn cố gắng tìm những nguồn cung ứng nguyên vật liệu trong
nước, giá rẻ và chất lượng. Chiến lược này khiến công ty có thể theo
kịp đối thủ cạnh tranh về chất lượng và giá thành sản phẩm.
Để tiết kiệm chi phí vận chuyển đa phần các hoạt động vận
chuyển của công ty đến các đại lý đều sử dụng xe tải nhỏ. Ngoài ra
công ty còn làm việc với những nhà vận chuyển lớn như Vietel post

đảm bảo hàng hóa đến tay khách hàng nhanh và đảm bảo nhất và
với mức giá tối ưu. Hiện nay 100% sản phẩm của công ty được vận
chuyển trong nước bằng đường bộ.
Công ty định hướng chú trọng dịch vụ khách hàng nên với
những đơn hàng lớn công ty sẵn sàng hỗ trợ vận chuyển miễn phí
theo yêu cầu của khách hàng.
PHẦN 3. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ ĐÔNG NAM DƯỢC
3.1. Đánh giá thực trạng hoạt động của công ty
3.1.1

Những thành công đạt được
Qua 3 năm hoạt động, công ty vẫn đang tồn tại và dần phát
triển, tuy còn non trẻ nhưng trong quá trinh hoạt động và kinh
doanh, công ty cũng đã có được những bước tiến, thành tựu cho
mình.
Danh mục sản phẩm rất đa dạng và có thể coi là thế mạnh của
công ty. Các sản phẩm đông dược của công ty đã có uy tín và chiếm
được lòng tin của khách hàng. Trong các hội chợ, triển lãm các sản
phẩm của công ty luôn được người tiêu dùng bình bầu là hàng Việt
Nam chất lượng cao.
Chất lượng sản phẩm ngày càng được gia tăng phù hợp với
người sử dụng. Công ty luôn tiến hành cải tiến chất lượng sản phẩm,

13


Đại học Thương Mại

447_50T5_Nguyễn Thanh Vân _ 14D220346


áp dụng những công nghệ mới nhất. Ngoài ra công ty còn mở những
phòng khám, hợp tác với bệnh viện để chữa bằng y học cổ truyền.
Vì công ty hoạt động với quy mô chưa lớn, để khách hàng quan
tâm tới dịch vụ và để cạnh tranh với các công ty trong nhanh thì giá
cả các sản phẩm của công ty luôn áp dụng ở mức trung bình, hợp lý
đối với người sử dụng.
Về phân phối công ty chỉ sử dụng kênh phân phối trực tiếp. Do
đó, công ty đảm bảo được uy tín của mình trong quá trinh tiếp nhận
thông tin và cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng. Tiếp nhận
phản hồi của khách hàng trực tiếp và chinh xác nhất.
Xúc tiến – Tuy nguồn vốn còn hạn chế nhưng công ty đầu tư cho
hoạt động xúc tiến. Hiện nay thì công ty chủ yếu sử dụng quảng cáo
dịch vụ trên facebook bơi chi phí không cao mà hiệu quả đem lại rất
tốt.
3.1.2.

Những hạn chế còn tồn tại
Sản phẩm, dịch vụ của công ty đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng. Tuy nhiên, những dịch vụ đó chỉ là dịch vụ cơ bản, chưa
có sự khác biệt so với đối thủ và còn hạn chế trong quá trình tư vấn,
thăm khám.
Xúc tiến tuy được chú trọng đẩy mạnh nhưng do còn non trẻ
nên không tránh khỏi thua kém so với các công ty lớn. Hệ thống
nhận diện thương hiệu còn hạn chế và chưa đồng bộ và chuyên
nghiệp nên lượng khách hàng biết đến công ty còn hạn chế.

-

Đề xuất một số hướng giải quyết các vấn đề đặt ra với công ty:

Dịch vụ: Hoàn thiện chất lượng dịch vụ khách hàng
Xúc tiến: Đẩy mạnh đầu tư xúc tiến hơn để tăng cường sự nhận
diện thương hiệu chung của công ty và cho khách hàng biết đến các
dịch vụ mới nhiều hơn. Phát triển quan hệ khách hàng hơn nữa để
có thể giữ chân khách hàng.
3.2. Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp
Định hướng 1: Hoạt động marketing của công ty cổ phần phát
triển công nghệ Đông Nam Dược tại thị trường Việt Nam– Thực
trạng và giải pháp

14


Đại học Thương Mại

447_50T5_Nguyễn Thanh Vân _ 14D220346

Định hướng 2: Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ
khách hàng tại công ty cổ phần phát triển công nghệ Đông Nam
Dược
Định hướng 3: Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm
Vương Khớp An tại công ty cổ phần phát triển công nghệ Đông Nam
Dược

15



×