Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Đánh giá tình trạng sử dụng muối i ốt và gia vị mặn i ốt toàn quốc năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.4 KB, 56 trang )

BỘ Y TẾ

BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG
–––––––––

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MUỐI VÀ
CÁC GIA VỊ MẶN BỔ SUNG I ỐT TẠI CÁC
HỘ GIA ĐÌNH TRÊN TOÀN QUỐC NĂM 2018

Chủ nhiệm đề tài: TS. Phan Hướng Dương

HÀ NỘI, 2018


MỤC LỤC

............................................................................................................................................................................ 4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................................................................ 5
BC....................................................................................................................................................................... 5
Bột canh.............................................................................................................................................................. 5
BN....................................................................................................................................................................... 5
Bột nêm............................................................................................................................................................... 5
BTB&DHMT...................................................................................................................................................... 5
Bắc trung bộ & Duyên hải Miền Trung................................................................................................................ 5
CRLTI................................................................................................................................................................. 5
Các rối loạn do thiếu i-ốt..................................................................................................................................... 5
ĐBSCL................................................................................................................................................................ 5
Đồng bằng sông Cửu Long.................................................................................................................................. 5
ĐBSH.................................................................................................................................................................. 5


Đồng bằng sông Hồng......................................................................................................................................... 5
ĐNB.................................................................................................................................................................... 5
Đông nam bộ....................................................................................................................................................... 5
ĐTNC.................................................................................................................................................................. 5
Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................................................................... 5
GVMI.................................................................................................................................................................. 5
Gia vị mặn có i-ốt................................................................................................................................................ 5
HGĐ.................................................................................................................................................................... 5
Hộ gia đình.......................................................................................................................................................... 5
ICCIDD............................................................................................................................................................... 5
Hội đồng quốc tế về phòng chống các rối loạn do thiếu i-ốt................................................................................. 5
KAP.................................................................................................................................................................... 5
Kiến thức, thái độ và thực hành............................................................................................................................ 5
KIO3................................................................................................................................................................... 5
Kali Iodat............................................................................................................................................................. 5

2


MI....................................................................................................................................................................... 5
Muối i-ốt............................................................................................................................................................. 5
PCCRLTI............................................................................................................................................................. 5
Phòng chông các rối loạn do thiếu i-ốt................................................................................................................. 5
TCPB.................................................................................................................................................................. 5
Tiêu chuẩn phòng bệnh........................................................................................................................................ 5
TD&MNPB......................................................................................................................................................... 5
Trung du & Miền núi phía Bắc............................................................................................................................. 5
UNICEF.............................................................................................................................................................. 5
Quỹ nhi đồng liên hợp quốc................................................................................................................................. 5
WHO................................................................................................................................................................... 5

Tổ chức Y tế thế giới........................................................................................................................................... 5
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................................................................... 6
Chương 1. TỔNG QUAN.................................................................................................................................... 8
1.1. Vai trò của iốt và hậu quả của thiếu iốt:..................................................................................................... 8
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................15
9. Quá trình tổ chức nghiên cứu:.................................................................................................................... 19
10. Biện pháp khống chế sai số...................................................................................................................... 20
11. Phân tích, xử lý số liệu............................................................................................................................. 20
12. Đạo đức trong nghiên cứu........................................................................................................................ 20
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................................................... 21
Nhận xét: Chỉ có yếu tố dân tộc có mối liên quan với tỷ lệ sử dụng bột canh i-ốt đạt TCPB, với p < 0,05. Với
những đối tượng dân tộc thiểu số có tỷ lệ sử dụng bột canh i-ốt không đạt TCPB cao gấp 3,45 lần đối tượng dân
tộc kinh. Nghiên cứu này cũng không tìm thấy mối liên giữa các yếu tố liên quan khác như: khu vực, tuổi, nghề
nghiệp, trình độ học vấn, kiến thức và thực hành về PCCRLTI với tỷ lệ sử dụng bột canh i-ốt đạt TCPB...........33
Nhận xét:........................................................................................................................................................... 34
Chương 4. BÀN LUẬN..................................................................................................................................... 35
KẾT LUẬN....................................................................................................................................................... 39
KIẾN NGHỊ...................................................................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................................. 42
7.Quyết định 1125/QĐ-TTg - Phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020, Thư viện
Pháp luật, truy cập ngày 21/01/2018, < />PHỤ LỤC.......................................................................................................................................................... 45
Tỉnh: ........................................................ Mã số [ ] [ ]........................................................................................ 49
Huyện: ..................................................... Mã số [ ] [ ]....................................................................................... 49

3


Xã/phường: ............................................. Mã số [ ] [ ]........................................................................................ 49
Tỉnh: ........................................................ Mã số [ ] [ ]........................................................................................ 50
Huyện: ..................................................... Mã số [ ] [ ]....................................................................................... 50

Xã/phường: ............................................. Mã số [ ] [ ]........................................................................................ 50

4


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BC

Bột canh

BN
BTB&DHMT
CRLTI
ĐBSCL
ĐBSH
ĐNB
ĐTNC
GVMI
HGĐ
ICCIDD
KAP
KIO3
MI
PCCRLTI
TCPB
TD&MNPB
UNICEF
WHO

Bột nêm

Bắc trung bộ & Duyên hải Miền Trung
Các rối loạn do thiếu i-ốt
Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Hồng
Đông nam bộ
Đối tượng nghiên cứu
Gia vị mặn có i-ốt
Hộ gia đình
Hội đồng quốc tế về phòng chống các rối loạn do thiếu i-ốt
Kiến thức, thái độ và thực hành
Kali Iodat
Muối i-ốt
Phòng chông các rối loạn do thiếu i-ốt
Tiêu chuẩn phòng bệnh
Trung du & Miền núi phía Bắc
Quỹ nhi đồng liên hợp quốc
Tổ chức Y tế thế giới

5


ĐẶT VẤN ĐỀ
I ốt là nguyên tố vi lượng cần thiết để tổng hợp hormon giáp (T3 và T4). Hormon
giáp cần thiết cho sự hình thành và phát triển các cơ quan, đặc biệt thần kinh trung
ương. Thiếu I ốt, tùy từng giai đoạn khác nhau của sự phát triển của con người mà gây
ra nhiều hậu quả khác nhau như: tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, đẻ non, đần độn,
chậm phát triển trí tuệ, suy giáp bẩm sinh, bướu cổ… Hậu quả của thiếu I ốt được gọi
là các rối loạn do thiếu I ốt (CRLTI). Vào đầu những năm 1990, ước tính có 2,2 tỷ
người (38% dân số thế giới) sống ở vùng thiếu i ốt và có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi
CRLTI [22].

Từ những bằng chứng về hậu quả của thiếu i ốt đối với sức khỏe của con người,
Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Hội đồng
quốc tế phòng chống CRLTI (ICCIDD) tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới vì trẻ em
năm 1990 đã đưa ra khuyến cáo cần bổ sung i ốt vào chế độ ăn hàng ngày cho những
quần thể có nguy cơ bị thiếu i ốt. Muối bổ sung i ốt được xem là biện pháp hiệu quả
nhất để phòng chống CRLTI.
Năm 1993, trên thế giới có 116 nước bị ảnh hưởng bởi thiếu i ốt. Nhiều nước đã
triển khai các hoạt động phòng chống CRLTI và đã thành công. Năm 2015, ước tính
trên thế giới còn 26 nước bị ảnh hưởng của thiếu i ốt [13].
Tại Việt Nam, năm 1993, lần đầu tiên Việt Nam thực hiện điều tra cấp quốc gia về
tình trạng thiếu I ốt. Kết quả cho thấy, 94% dân số Việt Nam có nguy cơ bị thiếu I ốt:
tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8-12 tuổi là 22,4%, mức trung vị I ốt niệu là 32 μg/l. Trước tình
hình đó, Đảng và Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế thực hiện các hoạt động phòng chống
CRLTI, trong đó tập trung vào việc đảm bảo chất lượng muối bổ sung I ốt (MI), tuyên
truyền người dân sử dụng MI để phòng chống CRLTI. Năm 1994, Thủ tướng Chính
phủ ra Quyết định số 481/QĐ-TTg ngày 8 tháng 9 năm 1994 về việc “Tổ chức và vận
động toàn dân đi mua và sử dụng muối I ốt”. Năm 1995, Chương trình mục tiêu Quốc
gia Phòng chống CRLTI được thành lập, Bệnh viện Nội tiết TW là đơn vị đầu mối chịu
trách nhiệm chỉ đạo và thực hiện các hoạt động phòng chống CRLTI trên toàn quốc.
Được sự quan tâm của Đảng, Chính Phủ, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Y tế, sự ủng
hộ của các cấp chính quyền, các tổ chức quốc tế; Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu
thanh toán tình trạng thiếu I ốt vào năm 2005.
Sau năm 2005, Chương trình Phòng chống CRLTI trở thành hoạt động thường
xuyên của Bộ Y tế với mục tiêu duy trì mục tiêu thanh toán CRLTI đã đạt được năm
2005. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, tình trạng thiếu I ốt có nguy cơ
quay trở lại Việt Nam. Các cuộc điều tra của Bệnh viện Nội tiết TW, tổ chức UNICEF
trong giai đoạn 2008-2009 cho thấy tỷ lệ HGĐ sử dụng MI chỉ còn 69,5%, mức trung
vị I ốt niệu chỉ đạt 83 μg/l [2],[3]. Trước tình hình đó, Bệnh viện Nội tiết TW đã báo
6



cáo Bộ Y tế về nguy cơ thiếu hụt I ốt quay trở lại Việt Nam. Nhằm duy trì mục tiêu
thanh toán CRLTI, bảo vệ sức khỏe giống nòi, Bộ Y tế đã quyết định đưa hoạt động
phòng chống CRLTI vào Chương trình Mục tiêu Y tế - Dân số. Ngày 31 tháng 7 năm
2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 1125/QĐ-TTg về việc Phê duyệt
Chương trình Mục tiêu Y tế Dân số giai đoạn 2016 – 2020, trong đó có Dự án Phòng
chống CRLTI.
Nhằm đánh giá thực trạng tình hình thiếu I ốt hiện nay cũng như đánh giá hiệu quả
hoạt động phòng chống CRLTI giai đoạn 2016 – 2020, Bệnh viện Nội tiết TW thực
hiện đề tài nghiên cứu khoa học với các mục tiêu sau:
1. Xác định độ phủ muối và gia vị mặn bổ sung I ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh tại
các hộ gia đình trên toàn quốc;
2. Xác định chỉ số trung vị I ốt niệu trên đối tượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 18
đến 49 tuổi;
3. Khảo sát các yếu tố liên quan tới tình hình sử dụng muối và gia vị mặn bổ sung
Iốt.

7


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Vai trò của iốt và hậu quả của thiếu iốt:
1.1.1. Vai trò của iốt đối với cơ thể
I ốt là một nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho việc tổng hợp các hormone của
tuyến giáp (T3 và T4), có tác dụng hết sức quan trọng đối với đời sống con người. Cơ
thể không tự tổng hợp được I ốt mà phải thu nhận từ bên ngoài bào chủ yếu qua đường
thức ăn và nước uống. Các hormone tuyến giáp có tác dụng đến quá trình sinh trưởng,
phát triển và các quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Hàm lượng I ốt trong thức ăn phụ
thuộc vào hàm lượng I ốt của môi trường, chủ yếu trong đất và nước.
Các chuyên gia đã tính toán lượng thu nhận I ốt ở một người trưởng thành vào

khoảng từ 100-300 μg/ngày. Nhu cầu thu nhậnI ốt được khuyến cáo hàng ngày là 90
μg/ngày cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, 120 μg/ngày cho trẻ em từ 6-12 tuổi, và
150 μg / ngày đối với thanh thiếu niên và người lớn từ 13 tuổi đến tuổi trưởng thành.
Phụ nữ mang thai và cho con bú: 250 μg i ốt mỗi ngày. [16]
Bảng 1.1: Nhu cầu I ốt hàng ngày đối với cơ thể [21]
Đối tượng

Nhu cầu (µg/người/ngày)

0-6 tháng

40-90

6-12 tháng

50-90

1-3 tuổi

70-90

4-6 tuổi

90

7-10 tuổi

120

Thanh thiếu niên


150

Nữ có thai, cho con bú

200
Nguồn: The story of IDD -1994

1.1.2. Hậu quả của thiếu i ốt đối với cơ thể:
Khái niệm về “Các rối loạn do thiếu I ốt" đã được B. Hetzet đã đề xướng từ
năm 1983 nhằm đề cậpđến mối nguy hiểm do thiếu I ốt, không chỉ có bệnh bướu cổ
đơn thuần mà còncó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của con người, từ thời kỳ bào
thai, sơ sinh, trẻ nhỏ và người trưởng thành trong quần thể.
Tình trạng thiếu I ốt có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong thời gian sống
của con người. Tùy thuộc giai đoạn phát triển của cơ thể mà tình trạng thiếu I ốt gây ra
các rối loạn bệnh lý khác nhau. Tuối thanh thiếu niên và trưởng thành biểu hiện thường
gặp và nhẹ nhất là bệnh bướu cổ. Thiếu I ốt ở các giai đoạn sớm, nhất là thời kỳ bào
thai gây nên những khuyết tật, tổn thương của hệt thần kinh và não bộ như đần thần
kinh, đần phù niêm, sảy thai, đẻ non, chậm phát triển trí tuệ, thể chất, tâm sinh lý.
8


Nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhiều nhất do CRLTI là phụ nữ trong độ tuổi
sinh đẻ, trẻ sơ sinh. Thiếu I ốt thời kỳ bào thai có nguy cơ gây suy giảm sự phát triển
của hệ thần kinh thai nhi không hồi phục. Nhóm nhạy cảm khác là trẻ nhỏ ở thời kỳ bú
mẹ vì giai đoạn nàysữa mẹ hầu như là nguồn duy nhất cung cấp I ốt cho trẻ sơ sinh
trong 6 tháng đầu đời [17].
Bảng 1.2: Hậu quả của CRLTI [23]
Thời kỳ tác động


Biểu hiện của CRLTI

- Sảy thai
- Đẻ non
Bào thai
- Tăng tử vong chu sinh
- Bệnh đần độn thể thần kinh: thiểu năng trí tuệ, câm điếc,
liệt cứng chi, lác mắt
- Bệnh đần độn thể phù niêm : lùn, thiểu năng trí tuệ.
- Bướu cổ
Sơ sinh
-Thiểu năng giáp sơ sinh
- Bướu cổ
Trẻ em và
- Thiểu năng giáp ở thanh niên
thanh niên
- Khuyết tật chức năng thần kinh
- Chậm phát triển thể lực
- Bướu cổ và các biến chứng
Người lớn
- Thiểu năng giáp
- Hư hại chức năng thần kinh
Nguồn: History of IDD-1995
1.2. Tình hình thiếu iốt trên thế giới
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính hiện có khoảng 1,88 tỷ người trên toàn
thế giới có nguy cơ thiếu I ốt. Gần một phần ba dân số thế giới sống ở các khu vực có
hàm lượng I ốt trong tự nhiên thấp do đó cần thiết phải thường xuyên can thiệp bổ
sung I ốt trong bữa ăn hàng ngày. Khoảng 29,8% (241 triệu) trẻ em ở độ tuổi đi học
trên toàn cầu được ước tính không ăn đủ lượng I ốt. Rất nhiều trong số trẻ em này sống
ở khu vực Đông Nam Á(76 triệu), trong đó có Việt Nam và khu vực Châu Phi (58

triệu) [17].
Từ năm 1811, Courois (Pháp) đã phát hiện ra chất I ốt và hơn một thập kỷ sau
nhà hóa học người Pháp Boussingault (1825) là người đầu tiên đề xuất sử dụng muối
giàu I ốt để ngăn ngừa bệnh bướu cổ. Việc phòng chống CRLTI bằng muối I ốt đã và
đang được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng. Tuy nhiên tới hiện nay trên thế giới
CRLTI vẫn còn tiềm ẩn tại nhiều quốc gia [15]. Căn nguyên và bệnh sinh của CRLTI
đã được biết từ những năm đầu của thế kỷ 20 và hiện nay WHO, UNICEF, ICCIDD
9


vẫn cảnh báo tình trạng thiếu I ốt vẫn đang là mối hiểm họa tiềm ẩn đặc biệt đối với trẻ
em, phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ tại các nước đang phát triển [18].
Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng mặc dù số nước, tình trạng thiếu I ốt đã giảm
50% trong những năm qua song hiện tại trên toàn thế giới vẫn còn một số lượng lớn
dân cư không được thu nhận đầy đủ I ốt cho cơ thể, đây là nguy cơ có thể dẫn đến
nhiều bệnh lý. Theo báo cáo gần đây, hiện có 40 nước thiếu I ốt ở mức nhẹ và 14 nước
thiếu ở mức nặng. Thống kê của ICCIDD cũng cho thấy vẫn còn hơn 2 tỷ người vẫn
còn đang ở trong tình trạng thiếu I ốt trên toàn thế giới, kể cả ở châu Âu là châu lục
giàu có tới 15 quốc gia bị xếp vào danh sách các nước thiếu I ốt ở mức nhẹ, trong đó
có Nga và Ukraine. Một số nghiên cứu khác cũng thấy rằng ở phụ nữ mang thai tại
Cộng hoà Ireland và Vương quốc Anh hiện đang có biểu hiện thiếu I ốt nhẹ [23],[24]..
Tình trạng thiếu I ốt diễn ra nặng nhất ở châu Phi, có 6 quốc gia nằm trong
nhóm các nước thiếu I ốt nặng [23].
Nghiên cứu gần đây tại Hoa Kì cho thấy tổng thể cộng đồng dân cư Mỹ đã thu nhận
được đầy đủ Iốt hàng ngày nhưng một số nghiên cứu cho thấy rằng vẫn có tình trạng
thiếu I ốt ở đối tượng phụ nữ mang thai. Muối bổ sungI ốt là một nguồn quan trọng
của chế độ ăn uống của người dân Mỹ thông qua chế độ ăn uống và hiện naycác cuộc
vận động rộng rãi về bổ sung I ốt tại quốc gia này vẫn đang được duy trì thực hiện [24]
Tiến sĩ Michael B. Zimmerman, thành viên ICCIDD (2010) cảnh báo tình trạng
thiếu I ốt hiện vẫn là một vấn đề toàn cầu và ảnh hưởng đến các nước công nghiệp

cũng như nhiều nước đang phát triển.Tại Australia, thiếu I ốt đã xuất hiện trở lại được
cho là do sự cắt giảm dư lượng I ốt trong các sản phẩm sữa sử dụng Iodophors của
ngành công nghiệp sữa của nước này [15].
Tại Trung Quốc khu vực nông thôn của Tây Tạng đã đạt được tiến bộ mạnh mẽ
trong việc bao phủ muối I ốt. Trong năm 2008 có 66% dân số được tiếp cận với muối I
ốt, năm 2009 con số này đã tăng lên 80%. Tại khu tự trị Tây Tạng được đầu tư kinh
phí để trợ cấp cho việc sử dụng muối I ốt, giảm giá muối [23].
Đối với các nước ở khu vực Đông Nam Á hiện đang phải tiếp tục duy trì và đẩy
mạnh hoạt động phòng chống CRLTI bởi đây vẫn còn là một vấn đề có ý nghĩa sức
khỏe cộng đồng. Rất nhiều người của khu vực này đang sống trong vùng thiếu I ốt
nặng hơn so với những khu vực khác trên thế giới. [17].
Có thể thấy rằng tình trạng thiếu hụt I ốt còn tồn tại ở mọi nơi trên thế giới. Với
các chiến lược, biện pháp khác nhau, các quốc gia trên thế giới vẫn đang luôn quan
tâm và duy trì các biện pháp thực hiện để bảo đảm cung cấp vi chất I ốt cho toàn thể
dân số nhằm phòng chống các rối loạn do thiếu I ốt, bảo vệ sức khỏe.
1.3. Các biện pháp phòng chống CRLTI
10


Nồng độ I ốt thấp trong đất và nước dẫn đến thực vật và động vật sinh sống
trong khu vực bị thiếu I ốt. Rất nhiều cộng đồng dân cư sinh sống và sử dụng nguồn
thức ăn được nuôi trồng tại cáckhu vực thiếu I ốt do đó cần bổ sung một hàm lượng I
ốt phù hợp vào thức ăn hàng ngày. Thông dụng và phổ biến nhất là tăng cường I ốt vào
muối ăn và các gia vị mặn. [15],[19], [20].
Có nhiều biện pháp để phòng chống CRLTI, một trong những biện pháp hiệu
quả đó là bổ sung I ốt vào muối ăn hàng ngày được nhiều quốc gia áp dụng. Các
nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho thấy đây là một biện pháp phòng bệnh có hiệu
quả nhất, thực hiện đơn giản và chi phí thấp nhất. Hóa chất được sử dụng để trộn với
muối là Kali Iodat (KIO3). Năm 2011 Bộ Y tế đã ban hành tiêu chuẩn quốc gia quy
định hàm lượng I ốt trong muối ăn (QCVN 9-1: 2011/BYT), trong đó quy định hàm

lượng I ốt trong muối ăn ở giới hạn an toàn là 30 ± 10 phần triệu.
Các nhà khoa học đã cảnh báo việc bổ sung I ốt cần phải được thực hiện thường
xuyên liên tục và đều đặn hàng ngày trong toàn bộ đời sống của mỗi người. Nhiệm vụ
này cần thực hiện ở rộng rãi đối với toàn thể người dân trong phạm vi cộng đồng. Khi
đã đạt được thành quả thanh toán thành công CRLTI, nếu quá trình bổ sung trên không
được duy trì tình trạng thiếu hụt I ốt sẽ quay trở lại và sẽ cần tiêu tốn rất nhiều nguồn
lực để tái lập lại các thành quả đó.
Năm 2014 Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo lượng I ốt bổ sung vào muối ăn
như sau: [17], [18]
Bảng 1.3. Nồng độ đề xuất cho việc bổ sung I ốt vào muối ăn.
Ước lượng muối tiêu thụ a
(g/ngày)
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

I ốt trung bình bổ sung, mg/kg muối
(RNI + lossb)
65
49
39

33
28
24
22
20
18
16
15
14

a: Là ước lượng số gam muối tiêu thụ bao gồm muối ăn và muối từ thực phẩm chế
biến.
11


b: Là nồng độ I ốt bổ sung vào muối được tính toán dựa trên lượng I ốt được khuyến
cáo là 150 μg I ốt/ngày cộng thêm 30% tổn thất từ khâu sản xuất đến hộ gia đình trước khi
tiêu thụ, và tác dụng sinh học 92% có I ốt.
RNI: Lượng chất I ốt ăn hàng ngày, được xác định theo yêu cầu trung bình ước tính
cộng với 2 độ lệch chuẩn, đáp ứng được nhu cầu hấp thu I ốt của hầu hết các cá thể khỏe
mạnh trong nhóm dân số cụ thể theo độ tuổi và giới tính.

1.3.2. Tình hình thiếu iốt và hoạt động phòng chống CRLTI tại Việt Nam
Hoạt động phòng chống bướu cổ đã được tiến hành tại Việt Nam từ những năm
1970, tập trung chủ yếu ở khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Năm 1993, điều
tra Quốc gia đầu tiên được tiến hành, kết quả cho thấy 94% dân số có nguy cơ bị thiếu
I ốt, tỷ lệ bướu cổ trẻ em lứa tuổi 8 - 12 tuổi là 22,4%, mức trung vị I ốt niệu là 32 µg/l
[4].
Năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định 481/TTg ngày 8/9/1994 vận
động toàn dân mua và sử dụng muối I ốt. Từ năm 1995, Chương trình phòng chống

Bướu cổ được triển khai trên phạm vi toàn quốc với mục tiêu đảm bảo nguồn muối I ốt
cho toàn dân và tuyên truyền, vận động toàn dân mua và sử dụng muối I ốt để phòng
CRLTI. Hoạt động giám sát chất lượng muối I ốt, điều tra dịch tễ học được triển khai
thực hiện và đánh giá theo định kỳ để đưa ra các biện pháp hiệu quả thực hiện mục
tiêu thanh toán CRLTI giai đoạn 1996-2005.
Được sự quan tâm và đầu tư lớn của Nhà nước và các tổ chức quốc tế như
UNICEF, CEMUBAC, hệ thống các đơn vị hoạt động phòng chống CRLTI được thành
lập trên phạm vi toàn quốc, được đào tạo kỹ năng và trang bị các trang thiết bị, máy
móc như máy định lượng I ốt niệu, máy siêu âm. Hệ thống các cơ sở sản xuất muối I ốt
được thành lập, được cung cấp hóa chất KIO 3 và hiện đại hóa tạo tiền đề thanh toán
các rối loạn thiếu I ốt vào năm 2005.
Với sự nỗ lực của Chương trình phòng chống CRLTI đã đạt được mục tiêu
thanh toán tình trạng thiếu i ốt trên toàn quốc vào năm 2005. Kết quả đạt được theo
tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới, UNICEF như sau: Độ phủ muối I ốt 92,8% (tiêu
chuẩn > 90%); Tỉ lệ bướu cổ trẻ em 8-10 tuổi là 3,6 % (tiêu chuẩn <5%) và trung vị I
ốt niệu đạt mức 122 µg/l (tiêu chuẩn > 100 µg/l) [9].
Từ năm 2006 Chính phủ chủ trương đưa dự án phòng chống bướu cổ thành hoạt
động thường quy của ngành Y tế, theo đó ngân sách hoạt động bị cắt giảm. Hệ thống
các đơn vị mạng lưới có sự thay đổi, từ tuyến Trung ương đến các địa phương. Các
tỉnh không còn kinh phí trung ương hỗ trợ, không được bố trí kinh phí địa phương
hoặc rất ít không đủ cho hoạt động ở mức độ cần thiết. Việc duy trì kết quả thanh toán
tình trạng thiếu I ốt cho tới nay vẫn đang gặp phải nhiều trở ngại và khó khăn trong
thực hiện.
Cũng từ sau năm 2005, Chương trình quốc gia phòng chống CRLTI kết thúc,
12


nguồn KIO3 cho hệ thống sản xuất muối I ốt trong nước chủ yếu từ Bộ Y tế cung cấp.
Do kinh phí đầu tư có hạn, giá hóa chất tăng, số lượng cung cấp giảm dần, theo thống
kê những năm gần đây chỉ đáp ứng được khoảng gần 1/3 nhu cầu phòng bệnh. Lượng

hóa chất do các đơn vị tự túc mua để phục vụ sản xuất, kinh doanh chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ.
Từ năm 2016 khi Nghị định 09/2016/NĐ-CP ngày 28/01/2016 quy định về tăng
cường vi chất vào thực phẩm trong đó có I ốtđược ban hành và nhiều bộ/ngành tham
gia vào quá trình quản lý, điều hành, thực hiện.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, Quỹ Dân số
Liên hợp quốc năm 2010-2011 cho thấy tỷ lệ hộ gia đình sử dụng muối I ốt tại Việt
Nam chiếm tỷ lệ chung trong toàn quốc là 45,1%, khu vực thành thị 44,4%, nông thôn
45,4%; Trong đó khu vực Đồng bằng sông Hồng: 27,8%; Trung du miền núi phía Bắc:
40%; Bắc Trung bộ và duyên hải Miền Trung: 50,2%; Tây Nguyên: 88,1%; Đông
Nam Bộ: 56,2%; Đồng bằng sông Cửu Long: 42,4% [3],[10].
Một số điều tra gần đây Bệnh viện Nội tiết Trung ương thực hiện cho thấy kết
quả đều thấp hơn so với tiêu chuẩn thanh toán CRLTI của ICCIDD: [4]
+ Điều tra toàn quốc 2013: Đối tượng trẻ em 8-10 tuổi có tỉ lệ bướu cổ 9,8%, I
ốt niệu trung vị 84 µg/l; độ phủ muối I ôt 58,4%.
+ Khảo sát năm 2014:Tình trang thu nhậnI ốt niệu của 400 bà mẹ mang thai tại
tỉnh Yên Bái và Vĩnh Phúc chỉ số trung vị I ốt niệu là 6,3 mcg/dl.
+ Điều tra khu vực năm 2015:Tình hình sử dụng muối I ốt của các hộ gia đình
tại 3 tỉnh: Hậu Giang tỉ lệ hộ gia đình sử dụng MI đủ tiêu chuẩn phòng bệnh là 67,3%;
trung vị I ốt niệu là: 66,3 µg/l; Ninh Bình tỉ lệ hộ gia đình sử dụng MI đủ tiêu chuẩn
phòng bệnh là 20,9%; trung vị I ốt niệu là 54,9 µg/l; Yên Bái tỉ lệ hộ gia đình sử dụng
MI, gia vị mặn đủ tiêu chuẩn phòng bệnh là 30,2%; trung vị I ốt niệu là 4 µg/l.
+ Điều tra khu vực 2016:Sử dụng muối I ốt của các hộ gia đình tại 3 tỉnh. Phú
Thọ tỉ lệ hộ gia đình sử dụng MI/bột canh đủ tiêu chuẩn phòng bệnh là 22%; trung vị I
ốt niệu là 56,9 µg/l; Phú Yên tỉ lệ hộ gia đình sử dụng MI đủ tiêu chuẩn phòng bệnh là
46%; trung vị I ốt niệu là 106 µg/l; Bà Rịa - Vũng Tàu tỉ lệ hộ gia đình sử dụng MI đủ
tiêu chuẩn phòng bệnh là 13,3%; trung vị I ốt niệu là 80;3 µg/l [3], [4].
Về vấn đề sử dụng gia vị mặn, trong thời kỳ trước đây các hộ gia đình chủ yếu
dùng muối để nấu ăn hàng ngày. Tuy nhiên giai đoạn hiện nay trên thị trường đang sẵn
có khá nhiều loại gia vị mặn được chế biến đa dạng, tiện dụng và hợp với khẩu vị hơn
so với muối truyền thống và được người dân thường xuyên sử dụng hàng ngày. Kết quả

giám sát chất lượng muối I ốt thường quy tại một số địa phương cho thấy khu vực miền
Bắc người dân sử dụng nhiều sản phẩm bột canh thay thế muối và tại khu vực phía
Nam người dân có tập quán sử dụng sản phẩm bột nêm nhiều hơn. Một điều tra của
Trung tâm YTDP thành phố Hà Nội năm 2015 cho thấy tỉ lệ hộ gia đình sử dụng muối
13


để nấu ăn chỉ chiếm khoảng 30%. Tại thành phố Hồ Chí Minh tỉ lệ này dưới 30% vì
muối được thay thế bởi các loại gia vị mặn khác. Điều này cho thấy cần phải có chiến
lược và thực hiện các biện pháp tăng cường I ốt vào thành phần của nhiều loại gia vị
mặn thay thế muối tại các hộ gia đình để việc bổ sung I ốt cho người dân cộng đồng
được phù hợp, tăng hiệu quả phòng bệnh.

14


Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Hộ gia đình có phụ nữ có phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, 18 - 49 tuổi vì những lý do
sau:
+Phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ là đối tượng có nguy cơ cao thiếu i ốt, thiếu i ốt ở đối
tượng này ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai và trẻ em đang bú mẹ.
+Phụ nữ lứa tuổi này thường là người quyết định việc mua và sử dụng các gia vị
mặn có i ốt.
Lựa chọn đối tượng đồng ý hợp tác, có khả năng cung cấp thông tin qua phỏng
vấn, có mẫu muối/gia vị mặn tại hộ gia đình.
2.2. Thời gian thực hiện.
Từ tháng 2 đến tháng 12 năm 2018.
2.3. Địa điểm điều tra.
Nghiên cứu thực hiện trên toàn quốc, bao gồm 6 kinh tế - xã hội:

+ Trung du và miền núi phía Bắc
+ Tây nguyên
+ Đồng bằng sông Hồng

+ Đông Nam bộ

+ Bắc Trung bộ và Duyên hải miền trung

+ Đồng bằng sông Cửu Long.

2.4. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu tính chung cho điều tra toàn quốc và có
phân tích kết quả của 6 vùng kinh tế - xã hội.
2.5. Cỡ mẫu:
Áp dụng cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả cắt ngang:
n =z12- α/2

p (1 − p )
DE
2
d

z1−
α/ 2 = 1,96 - hệ số tin cậy = 95%.
p : Tỉ lệ đối tượng có kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống CRLTI đạt
yêu cầu (điều tra toàn quốc năm 2013) là 62,6%.
(1-p) : 37,4%
d : Độ chính xác mong muốn = 0,03
DE : hệ số thiết kế cụm = 2
- Cỡ mẫu được tính là 1999 đối tượng. Thêm 10% dự phòng mất mẫu và làm

tròn số, ta được cỡ mẫu thực tế để tiến hành điều tra toàn quốc là 2.160 đối tượng.
- Cỡ mẫu điều tra tại mỗi vùng kinh tế - xã hội là 2.160 đối tượng/6 = 360 đối
tượng
- Mỗi vùng kinh tế - xã hội tiến hành điều tra 30 cụm (đơn vị cụm điều tra là
xã/phường hoặc tương đương. Số cụm điều tra toàn quốc là 30 x 6 = 180cụm). Số hộ
gia đình có phụ nữ độ tuổi sinh đẻ điều tra tại 01 cụm xã/phường là: 360 /30 cụm =
12 HGĐ
15


- Tổng số đối tượng phỏng vấn bộ câu hỏi điều tra và số mẫu muối/gia vị mặn,
nước tiểuthu thập trên toàn quốc:
+ Phỏng vấn bộ câu hỏi điều tra KAP : 2.160 đối tượng;
+ Thu thập mẫu nước tiểu: 2.160 mẫu;
+ Thu thập mẫu muối/gia vị mặn hộ gia đình đangsử dụng nhiều
nhất(mẫu chính): 2.160 mẫu;
+ Thu thập mẫu muối/gia vị mặn sử dụng nhiều thứ 2(mẫu phụ) bằng
1/4 số lượng mẫu chính: 2.160/4 = 540 mẫu.
- Số đối tượng phỏng vấn bộ câu hỏi và số mẫu muối/gia vị mặn, nước tiểu thu
thập tại 01 cụm xã/phường:
+ Phỏng vấn bộ câu hỏi: 12 đối tượng
+ Mẫu nước tiểu: 12 mẫu
+ Mẫu muối/gia vị mặn chính: 12 mẫu
2.6. Phương pháp chọn mẫu
Chúng tôi áp dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng nhiều giai đoạn, bao gồm các
bước:
Bước 1:
Chọn 6 vùng kinh tế - xã hội theo phân loại của Chính phủ ngày 01/4/2010 tại
mục 4.3 - địa điểm điều tra.
Bước 2:Tại mỗi một vùng kinh tế - xã hội chọn 30 cụm điều tra.

- Tại mỗi vùng kinh tế - xã hội thực hiện chọn 30 cụm xã/phường bằng phương
pháp chọn mẫu xác suất ngẫu nhiên theo kích thước quần thể (PPS - Probability
Proportionate to Size) từ khung mẫu là danh thống kê dân số toàn bộ xã/phường trên
toàn quốc của Tổng cục Dân số.
Bước 3:Chọn hộ gia đình tiến hành điều tra KAP.
- Chọn thôn/bản/tổ dân phố (hoặc đơn vị tương đương).
+ Lập danh sách, đánh số thứ tự toàn bộ các thôn/xóm/tổ trong xã/ phường.
+ Bốc thăm ngẫu nhiên chọn ra 3 thôn/xóm/tổ để tiến hành chọn hộ gia đình
điều tra.
+ Trường hợpxã/phường có số thôn/bản/tổ dân phố≤ 3 thì tiến hành chọn toàn
bộ các thôn/bản/tổ dân phố và thực hiện bước tiếp theo.
- Chọn hộ gia đình điều tra.
+ Lập danh sách toàn bộ các hộ gia đình có phụ nữ độ tuổi từ 18-49 tuổi trong
toàn bộ cácthôn/xóm/tổ dân phố được chọn.
+ Từ danh sách trên chọn ra 12 hộ bằng cách chọn ngẫu nhiên hệ thống.
+ Trong trường hợp không tiếp cận được đối tượng điều tra theo danh sách thì
thay thế bằng hộ gia đình có cùng tiêu chí ở gần nhất nhưng mỗi xã/phường không
được thay thế quá 02 trường hợp.
Bước 4: Chọn hộ gia đình để lấy mẫu nước tiểu và mẫu muối/gia vị mặn.
- Chọn toàn bộ 12 hộ gia đình của cụm xã/phường để thu thập mẫu nước tiểu và
mẫu muối/gia vị mặn chính.
- Chọn 3 trong 12 hộ gia đình để thu thập mẫu muối/gia vị mặn theo phương
16


pháp ngẫu nhiên hệ thống.
2.7. Các biến số, chỉ số nghiên cứu và chỉ tiêu đánh giá
2.7.1. Quy định về muối và các gia vị mặn khác:
- Muối không có i ốt: hàm lượng i ốt trong muối < 50 µg/10 gr
+Muối có i ốt nhưng không đủ tiêu chuẩn phòng bệnh khi nồng độ i ốt từ 50 –

dưới 150 µg/10 gr.
+Muối i ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh (theo khuyến cáo của UNICEF): Hàm
lượng i ốt trong muối từ 150 – 400 µg/10 gr
+Muối có hàm lượng i ốt cao: Hàm lượng i ốt trong muối > 400 µg/10 gr
- Gia vị mặn ngoài muối như: bột nêm, bột canh được đánh giá là bột canh i ốt,
bột nêm i ốt khi gia vị để trong túi của chính sản phẩm đó còn nguyên nhãn mác bột
canh i ốt, bột nêm i ốt. Hàm lượng i ốt theo công bố của nhà sản xuất.
- Độ bao phủ gia vị mặn có i ốt (GVMI) bao gồm muối i ốt đủ tiêu chuẩn phòng
bệnh và bột canh i ốt, bột nêm i ốt.
2.7.2. Quy định về mức i ốt trong nước tiểu
+Mức trung vị i ốt niệu: I ốt niệu là hàm lượng I ốt có trong một đơn vị thể tích
nước tiểu, chỉ số này thể hiện lượng I ốt được cá thể thu nhận. Đơn vị tính chỉ số I ốt
niệu thường được sử dụng là mcg/l hoặc mcg/dl.
Tiêu chuẩn phân loại mức độ thiếu I ốt theo trung vị I ốt niệu:[22]
Trung vị I ốt niệu (µ g/l)

Mức độ thiếu I ốt

<20

Thiếu I ốt nặng

20-49

Thiếu I ốt trung bình

50-99

Thiếu I ốt nhẹ


100 - 200

Đủ I ốt

200 - 300

Cao

> 300

Thừa i ốt

Nguồn: Indicator for assessing IDD-1994
* Đánh giá kiến thức – thái độ - thực hành phòng chống CRLTI (KAP):
Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của đối tượng nghiên cứu dựa vào phỏng vấn
theo bộ câu hỏi được chuẩn bị sẵn.
+ Kiến thức: có kiến thức về CRLTI, nguyên nhân và cách phòng bệnh.
+ Thái độ: tin tưởng về biện pháp phòng bệnh.
+ Thực hành: có kiến thức, bảo quản và sử dụng thường xuyên muối i ốt và các
gia vị mặn có i ốt.
Tiêu chí đánh giá kiến thức – thái độ - thực hành phòng chống CRLTI
17


+ Kiến thức phòng chống CRLTI.
+ Kiến thức phòng chống CRLTI.
- Kiến thức đạt: trả lời đúng trên 30% các câu hỏi; trong đó: trung bình: 30-50%,
khá: 50-70% và tốt ≥ 75%.
- Không đạt: trả lời đúng < 30% câu hỏi.
+ Thái độ phòng chống CRLTI. (Thang điểm Likert Scale theo 5 mức độ): Rất

đồng ý, đồng ý, không quan tâm, không đồng ý, hoàn toàn không đồng ý.
+ Thực hànhphòng chống CRLTI.
- Thực hành đạt: thực hành đúng trên 30% thang điểm; trong đó: trung bình 3050%, khá: 50-75% và tốt thực hành đúng trên 75% thang điểm và hộ gia đình có sử
dụng muối/gia vị mặn có I ốt.
- Thực hành chưa đạt: Không thực hành đúng và hộ gia đình không sử dụng
muối/gia vị mặn có I ốt.
2.8. Phương pháp thu thập số liệu:
+ Thu thập mẫu muối, gia vị mặn:
- Muối ăn: Là muối NatriClorua hộ gia đình đang sử dụng để nấu ăn hàng ngày
được lấy mẫu tại bếp ăn của gia đình.
- Gia vị mặn: Là các gia vị trong thành phần chính có muối NatriClorua hộ gia
đình sử dụng để nấu ăn, chế biến thực phẩmhoặc ăn/chấm trực tiếp hàng ngày. Gia vị
mặn gồm dạng rắn (muối, bột canh, bột nêm...) và dạng lỏng (nước mắm, xì dầu, nước
tương...) hoặc các gia vị mặn khác được thu thập trên thực tế.
- Mẫu thu thập: Là mẫu muối/gia vị mặn được dùng sử dụng nhiều nhất để nấu
ăn, chế biến thực phẩm hoặc ăn/chấm trực tiếp hàng ngày. Mẫu muối/bột canh/bột nêm
lấy ≥ 10 gam/mẫu; mẫu nước mắm/xì dầu lấy ≥ 10 ml/mẫu.
- Mẫu muối được bảo quản trong túi nilon, hộp xốp cách hiệt và không tiếp xúc
với ánh sáng trực tiếp trước khi xét nghiệm.
+ Xác định hàm lượng I ốt trong mẫu muối.
- Mẫu muối/gia vị mặn được bảo quản theo quy định định lượng và xét nghiệm
định lượng tại labo Bệnh viện Nội tiết TW.
- Kỹ thuật xét nghiệm định lượng I ốt trong mẫu muối/gia vị mặn tại phần phụ
lục.
+ Thu thập mẫu nước tiểu
- Mẫu nước tiểu được thu thập của đối tượng điều tra KAP, dung tích 10 ml vào,
lấy mẫu vào thời điểm ngay sau khi kết thúc phỏng vấn.
- Mẫu nước tiểu được bảo quản trong ống nghiệm kín, hộp xốp chống nóng và
không tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp trước khi xét nghiệm.
+ Định lượng hàm lượng I ốt trong mẫu nước tiểu.

18


- Mẫu nước tiểu được bảo quản theo quy định định lượng và xét nghiệm định
lượng tại labo Bệnh viện Nội tiết TW.
- Kỹ thuật xét nghiệm tại phần phụ lục.
+ Phỏng vấn
Nội dung điều tra KAP trong nghiên cứu này nhằm đánh giá kiến thức, thái độ,
thực hành của người dân tại các hộ gia đình về việc phòng chống CRLTI bằng công cụ
là bộ câu hỏi phỏng vấn gồm các câu hỏi đóng và nửa mở.
Ngoài ra, điều tra còn thu thập thêm các thông tin liên quan đến việc sử dụng
muối i ốt thông qua thu thập, phỏng vấn các đối tượng thuộc các đơn vị có liên quan
như:quản lý nhà máy muối i ốt, tỷ lệ các loại gia vị mặn được sử dụng tại địa phương...
- Nội dung bộ câu hỏi điềutra tại phần phụ lục.
9. Quá trình tổ chức nghiên cứu:
Các bước triển khai thực hiện.
1- Xây dựng đề cương được Hội đồng khoa học phê duyệt.
2- Xây dựng kế hoạch triển khai, dự trù kinh phí thực hiện.
3- Phân công nhiệm vụ các đoàn công tác, cán bộ thực hiện, lịch trình công tác,
thời gian, địa điểm, phương tiện đi lại.
4- Chuẩn bị tài liệu, bộ câu hỏi, mẫu biểu thu thập số liệu, vật tư, dụng cụ lấy
mẫu và bảo quản mẫu.
5- Gửi văn bản triển khai, nội dung hướng dẫn tới các đơn vị đầu mối tuyến
tỉnh, thống nhất lịch trình, kế hoạch phối hợp thực hiện.
6- Tập huấn điều tra viên tuyến TW thống nhất nội dung nghiên cứu, thu thập
số liệu, kỹ năng điều tra.Trưng tập một số cán bộ tuyến tỉnh có kinh nghiệm tham gia
các đoàn công tác điều tra thực địa.
7- Xây dựng nội dung hướng dẫn công tác chuẩn bị, triển khai điều tra cho các
đoàn công tác và các đơn vị địa phươngphối hợp điều tra thực địa.
8- Tiến hành các đợt điều tra thực địa thu thập số liệu chính thức tại 6 vùng kinh

tế - xã hội.
9- Xét nghiệm định lượng I ốt trong mẫu muối/gia vị mặn, mẫu nước tiểu thu
thập qua điều tra, thực hiện tại labo trung tâm.
- Đoàn công tác của Bệnh viện Nội tiết Trung ương gồm cán bộ phòng Chỉ đạo
tuyến và cán bộ trưng tập tuyến tỉnh trực tiếp tiến hành điều tra tại thực địa:
+ Thống nhất các nội dung trước điều tra, tập huấn điều tra viên tuyến tỉnh.
+ Phối hợp với cán bộ y tế các địa phương triển khai điều tra thực địa.
- Cán bộ địa phương phối hợp với đoàn công tác:Cán bộ của đơn vị đầu mối
tuyến tỉnh; cán bộ trung tâm y tế huyện/thị xã; cán bộ trạm y tế xã/phường.
10- Nhập số liệu, xử lý số liệu, viết báo cáo, nghiệm thu đề tài.
19


10. Biện pháp khống chế sai số
Nhằm đảm bảo tính khách quan, chính xác của số liệu, chúng tôi lựa chọn những
điều tra viên là cán bộ của Phòng CĐCK Bệnh viện Nội tiết TW và trưng tập những
cán bộ có kinh nghiệm trong các điều tra tương tự tại các đơn vị thuộc hệ thống nội tiết
và chuyển hóa.
Bộ câu hỏi được thiết kế rõ ràng, dễ hiểu dựa trên các bộ câu hỏi đã được Bệnh
viện Nội tiết TW sử dụng trong các điều tra trước đây.
Các điều tra viên được tập huấn về tổ chức điều tra tại thực địa, các kỹ năng
phỏng vấn, lấy mẫu muối, nước tiểu và lưu mẫu, vận chuyển mẫu trong quá trình công
tác.
Chọn cỡ mẫu đủ lớn, đối tượng nghiên cứu chọn đúng tiêu chuẩn. Các tiêu
chuẩn, tiêu chí nghiên cứu rõ ràng. Các xét nghiệm thực hiện tại Phòng Xét nghiệm I
ốt, Bệnh viện Nội tiết TW.
Điều tra viên phải đảm bảo hoàn thành đầy đủ và rà soát kỹ lưỡng nội dung phiếu
điều tra, mã số ngay tại thực địa, hạn chế tối đa các sai số.
11. Phân tích, xử lý số liệu.
Các số liệu điều tra nhập vào máy tính bằng phần mềm Epi Data 3.1, xử lý, phân

tích số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0.
Số liệu được Weight data theo dân sốcủa các vùng kinh tế - xã hội.
Số liệu định tính được xử lý, phân tích bằng phần mềm NVIVO.
12. Đạo đức trong nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu được giải thích về mục đích và nội dung của nghiên cứu
trước khi tiến hành phỏng vấn và chỉ tiến hành khi có sự chấp nhận hợp tác tham gia
của đối tượng nghiên cứu.
- Mọi thông tin cá nhân về đối tượng nghiên cứu được giữ kín. Các số liệu,
thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho mục
đích khác.
- Nghiên cứu không tiến hành bất cứ can thiệp nào gây ảnh hưởng xấu tới sức
khỏe, uy tín, danh dự của ĐTNC và của hệ thống y tế của địa phương.

20


Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Tình hình sử dụng muối i ốt và các gia vị mặn có i ốt:
Điều tra thực hiện trên phạm vi toàn quốc, bao gồm 2160 hộ gia đình, 6 khu vực
kinh tế xã hội. Các gia vị mặn người dân đang sử dụng hiện nay cùng với muối, bao
gồm: bột canh, bột nêm, nước mắm và xì dầu.
Bảng 3.1: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng muối, bột canh và bột nêm
Khu vực

TD&MNPB

ĐBSH

BTB&DHMT


Tây Nguyên

Đông NB
Đồng bằng
sông Cửu
Long
Toàn quốc

Chỉ
dùng
muối

Chỉ
dùng
BC

Chỉ
dùng
BN

Muối và
BC

Muối và
BN

BC và
BN


Cả 3
loại

79

139

3

73

4

36

26

(21,9%)

(38,6%)

(0,8%)

(20,3%)

(1,1%)

(10,0%)

(7,2%)


101

85

3

60

57

25

29

(28,1%)

(23,6%)

(0,8%)

(16,7%)

(15,8%)

(6,9%)

(8,1%)

79


15

0

88

123

12

43

(21,9%)

(4,2%)

(0,0%)

(24,4%)

(34,2%)

(3,3%)

(11,9%)

212

0


3

8

129

0

8

(58,9)

(0,0%)

(0,8%)

(2,2%)

(35,8%)

(0,0%)

(2,2%)

96

39

2


87

79

20

37

(26,7%)

(10,8%)

(0,6%)

(24,2%)

(21,9%)

(5,6%)

(10,3%)

147

0

2

2


200

1

8

(40,8%)

(0,0%)

(0,6%)

(0,6%)

(55,6%)

(0,3%)

(2,2%)

714

278

13

318

592


94

151

(4,4%)

(7,0%)

(33,1%) (12,9%) (0,6%) (14,7%) (27,4%)

Nhận xét: Tỷ lệ HGĐ chỉ sử dụng muối là 33,1%, hầu hết các hộ gia đình sử
dụng muối i ốt cùng với các gia vị mặn khác. Bột canh được sử dụng nhiều ở khu vực
TD&MNPB, ĐBSH. Bột nêm được sử dụng nhiểu cùng muối ở khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long, Tây Nguyên và Bắc Trung bộ & Duyên hải Miền Trung.

Bảng 3.2: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng các loại gia vị mặn có i ốt
21


Muối i ốt

Không

Khu vực

128
(75,7%)
193
ĐBSH

(81,1%)
291
BTB&DHMT
(90,1%)
351
Tây Nguyên
(98,9%)
252
Đông NB
(86,6%)
290
ĐBSCL
(81,2%)
1505
Toàn quốc
(86,8%)

TD&MNPB

41
(24,3%)
45
(18,9%)
32
(9,9%)
4
(1,1%)
39
(13,4%)
67

(18,8%)
228
(13,2%)

Bột canh iốt

Không
232
(84,7%)
178
(89,0%)
123
(77,8%)
3
(18,8%)
142
(78,0%)
6
(50,0%)
684
(81,2%)

42
(15,3%)
22
(11,0%)
35
(22,2%)
13
(81,2%)

40
(22,0%)
6
(50,0%)
158
(18,8%)

Bột nêm i ốt

Không
46
(69,7%)
69
(66,3%)
156
(88,6%)
83
(59,7%)
79
(60,8%)
101
(52,9%)
534
(66,3%)

Nước mắm iốt

Không

20

27
244
(30,3%) (10,0%) (90,0%)
35
29
261
(33,7%) (10,0%) (90,0%)
20
23
286
(11,4%) (7,4%) (92,6%)
56
1
280
(40,3%) (0,4%) (99,6%)
51
22
263
(39,2%) (7,7%) (92,3%)
90
20
332
(47,1%) (5,7%) (94,3%)
272
122
1666
(33,7%) (6,8%) (93,2%)

Nhận xét: Trong số các HGĐ sử dụng muối, bột canh thì tỷ lệ cao HGĐ sử dụng
muối i ốt và bột canh i ốt (86,8% và 81,2%), tương tự bột nêm là 66,3%. Nước mắm i

ốt rất thấp 6,8%.
Bảng 3.3. Tỷ lệ các hộ gia đình sử dụng gia vị mặn có iốt
Khu vực
TD&MNPB
Đồng bằng sông Hồng
BTB&DHMT
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
Toàn quốc

Có sử dụng GVMI
n
Tỷ lệ %
304
84,4
320
88,9
334
92,8
354
92,8
328
91,1
317
88,1
1957
90,6

Không sử dụng GVMI

n
Tỷ lệ %
56
15,6
40
11,1
26
7,2
26
7,2
32
8,9
43
11,9
203
9,4

Nhận xét: Tỷ lệ sử dụng gia vị mặn có i-ốt chiếm 90,6% trên toàn quốc, trong
đó khu vực Bắc Trung bộ & Duyên hải Miền Trung và Tây Nguyên có tỷ lệ sử dụng
cao nhất đều chiếm 92,8%, thấp nhất là khu vực Trung du và Miền Núi phía bắc chiếm
tỷ lệ 84,4%.
Biểu đồ 3.1 cho thấy tỷ lệ HGĐ sử dụng gia vị mặn có i ốt đủ tiêu chuẩn phòng
bệnh toàn quốc là 79,6%. Trong số các khu vực, khu vực Tây Nguyên có độ bao phủ
cao nhất là 96,4%, trong khi thấp nhất là khu vực ĐBSCL là 67,8%.

22


Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ HGĐ sử dụng gia vị mặn có i ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh
Bảng 3.4. Tỷ lệ mẫu muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh

Khu vực
TD&MNPB
Đồng bằng sông Hồng
BTB&DHMT
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
Toàn quốc

Đủ TCPB
n
Tỷ lệ %
130
89,6
77
73,3
254
84,1
342
97,4
235
77,0
167
66,0
1205
82,3

Không đủ TCPB
n
Tỷ lệ %

15
10,4
28
26,7
48
15,9
9
2,6
73
23,0
86
34,2
259
18,7

Nhận xét: Kết quả bảng 3.4 cho thấy, trong số các mẫu muối i ốt được thu thập, tỷ
lệ mẫu muối I-ốt đạt tiêu chuẩn phòng bệnh là 82,3%. Trong đó, khu vực Tây Nguyên
là khu vực có tỷ lệ mẫu muối i-ốt đạt TCPB cao nhất với tỷ lệ 97,4%, thấp nhất là khu
vực đồng bằng sông cửu long, chỉ chiếm tỷ lệ 66,0%.

Bảng 3.5. Tỷ lệ mẫu bột canh i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh
Khu vực
TD&MNPB
Đồng bằng sông Hồng
BTB&DHMT

Đủ TCPB
n
Tỷ lệ %
155

82,4
184
76,7
48
82,7
23

Không đủ TCPB
n
Tỷ lệ %
33
12,8
56
23,3
10
17,3


Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
Toàn quốc

8
33
58
486

88,9
82,5

69,8
78,6

1
7
25
132

4,7
18,9
30,2
26,4

Nhận xét: Trong số các mẫu bột canh i-ốt được lấy, chỉ có 78,6% số mẫu đạt
TCPB, Khu vực sử dụng nhiều bột canh là TD&MNPB và đồng bằng sông Hồng có tỷ
lệ mẫu đạt TCPB là 82,4% và 76,7%.
Bảng 3.6. Tình hình sử dụng bột canh và bột nêm
Khu vực

Bột canh/bột
nêm

Bột canh và
bột nêm

Bột canh
Bột canh/bột
iốt/bột nêm iốt nêm thường

n


%

n

%

n

%

n

%

TD&MNPB

279

77,5

6

2,2

213

76,3

60


21,5

ĐBSH

253

70,3

3

1,2

194

76,7

56

22,1

BTB&DHMT

278

77,2

17

6,1


208

74,8

53

19,1

Tây Nguyên

146

40,5

1

0,7

80

54,8

65

44,5

Đông Nam Bộ

257


71,4

3

1,2

168

65,4

86

33,5

ĐBSCL

195

54,2

1

0,5

99

50,8

95


48,7

Toàn quốc

1408

74,3

31

2,2

962

68,3

415

29,5

Nhận xét: Tỷ lệ HGĐ sử dụng bột canh hoặc bột nêm là 74,3%; trong đó tỷ lệ
bột canh iốt, hạt nêm iốt là 68,3%. Bột canh và bột nêm được sử dụng nhiều ở khu vực
Trung du & Miền núi phía bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ & Duyên hải
Miền trung và miền Đông Nam Bộ.

Bảng 3.7. Tỷ lệ HGĐ sử dụng bột canh iốt và bột canh thường
Khu vực

Gia đình có


Dùng cả hai

Dùng bột canh

Dùng bột

dùng bột canh

loại bột canh

iốt

canh thường

n

%

n

%

n

%

n

%


TD&MNPB

279

77,5

6

2,2

213

76,3

60

21,5

ĐBSH

253

70,3

3

1,2

194


76,7

56

22,1

BTB&DHMT

278

77,2

17

6,1

208

74,8

53

19,1

Tây Nguyên

146

40,5


1

0,7

80

54,8

65

44,5

Đông Nam Bộ

257

71,4

3

1,2

168

65,4

86

33,5


24


ĐBSCL

195

54,2

1

0,5

99

50,8

95

48,7

Toàn quốc

1408

74,3

31


2,2

962

68,3

415

29,5

Nhận xét: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng bột canh trên toàn quốc là 74,3%; trong đó tỷ
lệ bột canh iốt là 68,3%. Bột canh được sử dụng nhiều ở khu vực Trung du & Miền núi
phía bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc trung bộ & Duyên hải Miền trung và miền Đông
Nam Bộ.
Bảng 3.8. Tỷ lệ HGĐ sử dụng bột nêm iốt và bột nêm thường
Khu vực

Gia đình dùng
bột nêm

Dùng cả hai
loại bột nêm

Bột nêm iốt

Bôt nêm
thường

n


%

n

%

n

%

n

%

TD&MNPB

68

18,9

2

2,9

44

64,7

22


32,4

ĐBSH

113

31,4

1

0,9

68

60,2

44

38,9

BTB&DHMT

178

49,9

7

3,9


149

83,7

22

12,4

Tây Nguyên

138

38,5

0

0,0

82

59,0

57

41,0

Đông Nam Bộ

137


38,4

1

0,7

77

56,2

59

43,1

ĐBSCL

211

58,8

0

0,0

100

47,8

109


52,2

Toàn quốc

845

39,3

11

1,3

520

61,6

313

37,1

Nhận xét: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng bột nêm trên toàn quốc là 39,3%; trong đó tỷ
lệ bột nêm iốt là 61,6%. Bột nêm được sử dụng nhiều nhất là ở khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long (58,8%), sau đó là khu vực Bắc trung bộ & Duyên hải Miền trung
(49,9%)
Bảng 3.9. Tỷ lệ các HGĐ sử dụng nước mắm/xì dầu

Khu vực

Dùng nước
mắm/xì dầu


Dùng cả hai
loại

Nước mắm
iốt/xì dầu iốt

Nước
mắm/xì dầu
thường

n

%

n

%

n

%

n

%

TD&MNPB

280


77,8

4

1,4

22

7,9

254

90,7

ĐBSH

298

82,8

6

2,0

22

7,4

270


90,6

BTB&DHMT

310

86,1

37

11,9

7

2,3

266

85,8

Tây Nguyên

290

80,5

0

0,0


3

1,0

287

99,0

Đông Nam Bộ

291

80,8

6

2,1

13

4,5

272

93,5

ĐBSCL

359


99,7

5

1,4

12

3,3

342

95,3

Toàn quốc

1828

84,6

58

3,2

79

4,3

1691


92,5

25


×