Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Giáo án lớp 5-Tuần 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.68 KB, 26 trang )

Trường tiểu học Vĩnh Kim
TUẦN 9
--------    ---------
Thứ 2 ngày 26 tháng 10 năm 2009
Tập đọc
CÁI GÌ QUÝ NHẤT
(Trịnh Mạnh)
I .Mục đích yêu cầu:
1. Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài; biết phân biệt lời người dẫn chuyện lời nhân vật
( Hùng, Quý, Nam, thầy giáo ).
2. Nắm được vấn đề tranh luận (Cái gì là quý nhất ?) và ý được khẳng định trong bài
( Người lao động là quý nhất )
II. Đồ dùng D-H:
- Tranh minh hoạ bài học trong SGK .
III. Các hoạt động D-H:
A. KTBC:
- HS đọc thuộc những câu thơ các em thích trong bài “Trước cổng trời”, trả lời các câu
hỏi về bài đọc .
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài :
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hỉêu bài
a. Luyện đọc :
- Một em đọc toàn bài .
- Ba em đọc nối tiếp từng đoạn .
- Có thể chia bài thành 3 đoạn :
+ Đoạn 1 : từ Một hôm …. đến sống được không ?
+ Đoạn 2 : từ Quý và Nam ….đến phân giải
+ Đoạn 3 : phần còn lại.
. Lượt 1: HS đọc bài, luyện phát âm các từ khó trong bài: tranh luận, phân giải,....
. Lượt 2: HS đọc bài, giải nghĩa từ chú thích SGK.
. Lượt 3: HS luyện đọc lại bài.


- T đọc mẫu.
b. Tìm hiểu bài :
- HS đọc thầm toàn bài, trao đổi, thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi trong SGK.
+ Theo Hùng , Quý , Nam ,cái quý nhất trên đời là gì ? ( Hùng : lúa gạo ; Quý :
vàng ; Nam : thì giờ )
+ Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình ?
+Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động là quý nhất ? (Vì không có người lao
động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị).
+Chọn tên gọi khác cho bài văn và nêu lí do vì sao em chọn tên gọi đó.( HS chọn
cách đặt.
Trần Minh Việt
Trường tiểu học Vĩnh Kim
Ví dụ: Cuộc tranh luận thú vị: vì đây là cuộc tranh luận giữa 3 bạn nhỏ rất thú vị;
Vì bài văn cuối cùng đến được một kết luận có sức thuyết phục nhất của cuộc tranh luận
nên có thể đặt: Người lao động quý nhất.
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm
- T mời 5 HS đọc lại bài văn theo cách phân vai .
- Cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 2 .
- Chú ý đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật .
- Phân vai cho nhiều nhóm để đọc .
4. Củng cố -dặn dò:
- Bài đọc nói về điều gì?
- T nhận xét tiết học .
==========
Toán:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Nắm được cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- Rèn kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
II. Các hoạt động D-H:

A. KTBC: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
5 km 302 m = … km
302 m = … km
B. Bài mới:
1. Bài 1: Viết số thập phân thích vào chỗ chấm :
- Học sinh nhắc lại cách làm.
a. 35 m 23 cm = 35
100
23
m = 35,23 m.
b. 51 dm 3 cm = 51
10
3
dm = 51,3 dm.
c. 14m 7 cm = 14
100
7
m = 14,07m
2. Bài 2: Yêu cầu như bài 1:
- Hướng dẫn cách làm.
315 cm = 300 cm + 15 cm = 3 m 15 cm = 3
100
15
m = 3,15 m.
Vậy 315 cm = 3,15 m
- HS làm vào vở.
- T: Chấm bài tậ chỗ một số em, nhận xét và gọi H chữa bài.
3. Bài 3: Viết các số đo sau dưới dạng STP có đơn vị đo là km
- HS: Tạ làm bài vào vở, sau đó 3 em chữa bài bảng lớp.
Trần Minh Việt

Trường tiểu học Vĩnh Kim
a. 3 km 245 m = 3
1000
245
km = 3,245 km
b. 5 km 34 m = 5
1000
34
km = 5,034 km
c. 307 m =
1000
307
km = 0,307 km
C.Hướng dẫn về nhà:
- T nhận xét giờ học.
- Về nhà xem lại bài.
************************ *************************
Chính tả
Nhớ viết: TIẾNG ĐÀN BA- LA- LAI- CA TRÊN SÔNG ĐÀ
I. Mục đích yêu cầu
1. Nhớ và viết đúng chính tả bài thơ Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà .Trình bày đúng
các khổ thơ , dòng thơ theo thể thơ tự do .
2. Ôn lại cách viết những từ ngữ có chứa âm đầu n / l hoặc âm cuối n/ ng
II. Các hoạt động D-H:
A.KTBC:
HS thi viết tiếp sức trên bảng lớp các tiếng có chứa vần uyên , uyêt .
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : T nêu mục đích yêu cầu của tiết học
2.Hướng dẫn HS nhớ - viết
- Hai HS đọc thuộc cả bài thơ.

- Cả lớp theo dõi, ghi nhớ và bổ sung, sữa chữa (nếu cần)
- T nhắc HS chú ý: Bài gồm mấy khổ thơ ? Trình bày các dòng thơ thế nào? Những chữ
nào phải viết hoa ? Viết tên đàn ba-la-lai-ca như thế nào ?
- HS gấp SGK, nhớ lại bài, tự viết, soát bài
- T chấm chữa, nêu nhận xét chung.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập :
* Bài 2 : HS đọc yêu cầu bài tập.
- T giao cho từng nhóm HS làm BT 2a hay 2b , cho HS bốc thăm cặp âm, vần cần phân
biệt và thi viết các TN có tiếng chứa các âm, vần đó trên giấy nháp, trình bày.
- Cả lớp cùng nhận xét, bổ sung.
* Bài tập 3: HS đọc yêu cầu BT
- HS làm bài tập 3 a, b.
- Cho HS các nhóm thi tìm các từ láy ghi lên bảng
-Từ láy vần có âm cuối : ng, lang thang, loáng thoáng, loạng choạng, chang chang,…
4. Củng cố , dặn dò :
Trần Minh Việt
Trường tiểu học Vĩnh Kim
- Làm bài tập 3 ( 87 )
- Chuẩn bị Ôn tâp.
==========
BUỔI CHIỀU
Tiếng Việt
Bồi dưỡng, phụ đạo TẬP LÀM VĂN
Đề bài: Hãy tả một cảnh đẹp ở quê em mà em yêu thích và gắn bó
I. Mục đích yêu cầu:
- Giúp HS biết lựa chọn các chi tiết về cảnh đẹp ở địa phương cảm thấy yêu thích và gắn
bó để viết thành một đoạn văn từ 7 - 10 câu .
- Với H khá, giỏi viết thành một bài văn hoàn chỉnh, có hình ảnh
II. Các hoạt động D-H:
1. Hướng dẫn lập dàn ý:

- T cùng H trao đổi cùng lập dàn ý ở bảng lớp.
A. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp ở quê em.
B. Thân bài: + Tả bao quát cảnh đẹp
+ Tả cảnh vật: cây cối,...
+ Các hoạt động của con người
+ Tả chi tiết phụ: nắng, gió, chim,...
C. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cảnh đẹp đó
2. H viết bài.
- T nêu yêu cầu viết bài đối với từng đối tượng H;
+ HS khá giỏi: Viết thành bài văn hoàn chỉnh, câu trôi chảy, hình ảnh phong phú,
có cảm xúc. Sử dụng phù hợp các từ có tác dụng gợi tả.
+HS: Khuyến khích viết thành bài văn, còn lại viết một đoạn văn ở phần thân bài.
phải có câu mở đoạn và kết đoạn, đủ ý.
- H dựa vào dàn ý để viết bài.
3. Đánh giá, nhận xét:
- H nối tiếp đọc đoạn văn hoặc cả bài văn của mình trước lớp.
- T nhận xét, sửa những câu sai cho H, biểu dương những em có bài văn hay, đoạn văn
hay.
- T nhận xét giờ học, những em chưa hoàn thành về nhà tiếp tục hoàn thành.
-------------------------------------------------------------------------
Toán:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- HS luyện tập về viết các số đa đại lượng dưới dạng số thập phân
- HS khá giỏi làm bài tập có tính chất nâng cao.
II. Các hoạt động D-H
1. Bài ra chung cho cả lớp
* Bài 1: Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn
a. 0,07; 0,01; 0,08; 0,015
Trần Minh Việt

Trường tiểu học Vĩnh Kim
b.
2,2;
4
9
;
4
5
;2;
2
3
- HS: Nêu cách làm và làm bài vào vở
- HS: 2em chữa bài bảng lớp, lớp cùng nhận xét và chữa bài.
Bài 2: Tìm số thập phân x có hai chữ số ở phần thập phân sao cho : 0,1< x <0,2
- HS nêu cách làm, tự làm bài và nêu kết quả.
- Bài 3: Viết số thập phân thích hợp voà chỗ chấm
a. 4m 25cm= ...m b. 9dm 5cm 8mm = ...dm
12m 8dm = ...m 2m 6dm 3cm = ...m
248dm = ...m 3561m = ...km
5dm= ...m 9m= ...km
- HS: Làm bài vào vở.
- T chấm bài tại chố vài em và tổ chức chữa bài
2. Bài ra thêm cho HS giỏi
Người ta chuẩn bị lương thực cho 90 người họp trong thời gian 12 ngày. Sau 3 ngày thì
có một số người đúng bằng 1/3 số người đang họp đến thêm. Tính xem số lượng lương
thực đủ dùng trong mấy ngày nữa?
- HS trao đổi và tìm hương giải bài toán
- T: Gợi ý: Bài toán thuộc dạng gì? giải theo phương pháp nào?
Bài giải
Số người đến thêm là: 90 x 1/3 = 30 (Người)

Với số lương thự đó 1 người ăn trong thời gian:
90 x 12 = 1080 (ngày)
Số lương thực đủ dùng trong số ngày là:
1080 : (90 + 30) = 9 (ngày)
Đáp số: 9 ngày
3. Nhận xét dặn dò
- T nhận xét giờ học, nhắc HS xem lại các bài đã làm
-------------------------------------
Tiếng Việt
Luyện Viết: Bài 2: PHONG CẢNH QUÊ HƯƠNG BÁC (phần 2)
I .Mục đích yêu cầu:
- HS luyện viết đúng, đẹp, trình bày khoa học bài luyện viết trong vở luyện viết
- Rèn cho HS tính cẩn thận kiên trì trong học tập
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
1.Luyện vết chữ hoa.
- HS: Đọc đoạn cần viết ở vở Luyện viết, tìm những tiếng có viết hoa.
- HS: Đọc những tiếng có viết hoa trong đoạn văn cần viết.
- T: Giới thiệu bảng mẫu chữ cái có ghi các chữ cái hoa:Ơ,Đ,Ô, T,Đ, V, S, L,M
- HS: Tập viết bảng con các chữ cái viết hoa trên.
- T: Nhận xét sửa sai các nét cho HS.
Trần Minh Việt
Trường tiểu học Vĩnh Kim
- T: Lưu ý HS kiểu viết thứ hai: kiểu chữ xiên
2. Luyện viết vào vở:
- T: Nhắc nhở HS về tư thế ngồi viết, yêu cầu HS quan sát thật kĩ mẫu chữ trong vở luyện
viết để viết cho đẹp.
- T: Lưu ý HS quan sát thật kĩ mẫu chữ ở vở để viết cho đúng mẫu.
- Cách trình bày bài
- HS : Dựa vào cách viết mẫu ở vở để viết vào vở
3. Nhận xét bài viết của HS.

-T: Xem và chấm bài một số em.
- T: Nhận xét bài viết của HS.
- Sửa những lỗi phổ biến trong bài viết của HS.
4. Củng cố dặn dò:
- T: Nhận xét giờ học, nhắc những hs viết chưa đẹp, luyện viết thêm ở nhà.
-------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 27 tháng 10 năm 2009
Toán
VIẾT CÁC SỐ ĐO KHỐI LƯỢNG DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu : Giúp học sinh ôn:
- Bảng đơn vị đo khối lượng
- Mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa một số đơn vị đo khối lượng
thường dùng.
- Luyện cách viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
II Chuẩn bị:
Bảng đơn vị đo độ dài kẻ sẵn, để trống....
III. Các hoa động D-H:
1. Ôn lại quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng thường dùng
. 1tạ =
10
1
tấn = 0,1 tấn
. 1kg =
1000
1
tấn = 0,001 tấn
. 1kg =
100
1
tạ = 0,01tạ

2. Ví dụ: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
5 tấn = 132 kg =……tấn
- HS nêu cách làm:
5 tấn 132kg = 5
1000
132
tấn
- HS luyện thêm:
5 tấn 32kg = 5
1000
32
tấn=…tấn
5 tấn 32kg = 5
1000
32
tấn = 5,032 tấn.
Trần Minh Việt
Trường tiểu học Vĩnh Kim
Vậy 5 tấn 32 kg = 5,032tấn.
3. Thực hành:
- HS đọc yêu cầu các bài tập, T hướng dẫn làm bài tập
* Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- HS: Làm vào bảng con
a. 4 tấn 562kg = 4
1000
562
tấn = 4,652 tấn
b. 3 tấn 14kg = 3
1000
14

tấn = 3,014 tấn
b. 12 tấn 6kg = 12
1000
6
tấn = 12,006 tấn
c. 500kg =
1000
500
tấn = 0,500 tấn
* Bài 2: Viết các số đo sau dưới dạng STP:
- HS: Làm bài vào vở, chữa bài và chốt kết quả đúng. VD:
* Có đơn vị đo là kg.
a. 2 kg 50 g = 2
1000
50
kg = 2, 050 kg
b. 45 kg 23 g = 45
1000
23
kg =45, 023kg
c. 10 kg 3 g = 10
1000
3
kg = 10,003kg
*Bài 3: HS đọc bài toán, tự giải vào vở
Bài giải
Lượng thịt cần thiết để nuôi 6 con sử tử đó trong một ngày là:
9 x 6 = 54 (kg)
Lượng thịt cần thiết để nuôi 6 con sư tử đó trong 30 ngày:
54 x 30 = 1620 (kg)

Đáp số: 1620 kg
- T gọi HS chữa bài
- T nhận xét, chốt kết quả đúng
4. Củng cố - dặn dò:
- T nhận xét tiết học
- Về nhà ôn bài, làm bài tập vở bài tập.
==========
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: THIÊN NHIÊN
I. Mục đích yêu cầu
1. Mở rộng vốn từ thuộc chủ đề thiên nhiên: Biết 1 số từ ngữ thể hiện sự so sánh và nhân
hóa bầu trời .
2. Có ý thức chọn lọc từ ngữ gợi tả, gợi cảm khi viết đoạn văn tả 1 cảnh đẹp thiên nhiên
II. Đồ dùng D-H:
- Bảng phụ viết sẳn các từ ngữ tả bầu trời ở BT1.
III. Hoạt động D-H:
Trần Minh Việt
Trường tiểu học Vĩnh Kim
A. KTBC :
HS làm bài tập 3.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
* Bài 1:
- HS nối tiếp nhau đọc một lượt bài Bầu trời mùa thu. Cả lớp đọc thầm theo.
- T sửa lỗi phát âm cho HS.
* Bài 2: HS thảo luận nhóm 4:
+ Tìm những từ ngữ tả bầu trời tả trong đoạn văn.
+ Những từ ngữ nào thể hiện sự so sánh đó?
+ Những từ ngữ nào thể hiện sự nhân hoá?

- Đại diện nhóm trình bày.(So sánh: xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao. Nhân hoá:
Được rửa mặt sau cơn mưa/ dịu dàng/ buồn bã/ trầm ngâm nhớ tiếng hót của bầy chim
sơn ca/ ghé sát mặt đất/ cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay
ở nơi nào)
* Bài 3: HS nêu yêu cầu :
- Viết 1 đoạn văn tả cảnh đẹp của quê em hoặc nơi em ở .
- Gợi ý :
+ Cảnh đẹp đó có thể là 1 cánh đồng, công viên, vườn cây, vườn hoa dòng sông , hồ
nước ……
- Trong đoạn văn cần sử dụng các từ ngữ gợi tả , gợi cảm .
- HS viết ( khoảng 5 câu )
- HS đọc đoạn văn, cả lớp nhận xét , bình chọn đoạn hay nhất .
3. Củng cố - dặn dò :
- Viết lại đoạn văn .
- Chuẩn bị Ôn tập
=========
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục đích yêucầu:
- 1. Rèn kỹ năng nói: Nhớ lại một chuyến đi thăm cảnh đẹp ở địa phương mình, hoặc ở
nơi khác. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện.
- Lời kể rõ ràng, tự nhiên; biết kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ cho câu chuyện thêm
sinh động.
2. Rèn kỹ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng D-H:
- Tranh, ảnh về một số cảnh đẹp ở địa phương.
- Bảng lớp viết đề bài.
- Bảng phụ viết vắn tắt gợi ý 2
+ Giới thiệu chung về chuyến đi.
+ Chuẩn bị và lên đường; dọc đường đi.

Trần Minh Việt
Trường tiểu học Vĩnh Kim
+ Cảnh nổi bật ở nơi đến; sự việc làm em thích thú.
+ Kết thúc cuộc đi thăm; suy nghĩ và cảm xúc.
III. Các hoạt động D-H:
1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS nắm yêu cầu của đề bài.
- H S đọc đề bài và gợi ý 1-2 trong SGK.
- T mở bảng phụ viết vắn tắt gợi ý 2b.
- T kiểm tra việc HS chuẩn bị nội dung cho tiết học.
- Một số HS giới thiệu câu chuyện sẽ kể.
3.Thực hành kể chuyện:
a. HS kể theo cặp.
- GTđến từng nhóm nghe HS kể, hướng dẫn góp ý.
- Mỗi HS kể xong trả lời câu hỏi của các bạn về chuyến đi?
+ Bạn thấy cảnh đẹp ở đây thế nào?
+ Sự vật nào làm bạn thích thú nhất?
+ Nếu có dịp đi thăm quan, bạn có quay trở lại đây không? Vì sao?
+ Kỷ niệm nào về chuyến đi làm bạn nhớ nhất? Bạn mong ước điều gì sau chuyến đi?
b. Thi kể chuyện trước lớp.
- HS đại diện các cặp thi kể trước lớp
- Lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn kể tốt nhất.
- Nhận xét cách kể dùng từ đặt câu.
4. Củng cố - dặn dò:
- T nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
==========
Đạo đức
TÌNH BẠN
I. Mục tiêu : Học xong bài này, HS biết:

- Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè.
- Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh cuộc sống hàng ngày.
- Thân ái và đoàn kết với bạn bè.
II. Tài liệu, phương tiện:
- Bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết
- Đồ dùng hóa trang đống vai.
III. Các hoạt động D-H:
A. KTBC:
- HS giới thiệu truyền thống tốt đẹp của dòng họ mình?
- Em cần làm gì để xứng đáng với các truyền thống đó?
B. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp
- Cả lớp hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết.
Trần Minh Việt
Trường tiểu học Vĩnh Kim
- HS thảo luận.
+ Bài hát nói lên điều gì? (Lớp mình rất vui, đoàn kết, chan hòa, biết giúp đỡ lẫn nhau)
+ Lớp chúng ta có vui như vậy không? Điều gì sẽ xảy ra nếu xung quanh chúng ta
không có bạn bè? (Chúng ta sẽ rất cô đơn, rất buồn)
+ Trẻ em có quyền tự do kết bạn không? Em biết điều đó từ đâu?

T kết luận: Ai cần có bạn bè, trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền được tự do kết
giao bạn bè.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung truyện “Đôi bạn”.
- HS đọc truyện đôi bạn
- Cả lớp thảo luận.
+ Em có nhận xét gì về hành động bỏ bạn để thoát thân của nhân vật trong truyện?
(Hành động của nhân vật đó thật đáng xấu hổ)
+ Qua câu chuyện trên em có thể rút ra điều gì về cách đối xử với bạn bè.


T kết luận: Bạn bè cần phải biết thương yêu, đoàn kết giúp đỡ nhau, nhất là
những lúc khó khăn, hoạn nạn.
3. Hoạt động 3: Làm bài tập 2 SGK.
- HS làm việc cá nhân.
- HS trao đổi bài làm với bạn bên cạnh.
- T mời HS trình bày cách ứng xử trong mỗi tình huống, giải thích lí do. Cả lớp
nhận xét bổ sung.

GV nhận xét và kết luận về cách ứng xử phù hợp trong các tình huống:
4. Hoạt động 4: Củng cố
- HS nêu một biểu hiện của tình bạn đẹp.
- T ghi nhanh các ý kiến của HS lên bảng.


T kết luận: Các biểu hiện của tình bạn đẹp là: tôn trọng, chân thành, biết quan tâm,
giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, biết chia sẽ vui buồn cùng nhau...
- HS liên hệ những tình bạn đẹp trong lớp, trong trường
- HS đọc ghi nhớ (SGK)
- Sưu tầm truyện, ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát về chủ đề Tình bạn.
- Đối xử tốt với bạn bè xung quanh.
==========
Thứ tư ngày 28 tháng 10 năm 2009
Thể dục
BÀI 17
I. Mục tiêu
- Ôn lại động tác vươn thở và tay, yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
- Học động tác chân, yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
- Trò chơi “Dẫn bóng”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi một cách chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường.

- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, bóng và kẻ sân để tổ chức trò chơi.
Trần Minh Việt

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×