Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

CÔNG tác xã hội cá NHÂN với TRẺ mồ côi tại TRUNG tâm bảo TRỢ TRẺ EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 47 trang )

MỤC LỤC

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... Error! Bookmark not defined.
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ............... Error! Bookmark not defined.
LỜI CẢM ƠN .......................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................ Error! Bookmark not defined.
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................7
PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP ........................9
1. Lịch sử hình thành và phát triển của trung tâm bảo trợ trẻ em Tam
Bình .........................................................................................................................9
2. Chức năng, nhiệm vụ .................................... Error! Bookmark not defined.
1. Chức năng .................................................. Error! Bookmark not defined.
2. Nhiệm vụ ..................................................... Error! Bookmark not defined.
3. Tổ chức bộ máy tại trung tâm ..................... Error! Bookmark not defined.
PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI TRẺ MỒ
CÔI TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ TRẺ EM TAM BÌNH................................22
II.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN .....................................................................22
1.1. Khái niệm trẻ em .......................................................................................22
1.2. Khái niệm trẻ em mồ côi ...........................................................................22
1.3. Khái niệm công tác xã hội ........................................................................23
1.4. Khái niệm công tác tác xã hội cá nhân ..................................................24
1.5. Khái niệm công tác xã hội với trẻ em ......................................................24
2. Dịch vụ công tác xã hội .................................................................................25
2.1.

Công tác y tế............................................................................................25

2.2. Công tác quản lý giáo dục: ......................................................................26
2.3

. Đào tạo hướng nghiệp và giải quyết việc làm: ...................................27



2.4

. Công tác tổ chức sinh hoạt, vui chơi và giải trí: ................................27

3. Cơ sở pháp lý về dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ trẻ mồ côi tại Trung
Tâm .......................................................................................................................28
3.1. Chính sách trợ cấp hàng tháng đối với trẻ em mồ côi ...........................28


3.2. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội ......29
3.3 Các công ước quốc tế về quyền trẻ em .....................................................30
4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ............31
4.1. Thuận lợi ....................................................................................................31
4.2. Khó khăn ....................................................................................................31
II.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI TRẺ MỒ CÔI
TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ TRẺ EM TAM BÌNH .....................................32
1. Đặc điểm địa bàn và khách thể nghiên cứu ...............................................32
2.Một số đặc điểm tâm lý và nhu cầu của đối tượng nghiên cứu .................33
3. Thực trạng công tác xã hội cá nhân với trẻ em mồ côi tại trung tâm bảo
trợ trẻ em Tam Bình ........................................................................................34
II.3.TIẾN TRÌNH LÀM VIỆC VỚI THÂN CHỦ ............................................34
1. Hoàn cảnh tiếp cận thân chủ .......................................................................35
2. Sơ lược về thân chủ ......................................................................................36
3. Vấn đề thân chủ đang gặp phải ................................................................29
4. Lập kế hoạch giúp đỡ ...................................................................................42
5. Triển khai kế hoạch giúp đỡ. ....................................................................46
6. Kết thúc ......................................................................................................47
PHẦN III. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN

CỨU TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ TRẺ EM TAM BÌNH ..............................49
1.Nhóm giải pháp chung......................................................................................49
2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng một số dịch vụ CTXH tại Trung Tâm
bảo trợ trẻ em Tam Bình.....................................................................................49
KẾT LUẬN ..............................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................51
PHỤ LỤC ................................................................................................................52
...................................................................................................................................53

2


PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1. Lịch sử hình thành và phát triển của trung tâm bảo trợ trẻ em Tam
Bình
Tên đơn vị: Trung tâm bảo trợ trẻ em Tam Bình
Địa chỉ: 273 quốc lộ 1A, KP5, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ
Chí Minh
Điện thoại: 02837294935; Số Fax: 02837293765
Email: tambinh.sldtbxh@tphcm,gov.vn
Trung tâm Bảo trợ trẻ em Tam Bình (sau đây gọi tắt là Trung Tâm) là cơ sở
xã hội trực thuộc sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh,
tiền thân là Cô nhi viện Nước ngọt Xuân Phương được thành lập năm 1972 do các
nữ tu của Dòng con Đức Mẹ vô nhiễm sáng lập. Đến năm 1977 được Nhà nước tiếp
quản và đổi tên thành Nhà nuôi trẻ Mầm Non 2 theo Quyết định số: 387/QĐ-UB
ngày 22 tháng 06 năm 1977 của Ủy ban nhân dân thành. Ngày 9 tháng 9 năm 1995
được đổi tên thành Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ Trẻ em Tam Bình theo quyết
định số: 6644/QĐ-UB-NCVX của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Ngày
05 tháng 8 năm 2019 được đổi tên thành Trung tâm Bảo trợ Trẻ em Tam Bình theo
quyết định số 3271/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

Trung tâm là sự nghiệp công lập , có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng,
được cấp kinh phí hoạt động từ nguồn dự toán kinh phí nhà nước đặt hang, giao
nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước và mở tài
khoản tại kho bạc nhà nước theo quy định
Trung tâm có tên tiếng nước ngoài Tam Binh child care center

3


2. Chức năng và nhiệm vụ của Trung Tâm Bảo Trợ Trẻ Em Tam Bình
2.1 .Chức năng
Thực hiện công tác bảo trợ xã hội đối với trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn, trẻ em cần sự bảo vệ khẩn cấp và trẻ em là đối tượng xin ăn
không có nơi cư trú ổn định trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; tiếp tục thực hiện
công tác bảo trợ xã hội đối với trẻ em khuyết tật chưa thể giải quyết dừng trợ giúp
xã hội sau khi đủ 16 tuổi tại các trung tâm bảo trợ xã hội trực thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
2.2. Nhiệm vụ:
Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng gồm: trẻ em khuyết tật, trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em cần sự bảo vệ khẩn cấp và trẻ em là đối
tượng xin ăn không có nơi cư trú ổn định, sinh sống nơi công cộng không có nơi cư
trú ổn định trên địa bàn thành phố; tiếp tục thực hiện công tác bảo trợ xã hội đối với
trẻ em khuyết tật chưa thể giải quyết dừng trợ giúp xã hội sau khi đủ 16 tuổi tại các
4


trung tâm bảo trợ xã hội trực thuộc Sở Lao động -Thương binh và Xã hội.
Cung cấp các dịch vụ khẩn cấp
Tiếp nhận đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp
Đánh giá các nhu cầu của đối tượng; sàng lọc và phân loại đối tượng. Trường
họp cần thiết thì chuyển gửi đối tượng tới các cơ sở y tế, giáo dục, cơ quan công an,

tư pháp hoặc các cơ quan, tổ chức phù hợp khác
Bảo đảm sự an toàn và đáp ứng các nhu cầu khẩn cấp của đối tượng như: Nơi cư
trú tạm thời, thức ăn, quần áo và đi lại
Cung cấp dịch vụ điều trị y tế ban đầu
Tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, trợ giúp các đối tượng trong các hoạt
động tự quản, văn hóa, thể thao, các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi và sức
khỏe của từng nhóm đối tượng theo quy định của pháp luật
Phối hợp với các đơn vị, tổ chức để dạy văn hóa, dạy nghề, giáo dục hướng
nghiệp nhằm giúp đối tượng phát triển về thể chất, trí tuệ, nhân cách và hòa nhập
cộng đồng
Quản lý đối tượng được cung cấp dịch vụ công tác xã hội
Tổ chức các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức
Chủ trì, phối hợp vói chính quyền địa phương đưa đối tượng đủ điều kiện hoặc
tự nguyện xin ra khỏi cơ sở trở về với gia đình, tái hòa nhập cộng đồng; hỗ trợ, tạo
điều kiện cho đối tượng ổn định cuộc sống
Quản lý tài chính, tài sản, công chức, viên chức và người lao động theo quy
định của pháp luật
Tổ chức vận động và tiếp nhận sự hỗ trợ tài chính, hiện vật của cơ quan, tổ
chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài để thực hiện các hoạt động của cô sở
Thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ theo yêu cầu và các nhiệm vụ khác do
cấp có thẩm quyền giao

5


3. Tổ chức bộ máy tại Trung Tâm
Tổng số CBVC – LĐ đơn vị là: 87 người được phân
bổ tại 3 phòng, 4 khoa và 1 trạm y tế
Trong đó:
Biên chế: 35 người

Tổng số CBVC – LĐ trong chỉ tiêu đơn vị: 45 người
Tổng số CBVC – LĐ trong hợp đồng nghị định 68: 05
người
Hợp đồng khác: 02 người
Thực hiện đề án vị trí việc làm, Trung tâm bố trí nhân sự phù hợp theo khung
năng lực của từng vị trí việc làm. Công tác bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ được thực
hiện đúng theo quy định và hướng dẫn của Sở.
Việc đào tạo bồi dưỡng cho viên chức và người lao động được thực hiện tốt,
trang bị cho đội ngũ cán bộ viên chức kiến thức phù hợp với khung năng lực của vị
trí việc làm. Trong năm 2019 có 14 người tham gia học lớp trung cấp công tác xã
hội, 11 người tham gia lớp bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo; 05 người tham gia lớp bồi
dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên; 02 người tham gia học
lớp trung cấp lý luận chính trị; 01 người tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức về
nghiệp vụ văn thư lưu trữ; 03 người tham gia bồi dưỡng về lĩnh vực chăm sóc trẻ
em.

6


3.1. Sơ đồ tổ chức
SỞ LAO ĐỘNG
THƯƠNG BINH & XÃ HỘI

TRUNG TÂM BẢO TRỢ
TRẺ EM TAM BÌNH

CÔNG
ĐOÀN

ĐOÀN TNCS HCM

CHI BỘ

BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG TỔ
CHỨC
HÀNH CHÍNH
QUẢN TRỊ

PHÒNG KẾ
TOÁN
TÀI CHÍNH

TRẠM Y TẾ

PHÒNG QUẢN LÝ
GIÁO DỤC

KHOA SƠ SINH

KHOA NHI DỒNG

KHOA KHUYẾT
TẬT

KHOA DINH
DƯỠNG

7



Chú thích: - Phòng
Quản lý giáo dục viết tắt là: PhòngQLGD
- Phòng giáo dục viết tắt là: PGD
3.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong trung tâm
Lãnh đạo Trung tâm
Trung tâm có Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc;
Giám đốc là người đứng đầu Trung tâm; chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội và trước pháp luật trong việc thực hiện các
nhiệm vụ theo đúng chức năng, quyền hạn được giao và các công việc khác khi
được phân công hoặc ủy quyền;
Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc chỉ đạo một số lĩnh vực công tác,
chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân
công. Khi Giám đốc vắng mặt, một Phó Giám đốc được Giám đốc ủy nhiệm
điều hành các hoạt động của Trung tâm;
Việc bổ nhiệm Giám đốc và các Phó Giám đốc của Trung tâm được thực
hiện theo quy định của pháp luật. Việc miễn nhiệm, điều động, luân chuyển,
khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ, chính sách
đối với Giám đốc và các Phó Giám đốc của Trung tâm được thực hiện theo quy
định của Pháp luật.
Các Phòng, khoa chuyên môn thuộc Trung tâm
Phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị
Phòng Kế toán tài chính
Phòng Quản lý giáo dục
Trạm y tế
Khoa Sơ sinh
Khoa Khuyết tật
Khoa Nhi đồng
Khoa Dinh dưỡng
Các Phòng, Khoa, Trạm (gọi tắt là Phòng, Khoa) có Trưởng phòng, Phó

Trưởng phòng, Trưởng khoa, Phó Trưởng khoa do Giám đốc Trung tâm bổ
8


nhiệm, miễm nhiệm và giao công việc, nhiệm vụ cụ thể. Mỗi Phòng, Khoa có
Trưởng phòng và không quá 02 Phó Trưởng phòng. Ngoài ra tùy tình hình thực tế,
trong mỗi Phòng, Khoa có thể có Tổ trưởng, Tổ phó phụ trách một số lĩnh vực
được phân công công tác trong Phòng, Khoa đó. Trưởng Phòng, Khoa chịu trách
nhiệm trực tiếp với Giám đốc Trung tâm về toàn bộ hoạt động của Phòng, Khoa do
mình phụ trách. Nhiệm vụ của các Phòng, Khoa, Trạm là tham mun, giúp Giám
đốc Trung tâm trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm.
3.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị
Tham mưu Giám đốc thực hiện nhiệm vụ về công tác chuyên môn, nghiệp vụ
và phục vụ cho hoạt động chung của Trung tâm với nhiệm vụ cụ thể như sau
Công tác tổ chức, chế độ chính sách
Thực hiện công tác tổ chức, quản lý nhân sự, tham mun, đề xuất bố trí nhân
sự trên cơ sở căn cứ vào nhu cầu thực tế của đơn vị, đồng thời đảm bảo người được
tuyển dụng có bằng cấp, chứng chỉ phù hợp với vị trí việc làm;
Quản lý, cập nhật, lưu trữ hồ sơ công chức, viên chức và người lao động
Thực hiện các chế độ chính sách, nâng lương, thăng hạng, chuyển đổi chức
danh nghề nghiệp, thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức, người lao động
thuộc thẩm quyền quản lý.
Tham mưu cử viên chức đi đào tạo, công tác điều động, bổ nhiệm.
Công tác hành chính
Xây dựng quy chế hoạt động của Trung tâm
Quản lý lịch làm việc định kỳ hàng tuần, hàng tháng
Thực hiện chấm công, quản lý ngày phép
Soạn thảo văn bản, văn thư lưu trữ, quản lý con dấu, tiếp khách
Định biên biên chế theo tình hình thực tế của Trung tâm;
Thống kê, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định của Sở Lao động Thương binh và Xã hội đối với những nội dung được giao;

Công tác quản lý đối tượng
Phối hợp với Trạm Y tế thực hiện việc tổ chức tiếp nhận đối tượng theo đúng
9


quy định của pháp luật; quản lý, cập nhật, lưu trữ hồ sơ đối tượng đang được chăm
sóc, nuôi dưỡng; lưu trữ hồ sơ hồi gia, chết hoặc chuyển đi nơi khác
theo đúng quy định;
Thống kê, cập nhật, theo dõi tình hình tăng giảm đối tượng, tổng hợp báo cáo
định kỳ về Sở các hoạt động liên quan đến đối tượng;
Tiếp nhận hồ sơ của người bảo lãnh đối tượng, trình Tổ xét duyệt hồ sơ giải quyết
hồi gia theo đúng quy định;
Tổ chức tiếp thân nhân đổi tượng, hướng dẫn cho gia đình làm thủ tục bảo lãnh và
thực hiện việc xác minh địa chỉ người thân của đối tượng;
Tham vấn cho thân nhân đối tượng về tình trạng sức khỏe của đối tượng trong
trường hợp đối tượng được bảo lãnh về với gia đình.
Công tác bảo vệ
Thực hiện, hướng dẫn khách đến liên hệ công tác, công tác bảo vệ, giữ gìn an
ninh trật tự cơ quan, công tác phòng chống cháy nổ, theo dõi tình hình ra vào cơ
quan, tổ chức tuần tra canh gác, bố trí người trực 24giờ/24giờ tại cổng; giám sát
việc thực hiện nội quy, quy định của Trung tâm đối với viên chức và người lao
động;
Thường xuyên phối họp với công an và chính quyền địa phương rà soát tình
hình an ninh trật tự tại địa bàn dân cư nơi Trung tâm trú đóng; có phương án xử lý
kịp thời với các hành vi tiêu cực phát sinh ảnh hưởng đến hoạt động của Trung tâm.
Đồng thời có kế hoạch phối hợp nhằm chống những hành động quá khích, gây rối
mất trật tự của đối tượng (nếu có);
Công tác quản trị
Phục vụ việc đưa đón đối tượng đi bệnh viện, đi tham quan học tập và các
hoạt động khác phục vụ cho đối tượng và viên chức của Trung tâm;

Đảm bảo các điều kiện phục vụ cho các phòng, khoa công tác về điện, nước,
sửa chữa tài sản cố định, công cụ, dụng cụ và các trang thiết bị phục vụ cho công
tác quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc đối tượng, chăm sóc cây xanh, giữ gìn vệ sinh
môi trường đảm bảo xanh, sạch đẹp trong khuôn viên Trung tâm
10


Lên kế hoạch mua sắm công cụ, dụng cụ; xây dựng và sửa chữa nhỏ phục vụ
các hoạt động của Trung tâm
Quản lý các trang thiết bị, tài sản của Trung tâm
Thực hiện công tác mai táng cho đối tượng khi đối tượng mất. Quản lý danh
sách hài cốt tại Nhà lưu cốt.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao
3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Kế toán tài chính
Tham mưu Giám đốc Trung tâm việc quản lý tài chính, tài sản, kiểm tra, giám
sát công tác tài chính; xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm.
Lập dự toán ngân sách quý, năm của Trung tâm, lập và nộp đúng hạn các báo cáo
tài chính cho các cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính theo quy định; cung
cấp thông tin tài liệu cần thiết phục vụ cho việc xây dựng các định mức chi tiêu;
phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí, vốn, quỹ ở Trung tâm.
Tiếp nhận, quản lý và sử dụng quỹ lương, các nguồn kinh phí, theo dõỉ, kiểm
soát tình hình sử dụng kinh phí, tình hình chấp hành dự toán thu chi và tình hình
thanh quyết toán kinh phí, thu nhập, phản ánh, xử lý và tổng hợp thông tin về
nguồn kinh phí được cấp, được tài trợ, được hình thành và tình hình sử dụng các
khoản kinh phí, các khoản thu của Trung tâm; thực hiện các chế độ về tiền lương,
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho công chức, viên chức, người lao động Trung
tâm.
Thực hiện các chế độ kế toán, Quyết toán ngân sách quý, năm của Trung tâm,
thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chi, tình hình thực
hiện các chỉ tiêu tài chính và các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước, kiểm tra việc

quản lý, sử dụng các loại vật tư, tài sản công ở Trung tâm và các chế độ chính sách
khác theo quy định của pháp luật.
Tổng hợp và lập kế hoạch mua sắm, cấp phát trang thiết bị, phương tiện làm
việc phục vụ cho hoạt động của Trung tâm; thực hiện tốt việc quản lý sổ sách,
chứng từ, phối họp với phòng Tổ chức hành chính quản lý việc xuất nhập hàng hóa
hằng ngày một cách minh bạch.
11


Xây dựng định mức sử dụng điện, nước, điện thoại, xăng dầu, văn phòng
phẩm, công cụ, dụng cụ đúng mục đích, tiết kiệm. Đe xuất cấp phát, thanh toán
xăng dầu theo đúng định mức.
Quản lý về mặt giấy tờ, sổ sách toàn bộ tài sản, trang thiết bị của Trung tâm,
thực hiện việc kiểm kê tài sản hàng năm; quản lý việc cân, đong, đo, đếm chính xác
hàng hóa, vật tư nhập, xuất, tồn kho, thực hiện kiểm kê tồn kho theo định kỳ.
Việc chi tiêu các nguồn kinh phí do quyên góp và được hỗ trợ phải công khai
thông báo cho tổ chức và cá nhân hỗ trợ biết trên các phương tiện thông tin đại
chúng;
Thực hiện công tác công khai tài chính và công khai tài sản theo quy định.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao.
3.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Quản lý giáo dục
Thực hiện chỉ đạo của Giám đốc Trung tâm về công tác nuôi dưỡng, chăm sóc,
giáo dục và dạy nghề cho đối tượng của Trung tâm.
Tiếp nhận, bố trí chỗ ăn ở, các điều kiện sinh hoạt và quản lý trực tiếp đối
tượng sau khi có quyết định của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
đưa đối tượng vàoTrung tâm. Phối hợp với các phòng bộ phận của Trung tâm phân
loại đối tượng, nắm bắt tâm tư tình cảm, nguyện vọng, hành vi ứng xử để sắp xếp
bố trí cho phù họp.
Phân nhóm đối tượng và chia tổ để thực hiện chức năng đặc thù của từng nhóm
đối tượng, gồm các tổ: tổ quản lý, giáo dục trẻ nữ; Tổ quản lý giáo dục trẻ nam.

Nhiệm vụ của tổ là thực hiện các công việc về chuyên môn giúp cho Trưởng phòng
thực hiện tốt nhiệm vụ công tác theo chức năng nhiệm vụ của phòng.
Quan tâm chăm sóc đối tượng, giáo dục đối tượng sổng kỷ cương nề nếp; xây
dựng quy chế quản lý đối tượng, có kế hoạch tổ chức các hoạt động vui chơi giải
trí, thể dục thể thao, tổ chức các buổi nói chuyện, sinh hoạt theo tinh thần mái ấm
gia đình qua đó rèn luyện các hành vi cho đối tượng.
Phối hợp với Trạm Y tế trong việc chăm sóc sức khỏe cho đối tượng, không
để xảy ra mất vệ sinh, lây lan dịch bệnh. Tổ chức tốt vệ sinh phòng dịch tại các
12


phòng ở và khu quản lý đối tượng.
Thường xuyên nắm bắt diễn biến tư tưởng của đối tượng và kịp thời báo cáo
lãnh đạo có hướng giải quyết đối với những đối tượng có biếu hiện hư hỏng hay
quậy phá, đánh nhau, đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực chăm sóc. Phân công
nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng cá nhân trong phòng để nhằm hạn chế tối đa
những hậu quả đáng tiếc có thế xảy ra.
Phối hợp với các đơn vị, tổ chức để dạy văn hóa, dạy nghề, giáo dục hướng
nghiệp nhằm giúp đối tượng phát triển về thể chất, trí tuệ, nhân cách và hòa nhập
cộng đồng.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao.
3.2.4 Chức năng, nhiệm vụ của Trạm y tế


Thực hiện đúng các quy định chuyên môn về khám chữa bệnh theo quy định
của Bộ Y tế, Sở Y tế và hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Quản lý lập hồ sơ bệnh nhân, theo dõi tình hình phát triển thể lực, trí lực, chăm
sóc sức khỏe và điều trị bệnh thường xuyên, kịp thời cho đối tượng của Trung tâm.
Thực hiện chế độ khám bệnh định kỳ cho công chức, viên chức và người lao động.
Liên hệ với các bệnh viện, Trung tâm y tế dự phòng, dự trù thuốc, trang thiết bị

y tế trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh cho Trung tâm. Kiểm tra thường
xuyên về vệ sinh ăn, ở, sinh hoạt của Trung tâm. Thực hiện bảo hiểm y tế cho đối
tượng, báo cáo tháng, quý, năm theo quy định.
Chuyển viện kịp thời những bệnh nhân nặng và ngoài khả năng điều trị của
Trạm Y tế.
Thường xuyên kiểm tra và giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm của bếp ăn
Trung tâm, lưu mẫu thực phẩm theo quy định.
Cung cấp dịch vụ điều trị y tế ban đầu.
Thực hiện công tác phục hồi chức năng cho trẻ (Vật lý trị liệu).
Phối hợp với Khoa dinh dưỡng chịu trách nhiệm về việc thực hiện công tác
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại Trung tâm theo quy định. Thực hiện các
13


nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao.
3.2.5 Chức năng, nhiệm vụ của Khoa Sơ sinh
Tiếp nhận nuôi dưỡng, chăm sóc và điều trị bệnh cho đối tượng từ sơ sinh đến
24 tháng tuổi. Thực hiện tốt việc chia ca trực, phân công nhiệm vụ trực tiếp chăm
sóc đối tượng về pha chế ăn uống, chăm sóc vệ sinh tắm rửa, giặt giũ, vệ sinh từng
phòng ở, phối hợp trong công tác điều trị bệnh, phục hồi chức năng, vật lý trị liệu
cho đối tượng;
Giám sát, theo dõi tình trạng sức khỏe của đối tượng, có phương án đề xuất
Giám đốc để xử lý kịp thời đối với mọi diễn biến bất thường của đối tượng;
Tham mưu, đề xuất các vấn đề về ăn ở, sinh hoạt của đối tượng và các công
tác khác phục vụ đối tượng;
Thực hiện quản lý, chăm sóc, đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, vệ sinh, an
toàn cho đối tượng, phối hợp với Trạm y tế để chuyển viện kịp thời, hạn chế đến
mức thấp nhất tình trạnh đối tượng tử vong tại Khoa;
Lên thực đơn hằng ngày và phối hợp với khoa dinh dưỡng để chế biến suất
ăn phù họp cho đối tượng;

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao.
3.2.6 Chức năng, nhiệm vụ của Khoa Khuyết tật
Tiếp nhận nuôi dưỡng, chăm sóc, điều trị bệnh và phục hồi chức năng cho đối
tượng khuyết tật từ 02 tuổi đến 15 tuổi, tiếp tục thực hiện công tác bảo trợ xã hội
với đối tượng khuyết tật chưa thể giải quyết dừng trợ giúp xã hội sau khi đủ 16 tuổi
tại các trung tâm bảo trợ xã hội trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
Trực tiếp chăm sóc đối tượng mọi mặt về ăn uổng, vệ sinh, phối họp với Trạm Y tế
trong việc điều trị bệnh và phục hồi chức năng cho đối tượng;
Giám sát, theo dõi tình trạng sức khỏe của đối tượng, có phương án đề xuất
Giám đốc đế xử lý kịp thời đối với mọi diễn biến bất thường của đối tượng;
Tham mưu, đề xuất các vấn đề về ăn ở, sinh hoạt của đối tượng và các công
tác khác phục vụ đối tượng;
Thực hiện quản lý, chăm sóc, đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, vệ sinh, an
toàn cho đối tượng, phối họp với Trạm Y tế để chuyển viện kịp thời, hạn chế đến
14


mức thấp nhất tình trạnh đối tượng tử vong tại Khoa;
Lên thực đơn hằng ngày và phối hợp với khoa dinh dưỡng để chế biến suất ăn
phù hợp cho đối tượng;
Phân nhóm đối tượng và chia tổ để thực hiện chức năng đặc thù của từng
nhóm đối tượng, gồm các tổ: tổ khuyết tật 1, tổ khuyết tật 2. Nhiệm vụ của tố là
thực hiện các công việc về chuyên môn giúp cho Trưởng khoa thực hiện tốt nhiệm
vụ công tác theo chức năng nhiệm vụ của Khoa;
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao.
3.2.7 Chức năng, nhiệm vụ của Khoa Nhi đồng
Tiếp nhận nuôi dưỡng, chăm sóc đối tượng từ 02 tuổi đến 06 tuổi. Tổ chức
hướng dẫn cho đối tượng trong học tập, vui chơi và sinh hoạt theo lứa tuổi nhà trẻ
mẫu giáo. Trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giúp đối tượng phát triển về mọi mặt;
Giám sát, theo dõi tình trạng sức khỏe của đối tượng, có phương án đề xuất

Giám đốc để xử lý kịp thời đối với mọi diễn biến bất thường của đối tượng;
Tham mưu, đề xuất các vấn đề về ăn ở, sinh hoạt của đối tượng và các công
tác khác phục vụ đối tượng;
Thực hiện quản lý, chăm sóc, đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, vệ sinh, an
toàn cho đối tượng, phối họp với Trạm Y tế để chuyển viện các trường hợp đối
tượng bệnh để khám và điều trị kịp thời, đảm bảo sức khỏe cho đối tượng;
Lên thực đơn hằng ngày và phối họp với khoa dinh dưỡng để chế biến suất ăn
phù hợp cho đối tượng;
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao.
3.2.8 Chức năng, nhiệm vụ của Khoa Dinh dưỡng:
Thực hiện nhiệm vụ chế biến thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày cho đối
tượng đang được nuôi dưỡng và công chức, viên chức, người lao động tại Trung
tâm; tổ chức nấu ăn, chế biến thực phẩm đảm bảo yêu cầu an toàn vệ sinh thực
phẩm và tiêu chuẩn bếp ăn tập thể theo quy định;
Phối hợp với Trạm Y tế Trung tâm trong việc tiếp nhận thực phẩm để đưa vào
chế biến đảm bảo an toàn. Thực hiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phấm cũng như
15


đảm bảo công tác phòng chống cháy nổ trong việc đun nấu và sử dụng gaz tại trung
tâm. Xây dựng thực đơn hàng ngày, hàng tuần cho đối tượng đang nuôi dưỡng và
công chức, viên chức, người lao động tại Trung tâm;
Phối họp với Phòng Kế toán tài chính trong việc quản lý đơn giá thực phẩm,
quản lý số lượng, chất lượng và chủng loại hàng hóa nhập xuất, thực hiện các chế
độ báo cáo theo quy định;
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao

PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI TRẺ MỒ
CÔI TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ TRẺ EM TAM BÌNH QUẬN THỦ ĐỨC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm về các vấn đề liên quan đến đề tài, đối tượng nghiên cứu.
1.1.1 Khái niệm trẻ em
Theo luật quốc tế: “ trẻ em là những người dưới 18 tuổi’’( Điều 1 Công ước
Quốc tế về quyền trẻ em).
Theo pháp luật Việt Nam: “ Trẻ em là công dân dưới 16 tuổi’’ ( Điều 1, Luật
BVCS và GDTE ).
Như vậy trẻ em trước hết là một con người được hưởng mọi quyền tự do đã
được nêu ra trong các công ước quốc tế về quyền con người mà không bị bất cứ một
sự phân biệt đối xử nào.
Nhưng trẻ em lại là những người chưa trưởng thành nên có quyền được chăm
sóc sự sống, phát triển, được bảo vệ và bày tỏ ý kiến.
1.1.2 Khái niệm trẻ em mồ côi
Trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa và bị bỏ rơi là những trường hợp trẻ
không có được sự chăm sóc, giáo dục của gia đình và người giám hộ như:
+ Sau khi sinh con, cha mẹ bỏ con, không chăm sóc, nuôi dưỡng.
+ Cha mẹ, người giám hộ để trẻ em cho người khác nuôi, cắt đứt quan hệ,
16


không thực hiện nghĩa vụ đóng góp nuôi dưỡng trẻ em mặc dù có khả năng thực
hiện nghĩa vụ (trừ trường hợp cho trẻ em làm con nuôi).
+ Cha mẹ, người giám hộ bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, không quan tâm chăm
sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em, để trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. (trang
web của bộ lao động thương binh xã hội)
- Trẻ em mồ côi là những trẻ mất cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mất mẹ hoặc cha,
nhưng (cha/mẹ) mất tích, không đủ năng lực pháp lý để nuôi dưỡng (bị tâm thần,
đang trong thời kỳ chấp hành án) theo quy định của pháp luật. Những trẻ em bị bỏ
rơi từ khi mới sinh ra được coi là trẻ mồ côi ( Bài giảng tóm tắt công tác xã hội trẻ
em_ Đặng Thị Thanh Thủy- 2011).

- Theo nhóm định nghĩa: Trẻ em mồ côi là trẻ em dưới 16 tuổi, mồ côi cả cha
lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi, bị mất nguồn dinh dưỡng và không còn người thân thích ruột
thịt (ông, bà nội ngoại, bố mẹ nuôi hợp pháp, anh chị) để nương tựa.
1.1.3 Khái niệm công tác xã hội
Tháng 7 năm 2011 Hiệp hội công tác xã hội quốc tế và các trường đào tạo
công tác xã hội quốc tế thống nhất, định nghĩa về công tác xã hội như sau: “Công
tác xã hội là nghề nghiệp tham gia vào giải quyết vấn đề liên quan tới mối quan hệ
của con người và thúc đẩy sự thay đổi xã hội. Công tác xã hội sử dụng các học
thuyết về hành vi con người và lý luận về hệ thống xã hội can thiệp sự tương tác của
con người môi trường sống”.
Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ
giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng
cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội vê chính sách, nguồn
lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa
các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Từ những khái niệm trên về công tác xã hội, có thể khẳng định công tác
xã hội là một nghề, một ngành khoa học độc lập, có đối tượng nghiên cứu riêng, có
hệ thống lý luận và phương pháp nghiên cứu riêng.

17


1.1.4 Khái niệm công tác tác xã hội cá nhân
Công tác xã hội cá nhân là hoạt động dịch vụ xã hội trực tiếp hướng đến các
thân chủ do các nhân viên cộng đồng thực hiện. Các nhân viên này phải có các kỹ
năng trong việc giải quyết các vấn đề về nguồn lực, các vấn đề về xã hội và xúc
cảm. Đây là một hoạt động mang tính chuyên ngành để qua đó các nhu cầu của thân
chủ được đánh giá trong các bối cảnh xã hội và quan hệ xã hội của cá nhân đó.
Nhân viên xã hội cá nhân hướng đến nâng cao sức mạnh của các thân chủ nhằm giải
quyết các vấn đề và đối mặt các vấn đề một cách hiệu quả trong môi trường sống

của thân chủ. Các dịch vụ thông qua nhân viên xã hội bao trùm nhiều vấn đề từ việc
trợ giúp về vật chất đến các vấn đề tham vấn phức hợp.(Trích từ Specht và Vickery,
Integrating Social Work Methods. 1977 Allen and Unwin. London)
1.1.5 Khái niệm công tác xã hội với trẻ em
Theo luật trẻ em 2016, trong đó có bảo vệ trẻ em 3 cấp độ, cấp độ 1 là phòng
ngừa giảm thiểu rủi ro cho trẻ em, cấp độ 2 là can thiệp giảm thiểu rủi ro, cấp độ 3
là hỗ trợ, phục hồi, hòa nhập. Bảo vệ trẻ em 3 cấp độ theo quy định của Luật trẻ em
năm 2016 đã thể hiện rõ tư tưởng phải coi trọng việc phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em
rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, kịp thời giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt của trẻ
em; trợ giúp trẻ em có HCĐB phục hồi sức khỏe, tinh thần và hòa nhập cộng đồng.
Từ khái niệm về công tác xã hội và tư tưởng bảo vệ trẻ em 3 cấp độ nói trên, có thể
hiểu khái niệm về CTXH với trẻ em có HCĐB là hoạt động nhằm trợ giúp cho trẻ
em có HCĐB và gia đình, các cá nhân, cộng đồng có liên quan nâng cao năng lực
đáp ứng nhu cầu của trẻ em có HCĐB và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời
thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp trẻ em
có HCĐB, gia đình của trẻ và cộng đồng nơi trẻ sinh sống giải quyết các vấn đề xã
hội có liên quan đến trẻ em có HCĐB, phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em rơi vào
HCĐB, kịp thời giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt của trẻ em; trợ giúp trẻ em
có HCĐB phục hồi sức khỏe, tinh thần và giáo dục đạo đức; phát hiện, ngăn chặn,
xử lý kịp thời các hành vi để trẻ em rơi vào HCĐB góp phần đảm bảo việc thực
hiện quyền trẻ em, nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ em có HCĐB.

18


1. Dịch vụ công tác xã hội
Trong năm, Trung Tâm đã tiếp nhận 95 cháu (trong đó có 35 cháu từ Trung
tâm Bảo trợ trẻ tàn tật mồ côi Thị Nghè và Trung tâm bảo trợ trẻ em Gò Vấp
chuyển đến), giảm 28 cháu. Hiện nay Trung tâm đang chăm sóc nuôi dưỡng 218
cháu có độ tuổi từ sơ sinh đến trên 16 tuổi, trong số đó có 77 cháu khuyết tật.

Chất lượng chăm sóc trẻ ngày càng được nâng cao thông qua việc thực hiện
đúng qui trình chăm sóc mà Trung tâm đã xây dựng; chế độ dinh dưỡng luôn được
đảm bảo, mặc dù định mức của Nhà nước cấp còn hạn chế nhưng Trung tâm đã vận
động mọi nguồn lực, tăng cường xã hội hóa công tác bảo trợ xã hội từ các tổ chức
xã hội, các hội từ thiện nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc; đảm bảo chế độ dinh
dưỡng phù hợp với sự phát triển thể chất của từng lứa tuổi. Thực đơn thay đổi
thường xuyên, phong phú và đa dạng, các em sơ sinh, suy dinh dưỡng được bổ sung
chế độ ăn theo tình hình sức khỏe.Trung tâm đã chăm lo thêm cho các cháu
1.500.000đ /tháng/cháu bằng nguồn vận động từ thiện.
1.1

Công tác y tế

- Công tác khám và điều trị bệnh
Công tác chăm sóc sức khoẻ cho các cháu luôn được Ban Giám Đốc quan tâm
chỉ đạo. Trạm Y tế của Trung tâm với đội ngũ 07 biên chế gồm 2 y sỹ, 3 điều
dưỡng, 1 dược sĩ trung cấp, 1 kỹ thuật viên trung cấp vật lý trị liệu, có nhiệm vụ
theo dõi quản lý sức khoẻ cho các cháu tại Trung tâm. Trung tâm đã ký hợp đồng
với 1 bác sĩ, đội ngũ nhân viên y tế làm việc tại đơn vị rất có tâm huyết với ngành,
có tấm lòng yêu trẻ sâu sắc đã gắn bó nhiều năm với trung tâm.
Về công tác chuyên môn, Trung tâm đã được Phòng Y tế Sở và Bệnh viện Nhi
đồng II hỗ trợ về chuyên môn trong chẩn đoán điều trị và chuyển tuyến điều trị.
Đối với các cháu mới nhập về trung tâm đều được xét nghiệm tổng quát và
chích ngừa theo lịch tiêm chủng trong chương tiêm chủng quốc gia như vaccine 5
trong 1; vaccine sởi; vaccine viêm gan B; vaccine lao; viêm não nhật bản.

19


Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm:

Thực hiện tốt việc giám sát nguồn gốc thực phẩm, lưu mẫu thực phẩm và đảm
bảo qui trình chế biến thức ăn một chiều theo tiêu chuẩn qui định. Kết quả trong
những năm qua chưa có trường hợp nào xảy ra về ngộ độc thực phẩm.
-

Công tác phòng chống dịch bệnh:

Thực hiện đúng theo sự chỉ đạo của bộ phận Y tế thuộc văn phòng Sở về việc
tiêm chủng, chích ngừa các bệnh theo định kỳ cho các cháu. Trung tâm đã tổ chức
tự phun cloramin B bằng máy Still định kỳ 1 lần /1 tuần. Chính vì vậy, vệ sinh môi
trường của Trung tâm luôn được đảm bảo không bị ô nhiễm và dịch bênh xảy ra,
bên cạnh đó trung tâm cùng phối hợp với công ty Biorat đến phun thuốc diệt muỗi,
diệt ruồi và đặt thuốc diệt chuột định kỳ 1 lần/1 tuần để phòng tránh các dịch bệnh
xảy ra.
2.2. Công tác quản lý giáo dục:
Hiện trung tâm có 27 cháu học văn hóa ngoài cộng đồng, đảm bảo 100% trẻ
đến tuổi đi học đều được đến trường học tập (trừ những cháu chậm phát triển,
khuyết tật không có khả năng tiếp thu bài).
Trong năm học 2018-2019 tỷ lệ học sinh khá giỏi đạt 65,2%. Ngoài việc học
tập tại trường, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng học tập văn hoá, Trung tâm
đã tổ chức mời giáo viên tại các trường học vào dạy thêm cho các cháu những môn
chính như toán, lý, hoá, anh văn. Tổ chức cho các em học các môn năng khiếu như:
múa dân gian, nhịp điệu.
Việc giáo dục, đạo đức, nhân cách và kỹ năng sống được Trung tâm lồng ghép
việc giáo dục “5 điều Bác Hồ dạy” với chương trình giáo dục công dân theo từng
chủ đề của các nhóm tuổi sinh hoạt theo định kỳ. Tổ chức, kiểm tra, giám sát việc
thực hiện nội qui của Trung tâm, kịp thời uốn nắn các hành vi lệch lạc, vi phạm nội
qui. Chiều thứ 7 hàng tuần các cháu được học lớp kỹ năng sống “Kỹ năng làm chủ
cảm xúc, kỹ năng tư duy sáng tạo” giúp cho các cháu tự tin hơn trong cuộc sống.
Viên chức và người lao động của Trung tâm luôn gắn bó với các cháu, động viên và

giúp đỡ những cháu cá biệt có thay đổi tốt, góp phần vào việc giáo dục nhân cách,
lối sống cho trẻ ngày càng ngoan, biết vâng lời người lớn. Hiện tượng vi phạm kỷ
20


luật nhà trường, nội qui sinh hoạt của Trung tâm giảm, mức độ vi phạm không
nghiêm trọng. Hàng quý Ban Giám đốc tổ chức gặp gỡ, trao đổi, trả lời ý kiến 42 trẻ
Tuổi Hồng và Tuổi Xanh.
Hàng ngày vào các buổi sáng, các cháu học sinh lớn quét dọn phòng ở, công
viên của Trung tâm. Ngoài ra, Trung tâm tổ chức hội thi kể chuyện hè năm 2019,
thu hút tất cả các cháu toàn Trung tâm hưởng ứng tham gia thông qua từng mẩu
chuyện mang tính giáo dục cao những đức tính tốt nhằm hướng trẻ có những hành
vi tốt trong cuộc sống
2.3 Đào tạo hướng nghiệp và giải quyết việc làm:
Đối với các cháu sắp trưởng thành, tập trung công tác kèm cặp và tư vấn cho
các cháu chọn các trường thi vào Đại học, Cao đẳng, Trung cấp phù hợp với khả
năng và sở trường của các cháu. Các cháu từ 18 tuổi trở lên nếu còn đi học Đại học,
Cao đẳng, Trung cấp, Trung tâm hỗ trợ 100% kinh phí học tập, ăn ở và đi lại. Trong
năm 2019 có cháu Linh và Vinh học đại học, Cháu Nhung và cháu Phượng học cao
đẳng, cháu Phương Minh học trung cấp (có 02 cháu vừa tốt nghiệp cao đẳng, đại
học).
Giới thiệu các cháu hạn chế về mặt trí tuệ không thể học tiếp được chương
trình phổ thông sang học nghề tại các Trung tâm dạy nghề.
Việc hoà nhập cộng đồng được Trung tâm thực hiện tốt, từ năm 2010 đến năm
2019 đã có 54 cháu là trẻ trưởng thành của Trung tâm ra đời đi làm và có việc làm
ổn định.
1.2 Công tác tổ chức sinh hoạt, vui chơi và giải trí:
Nhằm nâng cao thể chất và phát huy trí tuệ cho trẻ, Trung tâm đã tổ chức các
hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá như tổ chức cho các cháu đến bể bơi thuộc
quận Thủ Đức vào dịp hè.

Tổ chức cho các cháu có thành tích cao trong học tập, chấp hành tốt nội quy
kỷ luật đi nghỉ mát tại Đà lạt 5 ngày 4 đêm. Tổ chức cho các cháu đi Vũng Tàu 03
ngày. Tham gia chương trình “ đôi giày yêu thương”

21


Tổ chức tốt chương trình sinh hoạt hè cho các cháu với nhiều nội dung phong
phú, tạo cho các cháu có một kỳ nghỉ hè bổ ích. Tổ chức lễ quốc tế thiếu nhi 01/6,
phối hợp với Chi đoàn Trung tâm tổ chức các hoạt động hè: thi nhân bản, vận động
ngoài trời, văn nghệ;
Trong các ngày cuối tuần, Trung tâm luôn vận động các tổ chức, đoàn thể, tôn
giáo, sinh viên, học sinh.. đến giao lưu với các cháu, tiếp xúc và cảm nhận được xã
hội yêu thương, không bỏ rơi các cháu, để các cháu an tâm trong cuộc sống.
Ngoài giờ học tập các cháu còn được đọc sách báo, đọc truyện, xem ti vi, nghe
nhạc và nghe tin tức thời sự qua loa phát thanh của Trung tâm vào mỗi buổi sáng,
chiều, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, thi đố vui, thi kể chuyện, đá cầu, đá
bóng, tham gia văn nghệ. Dịp Tết cổ truyền, Trung tâm đã tổ chức đưa các cháu đi
tham quan đường hoa Tết, vui chơi tại các tụ điểm của Thành phố như: Phố đi bộ,
Suối Tiên, Sở thú.
Vào các dịp nghỉ hè và Tết, Trung tâm giải quyết cho các cháu còn người thân
về thăm gia đình. Ngoài tiêu chuẩn chung của nhà nước, Trung tâm hỗ trợ thêm tiền
ăn cho mỗi cháu trong 4 ngày Tết mỗi ngày 50.000đ/cháu và 1 phần quà trị giá
200.000đ/phần/cháu. Trung tâm đã chăm lo cho các cháu từ 3 đến 5 bộ quần áo và
giày dép mới trong dịp Tết. Tại các phòng sinh hoạt của các cháu tổ chức thi đua
trang trí Tết, không khí vui Xuân tại Trung tâm phong phú và đa dạng, giúp các
cháu vui thích và gắn bó với Trung tâm.
3. Cơ sở pháp lý về dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ trẻ mồ côi tại
Trung Tâm
3.1. Chính sách trợ cấp hàng tháng đối với trẻ em mồ côi

Văn bản quy định liên quan
- Căn cứ theo Luật của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
số 25/2004/QH 11 ngày 15 tháng 06 năm 2004 về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em.
- Căn cứ theo Luật trẻ em số: 102/2016/QH 13 ngày 05 tháng 04 năm 2016

22


- Tại điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của
chính phủ quy định rất chi tiết và cụ thể từng trường hợp trẻ em mồ côi được hưởng
chế độ chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, về mức trợ cấp
xã hội hàng tháng theo quy định.
- Căn cứ Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 24 tháng
10 năm 2014 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của
Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định
chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
- Căn cứ Quyết định số 13/2014/QĐ- UBND ngày 27/03/2014 của ủy ban
nhân dân thành phố về điều chỉnh một số chế độ chính sách hỗ trợ đối tượng.
3.2. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội
Đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 25 Nghị định này khi sống
tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội được hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng theo
quy định sau đây:
Mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho mỗi đối tượng bằng mức
chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số
tương ứng theo quy định sau đây:
Hệ số 5,0 đối với trẻ em dưới 04 tuổi;
Hệ số 4,0 đối với trẻ em từ 04 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc người từ đủ 60
tuổi trở lên;
Hệ số 3,0 đối với người từ 16 tuổi đến đủ 60 tuổi;

Hệ số đối với người khuyết tật, trẻ em khuyết tật thực hiện theo quy định
tại Nghị định số 28/2012/NĐ-CP;
Cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí theo quy định pháp luật về bảo hiểm y tế;
Hỗ trợ chi phí mai táng khi chết với mức bằng 20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội;
Cấp vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày, chăn, màn, chiếu, quần áo
mùa hè, quần áo mùa đông, quần áo lót, khăn mặt, giày, dép, bàn chải đánh răng,
thuốc chữa bệnh thông thường, vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với đối tượng nữ
23


trong độ tuổi sinh đẻ, sách, vở, đồ dùng học tập đối với đối tượng đang đi học và
các chi phí khác theo quy định;
Trường hợp đối tượng thuộc diện hưởng các mức trợ cấp nuôi dưỡng
hàng tháng khác nhau quy định tại Khoản 1 Điều này thì chỉ được hưởng một mức
cao nhất;
Trường hợp đối tượng đã được hưởng chế độ trợ cấp nuôi dưỡng hàng
tháng quy định tại Khoản 1 Điều này thì không được hưởng trợ cấp xã hội hàng
tháng quy định tại Điều 6 Nghị định này.
3.3 Các công ước quốc tế về quyền trẻ em
Công ước quốc tế về quyền trẻ em là một công ước quy định các quyền dân
sự, chính trị, kinh tế, xã hội, trẻ em. Công ước có nghị lực từ ngày 02 tháng 09 năm
1990. Công ước về quyền trẻ em là một trong những công ước về nhân quyền mới
nhất và dài nhất, gần 51 điều khoản trong đó có 41 điều nêu lên tất các quyền mà
mọi trẻ em cần được hưởng
Nội dung công ước quốc tế về quyền trẻ em
Điều 1: định nghĩa trẻ em là ai
Điều 2 đến điều 40: Những quyền của trẻ em, gồm 4 nhóm quyền chính:
Quyền sống còn
Quyền được bảo vệ
Quyền được phát triển

Quyền được tham gia
Điều 41 không một quy định nào trong công ước này làm ảnh hưởng tới bất kỳ
quy định nào khác mà tạo điều kiện dể dàng trong việc thực hiện quyền trẻ em mà
có thể được nêu trong:
Pháp luật của một quốc gia thành viên;
Pháp luật quốc tế có hiệu lực với quốc gia đó
Điều 42 đến điều 54: trách nhiệm của chính phủ ở các quốc gia thành viên
24


4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ
4.1. Thuận lợi
Trung tâm đóng trên địa bàn quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh, có điều
kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khá thuận lợi, có đội ngũ nhân viên chăm sóc nhiệt
tình, tận tụy với công việc, hết lòng hết sức phục vụ các cháu, luôn hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao, khắc phục khó khăn, tham mưu kịp thời tới lãnh đạo, lắm bắt
xử lý kịp thời khi các cháu bệnh, công tác chăm sóc các cháu luôn được ưu tiên
hàng đầu…
Đơn vị thường xuyên được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám Đốc
Sở, hướng dẫn của các phòng ban chuyên môn của Sở Lao động – Thương binh và
Xã hội, được sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành của thành phố, các cá nhân, tổ
chức từ thiện giúp đỡ về tinh thần lẫn vật chất. Đặc biệt với sự nhiệt tình, tâm huyết
của tập thể công chức viên chức và người lao động, ngày đêm gắn bó yêu thương
trẻ mồ côi, khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn.
Đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận quần chúng nhân dân tương đối
tốt, tình hình an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, có tinh
thần đoàn kết, yêu nghề, trung tâm nhận được nhiều sự giúp đỡ từ các mạnh thường
quân, các công ty trong và ngoài nước, hỗ trợ gạo, mì, sữa, dầu ăn, tã lót, băng vệ
sinh, xe đạp cho các cháu đi học.
4.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, còn có những khó khăn như: một số trẻ mồ
côi, con đối tượng ngoài xã hội đưa vào trung tâm còn ham chơi, hay dao động khi
bạn bè rủ rê thường hay trốn học đi chơi, thậm chí không muốn học văn hóa.
Khi tiếp nhận trẻ vào trung tâm, đa số trẻ chưa được đi học hoặc bỏ học giữa
chừng, các trẻ đã quen lối sống tự do, khi vào trung tâm gò bó theo khuôn khổ
thường hay có ý định trốn khỏi trung tâm, chưa có ý thức trong việc học tập, làm
cho việc dạy dỗ của các nhân viên gặp rất nhiều khó khăn.
Một số cán bộ viên chức không được đào tạo bồi dưỡng qua trường, lớp chính
quy, do đó phần nào ảnh hưởng đến công tác, nhiệm vụ chung của cơ quan.
25


×