Tải bản đầy đủ (.docx) (124 trang)

nghiên cứu về hành vi của người tiêu dùng Việt Nam đối với hàng giả để tìm cách ngăn ngừa nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 124 trang )

1
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển và toàn cầu hóa đang lan rộng,
mức độ tinh vi, quy mô của sản xuất và tiêu thụ hàng giả đang ngày càng gia tăng.
Điều này không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà còn làm mất động lực phát
triển cho những người sản xuất chân chính, vì vậy nó dẫn đến những hậu quả khó
lường cho xã hội.
Xem xét vấn đề hàng giả từ góc độ của người tiêu dùng, nghiên cứu này nhằm
xác định ảnh hưởng của một số nhân tố đến thái độ và dự định hành vi người tiêu dùng
đối với hàng giả thời trang. Trên cơ sở tham khảo các tài liệu nghiên cứu trước đây, bài
viết đề xuất mô hình nghiên cứu thể hiện mối quan hệ có thể có giữa các yếu tố (1)
tính liêm chính, (2) tìm kiếm mới lạ, (3) ý thức giá trị, (4) nhạy cảm đạo đức đến thái
độ và dự định hành vi trong lĩnh vực hàng giả thời trang. Mô hình cùng với thang đo
lường các khái niệm nghiên cứu được sử dụng làm cơ sở để xây dựng bản câu hỏi
phỏng vấn 220 người tiêu dùng Đà Nẵng nhằm thu thập dữ liệu và kiểm định giả
thuyết nghiên cứu đề ra. Các kết quả nghiên cứu đã cho phép đề xuất một số kiến nghị
cho các doanh nghiệp sản xuất hàng thời trang trong nước và các cơ quan quản lý nhà
nước nhằm định hướng xây dựng và phát triển ngành công nghiệp thời trang nước nhà
cũng như các biện pháp đẩy lùi nạn hàng giả.
Bố cục của bài nghiên cứu này bao quát những nội dung như đã trình bày ở
trên. Ngoài lời mở đầu, tóm tắt công trình và kết luận thì kết cấu của công trình gồm
năm chương chính:
-

Chương 1: Đặt vấn đề
Chương này trình bày về thực trạng hàng giả cũng như môi trường pháp lý

chống kinh doanh hàng giả của Việt Nam và thế giới trong thời gian gần đây. Từ đó
khái quát các vấn đề nổi bật liên quan đến yếu tố tác động đến thái độ, hành vi của
người tiêu dùng đối với hàng giả thời trang, nhìn nhận các vấn đề mang tính thời sự và
đề ra các vấn đề, mục tiêu cần nghiên cứu.


-

Chương 2: Cơ sở lý luận, mô hình và giả thuyết nghiên cứu
Bắt đầu từ định nghĩa về hàng giả nói chung và hàng giả thời trang nói riêng,

chương 2 hệ thống hóa những nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài từ đó đề xuất mô


2
hình giải thích các biến và các mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu. Trên cơ sở đó,
thiết lập các giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến trong mô hình và các giả thuyết
thuộc các thành phần phụ.
-

Chương 3: Tiến trình nghiên cứu
Chương này giới thiệu tiến trình nghiên cứu của đề tài, bao gồm phương pháp

nghiên cứu, thiết lập thang đo, tiến hành thu thập dữ liệu, mã hóa dữ liệu nhằm chuẩn
bị cho quá trình phân tích dữ liệu.
-

Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương này sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu bao gồm: các số liệu thống kê

mô tả, các đánh giá về hệ số tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân
tích hồi quy đa biến nhằm kiểm định các giả thuyết có liên quan đến mô hình nghiên
cứu đồng thời phân tích phương sai nhằm kiểm định các giả thuyết nằm ngoài mô hình
nghiên cứu.
-


Chương 5: Một số kiến nghị
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã xác định ở chương 4, chương 5 đưa ra

một số kiến nghị, giải pháp với các bên hữu quan nhằm định hướng xây dựng và phát
triển ngành công nghiệp thời trang cũng như ngăn chặn đẩy lùi nạn hàng giả tại Việt
Nam.


3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hàng giả đã và đang là một vấn đề nhức nhối của xã hội, nhất là trong bối cảnh
công nghệ ngày càng phát triển và toàn cầu hóa đang lan rộng. Công nghệ càng phát
triển, những đầu tư phát triển sản phẩm và thương hiệu càng to lớn và trở thành động
lực phát triển của nền kinh tế nhưng những nỗ lực đầu tư quản lý chất lượng, cải tiến
công nghệ, phát triển kiểu dáng, xây dựng thương hiệu...của các doanh nghiệp chân
chính bị các doanh nghiệp sản xuất hàng giả trấn lột trắng trợn. Quá trình toàn cầu hóa
nền kinh tế tạo điều kiện cho quy mô và phạm vi tiêu thụ hàng giả càng mở rộng,
quyền lợi của người tiêu dùng bị xâm phạm ngày càng nhiều. Tham gia vào quá trình
hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam cũng đã cam kết thắt chặt và thực thi nghiêm túc
hơn nữa việc bảo vệ sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, đây cũng là một công việc hết sức khó
khăn do tính chất phức tạp của thị trường, sự bất cập trong quản lý, lỗ hổng trong pháp
luật… Đã có nhiều cố gắng trong việc đấu tranh với hàng giả bao gồm xây dựng hệ
thống pháp lý và nâng cao khả năng thực thi pháp luật nhưng nạn sản xuất và tiêu thụ
hàng giả ở nước ta vẫn diễn biến phức tạp. Chính vì vậy, nghiên cứu về hành vi của
người tiêu dùng Việt Nam đối với hàng giả để tìm cách ngăn ngừa nó từ chính những
người mua và sử dụng nó là một điều hết sức cần thiết.
Nghiên cứu này muốn xem xét vấn đề hàng giả từ góc độ của người tiêu dùng,
sử dụng các đặc trưng cá nhân, nhạy cảm đạo đức để khám phá. Từ đó, các cơ quan
quản lý nhà nước, các doanh nghiệp sản xuất chân chính có thể hiểu thêm về một khía

cạnh khác của vấn đề và đề ra các giải pháp phù hợp để ngăn ngừa người tiêu dùng
đến với hàng giả.
2. Đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Để nghiên cứu thái độ và hành vi người tiêu dùng đối với tất cả các loại hàng
giả đòi hỏi một sự đầu tư mang tầm cỡ lớn và cần một thời gian dài, chính vì vậy đề tài
này chỉ giới hạn trong nghiên cứu về thái độ và hành vi của người tiêu dùng đối với
hàng giả thời trang thương hiệu cao cấp, tập trung vào nghiên cứu ảnh hưởng của các
đặc trưng cá nhân, nhạy cảm đạo đức đến thái độ và dự định hành vi.
Để làm được điều đó, nghiên cứu này bao gồm 2 bước chính: nghiên cứu định
tính và nghiên cứu định lượng. Nhóm sản phẩm được chọn là hàng giả thời trang.


4
Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách tham khảo các tài liệu đã có kết hợp
thảo luận với giáo viên hướng dẫn nhằm xây dựng thang đo nháp cho nghiên cứu.
Nghiên cứu định lượng với kỹ thuật thu thập dữ liệu là phỏng vấn trực tiếp người tiêu
dùng thông qua Bản câu hỏi. Sau khi điều tra chính thức, dữ liệu được mã hóa, nhập
liệu và đưa vào phân tích với phần mềm SPSS 16.0. Ngoài ra, nghiên cứu phân tích
hồi quy đa biến để kiểm định các giả thuyết trong trong mô hình. Thêm vào đó, nghiên
cứu còn phân tích phương sai các yếu tố thuộc đặc điểm nhân khẩu học nhằm tìm hiểu
sự khác biệt thái độ và dự định hành vi giữa các nhóm đối tượng có đặc điểm nhân
khẩu học khác nhau.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu:
-

Đánh giá các đặc trưng cá nhân của người tiêu dùng

-


Đo lường độ nhạy cảm đạo đức của người tiêu dùng đối với hàng giả

-

Xem xét thái độ và dự định hành vi của người tiêu dùng đối với hàng giả
thời trang

-

Xác định ảnh hưởng của các đặc trưng cá nhân, nhạy cảm đạo đức lên thái
độ và dự định hành vi của người tiêu dùng đối với hàng giả thời trang

-

Dựa trên kết quả nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị cần thiết cho các cơ
quan nhà nước, các doanh nghiệp thời trang trong việc ngăn chặn và đẩy lùi
nạn hàng giả tại Việt Nam

MỤC LỤC


5
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU............................................................................................1
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 3
1.

Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................3

2.


Đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu..........3

3.

Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................4

MỤC LỤC..................................................................................................................... 5
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT..........................................................9
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU................................................................................10
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.....................................................................................12
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................13
1.1. Cơ sở hình thành đề tài nghiên cứu................................................................13
1.1.1.

Thực trạng sản xuất và tiêu thụ hàng giả ở Việt Nam và thế giới.........13

1.1.1.1. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ hàng giả trên thế giới......................13
1.1.1.2. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ hàng giả ở Việt Nam.......................15
1.1.2.

Chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ.................................................17

1.1.2.1. Hiệp định TRIPS...............................................................................17
1.1.2.2. Tình hình thực hiện sở hữu trí tuệ tại Việt Nam................................18
1.2. Xác định vấn đề và phạm vi nghiên cứu.........................................................21
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, MÔ HÌNH VÀ CÁC GIẢ THUYẾT......................25
NGHIÊN CỨU............................................................................................................25
2.1. Khái quát về hàng giả.....................................................................................25
2.1.1.


Định nghĩa hàng giả.............................................................................25

2.1.2.

Hàng giả thời trang...............................................................................26

2.2. Các khái niệm nghiên cứu..............................................................................27
2.2.1.

Dự định hành vi....................................................................................27


6
2.2.2.

Thái độ.................................................................................................29

2.2.3.

Tính liêm chính....................................................................................30

2.2.4.

Tìm kiếm sự mới lạ..............................................................................31

2.2.5.

Ý thức giá trị........................................................................................31

2.2.6.


Nhạy cảm đạo đức................................................................................32

2.3. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu..................................................................32
2.4. Kết luận chương 2..........................................................................................36
CHƯƠNG 3: TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU...............................................................38
3.1. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................38
3.1.1.

Nghiên cứu định tính............................................................................40

3.1.2.

Nghiên cứu định lượng.........................................................................40

3.2. Xây dựng thang đo.........................................................................................40
3.2.1.

Thang đo Tính liêm chính....................................................................41

3.2.2.

Thang đo Tìm kiếm sự mới lạ...............................................................41

3.2.3.

Thang đo Ý thức giá trị.........................................................................42

3.2.4.


Thang đo Nhạy cảm đạo đức................................................................43

3.2.5.

Thang đo Thái độ.................................................................................44

3.2.7.

Thang đo Dự định hành vi....................................................................45

3.2.8.

Tổng hợp thang đo................................................................................46

3.2.9.

Các yếu tố phụ của mô hình.................................................................47

3.3. Bản câu hỏi.....................................................................................................48
3.4. Mẫu nghiên cứu..............................................................................................48
3.4.1.

Tổng thể nghiên cứu.............................................................................48

3.4.2.

Kích thước mẫu....................................................................................49

3.4.3.


Chọn mẫu.............................................................................................49


7
3.5. Triển khai thu thập dữ liệu..............................................................................50
3.6. Chuẩn bị dữ liệu và phân tích.........................................................................51
3.6.1.

Mã hóa dữ liệu bản câu hỏi..................................................................51

3.6.2.

Nhập liệu và phân tích..........................................................................53

3.7. Kết luận chương 3..........................................................................................53
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................................55
4.1. Các số liệu thống kê mô tả..............................................................................55
4.1.1.

Mô tả về mẫu........................................................................................55

4.1.2.

Mô tả dữ liệu thang đo..........................................................................57

4.1.2.1. Thang đo Tính liêm chính.................................................................57
4.1.2.2. Thang đo Tìm kiếm sự mới lạ...........................................................58
4.1.2.3. Thang đo Ý thức giá trị....................................................................59
4.1.2.4. Thang đo Nhạy cảm đạo đức.............................................................60
4.1.2.5. Thang đo Thái độ.............................................................................61

4.1.2.6. Thang đo Dự định hành vi................................................................62
4.1.3.

Đánh giá dữ liệu thang đo.....................................................................63

4.2. Kiểm định và đánh giá thang đo.......................................................................65
4.2.1.

Kiểm định độ tin cậy cho các thang đo.................................................65

4.2.2.

Kiểm tra độ tin cậy cho thang đo Tính liêm chính................................65

4.2.3.

Kiểm tra độ tin cậy cho thang đo Tìm kiếm sự mới lạ..........................66

4.2.4.

Kiểm tra độ tin cậy cho thang đo Ý thức giá trị....................................66

4.2.5.

Kiểm tra độ tin cậy cho thang đo Nhạy cảm đạo đức...........................67

4.2.6.

Kiểm tra độ tin cậy cho thang đo Thái độ.............................................67


4.2.7.

Kiểm tra độ tin cậy cho thang đo Dự định hành vi...............................68

4.3. Phân tích nhân tố khám phá..............................................................................69


8
4.3.1.

Phân tích nhân tố khám phá cho thang đo Thái độ...............................69

4.3.2.

Kiểm tra độ tin cậy thang đo Thái độ sau EFA.....................................71

4.4. Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và giả thuyết...................................................71
4.5. Kiểm định các giả thuyết..................................................................................74
4.5.1.

Kiểm định các giả thuyết trong mô hình...............................................74

4.5.1.1. Phân tích sự tương quan giữa các biến...............................................74
4.5.1.2. Kiểm định các giả thuyết H1.1, H1.2, H1.3, H1.4...............................76
4.5.1.3. Kiểm định các giả thuyết H2.1, H2.2, H2.3, H2.4...............................78
4.5.1.4. Kiểm định các giả thuyết H3.1, H3.2, H3.3, H3.4...............................79
4.5.1.4. Kiểm định các giả thuyết H4.1 và H4.2.............................................81
4.5.2.

Kiểm định các giả thuyết về các thuộc tính nhân khẩu học..................83


4.6. Tóm tắt kết quả nghiên cứu..............................................................................85
CHƯƠNG 5: BÀN LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................88
5.1. Các kết luận từ nghiên cứu và một vài ý kiến bàn luận..................................88
5.2. Một số kiến nghị.............................................................................................91
5.2.1.

Đối với cơ quan quản lý nhà nước........................................................91

5.2.2.

Đối với các doanh nghiệp thời trang.....................................................93

5.2.3.

Đối với người tiêu dùng.......................................................................95

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI...........................................97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................99
PHỤ LỤC.................................................................................................................. 103

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Diễn giải


9
OECD
KDCN

NH
SC & GPHI
SHCN
SHTT
TRIPS
WIPO
WTO

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
Kiểu dáng công nghiệp
Nhãn hiệu
Sáng chế và giải pháp hữu ích
Sở hữu công nghiệp
Sở hữu trí tuệ
Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở
hữu trí tuệ
Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới
Tổ chức thương mại thế giới

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 3.1

Nội dung
Các khu vực sản xuất hàng giả và vi phạm bản quyền chủ
yếu từ 20 nước sản xuất hàng đầu
Số giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã được cấp giai

đoạn năm 1982 – 2012
Số đơn khiếu nại nộp tại cục SHTT giai đoạn 2000 – 2012
Thang đo Tính liêm chính

Trang
14
20
21
41


10
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6
Bảng 4.7
Bảng 4.8
Bảng 4.9
Bảng 4.10
Bảng 4.11

Bảng 4.12
Bảng 4.13
Bảng 4.14
Bảng 4.15
Bảng 4.16
Bảng 4.17
Bảng 4.18
Bảng 4.19
Bảng 4.20

Thang đo Tìm kiếm sự mới lạ
Thang đo Ý thức giá trị
Thang đo Nhạy cảm đạo đức
Thang đo Thái độ
Thang đo Dự định hành vi
Thang đo trong nghiên cứu
Mã hóa dữ liệu bản câu hỏi
Mô tả theo đặc điểm nhân khẩu học
Mô tả theo kinh nghiệm
Mô tả thang đo Tính liêm chính
Mô tả thang đo Tìm kiếm sự mới lạ
Mô tả thang đo Ý thức giá trị
Mô tả thang đo Nhạy cảm đạo đức
Mô tả thang đo Thái độ
Mô tả thang đo Dự định hành vi
Phân tích dữ liệu thang đo
Độ tin cậy của các thang đo
Độ tin cậy thang đo Tính liêm chính
Độ tin cậy thang đo Tìm kiếm sự mới lạ
Độ tin cậy thang đo Ý thức giá trị

Độ tin cậy thang đo Nhạy cảm đạo đức
Độ tin cậy thang đo Thái độ
Độ tin cậy thang đo Dự định hành vi
Kết quả EFA cho thang đo Thái độ
Độ tin cậy thang đo Thái độ sau khi EFA
Các thành phần trong mô hình nghiên cứu
Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình

42
43
44
45
46
46
51
55
56
57
58
59
60
61
62
63
65
66
66
67
67
68

68
70
71
71
75


11

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 2.1
Hình 3.1
Hình 4.1
Hình 4.2
Hình 4.3

Nội dung
Giá trị hàng giả từ những nước sản xuất và xuất khẩu sang
EU
Top nhãn hiệu bị giả theo đánh giá khách hàng
Tỷ lệ các loại đơn đăng ký SHCN nộp trực tiếp năm 2012
Mô hình nghiên cứu đề xuất
Quy trình nghiên cứu
Lý do không mua hàng giả
Mô hình nghiên cứu chính thức
Kết quả mô hình nghiên cứu


Trang
14
15
19
36
39
56
72
83


12

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Cơ sở hình thành đề tài nghiên cứu
1.1.1.

Thực trạng sản xuất và tiêu thụ hàng giả ở Việt Nam và thế giới
1.1.1.1.

Thực trạng sản xuất và tiêu thụ hàng giả trên thế giới

Hàng giả và vi phạm bản quyền ngày nay đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng
mang tính chất toàn cầu. Theo Bian và Moutinho (2008) (trích dẫn Phuong & Toan,
2013) đã đề cập, hàng giả gây ra tổn thất thương mại toàn cầu xấp xỉ 300 tỉ USD mỗi
năm. Trong khi đó Matos và cộng sự (2007) trích dẫn từ kết quả thống kê của Tổ chức
Hải quan Thế giới (2004) kết luận rằng hàng giả chiếm khoảng từ 5% - 7% tổng giá trị
thương mại thế giới. Theo Maldonado và cộng sự (2005), vấn nạn sản xuất và tiêu
dùng hàng giả có thể gây thiệt hại rất lớn cho tài sản thương hiệu, mất mát giá trị hình

ảnh của hàng thật, gây mất doanh thu bán hàng cho các nhà sản xuất chính hãng, giảm
tiền thuế nộp cho nhà nước, làm tăng tỷ lệ thất nghiệp và đặc biệt là gây thiệt hại về
sức khỏe và tiền bạc của người tiêu dùng trên toàn cầu.
Phạm vi hàng giả ngày càng mở rộng nhanh chóng ở hầu hết tất cả các loại
hàng hóa; không chỉ có đĩa CD, DVD, thiết bị máy tính, quần áo và giày dép được làm
giả mà còn các sản phẩm đồ chơi trẻ em, dược phẩm, linh kiện ô tô, thiết bị điện, thực


13
phẩm đồ uống, thuốc lá và các sản phẩm chăm sóc cá nhân cũng được làm giả rất
nhiều với mức độ ngày càng tinh vi hơn.
Theo OECD (2007), các thông tin được cung cấp bởi các cơ quan chính phủ và
các ngành công nghiệp trên toàn thế giới cho thấy rằng hàng giả và vi phạm bản quyền
đang diễn ra ở hầu như tất cả các nền kinh tế. Châu Á nổi lên như là nguồn sản xuất và
xuất khẩu lớn nhất hàng giả và các sản phẩm vi phạm bản quyền; Trung Quốc là nước
sản xuất và xuất khẩu hàng giả lớn nhất thể giới được thể hiện ở bảng 1.1 dưới đây.

Bảng 1.1: Các khu vực sản xuất hàng giả và vi phạm bản quyền chủ yếu
từ 20 nước xuất khẩu hàng đầu
Khu vực của 20 nước
sản xuất
Châu Á (không bao gồm
Trung Đông)
Trung Đông
Châu Phi
Châu Âu
Bắc Mỹ
Nam Mỹ
Tổng


Số lượng quốc gia
12

Tỷ trọng trong tổng
giá trị hàng giả (%)
69,7

2
2
2
1
1
20

4,1
1,8
1,7
1,1
0,8
79,3

Nguồn: OECD 2007
Trong khi đó một báo cáo của Liên Minh Châu Âu EU 2012, hình 1.1 cũng đã
cho thấy rằng gần 86% tổng giá trị hàng giả được sử dụng ở khu vực này được nhập
khẩu từ những nước Châu Á như Trung Quốc, Hồng Kông và Singapore.
Hình 1.1: Cơ cấu giá trị hàng giả từ những nước sản xuất và xuất khẩu
sang EU


14


Nguồn: EU, 2012
Thị trường sản phẩm cao cấp là một thị trường có lợi nhuận rất cao. Theo số
liệu cập nhật từ trang BusinessWorld trực tuyến vào 19/5/2013, tổng doanh thu sản
phẩm cao cấp đã đạt được 273 tỷ USD vào năm 2012. Cũng theo trang này ước tính
tốc độ tăng trưởng giá trị sản phẩm cao cấp của một số khu vực điển hình (Trung Quốc
(7%), Đông Nam Á (20%), Trung Đông (5%), Mỹ (7%), Mỹ Latinh (12%)) cho thấy
khu vực Đông Nam Á là một thị rất tiềm năng cho thị trường sản phẩm cao cấp khi mà
nền kinh tế của các nước trong khối này đang phát triển mạnh mẽ.
Với tốc độ phát triển doanh thu nhanh chóng như vậy, nhiều thương hiệu cao
cấp, sang trọng đã và đang trở thành mục tiêu cho các sản phẩm giả mạo. Người ta ước
tính rằng việc sản xuất và buôn bán các sản phẩm có nhãn hiệu giả mạo đã vượt hơn
500 tỷ USD (Reuters, 2007). Theo một cuộc khảo sát từ Slovakia (GfK, 2010b), các
thương hiệu cao cấp được giả mạo nhiều nhất là nhãn hiệu thể thao Adidas, Nike,
Puma kế tiếp là các thương hiệu trời trang cao cấp như: Louis Vuitton, Dolce and
Gabbana…
Hình 1.2: Top nhãn hiệu bị giả theo đánh giá khách hàng


15

Nguồn : GfK, 2010b
1.1.1.2.

Thực trạng sản xuất và tiêu thụ hàng giả ở Việt Nam

Việt Nam là một trong những nước nằm trong khu vực có tỷ trọng sản xuất và
tiêu thụ hàng giả thuộc vào loại cao của thế giới. Theo báo cáo của Phòng Thương Mại
Hoa Kỳ tại Việt Nam (2013), các thị trường tiêu dùng của Việt Nam từ nông thôn đến
thành thị đều tràn ngập hàng giả. Chủng loại và quy mô hàng giả ngày càng gia tăng

nhanh chóng, bao gồm: hàng may mặc, giày dép, thực phẩm và đồ uống, mỹ phẩm,
dược phẩm, phần mềm máy tính, phụ tùng ô tô, thiết bị điện tử, đĩa nhạc thậm chí cả
phân bón và khí đốt.
Hầu hết các sản phẩm có uy tín, có thương hiệu, được người tiêu dùng ưa
chuộng đều có nguy cơ bị làm giả cao. Có nhiều nguyên nhân khiến cho việc sản xuất
và tiêu thụ hàng giả phát triển nhanh chóng: (1) do luật pháp của Việt Nam chưa đủ
chặt chẽ, (2) việc thực thi luật phát còn nhiều bất cập, (3) người tiêu dùng đóng vai trò
không nhỏ trong việc “tiếp tay” cho hàng giả theo cả hai hướng chủ quan và khách
quan (nguồn: temchonghanggia.vn). Nhiều người tiêu dùng chưa thực sự tìm hiểu tác
hại của hàng giả cũng như chưa có được những kiến thức để phân biệt được hàng giả
và hàng thật. Trong khi đó vẫn có nhiều người tiêu dùng có biết hàng giả nhưng vẫn
chấp nhận việc mua hàng giả vì họ thường mua chúng với giá cả thấp hơn.
Năm 2012, Cơ quan quản lý thị trường các địa phương và trung ương đã tiến
hành xử lý 8.999 vụ giả mạo nhãn hiệu, 422 vụ sử dụng tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả
mạo. Cũng trong năm này, theo báo cáo của Cục Cảnh sát kinh tế (Bộ Công an), lực


16
lượng cảnh sát kinh tế của 44 tỉnh/thành phố đã phát hiện 276 vụ xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ, sản xuất buôn bán hàng giả, trong đó đã khởi tố 66 vụ, 74 bị can (có 26 vụ
xâm phạm nhãn hiệu), phạt tiền hơn 2,4 tỷ đồng (nguồn: Văn phòng luật sư Phạm và
Liên danh).
Hàng giả thời trang tại Việt Nam được bày bán công khai tại các tuyến đường
lớn tại các thành phố lớn hay thậm chí còn tràn vào các trung tâm thương mại cao cấp
với các mức độ giả khác nhau. Theo thống kê của Chi cục Quản lý thị trường thành
phố Hồ Chí Minh, trong năm 2013 có gần 10.000 sản phẩm ba lô, túi xách cùng
khoảng 65.000 đôi giày dép nhập lậu, giả mạo các thương hiệu Nike, Addidas,
Lacoste… Trong khi đó, riêng mặt hàng quần áo có đến hơn 140.000 sản phẩm nhập
lậu chủ yếu từ Trung Quốc bị phát hiện, thu giữ. Lượng quần áo giả mạo Lacoste,
Nike, Addidas, Việt Tiến bị thu giữ lên đến 24.455 sản phẩm (trích: m.tuoitre.vn). Bên

cạnh đó, về mặt hàng thời trang xa xỉ, các hàng hóa được bày bán trong các cửa hàng
lớn được làm giả rất tinh vi, thậm chí có mặt hàng còn được làm giả ở nước ngoài rồi
đưa về Việt Nam tiêu thụ khiến cho các cơ quan chức năng rất khó xác minh. Đầu năm
2014, Đội quản lý thị trường số 14 – Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã bắt giữ 472
sản phẩm xa xỉ giả và 80 vỏ điện thoại tại hơn 15 cửa hàng trên địa bàn thành phố, bao
gồm quần áo, đồng hồ, nước hoa, iphone giả.
Đây là một thực trạng đáng báo động đối với Việt Nam hiện nay. Hàng giả
không chỉ gây ra tác động xấu cho nền kinh tế quốc dân, mà còn gây hại đến các doanh
nghiệp kinh doanh chân chính – làm mất doanh thu, uy tín, hình ảnh công ty và có thể
gây tổn tại đến tiền bạc và sức khỏe của người tiêu dùng.
1.1.2.

Chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ
1.1.2.1.

Hiệp định TRIPS

Quá trình toàn cầu hóa đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu. Tất cả các
nền kinh tế hầu hết ngày càng phụ thuộc và tác động lẫn nhau. Tổ chức thương mại thế
giới (WTO) là tổ chức quốc tế làm cầu nối cho sự ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau
này. Mục đích của WTO là thúc đẩy thương mại giữa các nước thông qua việc tạo ra
các điều kiện cạnh tranh bình đẳng và hợp lý với các quy tắc thương mại quốc tế.
Việt Nam là thành viên thứ 150 của WTO. Sau gần 7 năm Việt Nam gia nhập
WTO kể từ ngày 11/1/2007, nền kinh tế nước nhà đã có những khởi sắc nhờ vào
những thuận lợi mà WTO mang lại tuy nhiên những thách thức đặt ra là không hề nhỏ.


17
Một trong những thách thức cam go cho Việt Nam là phải hoàn thiện cơ chế pháp luật
của quốc gia để đáp ứng với yêu cầu của WTO.

Một tập hợp các quy tắc liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đã được quy định
trong Hiệp định của WTO về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở
hữu trí tuệ - Hiệp định TRIPS. Hiệp định TRIPS có tính ràng buộc đối với tất cả thành
viên của WTO, là một nỗ lực nhằm thu hẹp khoảng cách về việc bảo hộ các quyền sở
hữu trí tuệ trên toàn thế giới và đưa chúng vào các khuôn khổ quy tắc chung của quốc
tế, thường được gọi là “các chuẩn mực và tiêu chuẩn tối thiểu” về bảo hộ quyền sở hữu
trí tuệ. Do hiệp định TRIPS yêu cầu tuân thủ các chuẩn mực và tiêu chuẩn này, nên các
thành viên WTO có thể phải ban hành hoặc sửa đổi pháp luật, quy định và thủ tục của
họ liên quan đến việc đăng ký, cấp, thụ hưởng và thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Trong
đó nguyên tắc không phân biệt đối xử là một nội dung then chốt của hiệp định TRIPS
bao gồm:
(1) Nguyên tắc đối xử quốc gia (nghĩa là theo thuật ngữ thương mại, một quốc gia
phải dành cho công dân của các quốc gia khác đối xử giống như công dân nước mình)
là quan trọng vì nó đảm bảo rằng các doanh nghiệp muốn có được sự bảo hộ đối với
quyền sở hữu trí tuệ của mình ở thị trường nước ngoài thì sẽ nhận được sự bảo hộ ở
mức độ giống như sự bảo hộ dành cho công dân của nước đó.
(2) Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) (theo đó, sự đối xử công bằng phải
dành cho công dân của mọi đối tác thương mại trong WTO) đảm bảo rằng tại thị
trường bất kỳ, mọi doanh nghiệp sẽ nhận được mức độ bảo hộ giống nhau đối với
quyền sở hữu trí tuệ của họ.
Theo hiệp định TRIPS, chính phủ các nước thành viên WTO phải đảm bảo
rằng quyền sở hữu trí tuệ phải được thực thi theo luật quốc gia và chế tài đối với các
hành vi xâm phạm phải đủ mạnh để ngăn chặn chúng. Hiệp định quy định rằng trong
một số điều kiện nhất định, tòa án có quyền ra lệnh tiêu hủy hàng giả và hàng xâm
phạm bản quyền. Việc cố tình làm giả nhãn hiệu hoặc xâm phạm quyền tác giả ở quy
mô thương mại sẽ bị xử lý hình sự. Chính phủ các nước thành viên phải bảo đảm rằng
chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ có thể nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan hải quan
trong việc ngăn ngừa việc nhập khẩu hàng giả hoặc hàng xâm phạm bản quyền ( Cục
SHTT VN, 2009). Đây chính là thách thức lớn mà chính phủ Việt Nam phải đối mặt
trong quá trình thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Đặc biệt đối với các nhãn hiệu



18
thời trang cao cấp ở nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, chính phủ phải thực hiện
nhiều biện pháp để bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm cho họ.
1.1.2.2.

Tình hình thực hiện sở hữu trí tuệ tại Việt Nam

Trong những năm qua, chính phủ Việt Nam đã có những cải cách, hoàn thiện
về những quy đinh và luật sở hữu trí tuệ nhằm đáp ứng tình hình kinh tế - chính trị
hiện nay của quốc gia và thế giới. Hàng loạt dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đã và
đang xây dựng và được ban hành vào năm 2013 như: Dự thảo Thông tư hướng dẫn thi
hành một số quy định của Điều lệ sáng kiến, Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông
tư số 01/2007/TT-BKHCN về thủ tục đăng ký quyền SHCN…Trong đó cục SHTT
đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng , góp ý các văn bản quy phạm pháp luật
về/liên quan đến SHTT cũng như công tác hướng dẫn thực hiện pháp luật về SHCN
đáp ứng kịp thời nhu cầu của các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là của các Doanh nghiệp
và các Sở Khoa học và Công nghệ địa phương.
Năm 2012 tiếp tục ghi nhận những bước tiến mới và sự hội nhập sâu rộng của
Việt Nam trong lĩnh vực SHTT. Trong đó, công tác hợp tác quốc tế của cục SHTT đã
triển khai một cách chủ động, tích cực và thu được nhiều kết quả quan trọng, góp phần
đáng kể vào hoạt động hoàn thiện hệ thống SHTT của Việt Nam cũng như từng bước
khẳng định vai trò và vị thế của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. Nhiều hoạt
động hợp tác đa phương được thực hiện chủ yếu tập trung vào các hoạt động hợp tác
trong khuôn khổ của WIPO, WTO, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình
Dương (APEC) và hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Ngoài ra, cục SHTT
cũng tiếp tục duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp và có hiệu quả các hợp tác song
phương như: JPO, SIPO, KPO, cục SHTT Thái Lan(DIP), cơ quan sáng chế và nhãn
hiệu Đan Mạch (DKPTO)…

Tình hình thực hiện SHTT tại Việt Nam được thể hiện qua hình 1.3 dưới đây.


19

Nhãn hiệu
Sáng chế
Kiểu dáng công nghiệp
Giải pháp hữu ích

Hình
1.3: Tỷ lệ các loại đơn đăng ký SHCN nộp trực tiếp năm 2012
Nguồn: Báo cáo thường niên 2012, Cục SHTT Việt Nam
Qua biểu đồ trên ta thấy rằng, các doanh nghiệp đã quan tâm hơn đến việc đăng
ký SHCN cho sản phẩm của mình, đặc biệt đối với nhãn hiệu (chiếm đến 83%) đã
được nộp đơn đăng ký cho cục SHTT.

Bảng 1.2 : Số Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã được cấp
giai đoạn 1982 – 2012


20

Nguồn: Báo cáo thường niên 2012, Cục SHTT Việt Nam
Hơn nữa, từ giai đoạn 1982 đến 2012, số lượng giấy chứng đăng ký nhãn hiệu
đã được cục SHTT cấp tăng một cách rõ rệt bao gồm cả đơn của người Việt Nam và
người nước ngoài nộp. Đây là tín hiệu đáng mừng để việc thực thi bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ - nhãn hiệu có thể hiệu quả hơn.



21
Bảng 1.3: Số đơn khiếu nại nộp tại cục SHTT giai đoạn 2000 – 2012

Nguồn: Báo cáo thường niên 2012, Cục SHTT Việt Nam
Với số liệu của bảng trên, chúng ta có thể thấy được tình hình vi phạm sở hữu
trí tuệ ngày càng gia tăng của các doanh nghiệp tại Việt Nam mặc dù chỉ là con số
thông kê khiếu nại nộp về cho Cục SHTT. Trong đó khiếu nại về nhãn hiệu vẫn chiếm
tỷ lệ rất cao (95.2%) trong tất cả các thành phần cần được bảo hộ SHTT. Chứng tỏ việc
xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa sẽ có xu hướng gia tăng mạnh trong thời gian tới.
Điều này đặt ra một thách thức không nhỏ cho chính phủ cũng như các cơ quan
chức năng thực thi sở hữu trí tuệ tại Việt Nam phải tạo được môi trường kinh doanh
công bằng, trong sạch và thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư kinh
doanh vào Việt Nam.
1.2.

Xác định vấn đề và phạm vi nghiên cứu
Hiện nay, vấn nạn hàng giả đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của xã hội.

Trước hết phải nói rằng nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác chống hàng giả và bảo
vệ quyền sở hữu trí tuệ nhằm: (1) tạo lập, duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh


22
cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và thu hút các nguồn lực trong nước và
nước ngoài để đầu tư phát triển, (2) bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ
thể quyền sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chân chính, qua đó
khuyến khích việc đầu tư áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, sáng tạo tinh thần
cho sự phát triển, (3) bảo vệ quyền của người tiêu dùng, để người tiêu dùng không
mua nhầm hàng giả, hàng nhái gây thiệt hại về tài sản và ảnh hưởng đến sức khỏe, tính
mạng của mình khi sử dụng hàng giả, hàng nhái và (4) thực hiện các cam kết song

phương, đa phương liên quan đến thực thi quyền sở hữu trí tuệ mà nước ta đã ký kết
hoặc gia nhập (Cục Quản lý Thị trường, Bộ Công Thương (2012)). Những nỗ lực đó
đã được thể hiện qua các chính sách, thực thi sở hữu trí tuệ của các cơ quan quản lý.
Bên cạnh đó để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, các doanh nghiệp cũng đã
có những rất nỗ lực rất lớn trong việc thực thi quyền SHTT. Thông qua việc chủ động
bảo vệ sản phẩm, bảo vệ quyền SHTT, một số doanh nghiệp đã đưa ra các dấu hiệu
nhận biết bằng công nghệ của mình để người tiêu dùng và cơ quan thực thi sẽ dễ dàng
phân biệt hơn. Tuy nhiên, việc đưa công nghệ cao, công nghệ tối ưu vào phòng chống
hàng giả lại là điều khó khăn bởi chi phí đầu tư lớn sẽ ảnh hưởng tới giá thành sản
phẩm của đa phần các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, đối với phần lớn các doanh
nghiệp Việt Nam, việc phòng chống hàng giả vẫn còn đang là vấn đề gian nan.
Về phía người tiêu dùng, hàng giả có thể gây thiệt hại đến tài sản và ảnh hưởng
sức khỏe trực tiếp đến bản thân họ. Người tiêu dùng cũng dành nhiều sự quan tâm đến
vấn nạn này. Mặc dầu nhận được sự quan tâm của nhiều người song vấn nạn hàng giả
vẫn diễn biến phức tạp. Vấn nạn này có thể xuất phát từ nguyên nhân: (1) các cơ quan
quản lý kiểm soát chưa chặt chẽ hàng nhập khẩu vào Việt Nam, (2) luật pháp vẫn còn
nhiều hạn chế, mức phạt người vi phạm sản xuất hàng giả chưa nặng, (3) việc thực thi
luật chưa triệt để và đặc biệt (4) người tiêu dùng có thể đã “tiếp tay” cho nạn hàng giả
phát triển theo cả hai hướng chủ quan và khách quan (nguồn: temchonghanggia.vn).
Nhiều người tiêu dùng chưa thực sự tìm hiểu tác hại của hàng giả cũng như chưa có
được những kiến thức để phân biệt được hàng giả và hàng thật. Tuy nhiên, nhiều người
tiêu dùng có biết hàng giả nhưng vẫn thờ ơ hoặc chấp nhận việc mua hàng giả vì họ
cho rằng hàng giả không phải là một vấn đề nghiêm trọng, hoặc họ thường mua chúng
vì giá thấp hơn. Vì vậy, người nghiên cứu quyết định nghiên cứu vấn đề hàng giả trên
góc độ người tiêu dùng để hiểu rõ hơn mức độ ảnh hưởng của những động cơ cũng


23
như những rào cản bên trong mỗi cá nhân đến quá trình đưa ra quyết định mua hàng
giả của họ.

Tuy nhiên để nghiên cứu thái độ và hành vi người tiêu dùng đối với tất cả các
loại hàng giả đòi hỏi một sự đầu tư mang tầm cỡ lớn và cần một thời gian dài, chính vì
vậy đề tài này chỉ giới hạn trong nghiên cứu về thái độ và dự định hành vi người tiêu
dùng đối với hàng giả thời trang trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Việc chọn hàng giả
thời trang mà không phải là các loại hàng giả khác bới các lý do:
 Hàng thời trang là những mặt hàng được người tiêu dùng rất quan tâm và chi
tiêu mạnh nhằm có được vẻ bề ngoài đẹp hơn trong mắt mọi người. Đặc biệt khi mức
sống của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện thì nhu cầu mua sắm và sở hữu
các sản phẩm thời trang có thương hiệu được quan tâm hơn bao giờ hết.
 Tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu như hiện tượng làm giả hay nhái
nhãn hiệu chiếm một tỷ trọng rất lớn trong các đơn khiếu nại sở hữu trí tuệ Việt Nam
hiện nay. Trong khi đó, hàng thời trang cao cấp là một trong những mặt hàng chú trọng
về nhãn hiệu (thương hiệu) để giúp phân biệt, nâng cao hình ảnh và là một lợi thế cạnh
tranh so với đối thủ cạnh tranh.
 Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ sinh lời của ngành thời trang cao cấp có khả
năng sinh lời rất cao, trong đó khu vực Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng là 20%,
cho thấy khu vực Đông Nam Á là một thị rất tiềm năng cho thị trường sản phẩm cao
cấp khi mà nền kinh tế của các nước trong khối này đang phát triển mạnh mẽ. Với giá
trị thị trường sản phẩm cao cấp đang phát triển với một tốc độ nhanh chóng như vậy,
nhiều thương hiệu cao cấp, sang trọng đã và đang trở thành mục tiêu cho các sản phẩm
giả mạo.
 Hàng thời trang là những mặt hàng dễ bị lỗi mốt và thường chỉ chỉ dùng trong
một khoảng thời gian ngắn nhất định. Vì vậy nhiều người tiêu dùng ngại chi tiền nhiều
cho việc mua và sở hữu nhiều thương hiệu thời trang chính hãng mà thay vào đó hàng
giả thời trang có thể là những lựa chọn của họ khi mua sắm.
Trên thế giới cũng đã có nhiều nghiên cứu về hàng giả; một số nghiên cứu tập
trung nghiên cứu về các quyết định liên quan đến giá (Bloch và cộng sự, 1993; AlbersMiller, 1999; Harvey và Walls, 2003); một số tập trung các khía cạnh không liên quan
đến giá như thái độ (Wee và cộng sự, 1995; Tom và cộng sự, 1998; Ang và cộng sự,
2001; Wang và cộng sự, 2005) (trích dẫn Phau and Teah (2009)).
Tuy nhiên ở Việt Nam vẫn còn rất ít nghiên cứu đi sâu vào thái độ và hành vi

của người tiêu dùng đối với hàng giả. Trong khi đó điều kiện về pháp luật, văn hóa,


24
đặc điểm tiêu dùng…ở nước ta có sự khác biệt so với các quốc gia khác trên thế giới.
Vì vậy, nghiên cứu muốn tìm hiểu những tác động của đặc trưng cá nhân cũng như
mức độ nhạy cảm với vấn đề hàng giả đến thái độ và dự định hành vi của người tiêu
dùng Việt Nam với mẫu đại diện là người tiêu dùng Đà Nẵng. Từ đó, nghiên cứu có
thể có những bàn luận về thái độ và dự định hành vi đối với hàng giả và đề xuất những
hàm ý chính sách cho các cơ quan quản lý, doanh nghiệp chân chính và cả người tiêu
dùng.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, MÔ HÌNH VÀ CÁC GIẢ THUYẾT
NGHIÊN CỨU
2.1.

Khái quát về hàng giả

2.1.1. Định nghĩa hàng giả
Hàng giả (Counterfeiting product) là bản sao giả của hàng thật, được sản xuất
với mục đích tận dụng lợi thế các giá trị vượt trội của hàng thật (Wikipedia). Đã có rất
nhiều khái niệm của các nhà nghiên cứu phát biểu về hàng giả:


25
 Theo Hiệp hội Thương hiệu cao cấp, hàng giả là bản sao của hàng thật,
được sản xuất với chất lượng kém hơn và được bán dưới tên một thương hiệu mà
không được phép của chủ sở hữu thương hiệu.
 Theo Cordell và cộng sự (1996), hàng giả là bản sao của một thương
hiệu đã được đăng ký nhãn hiệu, nó dường như tương tự và giống hệt với hàng thật về

hình dáng, đặc điểm, đóng gói và dán nhãn.


Theo Lai và Zaichkowsky (1999) (trích dẫn Phau & Teah (2009)) đã

phát biểu rằng hàng giả và vi phạm bản quyền cùng một bản chất là những bản sao
giống hết với hàng thật và hai thuật ngữ này được sử dụng thay thế cho nhau. Tuy
nhiên, vi phạm bản quyền thường liên quan đến sản phẩm phần mềm công nghệ, phim
ảnh và sản phẩm âm nhạc trong khi hàng giả liên quan đến các sản phẩm công nghiệp,
hàng thời trang, thuốc, mỹ phẩm, trang sức…
Trong khi đó tại Việt Nam, theo Điều 3 Nghị định số 140/HĐBT của Hội đồng
Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) ngày 25/4/1991 quy định về kiểm tra, xử lý việc sản
xuất và buôn bán hàng giả thì hàng giả là những sản phẩm hàng hóa được sản xuất một
cách trái pháp luật, có hình dạng giống như những sản phẩm, hàng hóa được Nhà nước
cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường, hoặc những sản phẩm hàng
hóa không có giá trị sử dụng đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên tên gọi và công
dụng của nó.
Theo quy định tại Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, hàng giả gồm các loại sau:
a) Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng
không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng,
công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
b) Hàng hóa có hàm lượng định lượng chất chính hoặc trong các chất dinh dưỡng
hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn
chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn,
bao bì hàng hóa;
c) Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; có dược
chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã đăng
ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;



×