Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Bài tập học kì 2 môn Luật dân sự: Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai - Bất cập và hướng hoàn thiện pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.61 KB, 19 trang )

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
                        
BLDS
TSBD
TSHTTTL
NƠHTTTL
TCTD
TNHH

1

 Bộ luật dân sự
 Tài sản bảo đảm
Tài sản hình thành trong tương lai 
Nhà ở hình thành trong tương lai
Tổ chức tín dụng
Trách nhiệm hữu hạn


ĐẶT VẤN ĐỀ
      Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay khi mà các giao dịch  
dân sự, thương mại được xác lập ngày càng nhiều thì vấn đề tạo ra các hành  
lang pháp lý phù hợp để cho việc thuận lợi khi chúng ta công nhận những loại 
tài sản hình thành trong tuơng lai để đưa vào lưu thông trong các mối quan hệ 
dân sự, thương mại. Thế chấp đuợc coi là một trong những công cụ  pháp lý  
hữu hiệu để  hạn chế  những rủi ro để  hạn chế  trong quan hệ  vay vốn, tín  
dụng. Tài sản dùng để  thế  chấp rất đa dạng có thể  là động sản, bất động 
sản, tài sản hữu hình, vô hình, tài sản hình thành trong tuơng lai…Trong thế 
chấp tài sản hình thành trong tương lai thì thế  chấp nhà  ở  hình thành trong 
tuơng lai là điển hình và phổ biến hiện nay. Thực tiễn hiện này các quy định 
pháp lý còn chưa rõ ràng và chưa tạo ra đầy đủ  hành lang pháp lý vững chắc  


để  bảo vệ  quyền lợi của các bên trong quan hệ  giao dịch thế  chấp tài sản 
hình thành trong tuơng lai mà cụ thể là thế chấp nhà ở hình thành trong tương 
lai. Việc nghiên cứu một cách có hệ  thống khoa học các quy định pháp luật 
về thế  chấp nhà  ở  hình thành trong truơng lai và việc đưa vào thực tiễn phù 
hợp với các giao lưu dân sự  và kinh tế là hết sức cấp thiết. Chính vì vậy em  
xin lựa chọn đề  tài số  5 để  phân tích làm bài tập học kì:  " Thế chấp nhà ở  
hình thành trong tương lai ­ bất cập và hướng hoàn thiện pháp luật".  Em 
mong muốn những ý kiến đóng góp của em sẽ góp phần hoàn thiện hơn nữa  
các quy định của pháp luật hiện hành về  thế  chấp nhà  ở  hình thành trong  
tương lai.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẾ CHẤP NHÀ Ở HÌNH THÀNH 
TRONG TƯƠNG LAI
I. Khái quát chung về nhà ở hình thành trong tương lai 

2


1. Khái niệm tài sản hình thành trong tương lai
      Ngày 24/11/2015 Quốc hội ban hành Bộ luật Dân sự 2015 đã làm sáng tỏ 
thêm khái niệm về tài sản phù hợp với điều kiện kinh tế­xã hội hiện nay. 
BLDS 2015 khẳng định: 
     Thứ nhất, tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và 
động sản có thể là tài sản hiện có và TSHTTTL [3, khoản 2 Điều 105]; 
     Thứ hai, TSHTTTL là một loại tài sản được điều chỉnh trong BLDS. Theo 
đó, Điều 108 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: 
    “1. Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở  
hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.
     2.Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm: 
a) Tài sản chưa hình thành; 

b) Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau 
thời điểm xác lập giao dịch”.
      So với quy định tại Điều 1 Nghị  định số  11/2012/NĐ­CP về  sửa đổi, bổ 
sung một số  điều của Nghị  định số  163/2006/NĐ­CP về  giao dịch bảo đảm  
thì: Tài sản hình thành trong tương lai mở rộng hơn, bao gồm cả tài sản chưa  
hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm.1
     Căn cứ vào các khái niệm trên có thể rút ra một vài đặc điểm của 
TSHTTTL như sau: 
     Thứ nhất, TSHTTTL là một loại tài sản mang tính chất đặc thù có những 
điểm khác biệt so với tài sản hiện hữu. TSHTTTL không chỉ có lợi ích tham 
gia vào các giao dịch dân sự như thế chấp để bảo đảm cho khoản vay mà còn 
1 Tài sản hình thành trong tương lai là những tài sản nào  />la­nhung­tai­san­nao­46158.html (19/12/2016)

3


xác định được giá trị bằng tiền thông qua các tài liệu như bản vẽ thiết kế, 
hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu hay chi phí nguyên vật liệu xây 
dựng...
     Thứ hai, chưa được hình thành tại thời điểm giao dịch hoặc đã được hình 
thành nhưng chủ sở hữu vẫn chưa xác lập quyền sở hữu. Chính những đặc 
tính này mà mức độ rủi ro trong các giao dịch của TSHTTTL sẽ cao hơn so 
với tài sản hiện hữu. 
     Thứ ba, điều kiện và phạm vi tham gia vào giao dịch dân sự bị hạn chế 
hơn tài sản hiện có thông thường. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có 
hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Tuy nhiên TSHTTTL chỉ được sử 
dụng trong một số giao dịch dân sự nhất định.2
2. Nhà ở hình thành trong tương lai
a. Khái niệm
     Khoản 1, điều 3, Thông tư liên tịch 01/2014/TTLT­NHNN­BXDBTP­

BTNMT định nghĩa là: “Nhà ở hình thành trong tương lai là nhà ở đang trong 
quá trình đầu tư xây dựng theo hồ sơ thiết kế được duyệt và Giấy phép xây 
dựng (đối với trường hợp phải có Giấy phép xây dựng) hoặc đã hoàn thành 
việc xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng nhưng chưa được cấp  
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác 
gắn liền với đất (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận).
     Khoản 9 điều 13 Luật Nhà ở 2014 định nghĩa: “Nhà ở hình thành trong 
tương lai là nhà ở đang trong quá trình đầu tư xây dựng và chưa được nghiêm  
thu đưa vào sử dụng” 

2 Tài sản hình thành trong tương lai  />trong­tuong­lai/ (15/07/2018)

4


     Bên cạnh đó, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 cũng đưa ra định 
nghĩa liên quan như sau “Nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai 
là nhà, công trình xây dựng đang trong quá trình xây dựng và chưa được 
nghiệm thu đưa vào sử dụng” [ Khoản 3, 4 Điều 3].
     Như vậy, NƠHTTTL bao gồm nhà ở chưa hình thành, đang trong quá tình 
hình thành và cả nhà ở đã được hình thành tại thời điểm giao kết hợp đồng 
thế chấp, chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng và chưa xác lập quyền sở 
hữu nhưng có căn cứ pháp lý để xác định nhà ở đó sẽ được HTTTL và thuộc 
quyền sở hữu của chủ thể xác định.3
3. Đặc điểm pháp lý của nhà ở hình thành trong tương lai là đối 
tượng của hợp đồng thế chấp
    Thứ nhất, nhà ở đó phải đang trong quá trình xây dựng. 
    Thứ hai, chưa có văn bản nghiệm thu đưa vào sử dụng.
    Thứ ba, về mặt sở hữu thì nhà ở đó đang trong quá trình hoàn thành thủ tục 
cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu và quyền sử dụng cho người sở hữu 

NƠHTTTL.
II. Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai
1. Thế chấp tài sản hình thành trong tương lai
        Hiện nay chưa có khái niệm cụ  thể  về  thế  chấp TSHTTTL mà từ  khái  
niệm thế chấp của BLDS 2015 thì ta hiểu thế chấp TSHTTTL như sau: Thế 
chấp TSHTTTL là việc bên thế  chấp dùng tài sản được hình thành từ  vốn  
vay; tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp 
tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm, tài sản đã hình thành và thuộc đối  
3 Tuấn Đạo Thanh và Phạm Thu Hằng (2015), Bàn về tài sản hình thành trong tương lai trong dự thảo bộ 
luật hình sự , Tọa đàm 8/6/2015 dự án Jica

5


tượng phải đăng ký quyền sở  hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch  
phải bảo đảm thì tài sản đó chưa được đăng ký theo quy định của pháp luật 
để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia.
2. Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai
    Khái niệm thế chấp nhà  ở hình thành trong tương lai. Theo quy định pháp 
luật hiện hành thì chưa có khái niệm cụ thể về thế chấp NƠHTTTL. Do vậy  
căn cứ  vào các đặc điểm khái niệm của thế  chấp nhà  ở  hình thành trong 
tương lai là một dạng của tài sản hình thành trong tương lai cho nên khái  
niệm cũng có sự tương đồng với khái niệm thế chấp tài sản hình thành trong  
tương lai. Đó là: “Việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng nhà ở đang 
trong giai đoạn hình thành hoặc đã hình thành nhưng đang được tiến hành làm  
thủ  tục đăng ký quyền sở  hữu và bàn giao sử  dụng để  bảo đảm thực hiện  
nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không 
chuyển giao tài sản cho bên nhận thế chấp”. Như vậy với đặc điểm là tài sản  
đang trong giai đoạn hình thành, đang xây dựng thì về mặt thực tế thì tài sản 
này đang nằm trên giấy tờ, thiết kế của chủ đầu tư. Việc bên nhận thế chấp 

sẽ căn cứ vào các giấy tờ pháp lý, giấy tờ xây dựng và năng lực của chủ đầu 
tư để xác định tính thực tế của dự án này trong việc hình thành tài sản mà bên  
thế chấp đem đi thế chấp. Các giấy tờ  thường được bên nhận thế  chấp yêu  
cầu cung cấp như: : Hợp đồng mua bán nhà, phiếu thu, Giấy chứng nhận 
quyền sử dụng đất, bản thiết kế  ngôi nhà được cơ  quan có thẩm quyền cấp 
phép…Đối với trường hợp nhà ở đã hình thành nhưng chưa đăng ký quyền sở 
hữu. Về mặt thực tế thì tài sản đã thành hình, đã tồn tại. Nhưng tài sản là bất 
động sản việc quản lý nhà nước về  các thủ  tục pháp lý liên quan tới sở  hữu 
chặt chẽ do vậy việc hoàn thành việc sở hữu nhà ở là thời điểm ngôi nhà trên 
hoàn thành và thuộc quyền sở  hữu đầy đủ  nhất. Còn đối với việc không 
chuyển giao cho bên nhận thế chấp thì quy định này trong trường hợp tài sản  
6


đã hình thành về mặt thực tế nhưng chưa hoàn thành thủ tục cấp giấy chứng  
nhận quyền sở hữu.4
3. Đặc điểm của thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai 
     Về chủ thể của quan hệ thế chấp NƠHTTTL thường thì phạm vi hẹp hơn 
đối với các quan hệ thế chấp khác. 
         Bên thế  chấp NƠHTTTL:  Thường bên thế  chấp NƠHTTTL ngoài thỏa 
mãn điều kiện về năng lực chủ  thể khi tham gia giao dịch thì phải thuộc đối 
tượng   có   quyền   sở   hữu   NƠHTTTL   do   vậy   không   phải   ai   cũng   sở   hữu 
NƠHTTTL. 
     Bên nhận thế chấp NƠHTTTL:  Do hợp đồng thế chấp chỉ được ký khi có 
hợp đồng tín dụng nên bên nhận thế chấp cũng chủ yếu các tổ chức có chức 
năng theo quy định pháp luật là có chức năng cho vay. Mặt khác NƠHTTTL là 
tài sản đặc biệt có giá trị lớn kèm theo đó là các rủi ro đối với việc hình thành 
trong tương lai và đề phòng rủi ro xảy ra cho các tổ  chức tín dụng thì không 
phải tổ chức tín dụng nào cũng được tham gia nhận thế chấp NƠHTTTL. Mà 
phải các tổ chức tín dụng đủ điều kiện và được sự cho phép của cơ quan nhà 

nước có thẩm quyền mới được tham gia nhận thế chấp NƠHTTTL. Do vậy 
đã hạn chế đi số lượng bên nhận thế chấp NƠHTTTL.
       Không có sự  chuyển giao tài sản và các bên cũng không sử  dụng nhà  ở  
đang thế  chấp để  sinh lợi: Do chưa có tại thời điểm thế  chấp chỉ  là tài sản  
hình thành trên giấy tờ  hay đang quá trình xây dựng, hình thành do vậy công 
năng chủ yếu của ngôi nhà không được sử dụng được do vậy về mặt sinh lợi  
từ tài sản là nhà ở hình thành trong tương lai hầu như không phát huy được. 
4. Phân loại thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai
4Phạm Ngọc Trâm(2016), Thế chấp nhà ở hình thành trong trong tương lai để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ 
từ hợp đồng tín dụng, luận văn thạc sĩ luật học, Trường đại học Luật Hà Nội.

7


      Căn cứ  và đặc điểm của nhà  ở  thì chúng ta có thể  phân chia thành Thế 
chấp căn hộ  chung cư  hình thành trong tương lai. Thế  chấp biệt thự  hình  
thành trong tương lai và thế chấp nhà liền kề hình thành trong tương lai.
         Căn cứ  vào thủ  tục và tiến độ  triển khai xây dựng và bàn giao nhà thì  
chúng ta có thể phân chia thành: Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai đã 
hoàn thành xây dựng nhưng chưa có giấy chứng nhận quyền sở  hữu và Thế 
chấp nhà  ở  hình thành trong tương lai chưa hoàn thành xây dựng và chưa có  
giấy chứng nhận quyền sở hữu. (Ví dụ: Hiện nay mua nhà chung cư theo tiến  
độ xây dựng của dự án khi chủ đầu tư xây đến tầng nào thì bên mua sẽ phải 
đóng góp tiền vào theo tiến độ  dự  án theo thông báo của chủ  đầu tư  do vậy  
đây là dạng điển hình của nhà ở hình thành trong tương lai).
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG BẤT CẬP VỀ 
VẤN ĐỀ THẾ CHẤP NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI
Quy định của pháp luật về tài sản thế chấp là nhà ở hình thành 

I.


trong tương lai
­ Thứ nhất, nhà ở đó phải chưa hình thành, đang hình thành hoặc đã được hình  
thành tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm. 
­ Thứ  hai, Tại thời điểm xác lập giao dịch NƠHTTTL chưa có giấy chứng 
nhận quyền sở hữu, chưa thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, chủ thể xác 
lập quyền sở hữu sau thời điểm xác lập giao dịch thế chấp tài sản. 
1. Quy định của pháp luật về  hợp đồng thế  chấp nhà  ở  hình thành  
trong tương lai
1.1.

Nghĩa vụ được bảo đảm trong hợp đồng thế chấp nhà ở hình thành  
trong tương lai 

8


    Nghĩa vụ  được bảo đảm là nghĩa vụ  trả  tiền của khách hàng vay đối với  
TCTD phát sinh từ  HĐTD được giao kết giữa các bên. Như  vậy, nghĩa vụ 
được bảo đảm chính là nghĩa vụ của bên khách hàng vay tiền. 
     Nghĩa vụ được bảo đảm bao gồm cả nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi của khách 
hàng vay đối với TCTD. Khác với các hợp đồng vay thông thường thì cho vay 
theo hình thức cấp tín dụng luôn bao gồm việc trả lãi
1.2.

Hình thức và thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng thế  chấp  
nhà ở hình thành trong tương lai 

      Hình thức của hợp đồng thế  chấp nhà ở  hình thành trong tương lai Hợp  
đồng thế  chấp NƠHTTTL phải được lập thành văn bản. Văn bản đó có thể 

là hợp đồng riêng biệt hoặc có thể  ghi ngay trong điều khoản của HĐTD,  
trong đó vừa quy định về quyền và nghĩa vụ  của các bên giao kết hợp đồng,  
đồng   thời   quy   định   luôn   việc   thế   chấp   tài   sản.   Hộp   đồng   thế   chấp 
NƠHTTTL phải được công chứng, chứng thực và phải tiến hành đăng ký  
giao dịch đảm bảo. 
       Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng thế  chấp nhà  ở  hình thành  
trong   tương   lai   Thời   điểm   phát   sinh   hiệu   lựa   của   hợp   đồng   thế   chấp 
NƠHTTTL là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng. 
1.3.

Nội dung của hợp đồng thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai 

      Hợp đồng thế chấp NƠHTTTL bắt buộc phải có các nội dung được quy 
định tại điều 121 Luật Nhà ở 2014; Điều 4, 5 Thông tư số 26/2015/TT­NHNN  
và phần tiểu mục 3, mục 3, chương XV, phần thứ ba c ủa BLDS 2015 v ề th ế 
chấp tài sản. 
1.4.

9

Chủ thể của hợp đồng thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai 


     Bên nhận thế chấp là các TCTD đáp ứng các điều kiện mà nhà nước quy 
định để được nhận thế chấp NƠHTTTL. 
     Bên thế chấp là bên có nghĩa vụ dùng tài sản của mình hoặc của bên thứ 
ba để  bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ  phát sinh từ  HĐTD. Trong giao 
dịch thế chấp NƠHTTTL, bên thế chấp có thể  là tổ  chức, cá nhân xây dựng  
NƠHTTTL  trên thửa  đất  hợp pháp của mình hoặc tổ  chức, cá  nhân mua  
NƠHTTTL trong dự  án đầu tư  xây dựng nhà  ở  đáp  ứng điều kiện về  năng 

lực chủ thể được quy định tại điểm a khoản 1 điều 177 BLDS 2015.5
II.

Bất cập về vấn đề thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai  

     Thứ nhất, về phạm vi áp dụng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong  
tương lai. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 69 Luật Nhà  ở  2014 thì vốn sử 
dụng cho phát triển nhà ở thương mại gồm 04 loại, trong đó có vốn huy động 
thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, 
liên kết của các tổ  chức, hộ  gia đình, cá nhân. Việc huy động vốn góp như 
vậy được thể  hiện thông qua các hợp đồng góp vốn. Trong giai đoạn dự  án 
chưa đáp ứng các điều kiện để  bán nhà ở  hình thành trong tương lai (thường  
là chưa có biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng) thì các chủ 
đầu tư  sẽ  tổ  chức bán hàng với các phương thức như  ký kết huy động vốn 
góp khi nào đủ điều kiện mua bán thì sẽ  tiến hành ký kết hợp đồng mua bán 
nhà ở hình thành trong tương lai chính thức.
        Mặc dù Nghị  định 99/2015/NĐ­CP cũng nêu rõ chủ  đầu tư  không được 
phân chia sản phẩm nhà  ở  hoặc để   ưu tiên đăng ký, đặt cọc, hưởng quyền  
mua nhà  ở  hoặc để  phân chia quyền sử  dụng đất trong dự  án cho bên được  
huy động vốn, tuy nhiên, phương thức này thật sự chưa có quy định một cách 
chi tiết, rõ ràng dẫn đến vẫn có những thỏa thuận “ngầm”. Khi trường hợp có  
5 Bình luận khoa học những điểm mới bộ Luật dân sự 2015 của PGS.TS. Đỗ Văn Đạt

10


xảy ra tranh chấp, vấn đề xử lý sẽ rất phức tạp. Quyền, nghĩa vụ của các bên 
sẽ căn cứ trên cơ sở chứng cứ cũng như lập luận của mỗi bên đưa ra. 
      Thứ hai, về điều kiện chủ đầu tư được giao kết hợp đồng mua bán nhà ở 
hình thành trong tương lai. Về vấn đề này, như đã phân tích ở trên, được quy  

định rất rõ tại Điểm b, Khoản 2, Điều 19 Nghị  định 99/2015/NĐ­CP hướng 
dẫn thi hành luật nhà ở, theo đó trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được 
hồ sơ  đề nghị của chủ đầu tư, Sở Xây dựng phải kiểm tra hồ sơ; nếu hồ sơ 
có đủ  giấy tờ  theo quy định tại điểm này thì Sở  Xây dựng phải có văn bản 
thông báo nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua gửi chủ đầu tư; nếu hồ 
sơ chưa có đủ giấy tờ theo quy định thì phải có văn bản nêu rõ lý do. Trường  
hợp chủ  đầu tư  đã gửi hồ  sơ  nhưng quá thời hạn quy định tại điểm này mà  
Sở  Xây dựng không có văn bản thông báo và nhà ở đó đã đủ  điều kiện được  
bán, cho thuê mua thì chủ đầu tư được quyền ký hợp đồng mua bán, cho thuê 
mua nhà  ở  hình thành trong tương lai nhưng phải chịu trách nhiệm về  việc 
bán, cho thuê mua nhà  ở  này; Sở  Xây dựng phải chịu trách nhiệm về  việc  
thông báo hoặc không có văn bản thông báo nhà ở đủ điều kiện được bán, cho 
thuê mua sau khi nhận được hồ sơ đề nghị của chủ đầu tư.
      Theo quy định tại Khoản 2 Điều 55 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 
quy định  cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản 
cho chủ đầu tư về nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua trong thời hạn  
15 ngày; trường hợp không đủ điều kiện phải nêu rõ lý do.
       Như vậy, có thể  thấy rằng, Luật Kinh doanh bất động sản 2014 đã quy  
định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về  việc thẩm định xem chủ 
đầu tư có được bán nhà ở hình thành trong tương lai hay không. Quy định như 
vậy nhằm đề  cao vai trò của nhà nước trong việc hạn chế  rủi ro cho khách 
hàng, phần nào sẽ dẫn đến tâm lý “tin tưởng” của khách hàng khi mua nhà ở 
hình thành trong tương lai và thiếu đi việc kiểm tra các thông tin cần thiết 
11


khác. Tuy nhiên Điểm b, Khoản 2, Điều 19 Nghị định 99/2015/NĐ­CP lại quy 
định nếu Sở Xây dựng không có văn bản thì vẫn được bán và phải chịu trách  
nhiệm. Có thể thấy rằng, khi có tranh chấp xảy ra thì việc chủ  đầu tư  “chịu  
trách nhiệm” lúc này còn dựa trên nhiều yếu tô khác nhau và rủi ro lớn vẫn  

thuộc về khách hàng.
Thứ ba, về mâu thuẫn trong việc quy định hình thức trách nhiệm do vi phạm  
hợp đồng. Theo quy định tại Điều 16 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 
thì việc phạt và bồi thường thiệt hại do bên mua, bên nhận chuyển nhượng,  
bên thuê, bên thuê mua chậm tiến độ  thanh toán hoặc bên bán, bên chuyển  
nhượng, bên cho thuê, bên cho thuê mua chậm tiến độ bàn giao bất động sản  
do các bên thỏa thuận và phải được ghi rõ trong hợp đồng. Tuy nhiên, Điều 18  
Luật Kinh doanh bất động sản lại quy định những nội dung hợp đồng mua  
bán, cho thuê, cho thuê mua nhà, công trình xây dựng phải có, trong đó nêu rõ 
hợp đồng phải có thỏa thuận phạt mà vấn đề  bồi thường thiệt hại không 
“phải có”. Như  vậy, có thể  thấy chính trong nội tại Luật Kinh doanh bất 
động sản đã có sự mâu thuẫn.
Phạt và bồi thường thiệt hại là hai hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp  
đồng khác nhau và có tính chất khác nhau. Nếu bồi thường thiệt hại là trách 
nhiệm vật chất mà bên vi phạm phải gánh chịu đề bù đắp các tổn thất đã gây  
ra thì phạt hợp đồng là việc bên vi phạm phải trả một khoản tiền cho bên còn 
lại nếu có vi phạm hợp đồng. Về  bản chất, phạt hợp đồng mang tính chất 
răn đe và “phòng ngừa”, mục đích để các bên ý thức và nghiêm chỉnh tuân thủ 
hợp  đồng, trong khi  đó, bồi thường thiệt hại mang tính chất  đền bù đắp  
những tổn thất đã gây ra.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 418 BLDS năm 2015 thì:
“Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận  
về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên  
12


vi phạm nghĩa vụ  chỉ  phải chịu phạt vi phạm”.  Như  vậy, đối chiếu với quy 
định của Luật Kinh doanh bất động sản 2014, nếu các bên chỉ thỏa thuận phạt  
như  quy định tại Điều 18 thì bên vi phạm chỉ  chịu phạt mà không phải chịu 
bồi thường.

Qua ví dụ trên, có thể thấy rằng, khoản tiền bồi thường thiệt hại cũng không  
hề nhỏ, nếu thời hạn bàn giao nhà chậm bị  kéo dài thì khoản tiền đó có thể 
lớn hơn nhiều. Theo đó, tác giả  đề  xuất sửa đổi bổ  sung Điều 18 Luật Kinh 
doanh bất động sản 2014 cho đồng bộ, phù hợp với Điều 16, nêu rõ vấn đề 
thỏa thuận bồi thường trong hợp đồng.
Thứ tư, về vấn đề quy định tài khoản thanh toán trong hợp đồng mua bán tài 
sản hình thành trong tương lai.
Theo quy định hiện hành, Khoản 1 Điều 56 Luật Kinh doanh bất động sản 
năm 2014 quy định chủ  đầu tư  dự  án bất động sản trước khi bán nhà ở  hình 
thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ  năng lực thực  
hiện bảo lãnh nghĩa vụ  tài chính của chủ đầu tư  đối với khách hàng khi chủ 
đầu tư  không bàn giao nhà  ở  theo đúng tiến độ  đã cam kết với khách hàng. 
Cũng cần lưu ý rằng, bảo lãnh trên thực tế  chủ  yếu là bảo lãnh đối vật, có  
nghĩa chủ  đầu tư  phải có tài sản để  bảo đảm cho việc ngân hàng bảo lãnh.  
Thực tế  cho thấy, các chủ  đầu tư  thường thế  chấp chính dự  án đang xây 
dựng để được bảo lãnh từ ngân hàng thương mại.
Đối với những trường hợp này, Ngân hàng thương mại thường yêu cầu chủ 
đầu tư khi kí kết hợp đồng với khách hàng mua nhà ở hình thành trong tương  
lai, trong điều khoản thỏa thuận về việc thanh toán, phải chuyển khoản và tài 
khoản của Ngân hàng đã bảo lãnh để Ngân hàng kiểm soát việc sử dụng tiền  
của chủ đầu tư, đảm bảo nguồn tiền được sử dụng đúng mục đích. Bên cạnh  
đó, khách hàng cũng sẽ “yên tâm” hơn vì ngân hàng sẽ kiểm soát chủ đầu tư 
trong việc sử dụng nguồn tiền huy động từ khách hàng.
13


Đó là vấn đề  lý luận và cần được thực hiện. Tuy nhiên, thực tế  cho thấy  
nhiều trường hợp khách hàng trả bằng tiền mặt hoặc chuyển vào tài khoản ở 
ngân hàng khác không phải tài khoản của ngân hàng chủ  đầu tư  thế  chấp và  
dùng số tiền đó vào mục đích khác thay vì trả nợ ngân hàng, sẽ dẫn đến nguy  

cơ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 
Thứ năm, cần có quy định cụ thể về việc xử lý các biến động, đảm bảo lợi  
ích cho khách hàng và chủ đầu tư.
Nhìn dưới góc độ  của bên bán, thị  trường bất động sản luôn luôn biến động 
những biến đổi trong giá vật liệu, nhân công, chính sách của nhà nước…là  
khó tránh khỏi cho nên nếu cứng nhắc áp dụng điều khoản vi phạm hợp đồng 
thì khá bất lợi cho chủ  đầu tư  mà vấn đề  cũng không được giải quyết một  
cách tốt nhất.
CHƯƠNG   3:   ĐỊNH   HƯỚNG   HOÀN   THIỆN   PHÁP   LUẬT   VỀ   THẾ 
CHẤP NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI
1. Đề xuất giải pháp cho những bất cập nêu trên:
­ Bất cập thứ nhất: Em cho rằng, khi đã quy định hợp đồng mua bán nhà 
ở hình thành trong tương lai thì cần đưa vào áp dụng triệt để, tránh việc 
chủ đầu tư lách luật, gây rủi ro cho khách hàng; hoặc cần quy định chi 
tiết hơn nữa về vấn đề hợp đồng góp vốn đối với cá nhân, hộ gia đình.
­ Bất cập thứ hai:  Em đề xuất tăng thời gian thẩm định cho cơ  quan có 
thẩm quyền (20 ngày làm việc hoặc 30 ngày) và quy định cụ  thể  trách 
nhiệm của cơ  quan này để  việc thẩm định được đảm bảo, đảm bảo 
cho   khách   hàng   giao   kết   mua   nhà   ở   hình   thành   trong   tương   lai   với 
những chủ đầu tư uy chấp hành đúng quy định. Trường hợp không tăng 
thời gian thẩm định cho cơ quan có thẩm quyền, tác giả xin đề xuất bỏ 
quy định về việc thẩm định nêu trên để khách hàng nâng cao ý thức, tìm 
14


hiểu thật kĩ các thông tin trước khi kí hợp đồng mua bán nhà  ở  hình 
thành trong tương lai, hạn chế rủi ro phát sinh.
­ Bất cập thứ  ba: Em xin đề  xuất sửa đổi bổ  sung Điều 18 Luật Kinh  
doanh bất động sản 2014 cho đồng bộ, phù hợp với Điều 16, nêu rõ vấn  
đề thỏa thuận bồi thường trong hợp đồng.

­ Bất cập thứ tư: Em nghĩ cần quy định trực tiếp vấn đề này vào Luật để 
tránh việc chủ  đầu tư  không thực hiện theo những gì đã cam kết với 
ngân hàng và khách hàng mua nhà ở hình thành trong tương lai.
­ Bất cập thứ năm: Trong các lĩnh vực kinh doanh hàm chứa nhiều rủi ro 
như kinh doanh bất động sản, pháp luật cũng nên xem xét vấn đề trách  
nhiệm của bên bán khi có sự thay đổi do hoàn cảnh một cách hợp lý để 
có cơ chế đảm bảo thực hiện hợp đồng công bằng, hiệu quả.
Ngoài ra, em xin nêu một số giải pháp khác để  khắc phục những bất cập  
trong vấn đề thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai.
2. Hoàn thiện hệ  thống quy định pháp luật về  thế  chấp nhà  ở  hình 
thành trong tương lai
      Hoàn thiện các quy định về  thế  NƠHTTTL đảm bảo sự  phù hợp, thống 
nhất, đồng bộ và tạo ra sự thông suốt giữa các văn bản có liên quan, tránh sự 
chồng chéo dẫn đến khó khăn, lúng túng khi áp dụng. Xây dựng pháp luật 
phải gắn liền với thực thi pháp luật, trước khi ban hành những quy định pháp 
luật này cần phải tính toán, đo lường kỹ càng tất cả các vấn đề có liên quan.6
3. Tăng cường phối hợp giữa các bộ  ngành chức năng có liên quan 
trong việc xây dựng và thực thi pháp luật
6 Một số bất cập về hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai  />te/mot­so­bat­cap­ve­hop­dong­mua­ban­nha­o­hinh­thanh­trong­tuong­lai (22/03/2018)

15


      Các bộ, ban, ngành có liên quan phải có sự  phối kết hợp trong xây dựng 
pháp luật, tăng cường sự  chỉ  đạo, giám sát việc thực thi các quy định này, 
tránh tình trạng mỗi địa phương, đơn vị  có một cách hiểu và áp dụng khác 
nhau.
4. Hoàn   thiện   quy   định  về   trình  tự  thủ  tục  thế  chấp  nhà   ở  hình 
thành trong tương lai
­ Hoàn thiện các quy định về công chứng hợp đồng thế chấp nhà ở hình  

thành trong tương lai: Các Bộ, ban ngành có liên quan phải nhanh chóng 
phối hợp với Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu ban hành những hướng 
dẫn   cụ   thể,   chi   tiết   về   thủ   tục   công   chứng   hợp   đồng   thế   chấp 
NƠHTTTL tránh tình trạng từ  chối tiếp nhận hồ  sơ  công chứng hợp 
đồng thế chấp với lý do chưa có hướng dẫn cuae Bộ chủ quản.
­ Hoàn thiện các quy định về  đăng ký giao dịch bảo đảm hợp đồng thế  
chấp nhà  ở  hình thành trong tương lai:  Phải có sự  thống nhất và liên 
kết chặt chẽ trong việc cung cấp thông tin giữa Trung tâm đăng ký giao  
dịch, tài sản của Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm và Văn phòng 
đăng ký quyền sử dụng đất ở, nhà ở. Tăng cường sự kiểm tra, giám sát 
hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm nhằm sớm phát hiện và xử lý kịp  
thời các sai phạm của các cá nhân, tổ chức đặc biệt là cơ quan đăng ký 
giao dịch bảo đảm đồng thời nâng cao tính minh bạch và công khai 
trong trình tự, thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm.7
5. Nâng cao hơn nữa vai trò của ngân hàng nhà nước Việt Nam trong  
việc xây dựng và thực thi pháp luật về thế chấp nhà ở hình thành 
trong tương lai
7 Thực trạng và kiến nghi về thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai trong các dự án kinh doanh bất động  
sản  />cac­du­an­kinh­doanh­bat­dong­san­3266.html (26/06/2017)

16


     Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần phát huy hơn nữa vị trí trung tâm của  
mình trong loại giao dịch này. Sớm đưa ra hướng dẫn cụ  thể  về  cơ  chế  thế 
chấp NƠHTTTL cho các TCTD, đồng thời phải tìm ra giải pháp giải quyết  
được vướng mắc trong thủ tục công chứng, chứng thực và đăng ký thế chấp. 
    Phải có hướng dẫn cụ thể việc sau khi cho vay thì ngân hàng phải làm như 
thế nào để có thể giám sát được tài sản thế chấp, bổ sung các quy định biện 
pháp chế tài về việc nếu chủ dự án làm sai sẽ  xử lý như  thế  nào, nhằm hạn 

chế gian lận trong các giao dịch liên quan đến dự án chung cư.8
KẾT LUẬN
     Với xã hội ngày càng phát triển khái niệm tài sản không ngừng mở rộng và 
các quy định pháp luật không ngừng ra đời để phù hợp với thực tế cuộc sống  
và điều chỉnh các quan hệ xã hội mới phát sinh. Việc quy định cụ thể việc thế 
chấp nhà  ở  hình thành trong tương lai nhằm tạo căn cứ  pháp lí hợp pháp và 
nhằm thúc đẩy quá trình lưu thông các giao dịch trong quan hệ dân sư, kinh tế 
trong nền kinh tế thị trường. Những nghiên cứu về thế chấp nhà ở hình thành  
trong tương lai được trình bày trong tiểu luận nhằm mục đích hệ  thống các 
quy định của pháp luật có liên quan đến vấn đề  này, đồng thời chỉ  ra những 
vướng mắc, bất cập khi áp dụng trong thực tế. Trên cơ  sở  đó, em xin mạnh  
dạn đưa ra một vài đề  xuất, kiến nghị  cho việc ban hành các văn bản quy  
phạm pháp luật và cơ chế để thực thi pháp luật. Những giải pháp đối với các 
bên tham gia giao dịch. Hi vọng những nghiên cứu trong tiểu luận,  ở mức độ 
nào đó sẽ  góp phần hoàn thiện chế  định thế  chấp nhà  ở  hình thành trong 
tương lai tại Việt Nam. Do khả năng nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế 
nên tiểu luận không tránh khỏi thiếu sót. Em kính mong nhận được sự  quan  
tâm, góp ý và hướng dẫn của các thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn.
8 Một số vấn đề pháp lí về thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai tại ngân hàng thương mại 
/>lai­tai­ngn­hng­thuong­mai/ (15/03/2017)

17


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1. Bộ luật dân sự 2015 
2. Luật Nhà ở 2014
3. Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014
4. Nghị định số 11/2012/NĐ­CP về sửa đổi, bổ sung một số điềucủa nghị 

định số  163/2006/NĐ­CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của chính phủ về 
giao dịch bảo đảm
5. Nghị định 99/2015/NĐ­CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một 
số điều luật nhà ở
6. Thông tư số 26/2015/TT­NHNN hướng dẫn trình tự, thủ tục thế chấp 
và giải chấp tài sản là dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành 
trong tương lai  
7. Thông tư liên tịch 01/2014/TTLT­NHNN­BXDBTP­BTNMT hướng dẫn 
thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định tại nghị 
định 71/2010/ NĐ­CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của chính phủ quy định 
chi tiết và hướng dẫn thi hành luật nhà ở.
NGUỒN KHÁC 
1. Tuấn Đạo Thanh và Phạm Thu Hằng (2015), Bàn về tài sản hình thành 
trong tương lai trong dự thảo bộ luật hình sự , Tọa đàm 8/6/2015 dự án 
Jica.
2. Bình luận khoa học những điểm mới bộ Luật dân sự 2015 của PGS.TS. 
Đỗ Văn Đạt
18


3. Phạm Ngọc Trâm(2016), Thế chấp nhà ở hình thành trong trong tương 
lai để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ từ hợp đồng tín dụng, luận văn thạc 
sĩ luật học, Trường đại học Luật Hà Nội.
4. Tài sản hình thành trong tương lai là những tài sản nào 
/>nao­46158.html (19/12/2016)
5. Tài sản hình thành trong tương lai  />thuc­luat­dan­su/tai­san­hinh­thanh­trong­tuong­lai/ (15/07/2018)
6. Thực trạng và kiến nghi về thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai 
trong các dự án kinh doanh bất động sản  />tuc/thuc­trang­va­kien­nghi­ve­the­chap­nha­o­hinh­thanh­trong­tuong­
lai­trong­cac­du­an­kinh­doanh­bat­dong­san­3266.html (26/06/2017)
7. Một số vấn đề pháp lí về thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai tại  

ngân hàng thương mại 
/>the­chap­nh­o­hnh­thnh­trong­tuong­lai­tai­ngn­hng­thuong­mai/ 
(15/03/2017)
8. Một số bất cập về hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai 
/>ban­nha­o­hinh­thanh­trong­tuong­lai (22/03/2018)

19



×