Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Báo cáo thực tập khoa Marketing Đại học FPT ( phân hiệu đại học FPT hà nội )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.92 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................................ i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU....................................................................ii
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRƯỜNG............................................................1
1.1. Sự hình thành và phát triển của trường................................................................1
1.2 Cơ cấu tổ của trường:..............................................................................................2
1.3 Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của trường:..........................................4
1.4 Một số kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty 3 năm qua..................5
PHẦN 2. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ HOẠT ĐỘNG
TRUYỀN THÔNG CÚA TRƯỜNG................................................................................6
2.1 Ảnh hưởng các nhân tố môi trường vĩ mô và ngành tới hoạt động của công ty.. 6
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của trường......................................................7
2.2.1 Đặc điểm thị trường, khách hàng và các yếu tố nội bộ của trường..........................7
2.2.2 Thực trạng nghiên cứu và phân tích marketing của trường......................................9
2.3. Thực trạng hoạt động Marketing-mix của trường..............................................10
2.3.1 Thực trạng về biến số sản phẩm của trường..........................................................10
2.3.2 Thực trạng biến số giá của trường.........................................................................10
2.3.3 Thực trạng biến số phân phối................................................................................12
2.3.4 Thực trạng biến số xúc tiến..................................................................................13
2.3.5 Biến số con người..................................................................................................14
2.3.6 Thực trạng biến số vật chất....................................................................................15
2.3.7 Thực trạng biến số quy trình..................................................................................15
2.4 Thực trạng hoạt động quản trị chất lượng tại trường.........................................16
PHẦN 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA CÔNG TY VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ
TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP................................................................................17
3.1 Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh và Marketing của công ty..............17
3.1.1 Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh và Marketing........................................17
3.1.2 Đề xuất định hướng giải quyết các vấn đề đặt ra với trường.................................18
3.1.3 Định hướng của trường, những vấn đề đặt ra :......................................................18
3.2 Định hướng đề tài khóa luận:...................................................................................19


i


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
CT HĐQT
ĐH
KD
KT
TP
XTTM

Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị
Đại học
Kinh Doanh
Kinh Tế
Trưởng phòng
Xúc tiến thương mại

ii


iii


PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRƯỜNG
1.1. Sự hình thành và phát triển của trường
Tên công ty: Đại học FPT ( phân hiệu đại học FPT - Hà Nội )
Tên Tiếng Anh: FPT University
Trụ sở chính: Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Km29 Đại lộ Thăng Long, huyện
Thạch Thất, Hà Nội (cách trung tâm thành phố khoảng 30km ).

Điện thoại: (04) 73005588
Hotline: 093214868
Website: daihoc.fpt.edu.vn
Email:
Facebook: />Số tài khoản: 00006969009
Mở tại ngân hàng: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh Hoàn
Kiếm.
Logo:

Ngày 8/9/2006, trường đại học FPT được thành lập theo Quyết định số
208/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt
động của Trường Đại học tư thục theo Quyết định số 61/2009/QĐ-TTg ban hành ngày
17/4/2009 của Chính phủ.
Trường đại học FPT là trường đại học đào tạo chính quy đầu tiên tại Việt Nam do một
doanh nghiệp thành lập nên là tập đoàn FPT.
Tính đến nay,trường đại học FPT đã có 4 phân hiệu tại 4 thành phố lớn là Hà Nội,Đà
Nẵng,Cần Thơ và Hồ Chí Minh.
Với sứ mệnh là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong giai đoạn hội nhập, cung
cấp năng lực cạnh tranh toàn cầu cho người học, góp phần mở mang bờ cõi trí tuệ đất
nước, trường đại học FPT làm nên sự khác biệt trong phương pháp đào tạo là gắn kết
chặt chẽ sinh viên với doanh nghiệp, 100% giáo trình,chương trình đào đều là tiếng anh
và theo chuẩn quốc tế.
Mục tiêu trước mắt của Trường Đại học FPT là đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất
lượng cao chuyên ngành CNTT, Kinh tế, Mỹ thuật ứng dụng và các nhóm ngành khác
cho các doanh nghiệp trong nước cũng như các tập đoàn thế giới.
98% sinh viên ra trường có việc làm với mức lương trung bình là 8,3 triệu đồng; 19%
1


cựu sinh viên làm việc tại nước ngoài; 100% sinh viên có cơ hội làm việc tại Tập đoàn

FPT.
1.2 Cơ cấu tổ của trường:
Chi nhánh Hà
Nội

Chủ tịch
HĐQT
Hiệu phó

Chi nhánh Đà
Nẵng

Hiệu trưởng

Giám đốc cơ
sở

Chi nhánh Hồ
Chí Minh

Chi nhánh Cần
Thơ

Tuyển
sinh

CTSV+
Hành
chính


IC - PDP

Kế toán

Đào tạo

Nhân sự

Nguồn: trường đại học FPT (phân hiệu Hà Nội )
Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống phòng ban chức năng của trường đại học FPT (phân hiệu
Hà Nội)

2


Cơ cấu tổ chức của trường được thiết kế theo kiểu trực tuyến chức năng.Dưới dạng
công ty cổ phần. Trường sẽ gồm:
+ Cơ cấu tổ chức của trường được thiết kế theo kiểu trực tuyến chức năng. Trường
sẽ gồm có chủ tịchhội đồng quản trị, hiệu trưởng, sau đó là các phòng ban. Với cách tổ
chức này, giám đốc cơ sở và hiệu trưởng sẽ là người nắm quyền điều hành cao nhất
đồng thời cũng là người đại điện cho trường có trách nhiệm trước chủ tịch hội đồng
quản trị. Cấu trúc này giúp lãnh đạo trường quản lý điều hành dễ dàng hơn nhờ việc
phân định rạch ròi từng chức năng, bộ phận; tuy nhiên, nó lại làm bộ máy tổ chức doanh
nghiệp trở nên cồng kềnh hơn.
+ Phòng tuyển sinh (marketing) bao gồm 24 nhân viên: chức năng: có nhiệm vụ
nghiên cứu, phát triển các chiến lược mới phù hợp để đáp ứng đủ KPI hàng năm của
doanh nghiệp ( số lượng sinh viên nhập học ),thiết kế website,xây dựng group đáp ứng
mục tiêu và chiến lược phát triển của doanh nghiệp; quản lý, đảm bảo cho các trang web
của doanh nghiệp hoạt động hiệu quả; Thực hện các chính chiến lược marketing truyền
thông tới tập khách hàng mục tiêu, xây dựng thương hiệu và mối quan hệ mất thiết với

đối tác nhằm tăng hiệu quả kinh doanh,sự gắn kết dài lâu trong công việc. Là bộ phận
trực tiếp tiếp xúc với khách hàng
+ Phòng Hành chính bao gồm 10 nhân viên: Chức năng: quản lý giấy tờ.
+ Phòng đào tạo: gồm đội ngũ 10 nhân viên. Phòng đào tạo có chức năng ra đề thi
các kỳ cho sinh viên.
+ Phòng IC-PDP : gồm 8 nhân viên,chức năng lên ý tưởng các hoạt động ngoại
khóa cho sinh viên,tài trợ các hoạt động tổ chức sự kiện cho các câu lạc bộ trong
trường,tổ chức cho sinh viên tham gia trải nghiệm thời gian ngắn hạn tại nước ngoài.
+ Phòng kế toán : gồm 10 nhân viên,chức năng quản lý ,tính toán về hoạt động trả
lương,trợ cấp,các chế độ đãi ngộ,bảo hiểm cho nhân viên, mọi hoạt động tài chính, kế
hoạch chi tiêu liên quan đến tuyển dụng, đào tạo, bố trí sử dụng, phát triển nhân viên
của công ty đều phải thông qua phòng kế toán.
+ Phòng nhân sự: gồm 8 nhân viên, chức năng thực hiện các công tác tuyển dụng
nhân sự, đảm bảo phối hợp linh hoạt với các phòng ban để đảm bảo cung cấp đầy đủ
nhân sự phục vụ công việc.
+ Phòng công tác sinh viên: gồm 5 nhân viên, chức năng liên hệ tới các tập đoàn,
công ty để hỗ trợ tìm nơi thực tập cho sinh viên năm 3 hàng năm.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng tuyển sinh

3


Trưởng phòng

Đội Multi –
sale

PR

Promoter


Counsellor

Hình 1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng tuyển sinh
Với phòng tuyển sinh, chức năng tuyển sinh của công ty được thực hiện tại nơi
này, là phòng ban đóng vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm, tiếp xúc, truyền thông tới
khách hàng. Trong phòng tuyển sinh gồm có 4 bộ phận đó là:
+ Promoter : gồm 8 nhân viên, thực hiện các công tác tuyên truyền thông tin tới học sinh
tại các buổi chào cờ,trong lớp ( vào giờ ra chơi hoặc giờ sinh hoạt ) thu lại data khách
hàng,tham gia các hoạt động nhắc lại về hình ảnh tới học sinh : ngày hội hướng
nghiệp,ngày họp phụ huynh,tài trợ các sự kiện đoàn thể khác.
+ Multi - Sale: gồm 12 nhân viên, liên hệ trực tiếp tới khách hàng đã được cấp thông tin
từ bộ phận promoter qua điện thoại, facebook, gmail. Tư vấn, thuyết phục học sinh nhập
học vào trường.
+ PR: gồm 2 nhân viên, thực hiện,triển khai các hoạt động truyền thông về hình ảnh của
trường,tạo nên các group ( sân chơi ) cho các bạn học sinh giao lưu với sinh viên trong
trường.
+ Counsellor: gồm 2 nhân viên, thường trực tại văn phòng đại diên của trường,tiếp đón
phụ huynh học sinh,giải đáp thắc mắc và thuyết phục phụ huynh cho con em nhập học
tại trường.
1.3 Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của trường:
- Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của trường bao gồm hai nội dung là:
+ Đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao chuyên ngành CNTT, Kinh
tế, Mỹ thuật ứng dụng và các nhóm ngành khác cho các doanh nghiệp trong nước cũng
như các tập đoàn thế giới.
+ Tư vấn đào tạo và cung cấp nhân sự cho tập đoàn FPT.

4



1.4 Một số kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty 3 năm qua
Bảng 1.1 : Kết quả kinh doanh trong 3 năm 2015-2017
Đơn vị: tỷ đồng
Stt

1
2
3

Chỉ tiêu

Doanh Thu
Chi Phí
Lợi Nhuận

2015

Năm
2016

4,140
2,850
1,290

5,520
3,230
2,290

2017
7,360

3,850
3,510
Nguồn: Phòng KD

Báo cáo kết quả kinh doanh trong 3 năm 2015-2017 cho biết các chỉ số doanh thu
và lợi nhuận thuần tăng liên tục qua các năm. Tuy nhiên biến số chi phí cũng không
ngừng tăng lên. Mặc dù vậy,tỉ lệ tăng trưởng lợi nhuận vẫn cao hơn tăng trưởng chi phí.
Tuy nhiên, trường đại học FPT vẫn nên dè trừng trong thời gian tới, khi nào thị trường
có phần biến động bởi các đối thủ cạnh tranh.

5


PHẦN 2. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ HOẠT
ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CÚA TRƯỜNG
2.1 Ảnh hưởng các nhân tố môi trường vĩ mô và ngành tới hoạt động của công
ty.
Chính sách pháp luật, kinh tế, văn hóa – xã hội và công nghệ là bốn yếu tố khách
quan có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tuyển sinh của trường. Trường sẽ dựa trên sự
tác động của các yếu tố này để đưa ra các chiến lược sao cho phù hợp.
- Môi trường kinh tế:
Tình hình kinh tế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển và hướng đi
của các doanh nghiệp. Tại Việt Nam,hàng năm có hàng chục ngàn doanh nghiệp mới
mọc lên,nhưng cũng 1/3 tương đương với con số đó cũng là số lượng các doanh nghiệp
công bố giải thể.
Trường đại học FPT hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo với sản phẩm chủ
lực là đào tạo cử nhân đại học. Đây là một lĩnh vực đã quá quen thuộc tại Việt Nam,với
sự lớn mạnh về danh tiếng và mềm mỏng về học phí của các trường đại học công lập
hay các trường đại học dân lập cũng liên tiếp thành lập, trường đại học FPT phải đối mặt
với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Những năm gần đây, trường phải cạnh tranh với

không chỉ các trường đại học trong nước mà còn phải cạnh tranh với cả những trung tâm
du học,các trường liên kết quốc tế tại Việt Nam.
- Môi trường chính trị - pháp luật:
Chính trị Việt Nam được đánh giá khá bình ổn so với với các nước trong khu vực
hay trên thế giới. Luật pháp Việt Nam quy định rõ ràng và rộng mở đối với nền giáo
dục,vì vậy việc kinh doanh của trường cũng tương đối khả quan trong lĩnh vực này.
- Môi trường công nghệ:
Trong những năm gần đây,sự phát triển mạnh mẽ về mạng xã hội đã tác động
nhiều đến giới trẻ,đặc biệt là học sinh,vì thế hoạt động tuyển sinh cũng phải dần dần
thích ứng để phù hợp tiếp cận với đối tượng này.
- Môi trường văn hóa – xã hội:
Yếu tố văn hóa xã hội luôn có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức, tư duy, thái độ và
hành vi của tập khách hàng mục tiêu. Do đó, nó có tác động rất lớn tới truyền thông và
xúc tiến tới tập khách hàng là những cá nhân: học sinh, sinh viên của trường khác, cấp
quản lý mức độ nhận thức là rất khác nhau. Hơn nữa với đặc điểm sản phẩm kinh doanh
là sản phẩm dịch vụ việc cảm nhận chất lượng của mỗi cá nhân cũng rất khác nhau và
không ổn định, thách thức đặt ra cho Doanh nghiệp là phải tìm cách để khách hàng cảm
nhận được chất lượng dịch vụ, xây dựng uy tín trước khi đăng ký học. Đây là một vấn
6


đề vô cùng quan trọng cần có chiến lược sao cho phù hợp.
- Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành:
Trong những năm gần đây sự phát triển về nền giáo dục ngày càng đi lên,số lượng
trường đại học dân lập tăng khá nhiều,ngoài ra các trường nghề,du học,trường đại học
liên kết quốc tế cũng phát triển mạnh mẽ. Thị trường ngày càng nóng hơn,việc cạnh
tranh căng thẳng của các doanh nghiệp cũng làm tăng them áp lực về phía học sinh khi
bị quá nhiều bên làm phiền. Nhận thấy rõ điều đó,trường đại học FPT cũng phải mau
chóng thay đổi hướng đi ,phát huy điểm mạnh và tìm ra giải pháp an toàn cho doanh
nghiệp trong thời điểm hiện tại và tương lại.

- Đe dọa gia nhập mới:
Giáo dục là một ngành có tỉ lệ tổn tại trong kinh doanh tương đối “ bền “. Trong
những năm gần đây,học phí của các trường công lập đang dần tăng cao,học phí đang dần
phá vỡ hàng rào phân cách giữa các trường công lập và dân lập,các tổ chức giáo
dục,trường đại học không chỉ dừng lại ở việc ngồi 1 chỗ gọi điện thoại cho học sinh mà
cũng đang dần dần thực hiện công tác tuyển sinh ngay từ trong năm học. Số lượng
trường đại học do doanh nghiệp thành lập nên vẫn đang theo chiều hướng tăng,trường
đại học FPT đang đối mặt với sức ép thị trường khá cao,cùng với đó là những chuyển
hướng trong công tác tuyển sinh mới của trường để tạo khoảng cách với đối thủ cạnh
tranh cho phù hợp.
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của trường.
2.2.1 Đặc điểm thị trường, khách hàng và các yếu tố nội bộ của trường.
- Thị trường
Hàng năm, lượng sinh viên nhập học vẫn là phần đông là học sinh thành phố Hà
Nội, học sinh có nhận thức hểu biết thông tin về trường tốt, thu nhập phụ huynh ở mức
khá – cao, tuy nhiên địa bàn Hà Nội luôn luôn bị giành giật bởi các trường đại học, tổ
chức giáo dục khác tạo nhiều thách thức khó khăn trong tuyển sinh. Tiếp theo đó là 6
tỉnh lân cận tiềm năng: Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên,Thái Bình, Nam Định, Hải
Phòng số lượng học sinh tại các tỉnh trên hàng năm vẫn nhập học tương đối đều và đem
lại con số bình ổn cho trường,
- Khách hàng mục tiêu:
Học sinh lớp 12 trường THPT trên địa bàn miền Bắc, gồm các khu vực :
+ Địa bàn Hà Nội : chiếm khoảng 60%,nhà trường chi mạnh tay trong các hoạt động sự
kiện,đặc biệt như ngày hội Open day : trải nghiệm 1 ngày là sinh viên trường đại học
FPT,ngoài ra trường cũng tài trợ cho một số hoạt động nghệ thuật văn thể và các hoạt
động nhắc lại khác để nâng cao hình ảnh của trường,tạo khoảng cách với các đối thủ
cạnh tranh.
7



+ Địa bàn 6 tỉnh tiềm năng : chiếm khoảng 25%,dựa vào lợi thế mối quan hệ đã gây
dựng mật thiết từ nhiều năm trước với các thầy cô của các trường THPT,trường đại học
FPT vẫn luôn giành ưu thế về hình ảnh cũng như thời gian cho các hoạt động tuyên
truyền và thu nhận data của học sinh,hoạt động tư vấn làm việc mạnh mẽ hơn vì vậy có
thể đem lại số lượng học sinh nhập học tương đối cao so với mặt bằng chung trong cạnh
tranh.
+ Địa bàn các tỉnh khác trên miền Bắc : chiếm khoảng 15%,trường đẩy mạnh marketing
online,gửi thông tin về trường THPT nhằm hỗ trợ thông tin cho học sinh.
- Ảnh hưởng của các yếu tố nội bộ của trường
Doanh nghiệp mạnh hay yếu cốt lõi là ở bên trong chính doanh nghiệp,còn yếu tố
bên ngoài bắt buộc doanh nghiệp phải thích ứng theo. Dựa vào các yếu tố bên
trong,doanh nghiệp sẽ xác định được ưu,nhược điểm của mình để đưa ra được những
chiến lược phát huy cũng như khắc phục kịp thời các nhược điểm của mình.
*Nhân lực:
Trường đại học FPT luôn coi con người là cốt lõi,từng nhân viên khi tham gia vào
hoạt động của trường đều thấm nhuần tư tưởng và văn hóa của trường. Ban quản lý và
nhân viên cùng nhau xây dưng một không khí làm việc thoải mái,năng động ,trẻ trung
trong quá trình làm việc.
Nguyên tắc kỷ luật khi làm việc tại trường,nhân viên không được biếu quà sếp
nhưng sếp có thể tặng quà nhân viên,điều này làm cho môi trường trở nên “sạch” hơn.
Ngoài ra,từ đồng phục,ghế ngồi cũng như hình ảnh giữa nhân viên và quản lý không có
sự phân biệt tạo nên sự hòa đồng và gắn bó với nhau hơn.
Trong 3 năm trở lại đây số lượng nhân viên đầu vào mỗi năm khá ít do sự bình ổn về
mặt nhân sự trong trường khá cao,đây cũng là một trong những yếu tố góp mặt cho sự
thành công của trường.
*Nguồn lực tài chính:
Trường được hậu thuẫn khá tốt về mặt tài chính,mỗi năm phong tuyển sinh được
chi cho một khoản tiền nhất định khoảng 5 tỷ,số tiền này được trưởng phòng tùy ý quyết
định cho hoạt động tuyển sinh và trả lương cho nhân viên. Trong trường hợp nếu chi phí
tuyển sinh quá cao, quản lý sẽ phải trích thêm từ khoản lương của tập thể để bù vào, tuy

nhiên không có trường hợp ngược lại. Ngoài ra, trong quá trình làm việc sau khi sinh
viên nhập học đầu vào bình ổn là quãng thời gian nhân viên thư giãn, tùy theo kết quả
làm việc so với KPI mỗi năm nhân viên sẽ nhận được mức thưởng không giới hạn, cùng
với đó là các chuyến du lịch trong và ngoài nước,ví dụ như năm 2017, nhân viên phòng
tuyển sinh được đi du lịch nước ngoài tới 2 lần: Nhật Bản và Thái Lan, chưa kể các
chuyến trong nước như Đà Nẵng, Sapa. Nói chung, nguồn lực tài chính cho hoạt động
8


tuyển sinh của trường khá dồi dào
*Cơ sở vật chất:
- Diện tích tổng thể của trường lên đến 30ha, tuy nhiên hiện tại chỉ có 1/3 diện tích
được sử dụng.Trường có 2 tòa nhà chính: tòa nhà hiệu bộ ( tòa anpha ) được đoạt giải
nhất kiến trúc xanh Việt Nam,đây cũng là một trong những công trình kiến trúc trường
học đẹp nhất Việt Nam, tòa giảng đường bêta được thiết kế theo kiến trúc nhà hát. Các
phòng học đều được trang bị điều hòa, máy chiếu, bàn ghế thiết bị tốt,dưới chân các bàn
học đều có ổ cắm phục vụ cho sinh viên,cửa lớp học là cửa các âm, riêng với toàn nhà
anpha tất cả các phòng học đều có cây xanh bên ngoài nhằm làm thay đổi không khí
trong lành cho sinh viên. Trong trường có đầy đủ các tiện ích cho sinh viên sinh hoạt
như cangteen, nhà hàng, cây ATM,salon tóc,tiệm giặt đồ,phòng tâm lý miễn phí cho sinh
viên, phòng tập gym, 3 sân bong, 5 toàn kí túc xá cho sinh viên, đồi thông hay đầm sen.
2.2.2 Thực trạng nghiên cứu và phân tích marketing của trường.
Thực trạng hoạt động nghiên cứu và thu thập thông tin:
Dựa vào con số nhập học sinh viên đầu vào mỗi năm, sinh viên thống kê được mức
tiềm năng từng khu vực, từ đó có các chiến lược riêng để chiếm lĩnh thị trường. Thông
tin học sinh được thu thập theo 2 kênh :
+ Kênh trực tiếp : nhân viên phòng tuyển sinh trực tiếp liên hệ với hiệu trưởng nàh
trường để xin phép vào lớp,giờ chào cờ,giờ sinh hoạt được tiếp cận với học sinh để
tuyên truyền thông tin tuyển sinh,phát phiếu khảo sát và thu về data.
+ Kênh online : đẩy mạnh quảng cảm online,website cập nhật đầy đủ thông tin tuyển

sinh,hotline trực 24/24 để phục vụ khách hàng.
Thực trạng chương trình và chiến lược marketing tại trường.
- Là một trường đại học kinh doanh sản phẩm là giáo dục , trường đại học FPT lựa
chọn cho mình tập khách hàng mục tiêu là những học sinh lớp 12 của trường THPT trên
địa bàn miền Bắc.
+ Học sinh địa bàn Hà Nội
+ Học sinh địa bàn 6 tỉnh tiềm năng : Bắc Ninh,Hải Dương,Hưng Yên,Thái
Bình,Nam Định,Hải Phòng
+ Học sinh các tỉnh miền Bắc còn lại.
- Khi xây dựng chiến lược marketing với mỗi một tập khách hàng ,trường đại học
FPT lại có những điều chỉnh và ưu tiên khác nhau để phù hợp với đặc điểm của từng tập
khách hàng: Với khách hàng học sinh địa bàn Hà Nội, trường đại học FPT đẩy mạnh và
tập trung vào biến số giá và marketing trực tiếp thông qua các hoạt động tổ chức sự kiện
: Openday,tài trợ cho chương trình văn thể,tư vấn hướng nghiệp,tư vấn ngày họp phụ
huynh,… Với tập khách hàng hó sinh tại 6 tỉnh tiềm năng,trường đại học FPT tăng
9


cường cử nhân viên về tận nơi tuyên truyền,tài trợ học bổng,tài trợ các công trình phúc
lợi : ghế đá… Với tập khách hàng học sinh các tỉnh miền Bắc còn lại,trường chú trọng
vào gửi thông tin tới thầy cô qau email,qua thư tay,xây dựng mối qaun hệ thân thiết với
thầy cô.
- Mục tiêu marketing chung hướng tới: trở thành một trường đại học hàng đầu tại
Việt Nam,có chất lượng cao trong giảng dạy,sinh viên thành thạo ngôn ngữ,kỹ năng và
đạt tỉ lệ đầu ra với mức lương trung bình cao. Cung cấp nguồn nhân lực cho các doanh
nghiệp trong và ngoài nước.
2.3. Thực trạng hoạt động Marketing-mix của trường
2.3.1 Thực trạng về biến số sản phẩm của trường
Danh mục các ngành đào tạo tại trường:
Với tầm nhìn xa không chỉ đào tạo nguồn nhân lực trong hiện tại àm còn đào tạo

nguồn nhân lực cho tương lai,vậy nên thay vì đào tạo chung chung các khoa,trường đào
tạo chuyên sâu vào các mảng để giúp sinh viên nắm được vững kiến thức có thể áp dục
được vào công việc.
- Khoa học kỹ thuật ,gồm :
+ Khoa học máy tính
+ An toàn thông tin
+ Kỹ thuật phần mềm
- Kinh tế xã hội :
+ Truyền thông đa phương tiện
+ Quản trị khách sạn
+ Ngôn ngữ Nhật
+ Ngôn ngữ Anh
+ Tài chính ngân hàng
+ Kinh doanh quốc tế
+ Quản trị kinh doanh
- Mỹ thuật ứng dụng :
+ Thiết kế đồ họa
2.3.2 Thực trạng biến số giá của trường
2.3.2.1 Căn cứ định giá, phương pháp xác định giá của công ty và khung giá sản phẩm
* Căn cứ định giá: trường đại học FPT hiện nay sử dụng phương pháp định giá
trên cơ sở chi phí.
* Kỹ thuật định giá:
- Giá các ngành học được tính dựa trên cơ sở chi phí bỏ ra cộng với lợi nhuận dự
kiến:
10


Giá thành (tổng chi phí) + Phần lợi nhuận chuẩn= Giá bán.
- Chí phí bao gồm: chi phí tuyển sinh đầu vào, chi phí cho giảng viên, chi phí
marketing, phí nhập khẩu nội dung học, giáo trình, chi phí tìm kiếm khách hàng,chi phí

nhân viên.
+ Chi phí cho giảng viên chiếm 10% giá thành.
+ Chi phí nhập khẩu nội dung học, giáo trình, bài giảng, nhân công, tài liệu học
chiếm 20% giá thành.
+ Chi phì tìm kiếm khách hàng, tuyển sinh đầu vào, marketing là 35% giá thành
+ Chi phí đội ngũ nhân viên là: 10%+ chi phí khác: 25 % giá thành
- Lợi nhuận là 10% tổng chi phí.
- Với những ngành học, mức giá được ấn định rõ ràng,không thay đổi. Trong quá
trình học tập tại trường, sinh viên không cần chi trả thêm các khoản phúc lợi hay phí cơ
sở vật chất nào cả,học phí đã bao gồm cả giáo trình học tập trong suốt 4 năm,sinh viên
có thể mượn tại thư viện trường.
* Học phí các ngành học tại trường đại học FPT :
Ngành đào tạo
Phí nhập học
Học phí tiếng anh
Học phí ngành ngôn ngữ
Học phí các ngành khác

Học phí
4.600.000 đồng
10.350.000 đồng
18.900.000 đồng
25.350.000 đồng

2.3.2.2 Các biện pháp và điều kiện phân biệt học phí của trường:
Trường thường sử dụng 2 biện pháp phân biệt giá đó là: định giá chiết giá và định
giá phân biệt.
* Định giá chiết giá:
- Đối với tất cả các học dinh khi đăng ký tham gia nhập học tại trường sẽ có
cơ hội đạt học bổng nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau :

+ Tham gia trong đội tuyển học sinh giỏi quốc tế các kỳ thi : IMO và IIO
+ Đạt các giải : nhất,nhì,ba trong cuộc thi học sinh giỏi quốc gia các môn :
toán,lý ,hóa,tin,anh
+ Đạt giải nhất,nhì,ba các cuộc thi thể thao,nghệ thuật,sắc đẹp hoặc các cuộc thi
được phê duyệt bởi hội đồng tuyển sinh của trường đại học FPT.
+ Thi kỳ thi THPT quốc gia được 27 điểm trở lên
+ Thi kỳ thi do trường đại học FPT tổ chức đạt được điểm số cao và vượt qua vòng
phỏng vấn của trường
- Các mức học bổng gồm nhiều mức : 30%,50%,70%,100% và 100%+
* Định giá phân biệt:
11


- Trường đại học FPT hỗ trợ quỹ tín dụng cho một số trường hợp sau :
+ Thi kỳ thi THPT quốc gia và đạt 24 điểm trở lên
+ Thi kỳ thi do trường đại học FPT tổ chức và đạt mức điểm khá
+ Tổng điểm 3 môn trong 5 kỳ liên tiếp ở THPT xét theo 3 môn ứng tuyển đầu vào
từ 24 điểm trở lên.
- Các hạn mức tín dụng: 50-70% hạn mức toàn khóa.
2.3.3 Thực trạng biến số phân phối.
2.3.3.1 Kênh phân phối.
- Trường đại học FPT sử dụng chủ yếu kênh phân phối trực tiếp, Thông qua bộ
phận promoter,multi – sale và counsellor trực tiếp tìm kiếm thông tin khách hàng mục
tiêu,tư vấn và thuyết phục đăng ký tới học sinh và phụ huynh học sinh.
- Bộ phận Pr và multi - sale thông qua các hoạt động xúc tiến để chào khóa học:
+ Social marketing: chia sẻ thông tin tuyển sinh các ngành học lên fanpage tài liệu
nhân free, fanpage Đại học FPT Hà Nội, lập các group cho học sinh tham gia: Hội sinh
viên đại học FPT, chia sẻ trên facebook cá nhân,…
+ email marketing: lấy data học sinh, phụ huynh từ đội promoter gửi về tiến hành
gửi email marketing.

- Bộ phận bán hàng: trực tiếp tham gia tư vấn và gọi điện tu vấn tới học sinh và
phụ huynh, thuyết phục đăng ký nhập học tại trường.
2.3.3.2 Địa điểm phân phối.
- Hiện tại trường đại học FPT đang có 4 phân hiệu,các sinh viên các thành phố
khác nhau có thể lựa chọn học tùy ý trong 4 phân hiệu : Hà Nội,Đà Nẵng,Cần Thơ và
Hồ Chí Minh. Riêng tại Hà Nội,trường tọa lạc tại km29,Đại lộ Thăng Long,khu công
nghệ cao Hòa Lạc,Thạch Thất,Hòa Lạc cách khá xa trung tâm thành phố,đây cũng là
một nhược điểm của trường về vị trí.
2.3.3.3 Thời gian:
- Sinh viên khóa mới sẽ nhập học vào khoảng tháng 9 hàng năm
- Lịch học cũng khá linh hoạt, sẽ được upload trên hệ thống tin của trường, sinh
viên tùy theo nhu cầu sẽ đăng ký lựa chọn thời gian biểu cụ thể để đăng ký học tập sao
cho phù hợp.

12


2.3.4 Thực trạng biến số xúc tiến.
2.3.4.1 Mục tiêu hoạt động xúc tiến của công ty trong những năm qua.
Trong những năm qua, mục tiêu các hoạt động xúc tiến của trường là tìm kiếm
những học sinh có thành tích học tập tốt và mức kinh tế gia dình khá. Thực hiện hoạt
động tuyển sinh và tạo dựng hình ảnh, uy tín của trường với các đối tác lâu dài là thầy
cô và các trường THPT. Trở thành một trường đại học hàng đầu tại Việt Nam, cung cấp
nhân sự cho cascdoanh nghiệp trong và ngoài nước.
2.3.4.2 Ngân sách xúc tiến và phân bổ ngân sách xúc tiến cho các công cụ xúc
tiến.
Với quy mô lớn, có nguồn ngân sách dồi dào. Tuy nhiên, với đặc diểm thị trường
những năm gần đây đang trở nên căng thẳng hơn nên trường đại học FPT xác định ngân
sách dựa vào phương pháp tùy theo khả năng. Dựa vào doanh thu để ấn định mức ngân
sách cho xúc tiến, dựa vào đó phòng tuyển sinh sẽ xậy dựng các trương trình marketing

sao cho phù hợp
Bảng 2.6 : Phân bổ ngân sách xúc tiến
Đơn vị: tỷ đồng,
Năm
Tổng
Phân chia ngân sách
Quảng
Marketing Xúc tiến
Quan hệ
Bán hàng
ngân sách
cáo
trực tiếp
bán
công
cá nhân
chúng
2015
2,850
20%
22.4%
10.2%
16.3%
31.1%
2016
3,230
22%
26.33%
16%
13%

44,67%
2017
3,850
18,3%
26%
12%
12.1%
31,6%
Nguồn: phòng tuyển sinh
Cùng với việc phát triển và mở rộng quy mô đào tạo, ngân sách dành cho các hoạt
độgn tuyển sinh cũng được tăng lên năm 2015 là 2,850 tỷ đến năm 2017 ngân sách đã
tăng lên 3,850 tỷ.
Với đặc điểm kinh doanh sản phẩm dịch vụ là một sản phẩm vô hình, điều quan trọng là
phải làm cho nhiều người biết đến sản phẩm, xây dựng được uy tín, để khách hàng có
thể cảm nhận được chất lượng đào tạo trước khi trải nghiệm, điều này đóng vai trò vô
cùng quan trọng. Chính vì lý do đó trường dành nhiều ngân sách cho quảng cáo,bán
hàng cá nhân và marketing trực tiếp, đây là kênh truyền thông chủ yếu và tìm kiếm
khách hàng của công ty.
2.3.4.3 Thực trạng các công cụ xúc tiến
Có thể thấy Marketing trực tiếp và bán hàng cá nhân là 2 kênh mang lại nguồn
doanh thu chủ yếu cho công ty và kênh quảng cáo, PR góp phần xây dựng hình ảnh
thương hiệu và uy tín cho công ty.
13


- Marketing trực tiếp: facebookmarketing và telemarketing, được sử dụng nhiều
nhất. Thông qua phần mềm crm sẽ lọc trùng data khách hàng,giúp qaunr lý data,tình
trạng khách hàng trong quá trình tư vấn. Mục đích để nhân viên telemarrketing chào
hàng về sản phẩm, thông tin chi tiết về ngành học, các trương trình ưu đãi học bổng,tín
dụng. Nhận viên của đội telemarketing thường gọi điện thoại tới khách hàng nhằm mục

đích giới thiệu, bán hàng, tư vấn cho khách. Facebook hiện đang là kênh mạng xã hội
mà phần lớn học sinh sử dụng,vậy nên để dễ tiếp xúc với học sinh hơn,nhân viên của
trường có thể liên lạc tới khách hàng thông qua facebook,nhân viên sẽ tư vấn trực
tiếp,gửi thông tin về ngành học,đào tạo cho khách hàng,giúp khách hàng hiểu rõ
nhất,sâu nhất về sản phẩm và thuyết phục học sinh nhập học tại trường.
- Bán hàng cá nhân: đây cũng là công cụ xúc tiến được quan tâm rất nhiều trong 3
năm qua, với đội ngũ nhân luôn nhiệt tình, cởi mở, thân thiện với khách hàng, đúng theo
quy chuẩn của trường đề ra là thuyết phục khách hàng bằng lòng nhiệt tình của nhân
viên. Đây là cách có lợi thế là tương tác hai chiều có triển vọng, người bán tham gia vào
quyết định mua, thông điệp có thể thay đổi theo người nhận.
- Xúc tiến bán: trường chủ yếu sử dụng các hoạt động xúc tiến đẩy thông qua các
hoạt động chiết giá: tặng học bổng cho các học sinh có thành tích học tập tốt,miễn chi
phí nộp hồ sơ thi tuyển đầu vào với cuộc thi do trường tổ chức nếu học sinh đăng ký dự
thi sớm.Trường đã đẩy nhanh được quá trình quyết định đăng ký của khách hàng.
- Quảng cáo: là công cụ không thể thiếu, trường đại học FPT thường sử dụng các
phương tiện quảng cáo online và offline. Kênh online đó là google adwords, seo web,
facebook, fanpage, email marketing,
- PR: Đây là một công cụ rất quan trọng để xây dựng uy tín cho doanh nghiệp: thông
qua các bài viết trên báo chí giới thiệu về tổ chức, lành đạo, đội ngũ giảng viên, các trương
trình sự kiện của công ty;các trương trình sự kiện, hội thảo, team building được tổ chức hàng
năm:
+ Bài viết về thành tích học tập tốt: máy tự pha chế đồ uống của sinh viên FPT sang chế
ra được chiến trên thời sự .
+ Clip các sản phẩm của sinh viên ngành thiết kế đồ họa được chiếu nhiều trên youtube.
+ Clip múa võ vovinam được chia sẻ rộng bởi các tài khoản trên facebook.
2.3.5 Biến số con người.
Đội ngũ giảng viên trong trường đều là những giảng viên có thể giảng dạy nhiều
môn,có trình độ ngoại ngữ tốt,đảm bào trong quá trình giảng dạy có thể thuyết trình
100% tiếng anh.
Tất cả đội ngũ Giảng viên của trường đại học FPT có thể là doanh nhân và đều tốt

nghiệp tại các nước phát triển và có trình độ Thạc sỹ trở lên, họ không chỉ giỏi về hệ
thống lý thuyết mà còn dày dạn kinh nghiệm thực tiễn. Họ chính là những người đã

14


mang tinh hoa tri thức của thế giới về áp dụng thành công trong môi trường thực tiễn tại
Việt Nam, đồng thời họ mang trong mình khát vọng chia sẻ và đổi thay cho các doanh
nghiệp, doanh nhân Việt Nam, góp phần định vị lại các doanh nghiệp Việt Nam trên bản
đồ kinh doanh thế giới
2.3.6 Thực trạng biến số vật chất.
- Trường đại học FPT luôn chú trọng tới cơ sở vật chất phục vụ cho sinh
viên,trường có tới 3 sân bóng để hỗ trợ các hoạt động thể thao,văn nghệ hay tổ chứ các
sự kiện cho sinh viên. Trường cũng đặc biệt quan tâm tới tình trạng vệ sinh trong
trường,đảm bảo công tác vệ sinh tốt nhất,giữ gìn không gian sach đẹp. Trong 1 năm trở
lại đây,trường có mở rộng cho các nhà hàng,ăn từ bên ngoài đăng ký kinh doanh trong
trường để hỗ trợ thay đổi khẩu vị cho sinh viên,các nhà hàng khi kinh doanh phải có đầy
đủ giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và đảm bảo mức giá hợp lý.
- Hệ thống website của trường được nâng cấp tốt hơn để đảm bảo cập nhật thông
tin nhanh chóng,hỗ trợ sinh viên. Các group,fanpage được tăng cường chạy quảng cáo
để sinh viên,học sinh dễ dàng tìm kiếm.
2.3.7 Thực trạng biến số quy trình.
- Quy trình cung ứng sản phẩm:
+ Trước: Bộ phận promoter liên hện tới hiệu trưởng của các trường THPT,sau đó
cử nhân viên về tham gia tuyên truyền về hoạt động tuyển sinh,phát phiếu thông tin và
thu lại data của học sinh cho bộ phận multi- sale. Ngoài ra,bộ phận này sẽ phụ trách tài
trợ các mức học bổng để gấy ấn tượng tốt với thầy cô và học sinh.
+ Trong:
Bộ phận multi – sale liên hệ tới các học sinh,phụ huynh qua điện thoại,facebook để tư
vấn,thuyết phục học sinh đăng ký nhập học tại trường.

Bộ phận promoter tiếp tục thực hiện các sự kiện cho học sinh và phụ huynh : tổ chức
Openday,ngày hội hướng nghiệp,ngày họp phụ huynh,treo băng zôn,tài trợ chương trình
văn thể,tặng ghế đá…
Bộ phận PR : gia tăng quảng cáo,cử nhân viên có chuẩn bị máy ảnh cơ chụp lại những
hình ảnh do promoter tổ chức,update liên tục các hình ảnh,thông tin về trường lên các
group đã lập trước để thu hút quan tâm của học sinh.
+ Sau: Khi học sinh đã đăng ký nhập học:
Promoter : mời học sinh và gia đình lên tham quan thăm trường.
Multi – sale : tiếp tục chăm sóc các bạn sinh viên,hỗ trợ thông tin trong quá trình học tập
của các bạn,gây dựng mối quan hệ để phục vụ hoạt động tuyển sinh tiếp theo nếu người
thân các bạn học sinh có thể là khashc hàng trong những năm tiếp theo.
PR : liên tục photoshop các hình ảnh đẹp về trường hưởng ứng các phong trào mới tích
cực,chia sẻ nhiều thông tin hay,mới về tập đoàn FPT hoặc các phân vị trường đại học

15


FPT.
2.4 Thực trạng hoạt động quản trị chất lượng tại trường.
- Là một trường đại học lớn, có nguồn vốn dồi dào, được tập đoàn FPT hậu thuẫn
về phía sau nên việc đo lường về chất lượng được trường đặc biệt chú trọng.
- Trước khi liên lạc với các trường THPT, phòng tuyển sinh phải cập nhật số liệu
về chất lượng học tập tại các trường THPT, theo dõi, quan sát,so sánh số lượng sinh viên
nhập học hàng năm của các trường THPT,thành tích học tập của các sinh viên đó về mặt
bằng chung để đưa hướng chiến lược tuyển sinh trong năm tới.
- Trong quá trình tuyển sinh, đội promoter phải nắm bắt, cảm nhận tinh thần của
thầy cô,học sinh các trường THPT về hình tượng trường đại học FPT để từ đó đưa ra các
biện pháp,quy các tuyển sinh phù hợp đối với từng trường khác nhau,đặc biệt cần gây
dựng mối quan hệ tốt với các thầy cô trường THPT về lâu về dài để phục vụ công việc
sau này.

- Sau quá trình tuyển sinh,cần xem xét lại số lượng nhập học giữa các trường,giữa
các tỉnh,tìm hiểu nguyên nhân vì sao dẫn đến thành công,thất bại trên con số thống kê
được ở trường THPT vừa làm công tác tuyển sinh. Ngoài ra,phải đánh giá lại kết quả thi
đầu vào,điểm số xét học bạ,số lượng giành học bổng của đợt tuyển sinh vừa rồi là bao
nhiêu để đưa ra các nhìn rõ nét về chất lượng đầu vào của từng năm.
- Việc quản lý và cải biến chất lượng do các phòng ban hỗ trợ cùng nhau san sẻ
công việc, điều này hỗ trợ cho việc quản lý chất lượng trở nên tốt hơn,tránh cồng kềnh
trong việc giải quyết công việc,cũng nhờ vào việc quản lý chất lượng tốt mà 3 năm trở
lại đây,số lượng sinh viên nhập học tăng đều 30%,tỉ lệ đầu ra có việc làm luôn với mức
lương trung bình 8,3 triệu đồng vẫn giữ vững 98%.
2.5 Thực trạng hoạt động logistic của trường.
- Quy mô hoạt động logictic tại công ty được hoạt động tương đối tốt. Các sản
phẩm phục vụ cho quá trình làm việc được phân bố 2 nơi : trường đại học FPT phân
hiệu Hà Nội: Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Km29 Đại lộ Thăng Long, huyệnThạch
Thất, Hà Nội (cách trung tâm thành phố khoảng 30km ) hàng nagfy nhà trường bố trí xe
ô tô chất lượng cao đưa đón nhân viên tại số 8 Tôn Thất Thuyết lên trường nên việc vận
chuyển sản phẩm không gặp nhiều khó khăn,ngoài ra trường có thuê 1 văn phòng làm
việc nằm trong nội thành là tầng 11,số 72 Trần Đăng Ninh,Cầu Giấy,Hà Nội để phục vụ
các hoạt động làm việc phù hợp ở giai đoạn tuyển sinh căng thẳng và tiện lấy sản phẩm
cần vận chuyển với những chuyến công tác xa của nhân viên.
Một số nhân viên thường xuyên phải đi công tác ,di chuyển trong nội và ngoại
thành sẽ được trợ cấp thẻ taxi,trường liên kết trực tiếp với taxi Mai Linh để hỗ trợ nhân
viên tiện di chuyển và làm việc.

16


PHẦN 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA CÔNG TY VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ
TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
3.1 Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh và Marketing của công ty

3.1.1 Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh và Marketing
Thành công:
Mặc dù là một trường đại học dân lập và có mức học phí khá cao,tuy nhiên sau 11 năm
thành lập,trường đại học FPT đã giành được một số thành công nhất định :
- Trong 3 năm trở lại đây,số lượng sinh viên nhập học liên tiếp tăng trưởng mỗi năm
khoảng 30%.
-Trường đại học FPT đã triển khai được nhiều hoạt động quảng bá,tuyên truyền,tổ chức
hội thảo hướng nghiệp tại các trường THPT,tư vẫn ngày họp phụ huynh ;tổ chức ngày
hội Openday : 1 ngày làm sinh viên FPT,trại hè sinh viên tại trường đại học FPT cho các
bạn học sinh lớp 12.
- Là nhà tài trợ chính cho một số chương trình văn nghệ giao lưu tại một số trường
THPT, điển hình là trường THPT Đoàn Kết – Hai Bà Trưng với sự góp mặt của ca sĩ
Đức Phúc do trường đại học FPT mời về.
- Hình ảnh của trường được bết đến rộng hơn, khi nhắc tới trường FPT, 100% học sinh
đều biết.
- Hàng năm,trường vẫn chào các bạn sinh viên quốc tế nhập học cũng đến từ nhiều quốc
gia như : Ni-giê-ri-a,Trung Quốc,Lào,Ma-lay-si-a,Pháp,Phi-lip-pin,Thái Lan,Nhật
Bản,Ấn Độ…
- Sinh viên trong trường dành được nhiều giải thưởng danh giá :
+ 6 năm liên tiếp (2011- 2016), Đại học FPT giành cú đúp ấn tượng trong giải Sao Khuê
– giải thưởng uy tín của ngành phần mềm và CNTT Việt Nam với các hạng mục dành
cho Đơn vị đào tạo CNTT hệ chính quy và Đơn vị đào tạo CNTT hệ phi chính quy xuất
sắc.
+ Năm 2015, Đại học FPT vừa hoàn tất tái kiểm định QS và tăng từ 408 điểm năm 2012
lên 472 điểm năm 2015; trong đó đạt Năm Sao cho 4 tiêu chí quan trọng: Đào tạo
(Teaching), Việc làm (Employability), Cơ sở vật chất (Facilities) và Trách nhiệm Xã hội
(Social Responsibility). Sau 3 năm kể từ khi đánh giá và nhận Ba Sao (***) cuối năm
2012, Đại học FPT đã đi được hơn nửa chặng đường chinh phục Bốn Sao (****) QS
Stars.
- 98% sinh viên Đại học FPT có việc làm sau khi tốt nghiệp với mức lương bình quân

khoảng 8,3 triệu đồng/người/tháng, 100% sinh viên có cơ hội làm việc ở FPT sau khi tốt
nghiệp; 19% cựu sinh viên làm việc tại nước ngoài (số liệu năm 2016).
17


- Trường luôn luôn nghiên cứu, so sánh số liệu để lựa chọn thị trường mục tiêu tốt
nhât,phù hợp với nguồn lực và chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm đặt ra.
Hạn chế:
Bên cạnh những thành công, trường đại học FPT vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau :
- Chi phí cho các hoạt động tuyển sinh liên tiếp tăng cao do phải đổi mới, đầu tư để
khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
- Thiếu nguồn lực và thời gian cho các hoạt động marketing đã định sẵn trước đó :
hướng nghiệp giờ chào cờ, hướng nghiệp trong lớp ( giờ ra chơi,giờ sinh hoạt,giờ học ).
- Thị trường mục tiêu vẫn còn khá hạn hẹp,cụ thể là 7 tỉnh : Hà Nội,Hải Dương,Hưng
Yên,Bắc Giang,Hải Phòng,Nam Định,Thái Bình trong khi mục tiêu tuyển sinh hàng
năm vẫn đang tiếp tục tăng và đối thủ cạnh tranh đang ngày càng phát triển và có sự đầu
tư rõ rệt.
3.1.2 Đề xuất định hướng giải quyết các vấn đề đặt ra với trường.
- Sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn, cắt giảm tối đa chi phí, tăng cường đầu tư cho
các hoạt động marketing online để độ phủ sóng có thể đến nhiều nơi hơn.
- Nghiên cứu thị trường tại một số số tỉnh lân cận có tiềm năng về tài chính tại miền
Bắc.
- Liên hệ chặt chẽ hơn với phía nhà trường để các hoạt động marketing được thực hiện
đủ thời gian.
- Tuyển dụng thêm nhân sự và phả đảm bảo đủ số lượng,tính chuyên môn để đạt hiệu
quả tốt nhất trong công việc.
3.1.3 Định hướng của trường, những vấn đề đặt ra :
Bên cạnh những thành công đã đạt được,nhưng trường đại học FPT vẫn còn những
thiếu sót cần xem lại và định hướng rõ ràng hơn để phát triển tốt hơn nữa . Cần phải làm
gì đó khác biệt để thương hiệu trường đại học FPT đến gần hơn với tâm trí các sĩ tử thi

đại học.
Những vấn đề công ty muốn làm :
- Tăng số lượng sinh viên và mở rộng diện tích đô thị tại lãnh thổ 30ha( diện tích phân
hiệu Hà Nội là 30ha tuy nhiên nhà trường mới chỉ sử dụng khoảng 1/3 tổng diện tích )
- Phát triển marketing online,giúp học sinh hiểu hơn về trường,cách giảng dạy và môi
trường cũng như con người tại trường đại học FPT.
Những vấn đề công ty đã thực hiện nhưng vẫn còn thiếu sót và đang tiếp tục giải quyết :
- Số lượng sinh viên nhập học hàng năm vẫn tăng tuy nhiên lại bị vượt mức của bộ giáo
dục cho phép.
- Mặc dù nhà trường hỗ trợ các mức học bổng hậu hĩnh để giúp đỡ một số các học sinh
có thành tích học tập tốt và chưa có kinh tế cao,tuy nhiên núp dưới bóng là trường đại
18


học dân lập nên vẫn chưa thực sự hiệu quả.
- Chi phí về ngày hội Open đây khá cao và các bạn học sinh ở các tỉnh thành khác
( không phải Hà Nội ) do vị trí địa lý xa nên bị cản trở chưa được tham gia chương trình
này.
- Đẩy mạnh truyền thông nội bộ,các thông tin về sản phẩm ,về chương trình xúc tiến
thương mại để phát triển hơn hoạt động bán hàng cá nhân,tư vấn cho khách hàng được
tốt hơn.
3.2 Định hướng đề tài khóa luận:
- Định hướng 1: Giải pháp hoàn thiện hệ thống Marketing online cho hoạt động
tuyển sinh tại trường đại học FPT.
- Định Hướng 2: Hoàn thiện hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm chương trình đạo
tại trường đại học FPT
- Định hướng 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống Marketing trực tiếp cho hoạt động tuyển
sinh tại trường đại học FPT.

19




×