Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Tiểu luận cao học đạo đức người làm báo trong thời đại bùng nổ truyền thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.18 KB, 32 trang )

A . Mở đầu
Báo chí có sự tác động mạnh mẽ, rộng lớn và nhanh chóng vào toàn
bộ xã hội, ảnh hưởng đến tinh thần, đạo đức của công chúng. Nó có vai trò
quan trọng trong việc tạo dựng và định hướng dư luận xã hội. Nhà báo là
chủ thể của hoạt động báo chí. Đảng và nhà nước ta đã xác định rằng:
người làm báo là chiến sỹ trên mặt trận văn hóa- tư tưởng. Để thực hiện
được những công việc đó, đòi hỏi nhà báo không chỉ có kiến thức sâu
rộng, giỏi nghiệm vụ mà còn có tâm trong sáng. Nếu nhà báo đưa một
thông tinn không có thật hoặc bóp méo sự thật thì sẽ có tác hại rất lớn. Vì
vây, trong hoạt động báo chí, vấn đề đạo đức nghề nghiệp của nhà báo
luôn được coi là một trong những vấn đề then chốt.
Nhìn chung, phần lớn các nhà báo hoạt động đúng định hướng chính
trị, đúng pháp luật, thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Bên cạnh việc tích
cực tuyên truyền Chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan
điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước đến cán bộ, đảng viên
và nhân dân; phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân đến
Đảng, Nhà nước; góp phần cổ vũ, động viên phong trào thi đua yêu nước,
phát hiện biểu dương các nhân tố, điển hình tiên tiến, gương người tốt,
việc tốt. Đội ngũ nhà báo Việt Nam còn tham gia tích cực vào chống tham
nhũng, lãng phí, chống “diễn biến hòa bình” góp phần giữ vững ổn định
chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao lòng tin của nhân
dân đối với Đảng và Nhà nước.
Song nền kinh tế thị trường cũng bộ lộ nhiều khuyết điểm. Mặt trái
của nó như: coi trọng sức mạnh đồng tiền, nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội…
tác động không nhỏ đến nhân các của con người khiến đạo đức xã hội có


nhiều biến đổi. Sự xa ngã của một bộ phận cán bộ báo chí với số nhà báo
bị thu thẻ, số đơn khiếu kiện báo chí cũng phần nào cho thấy mức độ đáng
báo động trong đạo đức nghề nghiệp làm giảm uy tín của Đảng, Nhà nước,
gây mất lòng tin trong nhân dân, ảnh hưởng xấu đến xã hội.


Làm bất cứ công việc gì cũng phải có đạo đức, riêng đối với báo chí
- hoạt động đặc biệt có tính đặc thù rất cao. Với nghề báo, đạo đức nghề
nghiệp là vấn đề sống còn, là nền tảng của người làm báo.


B. Nội dung
I.

Nhận thức chung về đạo đức nghề nghiệp và đạo đức nghề
báo

1.1 Nhận thức chung về đạo đức nghề nghiệp
Nói đến đạo đức nghề nghiệp là phải nói tới lương tâm nghề nghiệp.
Lương tâm nghề nghiệp là biểu hiện tập trung nhất của ý thức đạo đức cá
nhân trong thực tiễn; nó vừa là dấu hiệu vừa là thước đo sự trưởng thành
của đời sống đạo đức cá nhân. Mỗi con người với tư cách một chủ thể đạo
đức đã trưởng thành bao giờ cũng biểu hiện là người sống có lương tâm,
mà rõ nét nhất là trong hoạt động nghề nghiệp của họ. Lương tâm nghề
nghiệp là ý thức trách nhiệm của chủ thể đối với hành vi của mình trong
hoạt động nghề nghiệp, là thái độ và cách ứng xử của người làm nghề
trước lợi ích của người khác, của xã hội; là sự tự phán xử về các hoạt
Trong đạo đức nghề nghiệp cũng như đạo đức nói chung, trạng thái
khẳng định của lương tâm có vai trò nâng cao tính tích cực của con người,
giúp cho con người tin tưởng vào mình trong quá trình hoạt động nghề
nghiệp. Niềm tin tưởng đó là động lực bên trong thôi thúc con người vươn
tới cái thiện, cái tốt đẹp, cái cao cả; loại trừ cái xấu, cái nhỏ nhen, ty tiện
nhằm làm cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn. Thật bất hạnh đối với những
kẻ làm điều ác cho người khác mà không bị lương tâm cắn dứt, dằn vặt.
Chẳng hạn, buôn bán gian lận, bán hàng giả hoặc cậy chức, cậy quyền đẩy
người khác vào đường cùng… mà “lương tâm” của những kẻ đó vẫn

không hề gợn lên một chút day dứt trước tình đồng loại.


Muốn giữ được đạo đức nghề nghiệp, trước hết phải giữ được lương
tâm nghề nghiệp, bởi vì, làm điều ác lần thứ nhất thì lương tâm còn dằn
vặt, cắn dứt nhưng điều ác được lặp lại thì lương tâm biến mất. Lúc đó
cũng là thời điểm báo trước sự đổ vỡ của lòng tự tin, lòng tự trọng nghề
nghiệp.
Trong thực tiễn đạo đức, người có lương tâm trong sạch là người có
khả năng tự ý thức và đánh giá được bản chất lương thiện của chính mình.
Ngược lại, mọi giá trị đạo đức sẽ tiêu tan khi chủ thể không còn cảm giác
về lương tâm trước những việc làm sai trái của bản thân.
Để giữ gìn uy tín nghề nghiệp trong xã hội, những người có hành vi trái
với lương tâm nghề nghiệp sẽ bị người hoạt động cùng nghề phê phán;
đồng thời, dư luận xã hội sẽ lên án và thậm chí, pháp luật sẽ trừng trị. Chỉ
có sự phê phán mạnh mẽ của dư luận xã hội, sự trừng phạt thích đáng của
pháp luật mới có thể thức tỉnh và phục hồi được lương tâm của những
người đã đánh mất nó. Khi lương tâm được thức tỉnh trong hoạt động nghề
nghiệp cũng có nghĩa là nghĩa vụ đạo đức trước nghề nghiệp của chủ thể
bắt đầu được khôi phục.
Nghĩa vụ đạo đức không chỉ là sự đòi hỏi, yêu cầu của xã hội đối với cá
nhân mà còn là nhu cầu tiến bộ và hoàn thiện của chính bản thân mỗi
người. Vì thế, nghĩa vụ đạo đức không phải là sự ép buộc từ bên ngoài mà
nó là sự gắn bó chặt chẽ với ý thức về lẽ sống, hạnh phúc và triết lý sống
của mỗi con người. Trong lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp cũng vậy, nghĩa
vụ đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi mỗi cá nhân phải giải quyết một cách hài
hoà giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Mỗi bước tiến bộ nghề nghiệp
của cá nhân đều gắn liền với sự tiến bộ của xã hội và sự trưởng thành về



mặt nhân cách của mỗi người. Trong quá trình hoạt động nghề nghiệp, mỗi
người lựa chọn cho mình một triết lý nghề nghiệp riêng, không những
không mâu thuẫn với lợi ích của người khác và của xã hội mà còn đáp
ứng những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội. Trong xã hội ta hiện nay, quan
niệm cho rằng, “tiền không phải là tất cả, cái quý hơn tiền đó là niềm tin
nơi con người và lòng tự trọng” đã trở thành lẽ sống trong hoạt động nghề
nghiệp của không ít người. Đó thực sự là một giá trị đáng trân trọng trong
đời sống đạo đức của xã hội nói chung và đạo đức nghề nghiệp nói riêng.
Chính những quan niệm đúng đán vè nghề nghiệp đã giúp mỗi chủ thể
đạo đức nhận thức một cách sâu sắc sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân và
lợi ích xã hội, giữa hạnh phúc của bản thân với hạnh phúc của người khác
và hạnh phúc chung của xã hội. Đó cũng là lý do làm cho ý thức về nghĩa
vụ đạo đức được nuôi dưỡng, củng cố và phát triển trong môi trường xã
hội lành mạnh; mỗi cá nhân đều cảm thấy yêu cuộc sống, yêu lao động và
nghề nghiệp của mình. Nếu mất đi ý thức về nghĩa vụ đạo đức cũng có
nghĩa là đã đánh mất ý thức về bản thân mình, mất đi ý nghĩa làm người
của mình và lao động nghề nghiệp cũng không còn động lực xã hội cao
đẹp. Với sự định hướng của những giá trị đạo đức trong lao động nghề
nghiệp, cái thiện được bảo vệ và cái ác bị đẩy lùi. Vượt qua tất cả những
khó khăn trở ngại, thách thức trong cuộc sống, con người ngày càng có
đầy đủ cơ sở để nhận thức, kiểm nghiệm và tin vào những giá trị mà nghĩa
vụ đạo đức mang lại. Cũng chính vì lý do như vậy mà ý thức về nghĩa vụ
đạo đức được tất cả các thế hệ trong xã hội vun đắp, giữ gìn, phát triển,
hoàn thiện và trở thành một giá trị tinh thần quý báu của dân tộc.


1.2 Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo
Đạo đức nghề nghiệp được hiểu như là những tiêu chuẩn, nguyên tắc
được xã hội và những người trong nghề thừa nhận, quy định thành quan hệ
của con người với con người trong một nghề và trong toàn xã hội theo một

hệ tiêu chí riêng biệt. Mỗi xã hội, mỗi quốc gia, mỗi chế độ chính trị đều
có hệ chuẩn cho hoạt động báo chí và có quan niệm khác nhau về đạo đức
nghề báo. Đối với nghề báo, quan niệm về đạo đức cũng vẫn dựa trên đạo
đức xã hội nói chung để phân biệt tốt-xấu, thiện-ác. Tuy nhiên trên thực tế
giữa cái xấu và cái tốt của nghề báo hiện nay, những ý đồ không tốt của
tác giả trong một bài báo thật khó phân định, mà cái cốt lõi vẫn là cái tâm
nhà báo và tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng.
Trong cuốn “Thuật ngữ Báo chí- truyền thông” tác giả cho rằng đây
là kháo niệm chỉ tư cách, lương tâm nghề nghiệp trong hoạt động báo chí,
biểu hiện qua hành vi, nguyên tắc ứng xử của người làm báo.
Theo Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Văn Dững thì khi nói đến đạo đức
nghề nghệp của nhà báo là nói đến các mối quan hệ ứng xử của nhà báo
trong quá trình tác nguyện”, “ nói đến thái độ và hành vi ứng xử của nhà
báo trong từng tình huống cụ thể.
Như vậy, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là những quy tắc, chuẩn
mực quy định thái độ và hình vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan
hệ nghề nghiệp.
Đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam được xác lập trên
cơ sở thống nhất với báo chí thế giới và dựa trên cơ sở thực tiễn hoạt động
báo chí Việt Nam. Ở Việt Nam, những người làm báo Việt Nam đều là
công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nên đạo đức nghề


báo không thể tách rời những chuẩn mực đạo đức của mỗi con người Việt
Nam trong thời kỳ này. Chính về thế, những phẩm chất yêu nước, thương
dân, trung thành với chủ nghĩa xã hội, lòng nhân đạo xã hội chủ nghĩa…
phải trở thành nền tảng chả đạo đức nhà báo Việt Nam.
Hội Nhà báo Việt Nam đã đưa ra 9 điều quy định đạo đức báo chí
Việt Nam. Cụ thể:
Điều 1: Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam.
Điều 2: Luôn gắn bó với nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân.
Điều 3: Hành nghề trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật.
Điều 4: Sống lành mạnh, trong sáng, không lợi dụng nghề nghiệp để
vụ lợi và làm trái pháp luật.
Điều 5: Gương mẫu chấp hành pháp luật, làm tròn nghĩa vụ công
dân, làm tốt trách nhiệm xã hội.
Điều 6: Bảo vệ bí mật quốc gia, nguồn tin và giữ bí mật cho người
cung cấp thông tin.
Điều 7: Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác giúp đỡ đồng nghiệp trong hoạt
động nghề nghiệp.
Điều 8: Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa,
nghiệp vụ, khiêm tốn cầu tiến bộ.
Điều 9: Gìn giữ và phát huy văn hóa dân tộc đồng thời tiếp thu có
chọn lọc các nền văn hóa kh
Những quy định này là nhằm điều chỉnh hành vi của nhà báo, ngăn
ngừa những hành vi không đúng đắn, nhưng không mang tính chất cưỡng


chế mà chỉ mang tính tự giác trên cơ sở trách nhiệm, lương tâm và lòng tự
trọng của nhà báo. Căn cứ vào những tiêu chuẩn đạo đức này và dựa vào
tính chất của những hành vi, mỗi nhà báo sẽ phải biết tự điều chỉnh hành
vi của mình trong hoạt động tác nghiệp. Quy ước đạo đức báo chí Việt
Nam là văn bản pháp quy đối với nhà báo.
1.3 Tầm quan trọng của đạo đức nghề báo
Báo chí có vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, ngày càng
được nâng lên, nó trở thành bộ phận quan trọng không thể thiếu trong đời
sống tinh thần của con người. Báo chí có vị trí, vai trò to lớn, cùng lúc có
thể tác động đến nhiều người, nhiều tầng lớp xã hội, nhiều lĩnh vực của

cuộc sống nên những người làm nghề báo trong mỗi tác phẩm của mình
phải nhận thức sâu sắc từng việc làm, cân nhắc kỹ lưỡng và xem xét cẩn
trong những hậu quả có thể xảy ra với xã hội. Chỉ cần một chút thiếu cẩn
trọng của nhà báo, xã hội phải gấp trăm ngàn lần công sức để khắc phục
hậu quả. Cùng đưa tin về một sự việc, nhưng nhà báo có đạo đức sẽ đặt lợi
ích của số đông, của công chúng, nhân dân lên trên, còn nhà báo thiếu đại
đức nghề nghiệp đầu tiên sẽ nghĩ đến lợi ích bản thân hoặc cơ quan báo
chí mình mà bấp chấp hậu quả xảy ra với xã hội.
Xét một cách toàn diện, nghề nào cũng cần có đạo đức. Nhưng với
một nhà báo- những người luôn được coi là đại diện cho tiếng nói của
nhân dân, thì đạo đức nghề nghiệp lại cần phải được đề cao. Lương tâm
nghề nghiệp, trách nhiệm với sự kiện, con chữ. Với nhà báo, danh tiếng là
điều xã hội công nhận cho những cống hiến của họ. Những cống hiến ấy
không tính bằng một vài bài báo hay vài tháng, vài năm mà phải bằng
cuộc đồi phấn đấu lao động không mệt mỏi. Tuy nhiên, thực tế để trở


thành một nhà báo có đạo đức nghề nghiệp không đơn giản chút nào.
Không phải cứ tuân theo đầy đủ các quy định của luật pháp đã trở thành
nhà báo có đạo đức. Thực tiễn cuộc sống đa dạng, muôn hình muôn vẻ. Vì
thể, nhà báo phải trau dồi đạo đức thì mới đáp ứng được yêu cầu của
Đảng, của nhân dân, của xã hội. Đặc biệt trong cơ chế thị trường phức tạp
hiện nay, báo chí nói chung, nhà náo nói riêng luôn chịu tác động hai
chiều: tích cực và tiêu cực, nó vừa đặt ra nhiều cám dỗ nhưng cũng là nơi
“lửa thủ vàng”.
Chương II
Đạo đức người làm báo trong thời đại bùng nổ truyền thông
2.1 Đạo đức người làm báo là nền tảng của hoạt động báo chí.
Trong thời kỳ bùng nổ thông tin như hiện nay, rất dễ dàng tìm thấy
những bài viết chỉ ra những điểm “phi đạo đức” của người làm báo, biểu

hiện thông qua việc: Thông tin sai sự thật (do phóng viên bịa ra), thông tin
méo mó (sai một phần), không quan tâm đến hậu quả của thông tin, ứng
xử nhẫn tâm, đưa tin không khách quan vì mục đích vụ lợi…
Ví dụ:
Vụ việc “cha chồng dính nàng dâu ở Tiền Giang” là một ví dụ buồn
cho việc phóng viên tự bịa thông tin. Câu chuyện “tào lao” được trao đổi
ngoài lề lớp học, phóng viên tình cờ nghe được, vậy là thành bài viết
“hot”. Thay vì xác minh cặn kẽ nguồn cơn, phóng viên cứ bê nguyên xi
những gì nghe được (và cả không nghe được) lên mặt báo. Dù phóng viên
trên đã bị treo bút vĩnh viễn, nhưng hậu quả của vụ việc vẫn còn âm ỉ.
Một làng quê bình yên bị rối tung, nhiều cá nhân có liên quan trực tiếp,


gián tiếp đều bị vạ lây. Và quan trọng hơn hết, niềm tin của công chúng
đối với báo chí bị giảm sút nghiêm trọng.
Ví dụ:
Năm 2013, phóng viên Q.K (báo Công Lý) đã thông tin sai sự thật
trong bài báo: “Quảng Nam: Dân gồng mình chống bão, Bí thư thành phố
Tam Kỳ “vô tư” ngồi nhậu”. Theo Sở Thông tin và Truyền thông Quảng
Nam, hành vi trên đã vi phạm điểm a, Khoản 2, Điều 7, Nghị định số
02/NĐ-CP. Cùng với việc ra quyết định xử phạt, Giám đốc Sở Thông tin
và Truyền thông Quảng Nam Hồ Quang Bửu cũng đã ký văn bản gởi Bộ
Thông tin và Truyền thông, Cục Báo chí, Cục Quản lý phát thanh - truyền
hình và thông tin điện tử yêu cầu xử lý các trang báo: Đất Việt, Tin Tức,
Báo Mới… đã đăng tải thông tin sai sự thật này tạo dư luận tiêu cực làm
ảnh hưởng đến địa phương. Qua xác minh, không có việc các quan chức
thành phố Tam Kỳ “ăn nhậu” trong lũ, mà họ chỉ ăn tối sau khi đi kiểm
tra tình hình bão lũ về. Bản thân tác giả cũng đã thừa nhận những sai
trái, vì vội vàng viết bài gởi tòa soạn, không kiểm chứng kỹ thông tin nên
xảy ra sai sót trên.

Một thực trạng đáng buồn khác là việc “copy-paste” đã khiến một
bộ phận người làm báo trở thành “chuyên gia ẩm thực xào nấu”. Nhiều
đồng nghiệp lần phải than trời vì bài của mình “được” in ở một tờ báo
khác, nhưng tên tác giả là… một ai đó. Họ sao chép nguyên văn, hoặc
khéo hơn thì thêm mắm giặm muối chút đỉnh, rồi lãnh nhuận bút. Mà cái
sự “thêm thắt” này lại làm cho bài viết trở nên méo mó, sai sự thật (bởi họ
có biết rõ vụ việc đâu!).


Ví dụ: Đã từng xảy ra một người đàn ông nổi cơn ghen giết chết vợ
hờ của mình tại thành phố Long Xuyên, An Giang: “Đứa con của nạn
nhân còn quá nhỏ, chưa ý thức được việc mẹ đã bị giết chết, nên vẫn vô tư
cười đùa trong đám tang của mẹ”, Tuy nhiên, một tờ báo lá cải lấy sửa lại
thành “Đứa bé gào khóc thảm thiết bên quan tài, miệng không ngừng thốt
lên: “Trả mẹ lại đây!”…”. Nếu như gia đình nạn nhân mà đọc được bài
viết ấy, họ sẽ nghĩ thế nào về những người làm báo, khi chỉ vì “giật gân,
câu khách” mà báo chí biến đen thành trắng, biến không thành có?
Theo các nhà nghiên cứu, tình trạng báo động về đạo đức người làm
báo bắt nguồn do quá trình toàn cầu hóa thông tin, sự bùng nổ của các
phương tiện truyền thông trên Internet. Trào lưu hội nhập và toàn cầu hoá
dẫn đến áp lực cạnh tranh mạnh mẽ giữa các cơ quan truyền thông, không
chỉ với nước ngoài mà ngay cả trong nước, tìm mọi cách để có thông tin
nhanh, hay và độc quyền. Bên cạnh đó, khuynh hướng thương mại hóa
báo chí khiến sản sinh ra một bộ phận người làm báo yếu về chuyên môn
nghiệp vụ, kém về đạo đức, chỉ chạy theo đồng tiền…
Tính khách quan chân thật là nguyên tắc cơ bản, cốt lõi của báo chí.
Nếu bỏ qua, xâm phạm nguyên tắc đó, báo chí không thể thực hiện được
chức năng quan trọng nhất là phản ánh bản chất của sự thật. Ở đây ý chỉ rõ
bản chất chứ không phải là hiện tượng mà ta nhìn thấy bên ngoài. Sự thật
được nhìn nhận dưới các góc độ, với rất nhiều chi tiết, mức độ khác nhau.

Điều đó phụ thuộc vào tính chủ quan của nhà báo. Một người làm báo có
kiến thức, bản lĩnh, trách nhiệm và đạo đức sẽ luôn nhìn sự thật ở góc độ
mang tính bản chất nhất. Người không hội đủ những yếu tố đó, những
người vụ lợi, thiên kiến, có ý đồ xấu thì sẽ khai thác sự thật theo cách khác


và làm sai lệch bản chất sự thật, những thông tin họ đưa ra có thể đúng
một phần nhưng người đọc sẽ cảm nhận bản chất khác hẳn.
Báo chí cách mạng Việt Nam có truyền thống vẻ vang, phản ánh
chân thực và khách quan đời sống xã hội, trong đó tính nhân văn luôn
được đề cao. Người làm báo hôm nay cần quan tâm đúng mức hơn về tính
nhân văn trong tác nghiệp. Nếu báo chí không hướng tới giá trị nhân văn
cao đẹp thì không thể góp phần bồi đắp nền tảng văn hóa - tinh thần cho
xã hội, để từng con người, từng gia đình và rộng hơn là cả xã hội cảm thấy
bình yên.
Tính chính trực của người làm báo là rất quan trọng. Bởi đứng trước
một biển thông tin xô bồ, hỗn tạp, điều quyết định giúp nhà báo đưa được
những thông tin tích cực, lành mạnh, đúng đắn tới độc giả là tính chính
trực. Để hỗ trợ, phục vụ cho sự chính trực đó, rất cần năng lực và trình độ
tác nghiệp cao. Nhiều khi muốn mà không có khả năng tác nghiệp thì tính
chính trực cũng bị hạn chế. Đạo đức, năng lực hòa quyện với nhau, tạo
nên chân dung của người làm báo, thể hiện qua hiệu quả, tác dụng, chất
lượng tác phẩm. Và tổng thể, rất nhiều gương mặt nhà báo sẽ tạo nên chân
dung của một nền báo chí. Trách nhiệm của báo chí là quyết đứng về cái
thiện, giúp độc giả dám đứng về cái thiện, không run sợ trước cái ác. Điều
đó phụ thuộc rất nhiều vào tính chính trực, lòng quả cảm, dám dấn thân
của nhà báo. Đó là biểu hiện cao nhất của đạo đức nghề nghiệp.
Nhiều người đặt câu hỏi, có cần thiết phải xây dựng một bộ quy tắc
ứng xử cho phóng viên đi tác nghiệp hay không? Ở Việt Nam, trước hết,
nhà báo phải nắm vững và tuân thủ Hiến pháp, Luật Báo chí. Luật Báo chí

năm 2016 do Quốc hội khóa 13 thông qua có một điều quy định rất rõ


ràng, cụ thể về chức năng, nhiệm vụ của Hội Nhà báo Việt Nam, trong đó
có nhiệm vụ ban hành, tổ chức thực hiện Quy định đạo đức nghề nghiệp
của người làm báo Việt Nam. Tại hội nghị toàn quốc Hội Nhà báo Việt
Nam vừa qua, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư
Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã nhấn mạnh vấn
đề đạo đức báo chí. Trong phát biểu bế mạc hội nghị đó, đồng chí Thuận
Hữu, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch
Hội Nhà báo Việt Nam đã khẳng định: Hội Nhà báo Việt Nam sẽ tổ chức
một đợt sinh hoạt sâu rộng để học tập, quán triệt Luật Báo chí 2016 và trên
cơ sở đó, góp ý, bổ sung, điều chỉnh và xây dựng Quy định đạo đức của
người làm báo Việt Nam sao cho phù hợp với tinh thần Hiến pháp, phù
hợp Luật Báo chí và thực tiễn đời sống báo chí, đời sống xã hội hiện nay.
Đây là đợt sinh hoạt rất quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc cả về chính trị, tinh
thần và nghề nghiệp đối với các nhà báo. Do đó, đạo đức báo chí đang trở
thành một vấn đề có tính cốt lõi, nền tảng của hoạt động báo chí ngày nay.
Nếu xa rời nền tảng đó, báo chí không thể hoàn thành trách nhiệm đối với
xã hội.
2.3 Đạo đức nhà báo trước sự phát triển của mạng xã hội.
Mạng xã hội hiện nay phát triển quá mạnh, nhiều thông tin, có
những thông tin chuẩn xác, lành mạnh, nhưng cũng có những thông tin với
mục đích xấu. Nếu nhà báo không có sự kiểm chứng, làm việc thiếu
chuyên nghiệp thì dễ sa lầy vào những thông tin không đúng sự thật. Mạng
xã hội phát triển giúp bất cứ ai cũng có thể chuyển tải, tiếp cận thông tin.


Bản thân mỗi nhà báo cũng có thêm nhiều nguồn thông tin, đó vừa là cơ
hội, vừa là thách thức.

Nếu những nhà báo chuyên nghiệp chọn cách chạy theo những
thông tin mang tính chất tầm thường, giật gân thì chính họ sẽ hủy hoại tri
thức xã hội. Báo chí không chỉ cung cấp thông tin mà còn hướng mọi
người đến một giá trị văn hóa cao hơn. Nếu chúng ta chạy theo những
thông tin tầm thường, giật gân thì làm thế nào có thể nâng cao dân trí,
nâng cao tri thức xã hội? Mạng xã hội càng phát triển, báo chí càng phải
làm tốt vai trò định hướng dư luận. Phải ghi nhận là trong những năm qua,
báo chí đã làm rất tốt điều này. Muốn thu hút người đọc đến với mình, nhà
báo phải có những thông tin giá trị, gần với trái tim và gắn với quyền lợi
sát sườn của người đọc. Làm thế nào để có những thông tin giá trị, điều
này liên quan đến kỹ năng tác nghiệp của người làm báo.
Trong thời đại bùng nổ truyền thông, để xây đắp một môi trường
báo chí trung thực, lành mạnh, các nhà báo và cơ quan báo chí phải đạt tới
tiêu chí chuyên nghiệp. Báo chí là báo chí, quảng cáo là quảng cáo, không
thể nhập nhằng. Phóng viên viết bài và những người làm quảng cáo phải
tách biệt ra. Việc trau dồi kỹ năng nghiệp vụ cho phóng viên không bao
giờ thừa, đặc biệt vấn đề đạo đức người làm báo là rất quan trọng. Đã làm
báo đừng nghĩ làm giàu. Nếu làm giàu bằng nghề báo thì ngòi bút có thể
bị bẻ cong vì đồng tiền. Nói đạo đức làm báo cũng không có gì xa vời, nó
liên quan trực tiếp đến nhận thức và kỹ năng tác nghiệp.
Ví dụ:
Hàng ngày chúng ta không khó đọc, xem những tin tức về các vụ
thảm án, trong đó có hình ảnh của trẻ em, được các báo đăng lên mà


không cần che mặt. Không ít người tỏ ra bất bình việc nhiều trẻ em bị lạm
dụng hình ảnh của mình trên báo chí, bởi trẻ em là đối tượng dễ bị tổn
thương nhất, chưa thể bảo vệ được chính mình. Những trẻ em bị lạm dụng
tình dục, những trẻ em có bố mẹ trong các vụ án, những trẻ có HIV và
những bệnh truyền nhiễm khác… bị phơi bày trên mặt báo, trên truyền

hình là sự thật bất nhẫn mà chúng ta phải chứng kiến hằng ngày.
Các chuyên gia tâm lý, các nhà xã hội học đều cho rằng, cách thông
tin kiểu này sẽ khiến các em có thể bị lộ nhân thân, các em có thể bị ảnh
hưởng tiêu cực trong tương lai. Đôi khi vì những hình ảnh, những thông
tin đó mà có những đứa trẻ phải tự tử, nhiều gia đình phải đưa con mình
trốn đi biệt xứ hay không? Đó là vết sẹo mà trẻ em có thể sẽ phải mang
theo cả cuộc đời.
Theo một báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF),
mặc dù giới báo chí truyền thông đã thay đổi khá nhiều trong những năm
qua khi đề cập về trẻ em, nhưng vẫn còn đó một thực trạng đáng buồn là
phần lớn trẻ em trên thế giới vẫn trả lời một cách không tích cực khi nói
về hình của chính mình trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Vì vậy, đưa hay không đưa, đưa như thế nào đều liên quan đến đạo
đức nghề nghiệp và nên thường xuyên có những cuộc trao đổi nghiệp vụ
để giúp người làm báo phân định rõ ràng hơn cái nào đúng, cái nào sai.
Trong thời đại bùng nổ truyền thông, vấn đề khủng hoảng truyền
thông, theo cách hiểu của đại đa số, chỉ xảy ra với các tổ chức, doanh
nghiệp. Nhưng thực tế, những cá nhân của doanh nghiệp, của tổ chức ấy
mới là nạn nhân hiện hữu.
Ví dụ:


Vụ Tân Hiệp Phát với chai nước có ruồi, vụ kênh kiệu phạt 5 triệu ở
An Giang, và mới đây nhất, vụ Vinastas với nước mắm có thạch tín vượt
ngưỡng cho phép… là những ví dụ tiêu biểu. Cuộc khủng hoảng truyền
thông đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát của những cá nhân liên quan, cầm
trịch khi mạng xã hội lan tỏa những vấn đề tiềm ẩn.
Những vụ việc như “gạt tay trúng má”, “đánh nhân viên hàng
không” mới đây cho thấy, đôi khi những quyết định của cơ quan hữu quan
cũng không vượt ra khỏi được những chuẩn mực giá trị mà mạng xã hội

đã quy định hoặc luôn tôn vinh, cổ vũ. Những diễn đàn có sức lan tỏa lớn,
với hàng triệu thành viên, không còn nghi ngờ gì nữa, đã trở thành những
“thế lực” trong đời sống xã hội cũng như trên “mạng ảo”.
Mạng xã hội, dù còn những khiếm khuyết, nhưng rõ ràng nếu bất kể
một cá nhân, một chủ thể nào không coi trọng mạng xã hội cũng sẽ gánh
chịu những hậu quả do mạng xã hội gây nên.
Bởi như một quy luật phổ quát, những “rắc rối” do mạng xã hội gây
nên chỉ là một phần rất nhỏ so với những tiện ích, lợi ích nó mang lại cho
những “cư dân mạng” và cho xã hội. Sở dĩ những “rắc rối” ấy được chú ý
nhiều và trở thành vấn đề là bởi vì thói quen của con người vẫn hay tập
trung vào những gì bất thường, khác lạ, độc đáo. Trong khi cây đời vẫn
mãi xanh tươi và cỏ thì nhiều hơn hoa.
Năm 2006, Facebook ra đời và cho đến nay, đã chiếm vị trí rất cao
trong lĩnh vực truyền thông. Quan hệ riêng-chung của các Facebooker đều
bị Facebook nắm giữ và bắt phụ thuộc. Không chỉ có cá nhân, mà các cơ
quan, tổ chức, đặc biệt là báo chí, đã phải lệ thuộc vào Facebook một cách
tự nguyện.


Với nhà báo, phóng viên, Facebook cũng như các mạng khác hiện
nay là một nguồn đề tài phong phú.
Ví dụ:
Những sự kiện nóng, cơn bão hồi giữa năm quật vào Hà Nội, mưa
gây lụt ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, không nghi ngờ gì nữa,
Facebook là “tờ báo” đầu tiên đưa tin, hình ảnh và sau đó các báo
“chính thống” phải tổng hợp từ Facebook.
Sự lấn lướt của Facebook là một thực tế và nó làm thay đổi phương
thức thông tin, xây dựng nguồn tin của các nhà báo, phóng viên.
Những bình luận (comment) từ Facebook không chỉ là khen chê, mà
còn là thước đo cho sự nhanh nhạy, trung thực của bất cứ nhà báo, phóng

viên và tờ báo nào. Hầu như không có tờ báo nào là không có Fanpage, và
dù có những rắc rối xảy ra, thì không thể phủ nhận, Fanpage không chỉ là
miền đất lan tỏa, mà còn là mỏ vàng theo đúng nghĩa đen đối với các báo
mà quảng cáo trực tuyến trở thành một yếu tố duy trì sự tồn tại.
Tuy vậy, Facebook cũng như các mạng xã hội khiến nhà báo, phóng
viên lười biếng hơn.
Ví dụ:
Khi vụ việc liên quan đến hoa hậu Phương Nga bị cho là đã lừa
đảo 16 tỷ được đem ra xét xử, sức mạnh của Facebook đã thể hiện rõ.
Facebooker đã phân tích đa chiều. Danh tính đại gia đã được công khai
và nhận nhiều chỉ trích. Một nữ phóng viên của Pháp Luật thành phố Hồ
Chí Minh đăng nhiều “status” về vụ việc này. Một phóng viên khác của
một tờ báo lớn đã cóp nhặt những “status” ấy và “dựng” thành bài


phỏng vấn. Sự tiện lợi hay sự lười biếng? Chúng ta mỗi người đều có câu
trả lời.
Phóng viên hay nhà báo, muốn làm chủ được mạng xã hội, phải làm
chủ được bản thân và tiện ích ấy. Đôi khi những gợi ý cho một đề tài, một
tuyến bài phóng viên và nhà báo sẽ vô tình để lộ trên Facebook, dù rằng
khi “thổ lộ” ý tưởng, người viết hoàn toàn nói theo cảm tính và chủ kiến.
Có một điều rất nguy hiểm là sự kiểm chứng.
Ví dụ:
Nhiều tờ báo trong vụ việc nước mắm có asen vượt ngưỡng cho
phép chắc chắn sẽ bị xử phạt… Có phóng viên đã bị chính cơ quan của
mình phạt tới 5 triệu đồng vì đưa tin không toàn diện, không kiểm chứng.
Điều này cũng hoàn toàn xảy ra khi phóng viên, nhà báo chỉ chăm chăm
vào Facebook để góp nhặt, đưa tin với mỹ từ là “tổng hợp”. Dẫu cho có
một tờ báo mở hẳn một chuyên mục gọi là “thời sự Facebook”, thì yêu
cầu về sự kiểm chứng cũng không là ngoại lệ.

Hẳn nhiên, mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng, đã, đang
và sẽ trở thành một thế lực rất mạnh. Thực tế ấy vừa là lời đe dọa, vừa là
động lực để báo chí phải chuyển mình.
2.4 Báo chí tiên phong đấu tranh những biểu hiện tiêu cực trong
xã hội.
Đất nước mở cửa hội nhập, nền kinh tế - xã hội ở giai đoạn đang
phát triển, nên trong xã hội không tránh khỏi những biểu hiện tiêu cực và
báo chí thời gian qua đã tiên phong đấu tranh phòng ngừa, xóa bỏ. Từ các


tệ nạn xã hội do ảnh hưởng tiêu cực của sự du nhập văn hóa ngoại lai
không phù hợp với thuần phong mỹ tục, sự trì trệ, quan liêu thoái hóa,
biến chất dẫn đến vi phạm pháp luật của một bộ phận cán bộ, công chức
cho đến vấn nạn tham nhũng, chúng ta đều thấy bóng dáng của những nhà
báo, hằng ngày, hằng giờ len lỏi, có mặt tại những “điểm nóng” để đưa tin,
đấu tranh nhằm đẩy lùi những biểu hiện tiêu cực đó. Nếu nhà báo không
viết bài, không đưa tin về các vụ án có dấu hiệu oan sai thì có thể những
vụ việc như vậy sẽ không có cơ hội được phơi bày ra công lý, hoặc cũng
sẽ không được các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét thấu đáo.
Trong phòng, chống tham nhũng, báo chí đóng vai trò là một chủ thể
khơi nguồn phản biện xã hội một cách mạnh mẽ nhất. Phần lớn các sự
kiện, hiện tượng tham nhũng mà báo chí nêu ra đã tạo áp lực cũng như tạo
cơ hội, điều kiện cho các cơ quan chức năng vào cuộc chống tham nhũng.
Trên thực tế, nhiều vụ tiêu cực lớn, dù thủ đoạn, hành vi tham nhũng có
tinh vi, phức tạp, nhưng cũng đã được nhân dân và báo chí lật tẩy.
Ví dụ:
Trên thực tế, nhiều vụ tiêu cực lớn, dù thủ đoạn, hành vi tham nhũng
có tinh vi, phức tạp, nhưng cũng đã được nhân dân và báo chí lật tẩy. Ví
dụ điển hình câu chuyện hiện nay được báo chí quan tâm nhiều liên quan
đến ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang. Từ

chuyện “cỏn con” là cái biển số xe trắng - xanh lẫn lộn, giờ đây, sau điều
tra của báo chí và kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, người dân
mới “ngã ngửa” với con đường thăng tiến của vị nguyên Phó Chủ tịch
tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh.


Từ một lãnh đạo doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hơn 3.200 tỷ đồng,
ông Thanh được luân chuyển làm Vụ trưởng, Chánh văn phòng Ban cán
sự đảng Bộ Công thương. Dù không nằm trong diện cán bộ Trung ương
được luân chuyển về địa phương nhưng ông Thanh vẫn được chuyển về
làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang. Chưa hết, ông Thanh còn được
giới thiệu để bầu vào Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất với
tỉ lệ trên 75%, cao nhất ở Hậu Giang.
Câu hỏi đặt ra, vì sao con đường công danh của ông Thanh lại
“ngoạn mục” như vậy? Và sự thật, Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc
cho thấy một mình ông Trịnh Xuân Thanh không thể làm nổi. Hàng loạt
cán bộ của Bộ Công Thương, Bộ Nội vụ và Tỉnh Hậu Giang đã đứng sau
đỡ đầu và bao che cho Trinh Xuân Thanh. Nhóm người này đã thực hiện
những hành vi tham nhũng trong công tác nhân sự cấp cao. Đã khen
thưởng, đề bạt, luân chuyển cán bộ sai quy trình..
Ví dụ:
Bên cạnh đó, nhiều vụ án tham nhũng điển hình như vụ tham nhũng
của Lã Thị Kim Oanh và đồng phạm tại Công ty Tiếp thị thương mại nông
nghiệp ông nghiệp thực phẩm, vụ băng nhóm tội phạm Năm Cam, hay vụ
PMU18 phanh phui một loạt các vụ việc phạm pháp của một số cán bộ
lãnh đạo, quản lý ở Bộ Giao thông Vận tải, và gần đây nhất là những sai
phạm nghiêm trọng trong giao đất, thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất của
huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), giải tỏa ở Văn Giang (Hưng Yên)... Tinh
thần chống tiêu cực trên báo chí là “chống để xây” góp phần quan trong
để cơ quan lãnh đạo, quản lý biết để ra quyết định.



Cho dù còn có những hạn chế, khuyết điểm của việc báo chí tham
gia chống tiêu cực, tham nhũng, song phải khẳng định một điều, báo chí
luôn đi đầu trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng. Sức lan tỏa
của báo chí rất nhanh và lớn, nhất là trong xu thế báo chí kết nối mạng
internet toàn cầu. Đó là cơ sở thực tiễn của việc báo chí tích cực tham gia
giám sát và phản biện xã hội.
Ví dụ: Nhiều phóng viên đã đồng hành cùng các Luật sư trong một
vụ án cố ý gây thương tích tại Bắc Ninh cách đây không lâu. Vụ án lúc
đầu được Tòa án cấp sơ thẩm tuyên án bị cáo có tội trên cơ sở các tài liệu
chứng cứ mơ hồ. Nhưng nhờ sự phản ánh của báo chí cùng những lập
luận của luật sư đã buộc Tòa cấp phúc thẩm phải nghiên cứu kỹ hơn vụ
án, và kết quả là tuyên hủy bản án sơ thẩm, điều tra bổ sung, trả tự do cho
bị cáo tại tòa. Đây là một trong số hàng trăm vụ việc, vụ án mà các nhà
báo đã đồng hành cùng luật sư trong hành trình bảo vệ công lý. Đây là
những biểu hiện sinh động nhất về vai trò của nhà báo cũng như báo chí
chân chính trong sự nghiệp phát triển đất nước.
Đa số các nhà báo luôn giữ gìn được phẩm chất đáng quý. Đó là tinh
thần quả cảm trước hiểm nguy, sắc sảo trong nghề nghiệp, và vì vậy đã
góp phần phát huy vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội. Tiếng nói của
nhà báo là công cụ hữu hiệu trong việc tuyên truyền phổ biến pháp luật,
đấu tranh chống lại những biểu hiện sai trái, tiêu cực và phòng chống oan
sai một cách hữu hiệu hiện nay.
Chương III. Giải pháp nâng cao đạo đức người làm báo trong thời đại
bùng nổ truyền thông


3.1 Phát huy tính tự giác, rèn luyện đạo đức của mỗi nhà báo
Sự hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

trong mỗi nhà báo không diễn ra một cách tự phát. Không phải cứ tăng
trưởng kinh tế cứ có đời sống vật chất được cải thiện là đạo đức nghề
nghiệp của nhà báo được tăng lên, những vi phạm, sa đọa về đạo đức khi
hành nghề tự động bị đẩy lùi. Đó trước hết phải có một quá trình giáo dục,
tự rèn luyện của cá nhân mỗi nhà báo.
Hơn nữa, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp là một quá trình
vền bỉ suốt đời thông qua hoạt động thực tiễn nghề nghiệp. Quá trình tự
giáo dục là sự tiếp tục giáo dục đạo đức ở bên trong nhà báo, nó biểu hiện
tích cực trong nhận thức. Những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp khi đã
được hình thành bằng giáo dcuj và được củng cố bằng sự tự giáo dục thì sẽ
trở thành những nét tính cách ổn định, bền vững, thể hiện sự trưởng thành
của nhà báo.
Vì vậy, yếu tố quan trọng giúp nhà báo nâng cao đạo đức nghề
nghiệp của nhà báo là sự rèn luyện, tu dưỡng của mỗi nhà báo. Quá trình
tự giáo dục, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp luôn gắn liền với quá trình nhà
báo tự nâng cao trình độ nhận thức mọi mặt và nâng lực nghề nghiệp của
mình. Đạo đức nghề nghiệp của mình. Đạo đức của nhà báo là một môn
học tự thân. Giáo trình duy nhất, trường học cần thiết nhất để nâng cao
đạo đức nghề nghiệp cảu nhà báo chính là nội tại trong bản thân con người
họ. Trong trái tim, khối óc mỗi nhà báo ngoài kiến thức họ cần dung nạp,
còn phải luôn có chỗ giành cho sự rung cảm. Kiến thức về đạo đức và
lương tâm người làm báo cần phải được bồi đắp, sàng lọc trong quá trình


phấn đấu. Hơn nữa, nó phải thường xuyên trở thành ý thức hệ, thành suy
nghĩ tự nhiên, bản năng của người làm báo. Mỗi nhà báo phải tự ý thức
rằng mình cần đạo đức như cần không khí để thở.
Bên cạnh học tập phải gắn với một quá trình lao động cần cù và có
phương pháp học, làm việc một cách hiệu quả. Nha fbaos tự học là phải tự
mình tìm tòi, làm việc một cách hiệu quả. Nhà báo tự học là tự mình tìm

tòi, nhận thức và vận dụng kiến thức đấu tranh vào từng tình huống cụ
thể.Đấu cũng là quá trình nhà báo tự đấu tranh vào từng tình huống cụ thể.
Đấy cũng là quá trình nhà báo tự đấu tranh với chính mình để vượt qua
cạm bẫy vật chất từ nhiều phía, từ những thử thách phức tạp, hết sức tinh
vi, xảo quyệt từ những kẻ luôn tìm đủ mọi cách để mua chuộc từng vước
và làm thoái hóa nhà báo.

3.2 Vấn đề xây dựng quy định đạo đức báo chí
Trong kỷ nguyên số, việc nắm bắt được thông tin nhanh, nóng hổi
luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự sống còn của mỗi cơ
quan báo chí truyền thông. Tuy nhiên, trong cuộc tranh đua quyết liệt đó,
một số nhà báo đã bỏ qua vấn đề “trách nhiệm và lương tâm” nghề nghiệp,
khiến vấn đề đạo đức báo chí trở thành tâm điểm bức xúc của dư luận xã
hội.
Nhìn từ thực tiễn đời sống báo chí hiện nay có thể thấy, không ít
phóng viên, nhà báo được đào tạo bài bản, căn cơ về nghề, nhưng không
được bồi dưỡng hoặc tham gia các lớp nâng cao đạo đức nghề nghiệp.


Nhiều người trong số họ có thể viết tốt, nhanh nhạy trong công việc,
nhưng lại thiếu trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp. Ngoài ra, hiện nay
một số cơ quan báo chí do phải lo “cơm áo gạo tiền” nên phải tuyển người
giỏi làm quảng cáo, chạy dự án, nhưng lại yếu về nghiệp vụ báo chí. Vì
thế, họ thiếu khả năng nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, điều tra rõ
ngọn nguồn của vấn đề, do đó rất dễ sa vào phiến diện, một chiều. Đặc
biệt, trong lĩnh vực kinh tế, môi trường, pháp luật... là những lĩnh vực đòi
hỏi khả năng chuyên môn khá cao.
Trong môi trường truyền thông hiện nay, chúng ta đang chứng kiến
sự lớn mạnh của lực lượng báo chí truyền thông, nhưng cũng nhìn thấy sự
phân hóa ngày càng rõ rệt giữa các xu hướng làm báo và các nhóm lợi ích

khác nhau trong báo chí. Do đó, trong thời gian tới, rất cần một bộ tiêu
chuẩn đạo đức báo chí phù hợp với Luật Báo chí sửa đổi năm 2016. Bộ
Quy tắc đạo đức báo chí này có ý nghĩa quan trọng trong việc hướng dẫn
hoặc khuyến khích nhà báo tìm tòi để đi đến một hành động đúng đắn,
công bằng, trung thực và nhân đạo.
Ngày 5/4, kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII đã biểu quyết thông
qua Luật Báo chí (sửa đổi), với nhiều nội dung mới, trong đó đã “luật hóa”
Hội Nhà báo Việt Nam bằng những quy định cụ thể về chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của Hội Nhà báo Việt Nam. Luật Báo chí (sửa đổi) bổ sung
những quy định bắt buộc về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo,
trong đó quy định Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm vụ ban hành và tổ
chức thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo. Trên


thế giới, hầu hết các cơ quan báo chí, tòa soạn ở các nước phát triển đều
có Bộ Quy tắc hướng dẫn cho các phóng viên, biên tập viên của mình
trong hoạt động nghề nghiệp. Coi đây là một trong những quy ước để đánh
giá năng lực cũng như phẩm chất của nhà báo.
Qua đó có thể thấy, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo không
trừu tượng, mà rất cụ thể, nó có thể tác động trực tiếp đến hạnh phúc hay
đổ vỡ của một gia đình hoặc hủy hoại cả một doanh nghiệp, đơn vị. Do đó,
trong bối cảnh hiện nay, chúng ta rất cần có chỉ số rõ ràng để đánh giá,
phân biệt được các bài báo, các tờ báo có trách nhiệm xã hội hay là vì lợi
ích cá nhân... Các biện pháp chế tài hiện nay của các cơ quan quản lý
thường là đi sau, khi xảy ra vụ việc rồi mới xử phạt. Do đó, rất cần một Bộ
Quy tắc đạo đức nghề báo phù hợp với Luật Báo chí sửa đổi. Điều mà ai
cũng biết, chỉ số về hiệu quả xã hội sẽ là lời nhắc nhở đối với tất cả chúng
ta - những “người thư ký của thời đại”.
Luật Báo chí, ở nhiều nước phương Tây, báo chí còn có hệ thống
“Tự quản”, đó là Liên đoàn các nhà báo; Hội Biên Tập báo chí; Hội chủ sở

hữu báo chí; Hội đồng báo chí, v.v... Những tổ chức này đã đề ra các
nguyên tắc hoạt động chung đã được nhất trí. Các tòa báo và các cơ quan
báo chí cứ như thế mà tác nghiệp. Nếu ai sai phạm, các tổ chức trên sẽ
chiểu theo các điều lệ, qui ước mà giải quyết. Như vậy, Việt Nam chúng ta
hoàn toàn có thể học tập và áp dụng kinh nghiệm của các nước đi trước để
xây dựng một môi trường hoạt động chuyên nghiệp.
3.3 Nâng cao tính chuyên nghiệp của nền báo chí


×