Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

GA 4.tuan 7.Cả ngày. Minh hoa-Quang yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.54 KB, 34 trang )

TUẦN 7 Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2010
Tập đọc
TRUNG THU ĐỘC LẬP
Thép Mới
I. Mục tiêu:
- Đọc trơn toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi,
niềm tự hào, ước mơ và hi vọng của anh chiến sỹ về một tương lai tươi đẹp của đất nước,
của thiếu nhi. Hiểu các từ trong bài.
- Hiểu ý nghĩa trong bài: Tình thương các em nhỏ của anh chiến sỹ, mơ ước của anh
về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước ta.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh họa bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ( 2 phút): GV kiểm tra 1 HS đọc bài “Chị em tôi” và trả lời câu hỏi.
B. Dạy bài mới( 33 phút):
1. Giới thiệu chủ điểm và bài học ( 1 phút):
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài ( 32 phút):
a. Luyện đọc:
- GV nghe, sửa sai kết hợp giải nghĩa từ khó. -Học sinh đọc nối tiếp nhau từng đoạn (2
lượt).
- -Học sinh luyện đọc theo cặp.
- 1 Học sinh đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
- Anh chiến sỹ nghĩ tới trung thu và nghĩ tới
các em nhỏ trong thời điểm nào?
- Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm
trăng thu độc lập đầu tiên.
- Trăng thu độc lập có gì đẹp? - Trăng đẹp vẻ đẹp của núi sông tự do, độc
lập: Trăng ngàn và gió núi bao la, trăng soi
sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý,


trăng sáng vằng vặc chiếu khắp làng…
-Anh chiến sỹ tưởng tượng đất nước trong
những đêm trăng ra sao?
- Dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ
xuống làm chạy máy phát điện, giữa biển rộng
………to lớn, vui tươi.
- Vẻ đẹp đó có gì khác với đêm trung thu độc
lập đầu tiên?
- Đó là vẻ đẹp của đất nước ta đã hiện đại,
giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc
lập đầu tiên.
-Cuộc sống hiện nay, theo em có gì giống với
mong ước của anh chiến sỹ năm xưa?
- Những ước mơ của anh chiến sỹ năm xưa đã
trở thành hiện thực…
-Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển
như thế nào?
-Một số Học sinh phát biểu ý kiến.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- 3 Học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn.
- GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm đoạn 2. - Học sinh thi đọc diễn cảm đoạn 2.
3. Củng cố – dặn dò( 2 phút):
- Nhận xét giờ học.
- Dặn Học sinh về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
Toán
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố về kỹ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại
phép cộng, phép trừ.
- Giải bài toán có lời văn về tìm thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ.

II. Đồ dùng: Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ( 2 phút):GV gọi 2 HS lên chữa bài tiết trước.
B. Dạy bài mới( 33 phút):
Bài 1:Làm vở,3 Học sinh lên bảng.
-Giáo viên nhận xét, chữa bài.
Bài 2:Làm vở, 3 Học sinh lên bảng
-Giáo viên nhận xét, chữa bài.
Bài 3:Làm vở. 2 Học sinh lên bảng
-Giáo viên nhận xét. Chữa bài
Bài 4:Làm vở.
-Giáo viên chấm vở, nhận xét.
-Học sinh thực hiện:đọc miệng phần a), làm
vở phần b) . 3 Học sinh lên bảng.Kết quả:
b) 62981 ; 71182 ; 299270.
Học sinh thử lại.
-Học sinh thực hiện:đọc miệng phần a), làm
vở phần b) . 3 Học sinh lên bảng.Kết quả:
b) 3713 ; 5263 ; 7423.
Học sinh thử lại.
-Học sinh thực hiện. Kết quả:
a) x= 4586 ; b) x =4242
-Học sinh thực hiện: Bài giải
Núi Phan-xi-păng cao hơn và cao hơn số m là:
3143- 2428 =715( m)
Đáp số: 715 m
Bài 5.Làm bảng con
-Giáo viên nhận xét.
-Học sinh thực hiện. Kết quả:
89999

3. Củng cố – dặn dò( 2 phút):
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và làm bài tập.
Chính tả
GÀ TRỐNG VÀ CÁO
I. Mục tiêu:
- Nhớ – viết lại chính xác, trình bày đúng 1 đoạn trích trong bài thơ “Gà Trống và
Cáo”.
- Tìm đúng, viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng tr/ch hoặc có vần
ươn/ương để điền vào chỗ trống hợp với nghĩa đã cho.
II. Đồ dùng dạy - học:
Phiếu, những băng giấy.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ ( 2 phút): Học sinh chữa bài tiết trước.
B. Dạy bài mới( 33 phút):
1. Giới thiệu – ghi đầu bài ( 1 phút):
2. Hướng dẫn HS nhớ – viết ( 17 phút):
- GV nêu yêu cầu bài tập. -1 Học sinhđọc thuộc lòng đoạn thơ cần viết.
- GV đọc lại đoạn thơ 1 lần. - Đọc thầm lại đoạn thơ, ghi nhớ nội dung,
chú ý những từ dễ viết sai, cách trình bày.
- Nêu cách trình bày bài thơ.
- GV chốt lại để HS nhớ cách viết:
+ Ghi tên vào giữa dòng.
+ Chữ đầu dòng viết hoa.
+ Viết hoa tên riêng …
-Học sinh gấp sách và viết bài.
- GV chấm từ 7 đến 10 bài.
-Học sinh đổi vở, soát lỗi.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả ( 15 phút):
Bài 2: -Nêu yêu cầu bài tập, đọc thầm đoạn văn, suy

nghĩ làm bài vào vở hoặc vở bài tập.
a)trí, chất, trong, chế, trụ, chủ.
b)lượn, vườn, hương, dương, tương, thường,
cường.
- GV dán giấy khổ to cho HS lên thi tiếp sức. - Đại diện từng nhóm lần lượt đọc lại đoạn
văn đã điền.
- GV và cả lớp nhận xét, kết luận nhóm thắng
cuộc. - Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
Bài 3: -Học sinh đọc yêu cầu và tự làm bài.
GV chốt lại ý đúng: 3a) - Ý chí
- Trí tuệ
3b) - Vươn lên
- Tưởng tượng
- GV nhận xét, cho điểm.
4. Củng cố – dặn dò ( 2 phút):
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà tập viết cho đẹp.
Tiếng việt
ÔN: TRUNG THU ĐỘC LẬP
I.Mục tiêu
Giúp Học sinh nắm trắc bài tập đọc Trung thu độc lập, biết vận dụng trả lời các câu hỏi
trắc nghiệm liên quan đến bài tập đọc
II. Chuẩn bị
-Giáo án sáng, trắc nghiệm tiếng việt 4-tập 1
III.Nội dung chính
A.Ổn định tổ chức ( 1 phút)
B.Hướng dẫn ôn tập( 34 phút)
1.Luyện đọc
2. Củng cố tìm hiểu bài
Giáo viên tổ chức cho học sinh trả lời các

câu hỏi sau bài học để tim ra câu trả lời
đúng nhất
-Giao viên nhận xét, chốt lại các câu trả lời
đúng
3.Ôn trắc nghiệm
-Giáo viên đọc các câu hỏi trắc nghiệm liên
quan đến bài đọc
-Giáo viên nhận xét , chốt lại các câu trả lời
đúng
4.Củng cố, dặn dò ( 2 phút)
-Nhận xét tiết học
-Dặn học sinh về xem lại bài
-Lớp hát 1bài
-Một Học sinh đọc thành tiếng bài tập đọc
Trung thu độc lập. Cả lớp theo dõi vào sách
giáo khoa
-Học sinh đọc thầm lại bài tập đọc , tập trả
lời các câu hỏi sau bài đọc
-Học sinh trả lời nối tiếp và thảo luận tìm ra
câu trả lời đúng và hay nhất
-Một học sinh nhắc lại các câu trả lời đúng
-Học sinh trả lời bằng cách chọn câu trả lời
đúng vào bảng con
-Một học sinh nhắc lại các phương án đúng
-Học sinh ghi nhớ
Toán
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố về kỹ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại
phép cộng, phép trừ. Giải bài toán có lời văn về tìm thành phần chưa biết của phép cộng

hoặc phép trừ thông qua làm vở bài tập toán trang 37.
II. Đồ dùng: Vở bài tập toán trang 37..
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ( 2 phút):GV gọi 1 HS lên chữa bài tiết trước.
B. Dạy bài mới( 33 phút):
Bài 1:Làm vở,4 Học sinh lên bảng.
-Giáo viên nhận xét, chữa bài.
Bài 2:Làm vở.
-Giáo viên chấm vở, nhận xét, chữa bài.
Bài 3:Làm vở phần a) làm bảng con phần b)
-Giáo viên nhận xét. Chữa bài
-Học sinh thực hiện:Kết quả:
a)79680 ; b)71990
c)67623 ; d)7784
Học sinh thử lại.
-Học sinh thực hiện:
Bài giải
Giờ thứ hai ô tô chạy được số km là:
42640- 6280=36360 (km)
Trong 2 giờ ô tô chạy được số km là:
42640 + 36360=79000(km)
Đáp số: 79000km
-Học sinh thực hiện:vẽ theo mẫu phần a)
b) Kết quả cần điền: 10 cm
2
3. Củng cố – dặn dò( 2 phút):
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn Học sinh về nhà học bài và làm bài tập.
Thứ ba ngày 12 tháng 10 năm 2010
Kể chuyện

LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng nói:
- Dựa vào lời kể của thầy cô và tranh minh họa, HS kể lại được câu chuyện “Lời
ước dưới trăng”, phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt.
- Hiểu truyện, biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
2. Rèn kỹ năng nghe:
- HS chăm chú nghe thầy cô kể chuyện, nhớ chuyện.
- Theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh họa truyện trong Sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ ( 2 phút): 1 em kể câu chuỵên về lòng tự trọng mà em đã được nghe,
đọc.
B. Dạy bài mới( 33 phút):
1. Giới thiệu – ghi tên bài( 1 phút):
2. GV kể chuyện ( 10 phút):
- GV kể lần 1: -Học sinh nghe.
-GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh
minh hoạ.
- Học sinh xem tranh minh họa đọc phần lời
dưới mỗi tranh trong Sách giáo khoa.
- GV kể lần 3: -Học sinh ghi nhớ truyện kết hợp tranh.
3. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
-Học sinh tiếp nối nhau đọc các yêu cầu của
bài tập.
a. Kể chuyện trong nhóm: -Học sinh kể từng đoạn của câu chuyện theo
nhóm đôi, mỗi em kể theo 2 tranh sau đó kể
toàn chuyện. Kể xong HS trao đổi về nội
dung câu chuyện theo yêu cầu 3 trong Sách

giáo khoa.
b. Thi kể trước lớp: - 3 nhóm tiếp nối nhau thi kể lại toàn bộ câu
chuyện.
- 1 số HS thi kể cả câu chuyện.
- Học sinh kể xong đều trả lời các câu hỏi a,
b, c của yêu cầu 3.
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể
hay nhất, đúng nhất, hiểu chuyện nhất, …
- Lời giải:
a) Cô gái mù trong câu chuyện cầu nguyện
cho bác hàng xóm bên nhà được khỏi bệnh.
b) Hành động của cô cho thấy cô là người
nhân hậu, sống vì người khác.
4. Củng cố – dặn dò( 2 phút):
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà tập kể cho mọi người nghe.
Toán
BIỂU THỨC CÓ CHỨA 2 CHỮ
I. Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết 1 số biểu thức đơn giản có chứa 2 chữ.
- Biết tính giá trị của 1 số biểu thức đơn giản có chứa 2 chữ.
II. Đồ dùng:
Bảng phụ viết sẵn Ví dụ như Sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ ( 2 phút): 2 Học sinh lên bảng chữa bài tập tiết trước.
B. Dạy bài mới ( 33 phút):
1. Giới thiệu ( 1 phút):
2. Giới thiệu biểu thức có chứa 2 chữ (5 phút):
- GV nêu ví dụ đã viết sẵn ở bảng phụ. -Học sinhọc bài toán trong Sách giáo khoa.
Nếu anh câu được 3 con cá,

Em câu được 2 con cá,
Cả anh và em câu được mấy con cá? -Câu được 5 con cá.
- GV ghi vào bảng.
- Làm tương tự với các trường hợp còn lại.
Nếu anh câu được a con cá,
Em câu được b con cá,
Thì cả 2 anh em câu được mấy con cá? -Câu được (a + b) con cá.
-Gv giới thiệu (a + b) được gọi là biểu thức
có chứa 2 chữ.
-Một số Học sinh nhắc lại.
3. Giới thiệu giá trị của biểu thức có chứa 2 chữ ( 5 phút):
- Nếu a = 3 và b = 2 thì a + b bằng bao nhiêu? -Nếu a = 3; b = 2 thì a + b = 3 + 2 = 5
GV: Khi đó ta nói 5 là 1 giá trị của biểu thức
a + b.
Tương tự với các trường hợp còn lại.
- Khi biết giá trị cụ thể của a và b, muốn tính
giá trị của biểu thức a + b ta làm thế nào?
- …ta thay các số vào chữ a và b rồi thực hiện
tính giá trị.
-Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được gì?
4.Luyện tập ( 22 phút)
Bài 1:Làm vở,2 Học sinh lên bảng.
-Giáo viên nhận xét, chữa bài.
Bài 2:Làm vở.3 Học sinh lên bảng.
-Giáo viên nhận xét, chữa bài.
Bài 3:Làm vở . Đọc kết quả
-Giáo viên nhận xét. Chữa bài
Bài 4:Làm vở .
-Giáo viên chấm vở, nhận xét. Chữa bài
- Nêu….ta tính được giá trị của biểu thức

a + b.
-Học sinh thực hiện:Kết quả:
a) c+d= 10+15= 25
b) c+d =15+ 45 =60
-Học sinh thực hiện.Kết quả:
a)12 ;b)9 ;c)8m
-Học sinh thực hiện:
a 12 28 60 70
b 3 4 6 10
a x b 36 112 360 700
a : b 4 7 10 7
-Học sinh thực hiện:
a 300 3200 24687 54036
b 500 1800 63805 31894
a + b 800 5000 88492 85930
b + a 800 5000 88492 85930
5. Củng cố – dặn dò ( 2 phút):
- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà học bài và làm bài tập.
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI - TÊN ĐỊA LÝ VIỆT NAM
I. Mục tiêu:
- Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam.
- Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người và tên địa lý Việt
Nam để viết đúng 1 số tên riêng Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Bản đồ có tên các quận, huyện.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ( 2 phút):Học sinh chữa bài tập tiết trước.

B. Dạy bài mới ( 33 phút):
1. Giới thiệu và ghi đầu bài ( 1 phút):GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Dạy bài mới( 32 phút):
a. Phần nhận xét:
- GV nêu nhiệm vụ: Nhận xét cách viết các
tên người, tên địa lý đã cho.
-1 Học sinh đọc yêu cầu của bài và trả lời
câu hỏi.
+ Mỗi tên đã cho gồm bao nhiêu tiếng? - …. 2, 3, 4 tiếng.
+ Chữ cái đầu của mỗi tiếng ấy được viết thế
nào?
- Chữ cái đầu của mỗi tiếng được viết hoa.
+ Khi viết tên người và tên địa lý Việt Nam
cần viết như thế nào?
-… cần viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng tạo
thành tên đó.
b. Phần ghi nhớ:
- 2 Học sinh đọc phần ghi nhớ.
- GV nói thêm về cách viết tên các dân tộc
Tây Nguyên.
c. Phần luyện tập:
Bài 1:Làm vở, 2 Học sinh lên bảng.
-Giáo viên nhận xét.
-Học sinh thực hiện:
VD: Nguyễn Thị Lan
thôn Đồng Chùa, xã Quang yên, huyệnSông
Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
Bài 2: Làm vở, 4 Học sinh lên bảng.
-Giáo viên chấm vở, nhận xét.
-Học sinh thực hiện:

VD: xã Nhạo Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh
Phúc.
Xã Tân Lập , huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh
Phúc.
xã Bạch Lưu, huyệnSông Lô, tỉnh Vĩnh
Phúc.
xã Nhân Đạo, huyệnSông Lô, tỉnh Vĩnh
Phúc.
.......................
Bài 3: Làm phiếu - Làm bài theo nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
a) Huyện Mê Linh, huyện Bình Xuyên,
huyện Vĩnh Tường, huyện Yên Lạc, huyện
Lập Thạch, huyện Tam Dương, huyện Tam
Đảo, thị xã Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên...
b) Hồ Đại Lải, Tam Đảo, đền Hai Bà
Trưng…
- GV chia nhóm, làm vào phiếu.
- GV chữa bài, nhận xét bổ sung và cho điểm
các nhóm làm đúng.
3. Củng cố – dặn dò:
- Hỏi lại nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn Học sinh về nhà học bài và làm bài tập, chuẩn bị bài sau.
Khoa học
PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì.
- Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì.
- Có ý thức phòng tránh bệnh béo phì, xây dựng thái độ đúng với người béo phì.

II. Đồ dùng dạy - học:
- Hình trang 28, 29 Sách giáo khoa.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ ( 2 phút):Học sinh: Kể tên một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
Nêu cách đề phòng bệnh thiếu chất dinh dưỡng.
B. Dạy bài mới ( 33 phút):
1. Giới thiệu ( 1 phút):
2. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về bệnh béo phì
-Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
- Chia nhóm, phát phiếu học tập (Sách giáo
viên).
-Học sinh làm việc với phiếu học theo
nhóm.
-Tổ chức cho Học sinh làm việc cả lớp. - Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm
khác bổ sung.
Đáp án: Câu 1: b
Câu 2: 2.1 – d; 2.2 – d; 2.3 – e.
- GV kết luận: (Sách giáo viên).
b. Hoạt động 2: Thảo luận về nguyên nhân:
- GV nêu câu hỏi thảo luận: -Học sinh quan sát Hình 29 Sách giáo khoa
để trả lời câu hỏi
-Nguyên nhân gây nên béo phì là gì? - Ăn quá nhiều bánh kẹo, nước ngọt, ăn vặt
nhiều, ít vận động.
- Làm thế nào để phòng tránh? - Ăn uống hợp lý, điều độ, tập Thể dục thể
thao, …
- Cần phải làm gì khi em bé hoặc bản thân
bạn bị béo phì?
- Có chế độ ăn kiêng, thường xuyên luyện

tập Thể dục thể thao, không ăn vặt, …
- Đi khám bác sĩ để tìm đúng nguyên nhân
và cách điều trị.
c. Hoạt động 3: Đóng vai:
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ (Sách
giáo viên).
-Tổ chức cho Học sinh làm việc theo nhóm. -Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống.
-Tổ chức cho Học sinhtrình diễn.
- GV nhận xét, kết luận chung.
-Học sinh lên đóng vai. Các HS khác theo
dõi và lựa chọn cách ứng xử.
3. Củng cố – dặn dò ( 2 phút):
- Nhận xét giờ học.
- Dặn Học sinh về nhà học bài.
Toán
ÔN:BIỂU THỨC CÓ CHỨA 2 CHỮ
I. Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết 1 số biểu thức đơn giản có chứa 2 chữ. Biết tính giá trị của 1 số
biểu thức đơn giản có chứa 2 chữ thông qua làm bài tập trong vở bài tập toán trang 38.
II. Đồ dùng:
Vở bài tập toán 4 trang 38.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ ( 2 phút): 2 Học sinh lên bảng chữa bài tập tiết trước.
2.Luyện tập ( 22 phút)
Bài 1:Làm vở,5 Học sinh lên bảng.
-Giáo viên nhận xét, chữa bài.
Bài 2:Làm vở . Đọc kết quả.
-Giáo viên chấm vở nhận xét. Chữa bài
Bài 3:Làm vở . Viết kết quả vào bảng con.
-Giáo viên nhận xét. Chữa bài

-Học sinh thực hiện:Kết quả:
a) a-b= 2-1= 1
b) m+n= 6+ 3 = 9
m-n= 6 – 3 = 3
m x n = 6 x 3 = 18
m : n = 6 : 3 = 2
-Học sinh thực hiện:
a)
a b a+b a x b
9 1 10 9
0 4 4 16
6 8 12 48
2 2 4 4
b) )
c d c- d c: d
9 3 6 3
16 4 12 4
28 7 21 4
20 1 19 20
-Học sinh thực hiện:Kết quả lần lượt:
2 cm
2
; 2 cm
2
; 2 cm
2
; 3 cm
2
;
5. Củng cố – dặn dò ( 2 phút):

- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà học bài và làm bài tập.
Tiếng việt
LUYỆN VIẾT TÊN NGƯỜI VÀ TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
I.Mục tiêu
Giúp Học sinh được thực hành luyện viết tên người và tên địa lí Việt Nam.
II.Chuẩn bị
Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ ( 2 phút): 2 Học sinh lên bảng chữa bài tập tiết trước.
B. Dạy bài mới ( 33 phút):
1. Giới thiệu ( 1 phút):
2.Hướng dẫn ôn luyện( 34 phút)
Bài 1. Viết tên các bạn trong tổ của em.
-Giáo viên nhận xét, chốt lại cách viết tên
người.
Bài 2. Viết tên một số tỉnh, thành phố ở Việt
Nam mà em biết.
-Giáo viên nhận xét. Chốt cách viết.
Bài 3. Viết 1 đoạn văn có sử dụng tên người
và tên địa lí em đã viết ở bài tập 1 và 2.
-Giáo viên chấm vở, nhận xét.
-Học sinh làm vở, 3 Học sinh lên bảng
Ví dụ: Nguyễn Văn Hưng
Lỗ Bá Hưng
Lương Quang Huy
Nguyễn Thị Hiền Dịu
Đào Thị Biach Hiền
Đào Văn Thắng
Trần Văn Ánh

...................
-Học sinh làm vở, đọc nối tiếp, nói rõ cách
viết. 1 Học sinh lên bảng.
Ví dụ; Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Mộc
Châu, Sơn La, Nghệ An, Thanh Hóa, Vũng
Tàu, Quảng Trị, Huế, Cần Thơ, Cà Mau,
Kiên Giang, Long An,........
-Học sinh làm vào vở. 1 Học sinh làm vào
phiếu, dán phiếu.
-Học sinh đọc bài nối tiếp
-Học sinh nhận xét lẫn nhau, bình chọn bạn
viết hay nhất, đúng nhất
3.Củng cố, dặn dò( 2 phút)
-Nhận xét tiết học
-Dặn học sinh về xem lại bài.
Thứ tư ngày 13 tháng 10 năm 2010
Tập đọc
Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI
Mát-téc-lích
I. Mục tiêu:
1. Biết đọc trơn, trôi chảy, đúng với 1 văn bản kịch. Cụ thể:
- Biết đọc, ngắt giọng rõ ràng, đủ để phân biệt tên các nhân vật với lời nói của nhân
vật.
- Đọc đúng các từ địa phương dễ phát âm sai. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu
hỏi, câu cảm.
- Biết đọc vở kịch với giọng đọc rõ ràng, hồn nhiên thể hiện được tâm trạng háo
hức, ngạc nhiên thán phục của Tin – tin và Mi – tin, thái độ tự tin, tự hào của những em bé
ở vương quốc Tương Lai. Biết hợp tác, phân vai, đọc vở kịch.
2. Hiểu ý nghĩa của màn kịch: Ước mơ của các bạn nhỏ về 1 cuộc sống đầy đủ và hạnh
phúc, ở đó trẻ em là những nhà phát minh giàu trí sáng tạo, góp sức mình phục vụ cuộc

sống.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh họa …
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ ( 2 phút): 2 em nối nhau đọc bài “Trung thu độc lập” và trả lời câu hỏi 3,
4.
B. Dạy bài mới ( 33 phút):
1. Giới thiệu và ghi đầu bài ( 1 phút):
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu màn 1: “Trong công xưởng xanh”
- GV đọc mẫu màn kịch: -Học sinh quan sát tranh minh họa màn 1.
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn: (2 lượt)
- HS luyện đọc theo cặp:
-1 HS đọc cả màn kịch:
- Tìm hiểu nội dung màn kịch:
+ Tin – tin và Mi – tin đi đến đâu và gặp
những ai?
- … đến vương quốc Tương Lai trò chuyện
với những bạn nhỏ sắp ra đời.
+ Vì sao nơi đó có tên là vương quốc Tương
Lai?
- Vì những người sống trong vương quốc này
hiện nay vẫn chưa được sinh ra trong thế giới
hiện tại của chúng ta.
+ Các bạn nhỏ ở công xưởng xanh sáng chế
ra những gì?
+ Vật làm cho con người hạnh phúc.
+ Ba mươi vị thuốc trường sinh.
+ Một loại ánh sáng kỳ lạ.
+ Một cái máy biết bay trên không như 1 con
chim.

+ Một cái máy biết rò tìm những kho báu còn
giấu kín trên mặt trăng.
+ Các phát minh ấy thể hiện những ước mơ
gì?
- Được sống hạnh phúc, sống lâu, sống trong
môi trường tràn đầy ánh sáng, chinh phục vũ
trụ.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm màn kịch
theo cách phân vai:
-Học sinh thực hiện:1 em dẫn chuyện.7 em
đọc theo phân vai. 2 tốp thi đọc.
3. Luyện đọc và tìm hiểu màn 2: “Trong khu vườn kỳ diệu”
-GV đọc diễn cảm màn 2: -H0cj sinh quan sát tranh màn 2.
-Học sinh đọc nối tiếp đoạn:
-Học sinh luyện đọc theo cặp:
– 2 HS đọc cả màn:

×