Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện công tác kiểm soát thu tại Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.51 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
------------

LÊ THÀNH LONG

HOÀNG THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THU
TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN
MÃ SỐ: 60.34.03.01

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. ĐẶNG VĂN THANH

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Học viên

Lê Thành Long


MỤC LỤC
Đề tài nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra trong hệ
thống Bảo hiểm xó hội Việt Nam, mó số 0310/2010 do


ụng Nguyễn Minh Hải Phú Bớ thư đảng uỷ BHXH Việt Nam
làm chủ nhiệm đề tài.........................................................4
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Cụm từ viết tắt

Cụm từ

1

ASXH

An sinh xã hội

2

BHXH

Bảo hiểm xã hội

3

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

4


BHYT

Bảo hiểm y tế

5

CBCCVC

Cán bộ công chức viên chức

6

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

7

DNNQD

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

8

HCSN

Hành chính sự nghiệp

9


HĐLĐ

Hợp đồng lao động

10

HTKSNB

Hệ thống kiểm soát nội bộ

11

IAS

Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế

12

INTOSAI

13

KBNN

Tổ chức Quốc tế các cơ quan Kiểm soát
tối cao
Kho bạc nhà nước

14


KSNB

Kiểm soát nội bộ

15

KTNB

Kiểm toán nội bộ

16



Lao động

17

NHNN&PTNT

18

NSNN

Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển
nông thôn
Ngân sách nhà nước

SDLĐ


Sử dụng lao động

TNLĐ-BNN

Tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Đề tài nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra trong hệ
thống Bảo hiểm xó hội Việt Nam, mó số 0310/2010 do
ụng Nguyễn Minh Hải Phú Bớ thư đảng uỷ BHXH Việt Nam
làm chủ nhiệm đề tài.........................................................4


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), ra
đời, phát triển hàng trăm năm nay cùng với nền kinh tế thị trường và có
mặt hầu hết ở các nước trên thế giới. Đối với nước ta đi cùng với sự phát
triển kinh tế là sự lớn mạnh không ngừng của hệ thống an sinh xã hội
(ASXH), đặc biệt là chính sách BHXH, BHYT đã phát huy vai trò trụ cột
trong hệ thống ASXH, góp phần tích cực vào việc kiềm chế lạm phát, ổn
định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và nhất là từ khi thực hiện cải
cách kinh tế năm 1986, việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN đến nay đã mang lại sắc thái mới cho sự phát triển toàn
diện của đất nước .
Tại kỳ họp thứ 9 ngày 29/06/2006 của Quốc hội khóa XI thông qua
Luật BHXH , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007 cho đối tượng bắt
buộc tham gia; đối tượng BHXH tự nguyện thực hiện từ 01/01/2008; đối
tượng BHTN thực hiện ngày 01/01/2009


và tại kỳ họp thứ 4 ngày

14/11/2008 của Quốc hội khóa XII thông qua Luật BHYT, có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01/7/2009 và Luật BHYT sửa đổi số 46/2014/QH13 đã
được Quốc hội khoá XIII kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 13/6/2014.
Xét trên phạm vi toàn xã hội, quỹ BHXH, quỹ BHYT, quỹ BHTN
là quỹ tài chính độc lập ngoài ngân sách nhà nước (NSNN) do các bên
tham gia đóng góp nhằm phân phối lại theo quy định của Luật BHXH
(2006), luật BHYT (2009), Luật BHYT sửa đổi (2014) cho mọi thành viên
tham gia đóng góp khi bị mất việc làm, giảm thu nhập hoặc bị trắc trở rủi
ro …, với nguyên tắc “lấy của số đông bù cho số ít”. Vì vậy, chính sách
BHXH, BHYT là trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội và không thể thiếu

1


của mỗi quốc gia nhằm bình ổn đời sống kinh tế xã hội, góp phần làm vững
chắc thể chế chính trị.
Quỹ BHXH, quỹ BHYT hằng năm tăng nhanh do mức tiền lương tối
thiểu theo quy định của Chính phủ tăng theo lộ trình tăng lương và điều
kiện phát triển kinh tế- xã hội của đất nước cụ thể số thu qua các năm trên
địa bàn thành phố Hà Nội:
- Năm 2012 thu BHXH, BHYT, BHTN là : 14.487 tỷ đồng ;
- Năm 2013 thu BHXH, BHYT, BHTN là : 18.717 tỷ đồng ;
- Năm 2014 thu BHXH, BHYT, BHTN là : 21.303 tỷ đồng .
Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công của Nhà
nước có thu trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, năm 2014 quản lý
41.364 đơn vị sử dụng lao động, trong đó có gần 35.106 doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, với 1.236.000 người lao động trên

địa bàn thành phố, quỹ lương tham gia BHXH trên 2.073 tỷ đồng và 1.415
đơn vị tham gia BHTN với 68.429 lao động, quỹ lương tham gia BHTN
trên 1.724 tỷ đồng và trên 4.953.927 người tham gia BHYT. (Theo báo cáo
quyết toán thu của BHXH TP Hà Nội năm 2014)
Cũng như ở tất cả các doanh nghiệp, điều kiện đầu tiên của nhà quản
lý luôn quan tâm đến vấn đề kiểm soát nội bộ (KSNB ) thì hệ thống ngành
BHXH cũng đặt nhiệm vụ kiểm soát và nhất là công tác kiểm soát thu tại
các cơ quan BHXH và tổ chức xây dựng các chuẩn mực kiểm soát, hoàn
thiện công tác hạch toán kế toán nguồn thu trong nội bộ ngành BHXH để
quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn thu các quỹ BHXH , quỹ BHYT ,
quỹ BHTN nhằm đảm bảo tính ổn định chính sách sinh xã hội (ASXH)
tạo môi trường định hướng XHCN . Tuy nhiên , qua thực tế thực hiện công
tác thu BHXH , BHYT, BHTN trên địa bàn Thành phố còn bộc lộ nhiều
hạn chế, đó là: Hệ thống chính sách pháp luật thường xuyên thay đổi, một
2


số quy định theo luật hiện nay không còn phù hợp, tổ chức bộ máy đang
trong giai đoạn ổn định, cán bộ làm công tác thu quản lý thu còn thiếu và
chưa đồng đều; tình trạng các doanh nghiệp nợ đọng BHXH, BHYT,
BHTN ngày càng lớn với thời gian nợ kéo dài, chế tài để buộc các doanh
nghiệp phải trích nộp đầy đủ theo quy định pháp luật vào các quỹ chưa đủ
mạnh nhận thức của người lao động về các chính sách này chưa được quan
tâm. Bên cạnh đó, ở Việt Nam tổ chức hệ thống BHXH mới được hình
thành (tháng 02/1995), hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực
này còn chưa đồng bộ và có nhiều bất cập trong thực thi nhiệm vụ của
người cán bộ của ngành BHXH. Trong khi đó, về lĩnh vực kiểm soát thu
BHXH, BHYT, BHTN thời gian qua rất ít đề tài nghiên cứu khoa học ở các
trường Đại học hoặc của Viện nghiên cứu mang tầm cao, như đề tài nghiên
cứu cho luận văn tiến sĩ hay thạc sĩ, mà chỉ là các đề tài nghiên cứu khoa

học của ngành, cụ thể một số đề tài như sau :
- Đề tài nghiên cứu khoa học, mã số 96-01-01/ĐT, năm 1996: Thực
trạng quản lý thu BHXH và các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác
thu BHXH do Cố Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Văn
Châu, làm chủ nhiệm đề tài.
- Đề tài nghiên cứu khoa học, mã số 97-03-08, tháng 12/1997: Cơ sở
khoa học và giải pháp hoàn thiện công tác hạch toán nghiệp vụ thu BHXH
do Tiến sĩ Trịnh Thị Hoa, Trung tâm thông tin khoa học- BHXH Việt Nam,
làm chủ nhiệm đề tài.
- Đề tài nghiên cứu khoa học, mã số 09-08-31/ĐT, năm 1999: Cơ sở
khoa học hoàn thiện quy trình quản lý thu BHXH do Tiến sĩ Dương Xuân
Triệu, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu khoa học- BHXH Việt Nam, làm
chủ nhiệm đề tài.
- Đề tài hoàn thiện quy trỡnh quản lý thu, quy trỡnh cấp và quản lý sổ

3


BHXH, thẻ BHYT mó số 01004/2010 do Tiến sĩ Dương Xuân Triệu, Giám
đốc Trung tâm nghiên cứu khoa học- BHXH Việt Nam, làm chủ nhiệm đề tài.
- Đề tài nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra trong hệ thống Bảo
hiểm xó hội Việt Nam, mó số 0310/2010 do ụng Nguyễn Minh Hải Phú Bớ
thư đảng uỷ BHXH Việt Nam làm chủ nhiệm đề tài.
Hầu hết các đề tài nghiên cứu khoa học của ngành tập trung vào
những năm trước khi Luật BHXH, Luật BHYT có hiệu lực thi hành và
ngành BHXH mới thành lập nên chưa có cơ sở lý luận và tình hình hoạt
động thực tiễn thu BHXH, BHYT, BHTN để chứng minh làm sáng tỏ những
cơ sở khoa học và từ đó đề xuất các giải pháp kiểm soát nguồn thu BHXH,
BHYT, BHTN có tính khả thi cao. Do đó việc xây dựng và hoàn thiện hệ
thống kiểm soát nội bộ dựa trên cơ sở lý thuyết hiện đại về KSNB trong hoạt

động thu BHXH, BHYT, BHTN là một vấn đề đặt ra cho ngành BHXH
nhằm tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ nguồn thu các quỹ BHXH,
BHYT, BHTN là một khâu quan trọng và cần thiết trong việc quản lý của
ngành BHXH hiện nay nhằm ổn định chính sách ASXH của Đảng và Nhà
nước ta.
Xuất phát từ thực tế nói trên, được sự hướng dẫn tận tình của giảng
viên: PGS. TS. Đặng Văn Thanh, Khoa Kế toán, trường Đại học Kinh
doanh và công nghệ Hà Nội, tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm
soát thu tại Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội”, nhằm nghiên cứu việc ứng
dụng các cơ sở lý luận KSNB hiện đại trên thế giới hiện nay để áp dụng
vào đơn vị sự nghiệp công và trong ngành BHXH.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát nội bộ hiện

4


đại của các nước tiên tiến trên thế giới đang thực hiện trong các đơn vị sự
nghiệp công , đây là một vấn đề ít được đề cập đến trong hoạt động quản lý
tại Việt Nam từ đó rút ra những yêu cầu của công tác KSNB đối với hoạt
động thu tại BHXH thành phố Hà Nội.
- Làm rõ thực trạng hệ thống kiểm soát thu BHXH, BHYT, BHTN
tại BHXH thành phố Hà Nội theo cách tiếp cận dựa trên nền tảng khuôn
khổ thống nhất về KSNB.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát thu
BHXH, BHYT, BHTN tại BHXH thành phố Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống
KSNB trong tổ chức sự nghiệp công với cấu trúc, thành phần và sự vận

hành của hệ thống KSNB trong hoạt động kiểm soát thu trên cơ sở lao
động và quỹ tiền lương, tiền công của người lao động tham gia BHXH,
BHYT, BHTN trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài đi sâu nghiên cứu về công tác kiểm tra
kiểm soát thu BHXH, BHYT, BHTN phát sinh tại BHXH thành phố Hà
Nội từ năm 2012 đến năm 2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chung: vận dụng phương pháp duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử kết hợp lý luận cơ bản của khoa học kinh tế.
- Phương pháp cụ thể: Hệ thống hoá, phân tích, tổng hợp, so sánh,
mô hình hóa, bảng câu hỏi khảo sát thực tiễn.……thông qua điều tra những
người có thẩm quyền cao nhất và chịu trách nhiệm về lĩnh vực thu như
Giám đốc, Trưởng phòng thu, Kế toán trưởng, kế toán thu, cán bộ thu; cán
bộ có liên quan của các phòng nghiệp vụ khác đồng thời qua kết luận công
tác kiểm tra của BHXH TP Hà Nội, kết luận thanh tra của các ngành chức
năng tại các đơn vị sử dụng lao động tham gia trích nộp BHXH, BHYT,
BHTN và tại cơ quan BHXH thành phố Hà Nội nhằm phục vụ cho nghiên
5


cứu của đề tài.
- Sử dụng các tài liệu Hội thảo, kỷ yếu khoa học và tạp chí BHXH
- Vận dụng lý luận chung về KSNB theo báo cáo COSO năm 1992
bản hướng dẫn về chuẩn mực KSNB của INTOSAI năm 1992 trong các tổ
chức ở đơn vị sự nghiệp công đang áp dụng ở các nước tiên tiến trên thế
giới như Mỹ, Canada, Pháp, Đức… làm nền tảng cho nghiên cứu đề tài
này.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo
quyết định giao đề tài, phụ lục,..,luận văn được trình bày gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về kiểm soát nội bộ trong tổ chức sự
nghiệp công và tổng quan kiểm soát thu BHXH, BHYT, BHTN.
Chương 2: Thực trạng kiểm soát thu BHXH, BHYT, BHTN tại
BHXH thành phố Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kiểm soát thu BHXH, BHYT,
BHTN tại BHXH thành phố Hà Nội.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
6.1 Tổng quan những nghiên cứu trước đây
BHXH, BHYT là trụ cột trong hệ thống chính sách ASXH mang
trong nó đặc trưng của chế độ XHCN làm cho dân sinh hạnh phúc, công
bằng xã hội đến với người lao động. Ngày 16/2/1995 Chính phủ ban hành
Nghị định số 19/CP thành lập BHXH Việt Nam để giúp Chính phủ chỉ đạo,
quản lý quỹ BHXH và đến ngày 06/12/2002 Chính phủ ban hành nghị định
số 100/NĐ-CP chuyển BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam để thống
nhất quản lý chính sách BHXH , BHYT của nước ta.
Ngày 01/6/1996 Bộ trưởng Bộ Khoa học- Công nghệ và Môi trường
đã có Quyết định số 1147/QĐ-KH công nhận BHXH Việt Nam là đầu mối
kế hoạch khoa học công nghệ do vậy từ đó đến nay về lĩnh vực chính sách
BHXH, BHYT đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến nhiều khía

6


cạnh khác nhau ở phạm vi lớn trên quy mô cả nước. Chủ đề nghiên cứu của
các đề tài đều là những vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn bám sát các
nhiệm vụ của BHXH Việt Nam. Nội dung nghiên cứu phong phú đa dạng:
từ những vẫn đề mang tính lý luận cơ bản của BHXH, BHYT kinh nghiệm
thực tiễn BHXH của các nước ngoài đến các nhiệm vụ chuyên môn của
nghành như: quản lý thu, quản lý chi, quản lý tài chính, quản lý chế độ
chính sách..… Các đề tài thật sự là những công trình nghiên cứu khoa học

được Hôi đồng nghiệm thu đánh giá cao và cung cấp những cơ sở, luận cứ
khoa học giúp cho việc hoàn thiện các chính sách chế độ BHXH, BHYT và
nâng cao năng lực quản lý của ngành. Điển hình một số đề tài nghiên cứu:
a/ Đề tài nghiên cứu khoa học mã số 96-01-01/DDT, năm 1996:
Thực trạng quản lý thu BHXH và các biện pháp nâng cao hiệu quả công
tác thu BHXH do Cố tổng giám đốc BHXH Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn
Văn Châu, làm chủ nhiệm đề tài.
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm góp phần thực hiện tôt nhiệm
vụ mục tiêu của nhà nước về việc bảo vệ quyền lợi ổn định cuộc sống cho
người lao động ở Việt Nam.
Đề tài nghiên cứu khoa học này đã làm rõ thực trạng hoạt động
BHXH đặc biệt là công tác thu BHXH trong thời gian qua nhằm phân tích
khả năng thu để bù đắp chi các chế độ BHXH thay thế dần các nguồn chi
lấy từ NSNN.
Tác giả đã áp dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp về đặc điểm
hoạt động BHXH nghiên cứu một số mô hình thực tế đã xảy ra trong việc
thực hiện chính sách BHXH và phương pháp đánh giá so sánh đối chiếu và
tính logic của chính sách.
Kết quả của đề tài sau khi nghiên cứu và kinh nghiệm hoạt động một
số nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới tác giả đã làm sáng tỏ những
cơ sở khoa học công tác quản lý thu BHXH và từ đó đề xuất các giải pháp
7


nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu ở Việt Nam.
b/ Đề tài nghiên cứu khoa học, mã số 97-03-08, tháng 12/1997: Cơ
sở khoa học và giải pháp hoàn thiện công tác hạch toán nghiệp vụ thu
BHXH do Tiến sĩ Trịnh Thị Hoa, Trung tâm thông tin khoa học- BHXH
Việt Nam, làm chủ nhiệm đề tài.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động hạch toán của các ban

nghiệp vụ, phòng quản lý thu ở BHXH VIệt Nam các tỉnh thành phố thuộc
trung ương.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở
vận dụng phương pháp nghiên cứu tổng họp đặc điểm hoạt động BHXH và
nghiên cứu một số mô hình hạch toán phù hợp với hệ thống kinh tế khác
nhằm cố gắng tìm kiếm mô hình hạch toán phù hợp với hệ thống BHXH
Việt Nam. Ngoài ra tác giả sử dụng các phương pháp đánh giá theo nguyên
tắc logic so sánh đối chiếu các vấn đề trong nghiên cứu.
c/ Đề tài nõng cao chất lượng hoạt động kiểm tra trong hệ thống Bảo
hiểm xó hội Việt Nam, mó số 0310/2010 do ụng Nguyễn Minh Hải, Phú
Bớ thư đảng uỷ BHXH Việt Nam làm chủ nhiệm đề tài.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động hạch toán của các ban
nghiệp vụ ở BHXH Việt Nam, phòng Kiểm tra BHXH các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở
vận dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp đặc điểm hoạt động kiểm tra
của cơ quan BHXH và nghiên cứu một số mô hình, phương pháp kiểm tra
phù hợp với hệ thống BHXH Việt Nam.
Thành công của đề tài này là tác giả đã làm rõ những đặc trưng cơ
bản quản lý trong nền kinh tế thị trường vai trò và sự can thiệp của nhà
nước vào nền kinh tế thị trường những vấn đề cốt yếu của quản lý những
đặc điểm quản lý với các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế. Đông thời
phân tích rõ sự khác nhau của hạch toán quản trị và hạch toán tài chính.
8


Sau khi phân tích và nêu lên một số kinh nghiệm hạch toán quản lý
thu BHXH ở một số nước trên thế giới tác giả dựng lên bức tranh về cơ chế
quan lý phương pháp hạch toán nghiệp vụ thu BHXH trong điều kiện Việt
Nam. Ngoài ra tác giả phân tích những thành công và tồn tại về công tác

nghiệp vụ thu BHXH hiện nay.
Tác giả đề xuất bổ sung hệ thống sổ sách theo dõi nghiệp vụ thu
BHXH, hệ thống biểu mẫu báo cáo BHXH, nguyên tắc luân chuyển chứng
từ và đối chiếu giữa phòng nghiệp vụ với Kế hoạch- Tài chính trong hệ
thống BHXH Việt Nam và những nội dung đánh giá kết quả hoạt động về
công tác Thu BHXH.
Tóm lại kết quả của đề tài là tổng hợp về lý luận và thực tiễn để
chứng minh làm sáng tỏ những cơ sở khoa học của công tác hạch toán
nghiệp vụ thu BHXH và từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công
tác hạch toán nghiệp vụ thu có tính khả thi cao.
d/ Đề tài nghiên cứu khoa học, mã số 09-08-31/ĐT, năm 1999: Cơ sở
khoa học hoàn thiện quy trình quản lý thu BHXH do Tiến sĩ Dương Xuân
Triệu, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu khoa học- BHXH Việt Nam, làm
chủ nhiệm đề tài.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các khoản thu; công tác quản lý
thu và quy trình quản lý thu ở BHXH Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở
vận dụng phương pháp triết học biện chứng, các phương pháp nghiên cứu
tổng hợp đặc điểm hoạt động BHXH và nghiên cứu một số mô hình quản
lý công tác thu bằng công nghệ tin học cho từng đối tượng, quy trình thu ở
Việt Nam. Ngoài ra tác giả sử dụng các phương pháp đánh giá theo nguyên
tắc logic, phương pháp chuyên gia so sánh đối chiếu các vấn đề trong
nghiên cứu trên các mô hình, sơ đồ.
Kết quả nghiên cứu của đề tài này là tác giả đã làm rõ trách nhiệm cụ

9


thể của đơn vị SDLĐ, cơ quan BHXH theo các biểu mẫu thời hạn thống
nhất sau đó đối chiếu và theo dõi quá trình trích nộp theo các biểu mẫu;

hoàn thiện hệ thống sổ sách biểu mẫu quản lý thu bao gồm danh sách lao
động, bản đối chiếu, hệ thống biểu, quy trình lập và gửi báo cáo.
Về quy trình thu tác giả xây dựng trên cơ sở ở 3 khâu: khâu đăng kí;
khâu thực hiện; khâu xác nhận nhiệm vụ của cơ quan BHXH, đơn vị SDLĐ
và người lao động và được thực hiện trên mô hình sơ đồ.
Tóm lại kết quả của đề tài là tổng hợp về lý luận và thực tiễn để tập
trung nghiên cứu hoàn thiện quy trình quản lý thu, đề xuất các biện pháp để
làm sáng tỏ những cơ sỏ khoa học về các biện pháp quản lý thu, phù hợp
với từng đối tượng tham gia BHXH và dự báo một cách có khoa học đối
tượng tham gia BHXH đếm năm 2020.
6.2 Thiết kế nghiên cứu đề tài
Các công trình nghiên cứu trước đây có mục đích, đối tượng phương
pháp nghiên cứu cách tiếp cận khác nhau và chủ yếu nghiên cứu các lĩnh
vực quản lý thu, hạch toán nghiệp vụ thu cũng như xây dựng quy trình thu,
nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu lĩnh vực
KSNB trong hoạt động BHXH, BHYT và đặc biệt là kiểm soát thu BHXH,
BHYT, BHTN ở Việt Nam trong khi đó đối tượng tham gia và số thu
BHXH, BHYT, BHTN ngày càng tăng tình trạng các cơ quan đơn vị doanh
nghiệp nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN ngày càng lớn với thời gian kéo
dài, nhưng chưa có chế tài đủ mạnh để buộc các đơn vị nợ đọng nộp đầy đủ
và kịp thời theo quy định pháp luật. Bên cạnh đó thời gian công tác kiểm
soát thu BHXH, BHYT, BHTN đã bộc lộ một số yếu kém trong công tác
kiểm soát các rủi ro trong hoạt động thu, thực tế đã gây ra nhiều vụ chiếm
đoạt tiền thu BHXH, BHYT, BHTN để tư túi cá nhân hoặc thu không đúng,
không đủ theo quy định làm ảnh hưởng đến quyền lợi người tham gia và

10


chính sách ASXH của Nhà nước.

Xuất phát từ thực trạng nói trên đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện
công tác kiểm soát thu tại Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội” của tác
giả đi sâu vào nghiên cứu ứng dụng các cơ sở lý luận chung về KSNB hiện
đại của các nước tiên tiến trên thế giới hiện nay đang áp dụng đó là báo cáo
COSO năm 1992 bản Hướng dẫn về chuẩn mực KSNB của INTOSAI 1992
ít được đề cập đến trong hoạt động quản lý ở Việt Nam để áp dụng vào đơn
vị sự nghiệp công nói chung và hệ thống BHXH để kiểm soát nguồn thu
BHXH, BHYT, BHTN nói riêng là yêu cầu cấp thiết hiện nay.
Về đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài là hệ
thống hoạt động kiểm soát thu trên cơ sở lao động quỹ tiền lương tiền công
của người lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn thành phố
Hà Nội và đi sâu nghiên cứu về công tác kiểm soát thu phát sinh tại BHXH
thành phố Hà Nội từ 2012 đến 2014.
Qua thực tiễn công tác kiểm soát thu BHXH, BHYT, BHTN hiện nay
trên cả nước nói chung, trên địa bàn thành phố Hà Nội ở giai đoạn 20122014 nói riêng và những tồn tại bất cập, yếu kém đã bộc lộ trong công tác
kiểm soát các rủi ro trong hoạt động thu BHXH, BHYT, BHTN. Từ cơ sở
đó, tác giả vận dụng các cơ sở lý luận chung về KSNB hiện đại của các
nước tiên tiến trên thế giới hiện nay đang áp dụng đó là báo cáo COSO
năm 1992 bản Hướng dẫn về chuẩn mực KSNB của INTOSAI 1992 trong
các tổ chức ở đơn vị sự nghiệp đang áp dụng ở các nước tiên tiến thế giới
như Mỹ, Canada…để xác định các rủi ro có thể xảy ra và một số bất cập về
công tác tổ chức bộ máy, các cơ chế chính sách chế tài thực hiện thu
BHXH , BHYT, BHTN nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện kiểm soát
thu BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn Thành phố. Đồng thời là cơ sở đảm

11


bảo tính cân đối thu- chi quỹ BHXH, quỹ BHYT trong tương lai và đảm
bảo tính ổn định chính sách ASXH tạo môi trường bình đẳng, thúc đẩy các

doanh nghiệp cạnh tranh, phát triển theo nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN là việc làm cấp thiết hiện nay của Đảng và Nhà nước ta.

12


CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG TỔ CHỨC
SỰ NGHIỆP CÔNG VÀ TỔNG QUAN KIỂM SOÁT THU BHXH,
BHYT, BHTN
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ
1.1.1. Vài nét về lịch sử phát triển của kiểm soát nội bộ
Khái niệm KSNB được sử dụng từ cuối thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20
trong các tài liệu về kiểm toán. các công ty kiểm toán đầu tiên trên thế giới
có nguồn gốc từ Anh quốc sau đó lan rộng ra các quốc gia khác trong
những năm cuối thế kỉ XIX. Một trong những công ty kiểm toán đầu tiên
được thành lập là công ty Price Waterhouse, vào thời kì này chưa có hệ
thống chuẩn mực kiểm toán mà chỉ có một hướng dẫn duy nhất là sổ tay
kiểm toán của Dicksee công bố năm 1892.
Kiểm toán Việt Nam được chính thức xuất hiện từ tháng 5/1991 với
các Công ty kiểm toán độc lập tháng 7/1994 với kiểm toán nhà nước và
tháng 11/1997 kiểm toán nội bộ.
Hình thức ban đầu của KTNB là kiểm soát tiền và bắt đầu từ cuộc
cách mạng công nghiệp. Do yêu cầu phát triển các công ty cần vốn và từ đó
đưa đến nhu cầu tăng cường quản lý vốn và điều tra thông tin về sử dụng
vốn, thuật ngữ KSNB bắt đầu xuất hiện từ giai đoạn này.
Đến khoảng năm 1940 các tổ chức kế toán công và kiểm toán nội bộ
Hoa Kỳ đã xuất bản một loạt các báo cáo hướng dẫn và tiêu chuẩn về tìm
hiểu KSNB trong các cuộc kiểm toán.
Qua quá trình hình thành và phát triển vào những thập niên 19701980 nền kinh tế Hoa Kỳ cũng như nhiều quốc gia khác đã phát triển mạnh

mẽ. Số lượng công ty tăng nhanh kể cả công ty thuộc quyền sở hữu nhà
nước và kinh doanh quốc tế. KSNB được quan tâm đặc biệt trong các lĩnh

13


vực thiết kế hệ thống và kiểm soát chủ yếu hướng vào cách thức cải tiến hệ
thống KSNB và vận dụng nó vào các cuộc kiểm toán. Vào năm 1977 Luật
về chống hối lộ nước ngoài (Foreign Corrrupt Practices act) ra đời, báo cáo
của Cohen Commission và Financial Executive Institute đều đề cập đến
việc hoàn thiện hoàn thiện hệ thông kế toán và KSNB. Ủy ban chứng
khoán Hoa Kỳ cũng đưa ra các điều luật bắt buộc các nhà quản trị phải báo
cáo về KSNB nhằm đưa ra hướng dẫn về việc thiết lập và đánh giá hệ
thống KSNB.
Từ năm 1985 sự quan tâm về KSNB ngày càng mạnh mẽ hơn, hội
đồng quốc gia chống gian lận về báo cáo tài chính (Treadway CommissionTC) được thành lập. Hoạt động này nhấn mạnh tầm quan trọng của môi
trường kiểm soát các quy tắc về đạo đức ủy ban kiểm toán và chức năng
của kiểm toán nội bộ. Vì thế ủy ban tổ chức đồng bảo trợ (COSO) của hội
đồng quốc gia chống gian lận về báo cáo tài chính được thành lập nhằm
nghiên cứu KSNB:
- Thống nhất định nghĩa về KSNB để phục vụ cho nhu cầu của các
đối tượng khác nhau;
- Cung cấp đầy đủ một hệ thống tiêu chuẩn để giúp các đơn vị có thể
đánh giá hệ thống KSNB để tìm giải pháp hoàn thiện;
Báo cáo COSO năm 1992 đã tạo lập nên một nền tảng cơ sở lý luận
cơ bản về KSNB.
1.1.2. Kiểm soát trong hoạt động quản lý
Thông qua hoạt động kiểm tra kiểm soát nhà quản lý sẽ được cung cấp
thông tin về quá trình thực hiện, kết quả đạt được kịp thời so sánh với các
mục tiêu đã đặt ra trong kế hoạch để có những điều chỉnh các hoạt động một

cách phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất.
Theo từ điển tiếng Việt (Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, NXB
Đà Nẵng) thì kiểm soát là một phương tiện nhằm giảm thiểu các yếu tố gây

14


tác động xấu tới hoạt động của một đối tượng nào đó.
Như vậy kiểm soát là một chức năng của quản lý gắn liền với quản
lý, ở đâu có quản lý ở đó có kiểm soát.
1.1.3. Khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ
Theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế (Chuẩn mực IAS 400) “Hệ thống
KSNB là toàn bộ những chính sách và thủ tục kiểm soát do ban lãnh đạo của
đơn vị thiết lập nhằm đảm bảo việc quản lý chặt chẽ và sự hiểu quả của các
hoạt động trong khả năng có thể. Các thủ tục này đòi hỏi việc tuân thủ các
chính sách quản lý bảo quản tài sản ngăn ngừa và phát hiện gian lận hoặc sai
sót tính chính xác và đầy đủ của các ghi chép kế toán; đồng thời đảm bảo lập
trong thời gian mong muốn những thông tin tài chính đáng tin cậy”.
Còn theo định nghĩa của AICPA (Hiệp hội kế toán viên công chứng
Hoa Kỳ) thì “KSNB gồm cơ cấu tổ chức và các biện pháp cách thức liên
quan được chấp nhận và thực hiện trong một số tổ chức để bảo vệ tài sản
kiểm tra sự chính xác và đáng tin cậy số liệu kế toán thúc đẩy các hoạt
động có hiệu quả khuyến khích sự tuân thủ chính sách của người quản lý”.
Theo báo cáo của COSO năm 1992 được công bố dưới tiêu đề
KSNB đã định nghĩa về KSNB như sau: “KSNB là một quá trình bị chi
phối bởi người quản lý hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị nó
được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục
tiêu sau:
(1) Sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động;
(2) Sự tin cậy của báo cáo tài chính;

(3) Sự tuân thủ pháp luật và các quy định”.
Theo định nghĩa trên có 4 khái niệm quan trọng cần lưu ý, đó là:
KSNB là một quá trình; về con người; đảm bảo hợp lý và các mục tiêu.
+ Về KSNB là một quá trình: Các hoạt động của đơn vị được thực
hiện thông qua lập kế hoạch thực hiện và giám sát. Để đạt được mục tiêu
mong muốn đơn vị cần kiểm soát các hoạt động của mình, KSNB chính là
quá trình này;
15


+ Về con người: KSNB được thiết kế và vận hành bởi các nhà quản
lý, các nhân viên trong đơn vị, nó là công cụ phục vụ cho nhà quản lý;
+ Về tính đảm bảo hợp lý KSNB chỉ có thể cung cấp sự đảm bảo hợp
lý cho các nhà quản lý trong việc đạt được các mục tiêu của tổ chức chứ
không thể đảm bảo tuyệt đối;
+ Các mục tiêu: có thể chia các mục tiêu kiểm soát đơn vị cần thiết
lập thành 3 nhóm sau:
∗ Nhóm mục tiêu về hoạt động: nhấn mạnh đến sự hiện hữu và hiệu
quả của việc sử dụng các nguồn nhân lực.
∗ Nhóm mục tiêu về báo cáo tài chính: nhấn mạnh đến tính trung
thực và đáng tin cậy của báo cáo tài chính mà tổ chức cung cấp.
∗ Nhóm mục tiêu về sự tuân thủ: nhấn mạnh đến việc tuân thủ pháp
luật và các quy định.
1.1.4. Các yếu tố cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ
Báo cáo COSO 1992 là tài liệu đầu tiên trên thế giới nghiên cứu và
định nghĩa về KSNB một cách đầy đủ và có hệ thống. Đặc điểm nổi bật của
báo cáo này là cung cấp một tầm nhìn rộng và mang tính quản trị, trong đó
KSNB không chỉ còn là một vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính mà
được mở rộng ra cho cả các phương tiện hoạt động và tuân thủ, báo cáo
COSO 1992 bao gồm 4 phần, đó là:

Phần 1: Tóm tắt dành cho người điều hành;
Phần 2: Khuôn mẫu của KSNB;
Phần 3: Báo cáo cho đối tượng bên ngoài;
Phần 4: Công cụ đánh giá hệ thống KSNB.
“Báo cáo COSO 1992, hệ thống KSNB bao gồm 5 bộ phận có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là:
a. Môi trường kiểm soát
Là nền tảng ý thức là văn hóa của tổ chức tác động đến ý thức kiểm
soát của toàn bộ thành viên trong tổ chức. Môi trường kiểm soát là nền
tảng cho 4 bộ phận hay thành phần còn lại của hệ thống KSNB nhằm xây
dựng những nguyên tắc và cơ cấu hoạt động phù hợp. Nó được thể hiện
16


thông qua tính kỷ luật cơ cấu tổ chức, giá trị đạo đức tính trung thực triết lý
quản lý phong cách điều hành và các nhân tố khác.
b. Đánh giá rủi ro
Phải nhận thức được và đối phó với các rủi ro mà tổ chức gặp phải.
Đánh giá rủi ro là việc nhận dạng phân tích và quản lý các rủi ro có thể đe
dọa đến việc đạt được các mục tiêu của tổ chức như mục tiêu bán hàng, sản
xuất marketing, tài chính và các hoạt động khác sao cho tổ chức đạt được
mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động.
c. Hoạt động kiểm soát
Là những chính sách thủ tục kiểm soát để đảm bảo cho các chỉ thị
của nhà quản lý được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu. Hoạt động
kiểm soát diễn ra trong toàn bộ tổ chức ở mọi cấp độ và mọi hoạt động.
d. Thông tin và truyền thông
Các thông tin cần thiết phải được nhận dạng thu thập và trao đổi
trong tổ chức dưới các hình thức và thời gian thích hợp sao cho nó giúp
mọi thành viên trong tổ chức thực hiện được nhiệm vụ của mình. Thông tin

và truyền thông tạo ra báo cáo cung cấp thông tin cần thiết cho việc quản
lý, kiểm soát tổ chức. Sự trao đổi thông tin hữu hiệu đòi hỏi phải diễn ra
theo nhiều hướng: cấp trên xuống cấp dưới và từ cấp dưới lên cấp trên và
giữa các cấp với nhau. Mỗi cá nhân cần hiểu rõ vai trò của mình trong hệ
thống KSNB cũng như hoạt động của từng cá nhân có tác dụng đến công
việc của người khác ra sao. Ngoài ra cũng cần có sự trao đổi thông tin hữu
hiệu giữa tổ chức với các đối tượng bên ngoài như khách hàng nhà cung
cấp, cổ đông, các cơ quan quản lý…….
e. Hoạt động giám sát
Là quá trình đánh giá chất lượng của hệ thống KSNB theo thời gian.
Những khiếm khuyết của hệ thống KSNB cần được phát hiện kịp thời để
có biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt.
- Giám sát thường xuyên

17


- Giám sát định kì .
1.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG
KHU VỰC CÔNG
Một số quốc gia như Mỹ, Canada…đã có những công bố chính thức
về KSNB áp dụng cho các cơ quan hành chính sự nghiệp. Chuẩn mực kiểm
toán của Tổng kế toán nhà nước Hoa Kỳ (United States General Accouting
Office – GAO) năm 1999 có đề cập đến vấn đề KSNB đặc thù trong tổ
chức hành chính sự nghiệp và cũng đưa ra 5 bộ phận của hệ thống KSNB
như báo cáo COSO 1992.
Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước do tổ chức quốc tế các cơ
quan kiểm toán tối cao (International Ogranization of Supreme Audit
Institutions – INTOSAI) ban hành bao gồm quy tắc đạo đức nghề nghiệp
và chuẩn mực kiểm toán.

Năm 1996, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam là thành viên chính thức
của tổ chức INTOSAI (trang Website: www.kiemtoanvn.gov.vn) và đến
năm 1997 Việt Nam tham gia tổ chức các cơ quan kiểm soát tối cao châu á
(Asian Ogranization of Supreme Audit Institutions – INTOSAI) tổ chức
này thành lập năm 1979.
Năm 2001 bản hướng dẫn của INTOSAI 1992 đã cập thêm về các
chuẩn mực KSNB để phù hợp với tất cả các đối tượng và phù hợp với sự
phát triển gần đây trong KSNB và nhất là tài liệu này đã trình bày những
vấn đề đặc thù về khu vực công, điều lưu ý là tài liệu này đã tích hợp các lý
luận chung về KSNB của báo cáo COSO 1992.
1.2.1. Định nghĩa về KSNB của INTOSAI
Năm 2001, INTOSAI trình bày định nghĩa về KSNB như sau:
“KSNB là một quá trình xử lý toàn bộ được thực hiện bởi nhà quản
lý và các cá nhân trong tổ chức quá trình này được thiết kế để phát hiện các
rủi ro và cung cấp một sự đảm bảo hợp lý để đạt được nhiệm vụ của tổ
chức, sau đây là những mục tiêu cần đạt được:

18


- Thực hiện các hoạt động một cách có kỷ cương có đạo đức có tính
kinh tế hiệu quả và thích hợp;
- Thực hiện đúng trách nhiệm;
- Tuân thủ theo pháp luật hiện hành và các nghuyên tắc quy định;
- Bảo vệ các nguồn lực chống thất thoát sử dụng sai mục đích và tổn
thất”.
So với định nghĩa của báo cáo COSO 1992 và hướng dẫn 1992, khía
cạnh giá trị đạo đức trong hoạt động được thêm vào, mục tiêu của KSNB
được nhấn mạnh thêm đó chính là tầm quan trọng của hành vi đạo đức
cũng như ngăn chặn phát hiện gian trá và tham nhũng trong khu vực công.

1.2.2. Các yếu tố của hệ thống KSNB theo tổ chức INTOSAI
Cũng như báo cáo COSO 1992 INTOSAI đưa ra 5 yếu tố của KSNB
và giữa 2 hệ thống báo cáo COSO 1992 và hướng dẫn của INTOSAI có
những khác biệt về chi tiết.
a. Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát đã tạo nên một sắc thái chung cho một tổ chức
ảnh hưởng đến ý thức kiểm soát của nhân viên. Môi trường kiểm soát là
nền tảng cho tất cả các yếu tố khác trong KSNB tạo lập một nề nếp kỉ
cương đạo đức và cơ cấu tổ chức, các nhân tố đó bao gồm:
+ Sự liêm chính và giá trị đạo đức cá nhân chuyên môn của nhà lãnh
đạo và đội ngũ nhân viên
Sự liêm chính và tôn trọng giá trị đạo đức của nhà lãnh đạo và đội
ngũ nhân viên xác định thái độ cư xử chuẩn mực trong công việc của họ.
Tinh thần tôn trọng đạo đức thể hiện qua tất cả các cá nhân phải tuân thủ
điều lệ quy định và đạo đức về cách ứng xử của cán bộ công chức nhà
nước.
Thái độ và cách điều hành của người quản lý quyết định giọng điệu
(tone) của toàn bộ tổ chức trong việc thiết lập các chính sách về kế toán, tài

19


chính của đơn vị; ví dụ như: công khai tài sản, quy chế chi tiêu nội bộ,
mang tính công bằng, khách quan, vô tư, không thiên vị ….. Đồng thời,
phải cho công chúng thấy được tinh thần này trong sứ mệnh và trong tiêu
chuẩn đạo đức của tổ chức thông qua văn bản chính thức; ví dụ như xây
dựng giá trị đạo đức trong đơn vị mang tính công bằng dung hòa các lợi
ích, giảm thiểu các yếu tố cơ hội phát sinh các gian lận tham nhũng.
+ Năng lực nhân viên
Năng lực nhân viên bao gồm trình độ hiểu biết và kỹ năng làm việc

cần thiết để đảm bảo cho việc thực hiện có kỷ cương trung thực, tiết kiệm,
hiệu quả, hữu hiệu cũng như có một sự am hiểu đúng đắn về trách nhiệm
của bản thân trong việc thiết lập hệ thống KSNB.
Lãnh đạo và nhân viên phải duy trì một trình độ đủ dể hiểu được việc
xây dựng thực hiên duy trì của KSNB, vai trò của KSNB và trách nhiệm
của họ trong việc thực hiện sứ mệnh chung của tổ chức. Mỗi cá nhân trong
tổ chức đều giữ một vai trò trong hệ thống KSNB bởi đó là trách nhiệm của
họ.
Lãnh đạo và nhân viên cũng cần có những kĩ năng cần thiết để đánh
giá các rủi ro. Việc đánh giá rủi ro đảm bảo hoàn thành trách nhiệm của họ
trong tổ chức.
Đào tạo là một phương thức hữu hiệu để nâng cao trình độ cho các
thành viên trong tổ chức đó là hướng dẫn về mục tiêu KSNB phương pháp
giải quyết những tình huống khó xử trong công việc.
+ Triết lý quản lý và phong cách lãnh đạo
Triết lý quản lý và phong cách lãnh đạo thể hiện qua cá tính, tư cách
và thái độ của nhà lãnh đạo khi điều hành. Nếu nhà lãnh đạo cấp cao cho
rằng KSNB là quan trọng thì những thành viên khác trong tổ chức cũng sẽ

20


×