Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Nghiên cứu hoàn thiện bộ thử nghiệm phát hiện nhanh ( test kit ) amoni trong nước sinh hoạt và ăn uống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.07 MB, 163 trang )

ĐẠI HỌC QƯÓC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T ự NHIÊN
©

TÊN ĐÈ TÀI: NGHIÊN c ứ u HOÀN THIỆN Bộ THỬ
NGHIỆM PHÁT HIỆN NHANH (TEST-KIT) AMONI t r o n g
NƯỚC SINH HOẠT VÀ ĂN UONG
Mã số: QG.09.23

CHỦ TRÌ ĐÈ TÀI: PGS. TS. Đồng Kim Loan
CÁC CÁN B ộ THAM GIA: PGS. TS. Trần Hồng Côn
PGS. TS. Trần Thị Hồng
TS. Hoàng Văn Ha
ThS. Lương Thị Mai Ly
ThS. Lưu Minh Loan
KS. Đỗ Anh Tuấn

HÀ N Ộ I -2 0 1 1


l.Báo cáo tóm tắt

a. Tên đề tài: Nghiên cứu hoàn thiện bộ thử nghiệm phát hiện nhanh (test-kit)
arnoni trong nước sinh hoạt và ăn uổng
Mã số: QG - 09 - 23
b.Chủ trì đề tài: PGS. TS. Đồng Kim Loan, GVC
c.

Các cán bộ tham gia: PGS. TS. Trần Hồng Côn
PGS. TS. Trần Thị Hồng
TS. Hoàng Văn Hà


ThS. Lương Thị Mai Ly
ThS. Lưu Minh Loan
KS. Đỗ Anh Tuấn

d.Mục tiêu và nội dung nghiên cứu:
*Mục tiêu
- Đưa ra quy trình chế tạo và chế tạo thử nghiệm bộ test-kit cho phân tích
nhanh amoni trong nước cấp và nước uống.
- Nghiên cứu tăng cường tính chọn lọc và giới hạn phát hiện của các thuốc thử
sử dụng cho quá trình chế tạo test-kit.
- Nghiên cứu khảo sát nhằm làm tăng độ nhạy và độ tuyến tính của phép xác
định.

*Nội dung
- Trên cơ sở các thuốc thử tạo màu đặc trưng với amoni, khảo sát và lựa chọn
nhóm thuốc thử phù hợp cho test-kit amoni.
- Nghiên cứu tìm ra các điều kiện tối ưu cho phản ứng tạo màu đặc trưng và
chọn lọc của amoni với các thuốc thử. Từ đó tìm ra thuốc thử phù hợp cho test-kit.
- Xác định và khắc phục các nhân tố ảnh hưởng đến độ chính xác, độ lặp lại và
độ tuyến tính của phép đo.
- Nghiên cứu chế tạo thử nghiệm test-kit và khảo sát trong phòng thí nghiệm
với các mẫu nước tự tạo và mô phỏng thực tế.
- Chế tạo các test-kit và khảo sát tính phù hợp và độ tin cậy đối với các mẫu
nước thực tế.


-

Xác định tính ổn định và tuổi thọ của test-kit theo thời gian và điều kiện thực


tế của thời tiết và khí hậu của Miền Bắc nước ta.
e.Các kết quả đạt được
*Sản phẩm khoa học: 03 bài báo khoa học
1) Đồng Kim Loan, Trần Hồng Côn, Trần Thị Hồng, Lê Anh Trung, Nguyễn
Thị Hân (2010). Sử dụng kit thử amoni tự chế tạo phân tích đánh giá hiện tượng
nhiễm amoni trong một sổ nguồn nước cấp tại Hà nội. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN,
KHTN&CN, T. 26 (5S), Tr. 790-797 (2010).

2) Đồng Kim Loan, Trần Hồng Côn, Nguyễn Văn Khoa, Phạm Phương Thảo
(2010). Nghiên cứu lựa chọn phương pháp xác định nhanh amoni trong một số nguồn
nước sinh hoạt. Kỳ yếu Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ 3, Tiểu ban Công nghệ
môi trường. Tháng 11. 2010.
3) Trần Hồng Côn, Đồng Kim Loan, Phạm Phương Thảo (2010). Nghiên cứu chế tạo
thử nghiệm bộ dụng cụ phân tích nhanh (test kit) amoni trong nước sinh hoạt. Kỳ yếu
Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ 3, Tiểu ban Công nghệ môi trường. Tháng 11.
2010 .

*Sản phẩm đào tạo
-Hỗ trợ 01nghiên cứu sinh: Nguyễn Minh Sáng. Nghiên cứu đặc trưng nước
thải sản xuất và giải pháp công nghệ xử lý phù hợp cho loại hình làng nghề chế biến
nông sản. Thời gian đào tạo 2007-2010. Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Trần Hồng Côn.
-03 học viền cao học
+Lê Văn Khoa. Nghiên cứu phương pháp xác định nhanh ion amoni và ứng
dụng đế đánh giá hiện trạng ô nhiễm amoni trong một số nguồn nước sinh hoạt ở Hà
nội. Thời gian đào tạo 2007-2009 (bảo vệ năm 2010). Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS.
Đồng Kim Loan.
+Phạm Phương Thảo. Nghiên cứu xây dựng phương pháp phân tích nhanh
amoni trong nước sinh hoạt. Thời gian đào tạo 2008-2010 (bảo vệ năm 2010). Cán bộ
hướng dẫn: PGS. TS. Trần Hồng Côn.
+Nguyễn Thị Hân. Nghiên á m chế tạo kỉt thử xác định nhanh amoni và thừ

nghiệm đánh giá sự nhiễm amoni trong các nguồn nước sinh hoạt ở khu du lịch Chùa
Hương. Thời gian đào tạo 2008-2010 (bảo vệ năm 2010). Cán bộ hướng dẫn: PGS.
TS. Trần Thị Hồng.


- 02 khóa luận tốt nghiệp đại học
+Trịnh Thu Phương (bảo vệ năm 2009). Phân tích xác định amoni trong quá
trình xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn và đề xuất quy trình xử lý phù hợp. Cán bộ
hướng dẫn: TS. Đồng Kim Loan.
+Hoàng Văn Hiệp (bảo vệ năm 2010). Nghiên cứu phương pháp xác định
amoni trong nước cấp và áp dụng phân tích amoni trong một sổ mẫu nước máy của
Thủ đô Hà Nội. Cán bộ hướng dẫn: TS. Đồng Kim Loan.
-01 nghiên cứu khoa học
Lý Quỳnh Anh, Vũ Thị Hạnh, Phạm Thị Nguyệt Nga, Hoàng Minh Trang, cồ
Thị Tuyết (Giải nhì NCKH Khoa MT, năm 2009). Điều tra, khảo sát và đánh giả mức
độ ô nhiễm amoni trong nước hồ Hà Nội. Cán bộ hướng dẫn: TS. Đồng Kim Loan.
*Hiệu quả kỉnh tế và khả năng ứng dụng:
-Sử dụng test kit và phương pháp phân tích nhanh đã xây dựng cho việc quan
trắc đánh giá mức độ ô nhiễm amoni trong nước ngầm, nước máy và một số nguồn
nước sử dụng cho sinh hoạt của Hà Nội, Hải Dương, Thanh Hóa, Nam Định.
-Đã tham gia 02 hội chợ:
+HỘĨ chợ Khoa học Công nghệ (Techmark Hà nội, 2010), tổ chức tại Cung
Văn hóa hữu nghị Việt Xô (tháng 9. 2010). Phân tích amoni miễn phí các mẫu nước
mang đến hội chợ.
+ Hội chợ Nông nghiệp Việt nam (ArgiViet, 2010), tổchứctại Khu triển lãm
Nông nghiệp, đường Phạm Văn Đồng, Hà nội (tháng 11.2010). Phân tíchamoni miễn
phí các mẫu nước mang đến hội chợ.
-Bán khoảng 200 bộ test kit của 2 loại.
- Bổ sung cho nội dung giáo trình “Hóa học phân tích môi trường” và đã đưa
nội dung mới này vào dạy cho sinh viên Khoa môi trường.

f.Tinh hình thực hiện kỉnh phí của đề tài
Kinh phí của đề tài đã được chi cho các nội dung sau:
-Thanh toán tiền điện, nước và cơ sở vật chất
-Văn phòng phẩm
-Hội thảo

4.000.000
200.000

9.650.000


-Thuê khoán chuyên môn

7 2 . 650.000

-Vật tư, hóa chất

13.500.000
100 . 000.000

Tổng cộng:
(một trăm triệu đồng chẵn)

Đê tài đã chi hết và hợp lệ toàn bộ số kinh phí được cấp trong hai năm 2009 và
2010 .

Trong quá trình thực hiện, đề tài đã có việc điều chình kinh phí từ thông tin
liên lạc và đi hội nghị ở nước ngoài sang chi cho mục Hội nehị, hội thảo và thuê
khoán chuyên môn.


KHOA QUẢN LÝ

CHỦ TRÌ ĐÊ TÀI

PGS. TS. Đồng Kim Loan

C ơ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI


2.Summary report
a.Title, code
Title: Investigation and completion of quick analyzer set (test-kit) for
ammonium in supplied and drinking water.
Code: QG - 09 -24
b.Leader: Ass. Prof. Dr. Đồng Kim Loan, Senior lecture
c.

Các cán bộ tham gia: Ass. Prof. Dr. Trần Hồng Côn
Ass. Prof. Dr. Trần Thị Hồng
Dr. Hoàng Văn Hà
MSc. Lương Thị Mai Ly
MSc. Lưu Minh Loan
Eng. Đỗ Anh Tuấn

d.Purposes and contents
*Purposes:
- Proposal o f ammonium test-kit preparation and trial production for analysis of
supplied and drinking water.
- Increasing selectivity and limit detection of reagents for ammonium test-kit

preparation process.
- Investigation and stabilization of sensitivity and linearity of the test method
*Contents of study:
- Investigation for selecting suitable group of reagents for ammonium test-kit
preparation based on the typical color-creating reagents with ammonium.
- Finding out optimum conditions and suitable reagents for specific colorcreation reaction between ammonium and reagents.
- Determination and remediation of problems and influencing factors on the
accuracy, reiteration and linearity of the measure.
- Investigation of test-kit preparation in the laboratory and trial test for manmade and real imitated samples.
- Preparation of test-kits and investigation of their adaptability and reliability in
analysis of real samples.


-

Determination of stability and life time of the test-kit in real conditions and

climate in Northern Vietnam.
e.Results
*Scientific products: 03 Publication in Journal Science
1.Đồng Kim Loan, Trần Hồng Côn, Trần Thị Hồng, Lê Anh Trung, Nguyễn
Thị Hân. Analysis and evaluation of ammonium pollution in several Hanoi supplied
water sources by laboratory made test kit. Journal o f Science - Natural Science and
Technology, VNUHanoi, Vol. 26 (5S), pp. 790-797, 2010.
2.

Đồng Kim Loan, Trần Hồng Côn, Nguyễn Văn Khoa, Phạm Phương Thảo

(2010). Investigation and selection of quick test method for ammonia in several
supplied water. The Proceeding o f the third National Environment Conference,

Session on Environmental Technology. Hanoi, November, 2010.
3. Trần Hồng Côn, Đồng Kim Loan, Phạm Phương Thảo (2010).
Investigation and preparation of ammonia test kit for supplied water. The Proceeding
o f the third National Environment Conference, Session on Environmental Technology.
Hanoi, November, 2010.
*Training
- Support to 01 PhD student:
Nguyễn Minh Sáng in her PhD. Thesis ^’Investigation of characters and
suitable method for wastewater treatment in the craft villages processing agricultural
products. (Master course of 2007 - 2010). Promoter/Sponsor: Ass. Prof. Dr. Trần
Hồng Côn
- 03 postgraduate students
+ Le Van Khoa, Master thesis:”Investigation of quick ammonium analysis
method and apply for assessment of actual ammonium pollution in several supplied
water in Hanoi city” (Master course of 2007 - 2009). Promoter/Sponsor: Ass. Prof.
Dr. Đồng Kim Loan.
+ Pham Phuong Thao, Master thesis:”Investigation and establishment of
quick analysis method for determination of ammonium in supplied water” (Master
course of 2008 - 2010). Promoter/Sponsor: Ass. Prof. Dr. Trần Hồng Côn.
+ Nguyen Thi Han, Master thesis:”Investigation of preparation of
ammonium test-kit and trial assessment of ammonium pollution in supplied water in


Chua Huong tourist area” (Master course of 2008 - 2010). Promoter/Sponsor: Ass.
Prof. Dr. Trần Thị Hồng.
-02 bachelors in Environmental Technology
+ Trinh Thu Phuong with thesis:”Determination of ammonium concentration
in waste water from cassava starch production and proposal of suitable treatment
method”, Bachelor course 2005 - 2009. Promoter/Sponsor: Dr. Đồng Kim Loan.
+ Hoang Van Hiep with thesis:”Investigation of analysis method for

ammonium determination in supplied water in Hanoi city”, Bachelor course 2005 2010. Promoter/Sponsor: Ass. Prof. Dr. Đồng Kim Loan.
-01 scientific research student
+ Lý Quỳnh Anh, Vũ Thị Hạnh, Phạm Thị Nguyệt Nga, Hoàng Minh Trang,
Cồ Thị Tuyết with thesis:”Survey and assessment of ammonium pollution level in
lake water in Hanoi”, Award of the faculty 2009. Promoter/Sponsor: Dr. Đồng Kim
Loan.
*Economic effect and application abilities
- Participated Techmart Hanoi 2010 and Techmart for agricultural
development 2010 in Hanoi. Carried out free analysis of ammonium in water samples
for visitors in Techmart. The result of the action announced that there was a new
measure for ammonium analysis of supplied water, where community may use for
controlling of their water source.
- About 200 test-kits sets were sold.
- The results of the project complemented to the text book of Environmental
Analysis

and the

supplementary knowledge was teaching

for students in

Environmental Faculty.
f. The financial situation of project
List of spending items
Electricity, water and material facilities
Stationery
Seminar

Expenditure (VND)

4,000,000.00

200,000.00
9,650,000.00

Employing specialist knowledge

72,000,000.00

Chemicals and materials

13,000,000.00

Total

100,000,000.00


(One hundred millions Vietnam dong)
Manager of the project completed expenditure lawfully and the balances of 2009 and

2010 were stricken.
The expenditure items of information - communication and participation of
conference in abroad were approved to transfer to items of seminar and employing
specialist knowledge.

Managing Faculty

The project presider


_

_

\

Ass. Prof. Dr. Đông Kim Loan

The presiding institution
, 4 0 Uttu


NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐÈ TÀI

NGHIÊN CỨ U HOÀN THIỆN BỘ T H Ử NGHIỆM PHÁT
HIỆN NHANH (TEST-KIT) AMONỊ TRONG NƯỚC SINH
HOẠT VÀ ĂN UỐNG
Mã số: QG.09.23

CHỦ TRÌ ĐÈ TÀI: PGS. TS. ĐỒNG KIM LOAN, GVC

HÀ NỘI, tháng 3 năm 2011


MỤC LỤC
Trang

ĐẬT VÁN ĐÈ
CHƯƠNG 1. TỎNG QUAN TÀI LIỆU................................................................ 3
1.1. Tổng quan về amoni trong nước........................................................................ 3

1.1.1. Nguồn nitơ trong nước và các dạng tồn tại của n ó ........................................ 3
1.1.2. Chu trình nitơ trong nước................................................................................ 5
1.1.3. Tác động của amoni đối với hệ sinh tháinước và con người......................... 6
1- 1.4. Hiện trạng ô nhiễm amoni trong các nguồn nước ở Việt n am .....................7
1.2. Phân tích amoni................................................................................................... 10
1.2.1. Các phương pháp thông dụng phân tíchamoni.................................................. 10
1.2.2. Các công trình nghiên cứu xác định nhanh amoni trong nư ớc........................ 15
1.2.3. Các patent về amoni test k it.............................................................................. 19
1.2.4. Các amoni test kit có bán trên thế giới..............................................................24

CHƯƠNG 2. ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u ................29
2 . 1. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu..................................................................... 29
2.2. Các phương pháp nghiên cứu............................................................................. 29
2.2.1. Phương pháp tổng quan tài liệu....................................................................... 29
2.2.2. Phương pháp thực nghiệm trong phòng thí nghiệm........................................29
2.2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu.............................................................................. 30
2.2.4. Phương pháp thực địa...................................................................................... 30
2.3. Hóa chất, dụng cụ và thiết b ị ............................................................................. 30
2.3.1. Dụng cụ và thiết b ị .......................................................................................... 30
2.3.2. Hóa chất, thuốc thử và các pha c h ế ................................................................ 31
2.4. Nội dung nghiên cứ u...........................................................................................33
2.4.1. Khảo sát quy trình phân tích chuẩn.................................................................33
2.4.2. Nghiên cứu cải tiến phương pháp chuẩn thành phân tích nhanh hiện
trường.......................................................................................................................... 35


2.4.3. Khảo sát khoảng nông độ tuyên tính.................................................................. 40
2.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của các ion khác............................................................41
2.2.5. Xác định độ lệch chuẩn...................................................................................... 41


2 .2 .6. Phân tích mẫu thực........................................................................................... 41
2.2.7. Khảo sát sự thiên lệch trong thao tác của kỹ thuật v iên ................................. 42

2 .2 .8. Phân tích mẫu th ự c..............................................................................................

CHƯƠNG 3. KÉT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ THẢO LUẬN.......................... 43
3.1. Kết quả nghiên cứu chế tạo kit thử với thuốc thử Nessler................................ 43
3.1.1. Đánh giá độ chính xác của phương pháp Nessler chuẩn.................................43
3.1.2. Xây dựng phương pháp phân tích nhanh (Test kit)........................................... 45
3.1.3. Giới hạn phát hiện và độ tuyến tính...................................................................49
3.1.4. Ảnh hưởng của nồng độ hyphoclorit................................................................. 49
3.1.5. Ảnh hưởng của một số ion cản trở....................................................................... 50
3.1.6. Quy trình phân tích nhanh amoni bàng phương pháp Nessler........................ 51
3.1.7. Lập đường chuẩn theo điều kiện tối ưu................................................................51
3.1.8. Xác định độ lệch chuẩn.........................................................................................52
3.1.9. Phân tích mẫu thực........................................................................................... 56
3.1.10. Sự thiên lệch trong thao tác của kỹ thuật viên.............................................. 57
3.1.11. Quy trình phân tích và chế tạo bộ test kit......................................................58
3.2.

Kết quả nghiên cứu chế tạo bộ test kit amoni theo phương pháp phenat..61

3.2.1. Nghiên cứu xây dựng quy trình phân tích nhanh............................................61
3.2.2. Nghiên cứu chế tạo test kit theo phương pháp phenat với thuốc thử thymol

........................................................................................... ...... .................................................66
3.2.3. Phân tích mẫu thực...........................................................................................76
KÉT LU Ậ N ............................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM K H Ả O .......................................................................................79
PHỤ LỤC...................................................................................................................82



BẢNG CHÚ GIẢI CÁC CHỮ V IẾT TẤT

APHA - Hiệp hội sức khỏe cộng đồng Mỹ (American Public Health Association)
BTNMT - Bộ Tài nguyên và Môi trường
BYT - Bộ Y tế
GC/MS - sắc ký khí-khối phổ (gas chromatography mass spectrometer)
IC - sắc ký ion (ion chromatography)
FIA - phân tích dòng chảy (Flow Injection Analysis)
LOD - giới hạn phát hiện (limit of detection)
NNP - natri nitropruside
N-amoni - nitơ amoni
N-hữu cơ - nitơ hữu cơ
pp - phương pháp
QCVN - quy chuẩn Việt Nam
SIA - phân tích dòng lien tục (Sequential Injection Analysis)


DANH M ỤC HÌNH

Trang

Hình 1. Chu trình nitơ trong nước................................................................................ 6
Hình 2. Công thức cấu tạo của thymol....................................................................... 37
Hình 3. Đồ thị đường chuẩn trong dải nồng độ 0-5 mgN/L với 2 bước sóng......... 43
Hình 4. Đồ thị đường chuẩn trong dải nồng độ 6-10 mgN/L với 2 bước sóng........44
Hình 5. Bảng màu chuẩn............................................................................................ 46
Hình 6. Đồ thị biểu diễn độ chính xác của 2 phương pháp.....................................47
Hình 7. Đồ thị biểu diễn độ chính xác của kết quả do người đọc bảng màu...... 48

Hình 8. Giới hạn phát hiện và giới hạn tuyến tính của phép đo..................................49
Hình 9. Đồ thị đường chuẩn cho phân tích nhanh theoNessler..................................51
Hình 10. Bảng nhập dữ liệu của tập kết quà nghiên cứu............................................. 53
Hình 11. Thông tin trong hộp thư thoại...................................................................... 53
Hình 12. Kết quả các đại lượng đặc trưng..................................................................53
Hình 13. Bảng nhập dữ liệu của tập kết quả nghiên cứu cho mẫu thực.......................55
Hình 14. Thông tin trong hộp thư thoại của mẫu thực................................................55
Hình 15. Kết quả các đại lượng đặc trưng của mẫu thực............................................55
Hình 16. Đồ thi đường chuẩn phân tích nhanh xác định sự thiên lệch trong thao tác
của kỹ thuật viên........................................................................................................ 58
Hình 17. Sơ đồ quy trình phân tích nhanh..................................................................59
Hình 18. Hình ảnh lọ đựng dung dịch A ................................................................... 48
Hình 19. Hình ảnh lọ đựng dung dịch B................................................................... 60
Hình 20. Hình ảnh ống nghiệm chứa mẫu.................................................................. 60
Hình 21. Hình ảnh xi lanh lấy mẫu............................................................................ 60
Hình 22. Hình ảnh bảng màu chuẩn........................................................................... 61
Hình 23. Hình ảnh hộp đựng mẫu...............................................................................61
Hình 24. Hình ảnh các dụng cụ trong bộ test kit.........................................................61
Hình 25. Phổ hấp thụ quang của phức màu indothymol............................................. 61


Hình 26. Đường chuẩn xác định amoni bằng phương pháp phenat............................62
Hình 27. Thời gian hiện màu của mẫu thí nghiệm.....................................................63
Hình 28. Sự phụ thuộc của pH và độ hấp thụ quang vào thê tích đệm.......................63
Hình 29. Ảnh hường của nồng độ hypoclorit............................................................ 64
Hình 30. Đường chuẩn xác định amoni.....................................................................66
Hình 31. Độ bền của thuốc thử theo thời gian........................................................... 68
Hình 32. Độ bền của NNP trong nước và hypoclorit trong Na2CƠ3 .........................70
Hình 33. Đường chuẩn xác định amoni với thuốc thử thymol sử dụng test
kit................................................................................................. ....................... ...72

Hình 34. Thang màu chuẩn xác định amoni sử dụng kit thử thymol......................... 72
Hình 35. So sánh đường chuẩn xác định amoni theo 2 phương pháp........................ 73
Hình 36. Khoảng nồng độ xác định của kit thử thymol............................................. 73
Hình 37. Bộ kit thử amoni sử dụng thuốc thừ thymol............................................... 74


DANH MỤC BẢNG
Trang

Bảng 1. Dạng tồn tại của amoni phụ thuộc vào pH....................................................... 7
Bảng 2. Nồng độ giới hạn cho phép của một số ion vô cơ trong nước....................... 41
Bảng 3. Kết quả đo A ở 2 bước sóng trong dải nồng độ 0-5 mgN/L...................... 43
Bảng 4. Quy trình và kết quả đo trong dải nồng độ 6-10 mgN/L........................... 44
Bảng 5. Thể tích dung dịch thuốc thử cần dùng trong 2 phương pháp................... 45
Bảng 6. Quy trình phân tích theo phương pháp Nessler chuẩn........................ 47
Bảng 7. Quy trình phân tích theo phương pháp test kit........................................47
Bảng 8. Kết quả đánh giá độ chính xác của test k it............................................... 48
Bàng 9. Ảnh hưởng của nồng độ hypoclorit............................................................... 50
Bàng 10. Các ion thường gặp trong các nguồn nước nghiên cứu................................50
Bàng 11. Quy trình phân tích để tính toán độ lệch chuẩn của test kit so với phương
pháp chuẩn............................................................................................................. 52
Bàng 12.Xác định amoni bằng test kit để tính độ lệch chuẩn của phép đo cho mẫu
thực....................................................................................................................... 54
Bàng 13. Kết quả phân tích nhanh một số mẫu nước thực trên địa bàn thành phố Hà
nội......................................................................................................................... 56
Bàng 14. Kết quả xác định amoni bằng test kit của nhà chuyên môn.........................57
Bàng 15. Kết quả xác định amoni bằng test kit của người không chuyên môn.........58
Bảng 16. Thời gian xuất hiện màu indothymol........................................................ 62
Bảng 17. Ảnh hưởng của sự thay đổi lượng chất oxy hóa đến độ hấp thụ quang....... 64
Bảng 18. Ảnh hưởng của nồng độ xúc tác đến độ hấp thụ quang...............................65

Bảng 19. Ảnh hưởng của thuốc thử thymol................................................................ 65
Bảng 20. Độ bền của NNP trong đệm và hypoclorit trong Na2CƠ3........................... 69
Bảng 21. Độ bền theo thời gian của thuốc thừ............................................................69
Bảng 22. Độ bền của NNP trong nước và hypoclorit trong Na2C 0 3.......................... 69


Bảng 23. Quy trình phân tích và kết quả đo A bằng test kit thymol...........................71
Bảng 24. Nồng độ tối đa gây ảnh hưởng của các ion trong nước.............................. 74
Bảng 25. Kết quả phân tích mẫu chuẩn bằng test kit................................................ 75
Bảng 26. Ket quả phân tích mẫu thực theo hai phương pháp.................................... 76


ĐẬT VÁN ĐÈ

Nước là một trong những yếu tố sống còn đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển
của xã hội loài người. Trong một xã hội hiện đại, văn minh nước được coi như một
loại hàng hóa kinh tế; xã hội càng phát triển thì những nhu cầu sử dụng và chất lượng
nước đòi hỏi ngày càng tăng lên. Việc tăng nhu cầu sử dụng nước đồng nghĩa với việc
lượng nước từ sinh hoạt, công nghiệp và từ các hoạt động khác thải ra ngày càng
nhiều. Nước thải chứa các chất ô nhiễm đã làm ảnh hưởng tới chất lượng các nguồn
nước, ảnh hưởng không ít đến sức khỏe con người, trong đó có amoni.
Amoni là chất hóa học tồn tại phổ biến trong môi trường và ngay cả trong cơ
thể chúng ta. Với nồng độ thấp, amoni hầu như không gây ra tác hại gì; song ở nồng
độ cao hơn tiêu chuẩn cho phép, nó có thể gây ra nhiều tác hại lớn đối với các cơ thể
sống và hệ sinh thái [1]. Chính vì vậy, việc xác định amoni đã trở thành một nhiệm vụ
rất quan trọng của phân tích môi trường, cụ thể là phân tích nước [ 1, 2].
Việc xác định, đánh giá mức độ nhiễm amoni cho đến nay vẫn thường là lấy
mẫu về các phòng thí nghiệm để phân tích. Điều này gây ra không ít khó khăn cho
công tác quan trắc, phân tích cũng như đánh giá nhanh mức độ ô nhiễm. Thực tế đòi
hỏi cần có được một phương pháp phân tích nhanh tại hiện trường để giúp cho các nhà

khoa học, các nhà quản lý môi trường có thêm một công cụ đắc lực cho công việc
nghiên cứu của mình. Mặt khác, nồng độ amoni cao trong các nguồn nước nuôi trồng
thủy hải sản có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng của vật nuôi
(tầq.thekrib.com/begin-tests.html). Người chăn nuôi không thể sử dụng các phương
pháp phân tích phức tạp trong phòng thí nghiệm để theo dõi chất lượng nước của ao
đầm. Điều này cũng xảy ra tương tự đối với những người dân thường sử dụng các
nguồn nước ngầm, nước cấp có chất lượng chưa ổn định cho sinh hoạt và ăn uổng của
mình hàng ngày (kể cả tại những đô thị lớn trong nước như Hà nội, thành phố Hồ Chí
Minh).
Gần đây trên thế giới đã xuất hiện nhiều công trình và patent về các phương
pháp phân tích nhanh (test-kit) amoni (faq.thekrib.com/begin-tests.html; u s Patent
7033839; www.thefishsite.com;www.marinedepot.com). Tất cả các công trình này
đều được bảo vệ bản quyền hoặc đã được chuyển giao bản quyền sản xuất và đã cung
cấp cho thị trường.
Tại Việt nam, chúng ta cũng đã mua, sử dụng một vài loại test-kit nhập khẩu
với giá khoảng 10 ƯSD/bộ và cũng có một vài cơ sở trong nước thử sản xuất, sử dụng.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu chế tạo test-kit cho amoni ở nước ta cho đến nay vẫn chưa
có nơi nào công bố, chưa có sản phẩm được áp dụng trên thị trường.


Một vài năm gần đây nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã nghiên cứu thành công
phương pháp đo nhanh amoni trong phòng thí nghiệm, nhưng chưa có điều kiện để
phát triển thành dạng test-kit. Do đó, đề tài ‘ Nghiên cứu hoàn thiện bộ thử nghiệm
phái hiện nhanh (test-kit) amoni trong nước sinh hoạt và ăn uống” đã được xây
dựng với mục đích có được những bộ phân tích nhanh amoni, góp phân không nhỏ vào
việc tăng năng suất vật nuôi, cây trồng và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Test kit chế tạo
được phải có thao tác đơn giản, dễ sử dụng, cho kết quả ngay và độ chính xác đạt yêu
cầu cho những mục đích dân dụng mà không cần phải nhập từ nước ngoài với giá rất
cao, không phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay của nước ta.


2


CHƯƠNG 1. TỎNG QUAN CÁC VẤN ĐÈ NGHIÊN c ứ u
1.1.

Tổng quan về amoni trong nước

1.1.1. Nguồn nỉtơ trong nước và các dạng tồn tại của nó
1.1.1.1. Nguồn gốc phát sinh
Nitơ là nguyên tổ luôn có mặt trong cơ thể động, thực vật sống và trong thành
phin của các họp chất tham gia các quá trình sinh hóa. Đồng thời nó cũng tồn tại trong
các sản phẩm công nghiệp và tự nhiên ở dạng vô cơ hay hữu cơ. Nguồn phát thải hợp
chit nitơ vào môi trường nói chung, cũng như môi trường nước nói riêng rất phong
phí: từ các chất thải rắn, khí thải, nước thải... nhưng quan trọng nhất là từ nguồn phân
bón và chất bài tiết trong nước thải sinh hoạt.
Trong thức ăn của người và động vật nói chung, các hợp chất chứa nitơ chỉ
đuợc cơ thể hấp thu một phần, phần còn lại được thải ra dưới dạng chất rắn và chất bài
tiá khác; đa phần các nguồn này đều bị đưa vào các dòng thải lỏng. Hợp chất nitơ
trcng loại thải này đa phần là các hợp chất chứa N-hữu cơ và N-amoni. Mỗi người
hàig ngày tiêu thụ 5 - 16g nitơ dưới dạng protein và thải ra khoảng 30% trong số đó;
hàm lượng nitơ thải qua nước tiểu lớn hơn trong phân khoảng 8 ỉần. Các hợp chất chứa
niiơ, đặc biệt là protein và urin trong nước tiểu bị thủy phân rất nhanh tạo thành
amoniac [3], Thành phần N-amoni thường chiếm 60 - 80% hàm lượng nitơ tổng số
trong nước thải sinh hoạt.
Nguồn các hợp chất nitơ trong nước từ sản xuất công nghiệp liên quan chủ
yếu tới các ngành chế biến thực phẩm, sản xuất phân bón hay trong một số ngành
nghề đặc biệt như chế biến mủ cao su, tơ tằm, thuộc da, ... Các hợp chất nitơ thải ra
từ các ngành này (cả dạng thải lỏng và rắn) nhanh chóng đi vào nước với tốc độ phụ
thaộc vào mức độ phân tán, nhiệt độ môi trường và loại sản phẩm chế biến. Nhìn

chung, các hợp chất này dễ bị thủy phân trong môi trường và tạo ra amoniac. Nước
thìi sinh hoạt và nước thải từ chế biến thực phẩm, sản xuất hóa chất thường có hàm
luựng amoni tới 10 - 100mg/L.
Canh tác nông nghiệp cũng là nguồn làm gia tăng thêm ô nhiễm các hợp chất
nitơ cho môi trường do bón phân và sử dụng nước thải đô thị để tưới. Tuy nhiên, cây
tròng chỉ hấp thụ được một phần, còn lại bị rửa trôi vào môi trường. Nhiều số liệu cho
thấy phân urê khi bón cho lúa nước có thể bị mất tới 30 - 40% do bị rửa trôi, thấm vào
đảt hay bị phân hủy ngoài môi trường. Trong môi trường nước, urê rất dễ dàng bị thủy
pầân tạo thành amoniac và khí carbonic theo phương trình:
CO(NH2)2 + H2

C 0 2 +2NH 3

3


Nguồn thải phát sinh do chăn nuôi gia cầm, gia súc tuy có lưu lượng nhỏ hơn so
với nước sinh hoạt (chủ yếu là nước tắm rửa và vệ sinh chuồng trại), nhưng cũng tạo ra
một lượng chất rắn chứa nhiều các hợp chất hữu cơ nitơ dễ bị phân hủy gây ô nhiễm
đất và nước.
Ngoài ra, còn phải kể đến nguồn nước rỉ rác; loại nước này thường rất giàu các
họp chất nitơ ở các dạng khác nhau (như N-hữu cơ (protein, axit amin), N-amoni,
nitrit, nitrat) ở cả trạng thái lỏng, rắn và khí (ở dạng khí như NO, N 20 , N 2 (tan); rắn
không tan như tảo, vi sinh vật, các dạng keo hữu cơ khác). Thành phần hữu cơ chứa
nitơ trong rác chủ yếu là protein và một lượng nhỏ các hợp chất axit nucleic, chitin,
ure, phospholipit, các sản phẩm phân hủy từ thức ăn, xác động vật. Hàm lượng
amoniac cũng như tổng nitơ kjeldahl trong nước rác ở các bãi rác khác nhau đều có
chung đặc điểm là khoảng dao động rất lớn từ vài chục đến hàng nghìn mg/1, trong đó
hàm lượng amoniac chiếm từ 60-80%.
1.1.1.2. Các dạng nitơ trong nước

Trong nước, nitơ thường tồn tại ở cả 3 dạng: nitơ hữu cơ, nitơ amoni và nitơ
dạng oxi hóa (nitrat, nitrit). Những dạng này là các khâu trong chuỗi phân hủy hợp
chất hữu cơ chứa nitơ như protein và các hợp phần của protein.

Prote

nitrosomonas _ nitrobacter
——
» N 0 2-----

N03'

Các hợp chất của nitơ luôn liên quan đến sự tạo thành và phân huỷ tàn tích động
thực vật trong đất và nước. Nồng độ nitrat khoảng vài mg/1 (ít khi đạt 5 mg/1) chứng
tỏ nước không ô nhiễm. Nếu có nguồn nước sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp thải
vào sông thì nitrat có thể > 10 mg/1. Nitrit là sản phẩm trung gian của quá trình nitrat
hoá nên thường chỉ xuất hiện vào cuối hè và trong mùa thu, nồng độ của nó và amoni
thường ở khoảng vài ba phần trăm đến phần mười mg/1 (thường nhỏ hơn amoni). Nồng
độ amoni trong nước mặt vùng không ô nhiễm thường < 0,05ppm, nhưng ở nước ngầm
hàm lượng này cao hơn nhiều. QCVN 08 và 09: 2008/BTNMT quy định:
Cho nước mặt: loại A (amoni 0,1-0,2; nitrit 0,01-0,02; nitrat 2-5 (mg N/L)), loại
B (amoni 0,5-1,0; nitrit 0,04-0,05; nitrat 10-15 (mg N/L).
Cho nước ngầm: amoni 0,1; nitrit 1,0 và nitrat 15 mg N/L.
Nhìn chung, nồng độ của các hợp chất nitơ trong nước thường biến động và có
đặc điểm là cực đại vào mùa đông và cực tiểu vào mùa hè phụ thuộc và quá trình sản
sinh và tiêu thụ dinh dưỡng trong nước.
4


ỉ. 1.2. Chu trình nitơ trong nước

Nitơ chiếm trên 78% thể tích khí quyển và có mặt ở mọi tầng thủy quyển, đóng
vai trò quan trọng trong đời sống của sinh vật, trước hết là thực vật và tảo. Chu trình
nitơ xảy ra trong nước gồm 5 quá trình: cố định nitơ, đồng hóa nitrat và amoni, quá
trình amon hóa, quá trình nitrat hóa hay oxi hóa amon và quá trình khử nitrat [4],
1.1.2.1. Cổ định nitơ (nitrifixation)
Đó là quá trình khử nitơ (N2) thành amoni (NH4+). Quá trình này diễn ra phức
tạp, được tiến hành do các vi khuẩn tự dưỡng và dị dưỡng trong điều kiện hiếu khí và
kị khí. Phản ứng xảy ra theo sơ đồ tổng hợp sau:

N2 + 8e" + 16ATP + 16H+ ---- ►2NH4+ + 16ADP + 16Pi + H2
/. 1.2.2. Đồng hóa nitrat và amoni
Trong đời sống, tảo cũng như các loài thực vật bậc cao sử dụng nitơ dưới dạng
muối nitrat và amoni để cấu trúc cơ thể, sinh trưởng và phát triển. Nơi nào giàu muối,
tảo phát triển phong phú; nơi nào nghèo muối, tảo trờ nên nghèo nàn. Nếu lượng muối
nitơ cùng với muối photpho quá dư thừa, tảo bùng phát số lượng, gây hiện tượng nước
phú dưỡng ((eutrophication-hiện tượng “nở hoa”) gây tai họa cho đời sống của các loài
sinh vật nước và làm cho ao hồ bị ô nhiễm. Nếu tảo được cung cấp cùng một lúc cả
NH4+ và N O 3 ' thì chúng sẽ lựa chọn NH4+ trước tiên cho sự sinh trưởng. Khi nuôi tảo,
NH4NO 3 được cung cấp thì pH sẽ giảm đầu tiên do tảo thu nhận NH4+, nhưng sau đó
pH lại quay lại giá trị ban đầu nhờ tảo sử dụng NO 3". Sự tiêu hao phần lớn NH4+ do tảo
có thể trở thành nhân tố kìm hãm enzim khử nitrat vì hàm lượng N H / giảm dẫn đến
tình trạng suy giảm của enzim này.
1.1.2.3. Quá trình amon hóa (amonification)
Quá trình này ngược với sự đồng hóa amoni; tức là nitơ hữu cơ chuyển hóa lại
thành nitơ vô cơ ban đầu như amoni. Trong quá trình amon hóa, các vi sinh vật có thể
tiến hành phân hủy protein bên trong cũng như bên ngoài cơ thể chúng. Nếu ngoài cơ
thể thì các enzim phân giải protein được vi khuẩn tiết vào nước sẽ thủy phân protein
đến các hợp chất có phân tử nhỏ hơn, đủ khả năng khuếch tán qua màng vào trong tế
bào mà ở đó chúng tiếp tục bị phân giải để thải ra dưới dạng amoniac. Như vậy, quá
trình amon hóa luôn đi kèm với quá trình trao đổi chất của sinh vật. Trong thủy vực,

những loài vi khuẩn, nấm và Actinomices khi phân giải protein trong điều kiện kị khí,
giải phóng NH3, H2S, các axit hữu cơ và các sản phẩm phân giải khác.
1.1.2.4. Quá trình nitrat hóa (nitrification) hay oxi hóa amoni (ammonium oxidation)
Quá trình oxi hóa amoni gồm 2 bước, được thực hiện bởi 2 nhóm vi khuẩn:
5


NH3/NH4

nitrosơmonạs

----

n itr o b a c te r

N 02' -----

» N 03

Hình ỉ. Chu trình nitơ trong nước
ỉ. 1.2.5. Quá trình khử nitrat (denitrification)
Quá trình khử nitrat diễn ra trong điều kiện kị khí, trong đó vi khuẩn sử dụng
oxi của ion nitrat để oxi hóa các chất khác (nhận năng lượng) và giải phóng nitơ.
Trong thủy vực, quá trình khử nitrat thường xuất hiện ở tầng đáy của các hồ giàu dinh
dưỡng, đầm lầy và nước ngầm nhận chất hữu cơ từ dòng bề mặt yếm khí, thậm chí
trước cả khi oxi mất đi hoàn toàn. Tuy nhiên, một số loài vi khuẩnnhất là các loài
thuộc giống Pseudomonas, Bacillus và Micrococcus là nhừngloài hiếu khí điển hình,
cũng có thể sinh trưởng trong điều kiện kị khí khi chúng sử dụng các chất không phải
là nước như một chất nhận điện tử cuối cùng trong quá trình trao đổi chất.


Một ví dụ tiêu biểu cho quá trình khử nitrat do loài Thiobacillus có thể sử dụng
N 0 3‘ được thể hiện theo phản ứng sau:
5S +

6

N O 3 ' + 2 H 20

----- ► 5 S 0 42' + 3 N 2 + 4 H +

1.1.3. Tác động của amoni đối với hệ sinh thái nước và con người
1.1.3.1. Các tác động có hại của amoni trong nước
Amoni là một sản phẩm phụ độc sinh ra trong quá trình trao đổi chất ở cơ thể
động vật và là sản phẩm của sự phân hủy tự nhiên các chất thải động thực vật. Trong
môi trường nước, amoni tồn tại ở cả dạng phân tử (NH3) và ion (NH4+) phụ thuộc
mạnh vào pH, nhiệt độ và độ mặn; nhưng pH ảnh hưởng quan trọng hơn cả. Sự xuất
hiện amoni trong nước là hiệu báo nguồn nước bị ô nhiễm, cần phải kiểm soát chặt chẽ
các chỉ tiêu khác có nguy cơ gây hại cho sức khỏe như nitơrat, nitơrit và vi sinh.
Độ độc của amoni phụ thuộc cao vào pH nước. Chẳng hạn như nó sẽ chuyển
hóa thành ion amoni kém độc hơn ở pH thấp (pH < 7), nhưng ở pH > 7 các mức độc
cùa amoni tăng lên do tăng dạng phân tử. Mức amoni tổng (NH3 + NH4+) chi ở khoảng
0,25 mg/L đã có thể gây nguy hại cho cá và các loài sinh vật nước khác. Riêng dạng

6


phân tử (NH3), chỉ cần ở nồng độ rất thấp (0,01

-ỉ-


0,02 mg/L) cũng đã có thể giết chết

cá [5],
Bảng 1. Dạng tồn tại của amoni phụ thuộc vào pH [6]

pH

6

7

8

9

10

11

% nh3

0

1

4

25

78


96

% n h 4+

100

99

96

75

22

Quỹ lương thực thế giới (FAO) quy định cho nước nuôi cá: amoni < 0,2mg/L
đối với họ cá Salmonid (cá hồi) và 0,8mg/L đối với họ cá Cyprinid (cá chép) [7].
Amoni là một thông số không bền, khi ở dạng ion, nó lấy oxy trong nước để bị
oxy hoá trở thành nitrat. Trong trường hợp đó, nó là độc tố đối với đời sống của thuỷ
sinh trong môi trường nước theo phương trình dưới đây:
NH4+ + 2 0 2 — N(V + H20 + 2H+
Đối với con người, bản thân ion amoni cỏ mặt trong nước (thực ra) không quá
độc, song hàm lượng NH4+ trong nước cao có thể gây một số hậu quả như sau:
+ Thứ nhất: làm giảm hiệu quả, độ tin cậy của công đoạn clo hóa, do phản ứng
ngay với clo tạo cloramin có tác dụng sát khuẩn yếu so với clo khoảng 100 lần.
+ Thứ hai: khi có mặt lâu trong nước, có thể bị vi khuẩn oxy hóa thành nitrit và
nitrat. Bản thân nitrit và nitrat không gây ung thư nhưng khi vào cơ thể người dễ phản
ứng với các chất khác tạo thành các hợp chất N-nitroso gây ung thư (tiêu chuẩn mới
nhất của Bộ y tế yêu càu tổng N-nitrit và nitrat < 10mg/L).
+ Thứ ba: amoni cùng với một số chất vi lượng trong nước (hữu cơ, photpho,

sắt, mangan...) là nguồn dinh dưỡng - thức ăn để vi khuẩn (kể cả tảo) phát triển, gây
hiện tượng không ổn định sinh học của chất lượng nước sau xử lý. Nước có thể bị đục,
đóng cặn trong hệ thống ống dẫn, bể chứa. Nước bị xuống cấp về các yếu tố cảm quan.
Đây là khía cạnh chính được giới khoa học quan tâm nhiều và là yêu cầu bất buộc về
hàm lượng amoni sau xử lý của mọi quy trình sản xuất nước cấp cho sinh hoạt.
1.1.3.2. Sự chuyển hóa sinh hóa các hợp chất chứa nitơ trong cơ thể sống và tác động
tiêu cực của nó
Một mặt con người và động vật bậc cao lấy nguồn cung cap protein từ động
thực vật, mặt khác nguồn protein này lại được tổng hợp lên nhờ hệ thống các enzym
(cũng chính là các protein). Protein tạo ra phần lớn vật chất hình thành nên tế bào
sống. Trong quá trình sống của động thực vật và con người, luôn có sự đào thải các
7


chát dư thừa, khó tiêu hoá và cặn bã dưới dạng nước tiểu và phân. Đó là kết quả của
quá trình phân huỷ protein. Dưới tác động của một số loại vi khuẩn đặc hiệu, chính
những nguồn thải này lại là nguồn dinh dưỡng nitơ để cung cấp cho sự phát triến, sinh
trưởng của thực vật.
Như vậy, con người và động thực vật luôn cần có nitơ ở một liều lượng thích
hợp, và có thể nói chu trình chuyển hoá nitơ trong hệ sinh thái là một vòng tuần hoàn,
ở trên mức cho phép, tất cả các dạng chứa nitơ này đều có thể gây hại cho sức khoẻ
con người và ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái.
Chẳng hạn như, nitrat là sản phẩm cuối cùng của quá trình phân huỷ các hợp
chất hữu cơ chứa nitơ có trong chất thải của người và động thực vật. Trong nước tự
nhiên, nồng độ nitrat thường nhỏ hơn 5 mg/1, vùng bị ô nhiễm do chất thải hoặc phân
bón, hàm lượng nitrat trong nước lên tới trên 10 mg/1 làm cho rong tảo dễ phát triển. Ở
nồng độ cao, nitrat gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước sinh hoạt và nuôi trồng
thuỷ sàn, mặc dù bản thân chúng không phải là chất có độc tính nhưng ở trong cơ thể
nó bị chuyển hoá thành nitrit rồi kết hợp với một số chất khác trong cơ thể tạo thành
các họp chất nitrozo là các chất có khả năng gây ung thư. Hàm lượng nitrat trong nước

cao néu uổng phải sẽ gây bệnh thiếu máu, làm giảm lượng hemoglobin trong máu.
Nguyên nhân làm giảm chức năng của hemoglobin là do hàm lượng nitrat tăng
trong cơ thể, nitrat sẽ biến thành nitrit và nitrit sẽ tạo thành methemoglobinenia bằng
sụ oxi hoá “hem Fe2+” của hemoglobin. Methemoglobin làm giảm khả năng mang oxy
của máu, có khả năng gây từ vong do “ngột ngạt hóa chất”:
O xi hóa khi có mặt N 0 2’

Hb(Fe2+)4^ H b ( F e 2+)3(Fe3+) *-► Hb(Fe2+)2(Fe3+)2 <-► Hb(Fe2+)(Fe3+)3- ^ Hb(Fe3+)4
Khử khi có mặt NADH

Nitrat cao cũng là nguyên nhân của hội chứng “xanh xao” ở trẻ nhỏ (Blue baby chứng thiếu máu methemoglobin), nhất là đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Ở độ tuổi
nay, trẻ em dễ mẫn cảm với sự tồn lưu huyết cầu tố bào thai và do trong dạ dày không
co đủ độ pH để hạn chế sự chuyển hóa N 0 3' thành N 0 2".
Ngoài ra, thức ăn có hàm lượng nitrit và nitrat cao cũng đáng quan tâm. Những
trả trong giai đoạn 6 tháng tuổi dễ bị mẳc căn bệnh này, vì hàm lượng enzim
rrethamoglobin reductase (NADH) tương đối thấp [8]. Nitrit còn có thể kết hợp với
cac amin, amit và các hợp chất chứa nitơ khác tạo các nitrosamin, một nhóm
carcinogen được xem như là tác nhân có khả năng gây ung thư, đe doạ sự sống của con
người.

8


×