Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Đánh giá hiệu quả đầu tư dự án cấp nước huyện hàm thuận bắc, tỉnh bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 149 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

ĐỖ VĂN THẢO

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ DỰ ÁN CẤP NƯỚC
HUYỆN HÀM THUẬN BẮC, TỈNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

BÌNH THUẬN, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

ĐỖ VĂN THẢO

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ DỰ ÁN CẤP NƯỚC
HUYỆN HÀM THUẬN BẮC, TỈNH BÌNH THUẬN

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Mã số: 8580302

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

GS. TS. VŨ THANH TE

BÌNH THUẬN, NĂM 2018





LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đề tài luận văn này là công trình nghiên cứu của bản thân tác
giả. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao
chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các
nguồn tài liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo
đúng quy định.
Tác giả luận văn

Đỗ Văn Thảo

i


LỜI CÁM ƠN
Trước hết, tác giả xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô ở chương trình giảng dạy
của trường Đại học Thủy Lợi Hà Nội, Viện Đào tạo và khoa học ứng dụng Miền
Trung với nguồn kiến thức sâu rộng và lòng nhiệt tình giảng dạy đã giúp tác giả tiếp
nhận được nhiều kiến thức mới mẻ, thiết thực và bổ ích.
Xin chân thành cảm ơn GS.TS Vũ Thanh Te đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn học
viên trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tác giả xin cảm ơn đến ban lãnh đạo Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn tỉnh Bình Thuận đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành tốt
luận văn.
Bình Thuận, Ngày tháng 11 năm 2018
Tác giả luận văn

Đỗ Văn Thảo


ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ............................................................................... v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ vii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC ................................................... 6
1.1 Tổng quan về dự án và hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng .......................... 6
Khái quát chung về dự án và dự án đầu tư xây dựng ............................... 6
Các tiêu chí về hiệu quả dự án đầu tư xây dựng......................................12
Tổng quan về dự án cung cấp nước sạch ...................................................... 13
Khái niệm và vai trò của công trình cung cấp nước sạch ........................13
Tình hình đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sạch ở Việt Nam và Bình
Thuận .................................................................................................................. 15
Tình hình đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sạch ở Việt Nam: ...........15
Kết quả thực hiện: ...................................................................................17
Nguồn lực đầu tư ....................................................................................18
Những khó khăn, tồn tại..........................................................................18
Tình hình đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sạch ở Bình Thuận: ........20
Kết quả thực hiện: ...................................................................................20
Hiệu quả của dự án cung cấp nước sạch về kinh tế, xã hội và vấn đề nghiên
cứu ...................................................................................................................... 21
Phân tích kinh tế - xã hội ........................................................................22

Những vấn đề tồn tại về hiệu quả trong đầu tư xây dựng các dự án cấp
nước sạch ở Bình Thuận ..................................................................................24
Kết luận chương 1............................................................................................... 27
CƠ SỞ KHOA KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NƯỚC SẠCH ................................................... 28
iii


Cơ sở khoa học đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng ............................ 28
Các tiêu chí về hiệu quả ..........................................................................28
Lý luận về NPV và IRR trong đánh giá hiệu quả dự án ................................ 31
Lý luận về NPV ......................................................................................31
Lý luận về IRR........................................................................................33
Chỉ tiêu tỷ số thu chi (Tỷ số lợi ích/chi phí)............................................36
Phân tích lựa chọn phương án về kinh tế kỹ thuật ..................................38
Một số nội dung về đánh giá hiệu quả xã hội và an sinh kinh tế của các dự án
cấp nước sinh hoạt .............................................................................................. 44
Sức khỏe cộng đồng ................................................................................44
An sinh xã hội và kinh tế ........................................................................48
Kết luận chương 2............................................................................................... 52
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN CẤP NƯỚC HUYỆN HÀM
THUẬN BẮC VÀ ĐỀ XUẤT TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ......................................... 53
Đặc điểm tự nhiên và dân sinh kinh tế Hàm Thuận Bắc ............................... 53
Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, địa chất thuỷ văn ...................................53
Đặc điểm khí hậu, thủy hải .....................................................................55
Đặc điểm dân sinh kính tế, xã hội ................................................................. 56
Dân số và phân bố dân cư .......................................................................56
Đặc điểm kinh tế và qui hoạch phát triển ................................................56
Đặc điểm và nhu cầu sinh hoạt ...............................................................58
Đánh giá hiệu quả đầu tư dự án cấp nước nông thôn tập trung trên địa bàn

Hàm Thuận Bắc .................................................................................................. 64
Giới thiệu dự án ......................................................................................64
Tổng mức đầu tư và mục tiêu của dự án .................................................66
Đánh giá hiệu quả đàu tư dự án ..............................................................70
Đề xuất tiến độ thực hiện để dự án sớm phát huy hiệu quả kinh tế, xã hội ... 86
Kết luận chương 3............................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 90
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 92

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Công trình cấp nước sử dụng nguồn nước mặt ........................................ 14
Hình 2.1 Dòng thu chi của DA .............................................................................. 32
Hình 2.2 Đồ thị biểu diễn mỗi quan hệ giữa NPW và chiết khấu i ......................... 34
Hình 3.1 Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước ................................................. 76
Hình 3.2 Sơ đồ cấp nước ........................................................................................ 77

Sơ đồ 1.1 Dự án ........................................................................................................ 7
Sơ đồ 1.2 Dự án xây dựng ........................................................................................ 9
Sơ đồ 2.1 Dòng thu chi của DA ............................................................................. 31

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1 Bảng cơ cấu ngành nghề đến năm 2020 .................................................. 56
Bảng 3.2 Bảng thống kê số trường, phòng học, giáo viên và học sinh.................... 57

Bảng 3.3 Các trạm xử lý cấp nước hiện trạng trên địa bàn dự án hệ thống nước Hàm
Thuận Bắc............................................................................................................... 59
Bảng 3.4 Dân số và tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt huyện Hàm Thuận Bắc đến năm
2035 ........................................................................................................................ 61
Bảng 3.5 Dự báo nhu cầu dùng nước sạch phục vụ sinh hoạt đến năm 2025 của
huyện Hàm Thuận Bắc ........................................................................................... 61
Bảng 3.6 Dự báo nhu cầu dùng nước sạch phục vụ sinh hoạt đến năm 2035 của
huyện Hàm Thuận Bắc ........................................................................................... 63
Bảng 3.7 Bảng tổng hợp dự toán công trình ........................................................... 66
Bảng 3.8 Bảng tổng hợp tổng mức đầu tư .............................................................. 69
Bảng 3.9 Chi phí khấu hao ..................................................................................... 72
Bảng 3.10 Bảng giá nước sạch khu vực nông thôn tỉnh bình thuận ........................ 73

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADB

Asian Development Bank-Ngân hàng phát triển châu Á

AW

Annual Worth – Suất thu lợi

B/C

Benefit against Cost- Tỉ số lợi ích chi phí


BC

Báo cáo

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BQLCTCC Ban quản lý công trình công cộng
BTC

Bộ Tài Chính.

BVMT

Bảo vệ môi trường

BYT

Bộ y tế

CP

Cổ phần

DA

Dự án

ĐBDTTS


Đồng bào dân tộc tiểu số

HĐND

Hội đồng nhân nhân

HTCN

Hệ thống cấp nước

HVS

Hợp vệ sinh

ILO

International Labour Organization-Tổ chức Lao động quốc tế

IRR

Internal Ratio of Return-suất sinh lợi nội tại

KĐT

Khu đô thị

KH

Khấu hao


KHCB

Khấu hao cơ bản
vii


MARR

Minimal Attractive Rate of Return-Suất thu lợi hấp dẫn tối thiểu

MDG

Millennium Development Goals - Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ

NPV

Net Present Value -Giá trị hiện tại thuần

NPW

Giá trị hiện tại ròng

NSNN

Ngân sách nhà nước

ODA

Official Development Aid-Viện trợ phát triển chính thức


PA

Phương án

PW

Present Worth - giá hiện tại

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QL

Quốc lộ

SCADA

Supervisory Control And Data Acquisition-Hệ thống điều khiển giám
sát và thu thập dữ liệu

SV

Salvage – Thu hồi giá trị còn lại

TMĐT

Tổng mức đầu tư


TP

Thành phố

TSCĐ

Tài sản cố định

UBND

Ủy ban nhân dân

VAT

Value Added Tax-Thuế giá trị gia tăng

VND

Việt Nam đồng

VSMTNT Vệ sinh môi trường nông thôn
WB

World Bank-Ngân hàng thế giới

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài


Trung tâm Nước sạch và VSMTNT Bình Thuận (Trung tâm) hiện có 208 nhân viên là
một trong những đơn vị đầu tiên hoạt động về lĩnh vực cấp nước sinh hoạt nơng thơn
của nước, được cấp giấy Chứng nhận theo Hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001:2008 (nay là ISO 9001:2015). Trung tâm hiện đang quản lý 40 cơng trình cấp
nước lớn nhỏ với tởng chiều đài tuyến ống là 1007km (chưa kể phần tuyến ống do
nhân dân tự mở rộng). Tởng cơng suất của các hệ thống cấp nước tập trung là
31.624m3/ngày đêm trong đó có 5 hệ thống cấp nước qui mơ lớn hơn 1000m3/ngày
đêm ln đạt quy chuẩn 01/2009/BYT và 35 hệ thống cấp nước qui mơ nhỏ hơn
1000m3/ngày đêm ln đạt quy chuẩn 02/2009/BYT, cấp nước tập trung cho 43.108
hộ trong vùng dự án.

TỈNH LÂM ĐỒNG
XÃ ĐA MI
XÃ ĐÔNG TIẾN

HUYỆN ĐỨC LINH

HUYỆN BẮC BÌNH

XÃ LA DẠ

XÃ THUẬN HÒA

XÃ ĐÔNG GIANG

XÃ HÀM PHÚ
XÃ THUẬN MINH

HUYỆN HÀM THUẬN NAM


XÃ HÀM TRÍ

XÃ HỒNG LIÊM

XÃ HỒNG SƠN
T.T MA LÂM

XÃ HÀM CHÍNH

XÃ HÀM ĐỨC

XÃ HÀM LIÊM
XÃ HÀM MỸ

T.T PHÚ LONG

XÃ HÀM THẮNG

T. P PHAN THIẾT

Hình 1. Vị trí vùng nghiên cứu huyện Hàm Thuận Bắc
Nguồn: Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh mơi trường nơng thơn tỉnh Bình Thuận

1


Do nguồn vốn đầu tư có hạn nên việc xây dựng các công đoạn dây chuyền công nghệ
xử lý và mạng lưới cấp nước chưa mở rộng khắp nơi nên lượng nước cấp một số công
trình chưa đủ cho nhu cầu sử dụng của nhân dân nhất là khu vực Hàm Thuận Bắc.Hiện

nay trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc có nhiều nhà máy nước cung cấp nước sạch
cho nhân dân trong vùng. Tuy nhiên, các trạm cấp nước hiện có không đủ cung cấp
nhu cầu sử dụng nước hiện tại cho nhân dân địa phương.
Nhà máy nước Trung tâm huyện Hàm Thuận Bắc sử dụng nguồn nước mặt lấy từ kênh
thủy lợi với công suất 5.400m3/ ngày. Công nghệ xử lý bao gồm với công nghệ xử lý
bể lắng trong có lớp cặn lơ lửng và bể lọc nhanh. Công trình xử lý nước vận hành thủ
công và chất lượng nước sau xử lý qua đánh giá của Trung tâm y tế dự phòng Bình
Thuận đảm bảo chất lượng theo Quy chuẩn 01:2008/ BYT ban hành kèm theo Thông
tư số 04/2009/TT-BYT, ngày 17/06/2009. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng nước của người
dân trong vùng cung cấp hiện nay khoảng 7.100m3/ngày vượt công suất của nhà máy
khoảng 1.700m3/ngày
Nhà máy thị trấn Phú Long có công suất 1.100m3/ngày sử dụng nguồn nước ngầm,
khai thác từ 10 giếng khoan dưới chân động cát (theo giấy phép khai thác nước dưới
đất ) với công nghệ xử lý đơn giản, nước được bơm từ giếng khoan qua bể lọc nhanh
và được châm Clo khử trùng nước trước khi cung cấp cho các hộ sử dụng nước. Nhu
cầu sử dụng nước của nhân dân địa phương hiện nay khoảng 1.800m3/ngày, cần thiết
phải có phương án cấp nước bổ sung.
Nhà máy nước xã Hàm Đức có công suất 800m3/ngày sử dụng nguồn nước từ hệ giếng
đào được thông nhau bằng hào thu nước, công suất hiện không đảm bảo đáp ứng nhu
cầu hiện tại của dân địa phương 1.750m3/ngày.
Ngoài ra còn có Nhà máy nước xã Hàm Phú có công suất 250m3/ngày; Nhà máy nước
xã Hồng Sơn có công suất 900m3/ngày; Nhà máy nước xã Hồng Liêm có công suất
850m3/ngày. Tuy nhiên, còn một số xã như Thuận Hoà và một số khu vực của xã Hàm
Phú, Hàm Trí, Hồng Liêm, Hàm Chính, Hàm Liêm, Hàm Thắng... chưa có tuyến ống
cấp nước và nhân dân chưa đủ nước sạch để sử dụng.

2


Để đảm bảo cấp nước đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của người dân địa phương trong

vùng nghiên cứu tại thời điểm hiện tại và tương lai, theo sự phát triển đã được xác định
trong quy hoạch phát triển chung và quy hoạch cấp nước của tỉnh Bình Thuận và
huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận đưa ra đề xuất xây dựng hệ thống cấp nước
với qui mô công suất 10.000m3/ngày cho người dân huyện Hàm Thuận Bắc nhằm phát
triển kinh tế, xã hội tăng cường quốc phòng an ninh và khai thác các tiềm năng kinh tế
tại huyện Hàm Thuận Bắc trước mắt cũng như lâu dài, nguồn vốn đầu tư từ nguồn vốn
vay của chính phủ Italia. Dự án hiện đang trong giai đoạn kiểm tra chỉnh sửa trình cấp
thẩm quyền phê duyệt với qui mô công suất là 10.000m3/ngày. Chiều dài đường ống
D100 – D400 là 176,4 km. Vốn đầu tư là 232 tỷ đồng.
Để khẳng định hiệu quả đầu tư của dự án xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch cho
vùng nông thôn huyện Hàm Thuận Bắc và có một cách nhìn toàn diện về lợi ích của
dự án mang lại cho cộng đồng nông thôn và xã hội, tác giả chọn đề tài "Đánh giá hiệu
quả của Dự án cấp nước Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận"
2. Mục đích của đề tài

Đánh giá hiệu quả đầu tư dự án cấp nước sạch huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình
Thuận, đồng thời đề xuất tiến độ thực hiện dự án để Dự án sớm mang lại hiệu quả kinh
tế và xã hội .
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

a. Cách tiếp cận
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả luận văn đã dựa trên cách tiếp cận của đề tài
sẽ là:
a1. Tiếp cận các phương pháp đánh giá độ nhậy của dự án: cách tính hiệu quả việc
quản lý Dự án theo cách tính NPV, IRR.
a2. Tiếp cận thực tiễn: Hiện trạng hoạt động quản lý dự án các công trình Hệ
thống cấp nước nông thôn tập trung của tỉnh Bình Thuận.

3



a3. Tiếp cận đa mục tiêu và bền vững: Các giải pháp mà đề tài đề ra đều xem xét
trong hệ sinh thái – kinh tế - môi trường và nguyên lý phát triển bền vững và luôn luôn
được đặt lên hàng đầu.
b. Phương pháp nghiên cứu
b1. Phương pháp kế thừa: Tổng hợp, kế thừa các kết quả nghiên cứu từ trước đến
nay trong quản lý vận hành các hệ thống cấp nước
b2- Phương pháp điều tra, khảo sát: Trong thời gian thực hiện đề tài tiến hành khảo
sát thực tế, có tham vấn ý kiến của cán bộ quản lý các Hệ thống cấp nước trên điạ
bàn huyện Hàm Thuận Bắc.
b3. Phương pháp phân tích và thống kê: Thu thập, phân tích các số liệu có liên quan
đến đề tài. Hiện trạng hoạt động quản lý dự án các công trình Hệ thống cấp nước
nông thôn tập trung tỉnh Bình Thuận.
b4. Phương pháp chuyên gia: Trong thời gian thực hiện đề tài, tiến hành tham khảo ý
kiến của các chuyên gia, nhà khoa học.

Nghiên cứu
quản lý Dự
án cấp nước
nông thôn
trên địa bàn
tỉnh Bình
Thuận

Nghiên cứu
hiện trạng
các công
trình cấp
nước
huyện

Hàm
Thuận Bắc

Đánh giá
hiệu quả
Dự án cấp
nước
huyện
Hàm
Thuận Bắc

Đề xuất đẩy
nhanh tiến
độ thực hiện
dự án để Dự
án mang lại
hiệu quả
kinh tế cao

Hình 2. Sơ đồ các bước nghiên cứu của đề tài
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả đầu tư dự án cáp nước sạch cho sinh hoạt

4


Phạm vi nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả Dự án Hợp phần 1 – Xây dựng Hệ thống cấp nước sạch

10.000m3/ngày đêm tại huyện Hàm Thuận Bắc thuộc dự án Xây dựng Hệ thống cung
cấp nước sạch cho sinh hoạt, nước sản xuất và kết hợp trồng rừng phòng hộ ở vùng cát
Bình Thuận, dự án trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học của đề tài
Hệ thống hóa và vận dụng cơ sở khoa học trong đánh giá hiệu quả đầu tư các dự án
cấp nước sinh hoạt.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch cho vùng
nông thôn huyện Hàm Thuận Bắc và có một cách nhìn toàn diện về lợi ích của dự án
mang lại cho cộng đồng nông thôn và xã hội.
6. Kết quả dự kiến đạt được

- Đánh giá được hiện trạng quản lý dự án cấp nước tập trung nông thôn tại tỉnh Bình
Thuận nói chung và huyện Hàm Thuận Bắc nói riêng.
- Đánh giá hiệu quả Dự án Hợp phần 1 – Xây dựng Hệ thống cấp nước sạch
10.000m3/ngày đêm tại huyện Hàm Thuận Bắc thuộc dự án Xây dựng Hệ thống cung
cấp nước sạch cho sinh hoạt, nước sản xuất và kết hợp trồng rừng phòng hộ ở vùng cát
Bình Thuận thông qua các chỉ tiêu NPV, IRR, hiệu quả về kinh tế xã hội, đề xuất giá
nước hợp lý.
- Đề xuất đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án để Dự án mang lại hiệu quả kinh tế cao.

5


TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ
ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC
1.1 Tổng quan về dự án và hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng
Khái quát chung về dự án và dự án đầu tư xây dựng

Có nhiều khái niệm khác nhau về dự án, theo nghiên cứu của Đỗ Văn Quang (2017)
[1] như sau:
Dự án và dự án đầu tư
Dự án hiểu theo nghĩa thông thường là “điều mà người ta có ý định làm”.Theo “Cẩm
nang các kiến thức cơ bản về quản lý dự án” của Viện Nghiên cứu Quản lý dự án
Quốc tế (PMI) thì: “Dự án là sự nỗ lực tạm thời được thực hiện để tạo ra một sản
phẩm hoặc dịch vụ duy nhất”.
Theo định nghĩa này, dự án có 2 đặc tính:
a. Tạm thời (hay có thời hạn) - Nghĩa là mọi dự án đều có điểm bắt đầu và kết thúc
xác định. Dự án kết thúc khi mục tiêu dự án đạt được hoặc khi đã xác định được rõ
ràng là mục tiêu khống chế đạt được và dự án được chấm dứt. Trong mọi trường hợp,
độ dài của một dự án là xác định, dự án không phải là một cố gắng liên tục, liên tiếp;
b. Duy nhất - Nghĩa là sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất đó khác biệt so với những
sản phẩm đã có hoặc dự án khác. Dự án liên quan đến viêc gì đó chưa từng làm trước
đây và do vậy là duy nhất.
Theo định nghĩa của tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn ISO, trong tiêu chuẩn ISO
9000:2000 và theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN ISO 9000:2000) thì dự án là một
quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp và kiểm soát, có thời
hạn bắt đầu vào kết thúc, được tiến hành để đạt được mục tiêu phù hợp với các yêu
cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực.
Như vậy có nhiều cách hiểu khác nhau về dự án, nhưng các dự án có nhiều đặc điểm
chung như:

6


- Các dự án đều được thực hiện bởi con người;
- Bị ràng buộc bởi các nguồn lực hạn chế: con người, tài nguyên;
- Được hoạch định, được thực hiện và được kiểm soát.
Như vậy có thể biểu diễn dự án bằng công thức sau:


DỰ ÁN

= KẾ HOẠCH + TIỀN + THỜI GIAN

SẢN PHẢM DUY NHÂT

(Vật chất, Tinh thần, Dịch
vụ)
Sơ đồ 1.1 Dự án
Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới,
mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt đựơc sự tăng trưởng
về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ trong
khoảng thời gian xác định.
Theo một quan điểm khác thì dự án đầu tư là tổng thể các giải pháp nhằm sử dụng
các nguồn tài nguyên hữu hạn sẵn có để tạo ra những lợi ích thiết thực cho nhà đầu
tư và cho xã hội.
Dự án đầu tư có thể được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau:
- Xét trên tổng thể chung của quá trình đầu tư: dự án đầu tư có thể được hiểu như là
kế hoạch chi tiết triển khai các hoạt động đầu tư nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra
trong khoảng thời gian nhất định, hay đó là một công trình cụ thể thực hiện các hoạt
động đầu tư.
- Xét về mặt hình thức: dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi
tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo kế hoạch để đạt được những kết quả
và thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai.
- Xét trên góc độ quản lý: dự án đầu tư là một công cụ hoạch định việc sử dụng vốn,
vật tư, lao động nhằm tạo ra những sản phẩm mới cho xã hội.
7



- Xét trên góc độ kế hoạch hóa: dự án đầu tư là kế hoạch chi tiết để thực hiện chương
trình đầu tư xây dựng nhằm phát triển kinh tế xã hội làm căn cứ cho việc ra quyết
định đầu tư và sử dụng vốn đầu tư.
- Xét trên góc độ phân công lao động xã hội: dự án đầu tư thể hiện sự phân công, bố
trí lực lượng lao động xã hội nhằm giải quyết mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế
khác nhau với xã hội trên cơ sở khai thác các yếu tố tự nhiên.
- Xét về mặt nội dung: dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động cụ thể, có mối liên
hệ biện chứng, nhân quả với nhau để đạt được mục đích nhất định trong tương lai.
Dự án đầu tư là công cụ để tiến hành các hoạt động đầu tư, do đó bên trong nó chứa
các yếu tố cơ bản của hoạt động đầu tư.
Trước hết, dự án đầu tư phải thể hiện rõ mục tiêu đầu tư là gì, có thể là mục tiêu dài
hạn, trung hạn hay ngắn hạn hoặc là mục tiêu chiến lược hay mục tiêu trước mắt.
Mục tiêu trước mắt được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế cụ thể như năng lực
sản xuất, quy mô sản xuất hay hiệu quả kinh tế. Còn mục tiêu dài hạn có thể là các
lợi ích kinh tế cho xã hội mà dự án đầu tư phải mang lại.
Hai là, nguồn lực và cách thức để đạt được mục tiêu. Nó bao gồm các điều kiện và
biện pháp vật chất để thực hiện như vốn, nhân lực, công nghệ…
Ba là, với khoảng thời gian bao lâu thì các mục tiêu có thể đạt được và cuối cùng là
ai có thể thực hiện hoạt động đầu tư này và kết quả của dự án.
Vậy các đặc trưng chủ yếu của dự án đầu tư đó là:
- Xác định được mục tiêu, mục đích cụ thể;
- Xác định được hình thức tổ chức để thực hiện;
- Xác định được nguồn tài chính để tiến hành hoạt động đầu tư;
- Xác định được khoảng thời gian để thực hiện mục tiêu dự án.

8


Dự án xây dựng
Dự án xây dựng là cách gọi tắt của dự án đầu tư xây dựng, được giải thích trong Luật

Xây dựng Việt Nam ngày 18-6-2014 như sau:
“là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây
dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy
trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí
xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư
xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng”.
Như vậy có thể hiểu dự án xây dựng bao gồm hai nội dung là đầu tư và hoạt động
xây dựng. Nhưng do đặc điểm của các dự án xây dựng bao giờ cũng yêu cầu có một
diện tích nhất định, ở một địa điểm nhất định (bao gồm đất, khoảng không, mặt
nước, mặt biển và thềm lục địa) do đó có thể biểu diễn dự án xây dựng như sau:

DỰ ÁN
XÂY DỰNG

= KẾ HOẠCH + TIỀN + THỜI GIAN + ĐẤT

CÔNG TRÌNH
XÂY DỰNG

Sơ đồ 1.2 Dự án xây dựng
Dựa vào công thức trên có thể thấy đặc điểm, một dự án xây dựng bao gồm các vấn
đề sau:
a. Kế hoạch
Tính kế hoạch được thể hiện rõ qua các mục đích được xác định, các mục đích này
phải được cụ thể hóa thành các mục tiêu và dự án chỉ hoàn thành khi các mục tiêu cụ
thể đã đạt được.
b. Tiền

9



Đó chính là sự bỏ vốn để xây dựng công trình. Nếu coi phần “Kế hoạch của dự án” là
phần tinh thần, thì “Tiền” được coi là phần vật chất có tính quyết định sự thành công
của dự án.
c. Thời gian
Thời gian rất cần thiết để thực hiện dự án, nhưng thời gian còn đồng nghĩa với cơ hội
của dự án. Đây cũng là một đặc điểm rất quan trọng cần được quan tâm.
d. Đất
Đất cũng là một yếu tố vật chất hết sức quan trọng. Đây là một tài nguyên đặc biệt
quý hiếm. Đất ngoài các giá trị về địa chất, còn có giá trị về vị trí, địa lý, kinh tế, môi
trường, xã hội….Vì vậy, quy hoạch, khai thác và sử dụng đất cho các dự án xây dựng
có những đặc điểm và yêu cầu riêng, cần hết sức lưu ý khi thực hiện dự án xây dựng.
Sản phẩm của dự án xây dựng có thể là:
- Xây dựng công trình mới;
- Cải tạo, sửa chữa công trình cũ;
- Mở rộng, nâng cấp công trình cũ.
Nhằm mục đích phát triển, duy trì hoặc nâng cao chất lượng công trình trong một
thời hạn nhất định. Một đặc điểm của sản phẩm dự án xây dựng là sản phẩm đứng cố
định và chiếm một diện tích đất nhất định. Sản phẩm không đơn thuần là sự sở hữu
của chủ đầu tư mà nó có một ý nghĩa xã hội sâu sắc. Các công trình xây dựng có tác
động rất lớn vào môi trường sinh thái và vào cuộc sống cộng đồng của dân cư, các
tác động về vật chất và tinh thần trong một thời gian rất dài. Vì vậy, cần đặc biệt lưu
ý khi thiết kế và thi công các công trình xây dựng.
Công trình xây dựng
Công trình xây dựng là sản phẩm của dự án đầu tư xây dựng, được tạo thành bởi sức
lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên
kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới
mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng
10



bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông,
thủy lợi, năng lượng và các công trình khác.
Công trình xây dựng bao gồm một hạng mục hoặc nhiều hạng mục công trình, nằm
trong dây chuyền công nghệ đồng bộ, hoàn chỉnh được nêu trong dự án. Như vậy
công trình xây dựng là mục tiêu và là mục đích của dự án, nó có một đặc điểm riêng
đó là:
- Các công trình xây dựng là mục đích của cuộc sống con người, khi nó là các công
trình xây dựng dân dụng như: nhà ở, khách sạn,…;
- Các công trình xây dựng là phương tiện của cuộc sống khi nó là các công trình xây
dựng cơ sở để tạo ra các sản phẩm khác như: xây dựng công nghiệp, giao thông, thủy
lợi…
Một cách chung nhất có thể hiểu dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một
nhiệm vụ cụ thể cần phải được thực hiện với phương pháp riêng, nguồn lực riêng và
theo một kế hoạch tiến độ xác định.
Dự án có chu kỳ riêng và thời gian tồn tại hữu hạn: Nghĩa là dự án cũng phải trải
qua các giai đoạn: hình thành, phát triển, có thời điểm bắt đầu và kết thúc.
Dự án được xem là chuỗi các hoạt động nhất thời. Tổ chức của dự án mang tính chất
tạm thời, sau khi đạt được mục tiêu đề ra, tổ chức này sẽ giải tán hay thay đổi cơ cấu
tổ chức cho phù hợp với mục tiêu mới.
Mỗi dự án đều có một chu kỳ hoạt động, chu kỳ hoạt động của dự án bao gồm nhiều
giai đoạn khác nhau:
* Giai đoạn khởi đầu dự án.
Khái niệm; Định nghĩa dự; Thiết kế; Thẩm định; Lựa chọn;Bắt đầu triển khai.
* Triển khai
Hoạch định ; Lập tiến độ; Tổ chức công nghệ; Giám sát; Kiểm soát.
* Kết thúc
11



Chuyển giao; Đánh giá.
Có nhiều nội dung quản lý dự án, nhưng cơ bản là những nội dung chính sau:
1. Quản lý phạm vi dự án; 2. Quản lý thời gian dự án;3. Quản lý chi phí dự án; 4.
Quản lý chất lượng dự án; 5. Quản lý nguồn nhân lực; 6. Quản lý việc trao đổi thông
tin dự án; 7. Quản lý rủi ro trong dự án; 8. Quản lý việc mua bán của dự án; 9.
Quản lý việc giao nhận dự án.
Một dự án thành công có các đặc điểm sau:
Hoàn thành trong thời gian quy định (Within Time)
Hoàn thành trong chi phí cho phép (Within Cost)
Đạt được thành quả mong muốn (Design Performance)
Sử dụng nguồn lực được giao một cách hiệu quả (Effective):
Các tiêu ch phần đóng góp từ cộng đồng để tránh sự
chậm trễ về quyết toán công trình và tiến độ giải ngân.
Chính thức hóa việc thành lập các tổ chức có liên quan đến cơ cấu tổ chức, hoạt động
của công trình.
Cần có sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan hữu quan
tại địa phương trong việc xem xét phê duyệt dự án, thiết kế, đền bù giải tỏa … để
việc triển khai dự án được thuận lợi.
Đề nghị UBND tỉnh Binh Thuận tổ chức thẩm định, phê duyệt dự án làm cơ sở cho
việc ký kết các thỏa thuận tín dụng giữa 2 Chính Phủ Việt Nam - Italia và triển khai
dự án ở các bước tiếp theo.

88


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết quả đạt được trong luận văn
Luận văn nêu ra tổng quan về dự án và hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng bao gồm
khái quát chung về dự án và dự án đầu tư xây dựng, các tiêu chí về hiệu quả dự án

đầu tư xây dựng. Tổng quan về dự án cung cấp nước sạch đưa ra khái niêm và vai
trò của công trình cung cấp nước sạch và tình hình đầu tư xây dựng hệ thống cấp
nước sạch ở Việt Nam và Bình Thuận. Hiệu quả của dự án cung cấp nước sạch về
kinh tế, xã hội và vấn đề nghiên cứu Các tiêu chí về hiệu quả Những vấn đề tồn tại
về hiệu quả trong đầu tư xây dựng các dự án cấp nước sạch ở Bình Thuận.
Luận văn đã hệ thống hóa, phân tích một số vấn đề lý luận cơ bản Cơ sở khoa học về
hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình nước sạch trong đó có khái niệm chung về
đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng: Các nội dung cơ bản về quản lý dự án đầu
tư xây dựng theo qui định hiện nay. Các tiêu chí đánh giá về kinh tế và xã hội theo
mục tiêu dự án. Lý luận về NPV và IRR trong đánh giá hiệu quả dự án: Lý luận về
NPV; Lý luận về IRR, phân tích lựa chọn phương án về kinh tế kỹ thuật. Một số nội

89


dung về tiêu chí đánh giá hiệu quả xã hội và an sinh kinh tế của các dự án cấp nước
sinh hoạt liên quan đến sức khỏe cộng đồng, an sinh xã hội và kinh tế
Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá nêu trên, học viên đã áp dụng đánh giá vào việc
đánh giá hiệu quả tiểu Dự án cấp nước huyện Hàm Thuận Bắc và rút ra kết luận Dự
án này mang lại hiệu quả cao và đề xuất đẩy nhanh tiến độ để thực hiện dự án.
Hạn chế, tồn tại
Luận văn tuy dài, nhưng hai chương đầu chủ yếu là lý thuyết nền, học viên đã tra cứu
nhiều tài liệu, tuy nhiên chưa quen nên khâu trích dẫn còn nhiều lúng túng.
Hướng khắc phục, đề xuất
Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế và khả năng có hạn nên luận văn này không thể
tránh khỏi nhiều thiếu sót. Tác giả luận văn mong muốn nhận được nhiều ý kiến
đóng góp của các thầy cô giáo, nhà khoa học, các chuyên gia và đồng nghiệp để luận
văn này hoàn thiện hơn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đỗ Văn Quang, , Bài giảng quản lý dự án xây dựng nâng cao, Trường Đại học
Thuỷ lợi,., 2017.
[2] theo kinhte,.vn/cac-tieu-chi-danh-gia-hieu-qua-suu-duungnguon-von-oda/ truy cập ngày., 7/4/2018.
[3] Theo , /tang-ty-le-dan-so-nong-thon-su-dung-nuoc-sachthach-thuc-khong-nho/c/22356504.epi truy cập ngày., 7/4/2018.
[4] http:,
//gis.nuocnongthonbinhthuan.vn/VPTT/Nhansu/FillThongTinChung.aspx,.,
[truy cập ngày 18/01/2018].
[5] http:,
//lib.nuocnongthonbinhthuan.vn/chitiet.aspx?content=9lMCFaGN/dmXth+RG
P4btw,., [truy cập ngày 18/01/2018].
[6] Theo TS. Nguyễn Thị Thu Hà , Bài giảng Thẩm định dự án đầu tư, Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân., (2017).
[7] Theo http., //iph.org.vn/index.php/sc-kho-moi-trng/934-quan-ly-nc-sach-va-

90


×