Tải bản đầy đủ (.ppt) (19 trang)

Thực hành về thành ngữ và điển cố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (635.38 KB, 19 trang )


Lp : 11/3
THPT Chuyên Quc Hc










Thành ngữ hoặc là những cụm từ mang ngữ nghĩa cố định (phần lớn không
tạo thành câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, không thể thay thế và sửa đổi về
mặt ngôn từ) và độc lập riêng rẽ với từ ngữ hay hình ảnh mà thành ngữ sử
dụng
Thành ngữ thường được sử dụng trong việc tạo thành những câu nói hoàn
chỉnh, được lưu truyền trong dân gian và văn chương.
Đặc điểm :

Thành ngữ có tính hình tượng, được xây dựng bằng những hình ảnh cụ thể

Thành ngữ có ý nghĩa hàm súc, khái quát cao. Tuy được xây dựng từ những
sự việc, hiện tượng cụ thể, nhưng nghĩa của thành ngữ không phải là nghĩa
của các yếu tố cụ thể gộp lại. mà nghĩa rộng hơn, khái quát hơn, có tính chất
biểu trưng và đầy sắc thái biểu cảm.
Tác dụng:

Thành ngữ có sắc thái biểu cảm, giúp người dùng bộc lộ được thái độ tình
cảm đối với điều được nói đến.




Một số thành ngữ quen thuộc :
Mẹ tròn con vuông
Thuận buồm xuôi gió
Chân ưt chân ráo
Chim sa cá lặn
Đất lành chim đậu

Điển cố là gì ?
Là những sự kiện, sự việc trưc đây hay câu chữ trong sách đời trưc, được dẫn ra
trong thơ văn để nói về một việc tương tự trong thơ văn hay một ý nào đó.
Đặc điểm :
Về hình thức biểu hiện : điển cố không có hình thức cố định bắt buộc với mọi người.
Điển cố có thể là một từ, hay một ngữ nhắc gợi được một chi tiết nào đó trong sự
kiện, lời văn trước đây
Tác dụng :
Điển cố tuy có hình thức ngắn gọn, nhưng ý hàm xúc, sâu xa, mang lại cho lời nói câu
văn sự thâm thuý, ý vị. Tuy nhiên cả người sử dụng và người lĩnh hội đều phải có vốn
sống và vốn văn hoá sâu rộng. Văn bản có điển cố cần được chú giả kĩ lưỡng, nếu
không sẽ rất khó hiểu.


Một số điển cố quen thuộc :
Khi về hỏi Liễu Chương Đài
Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay
(Nguyễn Du, truyện Kiều)
Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông
(Nguyễn Du, truyện Kiều)



1. Tìm thành ngữ trong đoạn thơ sau, phân biệt
với từ ngữ thông thường về cấu tạo và đặc điểm ý
nghóa:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên hai nợ

Năm nắng mười mưa

(Trần Tế Xương, Thương vợ)

Một duyên hai nợ
So sánh với từ ngữ thông thường:
Năm nắng mười mưa
Ngắn gọn, cô đọng
Cấu tạo ổn đònh
Hình ảnh cụ thể, sinh động
Nội dung khái quát
Biểu cảm
Dài dòng
Cấu tạo không ổn đònh
Ý loãng
Một mình phải nuôi đủ cả chồng lẫn
con
Làm lụng vất vả dưới nắng mưa

×