Tải bản đầy đủ (.doc) (185 trang)

Nhân vật Dương Vân Nga – lịch sử và truyền thuyết (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.24 MB, 185 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

HOÀNG THỊ HỒNG THẮM

NHÂN VẬT DƯƠNG VÂN NGA
- LỊCH SỬ VÀ TRUYỀN THUYẾT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

HÀ NỘI - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

HOÀNG THỊ HỒNG THẮM

NHÂN VẬT DƯƠNG VÂN NGA
- LỊCH SỬ VÀ TRUYỀN THUYẾT

Chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số: 9 22 01 25

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Hà

HÀ NỘI - 2020



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả nghiên cứu của đề tài Nhân vật Dương Vân
Nga - lịch sử và truyền thuyết là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực
hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Nguyễn Thị Bích Hà.
Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa được công bố
dưới bất kì hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày 9 tháng 2 năm 2020
Tác giả

Hoàng Thị Hồng Thắm


ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Bích Hà, người đã tận
tình hướng dẫn, giúp tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn phòng Sau Đại học, khoa Ngữ văn, các thầy cô
trong tổ Văn học Việt Nam I, trường Đại học Sư phạm Hà Nội và các nhà khoa học
trong các Hội đồng đánh giá luận án đã tạo điều kiện, đồng thời có những nhận xét,
góp ý quý báu để luận án được hoàn thiện.
Ngoài ra, trong quá trình điền dã, thực tế, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình của các cơ quan, tổ chức văn hoá và nhân dân các địa phương: Ninh Bình, Nam
Định, Hà Nam, Thanh Hóa và Nghệ An.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 9 tháng 2 năm 2020
Tác giả


Hoàng Thị Hồng Thắm


iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................3
6. Dự kiến đóng góp của luận án............................................................................................4
7. Cấu trúc luận án..................................................................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU..................................................6
VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI.................................................................................6
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu đề tài...............................................................................6
1.2. Một số khái niệm, thuật ngữ..........................................................................................18
1.2.1. Về khái niệm truyền thuyết........................................................................................18
1.2.2. Về tên gọi Dương Vân Nga.........................................................................................21
1.3. Cơ sở lí thuyết...............................................................................................................22
1.3.1. Lí thuyết về mối quan hệ giữa truyền thuyết và lịch sử.........................................22
1.3.2. Mối quan hệ giữa truyền thuyết và tục thờ..............................................................29
1.3.3. Vấn đề truyền thuyết và văn bản hóa truyền thuyết..............................................34
Tiểu kết chương 1.................................................................................................................41
CHƯƠNG 3: NHÂN VẬT DƯƠNG VÂN NGA QUA LĂNG KÍNH................................72
CỦA TÁC GIẢ TRUYỀN THUYẾT...................................................................................72
3.1. Các motif trong truyền thuyết Dương Vân Nga............................................................72
Bảng 3.1: Bảng khảo sát các motif trong truyền thuyết Dương Vân Nga............................72
3.1.1. Motif sự ra đời kì lạ.....................................................................................................73
3.1.2. Motif đặt tên theo đặc điểm lúc chào đời.................................................................76

3.1.3. Motif hồng nhan họa thủy..........................................................................................78
3.1.4. Motif tiếng hát mang khẩu khí đế vương.................................................................82
3.1.5. Motif luyến ái................................................................................................................87
3.1.6. Motif trao ngôi..............................................................................................................91
3.1.7. Motif hiển linh..............................................................................................................95
Bảng 3.2: Tâm thức dân gian và tư tưởng Nho gia..............................................................98
trong nghi thức phụng thờ Dương Vân Nga.........................................................................98
3.2. Mô hình kết cấu cốt truyện Dương Vân Nga................................................................99
3.3. Nhân vật Dương Vân Nga từ góc nhìn đối sánh giữa sử sách và truyền thuyết.........101


iv
3.3.1. Sự tương đồng - khác biệt giữa sử sách và truyền thuyết về nhân vật Dương
Vân Nga.................................................................................................................................101
Bảng 3.3: Sự tương đồng giữa sử sách và truyền thuyết....................................................102
về nhân vật Dương Vân Nga..............................................................................................102
Bảng 3.4: Sự khác biệt giữa sử sách và truyền thuyết về nhân vật....................................104
Dương Vân Nga..................................................................................................................104
3.3.2. Lí giải nguyên nhân tương đồng, khác biệt giữa sử sách và truyền thuyết về
nhân vật Dương Vân Nga....................................................................................................106
Tiểu kết chương 3...............................................................................................................109
CHƯƠNG 4: NHÂN VẬT DƯƠNG VÂN NGA..............................................................111
TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA, XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI................................................111
4.1. Nhân vật Dương Vân Nga trong không gian văn hóa tâm linh đương đại..................111
Bảng 4.1: Các di tích thờ tự Dương Vân Nga còn lưu tồn đến ngày nay...........................111
4.2. Nhân vật Dương Vân Nga trong đời sống văn hóa chính trị đương đại......................120
4.3. Nhân vật Dương Vân Nga trong văn học nghệ thuật đương đại.................................124
4.4. Nhân vật Dương Vân Nga và những nghi án hiện tồn chưa được hóa giải.................130
4.4.1. Về nghi án giết vua Đinh...........................................................................................130
4.4.2. Về nghi án tư thông với Lê Hoàn.............................................................................137

Tiểu kết chương 4...............................................................................................................141
KẾT LUẬN........................................................................................................................143
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ...................................................................147
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................148
PHỤ LỤC...............................................................................................................................1


v
DANH MỤC BẢNG
1.2.1. Về khái niệm truyền thuyết 18....................................................................................iii
1.2.2. Về tên gọi Dương Vân Nga 21....................................................................................iii
1.3.1. Lí thuyết về mối quan hệ giữa truyền thuyết và lịch sử 22.........................................iii
1.3.2. Mối quan hệ giữa truyền thuyết và tục thờ 29............................................................iii
1.3.3. Vấn đề truyền thuyết và văn bản hóa truyền thuyết 34...............................................iii
3.1.1. Motif sự ra đời kì lạ 73...............................................................................................iii
3.1.2. Motif đặt tên theo đặc điểm lúc chào đời 76...............................................................iii
3.1.3. Motif hồng nhan họa thủy 78......................................................................................iii
3.1.4. Motif tiếng hát mang khẩu khí đế vương 82...............................................................iii
3.1.5. Motif luyến ái 87.........................................................................................................iii
3.1.6. Motif trao ngôi 91.......................................................................................................iii
3.1.7. Motif hiển linh 95.......................................................................................................iii
3.3.1. Sự tương đồng - khác biệt giữa sử sách và truyền thuyết về nhân vật Dương Vân Nga
101.........................................................................................................................................iv
3.3.2. Lí giải nguyên nhân tương đồng, khác biệt giữa sử sách và truyền thuyết về nhân vật
Dương Vân Nga 106.............................................................................................................iv
4.4.1. Về nghi án giết vua Đinh 130......................................................................................iv
4.4.2. Về nghi án tư thông với Lê Hoàn 137.........................................................................iv
MỞ ĐẦU................................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................................2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................3
6. Dự kiến đóng góp của luận án............................................................................................4
7. Cấu trúc luận án..................................................................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU..................................................6
VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI.................................................................................6
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu đề tài...............................................................................6
1.2. Một số khái niệm, thuật ngữ..........................................................................................18
1.3. Cơ sở lí thuyết...............................................................................................................22
Tiểu kết chương 1.................................................................................................................41
CHƯƠNG 3: NHÂN VẬT DƯƠNG VÂN NGA QUA LĂNG KÍNH................................72
CỦA TÁC GIẢ TRUYỀN THUYẾT...................................................................................72


vi
3.1. Các motif trong truyền thuyết Dương Vân Nga............................................................72
Bảng 3.1: Bảng khảo sát các motif trong truyền thuyết Dương Vân Nga............................72
Bảng 3.2: Tâm thức dân gian và tư tưởng Nho gia..............................................................98
trong nghi thức phụng thờ Dương Vân Nga.........................................................................98
3.2. Mô hình kết cấu cốt truyện Dương Vân Nga................................................................99
3.3. Nhân vật Dương Vân Nga từ góc nhìn đối sánh giữa sử sách và truyền thuyết.........101
Bảng 3.3: Sự tương đồng giữa sử sách và truyền thuyết....................................................102
về nhân vật Dương Vân Nga..............................................................................................102
Bảng 3.4: Sự khác biệt giữa sử sách và truyền thuyết về nhân vật....................................104
Dương Vân Nga..................................................................................................................104
Tiểu kết chương 3...............................................................................................................109
CHƯƠNG 4: NHÂN VẬT DƯƠNG VÂN NGA..............................................................111
TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA, XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI................................................111
4.1. Nhân vật Dương Vân Nga trong không gian văn hóa tâm linh đương đại..................111

Bảng 4.1: Các di tích thờ tự Dương Vân Nga còn lưu tồn đến ngày nay...........................111
4.2. Nhân vật Dương Vân Nga trong đời sống văn hóa chính trị đương đại......................120
4.3. Nhân vật Dương Vân Nga trong văn học nghệ thuật đương đại.................................124
4.4. Nhân vật Dương Vân Nga và những nghi án hiện tồn chưa được hóa giải.................130
Tiểu kết chương 4...............................................................................................................141
KẾT LUẬN........................................................................................................................143
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ...................................................................147
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................148
PHỤ LỤC...............................................................................................................................1


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, thế kỉ X là một mốc son chói lọi đánh
dấu bước ngoặt vĩ đại của dân tộc: chuyển từ đêm trường nghìn năm Bắc thuộc sang
thời kì độc lập tự chủ. Trong thế kỉ này đã xuất hiện những anh hùng hào kiệt làm
nên lịch sử như Khúc Thừa Dụ, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn… Có một
nhân vật cũng tham gia và giữ vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử giai đoạn
này, là người chuyển giao quyền lực từ vương triều Đinh sang Tiền Lê nhưng không
được vinh danh như các nhân vật trên vì những tồn nghi và dư luận trái chiều. Đó là
Thái hậu họ Dương mà người đời sau quen gọi là Dương Vân Nga. Với đóng góp
nổi bật trong tiến trình phát triển chung của lịch sử, bà xứng đáng được hậu thế ghi
nhớ công trạng và tôn vinh.
1.2. Dương Thái hậu vốn là hoàng hậu của vua Đinh Tiên Hoàng nhưng sau
khi nhà vua bị sát hại, triều đình rối loạn, bà đã trao ngai vàng của con trai mình cho
Thập đạo tướng quân Lê Hoàn và sau trở thành hoàng hậu của vị tướng tiền triều này.
Với hành động này, người chỉ trích bà là dâm phụ, vì tư tình mà đặt dấu chấm hết cho
một dòng họ đế vương; người lại ngợi ca bà có con mắt sáng suốt, biết nhìn xa trông
rộng, hi sinh lợi ích cá nhân vì sự sống còn của cả dân tộc. Trong khi các cuốn sử phong

kiến ra sức phê phán thì truyền thuyết dân gian chủ yếu lại ca ngợi, ghi nhận công trạng
của bà đối với nhân dân và đất nước. Hệ thống đền thờ và phối thờ bà chính là chứng
tích sinh động cho lòng biết ơn của dân chúng đối với bà. Sự trái chiều trong đánh giá,
quan điểm khác nhau trong việc ghi công luận tội của hậu thế đã tạo nên nét thú vị và
hấp dẫn về vị hoàng hậu “một vai gánh vác cả đôi sơn hà”. Sự lí thú ấy đã trở thành động
lực để chúng tôi tiếp cận nhân vật này từ truyền thuyết, nhằm khám phá cách cảm, cách
nghĩ của dân gian trong đối sánh với sử sách về bà.
1.3. Trong truyền thuyết người Việt, nhóm truyện về các nhân vật lịch sử, đặc biệt
là anh hùng dân tộc chiếm một khối lượng lớn và có vị trí quan trọng. Các nhân vật này
khi được lựa chọn đưa vào các cấp học đều là những anh hùng dân tộc với âm hưởng
chung là ngợi ca, tôn vinh. Những nhân vật gây tranh cãi như Dương Vân Nga, Trần Thủ
Độ… chỉ được nhắc đến với những đánh giá dè dặt, khiêm tốn bởi xung quanh cuộc đời
và hành trạng của họ đến nay vẫn còn những khoảng trống tồn nghi và dư luận nhiều


2
chiều. Vấn đề phân định công hay tội dành cho họ có thể chưa được thống nhất nhưng có
một thực tế là họ đã tham gia và trở thành cầu nối chuyển giao lịch sử. Đó là điều không
thể phủ nhận và cũng không nên né tránh. Việc tiếp cận nhóm nhân vật này nói chung và
trường hợp Thái hậu họ Dương nói riêng ở phương diện truyền thuyết là cần thiết đối với
công tác giảng dạy và nghiên cứu văn học dân gian hiện nay. Đó cũng là một trong những
lí do thúc đẩy chúng tôi lựa chọn đề tài Nhân vật Dương Vân Nga - lịch sử và truyền
thuyết làm đối tượng nghiên cứu của mình. Hi vọng từ địa hạt của truyền thuyết, đề tài sẽ
góp thêm cách nhìn mới mẻ về một trong những hiện tượng đặc biệt của lịch sử Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của chúng tôi khi nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu sự tương
đồng và khác biệt giữa lịch sử và truyền thuyết về Dương Vân Nga, từ đó có thể thấy
quan điểm, thái độ tác giả dân gian đối với nhân vật này, đồng thời mong muốn tìm
hiểu sâu và trọn vẹn hơn về thể loại truyền thuyết, hỗ trợ cho việc nghiên cứu - giảng
dạy truyền thuyết của chúng tôi ở bậc Đại học.

Dương hậu/ Dương Thái hậu là một trong những nhân vật đặc biệt của lịch sử
Việt Nam, cho đến nay bà vẫn có một vị trí nhất định trong tâm thức và đời sống văn
hóa, chính trị người Việt. Từ góc độ truyền thuyết, chúng tôi đặt nhân vật này trong
một phạm vi rộng hơn là văn hóa và xã hội đương đại (cụ thể là văn hóa tâm linh, văn
hóa chính trị, văn học nghệ thuật đương đại và những nghi án hiện tồn) nhằm hướng
đến những đánh giá đầy đủ, khách quan hơn về Dương Vân Nga cũng như thấy được
những thể hiện mới mẻ và sức sống mạnh mẽ của nhân vật lịch sử đặc biệt này trong
dòng chảy của thời gian.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong luận án này, chúng tôi xác định các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
- Hệ thống hóa tư liệu lịch sử và truyền thuyết về Dương Vân Nga
- Tìm hiểu thêm hoặc xác định lại nguồn tư liệu sẵn có về nhân vật Dương Vân
Nga qua việc điền dã ở các địa phương
- Tìm hiểu lịch sử nghiên cứu nhân vật Dương Vân Nga dưới hai góc độ lịch
sử - truyền thuyết và theo trục thời gian từ quá khứ đến đương đại
- Xác định những vấn đề lí luận liên quan đến truyền thuyết nhằm làm chỗ
dựa để nghiên cứu đề tài này


3
- Tìm và phân tích các motif cơ bản cấu tạo nên truyền thuyết Dương Vân Nga
- So sánh sự tương đồng và khác biệt giữa sử sách và truyền thuyết về
Dương Vân Nga và lí giải nguyên nhân
- Đưa ra và kiến giải, đánh giá góc nhìn của dân gian đương đại về nhân vật
Dương Vân Nga
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chọn đề tài Nhân vật Dương Vân Nga - lịch sử và truyền thuyết, chúng tôi
xác định đối tượng nghiên cứu là nhân vật Dương Vân Nga từ hai phương diện lịch
sử và truyền thuyết dân gian.
Về phạm vi tư liệu, chúng tôi khảo sát 27 truyền thuyết (13 truyền thuyết đã

được sưu tầm và xuất bản, 14 truyền thuyết còn hiện tồn trong dân gian) liên quan
đến Dương Thái hậu, kết hợp điền dã những nơi có dấu tích, bút tích lịch sử về nhân
vật này. Về lịch sử, chúng tôi quan tâm đến những cuốn chính sử bao gồm sử phong
kiến và sử hiện đại ghi chép về con người và thời đại của bà như Đại Việt sử lược,
Đại Việt sử kí toàn thư (Ngô Sĩ Liên), Đại Việt sử kí tiền biên (Ngô Thì Sĩ), Việt sử
tiêu án (Ngô Thì Sĩ), Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Quốc sử quán triều
Nguyễn), Lịch sử Việt Nam (từ nguồn gốc đến cuối thế kỉ XIX) - Đào Duy Anh, Lịch
sử Việt Nam, tập 1 (Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam), Tiến trình lịch sử Việt Nam
(Nguyễn Quang Ngọc chủ biên) nhằm có một sự đánh giá tổng thể, hệ thống về bà
với tư cách nhân chứng lịch sử và nhân vật của truyền thuyết dân gian.
Không gian nghiên cứu của đề tài tập trung ở Ninh Bình và mở rộng ra các
tỉnh Nam Định, Hà Nam, Thanh Hóa và Nghệ An, những địa phương có truyền
thuyết hoặc di tích thờ tự Dương Vân Nga.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp điền dã: Sự tồn tại đích thực của văn học dân gian là trong
môi trường diễn xướng của nó. Do đó, quá trình điền dã giúp chúng tôi thu thập
được những tư liệu và thông tin hữu ích cho đề tài luận án của mình đồng thời xác
định lại nguồn tư liệu đã có, qua đó thấy được mối quan hệ giữa tư liệu truyền
thuyết, tư liệu lịch sử với di tích thờ tự.


4
- Phương pháp so sánh loại hình: chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh loại
hình – phương pháp so sánh dựa trên sự tương đồng loại hình giữa nhóm truyện về
Dương Vân Nga và truyện dân gian để tìm ra các motif cấu thành cốt truyện Dương Vân
Nga, cụ thể là các motif sự ra đời kì lạ, đặt tên theo đặc điểm lúc chào đời, hồng nhan
họa thủy, tiếng hát mang khẩu khí đế vương, luyến ái, trao ngôi và hiển linh.
- Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp: chúng tôi tiến hành phân loại, đánh
giá và sử dụng các nguồn tài liệu đã được công bố liên quan đến đề tài (bài báo

khoa học, báo cáo khoa học, tài liệu giáo trình...) tùy theo những yêu cầu cụ thể của
luận án nhằm phục vụ một cách tốt nhất cho mục đích nghiên cứu của mình.
- Phương pháp nghiên cứu ngữ văn dân gian: từ phạm vi nghiên cứu của đề tài,
chúng tôi tiếp cận nhóm truyện về Dương Vân Nga dựa trên những đặc trưng của thể
loại truyền thuyết, đồng thời cũng luôn ý thức rằng văn học dân gian là một bộ phận của
văn học, nên những thao tác như phân tích, mô tả, suy luận, tổng hợp… - những thao tác
công cụ của ngữ văn đã được chúng tôi sử dụng khá triệt để trong luận án.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: vận dụng phương pháp này vào quá
trình nghiên cứu, chúng tôi tìm hiểu văn học dân gian, cụ thể là truyền thuyết trong
mối quan hệ với các ngành khoa học và các phạm trù khác như lịch sử, văn hóa, dân
tộc học, nghệ thuật, tín ngưỡng… nhằm có được một hướng tiếp cận đa chiều, đa
diện và bao quát về nhóm truyền thuyết Dương Vân Nga.
6. Dự kiến đóng góp của luận án
Đề tài Nhân vật Dương Vân Nga - lịch sử và truyền thuyết là công trình đầu
tiên tái hiện và hệ thống hóa các truyền thuyết đã được xuất bản và đang lưu truyền
trong dân gian (hiện chúng tôi được biết) về Thái hậu họ Dương, một nhân vật nổi
tiếng trong lịch sử thời Đinh – Lê (xin xem Phụ lục trang 1).
Dựa trên phương pháp so sánh loại hình, chúng tôi cũng đã tìm, phân tích bảy
motif cơ bản cấu tạo nên truyền thuyết Dương Vân Nga. Những motif này cho thấy sự
tương đồng giữa truyền thuyết về Dương Vân Nga với một số truyền thuyết khác, đồng
thời là minh chứng sinh động cho đặc điểm chung của truyện kể dân gian.
Với 27 truyền thuyết về Dương Vân Nga mà chúng tôi đã hệ thống hóa, với
11 di tích thờ tự riêng và phối thờ bà, với việc hệ thống hóa các ý kiến và quan điểm
trái chiều về bà…, luận án Nhân vật Dương Vân Nga - lịch sử và truyền thuyết sẽ là


5
một tư liệu tham khảo bổ ích về nhân vật Dương Vân Nga, đồng thời góp phần làm
phong phú cho hệ thống truyền thuyết về các nhân vật lịch sử Việt Nam.
Không giống các nhân vật khác trong nhóm truyền thuyết nhân vật lịch sử

thường xuất hiện với cảm hứng chủ đạo là được tôn vinh, ngợi ca, Dương Vân Nga
là một trong số ít những nhân vật đứng giữa hai chiều tranh luận. Quá trình phân
tích bảy motif chính, sơ đồ hóa mô hình kết cấu cốt truyện và so sánh sự tương
đồng - khác biệt giữa sử sách và truyền thuyết về Dương Vân Nga của chúng tôi
nhằm làm nổi bật giá trị của nhóm truyền thuyết cũng như quan điểm của dân gian
trong cách đánh giá nhân vật lịch sử phức tạp này.
Khi đề cập đến lịch sử thời Đinh – Lê, chúng ta không thể không nhắc đến
nhân vật Dương Thái hậu với vai trò chuyển giao quyền lực từ triều đại nhà Đinh
sang Tiền Lê. Tuy nhiên, sự xuất hiện của bà thường khá mờ nhạt bên cạnh những
tên tuổi lừng lẫy như Đinh Tiên Hoàng, Lê Hoàn... Nghiên cứu đề tài này, chúng
tôi muốn dành cho bà một vị trí xứng đáng hơn trong đời sống văn hóa, xã hội
hôm nay. Ở góc độ văn hóa học, luận án đã tiếp cận các phương diện: văn hóa tâm
linh, văn hóa chính trị và văn học nghệ thuật đương đại, đồng thời cũng phân tích
hai nghi án hiện tồn về Dương Thái hậu để thấy rằng những cuộc tranh luận liên
quan đến bà trong xã hội đương đại vẫn còn hiện diện một cách sống động trong
đời sống văn hóa người Việt.
7. Cấu trúc luận án
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án gồm
4 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết của đề tài
Chương 2: Khảo sát tư liệu lịch sử và truyền thuyết về nhân vật Dương Vân Nga
Chương 3: Nhân vật Dương Vân Nga qua lăng kính của tác giả truyền thuyết
Chương 4: Nhân vật Dương Vân Nga trong đời sống văn hóa, xã hội đương đại


6
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI


Nhiệm vụ trọng tâm của chương 1 là lược thuật tình hình nghiên cứu và trình
bày những vấn đề lí thuyết cơ bản. Về lịch sử nghiên cứu, các tài liệu liên quan đến
nhân vật Dương Vân Nga bao gồm sử biên niên và các công trình nghiên cứu độc
lập. Những tài liệu này chủ yếu chỉ giới hạn ở góc độ sử học và tập trung vào việc
đánh giá, bày tỏ quan điểm về hành trạng của bà (sự kiện trao ngôi cho Lê Hoàn và
sau đó tái giá với ông). Về cơ sở lí thuyết, chúng tôi sẽ trình bày những vấn đề cơ
bản, có liên quan mật thiết và làm chỗ dựa cho việc triển khai đề tài. Đó là mối quan
hệ giữa truyền thuyết và lịch sử, mối quan hệ giữa truyền thuyết và tục thờ, vấn đề
truyền thuyết và văn bản hóa truyền thuyết cùng một số lí thuyết khác.
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu đề tài
Với số phận đặc biệt “Một vai gánh vác cả đôi sơn hà”, Dương Thái hậu đã
trở thành đề tài bàn luận của các nhà chép sử, các nhà nghiên cứu và tác giả dân
gian. Những tư liệu mà chúng tôi sưu tập được về nhân vật lịch sử này bao gồm: sử
biên niên (Đại Việt sử lược, Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Việt sử kí tiền biên, Khâm
định Việt sử thông giám cương mục...), chí (Lịch triều hiến chương loại chí), các
công trình nghiên cứu từ góc độ lịch sử (Nguyễn Danh Phiệt, Nguyễn Thị Phương
Chi, Trần Trọng Dương...), từ góc độ y học kết hợp với tâm lí học (Bùi Minh Đức)
hoặc từ quan điểm cá nhân (Song Cối, Nguyễn Thế Giang...), truyền thuyết lưu
truyền trong dân gian (tài liệu điền dã), truyền thuyết được văn bản hóa (do Viện
Khoa học xã hội Việt Nam, Nguyễn Thị Kim Cúc, Nguyễn Văn Trò sưu tầm...),
truyền thuyết được văn học hóa (Hoàng Công Khanh, Bùi Anh Tấn, Nguyễn Huy
Sanh, Trương Đình Tưởng...), diễn ca (Thiên Nam ngữ lục, Đại Nam quốc sử diễn
ca...) và gia phả (Phả hệ họ Ngô Việt Nam). Những tư liệu này được phân loại và sử
dụng theo những mục đích khác nhau trong luận án, trong đó, các cuốn sử biên niên
là chỗ dựa tin cậy về phương diện lịch sử; các nghiên cứu từ góc độ lịch sử gợi mở,


7
bổ sung thêm cho hướng nghiên cứu của đề tài; những truyền thuyết dân gian cùng
các bài viết thể hiện quan điểm cá nhân sẽ giúp chúng tôi nhận diện được quan

niệm, thái độ của người đời sau đối với bà hoàng hậu của hai triều Đinh - Lê.
Những nghiên cứu về nhân vật lịch sử Dương hậu/ Dương Thái hậu thời
Đinh - Lê
Với những biến cố liên tiếp dưới triều Đinh cuối năm 979 và đặc biệt là sự kiện
trao áo long bào cho Lê Hoàn vào năm 980, Dương Thái hậu đã chính thức tham gia vào
lịch sử và để lại tên tuổi trong các cuốn sử biên niên. Đại việt sử lược, cuốn sử được cho
là ra đời sớm nhất ở nước ta, đã bắt đầu ghi chép về bà. Điều đáng chú ý là tác giả không
hề bày tỏ thái độ của mình về hành động trao ngôi của Dương Thái hậu như các sử gia
đời sau, cụ thể là: năm 980, khi nhà Tống phát binh sang đánh chiếm Đại Cồ Việt, Thái
hậu đã sai Phạm Cự Lượng đốc suất quân lính đánh giặc. Trước ngày xuất quân, Phạm
Cự Lượng đã vào nội điện nói với vua nhỏ rằng: “Nay chúa thượng còn nhỏ dại chưa
hiểu biết được sự siêng năng, khó nhọc của bọn chúng tôi. Nếu như có một thước tấc
công lao nào thì rồi ai biết cho. Không bằng cái cách là trước đưa Thập đạo tướng quân
lên ngôi thiên tử rồi sau mới ra quân”. Quân sĩ nghe vậy đều hô “vạn tuế”. Thái hậu thấy
tình người vui thuận mới sai lấy áo long cổn khoác lên mình Lê Hoàn và xin ngài lên
ngôi” [20, tr. 97-98]. Bên cạnh đó, việc Dương Thái hậu trở thành hoàng hậu của Lê
Hoàn cũng không được tác giả ghi chép cụ thể, chỉ có một dòng ngắn gọn: “Năm Nhâm
Ngọ là năm thứ hai niên hiệu Thiên Phúc vua lập vương hậu năm bà” [20, tr 99], thậm
chí ông còn cho rằng việc vua Lê, vua Lý lập nhiều hoàng hậu trước hết là do lỗi của
Đinh Tiên Hoàng đã “khởi xướng sự rối loạn thứ bậc”.
Nếu như tác giả của Đại Việt sử lược không thể hiện thái độ đối với Dương
Vân Nga khi ghi chép sự kiện bà trao ngôi cho Lê Hoàn thì Đại Việt sử kí toàn thư, Đại
Việt sử kí tiền biên và Khâm định Việt sử thông giám cương mục đều lên tiếng phê phán
Dương Thái hậu vì “yêu mến”, “phải lòng” nên tư thông với Lê Hoàn, thậm chí “cho
Hoàn quyền tạm làm công việc thay vua như Chu Công khi trước” [70, tr. 244]. Còn
Ngô Thì Sĩ thì luận tội bà một cách đanh thép rằng “Người cướp ngôi của Vệ Vương
là Dương hậu, chứ không phải Thập đạo (tướng quân)” [75, tr. 165].


8

Song Cối (Hoa Bằng) là một trong những “luật sư” sớm lên tiếng chiêu tuyết
cho Dương hậu. Năm 1942, trong bài viết “Tôi bào chữa cho Dương Thái hậu”, ông đã
ghi nhận công lao của bà đối với đất nước trong hoàn cảnh “nghìn cân treo sợi tóc”:
“Dương hậu đối với nhà Đinh tuy có khuyết điểm nhưng đối với quốc dân, bà là một
người hoàn toàn vô tội nếu không kể là có công” [dẫn theo tài liệu 78, tr. 78].
Trong Đại Nam dật sử - sử ta so với sử Tàu (in lần đầu trên tạp chí Tri Tân
năm 1943), Nguyễn Văn Tố không trực tiếp bày tỏ quan điểm về sự kiện bà Dương
Thái hậu trao ngôi cho Lê Hoàn mà dẫn lời bàn của Nguyễn Đình Tuân về chuyện
này như sau:
“Lê Hoàn thay nhà Đinh, do các tướng tôn lên, là bắt chước việc Tống Thái
Tổ ở Trần Kiều nhưng đã cùng bọn Phạm Cự Lạng ngầm mưu kết làm tâm phúc từ
trước, chứ không phải việc ngẫu nhiên (...), lấy vợ vua trước cho ở hậu cung
(nguyên mẹ Đinh Toàn là họ Dương, trước lấy Đinh Tiên Hoàng sinh ra Toàn, khi
Toàn nối ngôi mới lên sáu tuổi, mẹ Toàn tư thông với Lê Hoàn, bàn mưu cướp ngôi,
đến năm 982, Lê Hoàn đã làm vua được ba năm, phong mẹ Đinh Toàn làm Đại
Thắng Minh hoàng hậu)” [95, tr. 257-258].
Việc Nguyễn Văn Tố dẫn một lời bàn không mấy thiện cảm dành cho Dương
Thái hậu như trên cũng có thể coi là một cách thể hiện quan điểm riêng vậy.
Vào năm 1981, với bài báo Dương hậu - Dương Thái hậu, lịch sử và huyền
thoại, Nguyễn Danh Phiệt đã lí giải mối quan hệ tình cảm giữa Lê Hoàn và Dương
hậu trong bối cảnh lịch sử của thế kỉ X chưa bị ràng buộc bởi đạo Nho. Trong xã hội
Đại Cồ Việt khi ấy, “những sinh hoạt thoải mái, phóng khoáng trong bối cảnh văn
hóa cộng đồng làng xã người Việt thuần khiết vẫn chưa bị lớp mây mù văn hóa Tàu
vây ám. Sinh hoạt đó không chỉ bao trùm nơi dân dã mà còn chiếm lĩnh cả chốn
cung đình. Trong bối cảnh đó thì hiện tượng Dương Thái hậu - Lê Hoàn cũng là một
chuyện bình thường, hợp lẽ... Đinh Bộ Lĩnh chết, Dương Thái hậu lấy Lê Hoàn là
theo tập tục thông thường của xã hội. Lê Hoàn lên ngôi vua, đứng đầu cả nước là
theo truyền thống “lựa chọn”, “suy tôn” thủ lĩnh phổ biến trong sinh hoạt cộng
đồng” [dẫn theo tài liệu 78, tr.79].



9
Trong cuốn sách Kinh đô cũ Hoa Lư (1982), Nguyễn Thế Giang nhân bàn về
hai triều đại Đinh - Lê đã ca ngợi, đề cao Dương Vân Nga với vai trò của một Thái
hậu chấp chính. Tác giả dựa vào hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng lúc bấy giờ để bình
luận về Dương hậu: “Khi đất nước lâm nguy, hiểm họa xâm lăng đe dọa dân tộc quá
lớn mà tự lượng sức mình không đảm đương, giải quyết nổi, bà quyết định trao ngôi
báu và uy quyền cho người đủ sức đảm đương, cứu nguy cho đất nước. Đối với bà,
ngôi báu không phải là cơ nghiệp riêng của dòng họ Đinh mà lúc này bà là người
đại diện, ngôi báu là của chung của dân tộc. Và không có ngôi báu nào cao hơn sự
sống còn của đất nước”... “Bà đã hành động một cách thẳng thắn trước mặt bá quan
văn võ. Bà lấy áo long cổn của chồng tự tay khoác lên người quan Thập đạo tướng
quân Lê Hoàn (...). Hành động sáng suốt của bà đã mở lối thoát cho triều đình (...).
Ngày nay, chúng ta trìu mến và kính phục gọi: “Thái hậu Dương Vân Nga là một
phụ nữ thức thời yêu nước” [29, tr. 114-115].
Lã Đăng Bật là một nhà nghiên cứu đã dành rất nhiều tâm huyết tìm hiểu văn
hóa, lịch sử Ninh Bình. Về hành động Dương Thái hậu trao ngôi cho Lê Hoàn, ông
đánh giá đó là công lớn nhất của bà, là suy nghĩ thức thời, tiến bộ: “Công lao lớn
nhất của bà là lượng sức mình không đảm đương nổi việc nước, bà đã quyết định
trao ngôi báu cho Lê Hoàn, tức là đã truất bỏ cơ nghiệp của nhà Đinh, xây dựng nhà
Tiền Lê. Đây là việc làm hợp với lòng trời và lòng người khi đó. Bà là người phụ nữ
thức thời, nghĩ đến vận mệnh đất nước trên hết, bỏ qua những lời bàn tán, phản đối,
thậm chí cả những dư luận xấu của triều đình lúc bấy giờ” [8, tr. 55].
Năm 2000, nữ tác giả Lee Seon Hee nghiên cứu nhân vật Dương Vân Nga
trong mối tương quan với phụ nữ Việt Nam thế kỉ thứ X. Tác giả đã nhận xét bà
Dương hậu từ bốn góc độ: “Một là, Thái hậu Dương Vân Nga đã biết hi sinh quyền
lợi hạn hẹp của gia đình gia tộc và bản thân để đặt lợi ích chung của quốc gia dân
tộc, cộng đồng lên trên hết... Hai là, mặc dầu Dương Vân Nga là phụ nữ, nhưng bà
đã có tầm nhìn chiến lược, chính xác và cũng rất nhân bản để nhận ra cái chân giá
trị của Lê Hoàn... Ba là, Dương Vân Nga là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên trong

lịch sử chính thống đã nêu một tấm gương sáng về quyền tự quyết định vận mệnh
của bản thân mình - quyền tự do yêu đương, tự do hôn nhân mà không bị lệ thuộc


10
vào giáo lí phong kiến cũng như thói thường của dư luận... Cuối cùng, ở Thái hậu
Dương Vân Nga còn có một giá trị tổng thể, nằm trong sự đánh giá, định vị và lưu
giữ của cộng đồng dân tộc Việt... Nhân dân đồng cảm và đồng tình với mối tình cao
đẹp của Thái hậu” [Dẫn theo tài liệu 78, tr. 80].
Các tác giả của tập biên niên khảo Các triều đại Việt Nam (năm 2001) đã
đánh giá Dương Vân Nga từ góc độ của một người cầm quyền trị nước để thấy
hành động trao áo long bào cho Lê Hoàn là thức thời: “Sự tỏ ý nhường ngôi của
Dương Vân Nga trong hoàn cảnh ấy đã biểu hiện thái độ chính trị sáng suốt của
một người thức thời, có tầm nhìn xa trông rộng, xứng đáng được coi là anh
hùng” [14, tr. 71].
Dành khá nhiều trang viết về Dương Thái hậu nhưng nhóm tác giả của cuốn
Nhìn lại lịch sử (2013) lại chủ yếu phê phán, lên án bà gay gắt trong các bài Người
phụ nữ ba lần là hoàng hậu và vụ án lịch sử: ai giết vua Đinh; Điền dã, khảo sát
các di tích lịch sử, các tư liệu thành văn về: Đinh Điền - Nguyễn Bặc; Dương hậu Lê Hoàn và Nét độc đáo tình sử. Họ cho rằng hành động Dương Thái hậu trao ngôi
cho Lê Hoàn là một màn kịch được dụng tâm dựng sẵn: “Nếu Lê Hoàn hành động
như một trung thần, nghĩa là vẫn chỉ huy quân đội chiến đấu để bảo vệ đất nước và
vương quyền cho họ Đinh, thì làm gì có “màn kịch” trao áo long cổn của tình nhân
Dương Thái hậu cho quan Thập đạo. Thế nhưng màn kịch đã được dàn dựng và
được hoàn tất, với sự tham gia của các diễn viên chính Dương Thái hậu, Lê Hoàn,
Phạm Cự Lượng và với sự tổng đạo diễn của quân sư Hồng Hiến” [41, tr. 225].
Năm 2005, trong hội thảo Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê
Hoàn, TS. Nguyễn Thị Phương Chi đã công bố bài viết Vai trò của Thái hậu Dương
Vân Nga đối với đất nước Đại Cồ Việt hồi thế kỉ X. Tác giả đã khái quát những ý
kiến khác nhau của các sử gia, nhà nghiên cứu từ cổ chí kim về Dương hậu như
Ngô Sĩ Liên, Nguyễn Văn Tố, Song Cối (Hoa Bằng), Nguyễn Danh Phiệt và Lee

Seon Hee (Hàn Quốc)... Về phần mình, tác giả khẳng định Dương Vân Nga là một
phụ nữ “thông minh, tài giỏi”, một “người mẹ can đảm mới đi đến quyết định sáng
suốt như vậy. Bà hiểu rằng con trai bà - vua Đinh Toàn mới 6 tuổi lên làm vua theo
chế độ cha truyền con nối, chưa hề có công lao gì đối với đất nước (...). Nếu như
trong hoàn cảnh đất nước bình yên, sự việc trên có thể cho rằng bà vì tình riêng”


11
nhưng “bà thực hiện việc trao ngôi báu cho Lê Hoàn một cách đàng hoàng trước sự
đồng tình của các tướng sĩ quân đội. Vì vậy, Dương Vân Nga chính là người phụ nữ
của chính trường, thông minh, mưu lược, vì đất nước vì nhân dân mà “hi sinh”
quyền lực chính trị của mình cho một người có đầy đủ uy tín và khả năng lãnh đạo
đất nước” [78, tr. 83].
Năm 2007, trong hội thảo Thân thế, sự nghiệp và tượng đài Lê Đại Hành
- Dương Vân Nga tổ chức ở Ninh Bình, các nhà khoa học đã nêu lên những quan
điểm trái chiều về Dương Vân Nga, trong đó, đa số ca ngợi, bênh vực bà, tiêu
biểu như:
GS. Vũ Khiêu đặt vị trí của bà trong hoàn cảnh khó khăn của đất nước để
khẳng định: “Bà đã sẵn sàng hi sinh quyền lợi của cá nhân và của con mình để
đặt vận mệnh của đất nước lên trên hết. Nhân dân Hoa Lư từ trước vẫn tôn trọng
bà. Sử gia thời Trần như Lê Văn Hưu cũng không chê trách bà. Chỉ từ khi những
tư tưởng tiêu cực của Nho giáo với những quan điểm khinh rẻ người phụ nữ và
trói buộc phụ nữ vào “tam tòng, tứ đức” thì mới nảy sinh ra sự phê phán Dương
Vân Nga và xây dựng xung quanh bà những chuyện riêng tư với Lê Hoàn”. Tác
giả cho rằng, theo quan điểm sáng suốt của dân tộc ta từ trước, theo quan điểm
nhân văn của nhân loại tiến bộ cũng như theo quan điểm đạo đức tiên tiến của
nhân dân ta ngày nay thì bà là một người “sống với bản lĩnh vững vàng của
người phụ nữ Việt Nam, vừa có tinh thần yêu nước, thương dân, vừa khẳng định
quyền lợi chính đáng của người phụ nữ”. Trong hoàn cảnh của mình, bà đã “giao
toàn bộ sự nghiệp của tổ quốc vào tay một vị anh hùng. Đó là một sự lựa chọn

sáng suốt. Việc kết duyên cùng Lê Hoàn và trao gửi con của mình cho Lê Hoàn
cũng là một việc mà Thái hậu họ Dương cần phải làm để bảo vệ cho dòng họ
Đinh, bảo vệ mạng sống của các con mình và gia thất (...). Việc Đinh Toàn được
Lê Hoàn coi như con đẻ, chính sử đã nêu rõ điều ấy. Trong cuộc chiến đấu, Đinh
Toàn tử trận thì Lê Hoàn đã đau xót thét lên một tiếng và xông lên giết giặc.
Không nên suy luận thành việc Lê Hoàn mượn tay giặc để giết Đinh Toàn. Cũng
không thể dựng lên việc này để chê trách Dương Vân Nga” [79, tr. 20].
Với PGS.TS Nguyễn Danh Phiệt, bà Dương Thái hậu đã khéo xử lí hài hòa
mối quan hệ giữa lí trí và tình cảm, chính điều đó đã giúp bà vừa trọn tình riêng,


12
vừa vẹn nghĩa chung: “Việc yêu Lê Hoàn, nặng tình với Lê Hoàn là việc riêng của
bà, thuộc về lĩnh vực tình cảm, về con tim, còn trao cho Lê Hoàn tổ chức chống
giặc, đồng tình với quân sĩ tôn ông lên ngôi vua lại liên quan đến lợi ích của dân,
của nước, là vấn đề chung, vấn đề của lí trí. Ở đây có sự hài hòa giữa lí trí và tình
cảm, giữa con tim và khối óc. Bà đã xử lí đúng đắn, hợp với lòng mong mỏi của
quân dân, phù hợp với lợi ích của tổ quốc và thuận theo nhịp đập của trái tim bà. Có
thể nghĩ rằng trong tình thế đó khó có một cách xử lí nào hợp lí hơn, đẹp đẽ hơn”
[79, tr. 74].
PGS.TS Phan Khanh xuất phát từ quan điểm: để xác định một danh nhân
lịch sử - văn hóa thì trước tiên phải xét đến những lợi ích chung mà danh nhân đó
mang lại vì sự phát triển tiến bộ của dân tộc, đất nước, chứ không chỉ vì lợi ích
riêng của một triều đại, một dòng họ để đi đến nhận định: “Câu chuyện Thái hậu
Dương Vân Nga năm 979 trao áo long cổn, nhường ngôi vua của con trai còn nhỏ
cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn thực sự đã tạo nên bước ngoặt lịch sử quyết định
và là một sự kiện quyền biến lịch sử theo hướng tiến bộ đáng được ghi tạc vào văn
hóa dân tộc ta” [79; tr. 53]... “Dương Vân Nga đã quyết định, hành động đúng đòi
hỏi của vận mệnh đất nước để giữ sơn hà xã tắc, đúng với đạo trời, lòng người của
năm 979. Đó là tư tưởng và hành động của một phụ nữ chính thống, quyền quý,

thức thời và khả kính của Việt Nam, của thế kỉ thứ X” [79, tr. 57].
PGS Vũ Ngọc Khánh (Viện Nghiên cứu Văn hóa) coi hành động trao hoàng
bào của bà Dương Thái hậu cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn là “hành động đẹp”,
“phi thường”: “Bất ngờ, bà đã có một cử chỉ, một hành động đẹp, là khoác áo hoàng
bào lên vai Lê Hoàn. Không một lời phát biểu (sử sách không hề chép), không một
chút do dự, đột nhiên bà đã có một sáng kiến, một hành động rất bình thường mà lại rất
phi thường. Một cử chỉ nhỏ mà gây được sự náo nức lòng quân dân, sự ổn định của
triều đình và cuối cùng là đưa đến thắng lợi vĩ đại của lịch sử. Nhỏ nhặt mà trọng đại,
bình thường mà phi thường, việc nhỏ trước mắt mà thành việc lớn lâu dài. Cái đẹp của
bà là ở đó, và đây cũng là một hiện tượng đẹp trong lịch sử Việt Nam” [79; tr. 128].
PGS. TS. Trần Thị Vinh (Viện sử học) cho rằng “giữa lúc vận mệnh sống
còn của đất nước và dân tộc đặt lên hàng đầu thì quyết định về chuyển giao quyền
lực từ nhà Đinh sang nhà Tiền Lê của Thái hậu Dương Vân Nga là hợp lí”. Tác giả


13
còn dẫn nhận định của Phan Huy Lê (người khảo tác giả - văn bản - tác phẩm Đại
Việt sử kí toàn thư) về bà Dương Thái hậu nhằm khẳng định thêm quan điểm của
mình: “... Dương Vân Nga là một người phụ nữ yêu nước biết xử sự việc nội bộ
cung đình một cách sáng suốt, đúng đắn, có lợi cho dân cho nước (...). Ảnh hưởng
của Nho giáo đã làm cho Ngô Sĩ Liên và nhiều sử thần phong kiến xa rời đạo lí
truyền thống đó, đi đến những lời buộc tội bất công và oan uổng cho Lê Hoàn và
Dương Vân Nga” [79, tr. 136-137].
Vũ Bá Tiên đã không tiếc lời ca ngợi bà Dương Thái hậu là “nữ anh hùng
cái thế, đã hiến dâng cả cuộc đời vì nền độc lập dân tộc và nhà nước phong kiến tập
quyền vừa mới phôi thai. Có thể nói, bà là người phụ nữ cao quý và quả hiếm hoi
trong lịch sử “một vai gánh vác cả đôi sơn hà”, làm hoàng hậu gần suốt hai triều
vua, có đóng góp bất hủ trong lịch sử dựng nước” [79, tr. 211].
Riêng GS. Đinh Xuân Lâm, Phó Chủ tịch hội Khoa học lịch sử Việt Nam đã
không tán đồng việc dựng tượng Dương Vân Nga ở Ninh Bình vì cho rằng: “... qua

vài dòng sử ghi chép về quá trình Lê Hoàn thâu tóm quyền hành vào tay mình rồi
lên ngôi hoàng đế, có thể khẳng định trong sự nghiệp đó có vai trò to lớn (và chủ
động) của hoàng hậu họ Dương. Chính vì hành tung bí mật (theo lối thâm cung bí
sử) đó mà đương thời có nhiều điều dị nghị, đặt nghi vấn rằng đây có phải là một vụ
án cung đình khi hai cha con Đinh Bộ Lĩnh và Đinh Liễn bị ám sát ngay trong cung
cấm. Hiện nay, cũng đã có ý kiến rằng nhân vật Đỗ Thích xưa nay vẫn bị cho là
người giết cha con Đinh Tiên Hoàng là oan” [79, tr. 33]... GS. Đinh Xuân Lâm cho
rằng muốn “đánh giá” bà Dương hậu thì nên “tham khảo” cách người dân địa
phương đặt tượng bà: “Còn về việc đánh giá bà, có lẽ nên tham khảo cách ứng xử
của người xưa, tượng bà trước kia không được đặt trên bàn thờ trong đền vua Đinh,
mà đặt dưới đất nơi cửa ra vào, mãi sau này mới được định vị như ngày nay. Dù sao
thì riêng việc đặt tượng dưới đất cũng cho thấy thái độ của người xưa đối với Thái
hậu họ Dương” [79, tr. 34]. Cuối cùng ông kết luận rằng “cần rất thận trọng trong
việc tôn vinh, đề cao sao cho thật xứng đáng, hợp với lòng người” vì “dù sao cũng
có thể nói bà là một người có vấn đề trong lịch sử” [79, tr. 34].
Qua 22 tham luận bàn về thân thế và sự nghiệp Dương Vân Nga, có thể thấy
quan điểm chủ đạo và xuyên suốt hội thảo này là sự khẳng định vai trò của bà trong


14
lịch sử, tạo tiền đề cho chiến công hiển hách của Lê Hoàn trên dòng Bạch Đằng
giang năm 981: “Dương Thái hậu một lòng vì nước, áo hoàng bào nối chí vua Đinh/
Lê Đại Hành mười đạo ra quân, dòng Bạch Thủy dìm sâu giặc Tống”.
Từ góc độ so sánh Dương hậu với Võ hậu đời Đường bên Trung Quốc, Trần
Đình Ba (2009) đã đi đến kết luận rằng bà Dương hậu là người phụ nữ biết hi sinh
quyền lợi cá nhân vì lợi ích quốc gia: “Nhận thấy dân tộc đang trong tình cảnh
“nghìn cân treo sợi tóc”, thù trong giặc ngoài đang xâu xé nước Nam nhỏ bé. Đặt
quyền lợi dân tộc lên trên quyền lợi vương triều và những điều tiếng thị phi, Dương
Vân Nga đã đích thân đem áo hoàng bào khoác lên mình Lê Hoàn và mời ông lên
ngôi vua. Đó là cái nhìn thật sáng suốt, chấp nhận hi sinh quyền lợi riêng vì lợi ích

chung của toàn dân tộc, vượt qua mọi lời dèm pha làm hủy hoại đức hạnh của mình
mà trao quyền lực cho Lê Hoàn, một tướng soái dày dạn kinh nghiệm trận mạc để
cùng đương đầu với bọn ngoại xâm, loại bỏ nguy cơ mất nước. Hành động của
vương hậu họ Dương hoàn toàn khác xa với bà hoàng Võ Tắc Thiên ở Trung Quốc
đời Đường. Khi Đường Thái Tông mất, Võ Tắc Thiên đã giết hại bao người, thậm
chí cả con mình để thao túng quyền lực. Cùng là phận phụ nữ như nhau, vị trí như
nhau nhưng Dương hậu không có mộng vương quyền như Võ hậu bởi bà biết nghĩ
cho dân cho nước. Tầm nhìn xa trông rộng của Dương Thái hậu chính ở điểm này
để sử Việt đời sau còn mãi ca tụng bà” [6, tr. 210].
Cũng đồng quan điểm với Trần Đình Ba, các tác giả cuốn 54 vị hoàng hậu
Việt Nam (2009) cho rằng “... vào thời điểm lịch sử ấy, khi đất nước đang bị nạn
ngoại xâm đe dọa thì cách xử sự của Dương Vân Nga là đúng đắn. Đó là một tất yếu
mà bà phải làm và đứng ở góc độ lớn hơn, việc bà “khoác áo hoàng bào cho Lê
Hoàn là một việc làm có ích cho đất nước” [94, tr. 23].
Nhà sử học Lê Văn Lan (2013) nhận định hành động trao long bào cho Lê
Hoàn là một tất yếu của lịch sử: “Nhưng, chỉ với hành động khoác chiếc long bào
thêu hình rồng cuộn cho Lê Hoàn, việc làm ấy đã nói lên được rất nhiều lời: Đây là
hành động khai sinh cho một vương triều mới trong lịch sử dân tộc, cũng có nghĩa
là: Nó không chỉ đánh dấu sự cáo chung của một vương triều cũ, mà còn tự nguyện
vì quyền lợi riêng của hai mẹ con bà Dương Thái hậu, đang nhờ vào sự tồn tại của


15
vương triều cũ ấy mà có. Đó lại là - một lần nữa - nghĩa cử cao đẹp: trọng “nghĩa
cả” hơn “tình riêng” của người phụ nữ họ Dương” [51; tr. 38].
Khi chúng tôi vừa hoàn thành bản thảo luận án lần thứ nhất thì cũng là lúc
cuốn sách Việt Nam thế kỉ X: Những mảnh vỡ lịch sử của Trần Trọng Dương ra mắt
bạn đọc (đầu năm 2019). Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã dành ra
hơn 100 trang để viết về triều đại nhà Đinh, trong đó đáng chú ý là hai bài viết liên
quan đến nhân vật Dương hậu - Dương Thái hậu như: Giải mã vụ ám sát Đinh Bộ

Lĩnh; Những ngôi hoàng hậu: sử Việt nhìn từ phận đàn bà. Điểm nổi bật của hai bài
viết là sự xác tín, khoa học và những nhận định mới mẻ, thú vị dựa trên những thư
tịch có giá trị lịch sử và các công trình nghiên cứu về nhân vật này theo dòng thời
gian. Tác giả đã lí giải, đánh giá những vấn đề lịch sử liên quan đến Dương hậu Dương Thái hậu, đồng thời cũng thể hiện một góc nhìn riêng về những bà hoàng
hậu ở thế kỉ X. Đứng từ góc độ giới, tác giả nhận định rằng họ chỉ là “các nhân vật
phụ được tạo dựng dưới nhãn quan của nhiều lớp đàn ông với hệ tư tưởng hiện dụng
của từng thời đại” [19, tr. 310], “họ hiện lên dưới ngòi bút của cánh đàn ông, không
phải là bản thân họ (với tư cách là phụ nữ) mà là vì đàn ông, vì các lợi ích gia tộc phe nhóm - lợi ích chính trị, xã hội của đàn ông, họ là tệp đính kèm, tệp phụ, minh
họa cho hoạt động chính trị của đàn ông và thể hiện các diễn ngôn chính trị mà đàn
ông đã tạo nghĩa lên cơ thể và hình ảnh của họ” [tr. 310]. Tuy nhiên, xét trong thực
tế lịch sử, ta thấy Dương Thái hậu không hoàn toàn là “một nhân vật phụ” hay “tệp
đính kèm” bởi bà đã đảm nhiệm vai trò chấp chính trong khoảng tám tháng và bản
thân Lê Hoàn đã phải dựa vào Dương Thái hậu mới được lên ngôi một cách chính
danh. Đó là chưa kể bên cạnh vị hoàng hậu họ Dương này còn có những bà hậu phi
đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát của cánh đàn ông mà khuynh đảo cả một hệ thống
chính trị như Ỷ Lan (triều Lý), Nguyễn Thị Anh (triều Hậu Lê), Đặng Thị Huệ
(triều Lê - Trịnh)...
Trở lên là những nghiên cứu về nhân vật lịch sử Dương hậu - Dương Vân
Nga, tiếp theo, chúng tôi xin lược thuật Những nghiên cứu về nhân vật truyền
thuyết Dương Vân Nga.
Truyền thuyết bao gồm hai loại nhân vật: nhân vật hư cấu (Lạc Long Quân,
Âu Cơ, Gióng, Sơn Tinh...) và nhân vật lịch sử đã được truyền thuyết hóa (Hai Bà


16
Trưng, Lê Chân, Phùng Hưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi...). Dương Vân Nga thuộc
loại nhân vật thứ hai. Với đặc điểm vừa là con người lịch sử, vừa được soi chiếu từ
góc nhìn của dân gian, Dương Vân Nga trở thành đối tượng quan tâm của cả lịch sử
và truyền thuyết. Nếu mảng nghiên cứu nhân vật này từ góc độ lịch sử khá phong
phú thì phần nghiên cứu ở phương diện truyền thuyết lại khiêm tốn, hơn thế, truyền

thuyết chủ yếu được sử dụng như một thứ phụ chứng cho những vấn đề lịch sử, xã
hội, văn hóa liên quan đến nhân vật... Song dẫu sao, nó cũng có giá trị nhất định đối
với quá trình hệ thống hóa lịch sử nghiên cứu của đề tài.
Kết quả khảo sát cho thấy truyền thuyết Dương Vân Nga được sử dụng để
bàn luận hoặc củng cố thêm một số vấn đề sau:
Xác định thân thế của nhân vật: Một số nhà nghiên cứu (Nguyễn Danh
Phiệt, Đinh Công Vĩ...) dựa vào truyền thuyết dân gian để minh định thêm về tên
tuổi, quê quán, xuất thân của Dương Vân Nga, bởi lẽ những thông tin từ chính sử
quá ngắn gọn và ít ỏi. So sánh truyền thuyết với những cứ liệu lịch sử, Nguyễn
Danh Phiệt đi đến nhận định rằng: “Bà lấy Đinh Bộ Lĩnh vào khoảng 27 tuổi, sinh
Đinh Toàn ở độ tuổi 33 và làm hoàng hậu của Lê Hoàn vào khoảng năm 39 tuổi” và
“không phải là mẹ của Đinh Liễn, Hạng Lang” [79, tr. 69]. Bên cạnh đó, câu chuyện
thủ lĩnh họ Đinh gặp Dương Tam Kha và cưới con gái của ông là Dương Vân Nga
là biểu hiện của sự “liên kết với họ Dương bằng con đường hôn nhân” [67, tr. 107],
mong muốn “nối tiếp truyền thống thân thiết lâu đời giữa họ Dương, họ Ngô với họ
Đinh từ thời Đinh Công Trứ, cha Đinh Bộ Lĩnh với Ngô Quyền”, đồng thời cũng là
cách “tranh thủ những dòng họ có uy thế rất lớn trong nhân dân” của Đinh Bộ Lĩnh
[41, tr. 743-744].
Nhận định về mối quan hệ luyến ái giữa Dương hậu và Lê Hoàn: Mặc dù
phê phán rất gay gắt mối quan hệ này nhưng qua truyện kể về mối tình của Dương
hậu và Lê Hoàn từ thuở thiếu thời và cuộc tái ngộ ở triều đình Hoa Lư sau này,
Đinh Công Vĩ cũng có phần cảm thông với bà: “Lê Hoàn sinh năm 941 trẻ hơn Bộ
Lĩnh 17 tuổi”, khi vua Đinh chết, ông mới có 39, “cái tuổi tràn đầy tráng khí”, hơn
nữa lại “đầy chất nam giới”, có chí “vác cả núi, ngăn cả bể” và “tài hoa văn nghệ”
ắt sẽ khiến “một con người đa tình” như Dương Thái hậu say đắm [41, tr. 746]. Còn
với Nguyễn Quang Hải, truyền thuyết sông Vân Sàng luôn gắn liền với “khúc ca


17
khải hoàn của cả dân tộc”, là “một không gian lịch sử đầy ý nghĩa đối với việc

nghiên cứu, phác thảo và xây dựng công trình tượng đài vua Lê Đại Hành và Thái
hậu Dương Vân Nga” [79, tr. 189-190].
Dương Vân Nga - hoàng hậu hai vua: Những bản kể về “tiếng khóc dạ đề”
là một kênh thông tin giúp các nhà nghiên cứu khẳng định vai trò của Dương Vân
Nga đối với hai triều Đinh - Lê. Đặng Công Nga cho rằng câu thơ “Một vai gánh
vác cả đôi sơn hà” là cách để dân gian đề cao vai trò của bà đối với đất nước:
“Dương hậu không chỉ làm tròn vai trò một người vợ đối với chồng cũ (vua Đinh)
và chồng mới (vua Lê) mà cao hơn thế, còn gánh vác cả giang sơn xã tắc của hai
triều đại Đinh - Lê” [79, tr. 195]. Tác giả cũng coi câu thơ này như một điểm tựa để
xác định vị trí đặt tượng đài Dương hậu trong quần thể ba pho tượng bao gồm vua
Đinh, vua Lê và Dương hậu: “Bà hậu đứng giữa, vì bà là gạch nối giữa hai triều
đại” [tr. 194].
Nhìn lại lịch sử nghiên cứu nhân vật Dương Vân Nga, có thể thấy rằng nó đã
là một hành trình dài mà đến nay vẫn chưa kết thúc. Lịch sử nghiên cứu về nhân vật
này tập trung ở hai phương diện sau:
Ở phương diện lịch sử, những đánh giá, nhận định về bà bị chi phối bởi hệ
tư tưởng của từng thời đại, hay nói theo thuật ngữ đương đại là theo các diễn ngôn
khác nhau. Những ý kiến chỉ trích bà xuất phát từ các sử quan thời phong kiến trong
các cuốn thư tịch nổi tiếng như Đại Việt sử kí tiền biên, Khâm định Việt sử thông
giám cương mục, Việt sử tiêu án... Đến nay, những người có cùng quan điểm với
các sử quan không nhiều, tiêu biểu là các tác giả của Nhìn lại lịch sử và GS. Đinh
Xuân Lâm. Vẫn dựa trên tư tưởng cố hữu, họ kết án bà khá nặng nề tội tư thông,
“hành tung bí mật”, “phản chúa lộn chồng”... Còn phần lớn các nhà nghiên cứu đều
thống nhất đánh giá hành động Dương Thái hậu trao áo long cổn cho Lê Hoàn là
phù hợp với bối cảnh lịch sử và có “huân lao với quốc dân”. Họ ca ngợi bà là người
phụ nữ thức thời, biết hi sinh quyền lợi dòng tộc nhà chồng vì lợi ích chung của cả
dân tộc..., thậm chí đã dành cho bà danh xưng hoa mĩ như “anh hùng cái thế”, ca
tụng bà “đã hiến dâng cả cuộc đời vì nền độc lập dân tộc”.
Ở góc độ truyền thuyết, giới nghiên cứu quan tâm đến những câu chuyện kể
về thân thế, lai lịch và hành trạng của bà nhằm lí giải, trao đổi thêm về những sự



×