Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

GIAO AN GDCD 12 MOI NHAT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.99 MB, 71 trang )

Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái - Trường THPT Văn Chấn - Phân hiệu Nghĩa Tâm Năm học: 2010 - 2011
CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH GDCD LỚP 12
I. Mục tiêu chương trình.
Học xong chương trình lớp 12 học sinh cần nắm được
1. Về kiến thức.
- Hiểu được bản chất giai cấp, xã hội của pháp luật, mối quan hệ biện chứng giữa pháp luật với
kinh tế, chính trị, đạo đức.
- Nhận biết được vai trò, giá trị cơ bản của pháp luật đối với sự tồn tại và phất triển của mỗi
công dân, nhà nước và xã hội.
- Hiểu được một số nội dung cơ bản của pháp luật liên quan đến việc thực hiện và bảo vệ
quyền bình đẳng, tự do, dân chủ và phát triển của công dân.
2. Về kĩ năng.
- Từng bước hình thành năng lực phân tích, đánh giá các biểu hiện tình huống pháp luật trong
đời sống thường ngày của bản thân.
- Biết cách tìm hiểu, tiếp cận các VBPL đã được trang bị trong nhà trương để tự điều chỉnh
hành vi bản thân.
3. Về thái độ.
- Tôn trọng, tin tưởng ở lẽ phải và sự công bằng, có ý thức trách nhiệm và tính tích cực của
công dân trong việc xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.
- Tôn trọng và tự giác sống, học tập theo pháp luật, tuân thủ theo các quy định của pháp luật.
II. Cấu trúc nội dung.
Nội dung chương trình gồm 12 bài, thời lượng phân phối như sau:
Bài 1: Pháp luật và đời sống (3 tiết)
Bài 2: Thực hiện pháp luật (3 tiết)
Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật (1 tiết)
Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (3 tiết)
Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (2 tiết)
Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (4 tiết)
Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (3 tiết)
Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (2 tiết)
Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước (4 tiết)


Bài 10: Pháp luật với hào bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại (2 tiết)
Thiết kế giáo án và giảng dạy: Nguyễn Đức Hiếu – Giáo án Giáo dục công dân 12 Page 1 of 71
Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái - Trường THPT Văn Chấn - Phân hiệu Nghĩa Tâm Năm học: 2010 - 2011
Giáo án số: 01 Ngày soạn: 06- 08-2010 Tuần thứ: 01
Lớp 12 C
8
12C
9
12 C
10
Ngày dạy
Sĩ số
BÀI 1- TIẾT 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG
I. Mục tiêu bài học.
Học xong tiết 1 bài 1 học sinh cần năm được
1. Về kiến thức.
- Giúp cho học sinh nắm được pháp luật là gì? và so sánh được giữa pháp luật với đạo đức.
- Giúp cho học sinh nắm được các đặc trưng cơ bản của pháp luật.
2. Về kĩ năng.
Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực của
pháp luật
3. Về thái độ.
Có ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác sống và học tập theo quan điểm của pháp luật.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- SGK, SGV GDCD 12
- Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD 12
- Giáo trình pháp luật đại cương của ĐHKTQ-Khoa luật
III. Tiến trình lên lớp.
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.

Kiểm tra sách, vở và đồ dùng phục vụ cho học tập
3. Học bài mới.
Theo em một xã hội mà không có pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội thì điều gì
sẽ xảy ra?... Vậy pháp luật là gì? pháp luật có vai trò gì đối với đời sống xã hội. Đó là nội dung
nghiên cứu của bài hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt
Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình
kết hợp với hoạt động nhóm và đàm thoại.
Nhóm 1: Các em hãy cho biết một XH mà
không có pháp luật thì điều gì sẽ xẩy ra? Ngược
lại một XH có PL thì sẽ ntn? TS XH có PL thì
mọi việc sẽ trật tự an toàn?
Nhóm 2: Theo em công dân có quyền và
nghĩa vụ nào? các nghĩa vụ đó do ai đặt ra? Ai sẽ
thực hiện quyền và nghĩa vụ đó? Nếu không thực
hiện đúng thì nhà nước sẽ làm gì?
GV giới thiệu sơ lược về nguồn gốc pháp luật
sau đó đưa ra câu hỏi (2 câu hỏi tình huống)
Không thờ cúng tổ tiên
Vi phạm ATGT như vượt đèn đỏ
? Theo em cả 2 trường hợp trên có bị phạt
tiền không? vì sao?
? Qua hai ví dụ trên em hiểu như thế nào về
pháp luật?
1. Khái niệm pháp luật
a. Pháp luật là gì?
- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự
mang tính bắt buộc chung do nhà nước
ban hành và thực hiện bằng quyền lực nhà
nước.

- Pháp luật do nhà nước xây dựng, ban
hành và đảm bảo thực hiện
- Nội dung của pháp luật.
+ Quyền và lợi ích: được làm gì? hưởng
những lợi ích gì?
Thiết kế giáo án và giảng dạy: Nguyễn Đức Hiếu – Giáo án Giáo dục công dân 12 Page 2 of 71
Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái - Trường THPT Văn Chấn - Phân hiệu Nghĩa Tâm Năm học: 2010 - 2011
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt
? Em hãy kể tên một số luật mà em biết,
những luật đó do ai ban hành, nhằm mục đích gì?
? Em hiểu thế nào là quyền và lợi ích của
pháp luật? Cho ví dụ minh họa?
? Em hiểu thế nào là nghĩa vụ và trách nhiệm
của pháp luật? Cho ví dụ minh họa?
? Theo em pháp luật thể hiện ý chí của ai?
(Nhân dân)
? Theo em pháp luật được thực thi bằng sức
mạnh của ai? Cho ví dụ minh họa?
Nêu nên được các đặc trưng của PL. GV sử
dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với thảo
luận theo cả lớp.
Cho học sinh đọc phần “b” sau đó đưa ra
câu hỏi tình huống.
? Theo em pháp luật có những đặc trưng cơ
bản nào?
(có 3 đặc trưng cơ bản)
Thảo luận: PL có 3 đặc trưng cơ bản vậy nội
dung cơ bản của các đặc trưng này ra sao?
? Theo em đặc trưng tính quy phạm phổ biến
của pháp luật được thể hiện như thế nào?

? Theo em đặc trưng tính quyền lực và bắt
buộc chung của PL được thể hiện ntn?
? Theo em đặc trưng tính xác định chặt chẽ
về hình thức của PL được thể hiện như thế nào?
+ Nghĩa vụ và trách nhiệm: phải làm gì?
không được làm gì? phải chịu trách nhiệm
gì?
b. Các đặc trưng của pháp luật.
- Có tính quy phạm phổ biến.
+ Là quy tắc xử sự chung, là khuân mẫu
chung
+ Được áp dùng lần, nhiều nơi
+ Được áp dụng cho mọi người, mọi lĩnh
vực
- Tính quyền lực và bắt buộc chung: tức
thể hiện sức mạnh của nhà nước nếu vi
phạm sẽ bị cưỡng chế.
- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
+ Diễn đạt phải chính xác, dễ hiểu
+ Phù hợp với Hiến pháp
4. Củng cố.
- GV nhắc lại và nhấn mạnh kiến thức trọng tâm
- GV giới thiệu HTPL VN
HTPL - Ngành luật - Chế định luật - Quy phạm pháp luật
+ HTPL là nhiều ngành luật
+ Ngành luật là tổng hợp các QPPL (hay một luật cụ thể)
+ Chế định luật là một nhóm QPPL (hay một lĩnh vực của một luật)
+ QPPL là các quy tắc xử sự chung (là đơn vị nhỏ nhất)
- Cho HS so sánh giữa PL với đạo đức
5. Dặn dò nhắc nhở

Về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK, học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
Giáo án số: 02 Ngày soạn: 13- 08-2010 Tuần thứ: 02
Thiết kế giáo án và giảng dạy: Nguyễn Đức Hiếu – Giáo án Giáo dục công dân 12 Page 3 of 71
Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái - Trường THPT Văn Chấn - Phân hiệu Nghĩa Tâm Năm học: 2010 - 2011
Lớp 12 C
8
12C
9
12 C
10
Ngày dạy
Sĩ số
BÀI 1- TIẾT 2: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG
I. Mục tiêu bài học.
Học xong tiết 2 bài 1 học sinh cần năm được
1. Về kiến thức.
- Giúp cho học sinh nắm được bản chất XH và bản chất GC của pháp luật.
- Giúp cho học sinh nắm được mối quan hệ giữa pháp luật với KT và CT.
2. Về kĩ năng.
Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực của
pháp luật
3. Về thái độ.
Có ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác sống và học tập theo quan điểm của pháp luật.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- SGK, SGV GDCD 12
- Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD 12
- Sơ đồ, Giáo trình pháp luật đại cương của ĐHKTQ-Khoa luật
III. Tiến trình lên lớp.
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.

? Em hãy trình bày mối quan hệ giữa khái niệm và đặc trưng của pháp luật?
Khái niệm Đặc trưng
Quy tắc xử sự chung Tính quy phạm phổ biến
Được nhà nước công nhận Tính quyền lực và bắt buộc chung
Được nhà nước đảm bảo thực
hiện
Tính xác định chặt chẽ về hình thức = các
VBPL
3. Học bài mới.
Trong đời sống xã hội không thể không có pháp luật. Bởi pháp luật nó điều chỉnh các mối
quan hệ xã hội. Vậy pháp luật có những bản chất nào và có mối quan hệ như thế nào với kinh tế
và chính trị. Vậy để làm sáng tỏ nội dung này hôm nay thầy và các em cùng đi tìm hiểu tiếp tiết
2 bài 1.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt
Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết
trình kết hợp với vấn đáp từ đó giúp học sinh
nắm được bản chất giai cấp của pháp luật.
? Bằng kiến thức đã học em cho biết nhà
nước có mang bản chất giai cấp không?
? Vậy tại sao pháp luật lại mang bản chất
giai cấp?
? Theo em nhà nước ta có mang bản chất
giai cấp nào?
Vì vậy pháp luật nước ta mang bản chất
giai cấp GCCN và đại diện cho toàn thể ND
LĐ. nên CT HCM “PL của ta là PL thực sự dân
2. Bản chất của pháp luật.
a. Bản chất giai cấp của pháp luật.
- PL do nhà nước xây dựng và đại diện cho
giai cấp cầm quyền.

- Các QPPL phải phù hợp với ý chí của giai
cấp cầm quyền.
- PLVN mang bản chất của GCCN và
NDLD dưới sự lãnh đạo của ĐCS VN và
phải thể hiện quyền làm của NDLD trên tất
cả các lĩnh vực.
b. Bản chất xã hội của pháp luật.
- Pháp luật bắt nguồn từ xã hội cho nên:
Thiết kế giáo án và giảng dạy: Nguyễn Đức Hiếu – Giáo án Giáo dục công dân 12 Page 4 of 71
Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái - Trường THPT Văn Chấn - Phân hiệu Nghĩa Tâm Năm học: 2010 - 2011
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt
chủ vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi
cho ND LĐ”
Giảng giải + vấn đáp để giúp học sinh nắm
được bản chất xã hội của PL.
? Theo em tại sao pháp luật lại mang bản
chất xã hội?
? Theo em tại sao nhà nước phải xây dựng
pháp luật? Lấy ví dụ chứng minh?
(Pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ
trong xã hội. Mà pháp luật được bắt nguồn từ
thực tiễn và thực hiện trong thực tiễn xã hội)
Bằng phương pháp giảng giải kết hợp với
thảo luận nhóm (3 nhóm) từ đó giúp học sinh
nắm được MQH giữa PL với KT, CT, đạo dức.
Nhóm 1: nội dung về mqhệ giữa PL với
kinh tế
Tìm hiểu nội dung từ đó trả lời câu hỏi
? Theo em tại sao pháp luật có mối quan hệ
với kinh tế?

Vì PL dựa trên cơ sở các quan hệ kinh tế hay
có nguồn gốc từ tư hữu, lấy làm của riêng...
? Lấy ví dụ chứng minh sự tác động của
pháp luật với kinh tế?
Bằng kiến thức thực tế CM ví dụ trong
SGK trang 8 cho HS hiểu thêm.
Nhóm 2: Cho học sinh tìm hiểu nội dung
về mối quan hệ giữa PL với chính trị?
Cho HS đọc nội dung và ví dụ trong SGK
và phân tích để thấy được PL vừa là phương
tiện thực hiện đường lối chính trị vừa là
phương thức biểu hiện.
Nhóm 3: Cho HS tìm hiểu nội dung về mối
quan Theo em tại sao pháp luật lại có mối quan
hệ với hệ giữa pháp luật với đạo đức.
Đạo đức là những quy tắc xử sự và PL là
khuân mẫu chung cho những quy tắc xử sự cho
mọi người
+ Phải phản ánh được nhu cầu lợi ích của
các giai cấp và tầng lớp trong xã hội.
+ Các hành vi xử sự của cá nhân, tổ chức,
cộng đồng phải phù hợp với quy định của
pháp luật.
Như vậy: pháp luật là công cụ nhận thức và
giáo dục.
3. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh
tế, chính trị, đạo đức.
a. Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế.
- Pháp luật hình thành trên cơ sở các quan
hệ kinh tế. VD: tư hữu

- Các quan hệ kinh tế quy định nội dung của
PL
- PL vừa phụ thuộc vào kinh tế vừa tác động
lại kinh tế.
+ Tác động tích cực: thì kinh tế phát triển
+ Tác động tiêu cực: kìm hãm sự phát triển
KT-XH
VD: luật đầu tư, luật doanh nghiệp...
b. Quan hệ giữa pháp luật với chính trị.
Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp
(GCCN)nên:
- PL là phương tiện để thực hiện đường lối
chính trị
- PL là hình thái biểu hiện chính trị ghi nhận
yêu cầu, quan điểm chính trị của giai cấp.
VD: là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện nhà
nước như luật Chính phủ, HĐND, UBND...
c. Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.
- PL có cơ sở từ đạo đức và bảo vệ đạo đức.
- NN luôn đưa những quy phạm đạo đức
vào trong các QPPL
- Các QPPL luôn thể hiện các quan niệm về
đạo đức
VD: Như sự công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ
phải... đều là giá đạo đức mà con người luôn
hướng tới.
4. Củng cố.
GV đưa ra một tình huống: Anh là một HS chậm tiến, thường xuyên vi phạm nội quy của
nhà trường như đi học muộn, không làm bài tập, cờ bạc, đánh nhau. Theo em ai có quyền xử lý
những vi phạm của Anh? Căn cứ vào đâu để xử lý các hành vi đó? Trong các hành vi của Anh

hành nào là vi phạm PL?
5. Dặn dò nhắc nhở.
Về nhà SS mqhệ giữa PL với đạo đức về nhà làm BT 3, 5, học bài cũ và cbị bài mới.
Giáo án số: 03 Ngày soạn: 20- 08-2010 Tuần thứ: 03
Lớp 12 C
8
12C
9
12 C
10
Thiết kế giáo án và giảng dạy: Nguyễn Đức Hiếu – Giáo án Giáo dục công dân 12 Page 5 of 71
Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái - Trường THPT Văn Chấn - Phân hiệu Nghĩa Tâm Năm học: 2010 - 2011
Ngày dạy
Sĩ số
BÀI 1- TIẾT 3: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG
I. Mục tiêu bài học.
Học xong tiết 3 bài 1 học sinh cần nắm được
1. Về kiến thức.
Giúp cho học sinh nắm được vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội
2. Về kĩ năng.
Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực của
pháp luật
3. Về thái độ.
Có ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác sống và học tập theo quan điểm của pháp luật.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- SGK, SGV GDCD 12
- Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD 12
- Sơ đồ, Giáo trình pháp luật đại cương của ĐHKTQ-Khoa luật
III. Tiến trình lên lớp.
1. ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.
? PL có những bản chất nào? Em hãy so sánh mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức?
So sánh Pháp luật Đạo đức
Giống nhau Đều là phương thức điều chỉnh hành vi của con người
Khác nhau
Nguồn gốc
Các quy tắc xử sự được ghi
nhận thành các QPPL
Hình thành từ đời sống xã
hội
Nội dung
Các quy tắc xử sự mang tính
khuân mẫu chung
Các quan niệm, chuẩn mực
thuộc đời sống tinh thần
Hình thức thể hiện Văn bản QPPL
Trong nhận thức, tình cảm
của con người
Phương thức tác
động
Giáo dục, cưỡng chế Dư luận xã hội
3. Học bài mới.
Với mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam thực sự của dân, do dân,
vì dân. Vì vậy không thể không có pháp luật. Vậy PL ở Việt Nam có những vai trò gì? Đó là nội
dụng tiết 3 bài 1 hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt
GV tiến hành thuyết trình + hoạt động
nhóm + đàm thoại.
Các mối quan hệ xã hội rất đa dạng, muôn
hình muôn vẻ diễn ra trên tất cả các lĩnh vực.

Vì vậy để điều chỉnh các mối quan hệ này NN
phải đề ra pháp luật nhằm điều chỉnh các mối
quan hệ đó trong khuân khổ chung.
? Theo em để quản lí xã hội nhà nước cần
dùng biện pháp nào? (Pháp luật)
4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã
hội.
a. Pháp luật là phương tiện để nhà nước
quản lí xã hội.
- NN quản lí xã hội bằng nhiều phương tiện
như: Giáo dục, đạo đức, chính sách, kế
hoạch...trong đó PL là phương tiện chủ yếu.
Thiết kế giáo án và giảng dạy: Nguyễn Đức Hiếu – Giáo án Giáo dục công dân 12 Page 6 of 71
Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái - Trường THPT Văn Chấn - Phân hiệu Nghĩa Tâm Năm học: 2010 - 2011
? Vậy ngoài pháp luật để quản lí xã hội NN
còn quản lí bằng phương tiện nào nữa? (giáo
dục, đạo đức, chính sách, kế hoạch)
? Theo em nhà nước quản lí xã hội bằng
pháp luật như thế nào?
? Tại sao nhà nước quản lí xã hội bằng
pháp luật lại đảm bảo tính dân chủ?
? Tại sao nhà nước quản lí xã hội bằng
pháp luật lại đảm bảo tính thống nhất?
? Tại sao nhà nước quản lí xã hội bằng
pháp luật lại đảm bảo tính có hiệu lực?
? Theo em để tăng cường pháp chế trong
quản lí NN thì NN cần phải làm gì?
? Theo em tại sao quản lí bằng pháp luật là
phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả
nhất?

Cho HS đọc phần b và cùng thảo luận sau
đó GV đưa ra câu hỏi cùng đàm thoại.
? Khi tính mạng, tài sản, quyền tự do...của
mình bị đe doạ chúng ta phải dựa vào đâu?
(Pháp luật)
? Vậy PL có vai trò gì đối với mỗi công
dân? (là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân)
? Chúng ta phải làm gì để thực hiện tốt vai
trò của mình đối với pháp luật?
- NN quản lí xã hội bằng PL sẽ đảm bảo:
+ Tính dân chủ (vì phù hợp với lợi ích ý chí
của ND)
+ Tính thống nhất (vì PL có tính bắt buộc
chung)
+ Tính có hiệu lực (vì PL có sức mạnh
cưỡng chế)
- Để tăng cường pháp chế trong quản lí NN
phải: Xây dựng pháp luật, thực hiện pháp
luật, bảo vệ pháp luật.
- Quản lí bằng pháp luật là phương pháp dân
chủ và hiệu quả vì:
+ PL là khuân mẫu, tính phổ biến và bắt
buộc chung
+ PL ban hành để điều chỉnh các mối quan
hệ XH.
b. PL là phương tiện để công dân thực hiện
và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình.
- PL là công cụ thực hiện quyền của mình
- Công dân phải chấp hành PL, tuyên truyền

cho mọi người, tố cáo những người VPPL.
Như vậy: PL vừa quy định quyền công
dân vừa quy định cách thức để công dân thực
hiện.
4. Củng cố.
- GV hệ thống kiến thức cơ bản của cả bài
- Cho HS làm các bài tập 5, 6, 7
- Cho học sinh so sánh giữa VPPL với VP quy định của cơ quan
+ VP QĐ cơ quan Nếu:cơ quan không có thẩm quyền thì không phải VPPL còn là cơ quan có
thẩm quyền thì là vi phạm pháp luật.
5. Dặn dò nhắc nhở.
- Về nhà làm bài tập 8 trang 15
- Xem trước bài 2: thực hện pháp luật-đọc toàn bài và tìm hiểu kĩ phần 1
Giáo án số: 04 Ngày soạn: 27- 08-2010 Tuần thứ: 05
Lớp 12 C
8
12C
9
12 C
10
Ngày dạy
Sĩ số
Thiết kế giáo án và giảng dạy: Nguyễn Đức Hiếu – Giáo án Giáo dục công dân 12 Page 7 of 71
Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái - Trường THPT Văn Chấn - Phân hiệu Nghĩa Tâm Năm học: 2010 - 2011

BÀI 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT (Tiết 1)
I. Mục tiêu bài học.
Học xong tiết 1 bài 2 học sinh cần nắm được
1. Về kiến thức.
- Giúp cho học sinh nắm được khái niệm thực hiện pháp luật.

- Giúp học sinh nắm được các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật.
2. Về kĩ năng.
Giúp học sinh biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi.
3. Về thái độ.
Nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật, đồng thời
phê phán những hành vi làm trái quy định.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12
- Sơ đồ, Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD 12
- Giáo trình pháp luật đại cương của ĐHKTQ-Khoa luật
III. Tiến trình lên lớp.
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Theo em pháp luật có những vai trò gì đối với xã hội? Lấy ví dụ minh hoạ?
3. Học bài mới.
Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền và lợi ích hợp của mình. Tuy nhiên
do điều kiện khách quan mà việc thực hiện pháp luật của công dân có thể đúng hoặc sai, mà nhà
nước với tư cách là người làm ra luật và dùng pháp luật để quản lí xã hội tức là đưa PL vào cuộc
sống để xử lí những hành viVPPL. Vậy xử lí những hành vi VPPL như thế nào đó là nội dụng
của bài hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt
Để quản lý đất nước, NN không chỉ ban hành PL
mà còn phải làm cho các quy định của PL đi vào
đời sống được thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh.
GV yêu cầu HS đọc hai tình huống ở trong SGK,
sau đó hướng dẫn học sinh khai thác vấn đề bằng
cách đưa ra các câu hỏi.
? Trong VD 1 chi tiết nào trong tình huống thể
hiện hành động thực hiện pháp luật giao thông
đường bộ một cách có ý thức, có mục đích? Sự tự

giác đó đã đem lại tác dụng như thế nào?
? Trong VD 2 để xử lí 3 thanh niên vi phạm,
cảnh sát giao thông đã làm gì?( áp dụng pháp luật,
xử phạt hành chính) Mục đích của việc xử phạt đó
để làm gì? (Răn đe hành vi VPPL và GD hành vi
thực hiện đúng PL cho 3 thanh niên).
Từ những câu trả lời của HS, GV tổng kết và đi
đến kết luận trong SGK.
? Thực hiện pháp luật là hành vi của ai? Phù hợp
với những các gì?
1. Khái niệm, các hình thức và các
giai đoạn thực hiện pháp luật.
a. Khái niệm thực hiện pháp luật.
- Khái niệm: THPL là quá trình hoạt
động có mục đích, làm cho những quy
định của PL đi vào cuộc sống, trở thành
những hành vi hợp pháp của các cá
nhân, tổ chức.
- THPL là hành vi của con người, là
hành vi phù hợp với những quy định
của pháp luật.
b. Các hình thức thực hiện pháp luật.
- Sử dụng pháp luật: là các cá nhân, tổ
chức sử dụng đúng các quyền của mình
VD: Công dân có quyền bầu cử, ứng
cử, quyền khái nại tố cáo.
- Thi hành pháp luật: là cá nhân, tổ
chức thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
VD: 1 công dân SX-KD thì phải nộp
Thiết kế giáo án và giảng dạy: Nguyễn Đức Hiếu – Giáo án Giáo dục công dân 12 Page 8 of 71

Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái - Trường THPT Văn Chấn - Phân hiệu Nghĩa Tâm Năm học: 2010 - 2011
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với
4 hình thức THPL. Yêu cầu mỗi nhóm thực hiện
trong 3 phút sau đó nêu ra nội dung và lấy VD
minh hoạ. Cuối cùng đại diện từng nhóm trình bày
kết quả của nhóm mình.
Nhóm 1: Thảo luận ý Sử dụng pháp luật.
- Chủ thể của SDPL là ai?
- Chủ thể SDPL để làm gì? lấy VD minh hoạ?
Nhóm 2: Thảo luận ý Thi hành pháp luật.
- Chủ thể của THPL là ai?
- Chủ thể Thi hành pháp luật để làm gì? lấy VD
minh hoạ?
Nhóm 3: Thảo luận ý Tuân thủ pháp luật.
- Chủ thể của TTPL là ai?
- Chủ thể tuân thủ pháp luật để làm gì? lấy VD
minh hoạ?
Nhóm 4: Thảo luận ý áp dụng pháp luật.
- Chủ thể của ADPL là ai?
- Chủ thể ADPL để làm gì? lấy VD minh hoạ?
GV đặt câu hỏi theo một trình tự lô gic để HS
trả lời qua đó giúp HS chủ động nắm kiến thức.
? Theo em quyền và nghĩa vụ của vợ-chồng xuất
hiện khi nào? (xuất hiện sau hôn nhân)
? Vợ chồng thực hiện quyền và nghĩa vụ của
mình như thế nào?
thuế…
- Tuân thủ pháp luật: là cá nhân, tổ
chức không được làm những điều mà

pháp luật cấm.
VD: không được tự tiện phá rừng, đánh
bạc…
- Áp dụng pháp luật: là cơ quan, công
chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ
vào quy định của pháp luật để đưa ra
quyết định phát sinh chấm dứt hoặc
thay đổi các quyền nghĩa vụ cụ thể của
cá nhân, tổ chức.
c. Các giai đoạn thực hiện pháp luật.
- Giai đoạn 1: giữa các cá nhân, tổ
chức hình thành một mối quan hệ xã
hội do pháp luật điều chỉnh (QHPL).
- Giai đoạn 2: Cá nhân, tổ chức tham
gia quan hệ pháp luật thực hiện quyền
và nghĩa vụ của mình.
Như vậy: Giai đoạn 1 là tiền đề của
giai đoạn 2 và giai đoạn 2 là hệ quả
phát sinh tất yếu từ giai đoạn 1.
4. Củng cố.
- Hệ thống lại kiến thức của tiết, yêu cầu HS lấy VD cụ thể ở địa phương.
- Cho HS so sánh sự giống và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật.
Khác
Sử dụng PL Thi hành PL
Tuân thủ
PL
áp dụng PL
Chủ thể
Cá nhân, tổ
chức

Cá nhân, tổ
chức
Cá nhân, tổ
chức
Cơ quan, công chức
NN có thẩm quyền
Mức độ
chủ động
của chủ thể
Chủ động
thực hiện
quyền (những
việc được
làm)
Chủ động
thực hiện
nghĩa vụ
(những việc
phải làm)
Không được
làm những
việc mà PL
cấm
CQ, NN chủ động đưa
ra quyết định hoặc
thực hiện hành vi PL
theo chức năng thẩm
quyền được giao
Giống Đều là những hoạt động có mục đích nhằm đưa pháp luật vào cuộc sống
5. Dặn dò nhắc nhở.

Về nhà học bài cũ, làm bài tâp, đọc phần tư liệu tham khảo và đọc trước phần VPPL và trách
nhiệm pháp lí.

Giáo án số: 05 Ngày soạn: 06- 09-2010 Tuần thứ: 06
Lớp 12 C
8
12C
9
12 C
10
Ngày dạy
Sĩ số
Thiết kế giáo án và giảng dạy: Nguyễn Đức Hiếu – Giáo án Giáo dục công dân 12 Page 9 of 71
Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái - Trường THPT Văn Chấn - Phân hiệu Nghĩa Tâm Năm học: 2010 - 2011
BÀI 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT (Tiết 2)
I. Mục tiêu bài học.
Học xong tiết 2 bài 2 học sinh cần nắm được
1. Về kiến thức.
Giúp cho học sinh nắm được VPPL là gì? Khi có VPPL phải có những dấu hiệu cơ bản nào?
cũng như trách nhiệm pháp lí.
2. Về kĩ năng.
Giúp học sinh biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi
3. Về thái độ.
Nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật, đồng thời
phê phán những hành vi làm trái quy định.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12
- Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD 12
- Giáo trình pháp luật đại cương của ĐHKTQ-Khoa luật
III. Tiến trình lên lớp.

1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Em hãy chỉ ra sự giống và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật?
3. Học bài mới.
Giờ trước chúng ta đã tìm hiểu THPL là gì? THPL có những hình thức cơ bản nào? Vậy khi có
VPPL phải có những dấu hiệu cơ bản nào? và trách nhiệm pháp lí của người vi phạm ra sao?
Vậy để hiểu được vấn đề này hôm nay chúng ta học tiếp tiết 2 bài 2.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt
GV sử dụng VD trong SGK và yêu cầu HS
chỉ ra các dấu hiệu của vi phạm pháp luật..
? Qua ví dụ trong SGK em hãy chỉ ra các hành vi
của chủ thể?
(gồm có dấu hiệu trái pháp luật ;
có lỗi ; năng lực trách nhiệm pháp lý)
? Vậy theo các em những ý nghĩ, tư tưởng ý chí
VPPL có được coi là VPPL không?
(không)
Lưu ý: Pháp luật không điều chỉnh suy nghĩ
của con người bởi đặc tính đó chưa biểu hiện
thành hành vi cụ thể.

? Vậy phải có biểu hiện như thế nào mới được
coi là hành vi trái pháp luật?
? Em hiểu như thế nào là hành động của hành vi
trái pháp luật ? Lấy ví dụ minh họa ?
? Em hiểu như thế nào là không hành động của
hành vi trái pháp luật? lấy ví dụ minh hoạ?
GV giải thích rõ thế nào là năng lực trách
nhiệm pháp lí? Những người nào đủ năng lực
trách nhiệm pháp lí và những người nào không

đủ năng lực trách nhiệm pháp lí?
2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
a. Vi phạp pháp luật.
* Các dấu hiệu cơ bản của VPPL.
- Là hành vi trái PL xâm hại tới các quan hệ xã
hội được pháp luật bảo vệ. Biểu hiện:
+ Hành động: Chủ thể làm những việc không
được làm theo quy định của pháp luật.
VD: Nhà máy thải chất ô nhiễm …
+ Không hành động: Chủ thể không làm
những việc phải làm theo quy định của PL.
VD: SX-KD không nộp thuế, đi xe mô tô đèo
ba người….
- Do người có nằng lực trách nhiệm pháp lí
thực hiện.
+ Đạt độ tuổi nhất định (16 tuổi) tâm sinh lí
bình thường.
+ Có thể nhận thức và điều khiển được hành vi
của mình.
+ Chịu trách nhiệm độc lập về hành vi của
mình
- Người vi phạm phải có lỗi.
+ Lỗi cố ý
. Cố ý trực tiếp: Chủ thể nhận thấy trước hậu
quả cho XH và người khác nhưng vẫn mong
muốn nó xảy ra
Thiết kế giáo án và giảng dạy: Nguyễn Đức Hiếu – Giáo án Giáo dục công dân 12 Page 10 of 71
Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái - Trường THPT Văn Chấn - Phân hiệu Nghĩa Tâm Năm học: 2010 - 2011
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt
GV cho HS đọc VD trong SGK trang 20 sau

đó đặt câu hỏi cho HS.
? Em hiểu như thế nào là người có năng lực
trách nhiệm pháp lí?
? Em hiểu như thế nào là người không đủ năng
lực trách nhiệm pháp lí?
Từ VD trang 19 trong sách giáo khoa giáo
viên đặt câu hỏi cho HS
? Người vi phạm tức là có lỗi vậy theo em lỗi có
những loại lỗi nào?
(Lỗi cố ý và lỗi vô ý)
? Em hiểu như thế nào là lỗi cố ý trực tiếp? Lấy
ví dụ minh hoạ?
? Em hiểu như thế nào là lỗi cố ý gián tiếp? Lấy
ví dụ minh hoạ?
? Em hiểu như thế nào là lỗi vô ý do quá tự tin?
Lấy ví dụ minh hoạ?
? Em hiểu như thế nào là lỗi vô ý do cẩu thả?
Lấy ví dụ minh hoạ?
? Từ các dấu hiệu nêu trên của VPPL em hãy
nêu ra khái niệm VPPL?
Để dẫn dắt đến khái niệm và ý nghĩa của
trách nhiệm pháp lí GV có thể đặt câu hỏi để
HS suy nghĩ.
? Các vi phạm pháp luật gây ra hậu quả gì? cho
ai?
(Thiệt hại về vật chất và tinh thần: cho XH
hoặc người khác – Tức là trách nhiệm)
? Trách nhiệm p.lí được hiểu theo nghĩa nào?
(Theo nghĩa thứ hai)
? Vậy cần phải làm gì để khắc phục hậu quả đó

và phòng ngừa các vi phạm tương tự?
. Cố ý gián tiếp: Chủ thể nhận thấy trước hậu
quả cho XH và người khác, tuy không mong
muốn những vẫn để cho nó xẩy ra.
+ Lỗi vô ý
. Vô ý do quá tự tin: Chủ thể nhận thấy trước
hậu quả cho XH và người khác nhưng hi vọng
không xẩy ra.
. Vô ý do cảu thả: Chủ thể không nhận thấy
trước hậu quả cho xã hội và người khác
* Khái niệm: VPPL là hành vi trái pháp luật
và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm
pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội
được pháp luật bảo vệ.
b. Trách nhiệm pháp lí:

- Trách nhiệm:
+ Là công việc được giao là nghĩa vụ mà PL
quy định cho chủ thể PL
+ Là hậu quả bất lợi mà cá nhân, tổ chức phải
gánh chịu.
- Khái niệm: TNPL là nghĩa vụ mà các cá nhân
hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ
hành vi VPPL của mình
- Buộc chủ thể VPPL chấm rứt hành vi trái
pháp luật (mục đích trừng phạt)
- Giáo dục răn đe người khác để họ không vi
phạm pháp luật. (mục đích giáo dục)
4. Củng cố.
- Hệ thống lại kiến thức cơ bản của tiết học

- GV sử dụng sơ đồ mô tả MQH giữa thực tiễn XH với việc xây dựng PL
XD pháp luật

Thực hiện PL
Vi phạm PL
- Đặt câu hỏi: Theo em nguyên nhân nào dẫn đén VPPL
+ Khách quan: thiếu PL, PL không còn phù hợp
+ Chủ quan: Coi thường PL, cố ý vi phạm, không hiểu biết PL
5. Dặn dò nhắc nhở.
Về nhà làm bài tập học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp
Giáo án số: 06 Ngày soạn: 20- 08-2010 Tuần thứ: 08
Lớp 12 C
8
12C
9
12 C
10
Ngày dạy
Sĩ số
Thiết kế giáo án và giảng dạy: Nguyễn Đức Hiếu – Giáo án Giáo dục công dân 12 Page 11 of 71
Thực tiễn XH
Pháp luật
Quan hệ PL
Thực tiễn PL
VPPL
Người có năng
lực P.Lý
Có lỗi
Trái PL
Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái - Trường THPT Văn Chấn - Phân hiệu Nghĩa Tâm Năm học: 2010 - 2011

BÀI 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT (Tiết 3)
I. Mục tiêu bài học.
Học xong tiết 3 bài 2 học sinh cần nắm được
1. Về kiến thức.
Giúp cho HS nắm được các loại vi phạm pháp luật và tráchn hiệm pháp lí của các loại VPPL
2. Về kĩ năng.
Giúp học sinh biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi
3. Về thái độ.
Nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật, đồng thời
phê phán những hành vi làm trái quy định.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12
- Bảng biểu, Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD 12
- Giáo trình pháp luật đại cương của ĐHKTQ-Khoa luật
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ : Khi VPPL cần phải có những dấu hiệu nào?
3. Học bài mới.
VPPL tức là hành vi có lỗi và trái PL do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. Vậy
vi phạm pháp luật có những loại nào và trách nhiệm pháp lí ra sao? để trả lời được câu hỏi này
hôm nay chúng ta đi nghiên cứu của tiết 3 bài 2 tiếp theo.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt

Các loại VPPL xảy ra rất đa dạng. Tuy
nhiên căn cứ vào đối tượng bị xâm phạm,
mức độ và tính chất nguy hiểm cho XH mà
PL chia thành 4 loại và tương ứng với mỗi
loại VPPL là một loại trách nhiệm pháp lí
Giáo viên sử dụng các phương pháp nêu vấn
đề, đàm thoại, thuyết trình từ đó tổ chức cho HS

nắm được các loại VPPL và trách nhiệm pháp lí.
? Theo em vi phạm hình sự có tính chất như
thế nào? trong những lĩnh vực nào? lấy ví dụ
minh hoạ?
Ví dụ: Xâm hại đến chủ quyền, chế độ, tính
mạng, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản,
quyền và lợi ích hợp pháp và TTATXH.
? Em hãy chỉ ra chủ thể của vi phạm hình sự?
? Vậy em hiểu như thế nào là người có năng
lực trách nhiệm hình sự?
? Theo em ngoài TA còn cơ quan, tổ chức
nào có thẩm quyền áp dụng trách nhiệm hình sự
đối với người vi phạm hình sự không?
(Không, chỉ có TA mới có thẩm quyền áp dụng)
? Em hiểu như thế nào là vi phạm hành
chính? Lấy ví dụ minh hoạ?
? Em hãy chỉ ra chủ thể của vi phạm hành
c. Các loại VPPL và trách nhiệm pháp lí.
- Vi phạm hình sự.
+ Khái niệm: là hành vi vi phạm luật, gây nguy
hiểm cho xã hội trong tất cả các lĩnh vực.
+ Chủ thể: Chỉ là cá nhân và do người có năng lực
trách nhiệm HS gây ra.
 Tâm sinh lý bình thường, có khả năng nhận
thức.
 Đủ từ 18 tuổi trở lên
 Đủ từ 16 đến dưới 18 tuổi chịu trách về mọi
mặt (chủ yếu là giáo dục)
 Đủ từ 14 đến dưới 16 tuổi chịu trách nhiệm
về tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm

trọng.
Lưu ý: việc xử lý người chưa thành niên (từ 14 đến
dưới 18 tuổi) chủ yếu mang nguyên tắc giáo dục,
không áp dụng hình phạt tù chung thân và tử hình.
+ Trách nhiệm hình sự: với các chế tài nghiêm
khắc nhất (7 HP chính) do TA áp dụng với người
phạm tội.
Chú ý: trình tự giải quyết 1 vụ án HS: Khởi tố, điều
tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
- Vi phạm hành chính:
+ Khái niệm: là hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các
quy tắc quản lí NN chưa đến mức truy cứu trách
nhiệm HS, vi phạm TTATXH.
+ Chủ thể: là cá nhân hoặc tổ chức
Thiết kế giáo án và giảng dạy: Nguyễn Đức Hiếu – Giáo án Giáo dục công dân 12 Page 12 of 71
Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái - Trường THPT Văn Chấn - Phân hiệu Nghĩa Tâm Năm học: 2010 - 2011
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt
chính
? Vậy khi có vi phạm hành chính thì ai có
thẩm quyền áp dụng đối với chủ thể vi phạm
hành chính?
(Cơ quan quản lý nhà nước)
? Em hiểu như thế nào là vi phạm dân sự?
Lấy ví dụ minh hoạ?
? Em hãy chỉ ra chủ thể của vi phạm dân sự?
Lấy ví dụ minh hoạ?
? Theo em ai có thẩm quyền áp dụng trách
nhiệm dân sự với chủ thể vi phạm?
? Theo em việc vi phạm này thường thể hiện
chủ thể không thực hiện cái gì ?

? Theo em vi phạm kỉ luật là hành vi xâm hại
tới các quan hệ nào? lấy ví dụ minh hoạ?
? Theo em chủ thể vi phạm kỉ luật là ai? Lấy
ví dụ minh hoạ?
? Theo em ai có thẩm quyền áp dụng đối với
chủ thể vi phạm kỉ luật? Lấy VD minh hoạ?

Như vậy trách nhiệm pháp lí là áp dụng
đôí với chủ thể khi có vi phạm để trừng phạt
và giáo dục hệ quả do chủ thể vi phạm gây
ra.
? Theo em khi thực hiện truy cứu trách
nhiệm PL phải đảm bảo những yêu cầu nào?
+ Trách nhiệm hành chính: do cơ quan quản lí NN
áp dụng với chủ thể VP như: phạt tiền, cảnh cáo,
khôi phục tình trạng ban đầu, thu-giữ tang vật
phương tiện...
 Người đủ từ 14 đến dưới 16 tuổi bị phạt về
lỗi có ý.
 Người đủ từ 16 tuổi trở lên bị phạt cả lỗi vô
ý và cố ý
- Vi phạm dân sự.
+ Khái niệm: là hành vi xâm hại tới các quan hệ tài
sản và quan hệ nhân thân.
Vi phạm này thường thể hiện ở việc chủ thể
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các hợp
đồng dân sự.
+ Chủ thể: là cá nhân hoặc tổ chức
+ Trách nhiệm dân sự: TA áp dụng đối với chủ thể
vi phạm như bồi thường thiệt hại hoặc thực hiện

nghĩa vụ do hai bên thoả thuận.
Chú ý: trình tự giải quyết 1 vụ án DS: Khởi kiện,
thụ lí, hoà giải, xét xử, thi hành án.
- Vi phạm kỉ luật:
+ Khái niệm: là hành vi xâm hại đến các quan hệ
lao động, công vụ NN
+ Chủ thể: Cán bộ; công nhân, viên; HSSV...
+ Trách nhiệm kỉ luật: do thủ trưởng cơ quan áp dụng
đối với chủ thể VP kỉ luật như: khiển trách, cảnh cáo,
hạ bậc lương, sa thải...
Như vậy: VPPL là sự kiện pháp lý và là cơ sở để
truy cứu trách nhiệm pháp lý.
Chú ý: Truy cứu trách nhiệm PL phải đảm bảo:
+ Tính pháp chế
+ Tính công bằng và nhân đạo
+ Tính phù hợp
4. Củng cố .
- Như vậy trong 4 loại trách nhiệm pháp lí thì trách nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lí nghiêm khắc
nhất mà NN buộc người có hành vi VPPL nghiêm trọng phải gánh chịu.
- GV chia lớp thành hai nhóm để thực hiện mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia
vào quan hệ hợp đồng mua-bán xe máy.
Chủ thể Quyền chủ thể Nghĩa vụ chủ thể
Người
mua
Nhận xe theo đúng hợp đồng Trả tiền đầy đủ, đúng phương thức, đúng hạn
Người
bán
Nhận tiền đầy đủ, đúng hẹn như hợp
đồng
Giao xe đúng chất lượng, đúng ngày giờ

Nhà nước Ra bản án, quyết định đúng PL
Nhận đơn kiện và xét xử theo đúng thẩm
quyền (nếu có)
5. Dặn dò nhắc nhở.
Về nhà làm bài tập, đọc phần tư liệu tham khảo, học bài cũ và đọc trước bài 3
Giáo án số: 07 Ngày soạn: 30- 09-2010 Tuần thứ: 09
Lớp 12 C
8
12C
9
12 C
10
Ngày dạy
Sĩ số
Thiết kế giáo án và giảng dạy: Nguyễn Đức Hiếu – Giáo án Giáo dục công dân 12 Page 13 of 71
Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái - Trường THPT Văn Chấn - Phân hiệu Nghĩa Tâm Năm học: 2010 - 2011
BÀI 3: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT
I. Mục tiêu bài học.
Học xong bài 3 học sinh cần nắm được
1. Về kiến thức.
- Hiểu được thế nào là công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí.
- Nêu được trách của NN trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân.
2. Về kĩ năng.
Phân biệt được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ với bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
3. Về thái độ.
Có ý thức tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12
- Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD 12, Bảng biểu
- Giáo trình CNXHKH, pháp luật đại cương của ĐHKTQ-Khoa luật

III. Tiến trình lên lớp.
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ. ? Thế nào là vi phạm HS và DS cũng như trách nhiệm pháp lí?
3. Học bài mới.
Con người sinh ra dều mong muốn được sống trong một xã hội bình đẳng. Mà NN ta là NN
của dân do dân vì dân chính vì vậy đã đem lại quyền bình đẳng cho công dân. Vậy ở nước ta
hiện nay quyền bình đẳng của công dân được thực hiện trên cơ sở nào và làm gì để quyền bình
đẳng của công dân được tôn trọng và bảo vệ.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt

? Em hiểu thế nào là bình đẳng ?
Trong điều 52 của HP 1992 (sđ) đã ghi nhận: Mọi
công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
GV cho HS đọc lời tuyên bố của chủ tịch HCM
trong SGK cuối trang 27 sau đó hỏi.
? Em hiểu như thế nào về quyền bình đẳng của
công dân trong lời tuyên bố của chủ tịch HCM?
(Đề cập đến quyền bầu và ứng cử, không phân biệt
nam nữ, giàu nghèo, tôn giáo, dân tộc, địa vị XH)
? Theo em công dân ở một nước như thế nào mới
có quyền bình đẳng trên?
(ở một nước có độc lập-một xã hội tiến bộ)
GV cho học sinh đọc phần in nhỏ trong sách giáo
khoa trang 28 sau hỏi.
? Theo em những trường hợp nêu trong SGK có
mâu thuẫn với quyền bình đẳng không? vì sao?
GV đưa ra một tình huống có vấn đề sau đó yêu
cầu học sinh giải quyết tình huống.
Một nhóm học sinh rủ nhau đi đua xe máy với lí do
hai bạn trong n hóm mới mua xe máy. Bạn A trong

nhóm có ý không đồng ý vì cho rằng bạn chưa có
GPLX. Bạn B cho rằng bạn A lo xa vì trong nhóm bố
1. Công dân BĐ về quyền và nghĩa
vụ
- Bình đẳng là việc đối xử bình đẳng
về các mặt CT, KT, VH… không
phân biệt nam nữ…
- Khái niệm: Công dân được bình
đẳng trong việc hưởng quyền và thực
hiện nghĩa vụ trước NN và XH theo
quy định của PL.
- Biểu hiện:
+ Được hưởng quyền và thực hiện
nghĩa vụ của mình.
+ Quyền và nghĩa vụ của công dân
không phân biệt dân tộc, giới tính,
tôn giáo, giàu nghèo, thành phần và
địa vị XH.
2. Công dân bình đẳng về trách
nhiệm pháp lí.
- Bất kì công dân nào VPPL đều bị
Thiết kế giáo án và giảng dạy: Nguyễn Đức Hiếu – Giáo án Giáo dục công dân 12 Page 14 of 71
Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái - Trường THPT Văn Chấn - Phân hiệu Nghĩa Tâm Năm học: 2010 - 2011
bạn B làm trưởng công an huyện, nếu tình huống xấu
xẩy ra đã có bố bạn B lo sau đó cả nhóm nhất trí với
B.
Khái niệm bình đẳng luôn gắn liền với quyền lợi.
thông thường khi nói đến bình đẳng có thể hiểu là đề
cập đến bình đẳng về quyền lợi.
? Quan điểm và thái độ của trước những ý kiến trên

như thế nào? nếu nhóm bạn ấy là cùng với lớp em, em
sẽ làm gì?
? Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được
thể hiện như thế nào?
Giáo viên nêu câu hỏi sau đó yêu cầu học sinh trả
lời các câu hỏi theo hướng lô gíc.
? Theo em quyền và nghĩa vụ của công dân được
ghi nhận ở đâu?
? Theo em ai có quyền xử phạt (áp dụng) đối với
chủ thể VPPL?
? Để đảm bảo cho công dân bình đẳng trong việc
thực hiện trách nhiệm pháp lí được tiến hành theo
nguyên tắc nào?
? Theo em nhà nước có trách nhiệm gì để công dân
thực hiện quyền bình đẳng của mình?
? Theo em NN có cần tiếp tục xây dựng và hoàn
thiện HTPL không? vì sao?
? Theo em cơ sở nào để đảm bảo quyền bình đẳng
về quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí?
Giáo viên cho học sinh giải quyết tình huống trong
SGK trang 29
? Từ tình huống trong SGK theo em điều đó có ảnh
hưởng tới ngtắc mọi CD được đối xử bình đẳng về
quyền và cơ hội học tập hay không?
xử lí theo quy định của pháp luật.
Không phân biệt địa vị, dân tộc, tôn
giáo, hoàn cảnh.
- Xét xử những người VPPL phải
dựa trên quy định của PL về tính
chất mức độ vi phạm chứ không phải

căn cứ vào giới tính dân tộc
3. Trách nhiệm của NN trong việc
đảm bảo quyền bình đẳng của
công dân trước pháp luật.
- Được quy định trong Hiến pháp và
pháp luật.
- Cơ quan NN có thẩm quyền xử
phạt (áp dụng) với chủ thể VPPL.
- Chỉ truy cứu trách nhiệm theo
nguyên tắc công bằng, công khai,
nhanh chóng.
- NN có trách nhiệm tạo điều kiện
cho công dân thực hiện quyền và
nghĩa vụ của mình.
- NN có trách nhiệm xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật.
4. Củng cố.
- Giáo viên nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài.
- Em hãy lấy một VD về việc TA xét xử một vụ án ở nước ta không phụ thuộc vào người bị xét
xử là ai, giữ chức vụ nào?
- Giáo viên cho học sinh so sánh giữa quyền bình đẳng với quyền bình đẳng trước pháp luật.
Nội dung so sánh Quyền bình đẳng Quyền bình đẳng trước pháp luật
Căn cứ hình thành Tạo hoá Ghi nhận trong Hiến pháp, pháp luật
Chủ thể Mọi người Công dân
Nội hàm Rộng hơn Hẹp hơn
Chế tài áp dụng khi VP Xã hội, dư luận lên án Xử lí theo pháp luật
5. Dặn dò nhắc nhở.
Về nhà các em ôn tập cả ba bài đã học để giờ sau kiểm tra một tiết.
Giáo án số: 08 Ngày soạn: 08- 10-2010 Tuần thứ: 10
Lớp 12 C

8
12C
9
12 C
10
Ngày dạy
Sĩ số
KIỂM TRA MỘT TIẾT
Thiết kế giáo án và giảng dạy: Nguyễn Đức Hiếu – Giáo án Giáo dục công dân 12 Page 15 of 71
Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái - Trường THPT Văn Chấn - Phân hiệu Nghĩa Tâm Năm học: 2010 - 2011
I. Mục tiêu kiểm tra.
- Đánh giá được chất lượng học tập bộ môn của học sinh và thái độ của HS đối với bộ môn.
- Đánh giá được kĩ năng, kĩ sảo làm bài của học sinh và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế
địa phương.
- Từ đó giáo viên có cái nhìn tổng quát và điều chỉnh (nếu có) phương pháp và kĩ năng truyền
thụ kiến thức cho học sinh.
ii. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Nội dung kiểm tra.
Câu 1: Em hãy trình bày khái niệm, chủ thể, trách nhiệm pháp lý vi phạm Hình sự, vi
phạm Hành chính, vi phạm Dân sự, vi phạm kỉ luật? (6 điểm)
- Vi phạm hình sự.
+ Khái niệm: là HV vi phạm luật có tính chất nguy hiểm cao, gây thiệt hại nghiêm trọng cho các quan hệ
XH trong tất cả các lĩnh vực.
+ Chủ thể: Chỉ là cá nhân và do người có năng lực trách nhiệm HS gây ra.
 Từ 18 tuổi trở lên, TSL bình thường, có khả năng nhận thức.
 Từ 16 đến dưới 18 tuổi chịu trách về mọi mặt (chủ yếu là giáo dục)
 Từ 14 đến dưới 16 tuổi chịu trách nhiệm về tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
+ Trách nhiệm hình sự: với các chế tài nghiêm khắc nhất (7 HP chính) do TA áp dụng với người phạm
tội.

Chú ý: trình tự giải quyết 1 vụ án HS: Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
- Vi phạm hành chính:
+ Khái niệm: là hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc quản lí NN chưa đến mức truy cứu trách
nhiệm HS, vi phạm TTATXH.
+ Chủ thể: là cá nhân hoặc tổ chức
+ Trách nhiệm hành chính: do cơ quan quản lí NN áp dụng với chủ thể VP như: phạt tiền, cảnh cáo,
khôi phục tình trạng ban đầu, thu-giữ tang vật p.tiện...
 Người từ 14 đến dưới 16 tuổi bị phạt về lỗi có ý.
 Người từ 16 tuổi trở lên bị phạt cả lỗi vô ý và cố ý
- Vi phạm dân sự.
+ Khái niệm: là hành vi xâm hại tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
+ Chủ thể: là cá nhân hoặc tổ chức
+ Trách nhiệm dân sự: TA áp dụng đối với chủ thể VP như bồi thường thiệt hại hoặc thực hiện nghĩa vụ
do hai bên thoả thuận.
Chú ý: trình tự giải quyết 1 vụ án DS: Khởi kiện, thụ lí, hoà giải, xét xử, thi hành án.
- Vi phạm kỉ luật:
+ Khái niệm: là hành vi xâm hại đến các quan hệ lao động, công cụ NN
+ Chủ thể: Cán bộ, công nhân, viên, HSSV...
+ Trách nhiệm kỉ luật: do thủ trưởng cơ quan áp dụng đối với chủ thể VP kỉ luật như: khiển trách, cảnh
cáo, hạ bậc lương, sa thải...
Câu 2: Theo em căn cứ vào đâu để xác định đâu là hành vi vi phạm pháp luật? Nội dung của
các căn cứ đó? Lấy ví dụ cho các căn cứ đó? (4 điểm)
Các dấu hiệu cơ bản của VPPL.
- Là hành vi trái PL xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Biểu hiện:
+ Hành động : Chủ thể làm những việc không được làm theo quy định của PL.
VD: Nhà máy thải chất ô nhiễm …
+ Không hành động : Chủ thể không làm những việc phải làm theo quy định của PL.
VD: SX-KD không nộp thuế, đi xe mô tô đèo ba người….
- Do người có nằng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
+ Đạt độ tuổi nhất định (16 tuổi) tâm sinh lí bình thường.

Thiết kế giáo án và giảng dạy: Nguyễn Đức Hiếu – Giáo án Giáo dục công dân 12 Page 16 of 71
Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái - Trường THPT Văn Chấn - Phân hiệu Nghĩa Tâm Năm học: 2010 - 2011
+ Có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình.
+ Chịu trách nhiệm độc lập về hành vi của mình
- Người vi phạm phải có lỗi.
+ Lỗi cố ý
Cố ý trực tiếp: Chủ thể nhận thấy trước hậu quả cho XH và người khác nhưng vẫn mong muốn nó xảy
ra
Cố ý gián tiếp: Chủ thể nhận thấy trước hậu quả cho XH và người khác, tuy không mong muốn những
vẫn để cho nó xẩy ra.
+ Lỗi vô ý
Vô ý do quá tự tin: Chủ thể nhận thấy trước hậu quả cho XH và người khác nhưng hi vọng không xẩy ra.
Vô ý do cảu thả: Chủ thể không nhận thấy trước hậu quả cho XH và người khác
3. Dặn dò nhắc nhở.
Giáo án số: 09 Ngày soạn: 18- 10-2010 Tuần thứ:11
Lớp 12 C
8
12C
9
12 C
10
Ngày dạy
Sĩ số
BÀI 4: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN
TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI (Tiết 1)
Thiết kế giáo án và giảng dạy: Nguyễn Đức Hiếu – Giáo án Giáo dục công dân 12 Page 17 of 71
Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái - Trường THPT Văn Chấn - Phân hiệu Nghĩa Tâm Năm học: 2010 - 2011
I. Mục tiêu bài học.
Học xong tiết 1 bài 4 học sinh cần nắm được
1. Về kiến thức.

- Học sinh nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực HN-
GĐ.
- Nêu được trách của NN trong việc đảm bảo quyền BĐ của công dân trong lĩnh vực HN-GĐ.
2. Về kĩ năng.
Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực HN-
GĐ.
3. Về thái độ.
Có ý thức tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực HN-GĐ.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12
- Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD 12
- Sơ đồ, luật HN-GĐ, pháp luật đại cương của ĐHKTQ-Khoa luật
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Giáo viên nhận xét qua bài kỉêm tra 1 tiết?
3. Học bài mới.
ở bài trước các em đã nắm dược thế nào là công dân bình đẳng trước pháp luật. Vậy công dân
bình đẳng trong những lĩnh vực nào của đời sống xã hội. Nhà nước có vai trò quan trọng như thế
nào trong việc đảm bảo cho công dân thực hiện quyền bình đẳng đó trên thực tế? Hôm nay thầy
cùng các em cùng đi tìm hiểu bài 4.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt
Giáo viên giới thiệu luật HNGĐ: năm 2000 QH
khoá X kì họp thứ 7 thông qua luật HN và GĐ mới
vào ngaỳ 6-9-2000 và có hiệu lực pháp lí 1-1-2001.
? Theo em hôn nhân là đánh dấu sau một sự kiện
pháp lí gì:
(Đăng kí kết hôn)
? Theo em mục đích của hôn nhân là gì?
? Từ khái niệm em hãy đánh giá các nguyên tắc

bình đẳng trong HN và GĐ của địa phương em hiện
nay?
? Theo em bình đẳng giữa vợ và chồng được thể
hiện trong những lĩnh vực nào?
(lĩnh vực nhân thân và tài sản)
Giáo viên sử dụng phương pháp thảo luận nhóm
và kết hợp phương pháp thảo luận nhóm để tổ chức
học tập cho HS, GV chia lớp thành 4 nhóm.
Nhóm 1 + 2 thực hiện nội
dung bình đẳng trong quan hệ nhân thân
? Trong quan hệ nhân thân sự bình đẳng giữa vợ
chồng được thể hiện như thế nào?
? Theo em mối quan hệ vợ chồng hiện nay (ở
nước ta) có những nét đổi mới gì so với truyền
thống?
1. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
a. Thế nào là bình đẳng trong HN và GĐ.
- Mục đích của hôn nhân.
+ Xây dựng gia đình hạnh phúc.
+ Sinh con và nuôi dạy con.
+ Tổ chức đời sống VC và TT của gia đình.
- Khái niệm: SGK trang 33.
Như vậy: BĐ trong HN&GĐ là BĐ giữa
V – C và các thành viên trong GĐ được
PL quy định và NN đảm bảo thực hiện.
b. Nội dung bình đẳng trong HN và GĐ.
* Bình đẳng giữa vợ và chồng.
- Trong quan hệ nhân thân.
+ Điều 64 của HP 92 (sđ): V - C bình đẳng
+ Vợ chồng tôn trọng, giữ gìn danh dự, uy tín

cho nhau, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo của nhau.
+ Giúp đỡ tạo điều kiện cho nhau phát triển về
mọi mặt.
- Trong quan hệ tài sản.
+ Quyền sở hữu tài sản. (chiếm hữu, sở hữu,
Thiết kế giáo án và giảng dạy: Nguyễn Đức Hiếu – Giáo án Giáo dục công dân 12 Page 18 of 71
Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái - Trường THPT Văn Chấn - Phân hiệu Nghĩa Tâm Năm học: 2010 - 2011
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt
? Em hãy giải quyết tình huống 1 trong sách
giáo khoa trang 33?
Nhóm 3 + 4 thực hiện nội
dung bình đẳng trong quan hệ tài sản.
? Trong quan hệ tài sản sự bình đẳng giữa vợ và
chồng được thể hiện như thế nào?
? Em hãy giải quyết tình huống 2 trong sách
giáo khoa trang 33.
Giáo viên cho đại diện các nhóm trình bày sau
đó trao đổi giữa các nhóm.
? Em hiểu như thế nào là tài sản chung và tài sản
riêng của vợ và chồng.
? Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ gì đối với con?
? Các con có nghĩa vụ gì đối với cha me?
? Cha em có được phân biệt đối xử giữa các con
không?
? Sự bình đẳng giữa ông bà (nội-ngoại) và cháu
theo hai chiều được thể hiện như thế nào?
? Sự bình đẳng giữa anh, chị, em được thể hiện
như thế nào?
? Để đảm bảo thực hiện quyền bình đẳng trong

HN GĐ cái gì làm cơ sở pháp lí?
( Đó là luật và tổ chức tuyên truyền trong nhân
dân)
? Để đảm bảo xây dựng gia đình ấm no bình
đẳng, tiến bộ, hạnh phúc NN phải có biện pháp và
vai trò gì?
định đoạt)
+ Quyền thừa kế.
+ Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng
+ Tài sản chung: được tạo ra trong thời kì HN,
được thừa kế, tặng chung.
+ Tài sản riêng: có trước HN hoặc được thừa
kế, tặng riêng.
* Bình đẳng giữa cha, mẹ và con.
- Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau đối
với con cái.
- Con có bổn phận kính trọng, biết ơn, hiếu thảo
với cha mẹ.
- Cha mẹ không được phân biệt đối xử với các
con (trai, gái, con nuôi).
* Bình đẳng giữa ông bà và cháu.
- Ông bà có quyền và nghĩa vụ với các cháu.
- Các cháu phải kính trọng, chăm sóc, phụng
dưỡng.
* Bình đẳng giữa anh, chị, em.
Anh chị em có bổn phận thương yêu chăm
sóc, giúp đỡ lẫn nhau.
c. Trách nhiệm của NN trong việc đảm baỏ
quyền bình đẳng trong HN và GĐ.
- Có chính sách và biện pháp kịp thời.

- Tuyên truyền, phổ biến giáo dục PL.
- Xoá bỏ phong tục tập quán lạc hậu.
- Xử lí nghiêm minh kịp thời hành vi VPPL.
4. Củng cố.
- GV hệ thống lại kiến thức cơ bản của tiết
- Sử dụng sơ đồ thể hiện quan hệ vợ chồng trong thời kì hôn nhân.
5. Dặn dò nhắc nhở.
Về nhà học bài cũ, làm bài tập và BTTH và chuẩn bị tiết 2 của bài 4
Giáo án số: 10 Ngày soạn: 25- 10-2010 Tuần thứ: 12
Lớp 12 C
8
12C
9
12 C
10
Ngày dạy
Sĩ số
BÀI 4: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN
Thiết kế giáo án và giảng dạy: Nguyễn Đức Hiếu – Giáo án Giáo dục công dân 12 Page 19 of 71
Quan hệ V-C trong thời kì HN
V- C bình đẳng với nhau
Trong quan hệ nhân thân
Trong quan hệ tài sản
Có nghĩa vụ và quyền ngang nhau
Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái - Trường THPT Văn Chấn - Phân hiệu Nghĩa Tâm Năm học: 2010 - 2011
TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI (Tiết 2)
I. Mục tiêu bài học.
Học xong tiết 2 bài 4 học sinh cần nắm được
1. Về kiến thức.
- Học sinh nêu được KN, nội dung quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực lao động.

- Nêu được trách của NN trong việc đảm bảo quyền BĐ của công dân trong lĩnh vực lao động
2. Về kĩ năng.
Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của CD trong lĩnh vực lao động.
3. Về thái độ.
Có ý thức tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực lao động.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12
- Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD 12
- Sơ đồ, Bộ luật lao động, pháp luật đại cương của ĐHKTQ-Khoa luật
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ. ? Em hãy trình bày nội dung bình đẳng trong lĩnh vực HN và GĐ?
3. Học bài mới.
Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân, nó được thể hiện trong các quy định của
pháp luật về LĐ và PL nước ta thừa nhận sự bình đẳng của công dân trong lao động. Vậy sự
bình đẳng đó được thể hiện ntn? Hôm nay thầy cùng các em cùng đi tìm hiểu bài 4 tiết 2.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt
? Theo tại sao lao động là hoạt động quan
trong nhất?
(vì nó tạo ra của cải VC và TT)
? Từ KN theo em nguyên tắc cơ bản của PL
LĐ xác định quyền BĐ trong LĐ của công dân
được thể hiện trên phương diện nào?
VD: chế độ thai sản cho LĐ nữ là được
nghỉ 4 tháng và 6 tháng đối với công việc nặng
nhọc, nguy hiểm, hảo đảo, biên giới…
? Theo em người LĐ được tự do sử dụng
SLĐ của mình như thế nào?
? Hiện nay luật lao động quy định tuổi LĐ
và tuổi sử dụng LĐ là bao nhiêu?

? Trong quá trình lao động có bị phân biệt
đối xử giữa các lao động không?
GV cho học sinh giải quyết tình huống trong
sách giáo khoa trang 36 và đưa học sinh vào
tình huống có vấn đề.
? Nếu là chủ doanh nghiệp em có yêu cầu gì
khi tuyển dụng LĐ? vì sao?
GV tổ chức cho học sinh trả lời theo câu hỏi
có tính lô gíc và yêu cầu HS lấy VD minh hoạ.
? Theo em chủ thể HĐ LĐ là ai? Lấy ví dụ?
? Người lao động và người sử dụng lao động
2. Bình đẳng trong lao động.
BLLĐ được QH thong qua năm 1994 và có
hiệu lực pháp lý 01-01-1995 bao gồm 17
chương và 198 điều và được sửa đổi bổ
sung năm 2002. và 2006
a. Thế nào là bình đẳng trong lao động.
– Khái niệm: SGK trang 35.
- Thể hiện.
+ BĐ trong việc thực hiện quyền lao động.
+ BĐ giữa người SD LĐ và người LĐ
+ BĐ giữa lao động nam và nữ
b. Nội dung cơ bản của bình đẳng trong
lao động.
* Công dân BĐ trong thực hiện quyền lao
động.
- Được tự do sử dụng sức lao động
+ Lựa chọn việc làm
+ Làm việc cho ai
+ Bất kì ở đâu

- Người LĐ phải đủ tuổi (15 tuổi) người SD
LĐ (18 tuôỉ)
- Không phân biệt giới tính, dân tộc, tín
ngưỡng, tôn giáo, nguồn gốc gia đình…
* Công dân BĐ trong giao kết HĐLĐ.
Thiết kế giáo án và giảng dạy: Nguyễn Đức Hiếu – Giáo án Giáo dục công dân 12 Page 20 of 71
Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái - Trường THPT Văn Chấn - Phân hiệu Nghĩa Tâm Năm học: 2010 - 2011
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt
có mối quan hệ gì trong HĐLĐ?
(Mối quan hệ pháp lí)
? Theo em chủ thể HĐ LĐ là ai? Lấy VD?
? Theo em giao kết HĐ LĐ được thực hiện
dựa trên nguyên tắc nào?
? Theo em tại sao người LĐ và người sử
dụng LĐ phải kí kết HĐ LĐ?
Chú ý: HĐ LĐ được thực hiện liên tục trong
một khoảng thời gian nhất định trừ trường hợp
tác động khách quan.
GV giải cho học sinh thấy quyền LĐ dựa
trên cơ sở không phân biệt giới tính nhưng do
đặc điểm về TSL nên PL có chính sách đối với
LĐ nữ để họ có ĐK thực hiện tốt quyền và
nghĩa vụ LĐ. lấy VD?
? Theo em BĐ giữa LĐ nam và LĐ nữ được
thể hiện như thế nào?
? Theo em người sử dụng LĐ có được đơn
phương chấm dứt HĐ LĐ đối với LĐ không
hoặc cả đối với LĐ nữ đang nghỉ chế độ thai
sản?
Giáo viên giúp HS nêu và phân tích một số

quy định của PL để đảm bảo cho CD BĐ trong
LĐ?
? Với tư cách là người HS em cần làm gì để
trở thành người LĐ có tay nghề và BĐ trong
lao động?
- HĐLĐ: là sự thoả thuận giũa người LĐ và
người SD LĐ về Đk LĐ, việc làm có trả
công, quyền và nghĩa vụ hai bên trong quan
hệ lao động.
- Hình thức giao kết HĐLĐ
+ Bằng miệng
+ Bằng văn bản
- Nguyên tắc giao kết HĐLĐ
+ Tự do tự nguyện bình đẳng
+ Không trái PL, thoả ước tập thể
+ Giao kết trực tiếp
- Tại sao phải kí kết HĐLĐ: là cơ sở pháp
lý để PL bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của hai bên
* Bình đẳng giữa LĐ nam và LĐ nữ.
- Tìm việc làm, độ tuổi, tiêu chuẩn.
- Tiền công, tiền thưởng, BHXH, điều kiện
lao động.
- Người SD LĐ không được đơn phương
chấm dứt HĐLĐ với phụ nữ nghỉ chế độ
thai sản.
c. Trách nhiệm của NN trong việc đảm
bảo quyền BĐ của công dân trong lao
động.
- SGK trang 37

- Học sinh:
+ Học tập nâng cao trình độ
+ Năng động sáng tạo
+ Thực hiện BĐ trong lao động
.4. Củng cố.
- Giáo viên giúp HS củng cố lại kiến thức cơ bản của tiết học.
- Sử dụng sơ đồ để HS nắm được nguyên tắc trong giao kết HĐLĐ.
5. Dặn dò nhắc nhở.
Về nhà học bài cũ, làm BT và BT TH và chuẩn bị bài mới.
Giáo án số: 06 Ngày soạn: 20- 08-2010 Tuần thứ: 07
Lớp 12 C
8
12C
9
12 C
10
Ngày dạy
Sĩ số
BÀI 4- TIẾT 3: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN
Thiết kế giáo án và giảng dạy: Nguyễn Đức Hiếu – Giáo án Giáo dục công dân 12 Page 21 of 71
Giao kết trực tiếp
Không trái pháp luật
Tự nguyện, bình đẳng
Tự do
Nguyê
n tắc
giao
kết
HĐLĐ
Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái - Trường THPT Văn Chấn - Phân hiệu Nghĩa Tâm Năm học: 2010 - 2011

TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
I. Mục tiêu bài học.
Học xong tiết 3 bài 4 học sinh cần nắm được
1. Về kiến thức.
- Học sinh nêu được khái niệm, nội dung quyền BĐ của công dân trong lĩnh vực kinh doanh.
- Nêu được trách của NN trong việc đảm bảo quyền BĐ của công dân trong lĩnh vực KD.
2. Về kĩ năng.
Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực KD.
3. Về thái độ.
Có ý thức tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực KD.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12
- Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD 12
- Tài liệu về PL KD, pháp luật đại cương của ĐHKTQ-Khoa luật
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Em hãy trình bày nội dung bình đẳng trong lĩnh vực lao động?
3. Học bài mới.
KD là việc thực hiện liên tục, một hoặc tất cất cả các công đoạn từ dầu tư, sx đến tiêu thụ
SP. Vậy để KD phát triển chúng ta phải tạo ra môi trường KD BĐ. Vậy ở nước ta hiện nay sự
BĐ trong KD được thể hiện nhue thế nào hôm nay chúng ta học tiếp bài 4.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt
Giáo viên giúp học sinh nhớ lại kiến thức đã
học ở lớp 11 về KTTT, về các thành phần kinh
tế. Từ đó học sinh thấy được các hình thức tổ
chức kinh doanh đa dạng và phong phú.
? Vậy từ KN các em cho biết bình đẳng
trong kinh doanh được thể hiện như thế nào?
? Cho học sinh trả lời tình huống trong sách

giáo khoa trang 38?
Từ tình huống này học sinh they được quá
trình KD, các DN đều BĐ trước PL nhưng DN
NN giữ vai trò chủ đạo để làm định hướng
XHCN ở nước ta.
Nội dung quyền bình đẳng trong kinh
doanh đã được cụ thể hoá thành năm nội dung
trong sách giáo khoa. Giáo viên cần phân tích
rõ cho học sinh qua năm nội dung đó rồi sau
đó GV đi đến kết luận.
Trong nội dung thứ nhất giáo viên cần khai
thác việc công dân phải “sở thích và khả năng
và có đủ điều kiện”
Trong 4 nội dung còn lại giáo viên có thể
thông qua sơ đồ tóm tắt quyền BĐ của các loại
hình DN để HS tìm ra nội dung chính: CD dù
3 Bình đẳng trong kinh doanh.
a. Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh.
- Khái niệm: SGK trang 39
- Bình đẳng trong KD được thể hiện:
+ Tự do KD, tự chủ đăng kí KD, đầu tư
+ Tự do chon nghề, địa điểm, hình thức tổ
chức doanh nghiệp, thực hiện quyền và
nghĩa vụ.
+ BĐ dựa trên cơ sở PL
b. Nội dung quyền bình đẳng trong kinh
doanh.
- Tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh
doanh.
- Tự chủ đăng kí KD (PL không cấm)

- Biết hợp tác, phát triển, cạnh tranh lành
mạnh.
- BĐ về nghĩa vụ trong quá trình KD
- BĐ trong tìm kiếm thị trường, khách hàng,
kí kết HĐ
c. Trách nhiệm của NN trong việc đảm
bảo quyền BĐ trong kinh doanh.
Thiết kế giáo án và giảng dạy: Nguyễn Đức Hiếu – Giáo án Giáo dục công dân 12 Page 22 of 71
Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái - Trường THPT Văn Chấn - Phân hiệu Nghĩa Tâm Năm học: 2010 - 2011
KD ở loại hình DN nào thì trong quá trình KD
đều BĐ trước PL về quyền và nghĩa vụ.
? Bình đẳng về quyền thể hiện ở những
điểm nào?
? Bình đẳng về nghĩa vụ thể hiện ở những
điểm nào?
Giáo viên cho HS tìm hiểu vai trò của NN
trong việc đảm bảo quyền BĐ trong KD bằng
PP vấn đáp và giải thích. Giáo viên đưa ra câu
hỏi kèm theo ví dụ để HS dễ hiểu.
- Trách nhiệm của NN.
- Kết luận:
+ Quyền TD, BĐ trong KD phải được NN
đảm bảo thực hiện.
+ Các DN chủ động tìm kiếm thị trường, PT
thương hiệu.. để nâng cao sức cạnh tranh.
4. Củng cố.
- Giáo viên hệ thống lại kiến thức cơ bản của tiết và của toàn bài.
- Cho học sinh làm bài tập sau
Em hãy xem xét các quan điểm sau quan điểm nào đúng quan điểm nào sai? Vì sao?
 Chỉ có NN mới tạo ra được việc làm cho mọi người trong xã hội

 Tạo ra công ăn việc làm cho con cái chính là trách nhiệm của cha mẹ
 Tạo ra việc làm chính là trách nhiệm của công dân, gia đình và xã hội
- Theo em NN có những khoản thu và khoản chi chính nào?
+ Nguồn thu chính của ngân sách NN.
 Từ thuế, phí, lệ phí
 Từ các hoạt động kinh tế của NN
 Từ các khoản đóng góp của tổ chức và công dân
 Viện trợ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế
 Vay nợ để chi bội chi
+ Nguồn chi chính của ngân sách NN
 Chi cho PT KT XH
 Chi cho QPAN
 Chi cho hoạt động của bộ máy NN
 Chi cho hoạt động của ĐCS và các tổ chức chính trị
 Chi cho viện trợ và các khoản chi khác
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận bài tập 9 qua đó giúp học sinh vận dụng kiến thức đã
học để giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống xã hội đã đặt ra.
5. Dặn dò nhắ nhở.
Về nhà học bài cũ, làm bài tập và chuẩn bị bài 5 trước khi đén lớp
Giáo án số: 06 Ngày soạn: 20- 08-2010 Tuần thứ: 07
Lớp 12 C
8
12C
9
12 C
10
Ngày dạy
Sĩ số
BÀI 5- TIẾT 1: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO
I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 1 bài 5 học sinh cần nắm được
1. Về kiến thức.
- Học sinh nêu được khái niệm, nội dung,ý nghĩa quyền BĐ giữa các dân tộc.
- Hiểu được CS và PL của NN về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
2. Về kĩ năng.
Thiết kế giáo án và giảng dạy: Nguyễn Đức Hiếu – Giáo án Giáo dục công dân 12 Page 23 of 71
Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái - Trường THPT Văn Chấn - Phân hiệu Nghĩa Tâm Năm học: 2010 - 2011
- Phân biệt được việc làm đúng hay sai trong việc thực hiện quyền BĐ giữa các dân tộc.
- Biết xử sự phù hợp với quy định của pháp luật về quyền BĐ giữa các dân tộc.
3. Về thái độ.
- Ủng hộ CS của Đảng và PL của NN về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
- Có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện quyền BĐ giữa các dân tộc.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12
- Bài tập tình huống, SGK CNXH KH
- Tài liệu về PL KD, pháp luật đại cương của ĐHKTQ-Khoa luật
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Em hãy trình bày nội dung bình đẳng trong lĩnh vực Kinh doanh?
3. Học bài mới.
Đảng ta ngay từ khi mới ra đời đã xác định vấn đề dân tộc là vấn đề chiến lược có tầm quan
trọng đặc biệt. Để đáp ứng sự nghiệp CNH-HĐH đất nước hiện nay, Đảng và NN ta đã có những
chính sách như thế nào về vấn đề dân tộc. Hôm nay thầy trò ta cùng nghiên cứu bài 5 tiết 1.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt
Trước hết giáo viên giúp học sinh nắm được
khái niệm dân tộc là gì.
? Theo em hiểu như thế nào là dân tộc? Lấy ví
dụ?
Giáo viên đưa ra các câu hỏi để học sinh suy

nghĩ, phân tich hoặc yêu cầu học sinh tìm ra các ví
dụ chúng tỏ ở Việt Nam không có sự phân biệt đối
xử giữa các dân tộc.
? Trong câu: Đại GĐ các DT VN thống nhất 54
DT anh em. Vậy theo em vì sao nói: Đại gia đình
các dân tộc Việt Nam?
? Theo em vì sao khi đô hộ Việt Nam thực dân
Pháp lại sử dụng chính sách chia để trị?
? Ngày nay trên các đường phố lại mang tên các
vị anh hùng dân tộc thiểu số, điều đó có ý nghĩa gì?
? Theo em mục đích của việc thực hiện quyền
bình đẳng giữa các dân tộc?
Các DT VN tuy có sắc thái văn hoá riêng nhưng
luôn đoàn kết trong cuộc đấu tranh chống giặc
ngoại xâm, chống thiên tai và xây dựng đất nước.
Chính vì vậy trong VK ĐH Đảng lần II (1951) đã
khẳng định: Các DT ở VN đều BĐ về quyền và
nghĩa vụ, phải đoàn kết giúp đỡ nhau trong kháng
chiến, kiến quốc” đồng thời trong HP cũng ghi: mọi
hành vi chia rẽ dân tộc đều bị pháp luật nghiêm
cấm.
Để HS hiểu được nội dung quyền bình đẳng giữa
các dân tộc được thể hiện như thế nào trong các
lĩnh vực của đời sống xã hội, giáo viên tổ chức cho
HS thảo luận theo nhóm.
1. Bình đẳng giữa các dân tộc.
a. Thế nào là bình đẳng giữa các dân
tộc.
- KN DT: chỉ một cộng đồng người có
mối liên hệ chặt chẽ, có chung sinh

hoạt kinh tế, ngôn ngữ, nét đặc thù về
văn hoá…
VD: Dân tộc Kinh, Tày, Dao, H
Mông…
- KN quyền bình bình đẳng giữa các dân
tộc: là các dân tộc trong một quốc gia
không phân biệt đa số hay thiểu số,
trình độ văn hoá, không phân biệt
chủng tộc, màu da… đều được NN và
PL tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện
phát triển.
- QBĐ xuất phát từ những quyền cơ bản
của con người trước PL.
- Mục đích:
+ Hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc
+ Khắc phục chênh lệch về trình độ
phát triển giữa các dân tộc.
- Tỉ lệ: DT kinh chiếm 87%, các DT
khác 13%
b. Nội dung quyền BĐ giưũa các dân
tộc.
Thiết kế giáo án và giảng dạy: Nguyễn Đức Hiếu – Giáo án Giáo dục công dân 12 Page 24 of 71
Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái - Trường THPT Văn Chấn - Phân hiệu Nghĩa Tâm Năm học: 2010 - 2011
Nhóm 1:
? Theo em các DT ở Việt Nam đều được BĐ về
chính trị được thể hiện như thế nào?
? Việc NN đảm bảo tỉ lệ người dân tộc thiểu số
trong các cơ quan quyền lực NN và đại phương có ý
nghĩa gì?
? Em hãy lấy ví dụ chứng tỏ sự bình đẳng giữa

các dân tộc trong lĩnh vực chính trị?
Nhóm 2:
? Theo em các DT ở Việt Nam đều được BĐ về
kinh tế được thể hiện như thế nào?
? Các CS PT KT-XH ở vùng sâu, vùng sa, vùng
đồng bào dân tộc ít người có ý nghĩa như thế nào
trong việc thực hiện quyền BĐ giữa các DT?
? Em hãy lấy ví dụ chứng tỏ sự bình đẳng giữa
các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế?
Nhóm 1:
? Theo em các DT ở Việt Nam đều được BĐ về
văn hoá, giáo dục được thể hiện như thế nào?
? Teo em CS học bổng, ưu tiên con em đồng bào
dân tộc thiểu số vào các trường chuyên nghiệp có ý
nghĩa như thế nào?
? Em hãy lấy ví dụ chứng tỏ sự bình đẳng giữa
các dân tộc trong lĩnh văn hoá, giáo dục?
Nhóm 4:
? Theo em thực hiện quyền BĐ giữa các dân tộc
có ý nghĩa gì?
? ở nước ta có sự chênh lệch khá lớn về trình độ
PT KT-XH giữa các DT em hãy lấy VD chứng
minh?
Giáo viên giúp HS nêu được các CS của Đ và
PL của NN về quyền BĐ giữa các DT bằng cách
yêu cầu HS thảo luận các ý đã nêu trong SGK.
? Tại sao quyền BĐ giữa các dân tộc lại được ghi
nhận trong HP và PL
(Làm cơ sở pháp lí…)


? Thực hiện chiến lược PT KT-XH đối với vùng
đồng bào DTTS có ý nghĩa gì?
? Khi nói về nguồn gốc DT VN chúng ta: con
rồng cháu tiên; một gốc nhiều cành. điều này có ý
nghĩa gì?
( Có cùng nguồn gốc – nên phải đoàn kết..)
@ Các DT ở VN đều được BĐ về chính
trị.
- Mọi DT được tham gia vào quản lí
NN và XH
- Mọi DT được tham gia bầu-ứng cử
- Mọi DT đều có ĐB trong HT cơ quan
NN
VD: QH khoá XII ĐB DTTS =
17,6%; ĐB HĐND tỉnh = 18,3%;
huyện = 18,7%; xã = 22,7%
@ Các DT ở VN đều BĐ về kinh tế.
- Mọi DT đều được tham gia vào các
TPKT
- NN luôn quan tâm đầu tư cho tất cả
các vùng
- NN ban hành các chính sách PT KT-
XH, đặc biệt ở các xã có ĐK KT khó
khăn
@ Các DT ở VN đều BĐ về văn hoá,
giáo dục.
- Các DT có quyền dùng tiếng nói, chữ
viết, PTTQ, văn hoá tốt đẹp.
- Văn hoá các DT được bảo tồn và phát
huy.

- Các DT được BĐ hưởng thụ một nền
GD, tạo ĐK các DT đều có cơ hội học
tập.
c. Ý nghĩa quyền BĐ giữa các dân tộc.
- Là cơ sở của đoàn kết giữa các DT và
đại đoàn kết các dân tộc.
- Là sức mạnh đảm bảo sự phát triển
bền vững của đất nước.
- Góp phần thực hiện mục tiêu: dân
giàu…
d. CS của Đảng và PL của NN về
quyền BĐ giữa các dân tộc.
- Ghi nhận trong HP và các văn bản PL
- Thực hiện chiến lược PT KT-XH đối
với các vùng đồng bằng dân tộc thiểu
số.
- Nghiêm cấm mọi hành vi kì thị và
chia rẽ dân tộc.
Thiết kế giáo án và giảng dạy: Nguyễn Đức Hiếu – Giáo án Giáo dục công dân 12 Page 25 of 71

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×