Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Nghiên cứu tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (622.24 KB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TIỂU LUẬN
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Thảo (MSV 1513310135)
Trần Thị Thu Phương (MSV 1513310122)
Học phần: Tài chính công
Giảng viên hướng dẫn
Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan
Hà Nội – Tháng 1 năm 2018

1


Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt.............................................................................................3
Danh mục các bảng và hình..........................................................................................4
Lời mở đầu....................................................................................................................5
Chương I: Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu...........7
1. Tổng quan nghiên cứu trong nước và ở nước ngoài............................................7
1.1.

Các nghiên cứu ở nước ngoài.......................................................................7

1.2.

Một số nghiên cứu trong nước......................................................................8


1.3.

Một số ví dụ về tác động của nợ công tới tăng trưởng kinh tế của các nước

trên thế giới............................................................................................................9
2. Cơ sở lý thuyết và khung phân tích...................................................................12
2.1.

Cở sở lý thuyết...........................................................................................12

2.2.

Khung phân tích.........................................................................................21

3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................22
3.1.

Mô hình nghiên cứu...................................................................................22

3.2.

Phương pháp thu thập số liệu.....................................................................22

Chương 2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận...............................................................23
1. Kết quả nghiên cứu...........................................................................................23
1.1.

Kiểm định nghiệm đơn vị...........................................................................24

1.2.


Ước lượng mô hình đồng liên kết...............................................................25

1.3.

Ước lượng mô hình sai số hiệu chỉnh ECM...............................................27

1.4.

Tác động nợ công của các nước khác với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
29

2.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu...........................................................................32
Chương 3. Kết luận và kiến nghị giải pháp.................................................................32
1. Kết luận............................................................................................................. 32
1.1.

Tóm lược kết quả nghiên cứu.....................................................................33

1.2.

Những hạn chế trong nghiên cứu................................................................33

1.3.

Hướng nghiên cứu trong tương lai.............................................................34

2. Gợi ý chính sách và kiến nghị giải pháp...........................................................34
2



Lời kết......................................................................................................................... 38
Tài liệu tham khảo.......................................................................................................38

Danh mục các chữ viết tắt

GDP

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

PD

Tỷ lệ nợ công

K

Tỷ lệ vốn đầu tư khu vực tư nhân

O

Độ mở nền kinh tế

3


Danh mục các bảng và hình
(gọi chung là hình)
Hình 1: Sơ đồ khu vực công theo quan điểm của IMF (2010)
Hình 2: Nợ nhà nước năm 2009
Hình 3. Đường cong RAHN

Hình 4. Sơ đồ chỉ các cơ chế truyền dẫn (nguồn: Nautet & Van Meensel, 2011)
Hình 5: Thống kê mô tả các biến (từ năm 2001 – 2016)
Hình 6. Hệ số tương quan giữa các biến (nhóm tác giữa xử lý từ phần mềm eview)
Hình 7. Kiểm định nghiệm đơn vị (nhóm tác giải xử lý bằng eview 8)
Hình 8. kiểm định nghiệm đơn vị bằng cách lấy phân sai cấp 1 (nhóm tác giả xử lý từ
phần mềm eview8)
Hình 9. Kết quả hồi quy
Hình 10: Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Hình 11: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị phẩn dư mô hình (tác giả tính toán từ phần
mềm eview 8)
Hình 12. Kết quả hồi quy của mô hình ECM
Hình 13. Kiểm định sự phù hợp của mô hình ECM
Hình 14. Kết quả hồi quy mô hình ECM sau khi đã khắc phục tự tương quan

4


Lời mở đầu
Tính cấp thiết của đề tài
Về mặt lý thuyết, nợ công có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến mức tăng
sản lượng của nền kinh tế. Xét về tác động tích cực, chính phủ các quốc gia sử dụng
nợ công như một công cụ tài trợ vốn, đáp ứng nhu cầu đầu tư, khuyến khích phát triển
sản xuất và kích thích tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nợ công cũng có thể kìm hãm
tăng trưởng.
Như vậy, nợ công là một trong những nhân tố tạo ra động lực tăng trưởng kinh
tế cho một quốc gia, tuy nhiên khi nợ công tăng cao thì nó có thể được xem như một
mối nguy tiềm ẩn với nền kinh tế quốc gia đó. Vì lẽ đó, mối quan hệ giữa nợ công với
tăng trưởng kinh tế đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên
cứu.
Cụ thể, nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, ở mức thấp, nợ công không đe

dọa, thậm chí còn tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, khi đã vượt
qua một ngưỡng nhất định, việc tiếp tục gia tăng quy mô nợ công sẽ kìm hãm tốc độ
tăng trưởng kinh tế. Trong thời gian qua, cả thế giới đã chứng kiến sự lao dốc về kinh
tế của một số quốc gia, mà nguyên nhân chính là do khủng hoảng nợ công. Tỷ lệ nợ
công/GDP cao luôn là một trong những nguy cơ đe dọa tính bền vững của tăng trưởng
kinh tế. Thời gian gần đây, vấn đề nợ công của Việt Nam cũng đang trở thành một
trong số những vấn đề nóng hổi nhất trên các diễn đàn kinh tế. Quy mô nợ công của
Việt Nam hiện đang có xu hướng gia tăng ngày càng nhanh, đặc biệt là sau cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Trong khi đó, nền kinh tế vẫn đang ở trong
giai đoạn tăng trưởng chậm. Tới cuối năm 2016, nợ công đã lên tới gần 64%, nghĩa là
chỉ còn cách khoảng 1% so với mức trần mà Quốc hội đặt ra. Năm 2017 dự trù lên đến
64,8% GDP, đó là chưa kể tới cách hạch toán nợ công của Việt Nam hiện nay còn
chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Nợ công của Việt Nam sẽ vượt mức an toàn vào
năm 2018, theo dự báo của ngân hàng thế giới (WB) nêu ra trong bản cập nhật tình
hình kinh tế của Việt Nam công bố trong tháng 7-2017.
Có thể thấy, nợ công gia tăng là một trong những nguyên nhân đe dọa tính bền
vững của tăng trưởng kinh tế.Tuy nhiên tỷ lệ nợ công/GDP liên tục gia tăng vẫn chưa
5


đủ để cảnh báo các nhà chức trách, khi người dân được trấn an rằng “nợ công vẫn
trong giới hạn”. Đáng chú ý là năm 2013, ngưỡng nợ an toàn của Việt Nam đã được
nâng từ mức 60% lên tới 65% mà không được giải trình thỏa đáng.
Do vậy, trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu cố gắng đánh giá ảnh hưởng
của nợ công tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam đồng thời đưa ra một số gợi ý khuyến
nghị chính sách cho Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu
Để đánh giá tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, nhóm
nghiên cứu hướng đến 2 mục tiêu sau:
+ Làm rõ mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế của các nước đang

phát triển.
+ Đánh giá thực nghiệm tác động của nợ công lên tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa nợ công với tăng trưởng kinh tế của
quốc gia Việt Nam và nợ công tác động như thế nào tới tăng trưởng kinh tế
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu này được giới hạn với mẫu số liệu của Việt
Nam từ 2000-2016
Bài tiểu luận được xây dựng với bố cục gồm 3 phần chính:
Chương I: Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu về
tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế
Chương II: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương III: Kết luận kèm theo gợi ý chính sách và kiến nghị giải pháp
Lời cảm ơn
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan đã hướng dẫn nhóm
tác giả thực hiện xong bài nghiên cứu về tác động của nợ công đối với tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam.
Bài nghiên cứu còn nhiều thiếu sót nên nhóm tác giả rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp, đánh giá từ Tiến Sĩ Nguyễn Thị Lan để có thể hoàn thiện hơn
nữa trong tương lai.
Xin chân thành cảm ơn!
6


Chương I: Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và
phương pháp nghiên cứu
1. Tổng quan nghiên cứu trong nước và ở nước ngoài
Nợ công là một trong những vấn đề mang tầm vĩ mô được chính phủ, các nhà
kinh tế học và người dân thuộc tất cả các quốc gia quan tâm. Đặc biệt cuộc khủng
hoàng nợ công của Hy Lạp xảy ra càng khiến nợ công trở nên nóng bỏng hơn bao giờ

hết. Để đánh giá tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế, hàng loạt các công
trình nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới đã được thực hiện.

1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thế giới, vấn đề tác động của nợ công đối với sự phát triển của một quốc gia
nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà kinh tế học nổi tiếng. Rất nhiều nhận định
khác nhau đã được đưa ra. Trong nghiên cứu của Al-Zeaud, 2014; Fincke & Greiner,
2015b; Spilioti & Vamvoukas, 2015 đã cho thấy tác động dương của nợ công lên tăng
trưởng kinh tế. Trong khi đó hàng loạt công trình lại chỉ ra rằng nợ công có ảnh hưởng
âm đối tăng trưởng kinh tế như Calderón & Fuentes, 2013; Fincke & Greiner, 2015a;
Szabó, 2013; Časni et al., 2014; Bal & Rath, 2014; Lof & Malinen, 2014; PuenteAjovin & Sanso-Navarro, 2014; Zouhaier & Fatma, 2014; Akram, 2015; Eberhardt &
Presbitero, 201; Lee & Ng, 2015; Mitze & Matz, 2015.
Một vài nhà kinh tế học khác lại phát hiện ra nợ công có tác động phi tuyến lên
tăng trưởng phải kể đến Eberhardt, 2013; Égert, 2013; Kourtellos et al., 2013;
Mencinger et al., 2014; Wright & Grenade, 2014; Topal, 2014; Lopes da Veiga et al.,
2014; Real et al., 2014; Afonso & Alves, 2014.
Woo & Kumar(2010) phát hiện một mối quan hệ đối nghịch giữa nợ công và tăng
trưởng kinh tế nếu như nợ công vượt quá 90% GDP và tác động của nợ công ở các
nền kinh tế mới nổi lớn hơn so với các nền kinh tế phát triển. Cụ thể, nếu quy mô nợ
công tăng thêm 10% GDP, tăng trưởng kinh tế sẽ suy giảm từ 0,15% - 0,2% tại các
nền kinh tế phát triển, trong khi con số này tại các nền kinh tế mới nổi là từ 0.3% 0.4%. Ngoài ra, các phát hiện của nghiên cứu cũng cho thấy rằng nợ công cao sẽ làm
giảm đầu tư, làm chậm tốc độ tăng trong lượng vốn tư bản cho mỗi lao động, dẫn đến
7


hậu quả là suy giảm năng suất. Cũng theo Woo & Kumar trong nghiên cứu của họ
năm 2015, sự gia tăng lượng nợ khổng lồ ở một số quốc gia trên thế giới, kết quả của
cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu ở một số giai đoạn nhất định, đã dẫn
đến các mối quan ngại nghiêm trọng về ổn định tài khóa và những tác động của chúng
lên nền kinh tế và thị trường tài chính. Đồng quan điểm này, Reinhart & Rogoff

(2010) cũng cho rằng tăng trưởng kinh tế sẽ chậm đi nếu tỷ lệ nợ công theo GDP vượt
quá 90%.

1.2.Một số nghiên cứu trong nước
Không chỉ trên thế giới, tại Việt Nam cũng có rất nhiều công trình được thực hiện
nhằm đánh giá tác động của nợ công lên tăng trưởng kinh tế trong nước. Theo THS.
Đặng Văn Cường và Bùi Thanh Hòa trong “ Tác động của chi tiêu công đến tăng
trưởng kinh tế: Minh chứng dữ liệu chuỗi tại TP. Hồ Chí Minh” đăng trên Phát triển &
Hội Nhập số 18(28) đã chỉ ra nhiều tác động của nợ công. Cụ thể, theo hai tác giả “
thứ nhất, chi thường xuyên không có quan hệ với tăng trưởng kinh tế trong dài hạn,
nhưng tác động thuận chiều một các có ý nghĩa thống kê trong ngắn hạn. Thứ hai, chi
đầu tư phát triển có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế cả trong ngắn hạn và dài
hạn. Song, hiệu ứng trong dài hạn (0.184) lớn hơn hiệu ứng trong ngắn hạn (0.066).
Thứ ba, tương tự như chi thường xuyên, tổng chi tiêu công cũng không tác động đến
tăng trưởng kinh tế trong dài hạn nhưng lại có tác động trong ngắn hạn. Tuy nhiên,
mối quan hệ này là nghịch chiều.”
Theo Phạm Thế Anh và Nguyễn Hồng Ngọc trong bài nghiên cứu “Hiệu ứng nợ
công với tăng trưởng kinh tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam” đăng trong “những
vấn đề kinh tế và chính trị thế giới- số 10(234) 2015” đã cho thấy tại các ngưỡng nợ
công từ 14 – 35% GDP, tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế ở các quốc
gia là tích cực. Sau khi nợ công vượt nưỡng 35% GDP, tác động biên của nợ công đến
tăng trưởng chuyển từ trạng thái tích cực sang tiêu cực. Tác động tiêu cực tăng dần
theo sự gia tăng của các mức nợ công. Các tác giả cũng chỉ ra rằng sau ngưỡng 61%
GDP, tác động tiêu cực của sự gia tăng nợ công đã thực sự rõ ràng và tăng trưởng kinh
tế sẽ giảm ngày càng mạnh.
Trong bài nghiên cứu “Mối quan hệ của nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế VN”
đăng tải trên “Phát triển và Hội nhập” – số 4(14) – tháng 5-6/2012, tác giả Nguyễn
8



Hữu Tuấn đã tìm thấy “sự tồn tại của đường cong Laffer nợ và mối quan hệ phi tuyến
ảnh hưởng của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế VN giai đoạn 1986-2009. Đỉnh
của đường cong Laffer nợ cũng chính là ngưỡng nợ tối ưu để thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, giá trị ước lượng của ngưỡng nợ tối ưu khoảng 65%. Mức độ nợ nước ngoài
thấp hơn giá trị ngưỡng sẽ đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng trong khi ở mức độ
nợ cao hơn giá trị ngưỡng sẽ đóng góp tiêu cực đối với tăng trưởng”.
Đây là một vài nghiên cứu trong số rất nhiều công trình về ảnh hưởng của nợ công
đối với tăng trưởng kinh tế mà nhóm tác giả đã tìm thấy. Từ kết quả của những nghiên
cứu này nhóm tác giả thấy rằng vẫn chưa có một kết luận thống nhất về tác động của
nợ công lên tăng trưởng kinh tế đặc biệt là tại các nước đang phát triển như Việt Nam.
Với hi vọng tìm lời giải đáp cho vấn đề này, nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên
cứu tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” để phân tích và
nghiên cứu.

1.3.Một số ví dụ về tác động của nợ công tới tăng trưởng kinh tế của các
nước trên thế giới
Hậu quả của nợ công là có thể hủy diệt sự phồn thịnh, làm cạn kiệt sức dân.
Ngay cả khi các biện pháp cắt giảm chi tiêu và tăng thuế làm vơi đi một phần núi nợ
công, chúng sẽ khiến cho các hộ gia đình chẳng còn tiền để tiêu. Chi tiêu của các hộ
gia đình giảm sút ắt sẽ dẫn đến tăng trưởng chững lại hoặc giảm theo.
Khi nợ công tăng cao, vượt quá xa giới hạn được coi là an toàn, nền kinh tế rất
dễ bị tổn thương và chịu nhiều sức ép cả bên trong và bên ngoài. Nợ công không chỉ
là vấn đề của những nước chậm hoặc đang phát triển. So khoản nợ công với GDP,
hiện nay, gánh trên vai gánh nặng nợ công lớn nhất là các nền kinh tế phát triển, trong
đó, khu vực đồng ơ-rô đang đứng trước những thử thách to lớn khi Hy Lạp phải viện
đến gói cứu trợ của EU và IMF để tránh rơi vào tình trạng vỡ nợ. Trong báo cáo được
công bố ngày 9-6-2010 "Hậu quả do khủng hoảng tài chính toàn cầu gây ra trên
phương diện thuế khóa", các chuyên gia của IMF khẳng định rằng, vào đầu năm 2010
tổng nợ công của 10 nước giàu nhất thế giới sẽ đạt mức 106% GDP (tương đương mỗi
người dân nợ 50 nghìn USD). Vào đầu năm 2007 con số này là 78%. Như vậy, trong

vòng 3 năm, nợ công của "10 nước giàu nhất” đã tăng hơn 9 nghìn tỉ USD. Trong năm
2014, nợ của "10 nước giàu nhất" lên trên mức 114% GDP. Ở những nền kinh tế lớn
9


của thế giới, nợ công cũng đang trong tình trạng báo động. Ngày 19-5-2010, IMF và
sau đó, ngày 26-5, OECD đã lần lượt cảnh báo, với mức nợ công hiện nay lên tới
190% GDP và chưa có dấu hiệu dừng lại, Nhật Bản có mức nợ công lớn nhất trong số
các nước phát triển. Cảnh báo này làm mọi người lo ngại rằng, Nhật Bản có thể sẽ “trở
thành một Hy Lạp thứ hai”. Ngày 2-6-2010, Bộ Tài chính Mỹ thông báo nợ công của
Hoa Kỳ tính đến đầu tháng sáu cùng năm đã vượt quá kỷ lục 13 ngàn tỉ USD. Khoản
công nợ này đã tăng khoảng 1.600 tỉ USD so với năm trước, tăng hơn gấp đôi trong
vòng 10 năm và chiếm tới 90% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm của Mỹ.
Hơn nữa, khi nợ công quá lớn, việc thắt chặt chi tiêu, thực hiện chính sách "thắt
lưng buộc bụng" để giảm thâm hụt ngân sách là điều kiện phải đáp ứng để được nhận
sự hỗ trợ cần thiết từ các tổ chức tín dụng quốc tế, thế nhưng, "thắt lưng buộc bụng"
lại dẫn tới những cuộc biểu tình phản đối của quần chúng, gây căng thẳng, bất ổn
chính trị, xã hội, bởi những người nghèo, những người yếu thế trong xã hội là những
người bị tác động mạnh nhất từ chính sách cắt giảm phúc lợi, cắt giảm chi tiêu của
chính phủ. Chẳng hạn, để được nhận gói cứu trợ nhằm giải quyết khủng hoảng nợ,
Chính phủ Hy Lạp đã phải quyết định tăng nhiều loại thuế, từ thuế giá trị gia tăng đến
thuế thu nhập, thuế bất động sản; và đánh thuế vào nhiều sản phẩm như rượu, thuốc
lá…, đồng thời chấp nhận áp dụng các biện pháp cắt giảm chi tiêu mạnh tay. Để phản
đối chính sách này của chính phủ, các cuộc tổng đình công đã diễn ra, hàng chục ngàn
người đã tham gia biểu tình trên khắp đất nước Hy Lạp, nhất là tại thủ đô A-ten.
Trong thời điểm hiện nay, khi nền kinh tế toàn cầu mới thoát khỏi khủng hoảng,
bắt đầu có dấu hiệu phục hồi do kết quả của các gói kích thích kinh tế mà chính phủ
các nước đã chi ra trong những năm trước đây, thì việc cắt giảm chi tiêu, tăng thuế sẽ
làm giảm đầu tư, kìm hãm sự phục hồi của nền kinh tế, làm chậm tốc độ tăng trưởng,
thậm chí có thể đẩy nền kinh tế vào "khủng hoảng kép". Nghiêm trọng hơn, việc tung

ra các gói kích thích kinh tế chính là một trong những nguyên nhân làm tăng nợ công
của các chính phủ, vậy nếu như khủng hoảng “tái xuất” thì liệu các chính phủ có còn
đủ khả năng xoay xở, cứu vãn nền kinh tế của mình. Vấn đề đặt ra cho các chính phủ
là phải chèo lái để giải quyết được thâm hụt ngân sách nhưng không đẩy nền kinh tế

10


trở lại tình trạng suy thoái, trong khi các biện pháp để giải quyết hai vấn đề này lại có
tác động không thuận chiều.
Khi nợ công liên tục tăng cao, nền kinh tế bị hạ bậc tín nhiệm theo báo cáo của
các tổ chức chuyên đi đánh giá tín nhiệm các công ty và quốc gia khác, niềm tin của
người dân và giới đầu tư bị lung lay, khi đó nền kinh tế dễ trở thành mục tiêu tấn công
của các thế lực đầu cơ quốc tế. Thí dụ, đối với Hy Lạp, khi tổ chức xếp hạng tín dụng
Standard & Poor’s hạ bậc tín nhiệm đối với trái phiếu chính phủ của A-ten, các quỹ
đầu tư lớn lập tức bán ra loại trái phiếu này, đồng thời từ chối mua vào trong các đợt
phát hành tiếp theo. Nếu chính phủ muốn huy động tiền từ thị trường tài chính sẽ phải
chấp nhận chi phí vốn cao hơn và sau đó, rơi vào vòng xoáy: tiếp tục bị tụt bậc tín
nhiệm. Việc đưa ra xếp hạng tín nhiệm trong thời điểm nhạy cảm, dễ tổn thương của
nền kinh tế có nguy cơ làm cho cuộc khủng hoảng thêm trầm trọng, có tác dụng như
một "cú huých", đẩy nền kinh tế lún sâu thêm vào khó khăn, bế tắc.
Việc căn cứ vào mức nợ công trên GDP để xác định tình trạng nợ công là hết sức
quan trọng, tuy nhiên, điều quan trọng không kém là phân tích "thực chất" nợ công.
Đó là: nợ chính phủ là vay nợ trong nước hay vay nợ nước ngoài; tốc độ tăng trưởng
của nền kinh tế, hay tình trạng "sức khỏe" nói chung của nền kinh tế; lượng dự trữ
quốc gia… Chẳng hạn, hiện nay, dư luận đang lo ngại liệu Nhật Bản có thể trở thành
“một Hy Lạp thứ hai”, thế nhưng, một số nhà phân tích, khi phân tích nợ công của
Nhật Bản đã cho thấy có sự khác biệt khá lớn giữa nợ công của nước này với nợ công
của Hy Lạp, thể hiện ở chỗ, 95% trái phiếu chính phủ của Nhật Bản do người dân
nước này nắm giữ, trong khi 70% nợ chính phủ Hy Lạp do người nước ngoài nắm giữ.

Bên cạnh đó, Nhật còn tự chủ về tỷ giá hối đoái, dự trữ ngoại tệ của Nhật cũng ở mức
rất cao (theo con số mà Bộ Tài chính Nhật Bản công bố ngày 12-5, tính đến cuối
tháng 4-2010, dự trữ quốc gia của Nhật là 1.046,873 tỉ USD). Do vậy, nền kinh tế
Nhật Bản, mặc dù ngoài nợ công cao còn đứng trước nhiều khó khăn khác nữa, nhưng
vẫn được dự báo là khó có thể trở thành mục tiêu tấn công của giới đầu cơ quốc tế.
Như vậy, việc đánh giá đúng nợ công và “thực chất” nợ công của một nền kinh
tế, một quốc gia là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong những thời điểm nhạy cảm. Bởi
lẽ, nếu chỉ chú trọng vào con số tỷ lệ nợ công cao một cách thuần túy sẽ gây nên hiệu
ứng tâm lý hoang mang, kích động, thiếu tin tưởng, làm gia tăng căng thẳng xã hội, bị
11


giới đầu cơ lợi dụng tấn công, dễ gây rối loạn nền kinh tế, thậm chí dẫn nền kinh tế
đến bên bờ vực phá sản. Ngược lại, nếu yên tâm với tỷ lệ nợ công còn trong giới hạn
an toàn, mà không phân tích cẩn trọng, chú ý đúng mức đến khoản nợ đó được hình
thành như thế nào, bằng cách nào, thực trạng nền kinh tế ra sao và khả năng trả nợ thế
nào…, cũng sẽ dễ đẩy nền kinh tế rơi vào vòng xoáy thâm hụt ngân sách – "thắt lưng
buộc bụng" – tác động tiêu cực đến tăng trưởng

2. Cơ sở lý thuyết và khung phân tích
2.1. Cở sở lý thuyết
Khái niệm nợ công
Tại hầu hết các nước trên thế giới, Luật quản lí nợ công đều xác định nợ công gồm
nợ của chính phủ và nợ được chính phủ bảo lãnh. Một số nước, nợ công còn bao gồm
nợ của chính quyền địa phương (Đài Loan, Bungari, Rumani,…), nợ của doanh
nghiệp nhà nước phi lợi nhuận (Thái Lan, Macedonia,…).
Tại Việt Nam, theo luật quản lí nợ công được ban ngày 29-6-2009 và có hiệu lực
từ ngày 01-01-2010: “Nợ công bao gồm: Nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh
và nợ chính quyền địa phương”.
Cũng theo luật này:

-

Nợ chính phủ: là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài,
được kí kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các
khoản vay khác do Bộ Tài chính kí kết, phát hành, ủy quyền phát hành theo
quy định của pháp luật. Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do ngân hàng
Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng
thời kì.

-

Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính,
tín dụng vay trong nước, nước ngoài được chính phủ bảo lãnh.

-

Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương kí kết, phát hành hoặc ủy quyền phát hành.

Như vậy, các khoản vay như vay vốn ODA, phát hành trái phiếu chính phủ trong
cũng như ngoài nước, hay một tập đoàn kinh tế vay nợ nước ngoài được chính phủ
bảo lãnh đều được xem là nợ công. Trước nay mọi người thường chỉ nghĩ đến nợ
12


chính phủ khi nói đến tổng nợ công. Khi chính phủ phát hành một tỷ đô la trái phiếu ở
nước ngoài, ai cũng biết nó được tính vào tổng nợ công nhưng khi đọc tin một doanh
nghiệp thu xếp kí kết một khoản vay 2 tỉ đô la với một ngân hàng nước ngoài nào đó,
có sự bảo lãnh của chính phủ, có thể có người vẫn nghĩ đó là nợ doanh nghiệp, không
phải nợ công.

Ngoài ra cần chú ý thêm khái niệm “nợ nước ngoài của quốc gia”, là tổng các
khoản nợ nước ngoài của chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh
nghiệp và tổ chức khác vay theo phương thức tự vay, tự trả (Luật quản lí nợ công năm
2009). Vốn vay từ ADB hay WB đương nhiên là nợ nước ngoài nhưng một doanh
nghiệp vay từ đối tác nước ngoài vài trăm triệu đô la, chẳng hạn, dù có hay không có
bảo lãnh của chính phủ, thì khoản tiền đó vẫn phải tính vào tổng nợ nước ngoài của
quốc gia.
Nợ công xuất phát từ nhu cầu chi tiêu của chính phủ, khi chi tiêu của chính phủ
lớn hơn số thuế, phí, lệ phí thu được, Nhà nước phải đi vay trong hoặc ngoài nước để
trang trải thâm hụt ngân sách. Các khoản vay này sẽ phải hoàn trả gốc và lãi khi đến
hạn, Nhà nước sẽ phải thu thuế tăng lên để bù đắp. Vì vậy, suy cho cùng nợ công chỉ
là sự lựa chọn thời gian đánh thuế: hôm nay hay ngày mai, thế hệ này hay thế hệ khác.
Vay nợ thực chất là cách đánh thuế dần dần, được hầu hết chính phủ các nước sử dụng
để tài trợ cho các hoạt động chi ngân sách. Nợ chính phủ thể hiện sự chuyển giao của
cải từ thế hệ sau (thế hệ phải trả thuế cao) cho thế hệ hiện tại (thế hệ được giảm thuế).
Theo IMF (2010), nợ công được hiểu là nghĩa vụ trả nợ của khu vực công. Đi
kèm với đó là định nghĩa cụ thể về khu vực công, bao gồm khu vực Chính phủ và khu
vực các tổ chức công.

Khu vực công

Khu vực chính phủ

Chính phủ Trung Ương

Khu vực các tổ chức công

Các tổ chức công phi tài chính tài

Các TCC tài chính


Tài
Chính quyền liên bang

NHTW

13


Chính quyền địa phương

Các tổ chức nhà nước
nhận tiền gửi khác trừ
NHTW
Các tổ chức tài chính
công khác

Hình 1: Sơ đồ khu vực công theo quan điểm của IMF (2010)
WB (2002) cũng đưa ra quan điểm về nợ công như sau: “nợ công là toàn bộ
những khoản nợ của Chính phủ và những khoản nợ được Chính phủ bảo lãnh”.
Nợ công theo định nghĩa của WB và IMF là rộng hơn so với nợ nhà nước. Các tổ
chức quốc tế hiện nay khuyến khích các nước tính toán và theo dõi nợ công, chứ
không chỉ nợ nhà nước. Vì nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó
có Việt Nam, có khu vực quốc doanh lớn. Về nguyên tắc luật pháp, trong trường hợp
quốc doanh hay tư doanh đã được chấp nhận là công ty trách nhiệm hữu hạn, thì khi
phá sản, người chủ sở hữu không chịu trách nhiệm gì về nợ nần của các công ty này
ngoài tài sản đã góp. Thực tế khác hẳn. Thứ nhất, nhiều công ty quốc doanh không
phải là công ty trách nhiệm hữu hạn. Thứ hai, dù là công ty trách nhiệm hữu hạn, về
mặt chính trị, nhà nước không thể thoái thác trách nhiệm nợ.
Số liệu nợ mà Bộ Tài chính Việt Nam phổ biến hiện nay là nợ nhà nước chứ không

phải là nợ công. Nợ công chắc chắn sẽ lớn hơn nhiều.

Hình 2: Nợ nhà nước năm 2009
Thứ hạng
1
2
4
5
6
7
8

Quốc gia
Zimbabwe
Nhật Bản
Lebanan
Jamaica
Singapore
Italy
Hy Lạp

% GDP
304
192
156
132
118
115
113
14



9
10
11
12
13
14
15
17
18
19
20
21
22
23
25
26
27
28
30
31
32
33
37
38
40
41
42
44

45
46
47
48
49
50
51
56
57

Sudan
Bỉ
Iceland
Nicaragua
Sri Lanka
Ai Cập
Pháp
Israel
Đức
Bồ Đào Nha
Canada
Jordan
Anh
Ghân
Áo
Cote d’lvoire
Ireland
Hà Lan
Na Uy
Ấn Độ

Philippines
Uruguay
Bình quân thế giới
El Salcador
Kenya
Morocco
Mỹ
Việt Nam
Tây Ban Nha
Panama
Costa Fica
Argentina
Thổ Nhĩ Kì
Malaysia
Ba Lan
Colombia
Thái lan
Nguồn: CIA, dựa vào số liệu các tổ chức quốc tế

105
99
95
87
83
80
80
78
77
75
72

70
69
68
67
64
64
62
60
60
59
59
56
55
54
54
53
52
50
50
49
49
49
48
48
46
46

Bảng nợ nhà nước cho thấy nợ của các nước năm 2009 (bảng 1). Bảng này cho
thấy nợ của Việt Nam cao hơn tỉ lệ đưa ra, sự khác biệt có thể là phương pháp tính,
nhưng con số Việt Nam đưa ra thì khá thấp. Năm 2007, nợ của Nhà nước là 33,8%

GDP, nhưng nợ nước ngoài (chủ yếu là nợ Nhà nước) theo IMF đã là 43,3% GDP và
15


nếu cộng thêm hơn 7% nợ của chính phủ do phát hành trái phiếu thì tổng nợ đã lên
50% vào năm 2007. Như vậy con số của CIA tính ở mức 52% cho năm 2009 có thể
vẫn là thấp so với thực tế
Tuy nhiên, có thể nói cách tính của Việt Nam về nợ của chính phủ cũng chưa phản ánh
một phần quan trọng khác: đó là nợ phải trả trong tương lai khi công chức về hưu.
Phần này có thể rất lớn, thí dụ như ở Singapore nó lên tới 50% GDP. Theo nguyên tắc
tính nợ theo tiêu chuẩn quốc tế, thì mỗi khi một công chức nhận lương, họ phải đóng
vào quỹ về hưu, còn một phần khác, có thể bằng hoặc gấp đôi, chính phủ phải đóng
vào quỹ này. Nhiều nước không thiết lập ra quỹ này, mà đem chi hết, như thế hàng
năm nhà nước cứ lấy tiền ngân sách ra chi trả và quên đi cái quỹ kia. Nguyên tắc là
phải tính và cái quỹ đó chính là nợ của nhà nước với công chức (bao gồm công chức,
giáo viên và nhân viên y tế trong khu vực công, quân đội, cảnh sát, và có thể cả những
người làm việc cho doanh nghiệp nhà nước). Phần nhà nước đóng góp đáng lẽ phải có
(dù không đóng) vẫn phải tính vào chi tiêu. Trong trường hợp dựa vào hợp đồng đã kí
về hưu trí, nếu đóng góp không đủ để chi trả trong tương lai thì phải tính vào nợ.
Các nước đang phát triển như Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Philippines
và Thái Lan. Trong các nước châu Á thì Singapore đã ghi theo đúng chuẩn mực và vì
thế tỉ lệ nợ của họ rẩ cao, xếp hàng thứ 6 thế giới
Hầu hết các nước phát triển trong đó có Mỹ, Canada, Úc, Nhật và các nước trong khối
liên hiệp châu Âu (EU) đã tính nợ theo đúng tiêu chuẩn của Liên hiệp quốc. Ở EU,
việc tính này đã thành luật. Đó là lí do các nước này đều có tỉ lệ nợ trên GDP cao hơn
50% nhiều. Tỷ lệ trên 100% đối với các nước này là bắt đầu vượt ngưỡng an toàn.
Còn đối với các nước đang phát triển, khi không tính nợ hưu trí thì có lẽ là 50% (tất
nhiên là tùy từng nước, tùy theo nước đó có chính sách hưu trí cho công chức không
và tỉ lệ nằm trong diện công chức lớn như thế nào). Ở các nước phát triển, tỉ lệ nợ
công có thể bằng hoặc gần bằng với tỉ lệ nợ nhà nước vì khu vực quốc doanh không

đáng kể, và do đó họ vẫn chỉ tập trung vào nợ Nhà nước.
Bản chất kinh tế của nợ công
Xét về bản chất kinh tế, nợ công xuất phát từ thâm hụt Ngân sách Nhà nước
(việc chi tiêu vượt quá khả năng của nguồn thu từ thuế, lệ phí, phí và các khoản thu
khác). Để làm mức thâm hụt NSNN, Chính Phủ buộc phải cắt giảm chi tiêu hoặc tăng
16


nguồn thu ngân sách. Thu nhiên việc cắt giảm chi tiêu rất khó thực hiện và kết quả là
tăng nguồn thu ngân sách là biện pháp chủ yếu mà Chính Phủ thực hiện. Chính phủ có
thể tăng nguồn thu từ hai cách; tăng thuế (hạn chế) và vay nợ (chủ yếu). Chính việc
vay nợ này khiến nợ công gia tăng. Ngoài ra sự dễ dàng của vay nợ để đầu tư cũng
làm gia tăng thêm nợ công. Như vậy có thể thấy nợ công là hậu quả trực tiếp của bội
chi ngân sách.
Một số quan điểm về nợ công
Trên thực tế, có rất nhiều quan điểm khác nhau về nợ công cũng như việc đi
vay của Chính phủ. Các nhà kinh tế học cổ điển như Adam Smith, David Ricardo, và
John Stuart Mill (Tsoulfidis, 2007) nêu bật một nguyên tắc quan trọng và nhất quán về
quản lý ngân sách là nguyên tắc ngân sách cân bằng: thu và chi bằng nhau. Họ không
đồng tình với việc chính phủ đi vay để chi tiêu.
Trong khi đó, John Maynar Keynes và những người thuộc trường phái
Keynes lại ủng hộ việc vay nợ của chính phủ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông
qua chi tiêu (Theocarakis, 2014). Theo họ, gia tăng đầu tư của chính phủ trong tình
hình suy thoái vào các dự án công sẽ giúp nền kinh tế nhanh chóng phục hồi. Chi tiêu
công nhất là những khoản chi tiêu thông qua vay nợ có thể thúc đẩy kinh tế nhờ làm
tổng cầu của nền kinh tế.
Paul Samuelson, một nhà kinh tế học ủng hộ trường phái Keynes cho rằng nợ
công là công cụ gián tiếp quan trọng trong việc điều hành kinh tế nhưng phải sử dụng
nó thận trọng đồng thời phải phối hợp với chính sách tài khóa và tiền tệ.
Còn theo Richard Rahn tăng trưởng kinh tế sẽ đạt được tối đa khi chi tiêu công

là vừa phải và được phân bổ hết cho những hàng hóa cơ công cơ bản như cơ sở hạ
tầng,… Tuy nhiên, chi tiêu công sẽ có hại đối với tăng trưởng kinh tế nếu nó vượt qua
một mức giới hạn. Ông đã chứng minh quan điểm của mình bằng đường cong RAHN:

17


Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Quy mô tối ưu

chi tiêu chính phủ theo phần trăm
GDP

Hình 3. Đường cong RAHN
Tác động kinh tế của việc tăng nợ công
Nợ công không hẳn chỉ có tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với sự tăng
trưởng của nền kinh tế. Là tích cực hay tiêu cực, chúng ta còn phải xem xét đến nhiều
yếu tố và khoảng thời gian khác nhau.
Nợ công tăng có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, mức độ tác động
mạnh hay yếu còn tùy thuộc vào việc chính phủ sử dụng nguồn vốn từ nợ công cho
mục đích gì. Nếu nó liên quan đến chi tiêu và đầu tư công thì sẽ tạo tác động mạnh
18


đến hoạt động kinh tế. Trong khi đó, các hoạt động chi chuyển nhượng như thuế, phúc
lợi xã hội sẽ có tác động yếu hơn. Ở một trường hợp khác, khi các nước đang rơi vào
tình trạng khủng hoảng nền kinh tế, Chính phủ có thể vay nợ để gia tăng chi tiêu, đầu
tư vào các công trình công cộng nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh những tác động tích cực, sự gia tăng nợ công sẽ gây ra nhiều tác động

tiêu cực đáng quan ngại đến sự tăng trưởng của nên kinh tế. Chúng ta có thể giải tích
những tác động này thông qua cơ chế truyền dẫn.
Các cơ chế truyền dẫn
Trong nghiên cứu của mình năm 2011, Nautet & Van Meensel đã chỉ ra rằng nợ
công tăng có thể tác động âm lên hoạt động kinh tế trong dài hạn và ngược lại. Họ đã
đưa ra 3 cơ chế truyền dẫn:
Thứ nhất, nợ công tăng làm tiết kiệm chính phủ giảm dẫn đến tiết kiệm ròng quốc
gia giảm, lãi suất vì vậy mà tăng lên, từ đó làm giảm đầu tư và nguồn vốn, cuối cùng
làm chậm sự đổi mới và giảm năng suất lao động. Tác động lên lãi suất phụ thuộc vào
quy mô của khu vực bị tác động bởi nợ công tăng. Nếu sự gia tăng đó được giới hạn
trong một nền kinh tế mở nhỏ, tác động lên lãi suất thị trường chỉ vừa phải. Ngược lại,
nếu nợ tăng lên cùng lúc ở các quốc gia hình thành nên khu vực kinh tế chung, áp lực
lên lãi suất thị trường sẽ rất lớn.
Thứ hai, nợ công tăng làm chi phí trả lãi cao hơn. Để bù đắp cho các chi phí này
phải cắt giảm chi tiêu cho năng suất (như cắt giảm đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tăng thuế,
tạo nên sự bóp méo của thuế)
Thứ ba, nợ công tăng đưa đến rủi ro vỡ nợ, làm tăng chi phí rủi ro từ đó làm tăng
chi phí tài trợ, đe dọa đến khả năng thanh toán của khu vực công và có thể dẫn đến
việc tăng lãi suất dành cho các nhân và doanh nghiệp.

19


Hình 4. Sơ đồ chỉ các cơ chế truyền dẫn (nguồn: Nautet & Van Meensel, 2011)
Không những vậy, nợ công tăng còn gây lên hiện tượng chèn lấn khu vực tư nhân.
Chính phủ cần vay nợ để bù đắp thâm hụt ngân sách và có thể chấp nhận vay dưới bất
kỳ mức lãi suất nào. Kết quả là lãi suất bị đẩy lên cao. Khi đó khu vực tư nhân sẽ khó
tiếp cận với nguồn vốn vay hơn do họ không thể đi vay với mức lãi suất cao như
Chính phủ.
Mối quan hệ tác động giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế mang tính hai chiều.

Tức là nợ công tăng làm tăng trưởng kinh tế giảm, đồng thời tăng trưởng kinh tế giảm
có xu hướng làm tăng tỷ lệ nợ công.

2.2.Khung phân tích
Mức độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lực
lượng lao động, nguồn vốn, công nghệ, tài nguyên… Tại các nước đang phát triển như
Việt Nam, để hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tăng mức thu nhập bình quân
đầu người, việc đi vay của Chính Phủ là không thể tránh khỏi.
20


Việc vay nợ này để bù đắp cho bội chi ngân sách do bởi chính phủ phải tăng chi
tiêu công để tăng tích lũy vốn con người thông qua chi tiêu cho y tế và giáo dục và
thúc đẩy các hoạt động sản xuất thông qua phát triển cơ sở hạ tầng, từ đó thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế. Nhóm tác giả sẽ nghiên cứu dựa theo phương trình:
Y= f(K, PD,O).
Trong đó, Y là sản lượng, K là nguồn vốn đầu tư, PD là chi tiêu công, O là độ mở
thương mại. Những biến này được sử dụng trong hầu hết các bài nghiên cứu trước đây
nhằm đánh giá tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế.

3. Phương pháp nghiên cứu
3.1.Mô hình nghiên cứu
Để nghiên cứu tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế, nhóm tác giả sẽ sử
dụng mô hình nghiên cứu gồm các biến như sau :
1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (ký hiệu là GDP, đơn vị%)
2. Tỷ lệ nợ công (PD) : bao gồm cả nợ trong nước và nợ nước ngoài, được xác
định bằng % nợ công/ GDP
3. Tỷ lệ đầu tư khu vực tư nhân (K) : được xác định bằng % giá trị đầu tư khu vực
tư nhân/ GDP
4. Độ mở nền kinh tế (O): được xác định bằng % tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng

hóa/ GDP
Phương trình kiểm định mô hình sẽ có dạng:
GDP= α1+ α2PD+ α3K+ α4O + φ

3.2.Phương pháp thu thập số liệu
Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả sử dụng số liệu thứ cấp trong
chuỗi thời gian từ năm 2000 đến năm 2016 (số liệu năm 2016 là số liệu sơ bộ, chưa có
báo cáo chính thức). Những số liệu này được lấy từ các nguồn gồm Worldbankdata,
Tổng Cục Thống Kê và Hải Quan Việt Nam. Nhóm tác giả tính toán và xử lý lại số
liệu tỷ lệ độ mở nền kinh tế (O).

Chương 2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
1. Kết quả nghiên cứu
21


Hình 5: Thống kê mô tả các biến (từ năm 2001 – 2016)
Bảng thống kê mô tả của các biến cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam trong giai đoạn năm 2001 – 2016 có giá trị lớn nhất vào khoảng 8,64% (năm
2007) và đạt giá trị nhỏ nhất là 5,3% (năm 2012). Tỷ lệ vốn đầu tư khu vực tư nhân có
giá trị lớn nhất là 16,42% (tính trên GDP, năm 2007), thấp nhất vào năm 2001 với chỉ
khoảng 8% tính trên GDP. Độ mở thương mại của Việt Nam khá cao (tuy nhóm tác
giả mới chỉ tính toán trên lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, chưa tính đến giá trị
xuất nhập khẩu khu vực dịch vụ). Độ mở thương mại có giá trị lớn nhất là 100,31%
(năm 2005) và thấp nhất là 99,82% (năm 2001). Nợ công Việt Nam tính trên GDP có
giá trị cao nhất là 60,7% (năm 2016, từ Worldbankdata), thấp nhất là 32,3% (năm
2001).

22



Hình 6. Hệ số tương quan giữa các biến (nhóm tác giữa xử lý từ phần mềm
eview)
Dựa vào bảng hệ số tương quan chúng ta có thể thấy nợ công (PD) có tác động
ngược chiều với tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam. Hệ số tương quan
giữa chúng là -0,523840 cho thấy mức độ tương quan khá mạnh. Trong khi đó tỷ lệ
đầu tư tư nhân (K) và độ mở thương mại (O) lại có mối quan hệ tương quan cùng
chiều với tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP). Hệ số tương quan giữa các biến độc lập
(K), (O), (PD) đều nhỏ hơn 0,7 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra.

1.1.Kiểm định nghiệm đơn vị
Để có kết quả chính xác trong quá trình chạy thực nghiệm mô hình, các tác giả sẽ
tiến hành kiểm định nghiệm đơn vị. Bởi vì, với các mẫu dữ liệu chuỗi thời gian chỉ thể
hiện những đặc điểm trong khoảng thời gian xem xét. Trong trường hợp chuỗi dữ liệu
mà chúng ta đang sử dụng không dừng thì sẽ gây ra hiện tượng hội quy giả mạo, hay
nói cách khác kết quả ước lượng sẽ không phải ánh đúng mối quan hệ giữa các biến.
Kết quả là việc khái quát và dự báo sẽ không còn mang tính chính xác nữa.
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng phương pháp kiểm định nghiệm đơn
vị ADF để xác định tính dừng hay không dừng của các biến. Với những biến không
dừng, nhóm tác giả sẽ khắc phục bằng cách lấy sai phân cấp 1.
ADF - statistic

t-statistic

Prob.*
23


GDP
K


-1,748403
-2,099071

0,3891
0.2477

O

-3,506521

0,0231

PD

2,468638

0,9998

Hình 7. Kiểm định nghiệm đơn vị (nhóm tác giải xử lý bằng eview 8)
Từ bảng kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ( bảng 2) ta thấy, các biến GDP, K PD
đều có p – value > α= 10% nên chúng đều là những chuỗi không dừng. Chỉ có chuỗi
dữ liệu O có p – value= 0,0231 < α= 10% nên nó là chuỗi dừng. Vì chuỗi giá trị của
các biến GDP, K, PD đều không dừng nên nhóm tác giả sẽ lấy sai phân cấp 1 và được
kết quả như ở bảng sau:
ADF - statistic
D(GDP)
D(K)
D(PD)


t-statistic
-4,278226
-3,458321
-3.803047

Prob.*
0,0069
0,0299
0.0144

Hình 8. kiểm định nghiệm đơn vị bằng cách lấy phân sai cấp 1 (nhóm tác giả
xử lý từ phần mềm eview8)
Từ kết quả của bảng 3, chúng ta thấy các chuỗi D(GDP), D(K), D(L), D(PD) đều
là chuỗi dừng. Do đó, mối quan hệ giữa các biến vẫn được phản ánh đúng và kết quả
hồi quy vẫn có ý nghĩa.

1.2.Ước lượng mô hình đồng liên kết

24


Hình 9. Kết quả hồi quy
Kiểm định phân phối

JB=2,029313

Prob=0,362527

Chi2=0.0315


Prob=0,0591

Chi2=0,9530

Prob=0,9664

chuẩn
Kiểm định tự tương
quan Breusch-Godfrey LM
Kiểm định phương sai
thay

đổi



Hteroskedasticity
Hình 10: Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Kết quả kiểm sự phù hợp của mô hình đã cho chúng ta thấy các giá trị p-value của
kiểm định phân phối chuẩn (p-value=0,362527), kiểm định tự tương quan BreuschGodfrey LM (p-value=0,0591), Kiểm định phương sai thay đổi – Hteroskedasticity
((p-value=0,9664) đều lớn hơn 5%. Từ kết quả này chúng ta có thể khẳng định rằng
mô hình là phù hợp, không hề xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai số thay
đổi hay tự tương quan.
25


×