Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tieu luan cao học khung hoang truyen thong giải pháp xử lý khủng hoảng truyền thông trong lĩnh vực GTVT ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.42 KB, 14 trang )

ĐỀ TÀI : GIẢI PHÁP XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG
TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG VẬN TẢI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ QUẢN LÝ BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG
A.

MỞ ĐẦU
1/ Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu:
Giao thông vận tải (GTVT) là một trong những vấn đề lớn có ảnh hưởng
trực tiếp đến sinh hoạt và chất lượng đời sống hàng ngày của người dân. Chẳng ai
có thể di chuyển từ nơi này tới nơi khác, từ chỗ này tới chỗ kia mà không cần tới
hạ tầng và phương tiện giao thông. Cự li di chuyển dài hay ngắn, thời gian phải bỏ
ra nhiều hay ít… tất cả phụ thuộc vào loại hình GTVT.
Trong những năm qua, chủ trương của Đảng, Nhà nước và Chính phủ là phát
triển hệ thống GTVT hiện đại, đồng bộ, đảm bảo xuyên suốt, góp phần quan trọng
vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bởi vậy, đây cũng là lĩnh vực tiêu tốn
nhiều nhất về đầu tư công của Chính phủ. Hàng loạt các dự án án lớn được triển
khai, như: Đại dự án mở rộng Quốc lộ 1, Đường TPHCM qua Tây Nguyên, hàng
loạt các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM, đầu tư xây dựng mới nhà ga
hàng không hiện đại, rất nhiều cây cầu lớn được thông xe… với mục tiêu giao
thông đi trước mở đường.
Tuy nhiên, những vấn đề trong quản lý và vận hành, những sự cố hàng
không, những vụ sập cầu, bức xúc về tiến độ các dự án trọng điểm, những sự việc
ầm ĩ về chất lượng công trình và đặc biệt là những vụ tham nhũng xảy ra trong lĩnh
vực GTVT đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới xã hội và gây bức xúc trong dư luận, đe
dọa đến danh tiếng của ngành GTVT và sự ổn định các đơn vị thuộc ngành này.
Khủng hoảng truyền thông cũng nảy sinh từ đó và đòi hỏi về những giải pháp,
phương hướng xử lý khủng hoảng hiệu quả nhất. Đây cũng là vấn đề ngành GTVT
phải đối mặt thường trực, hàng ngày.


Với những lí do nói trên, tôi chọn đề tài “Giải pháp xử lý khủng hoảng


truyền thông trong lĩnh vực GTVT ở Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ quản lý báo
chí - truyền thông” để nghiên cứu trong Luận văn Thạc sỹ của mình, với mong
muốn góp thêm những ý kiến, phân tích, đánh giá, đề xuất những giải pháp để
nâng cao hiệu quả xử lý khủng hoảng truyền thông trong lĩnh vực này.
2/ Mục đích nghiên cứu đề tài:
-Nghiên cứu chủ trương, quy định, định hướng, mục tiêu truyền thông của
ngành GTVT.
- Tìm hiểu về nhu cầu truyền thông và khủng hoảng truyền thông; đồng thời xử
lý, kiểm soát khủng hoảng truyền thông và kiểm soát được thông tin khi xảy ra khủng
hoảng của ngành GTVT.
- Làm rõ mối quan hệ chặt chẽ, hiệu quả giữa báo chí, truyền thông và mạng xã
hội với ngành GTVT. Nâng cao vai trò của báo chí truyền thông trong việc hỗ trợ cho
ngành giao thông vận tải để xử lý khủng hoảng và tuân thủ đúng pháp luật.
- Đề xuất giải pháp xử lý khủng hoảng truyền thông trong lĩnh vực GTVT nhìn
từ góc độ quản lý báo chí - truyền thông.
3/ Tình hình nghiên cứu đề tài
Vai trò quan trọng của báo chí - truyền thông trong việc thông tin và tham
gia xử lý khủng hoảng truyền thông ở các lĩnh vực đã đóng góp tích cực trong việc
thúc đẩy phát triển xã hội truyền thông. Đã có nhiều vấn đề về xử lý khủng hoảng
truyền thông đã được đặt ra và đòi hỏi cần có giải pháp hiệu quả, như xử lý khủng
hoảng truyền thông trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, việc xử lý khủng hoảng
của truyền thông doanh nghiệp và thương hiệu…
Theo tìm hiểu, riêng đề tài về xử lý khủng hoảng truyền thông trong lĩnh vực
GTVT chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể, đa phần truyền thông trong lĩnh vực này
chỉ đề cập tới từng sự vụ khủng hoảng.
4/ Nhiệm vụ nghiên cứu


-Trình bày những quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về
phát triển giao thông vận tải.

-Đánh giá, đề xuất một vài giải pháp để nâng cao hiệu quả xử lý khủng
hoảng truyền thông trong lĩnh vực GTVT.
5/ Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
-Báo chí với lĩnh vực GTVT
-Truyền thông trong ngành GTVT
5.2. Phạm vi nghiên cứu
-Tập trung vào 3 lĩnh vực “nóng” nhất của ngành GTVT là hàng không,
đường sắt, đường bộ.
6/ Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp luận
-Tổng hợp, phân tích, đánh giá
6/ Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
-Với hiệu quả xử lý khủng hoảng truyền thông nói chung
-Ngành GTVT
- Báo chí với lĩnh vực GTVT
7/ Kết cấu luận văn
Luận văn gồm 3 phần: Mở đầu, 3 chương nội dung, kết luận và danh mục tài
liệu tham khảo.
B.

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KHỦNG HOẢNG
TRUYỀN THÔNG
1/ Khái niệm về khủng hoảng


Khủng hoảng là tất cả những tình huống có thể đe dọa danh tiếng hay sự ổn
định, đặc biệt là sự sống còn của cơ quan/tổ chức/doanh nghiệp.
2/ Nguyên nhân khủng hoảng

Có 3 yếu tố dẫn đến khủng hoảng: Kỹ thuật, con người, tổ chức.
3/ Quản trị khủng hoảng
Là cách tiếp cận có hệ thống và tổng hợp để kiểm soát, ngăn chặn và giảm
thiểu ảnh hưởng của tình trạng khủng hoảng, tình trạng có khả năng gây tác động
bất lợi về mặt tài chính hoặc hủy hoại uy tín của tổ chức.
Quản trị khủng hoảng tốt sẽ giúp cải thiện mối quan hệ với công chúng
thông qua chiến lược quản trị khủng hoảng được thực hiện một cách hiệu quả; khai
thác những tác động tích cực đi kèm khủng hoảng.
4/ Ảnh hưởng của khủng hoảng truyền thông
Khủng hoảng truyền thông tạo ra sự bất lợi với hoạt động của đơn vị, tổ
chức nào đó - đặc biệt là các doanh nghiệp, sau khi xảy ra một sự kiện, vấn đề và
truyền thông nhập cuộc, lôi cuốn sự chú ý của dư luận. Ở các đơn vị, tổ chức hoạt
động kinh doanh thì hậu quả nặng nề nhất là sụt giảm lòng tin của công chúng với
loại hàng hóa, sản phẩm mà họ cung cấp…
CHƯƠNG II: KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG TRONG LĨNH
VỰC GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
I/ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG
1. Những thuận lợi
Bộ GTVT là Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; công tác quản lý nhà nước trong
lĩnh vực giao thông vận tải có tác động lớn tới đời sống kinh tế - xã hội của đất nước,
nên thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân và doanh nghiệp.
Thực hiện chỉ đạo của Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ GTVT về việc công khai,
minh bạch thông tin, tôn trọng và lắng nghe dư luận xã hội, trong những năm gần đây,
Bộ GTVT đã chủ động hơn trong công tác thông tin, truyền thông. Mối quan hệ của Bộ


GTVT, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ với các cơ quan thông tấn, báo chí vừa được mở
rộng, vừa được thiết lập chặt chẽ hơn trong cung cấp thông tin và xử lý thông tin cũng
như phản hồi những vấn đề báo chí nêu giúp giảm được nhiều sự suy diễn, bức xúc chủ
quan trong dư luận.

Lãnh đạo Bộ GTVT, các cơ quan thuộc Bộ luôn cởi mở trong tiếp xúc với giới
truyền thông; bước đầu xây dựng được hình ảnh lãnh đạo Bộ GTVT thân thiện và có
trách nhiệm.
Bên cạnh đó, việc cung cấp thông tin chính thống; định hướng thông tin thông
qua Phòng Truyền thông (Văn phòng Bộ); Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT, hệ thống
báo, tạp chí Ngành, trong đó báo Giao thông đóng vai trò chủ lực đã giúp bạn đọc hiểu
và có những nhận thức đúng đắn về ngành GTVT, góp phần tuyên truyền kịp thời thành
tựu và chỉ ra những thiếu sót cần rút kinh nghiệm, khắc phục.
2. Hoạt động Truyền thông
- Công tác thông tin, truyền thông của Bộ GTVT hiện do Phòng Phòng
Truyền thông đảm nhận. Phòng Truyền thông được thành lập năm 2003, trên cơ sở
Phòng Thi đua Khen thưởng và Thông tin - Tuyên truyền, trực thuộc Văn phòng Bộ
Giao thông vận tải.
- Phòng Truyền thông có chức năng giúp Chánh Văn phòng tham mưu cho Bộ
trưởng quản lý và tổ chức thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, báo chí, thu thập,
xử lý các thông tin của báo chí về các lĩnh vực hoạt động của Bộ và cung cấp thông
tin về hoạt động của Bộ cho các tổ chức báo chí, tổ chức khác và cá nhân theo quy
định của pháp luật; tổ chức các hoạt động truyền thông liên quan tới các chủ trương,
chính sách mới và các hoạt động của lãnh đạo Bộ; công tác triển lãm, xuất bản; phối
hợp công tác thông tin tuyên truyền với các bộ phận phụ trách công tác thông tin,
tuyên truyền tại các cơ quan, đơn vị trong ngành GTVT.
- Tổ chức thành công các cuộc họp báo định kỳ, đột xuất về các vấn đề nóng
mà dư luận, báo chí quan tâm; tham mưu cho lãnh đạo Bộ có những thông cáo báo chí


về những sự kiện, hoạt động cũng như các vấn đề nóng liên quan đến Ngành GTVT
để thông tin cho các cơ quan thông tấn báo chí.
- Duy trì việc cập nhật kịp thời các thông tin phản ánh về Ngành GTVT trên
các báo ra hàng ngày, tổng hợp trình Lãnh đạo Bộ. Tham mưu cho Lãnh đạo Bộ có
văn bản chuyển các bài báo phản ánh về những vấn đề dễ gây bức xúc trong dư luận

đến các cơ quan, đơn vị có liên quan để thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ.
Đôn đốc kịp thời việc tiếp nhận xử lý thông tin của các cơ quan và cơ quan thuộc Bộ.
- Các thông tin về hoạt động của Bộ, đặc biệt là các vấn đề cần được dư luận
hiểu đúng đã được cung cấp cho báo chí kịp thời thông qua nhiều kênh như: Cổng
thông tin điện tử Bộ GTVT, các thông cáo báo chí, hoạt động của người phát ngôn,
giao lưu trực tuyến, đối thoại trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ... nhờ
đó định hướng báo chí phản đúng thực chất vấn đề, được dư luận đánh giá cao.
- Tham mưu, phối hợp với Người phát ngôn của Bộ trong việc cung cấp thông
tin chính thức cho báo chí và xem xét việc trả lời phỏng vấn.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ chuẩn bị các bài trả lời
phỏng vấn của Lãnh đạo Bộ trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Thường xuyên phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tổ chức các đoàn
báo chí đi thực tế tại các Dự án, công trình trọng điểm để cho các nhà báo hiểu, nắm
bắt được thực tế để có những bài viết phản ánh khách quan về những hoạt động của
Ngành.
- Phối hợp với Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT, Báo Giao thông cập nhật kịp
thời các hoạt động của Lãnh đạo Bộ trên Cổng thông tin điện tử của Bộ GTVT và Báo
Giao thông.
- Tham mưu, soạn thảo Thư chúc mừng, thư khen, thư cảm ơn... của Lãnh đạo
Bộ gửi các cơ quan, đơn vị và công chúng nhân các ngày lễ trọng đại và các sự kiện
đặc biệt.


- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tổ chức các sự kiện khởi
công, khánh thành, hội nghị, hội thảo...
3. Đánh giá chung
- Công tác truyền thông về hoạt động của Bộ GTVT, lãnh đạo Bộ GTVT đã
có bước tiến vượt bậc trong khoảng 3 năm trở lại đây theo hướng chuyên nghiệp,
bắt đầu có sự tương tác hai chiều giữa các cơ quan của Bộ và các cơ quan thông tin
đại chúng, người dân, cụ thể:

- Bộ GTVT đã ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo
chí; hình thành chức danh Người phát ngôn của Bộ; các cơ chế họp báo thường kỳ,
quan hệ báo chí, phóng viên chuyên trách theo dõi giao thông...
- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ GTVT cũng đã hình thành được nhân sự
cụ thể đảm nhận chức danh người phát ngôn cũng như bộ máy làm công tác truyền
thông phù hợp với quy mô, điều kiện hoạt động.
- Đã ký quy chế hợp tác với một số cơ quan báo chí lớn như: Bộ Thông tin
và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam; Thông tấn xã Việt Nam; Báo Nhân
dân; Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Tạp chí Cộng sản Việt Nam... đồng thời
sản xuất được một số sản phẩm truyền thông có chất lượng.
- Công tác thông tin – truyền thông của Bộ được các cơ quan quản lý báo chí
cũng như các cơ quan thông tấn báo chí đánh giá cao so với các Bộ, ngành khác về
tính cởi mở, chuyên nghiệp, thông tin luôn được cung cấp kịp thời, chính xác.
4. Các mặt còn hạn chế
- Chưa định hình được một chiến lược truyền thông rõ ràng, xuyên suốt, còn
nặng chạy theo sự vụ; chưa xây dựng những kế hoạch thông tin, truyền thông lớn, có
điểm nhấn rõ ràng để xây dựng hình ảnh đẹp hơn của ngành.
- Cách làm thông tin tuyên truyền hiện tại còn gặp nhiều khó khăn do hạn chế
về nhân lực, nguồn lực, việc tiếp cận nên các sản phẩm truyền thông mới còn hạn chế,
nhất là các sản phẩm thông tin còn chưa hấp dẫn, bị động, mang tính tuyên truyền một
chiều mà chưa có tính tương tác hai chiều.


- Một số vụ việc vẫn chưa thực sự chủ động trong công tác xử lý các sự cố
truyền thông, chưa tham mưu kịp thời cho Lãnh đạo Bộ để có định hướng thông tin
kịp thời.
- Bộ GTVT đã duy trì thường xuyên các cuộc họp báo định kỳ hàng quý; sẵn
sàng cung cấp, trả lời thông tin những sự kiện đột xuất bất thường, cung cấp thông tin
qua Thông cáo báo chí và Người phát ngôn nhưng do hoạt động của ngành GTVT quá
lớn nên không phải trường hợp nào việc cung cấp thông tin cũng thỏa mãn được yêu

cầu của các cơ quan báo chí.
- Công tác phối hợp với các đầu mối truyền thông của cơ quan, đơn vị chưa
thực sự chặt chẽ. Một số trường hợp chưa chủ động báo cáo Lãnh đạo Bộ, Văn phòng
về các vụ việc xảy ra tại đơn vị, dẫn tới việc bị động trong truyền thông, chưa thực sự
kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh.
- Tổ chức bộ máy, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế chưa đáp ứng được
yêu cầu thực tế.
- Chưa kết nối chặt chẽ hoạt động truyền thông của các cơ quan, đơn vị trong
Ngành để huy động đầy đủ được các nguồn lực để thực hiện các kế hoạch, chương
trình truyền thông mang tính dài hạn.
* Công tác truyền thông tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ
- Công tác thông tin tuyên truyền tại các cơ quan, đơn vị trong Ngành đã
được quan tâm và bố trí kinh phí hoạt động. Tuy nhiên, về cơ bản mới dừng ở bước
sơ khai về tổ chức, chưa có định hướng hoạt động rõ nét.
- Bộ máy hoạt động trên những quy mô khác nhau nhưng ngoại trừ một số
cơ quan được tổ chức bài bản, chuyên nghiệp như: Tổng Công ty Hàng không VN
(Vietnam Airlines), Tổng Công ty XDCTGT4 (Cienco4), còn lại đa số bộ phận làm
công tác tuyên truyền chỉ được bố trí kiêm nghiệp, chưa có định hướng hoạt động
rõ ràng dẫn tới hiệu quả truyền thông chưa cao, bị động trong việc cung cấp, xử lý
các thông tin báo chí.


- Một số lãnh đạo các cơ quan, đơn vị chưa thực sự quan tâm tới công tác
truyền thông, chưa có kỹ năng trả lời phát ngôn với báo chí dẫn tới việc để xảy ra
những sự cố truyền thông đáng tiếc hoặc khi có sự cố không có giải pháp xử lý
hiệu quả làm trầm trọng thêm vấn đề.
- Từ những hạn chế trên dẫn đến hiệu quả truyền thông – báo chí của Bộ
GTVT chưa cao; việc cung cấp, kiểm soát thông tin của Bộ GTVT và về Bộ GTVT
gặp nhiều khó khăn; thông tin của Bộ GTVT chưa đến được với nhiều tập hợp
công chúng khác nhau; hình ảnh và hoạt động của Bộ GTVT vẫn còn phiến diện,

chưa thật sự khách quan; để nhiều khoảng trống thông tin về Bộ GTVT trên hệ
thống các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là trên các phương tiện truyền
thông mới như các diễn đàn hoặc mạng xã hội.
II/ NHỮNG VỤ KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG ĐIỂN HÌNH
1.1. Vietjet Air chở “nhầm” 200 hành khách đi Đà Lạt tới Cam Ranh
1.2. Lùm xùm vụ võ sư Lê Minh Khương trên máy bay Vietnam Airlines
1.3. Tìm kiếm máy bay MH370 của Malaysia tại Việt Nam
1.4. Vụ án JTC hối lộ quan chức đường sắt Việt Nam
1.5. Đường sắt Việt Nam mua tàu cũ của Trung Quốc
1.6. “Loạn” trạm thu phí BOT trên quốc lộ

III/ NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG HƯỚNG XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG
TRUYỀN THÔNG
Có thể nói, việc xử lý khủng hoảng truyền thông là cả một nghệ thuật cần sự
phối kết hợp của rất nhiều bộ phận. Vì thế các doanh nghiệp khi vấp phải khủng
hoảng không nên mất bình tĩnh, hoặc tự xử lý một mình mà nên tìm đến các đơn vị
tư vấn hoặc công ty PR chuyên nghiệp để nhanh chóng tìm thoát ra khỏi vũng lầy
an toàn nhất. Quản lý khủng hoảng truyền thông không chỉ là một vấn đề khoa học
mà còn là một nghệ thuật. Việc quản lý khủng hoảng đòi hỏi người làm quản lý
phải biết nghiên cứu, phân tích thông tin nhanh nhạy, ra quyết định chính xác có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng.


1. Nguyên tắc xử lý khủng hoảng truyền thông
-

Xác

định


Xác

tầm

định

vóc



mức

nguyên

độ

của

nhân

khủng

khủng

hoảng
hoảng

- Thành lập ban tác chiến gồm lãnh đạo chủ chốt và các bộ phận có liên quan trực
tiếp.
- Xác định người phát ngôn, hướng phát ngôn, số lượng thông tin phát ra và tuân

thủ

tuyệt

đối

việc

này.

- Xử lý vấn đề với những người có liên quan ngay tại gốc rễ, đưa ra các bằng
chứng thuyết phục.
- Vận dụng mọi mối liên hệ với báo giới.
- Sử dụng các công cụ online để tăng lượng tin tích cực, pha loãng thông tin
tiêu cực tiến đến đẩy tin xấu xuống thật xa trong bảng kết quả tìm kiếm của google.
- Đảm bảo truyền thông xuyên suốt trong nội bộ và với báo giới
- Không nên:
+Quanh
+

co,


chối

trách

nhiệm,
xử


đùn

đẩy

trách

trên

nhiệm.
tiền.

+ Nóng giận, phát ngôn, hành động thiếu kiềm chế, không nhất quán.
+ Xóa bài
2/ Phương hướng xử lý khủng hoảng truyền thông
-Kiểm soát thông tin trên mạng xã hội. Sử dụng những công cụ để theo dõi
và cảnh báo vấn đề trên môi trường mạng xã hội.
-Xử lý khủng hoảng trong thời thời gian sớm nhất bằng việc đưa ra các
quyết định truyền thông nhanh chóng và hiệu quả.
-Minh bạch trong xử lý khủng hoảng, bởi khi xảy ra vấn đề thì khách hàng,
cơ quan báo chí hay cơ quan quản lý có những đòi hỏi khắt khe đối với trách
nhiệm và tính chính trực của doanh nghiệp, đơn vị xảy ra khủng hoảng.


-Sử dụng công cụ pháp lý để xử lý khủng hoảng. Công cụ này là một biện
pháp hữu hiệu có thể giúp giảm thiểu những tác động tiêu cực, đồng thời ngăn
chặn những tiền lệ xấu có thể xảy đến trong tương lai. Sau khi sử dụng công cụ
pháp lý, doanh nghiệp hoặc đơn vị nên thực hiện các chiến dịch PR phục hồi hình
ảnh đã bị ảnh hưởng trước đó.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG TRUYỀN
THÔNG

1/ Đối với các vụ khủng hoảng truyền thông cụ thể:
- Chủ động đương đầu sóng gió
Cách tốt nhất để dập tắt đám cháy là có các thiết bị cứu hoả sẵn sàng hoạt
động.
Lập một danh mục và bảng các công việc cần chuẩn bị để ứng phó với tình
hình.
- Thu thập các dữ kiện
Đảm bảo thu thập đầy đủ dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn về vận
hành hoặc pháp lý (xác định những điểm có thể cung cấp cho báo chí, những điểm
phải tuyệt đối giữ kín để không ảnh hưởng tới khách hàng)
Tăng cường các nhóm chuyên gia cao cấp, nhân viên quan hệ công chúng,
trao đổi và lắng nghe mọi ý kiến.
- Liên lạc với giới truyền thông và tổ chức họp báo


Tập hợp các số điện thoại di động, số máy nhắn tin, địa chỉ email của các
phóng viên đang tác nghiệp để nhanh chóng liên lạc với báo chí
- Sử dụng Internet
Đây là cách nhanh nhất và đơn giản nhất để đưa thông tin tới các phóng viên
và biên tập viên trước khi công bố. Xây dựng địa chỉ internet được duy trì 24x7
cung cấp tài liệu và hình ảnh liên tục của sự kiện khủng hoảng.
- Thiết lập một vành đai bảo vệ và kiểm soát tin tức
Thành lập một nhóm với chức năng duy nhất là theo dõi và phân tích các
bản tin 24/7. Khi một tin đồn xuất hiện với nội dung không có lợi, bạn phải sử
dụng ngay các giải pháp và sẵn sàng hoá giải chúng.
- Tóm tắt thông điệp hàng ngày đúng sự thật
Đảm bảo thông điệp mà bạn truyền tải hàng ngày phải ngắn gọn, xúc tích, dễ
hiểu, gây ấn tượng đối với người đọc và những thông tin được gửi tới giới truyên
thông phải chính xác.
- Người phát ngôn

Bạn cần sở hữu cho mình một "tổ chức phát ngôn" với các chuyên gia được
huấn luyện chuyên nghiệp và dày dạn kinh nghiệm có khả năng ăn nói trôi chảy, tự
tin trước ống kính máy quay.
- Ghi nhận sai lầm và tạo sự đồng cảm
Nếu mắc sai lầm cần công khai trung thực và chân thành xin lỗi trước báo
giới để kêu gọi sự đồng cảm, tôn trọng từ phía truyền thông và công chúng.


2/ Giải pháp bền vững, lâu dài
- Hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý cho công tác truyền thông – báo chí
Tiếp tục rà soát, bổ sung Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho các
cơ quan báo chí của Bộ GTVT theo hướng tăng cường trách nhiệm, sự chủ động
cho các cơ quan, đơn vị đầu mối trong Ngành GTVT.
- Ban hành văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong ngành GTVT hoàn thiện
bộ máy làm công tác truyền thông theo đúng yêu cầu, phù hợp với yêu cầu công việc,
đặc biệt là một số đầu mối có tính nhạy cảm cao như: Thanh tra; các đơn vị cung cấp
dịch vụ vận tải (hàng không, đường sắt, đường bộ); quản lý đầu tư xây dựng cơ bản;
an toàn giao thông...; bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ nhân sự làm công tác
truyền thông.
- Hoàn thiện Phòng Truyền thông:
+ Tập hợp các thông tin quan trọng, có giá trị cho việc điều hành của Bộ
GTVT. Việc tập hợp thông tin này đảm bảo bao quát được các nguồn thông tin quan
trọng nhất và giúp ích hữu hiệu nhất cho việc truyền thông của Bộ GTVT trong mọi
tình huống.
+ Xây dựng và triển khai chiến lược thông tin truyền thông dài hạn và các kế
hoạch truyền thông hàng năm, 6 tháng, hàng quý, hàng tháng cho Bộ; kết nối các kế
hoạch truyền thông của các cơ quan, đơn vị trong ngành nhằm tạo một hiệu ứng
truyền thông lớn, có sức lan tỏa cao.
+ Thăm dò dư luận và điều tra dư luận.
+ Giám sát thông tin, theo dõi báo chí; tổng hợp, phân tích, báo cáo về thông

tin trên báo chí; phương tiện thông tin đại chúng;
+ Tham gia và phối hợp xử lý khủng hoảng truyền thông; kiểm soát thông tin
khi để xảy ra khủng hoảng;
+ Là cầu nối giữa Bộ GTVT với các phương tiện thông tin đại chúng và giới
truyền thông và qua các mạng xã hội như Facebook, Tiwtter, Google+.


+ Sau khi hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và bổ sung nhân sự, Phòng Truyền
thông sẽ giữ vai trò chủ đạo, điều phối công tác truyền thông của Bộ GTVT; giữ vai trò
dẫn dắt, kết nối giữa Bộ GTVT với các cơ quan truyền thông; kết nối, huy động nguồn
lực của hệ thống các cơ quan báo chí và các đầu mối truyền thông của các đơn vị trong
Ngành.
C.

KẾT LUẬN
Một trong các nguyên tắc cơ bản khi đối diện khủng hoảng truyền thông là
sự chân thành, nhanh chóng cung cấp các thông tin chính xác minh bạch, có thể
kiểm chứng, không né tránh, vòng vo. Trong việc này chỉ nên sử dụng mạng xã hội
như là phương tiện cung cấp thông tin chính xác đến với công chúng. Về báo chí,
trước khi công bố tin tức, cần xác minh rõ ràng, chính xác; có ý kiến nghiêm khắc
song không vùi dập, cố tình làm mất uy tín. Để giải quyết tốt các vụ khủng hoảng
truyền thông xảy ra trong lĩnh vực giao thông vận tải, cùng việc nắm rõ tình trạng
khủng hoảng và xử lý khủng hoảng thì cần những giải pháp bền vững để kiểm soát
khủng hoảng truyền thông.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng, (2006) Truyền thông, lý thuyết và kỹ năng


2.

cơ bản, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.
Dương Xuân Sơn, Đinh Hường, Trần Quang, (2009) Cơ sở Lý luận báo chí truyền

3.
4.
5.
6.
7.

thông, NXB ĐHQGHN.
Vũ Quang Hào, (2004) Ngôn ngữ báo chí, NXB ĐHQGHN.
Báo điện tử Dân trí
Báo điện tử VnExpress
Đề án truyền thông Bộ GTVT
Một số thông tin liên quan đến khủng hoảng truyền thông khai thác trên mạng
internet.



×