Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

TIỂU LUẬN CAO học NGÔN NGỮ báo CHÍ so sánh ngôn ngữ tin của báo in và tin trên báo mạng điện tử”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.15 KB, 13 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN: NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
ĐỀ TÀI:

SO SÁNH NGÔN NGỮ TIN CỦA BÁO IN VÀ TIN
TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

1


MỤC LỤC

2


PHẦN MỞ ĐẦU
Những người viết báo, viết văn rất tự hào về sự phong phú của tiếng Việt
và luôn luôn rèn rũa kỹ năng sử dụng tiếng Việt, góp phần làm giàu thêm, đẹp
thêm tiếng Việt thông qua quá trình sáng tạo tác phẩm của mình.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời là một nhà báo vĩ đại, một bậc
thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ đặc biệt quan tâm đến việc giữ gìn sự trong
sáng của tiếng Việt, và Người không ngừng làm phong phú tiếng Việt. Người
từng căn dặn: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quí báu của
dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quí trọng nó”; “Viết và nói, trước hết phải
có nội dung, phải chữa cho hết bệnh nói dài, viết rỗng…”. Không chỉ nhấn
mạnh đến vai trò nội dung thông tin trong tác phẩm báo chí, Bác Hồ còn luôn
nhắc nhở chúng ta phải không ngừng rèn luyện cách diễn đạt thông tin, sử dụng
ngôn ngữ.
Hàng ngày, thậm chí là hàng giây, trên thế giới đều diễn ra một điều gì đó
quan trọng, hay chỉ đơn thuần là thú vị trong chính trị và kinh tế, trong khoa học
và kỹ thuật, trong văn hóa, hoặc ở trong những phạm vi khác đầy bất ngờ của


cuộc sống. Liệu các phương tiện thông tin đại chúng, trong các bản tin hàng
ngày của mình, có thể tạo nên một bức tranh trọn vẹn của tất cả các tin tức “từ
mọi nơi và mọi thứ”hay không?
Sự thông báo tin tức đối với công chúng trước hết là những thông báo về
các sự kiện và các vấn đề nóng hổi ở các lĩnh vực khác nhau ở trong nước cũng
như trên vũ đài quốc tế. Những sự kiện và vấn đề đó phải tạo nên lịch sử theo ý
nghĩa rộng nhất của khái niệm này. Hầu như ngày nào người ta cũng tìm thấy
những sự việc và những tin tức mới về chúng mà được tất cả mọi người quan
tâm. Không hiếm khi xảy ra những bước ngoặt đầy bất ngờ trong tiến triển của
chúng khiến người ta phải thay đổi những đánh giá trước đây đã được đưa ra để
giải thích chúng.
Và thật đáng ngạc nhiên là ở nước nào cũng vậy, cái đề tài nước ngoài
“tầm cỡ” kiểu như trên với tất cả tầm quan trọng không ai có thể phủ nhận được
của nó, về dung lượng trong các buổi phát tin luôn thua xa những thông báo “từ
3


mọi nơi và về mọi thứ”, mà trong đó người ta kể về những tình huống khác nhau
nhất từ hiện thực cuộc sống hàng ngày. Đó là bức tranh nhiều màu của đủ loại
các sự kiện và vấn đề có tính chất địa phương, mà về mặt này hay mặt khác, có
thể gây nên sự chú ý cho một lượng công chúng đông đảo. Ở mỗi nước đều hình
thành những sự ưu đãi phản ánh đặc thù cuộc sống của nó, và những sự ưu đãi
tương ứng của việc thông báo về điều đó là những tin tức hàng ngày, những tin
nổi bật lớn nhỏ, hoặc chỉ đơn thuần là những chuyện cười gợi trí tò mò.
Qua nghiên cứu môn Phong cách Tiếng Việt hiện đại, tôi tâm đắc với
chuyên đề ngôn ngữ tin trên báo chí. Chính vì vậy, trong phạm vi tiểu luận này,
tôi xin đề cập tới chuyên đề: “So sánh ngôn ngữ tin của báo in và tin trên báo
mạng điện tử”.
Do khả năng của bản thân, do chưa có điều kiện được tiếp cận các nguồn,
các tài liệu khác nhau; vả lại, thực tiễn luôn vận động, biến đổi mà chúng ta

chưa có điều kiện theo sát và nhận thức đầy đủ nên tiểu luận này xin phép chỉ đề
cập những vấn đề chung và cơ bản nhất.

4


SO SÁNH NGÔN NGỮ TIN CỦA BÁO IN VÀ TIN
TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
1. Tin tức là gì?
Cuốn giáo trình Nhà báo, bí quyết kỹ năng – nghề nghiệp do TS Nguyễn
Văn Dững và TS Hoàng Anh, Nhà xuất bản Lao động, 1998 định nghĩa: Tin tức
là cái mà trước đây người ta chưa biết, là những kiến thức mới hoặc là tin sốt
dẻo; thông báo về một điều gì đó mới mẻ hoặc là về cái xảy ra trước đó hoàn
toàn chưa lâu; là con người, sự việc, sự kiện, vấn đề hay là cái gì đó đáng lưu
tâm; là sự công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng về các sự kiện và
vấn đề cập nhật hoặc nói chung là về những gì thú vị và quan trọng; các cột báo
hay một phần của một cột báo mà có đăng những tin tức cuối cùng khác với các
cột báo có bài của Ban biên tập, các bài bình luận cũng như các bài viết của tác
giả khác; là tên gọi hoặc một phần tên gọi của rất nhiều báo, tạp chí, tập san của
các hãng tin hay các cơ quan tổ chức khác nhau.
Vậy giá trị của tin tức được xác định bởi cái gì? Xung quanh vấn đề này
các nhà lý luận đã đưa ra một bảng phân loại sau:
- Sự gần gũi của đề tài tin tức theo quan điểm của độc giả về mặt không
gian, hoặc về mặt thời gian (quá khứ không xa hoặc tương lai gần) một cái gì đó
khá quen thuộc hoặc gần gũi với họ vì những lý do gì đó.
Sự nổi tiếng của ai đó hoặc cái gì đó – tức là tất cả những gì và những
nguyên nhân nào đó đã được công chúng thừa nhận và biết đến, hoặc ở cấp địa
phương, hoặc ở các qui mô lớn hơn; những thành công hoặc thất bại của các tổ
chức nhà nước, chính trị, doanh nghiệp, xã hội… cũng như của những người đại
diện cho chúng.

- Tính hợp thời – liệu khi thông tin vì một lý do gì đó còn chưa mất hết
tình thời sự thì nó còn có thể “đảm đương” được tất cả bài viết của bạn không?
Liệu có đúng chỗ không khi đưa ra tin này hay tin nọ trong bối cảnh ngày hôm
nay? Liệu việc công bố chúng có mang lại tác hại “ngoài dự tính” vì những lý do

5


“tế nhị” không? Liệu chúng đã hòa nhập với tinh thần thời đại về mặt phong
cách diễn đạt và dẫn chứng chưa?
- Sự tác động của tin tức theo những hậu quả có thế của nó có khơi dậy sự
chú ý của độc giả tới tất cả các thành phần khác của bài viết? Liệu nó có làm họ
lưu tâm tới đề tài của mình? Liệu đề tài này có ảnh hưởng đến sự hình thành
những phán đoán hay cảm xúc nào đó? Liệu tin tức có đề cập đến những vấn đề
cốt yếu của độc giả và gia đình họ? Liệu nó có hòa nhập với công việc và các
mối quan tâm của họ? Liệu nó có tương đồng với các tâm trạng khác nhau trong
xã hội và lợi ích của đất nước, tiếng vang của nó trên thế giới này ra sao?
- Qui mô của tin tức theo mức độ quan trọng, sự nặng cân và ý nghĩa của
nó. Liệu nó có đủ sức thuyết phục theo góc độ dung lượng thông tin? Tầm cỡ sẽ
giữ vai trò có tính nguyên tắc hay chỉ là phụ đối với việc nhận thức và đánh giá
tin tức?
- Xung đột trong ý nghĩa rộng nhất của khái niệm này – từ những trục trặc
gia đình cho đến những cuộc đụng độ mang mầu sắc dân tộc hay tôn giáo… Tất
cả những điều này, nói tóm lại, là thông tin đa dạng nhất với dấu trừ mà theo
cách nhìn nhận trong báo chí phương Tây thì “làm cho tờ báo bán chạy”.
- Sự khác lạ đó là sự phát triển các sự kiện và vấn đề không bình thường
hay là không thể dự đoán được, những tình huống bất ngờ hay là không quen
thuộc khác nhau, những sự việc khác lạ của đời thường, những hành động thái
quá… Tất cả những gì ở mặt này hay mặt khác vượt ra khỏi cái khuôn khổ quen
thuộc của đời sống hàng ngày và tạo ra nguyên cớ cho những tin giật gân lớn

nhỏ.
- Nhân cách hóa dữ liệu tin tức cho bạn khả năng tập trung sự chú ý vào
những chi tiết thú vị bằng cách dẫn ra những con người cụ thể, giải thích sự kiện
hay vấn đề bằng những nét “thông qua con người”? Điều này có thể làm được
khá hoàn hảo, nếu như biết kết hợp với những tiêu chuẩn khác, biểu thị giá trị
của thông tin, ở đây thực sự đã mở ra những khả năng vô hạn trong việc làm cho
sự diễn tả giàu chất sống hơn, và chính điều đó đã xác nhận sự chính xác của
thông tin.
6


2. So sánh ngôn ngữ tin của báo in và tin trên báo mạng điện tử
Như chúng ta được biết, nếu báo in lấy chữ viết làm phương tiện chuyển
tải thông tin chính yếu, còn đối với báo mạng, chúng ta vừa có thể đọc lại vừa có
thể xem và nghe. Cho đến thời điểm này, trên các tờ báo mạng ở Việt Nam, hình
ảnh và âm thanh về cơ bản mới chỉ giữ vai trò là thành tố bổ trợ, minh họa cho
thông tin của văn bản viết. Và do hướng tới hoạt động đọc là chủ yếu cho nên
ngôn ngữ báo mạng gắn liền hơn cả với ngôn ngữ báo in.
Theo TS Hoàng Anh, Trưởng khoa Quản lý khoa học, giảng viên Học
viện Báo chí - Tuyên truyền Hà Nội cho rằng nét đặc trưng bao trùm của ngôn
ngữ tin trên báo in và tin trên báo mạng điện tử với các tính chất cụ thể, đó là:
2.1. Đặc biệt ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu
Thông tin ở đây được cập nhật từng giờ, từng phút. Sự ngắn gọn, rõ ràng,
dễ hiểu của ngôn ngữ phù hợp với tính nóng hổi của thông tin. Nhờ đó, việc
chuyển tải cũng như tiếp nhận thông tin đều trở nên nhanh chóng, thuận lợi và
dễ dàng hơn.
Thể loại tin thường chiếm từ 80 đến 90% các tác phẩm báo chí trên một tờ
báo mạng và báo in. Mà ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu là những đặc điểm nổi bật
nhất của ngôn ngữ tin. Xin lấy một ví dụ ở báo in, ngày 29/5/2009, báo Bóng đá:
“Các quan chức của Milan cười nhạo về thông tin được đăng tải của tờ AS.

Theo đó, sẽ không có chuyện Kaka đến Real Madrid và việc ra mắt bản hợp
đồng này trong đầu tuần tháng 6 tới lại càng không thể”.
Một ví dụ khác ở báo mạng vnExpress, ngày 30/6/2009: “Hết ngày hôm
nay, nếu Man United không chịu chi tiền thì hầu như chắc chắn ngôi sao người
Argentina sẽ đầu quân cho địch thủ cùng thành phố Manchester”.
Trong báo in, việc viết tắt các từ và các cụm từ thông dụng hoặc được sử
dụng lặp đi lặp lại nhiều lần là khá phổ biến. Song trong báo mạng điện tử, việc
viết tắt hầu như không được phép bởi nó, một mặt, gây khó khăn đáng kể cho
công chúng là Việt kiều hoặc là người nước ngoài – những người thường không
biết ý nghĩa của dạng tắt, mặt khác, cản trở việc đọc nhanh, đọc lướt của chính
độc giả là người bản xứ.
7


Ví dụ: “Nhiều khả năng cựu tuyển thủ Brazil, Juninho sẽ trở lại
M’brough để đảm nhiệm một vị trí trong BHL của CLB này. Nếu điều đó xảy ra,
đây sẽ là lần thứ 5 Juninho trở lại làm việc cùng Boro”. (Báo Bóng đá, ngày
29/5/2009).
“Sau nhiều ngày đàm phán, Florentino Perez tuyên bố ông đã có được
chữ ký của Kaka với tổng chi phí là 62 triệu bảng. Một lần nữa, câu lạc bộ
Hoàng gia phá kỷ lục chuyển nhượng trên thế giới, sau vụ Zinedine Zidane hồi
năm 2001”. (dantri.com.vn, 3/6/2009)
Trong báo in, các đoạn văn thường ít hơn trong báo mạng. Theo thống kê,
báo mạng thường thiết lập khoảng cách khá lớn giữa các đoạn văn trong bài viết
của mình. Chính khoảng cách như vậy sẽ mang lại cho tác phẩm báo mạng
nhiều không gian trống, giúp nó trở nên thoáng đãng hơn, và nhờ vậy, công
chúng cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn khi đọc.
2.2. Thể hiện tính thời sự cao nhất trong các loại hình báo chí
Báo mạng điện tử thường sử dụng các cụm từ như “hôm nay”, “sáng
nay”, “chiều nay” thay vì “hôm qua”, “tuần qua”, “chiều” như báo in. Thời gian

trên báo mạng điện tử được thể hiện bao gồm cả giờ và phút, thậm chí có báo
còn ghi cả giây cập nhật thông tin. Điều này nhằm mục đích khẳng định khoảng
cách giữa thời điểm xảy ra sự kiện và thời điểm phát tin là ngắn nhất, và do vậy,
giúp công chúng cảm nhận rõ nét hơn về “độ nóng” của thông tin.
Ví dụ:
“Chiều qua 3/6, thêm nhiều cơ sở sản xuất nước tinh khiết tại TP.HCM bị
thanh tra Sở Y tế ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động do kết quả xét nghiệm
mẫu nước của những cơ sở này không đạt tiêu chuẩn vi sinh. Đó là những đơn
vị: Công ty TNHH SX-TM Hồng Quân (P.Tân Thuận Tây, Q.7) với nhãn hiệu
nước Seahore, bình loại 21 lít, ngày sản xuất (NSX) 4/5/2009…) (Báo Thanh
niên, ngày 4/6/2009).
“Hôm qua 3/6, Cơ quan CSĐT Bộ Công an tiến hành khởi tố bị can đối
với các ông Phùng Thanh Sơn – nguyên Tổng biên tập Báo Người cao tuổi,
Nguyên Phó chủ tịch Hội Người cao tuổi VN; Trân Đức – nguyên Phó tổng biên
8


tập Báo Người cao tuổi; Nguyễn Văn Tài – Phó giám đốc Công ty tư vấn công
nghệ thiết bị và kiểm định xây dựng (Coninco) để điều tra làm rõ hành vi thiếu
trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, ông Lai Anh Tuấn – kỹ sư
Công ty Coninco bị khởi tố về hành vi cố ý làm trái.” (Báo Thanh niên, ngày
4/6/2009).
“Sau hai ngày điều trị, sáng nay kết quả xét nghiệm trở lại cho thấy, bệnh
nhân cúm đầu tiên đã âm tính với virus H1N1. Hai người còn lại sức khỏe tốt và
đang chờ kết quả tái kiểm tra”. (vnExpress, 3/6/2009)
2.3. Tính mới lạ
Cả trong báo in và báo mạng điện tử đều mang đến cho độc giả sự hấp
dẫn, khả năng gây ấn tượng lớn về sự mới lạ của tin. Tin tức là cái gì đó khác
thường. Một định nghĩa nổi tiếng của tin là "Chuyện một con chó cắn một người
không phải là tin. Nhưng nếu một người cắn một con chó thì đấy là tin." Một tin

trên trang nhất của tờ Bangkok Post viết về một người bị bắt vì anh ta cắn vào
cổ con chó của mình. Người đàn ông đó muốn chứng tỏ anh ta là ông chủ của
nó.
Ví dụ:
“Thi thể bị chặt khúc trong phòng trọ thầy bói
Nạn nhân được xác định là nam trên 30 tuổi, bị cưa nhiều khúc nằm
trong bao tải ở phòng trọ phường An Phú Đông, quận 12, TP HCM, được chủ
nhà phát hiện vào sáng 3/6”. (vnExpress, ngày 3/6/2013).
“Bắt quả tang người nước ngoài tống tiền bằng ảnh sex
Lúc 16h10 ngày 3/6, trinh sát Đội 2, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã
hội (PC 14), Công an TP.HCM bắt quả tang Ajmal Hussain (28 tuổi, quốc tịch
Pakistan) đang có hành vi cưỡng đoạt tài sản của chị N.T.T (26 tuổi, tạm trú
Q.Tân Bình, nhân viên của một công ty ở Q.Tân Bình)”. (Báo Thanh niên, ngày
4/6/2009).
“Phát hiện một trường hợp thi hộ tốt nghiệp
Trong ngày thứ 2 thi tốt nghiệp THPT, tại Bình Định đã phát hiện một
trường hợp thí sinh nhờ người khác thi hộ trong buổi thi môn Vật lý. Ở Huế, một
9


thí sinh bị tai nạn sẽ được xét đặc cách đỗ tốt nghiệp nếu môn Văn em này đạt
trên 5 điểm”. (dantri.com.vn, ngày 4/6/2013)
2.4. Tính xung đột
Đây là một đề tài muôn thuở trong mọi câu chuyện, dù được thuật lại bởi
báo chí, văn chương hay kịch nghệ. Những cuộc đấu tranh giữa người với
người, giữa các quốc gia hay với sức mạnh thiên nhiên đều lôi cuốn người ta
đọc. Xung đột chính là một yếu tố cơ bản của đời sống, mà cả trong báo in và
báo mạng điện tử cần phải tỉnh táo trước cám dỗ muốn làm cho câu chuyện tăng
thêm kịch tính hoặc đơn giản hóa thái quá.
2.5. Ngôn ngữ gần gũi với cuộc sống

Tính chất tin trên báo mạng và báo in rất gần gũi với cuộc sống thường
ngày, mang hơi thở ấm nóng của hiện tại; mặt khác, trở nên sinh động hấp dẫn
hơn đối với công chúng.
Ví dụ:
“Chỉnh đường bay, giảm giờ bay, tiết kiếm tiền tỉ” (Báo Tuổi trẻ, ngày
4/6/2009).
“Giảm cước điện thoại di động” (Báo Tuổi trẻ, ngày 4/6/2014).
“Chứng khoán tăng: Nhà đầu tư tự bơm nhau” (tienphong Online, ngày
4/6/2009)
“Bụng to, ra khỏi nhà” (tienphong Online, ngày 4/6/2013)
“Vàng lại tăng giá” (Báo Thanh niên, ngày 4/6/2012)
Ngoài ra, trong báo in và báo mạng điện tử, tin tức còn là những thông tin
bổ ích. Có thể là một câu chuyện về cách tìm việc làm hoặc một lời khuyên về
cách tập thể dục và giữ sức khỏe. Rồi có tin là những thông tin giải trí. Đó là
những câu chuyên về động vật, những điều hài hước về con người, việc sản xuất
một phim mới… hoặc tin có góc độ địa phương, người ta muốn biết những sự
kiện diễn ra ở nơi hoặc gần nơi họ sống. Một tờ báo ở Viêng Chăn quan tâm tới
một trận lũ gần Viêng Chăn hơn là một trận lũ ở Bắc Kinh. Người ta cũng muốn
biết về những sự kiện tác động tới những người giống mình. Người Lào quan
tâm tới những gì xảy ra đối với những người Lào khác. Một vụ rơi máy bay ở
10


Bắc Kinh có thể sẽ không được đưa tin nhiều trên một tờ báo Lào, nhưng nếu có
3 người Lào trên máy bay thì đó sẽ là một tin lớn.
Ví dụ:
“Cơn gió lạ Elisha Cuthbert
Bờ môi căng mọng gợi cảm, mái tóc vàng luôn bồng bềnh – nữ diễn viên
trẻ Elisha Cuthbert đang là "mối hiểm họa" đe dọa ngôi vị của những kiều
nữ tên tuổi trong làng giải trí thế giới”. (tienphong Online, ngày 4/6/2009).

“Trẻ xem tivi nhiều sẽ ít nói
Các bậc cha mẹ nên hạn chế bật tivi khi nuôi trẻ nhỏ vì điều này có thể
ảnh hưởng tới khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ. Đây là kết luận của các
nhà khoa học thuộc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe, hành vi trẻ em ở Seattle
(Mỹ), theo báo Telegraph. Các nhà nghiên cứu cho biết cha mẹ trò chuyện với
trẻ ít đi khi tivi bật và trẻ cũng có xu hướng nói ít lại. Kết quả khảo sát ở 329 trẻ
từ 2 tháng đến 4 tuổi cho thấy cứ mỗi giờ bật tivi, cha mẹ nói chuyện với trẻ ít
hơn từ 500-1.000 từ. Trẻ càng xem tivi nhiều thì càng ít nói chuyện với người
lớn” (Báo Thanh niên, ngày 4/6/2009).

11


KẾT LUẬN
Do khuôn khổ hạn hẹp của một tiểu luận nên chúng tôi chưa có điều kiện
đề cập cụ thể hơn các đặc điểm ngôn ngữ của tin; ví như đặc điểm về sự nổi
tiếng, tính qui mô, sự khác thường, sự nhân cách hóa…vv; cũng chưa có điều
kiện để so sánh hết những đặc điểm ngôn ngữ tin của báo in và tin của báo mạng
điện. Bên cạnh đó, ngoài những đặc điểm cơ bản so sánh ở trên, thì ngôn ngữ
báo mạng điện tử có những ưu thế nổi trội hơn báo in. Chính vì vậy, vấn đề này
theo thiển nghĩ của chúng tôi, rất cần sự tiếp tục được mổ xẻ, phân tích, bổ sung
của các nhà sư phạm, nhà nghiên cứu, nhà báo và cả công chúng.
Sinh thời, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói “Tiếng Việt của chúng
ta rất giàu. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp. Giàu bởi kinh nghiệm đấu tranh
của nhân dân ta lâu đời và phong phú. Đẹp bởi tâm hồn của người Việt Nam ta
rất đẹp. Hai nguồn của cái giàu, cái đẹp ấy là ở chỗ tiếng Việt là tiếng nói của
nhân dân, đầy tình cảm, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa…”
Tiếng Việt của chúng ta trong sáng, chuẩn xác, khoa học, uyển chuyển,
giàu hình tượng như ngày nay là công lao chung của toàn dân, trong đó có phần
đóng góp cực kỳ quan trọng của báo chí. Giữ gìn cái đẹp của tiếng mẹ là công

việc của mọi người. Cần có những biện pháp đồng bộ, lâu dài. “Báo chí hãy là
tấm gương về ngôn ngữ” . Chúng ta, những người cầm bút hằng ngày hằng giờ
liên quan đến chữ nghĩa hãy cùng cộng đồng trách nhiệm để góp phần Gìn giữ
sự trong sáng của tiếng Việt vào cuộc sống để tiếng Việt mãi giàu và đẹp trong
tâm thức của mỗi người Việt Nam.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhà báo, bí quyết kỹ năng – nghề nghiệp - Hoàng Anh , Nguyễn Văn
Dững, NXB Lao động 1998
2. Phong cách học tiếng Việt – Đinh Trọng Lạc, NXB Giáo dục 2006
3. Những kỹ năng về sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông đại chúng –
Hoàng Anh, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008
4. Thủ thuật làm tin – NXB Thông tấn 2007
5.Các thủ thuật làm báo điện tử –NXB Thông tấn 2006
6.
7.
8. nphong online
9. Báo Thanh niên
10. Báo Báo đá
11. Báo Tuổi trẻ
12. Các bài báo, các tài liệu in trong kỷ yếu khoa học sưu tầm được

13




×