.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Đọc là một trong bốn kĩ năng ( nghe, nói, đọc, viết ) yêu cầu học sinh phải đạt
được trong môn học tiếng Việt, một môn học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt
động ngôn ngữ cho học sinh. Tập đọc là một phân môn có vị trí hết sức quan trọng
trong môn Tiếng Việt nhất là trong giai đoạn bùng nổ thông tin như hiện nay. Đọc
thông, viết thạo là yêu cầu đặt ra với bất cứ học sinh tiều học nào.
Ngay những ngày đầu tiên đến trường các em phải học đọc mặc dù ở giai đoạn này
việc đọc của các em mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận diện kí hiệu chữ viết và giải
mã bằng âm thanh. Song đây là một giai đoạn rất quan trọng bởi đó là giai đoạn
học sinh phải học để đọc và làm nền tảng cho những giai đoạn tiếp theo, giai đoạn
đọc để học. Càng về sau yêu cầu đặt ra trong việc đọc càng được nâng cao, từ việc
đọc để hiểu được nội dung văn bản đến việc phát triển kĩ năng đọc diễn cảm.
Dạy học ở tiểu học là một việc làm hết sức có ý nghĩa trong việc trong việc hình
thành và phát triển kĩ năng đọc cho tất cả các em học sinh, nó khẳn định sự cần
thiết cho việc hình thành và phát triển một cách có hệ thống và có kế hoạch năng
lực đọc cho học sinh. Tuy nhiên việc dạy tập đọc như hiện nay ở tiểu học vẫn còn
gặp không ít khó khăn từ cả hai phía học sinh và giáo viên:
-Đối với học sinh, có nhiều em chưa đạt được yêu cầu đặt ra trong việc phát triển
kĩ năng đọc.
-Đối với giáo viên có nhiều người còn lúng túng trong quá trình dạy học và đặt
biệt không biết phải làm thế nào để giúp học sinh có được kĩ năng đọc nhất là đọc
diễn cảm và ngừng, nghỉ hợp lí ở những dòng thơ hay câu văn dài…
Đa số các em rất thích đọc nhưng do các em chưa nắm được phương pháp đọc,
chưa biết quy luật ngừng và ngắt nghỉ đúng chỗ, không biết nhấn mạnh các từ ngữ
quan trọng trong câu các tiếng gieo vần trong thơ, hoặc là chưa thể hiện được lời
tác giả với lời nhân vật…chính vì thế mà khâu đọc bài của các em trở nên yếu.
Theo tôi, trong một bài tập đọc, đọc đúng chỗ ngắt giọng và diễn cảm là một yêu
cầu cần được rèn luyện vì thông qua đọc sẽ giáo dục cho học sinh tính thẫm mĩ,
làm tăng thêm cảm xúc, cảm thụ sâu sắc bài văn, bài thơ, bộc lộ được nội dung bài
văn, bài thơ nhằm truyền cảm đến người nghe và từ đó làm cho học sinh thêm yêu
thích văn học.
Để nâng cao hiệu quả dạy học tập đọc, yêu cầu đặt ra đối với bản thân tôi là không
chỉ giúp học sinh biết giải mã các kí hiệu chữ viết thành âm thanh mà còn phải giúp
học sinh có khả năng nhận thức, thông hiểu những gì được đọc.
Một trong những kĩ năng quan trọng trong quá trình hình thành kĩ năng đọc cho
học sinh đó là kĩ năng “ ngắt giọng” trong khi đọc.
Đó cũng chính là lí do mà tôi chọn đề tài: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4A
1
“ Đọc đúng chỗ ngắt giọng” trong phân môn Tập đọc của năm học 2009 – 2010.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
- Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt ( nghe, nói,
đọc, viết ) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
Thông qua việc dạy học tập đọc góp phần rèn luyện cho các em các thao tác tư duy.
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết
sơ giản về xã hội, tự nhiên – con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước
ngoài.
-Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu
đẹp của tiếng Việt góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.
- Biết cách đọc các loại văn bản hành chính, khoa học, báo chí văn học phù hợp
với thể loại và nội dung văn bản, thể hiện được tình cảm, thái độ của tác giả, giọng
điệu của nhân vật.
- Đọc thầm có tốc độ nhanh hơn lớp 3.
- Biết cách xác định đại ý, chia đoạn văn bản, nhận ra mối quan hệ giữa các nhân
vật, sự kiện, tình tiết trong bài, biết nhận xét về một số hình ảnh, nhân vật trong các
bài tập đọc có giá trị văn chương.
- Mức độ đọc của học sinh có thể tiến hành rèn luyện từ thấp đến cao như: đọc
diễn tả đúng ngữ điệu từng loại câu, biết hạ giọng hoặc cao giọng theo câu kể, câu
hỏi, câu cảm, câu khiến.
- Biết nhấn mạnh các từ quan trọng trong câu, nhấn mạnh các tiếng gieo vần trong
thơ ( thường là các từ gợi tả, gợi cảm, từ dùng để hỏi…) làm nổi bật ý nghĩa của
câu văn, câu thơ.
- Biết ngắt nhịp đúng các vế ( ở giữa câu và nhịp thơ) và diễn tả đúng tình cảm của
từng đoạn văn thơ ( giọng vui, buồn, phấn khởi, hào hứng hoặc trang nghiêm…).
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
- Qua tìm hiểu cách đọc của học sinh, sau đó nghiên cứu kĩ tính chất, nhiệm vụ của
phân môn Tập đọc và cụ thể từng bài tập đọc. Tôi thấy rằng mỗi bài đều có một nét
riêng, một cách đọc khác nhau cần khai thác triệt để, để từ đó giúp các em từng
bước kịp thời sửa chữa và đi đến đọc đúng, diễn cảm và đồng thời cảm thụ tốt bài
tập đọc.
- Muốn vậy, trước tiện bản thân tôi phải cố gắng trau dồi nghiệp vụ chuyên môn ở
các đồng nghiệp, dự giờ, thao giảng, nghiên cứu sách giao khoa, sách tham khảo về
phân môn tiếng Việt. Tạo cho bản thân nhiều phương pháp dạy tốt và tôi còn ra sức
phấn đấu rèn cho mình thực hiện bài văn, bài thơ đọc đọc chỗ ngắt giọng và thật là
diễn cảm.
- Đối với học sinh phải tạo được cảm xúc cho các em trước mỗi bài tập đọc. Phải
tạo được lớp học một bầu không khí học tập thoải mái, tránh gò bó, để học sinh dễ
dàng trực cảm với mỗi bài văn, bài thơ tất cả đều hướng về tiết học, có tâm trạng
chờ đợi và chú ý khi nghe bạn đọc bài. Khi cho học sinh đọc nếu như có em nào
đọc sai hoặc ngắt nghỉ chưa đúng giáo viên cũng chưa nên bắt các em dừng lại sửa
chữa ngay, vì làm như thế học sinh sẽ mất hết cảm xúc khi đọc…
- Việc giúp học sinh đọc đúng chỗ ngắt giọng và diễn cảm cũng góp phần giúp các
em cảm thụ tốt bài văn vì khi đọc bài học sinh có ít nhiều cảm thụ, các em đọc
đúng, diễn cảm càng hay thì mức độ cảm thụ bài văn của các em càng sâu sắc và
phong phú.
IV. ĐỐI TƯỢNG NHIÊN CỨU.
-Dạy học tập đọc ở lớp 4, thông qua “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4a1,
trường tiểu học Mỹ Tú A, đọc đúng chỗ ngắt giọng”.
B.PHẦN NỘI DUNG
Chương I. Cơ Sở Lí Luận.
Đổi mới phương pháp dạy học đã và đang là vấn đề then chốt trong công cuộc đổi
mới giáo dục của nước ta hiện. Thực chất của đổi mới phương pháp dạy học là “
nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh”. Mục tiêu
hiện nay trong việc đổi mới phương pháp dạy học là khắc phục lối truyền thụ một
chiều, từng bước thực hiện tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, vận dụng
phù hợp với tình hình thực tế của lớp học, phù hợp với nội dung bài học. Vì vậy
trong phương pháp giảng dạy tôi luôn coi trọng nguyên tắc: “ học sinh là chủ thể
hoạt động là nhân vật trung tâm của quá trình giáo dục”, để từ đó phát huy được
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi cá nhân học sinh, phân loại đối tượng học
sinh trong lớp để việc giảng dạy sát đối tượng hơn, phát huy được khả năng của học
sinh khá, giỏi mà không ảnh hưởng đến trình độ tiếp thu lĩnh hội của học sinh trung
bình, yếu.
Trong tiếng Việt ở tiểu học được dạy và học thông qua bảy phân môn khác nhau
là: Học vần, Tập đọc, Tập viết, Chính tả, luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm
văn thì Tập đọc là phân môn giữ vai trò quan trọng và chủ yếu. Thông qua học
phân môn này học sinh tiểu học có thể cảm thụ được cái hay, cái đẹp những giá trị
nội dung, giá trị nghệ thuật của văn học được thể hiện qua các bài tập đọc, vì thế
bồi dưỡng, hướng dẫn cho học sinh ngắt giọng đúng chỗ và diễn cảm là một điều
rất cần phải làm để từ đó có thể giúp cho học sinh: củng cố, phát triển kĩ năng đọc
trơn, đọc thầm đã được hình thành ở các lớp 1,2 3,…tăng cường tốc độ đọc, biết
đọc lướt để chọn thông tin nhanh, nâng lên mức độ cao hơn: nắm và vận dụng được
một số khái niệm như đề tài, cốt truyện, nhân vật, tính cách,…
Thông qua 62 bài tập đọc thuộc các loại hình văn bản nghệ thuật, báo chí khoa
học,trong đó có 45 bài văn xuôi, vở kịch, 17 bài thơ. Học sinh được củng cố, nâng
cao kĩ năng đọc trơn, đọc thầm đã được hình thành và phát triển từ các lớp dưới,
đồng thời tôi luôn chú trọng khâu luyện đọc đúng chỗ ngắt giọng ở mỗi bài tập đọc
trên lớp theo kiểu “ ngắt giọng lôgic và ngắt giọng theo tính biểu cảm”.
Học sinh tiểu học là lứa tuổi mà nhận thức cảm tính chiếm ưu thế, các em tiếp xúc
với thế giới bên ngoài và thế giới bên ngoài đi vào trong các em thông qua các giác
quan. Cái hay, cái đẹp của những bài văn, bài thơ mà các em đọc và cảm nhận sẽ
giúp các em mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người để góp phần
hình thành nhân cách con người mới.
Do đó, việc nâng cao chất lượng dạy học là điều cấp bách nhằm đáp ứng nhu cầu
đổi mới và hiện đại hóa phương tiện giáo dục giúp cho giáo viên thành công hơn
trong cộng tác giảng dạy với nhiệm vụ đào tạo thế hệ trẻ ( những mầm non tương
lai của đất nước ). Bên cạnh đó trình độ nhận thức và năng lực học tập của học sinh
phải đuộc ngày càng nâng cao theo sự phát triển của xã hội, những tiến bộ của khoa
học kĩ thuật và công nghệ, đòi hỏi học sinh phải tích cực phát huy tinh thần học tập
tích cực theo hướng đổi mới “ học sinh là nhân vật trung tâm của quá trình giáo
dục”, vì vậy giáo giữ vai trò chủ đạo, hướng dẫn còn học sinh là chủ thể, tích cực,
chủ động, sáng tạo, phát hiện và nắm vững tri thức.
Với vai trò là giáo viên chủ nhiệm tôi luôn luôn mong muốn tất cả học sinh mình
phải giỏi giang và là những người hữu dụng cho đất nước. Chính vì thế, ngay từ
những ngày đầu được nhận lớp tôi luôn theo sát học sinh, để phát hiện và giúp đỡ
các em kịp thời, làm sao cho các em có những kiến thức nhất định, sẳn sàng cho
việc học tốt ở lớp trên. Muốn vậy học sinh phải đọc thông, viết thạo, có óc phán
đoán, biết lập kế hoạch tự luyện tập để có thể luyện đọc thật tốt khi gặp những bài
đọc trên lớp học.
Chương II. Thực Trạng Của Vấn Đề Nghiên Cứu.
Môn Tiếng việt cùng với môn Toán ở trường phổ thông có một vị trí, chức năng
nhiệm vụ quan trọng trong việc giáo dục-đào tạo học sinh. Điều đó đã được thực tế
khẳng định, nhưng trong nền kinh tế thị trường đang phát triển của đất nước ta hiện
nay, tình hình học tập của học sinh trở nên sa sút. Điều đó tất nhiên do nhiều
nguyên nhân gây ra, chủ quan có, khách quan có nhưng do các em quan niệm
không đúng về cách học môn tập đọc, mục tiêu các em đặt ra là chỉ cần đọc trôi
chảy là được.
Phần lớn các câu văn, đoạn văn hay bài văn học sinh đa số chưa biết cách ngắt
giọng hay ngắt nhịp không đúng ở các bài thơ không đọc lưu loát và diễn cảm
được.
Các em chưa biết tách danh từ ra khỏi định ngữ, tách tính từ hoặc động từ ra khỏi
bổ ngữ. ngắt giọng tùy tiện trong lúc đọc nên ảnh hưởng đến nội dung câu văn.
Giọng đọc sai do tách từ chỉ loại ra khỏi danh từ, tách một từ ra làm hai, không
nắm được các quan hệ ngữ pháp giữa các từ trong câu nên câu văn trở thành câu
cụt hoặc hiều sai về nghĩa.
Khi đọc một số câu thơ học sinh thường đọc sai, ngắt nhịp sau “hư từ” khi đọc
Đối với những bài có tác dụng truyền cảm thiên về cảm xúc, chỗ ngừng, chỗ lắng,
sự im lăng…
Học sinh chưa thể hiện được như bài mẹ ốm, bè xuôi sông La…
Từ đó dẫn đến tình trang học sinh đến lớp xem giờ học chiều lệ, qua loa .
Nhưng cũng phải thừa nhận một điều là học sinh đọc chưa tốt là do chính bản thân
của các em và hình thức tổ chức chính của giáo viên.
Qua nhiều năm giảng dạy ở Tiểu học, nói chung và làm công tác chủ nhiệm ở
lớp 4. Đầu năm khi nhận lớp tôi đều cho học sinh làm bài kiểm tra chất lượng, để