Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường châu phi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 83 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ
-------***--------

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu


aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT
ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM SANG THỊ
TRƯỜNG CHÂU PHI

Họ và tên sinh viên
Mã sinh viên
Lớp
Khóa
Người hướng dẫn khoa học

: Phan Trọng Hoàn

: 1111110654
: Anh 15
: 50
: PGS.TS. Phạm Duy Liên

Hà Nội, tháng 5 năm 2015


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC SƠ ĐỒ

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann

i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẶT HÀNG GẠO VIỆT NAM VÀ THỊ
TRƯỜNG GẠO CHÂU PHI ......................................................................................... 4

1.1 Tổng quan mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam ........................................... 4
1.1.1 Tổng quan về mặt hàng gạo............................................................................ 4
1.1.2 Hiện trạng sản xuất mặt hàng gạo xuất khẩu ở Việt Nam ........................... 6
1.2 Thị trường nhập khẩu gạo Châu Phi ................................................................ 12
1.2.1 Tổng quan về thị trường châu Phi và mối quan hệ với Việt Nam .............. 12
1.2.2 Đặc điểm thị trường gạo khu vực Châu Phi ............................................... 14
1.3 Sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường
Châu Phi .................................................................................................................... 20
1.3.1 Vai trò của xuất khẩu gạo đối với quốc gia ................................................. 20
1.3.2 Khai thác những lợi thế của đất nước.......................................................... 21
1.3.3 Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo nhằm giảm rủi ro, tạo điều kiện
phát triển các ngành nghề khác. ........................................................................... 21

1.3.4 Châu Phi là một thị trường tiềm năng. ....................................................... 22
1.4 Kinh nghiệm xuất khẩu gạo của một số nước vào Châu Phi và bài học cho
Việt Nam. ................................................................................................................... 23
1.4.1 Kinh nghiệm xuất khẩu gạo của Thái Lan. ................................................. 23
1.4.2 Kinh nghiệm xuất khẩu gạo của Ấn Độ ....................................................... 25
1.4.3. Bài học cho Việt Nam................................................................................... 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT
NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI GIAI ĐOẠN 2004-2014 ......................... 29
2.1 Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Châu Phi giai đoạn
2004-2014 ................................................................................................................... 29
2.1.1 Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu ............................................................ 29
2.1.2. Sản phẩm xuất khẩu .................................................................................... 35



2.1.3. Giá xuất khẩu ............................................................................................... 36
2.1.4 Phương thức xuất khẩu ................................................................................ 38
2.1.5. Kênh phân phối sản phẩm ........................................................................... 41
2.1.6 Các hoạt động xúc tiến sản phẩm................................................................. 44

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC

HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC

HHoo

2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị
trường Châu Phi ....................................................................................................... 47
2.2.1 Yếu tố giá cả................................................................................................... 47
2.2.2 Yếu tố chất lượng .......................................................................................... 49
2.2.3 Thị hiếu người tiêu dùng .............................................................................. 51
2.2.4 Đối thủ cạnh tranh ........................................................................................ 51
2.3 Đánh giá về thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị
trường châu Phi ........................................................................................................ 53
2.3.1 Những kết quả đạt được ................................................................................ 53
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân .................................................................. 54

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA
VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI ......................................................... 60
3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển xuất khẩu mặt hàng gạo sang châu Phi 60
3.1.1 Định hướng phát triển .................................................................................. 60
3.1.2 Mục tiêu phát triển ........................................................................................ 61
3.2 Những cơ hội và thách thức trong xuất khẩu mặt hàng gạo sang châu Phi . 62
3.2.1 Cơ hội ............................................................................................................. 62
3.2.2 Thách thức ..................................................................................................... 62
3.3 Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng gạo vào châu Phi .......... 63
3.3.1 Đảm bảo nguồn cung nguyên liệu cho mặt hàng gạo xuất khẩu ............... 63
3.3.2 Giải pháp nâng cao giá trị mặt hàng gạo xuất khẩu. .................................. 65
3.3.3 Giải pháp mở rộng thị trường và đối tác tại châu Phi................................. 67

3.3.4 Các giải pháp tăng khối lượng và kim ngạch xuất khẩu thông qua hoạt
động xúc tiến thương mại. ..................................................................................... 70
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 75


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Nghĩa tiếng Việt

Từ viết tắt
ASEAN


Hiệp hội các Quốc gia Đông

Association of Southeast Asian

Nam Á

Nations

Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước

Cost, Insurance and Freight


UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

CIF

Nghĩa tiếng Anh

phí


FAO

FOB

GATT

GMOs

Tổ chức Lương thực và Nông

Food and Agriculture


nghiệp Liên Hợp Quốc

Organization

Giao hàng trên tàu

Free on Board

Hiệp ước chung về thuế quan và

General Agreement on Tariffs


mậu dịch

and Trade

Các sản phẩm biến đổi gen

Genetically Modified
Organisms

ITC


Trung tâm thương mại quốc tế

International Trade Centre

L/C

Thư tín dụng

Letter of Credit

Biên bản ghi nhớ


Memorydeom of Understanding

MOU
TW

Trung ương

USD

Đồng đô la Mỹ

United States dollar


VFA

Hiệp hội lương thực Việt Nam

Vietnam Food Association

WHO

Tổ chức y tế thế giới

World Health Organization


WTO

Tổ chức thương mại thế giới

World Trade Organization


DANH MỤC BẢNG
TT

Tên bảng biểu


Trang

Bảng 1.1

Hàm lượng dinh dưỡng có trong Gạo

5

Bảng 1.2

Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam giai


9

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu

aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

đoạn 2008-2014


Bảng 1.3

Khối lượng gạo nhập khẩu của châu Phi giai đoạn 2005-

17

2014

Bảng 2.1

Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang


30

châu Phi giai đoạn 2004-2014

Bảng 2.2

Kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam sang một số nước châu

34

Phi giai đoạn 2004-2014


Bảng 2.3

Xuất khẩu gạo vào một số quốc gia châu Phi theo phẩm cấp
11 tháng đầu năm 2013

35


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Tên biểu đồ

Trang


Biểu đồ 1.1

Diện tích trồng lúa năm 2013 theo địa phương

7

Biểu đồ 1.2

Sản lượng lúa cả năm giai đoạn 2000-2013

8


Biểu đồ 1.3

Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam 2008-

10

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC

HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC

HHoo

TT

2014

Biểu đồ 1.4

Top 10 thị trường xuất khẩu lúa gạo năm 2014 cả chính

11


ngạch và điều chỉnh

Biểu đồ 1.5

Sản lượng lúa sản xuất ở châu Phi giai đoạn 2010-2014

15

Biểu đồ 1.6

Tình hình nhập khẩu gạo theo khu vực năm 2014-2015


16

Biểu đồ 1.7

Khối lượng gạo nhập khẩu của châu Phi giai đoạn 2005-

17

2014

Biểu đồ 2.1


Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang

31

châu Phi giai đoạn 2004-2014

Biểu đồ 2.2

Giá gạo xuất khẩu trung bình các năm của Việt Nam sang

36


thị trường châu Phi giai đoạn 2004-2014

Biểu đồ 2.3

Giá gạo 25% tấm trung bình năm của một số quốc gia giai

47

đoạn 2009-2014

Biểu đồ 2.4


Giá gạo 5% tấm trung bình năm của một số quốc gia giai

49

đoạn 2009-2014

DANH MỤC SƠ ĐỒ

TT

Tên sơ đồ


Trang

Sơ đồ 2.1

Mô hình vùng lúa chuyên canh - xuất khẩu

41

Sơ đồ 2.2

Mô hình thu mua gạo - xuất khẩu


42


1

LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cho đến nay, Việt Nam được biết đến như là một trong những nhà xuất khẩu gạo
lớn nhất trên thế giới. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và tập quán canh tác lúa nước từ

UU
FFTT

SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT

SSuu
aann
i iCC
HHoo

lâu đời, hoạt động xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam ngày càng phát triển mạnh. Với tốc
độ tăng trưởng sản xuất lúa gạo cao và ổn định, khả năng xuất khẩu mặt hàng gạo của
Việt Nam tăng dần qua các năm, hiện nay Việt Nam xuất khẩu khoảng 6-8 triệu tấn gạo
mỗi năm ra thị trường thế giới. Gạo Việt Nam đã xuất khẩu ra hơn 130 quốc gia và vùng
lãnh thổ trên thế giới, có mặt ở tất cả các châu lục, trong đó có cả những thị trường khó
tính như Mỹ, Nhật Bản, Singapore. Thị trường xuất khẩu chủ lực của mặt hàng gạo Việt
Nam là các nước châu Á như Trung Quốc, Philippine, Singapore,…Mặc dù vậy, nhu cầu

nhập khẩu gạo Việt Nam ở các thị trường truyền thống này đang dần tiến tới bão hòa.
Gạo Việt Nam cần tìm kiếm cho mình những thị trường mới có nhiều tiềm năng hơn.
Với sự gia tăng dân số một cách chóng mặt, hiện nay dân số châu Phi đã vượt qua
con số 1 tỷ người và đang tiếp tục tăng. Trong khi đó, tình hình tăng trưởng trong sản
xuất lúa gạo ở châu lục này còn khá chậm chạp, không đáp ứng đủ nhu cầu của người
dân. Bởi vậy nhu cầu lương thực, đặc biệt là gạo ở các quốc gia châu Phi đang rất lớn.
Khối lượng gạo nhập khẩu của các quốc gia châu lục liên tục tăng trong các năm gần
đây, chỉ tính riêng trong năm 2014, châu Phi đã phải nhập khẩu 14,1 triệu tấn gạo.
Từ đó có thể thấy tiềm năng thương mại đầy hứa hẹn giữa Việt Nam và châu Phi
khi châu lục này đang có nhu cầu rất lớn về một mặt hàng thế mạnh của Việt Nam. Mặc
dù vậy, xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường châu Phi còn khá hạn chế. So với
các nhà xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường này là Ấn Độ và Thái Lan thì mặt hàng

gạo của Việt Nam còn khá lép vế. Khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường
châu Phi trong thời gian qua lớn nhất là vào năm 2013 cũng chỉ đạt 1,795 triệu tấn với
kim ngạch 775 triệu USD, chưa thực sự tương xứng với khả năng xuất khẩu của Việt
Nam cũng như tiềm năng của thị trường này.
Do vậy, việc nghiên cứu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam vào
thị trường các nước khu vực châu Phi trong giai đoạn hiện nay là điều cần thiết. Đây


2
cũng là lý do tác giả chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất
khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường châu Phi” làm khóa luận tốt nghiệp.
2 Tình hình nghiên cứu

Cho đến nay, đã có một số công trình khoa học có đề cập đến hoạt động sản xuất và xuất

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann

i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

khẩu gạo của Việt Nam, cụ thể:

 Nguyễn Tiến Thỏa, 2006, Sức cạnh tranh của gạo Việt Nam trong điều kiện hội

nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội.
 Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008, Thị trường lúa gạo trong nước và
thế giới năm 2008, Hà Nội

 Phạm Huyền Diệu, 2012, Đổi mới và hoàn thiện thể chế phát triển thị trường lúa
gạo nhằm thúc đẩy tái cơ cấu nên kinh tế giai đoạn 2011-2020, Báo cáo tổng hợp
kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

 Ts. Nguyễn Công Thành, 2012, Bàn về chất lượng và giá trị xuất khẩu của nước
ta, Tp Hồ Chí Minh

Bên cạnh đó là một số công trình nghiên cứu khoa học về thị trường châu Phi:

 Đinh Thị Thơm, 2007, Thị trường một số nước châu Phi- cơ hội đối với Việt Nam,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

 Vụ thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, 2008, Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào
thị trường châu Phi, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội
Tuy nhiên, qua quá trình tìm hiểu của tác giả thì có rất ít tài liệu nghiên cứu cụ thể
về hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường châu Phi. Điều này làm cho
các doanh nghiệp thực sự khó khăn để có được một tài liệu đầy đủ và đa dạng thông tin
về hoạt động xuất khẩu gạo vào thị trường châu Phi của Việt Nam.
3 Mục tiêu nghiên cứu

Trong bài khóa luận, tác giả sẽ đánh giá tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam

vào thị trường châu Phi trong thời gian qua đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy
mạnh hoạt động xuất gạo Việt Nam vào thị trường châu Phi trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


3
 Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường
châu Phi
 Phạm vi nghiên cứu: đánh giá hoạt động xuất khẩu trong giai đoạn 2004-2014 và
giải pháp cho thời gian tới

UU

FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU

FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong bài khóa luận, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp thu thập số liệu, thông tin

 Phương pháp tổng hợp, thống kê số liệu


 Phương pháp so sánh, phân tích, diễn dịch, quy nạp để xử lí số liệu
6 Bố cục khóa luận

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu đồ thị và
danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận bao gồm 3 chương như sau:
Chương 1 : Tổng quan về mặt hàng gạo Việt Nam và thị trường gạo châu Phi
Chương 2 : Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường châu
Phi giai đoạn 2004-2014

Chương 3 : Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường
châu Phi


Nhân đây, tác giả xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới giảng viên hướng dẫn của
mình, PGS.TS. Phạm Duy Liên về sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của thầy trong
quá trình hoàn thành bài nghiên cứu của mình.

Do những hạn chế về thời gian, tài liệu, cũng như trình độ và khả năng của tác
giả nên đề tài khó tránh khỏi những sai sót. Tác giả mong nhận được sự góp ý của thầy
cô giáo, bạn đọc để hoàn thiện thêm bài viết và kiến thức của mình.
Xin trân trọng cảm ơn!


4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẶT HÀNG GẠO VIỆT NAM
VÀ THỊ TRƯỜNG GẠO CHÂU PHI
1.1 Tổng quan mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam
1.1.1 Tổng quan về mặt hàng gạo.

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo


1.1.1.1 Giới thiệu chung về mặt hàng gạo.

Gạo là một sản phẩm lương thực thu được từ cây lúa. Lúa là một loại cây lương
thực có tên khoa học là Oryza sativa (lúa châu Á) và Oryza glaberrima (lúa châu Phi)
thuộc họ Poaceae có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực đông nam châu
Á và châu Phi. Lúa là các loài thực vật sống một năm, với các lá mỏng, hẹp bản và dài,
các hoa nhỏ tự thụ phấn mọc thành các cụm hoa phân nhánh cong dài hay rủ xuống. Hạt
là loại quả thóc (hạt nhỏ, cứng của các loại cây ngũ cốc) dài 5–12 mm và dày 2–3 mm.
Sản phẩm thu được từ cây lúa là hạt lúa. Sau khi xát bỏ lớp vỏ ngoài thu được sản phẩm
chính là gạo và các phụ phẩm là cám và trấu. Hạt lúa sau khi thu hoạch trước tiên được
mang đi phơi sấy, sau đó là quá trình xay xát để tách lớp vỏ ngoài, đây là gạo xay còn

lẫn trấu. Quá trình này có thể được tiếp tục, nhằm loại bỏ mầm hạt và phần còn sót lại
của vỏ, gọi là cám, để tạo ra gạo. Gạo sau đó có thể được đánh bóng trong một quy trình
gọi là đánh bóng gạo. Để nâng cao chất lượng, gạo cũng có thể được bổ sung thêm các
chất dinh dưỡng, đặc biệt là các chất bị mất đi trong quá trình xay xát bằng những công
đoạn đặc biệt. Hạt gạo thường có màu trắng, nâu hoặc đỏ thẫm, chứa nhiều dinh dưỡng.
Là sản phẩm của một loại cây ngắn ngày, cho năng suất cao, giá trị dinh dưỡng lớn nên
gạo là một loại lương thực phổ biến của gần một nửa dân số thế giới. Cây lúa được trồng
trồng làm cây lương thực ở châu Phi và châu Á từ cách đây hàng ngàn năm. Qua hàng
thế kỷ thương mại và xuất khẩu thóc, gạo đã làm cho nó trở thành phổ biến trong nhiều
nền văn minh. Ngày nay, lúa là loại cây trồng đứng hàng thứ ba trên thế giới, chỉ
sau ngô và lúa mì.


Qua nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định gạo là một loại lương thực có giá
trị dinh dưỡng cao và phong phú.


5
Từ bảng 1.1 ta thấy gạo cung cấp một nguồn năng lượng rất lớn cho con người.
Gạo rất giàu carbonhydrates, cần thiết cho hoạt động của não bộ và không thể thiếu trong
mọi hoạt động thể chất.
Bảng 1.1 Hàm lượng dinh dưỡng có trong Gạo

100g


Năng lượng: 365 kcal

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann

i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

Gạo Trắng, hạt dài, đều, thô

Protein


7.13 g

Chất béo

0,66 g

Carbohydrate

79,95 g

Chất xơ


1,3 g

Đường

0,12 g

Canxi

28 mg

Sắt


0,8 mg

Magiê

25 mg

Phốt pho

115 mg

Kali


115 mg

Kẽm

1,09 mg

Vitamin B-6

0,164 mg

Vitamin E


0,11 mg

Vitamin K

0,1 mg

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ USDA , Nutrient data laboratory,
truy cập ngày 20/3/2015, />
Trong tất cả các loại ngũ cốc, gạo chứa hàm lượng protein cao nhất và tốt nhất.
Gạo cũng chứa rất ít chất béo và không có cholesterol. Ngoài ra, gạo còn cung cấp
những chất khoáng cần thiết cho cơ thể với ít chất sắt (thành phần của hồng huyết cầu

và enzym) và kẽm (giúp chống oxy hóa trong máu, thành phần của enzym trong tăng
trưởng, phân chia tế bào), nhưng nhiều chất Phốt pho (giúp xương, răng, biến hóa trong
cơ thể), Kali (cho tổng hợp protein, hoạt động enzym), Canxi (giúp xương, răng và điều
hòa cơ thể). Các vitamin có trong gạo cũng rất có lợi cho sức khỏe. Bởi vậy gạo được


6
đánh giá rất cao về mặt dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe. Với những đặc điểm tốt như
vậy mà từ xa xưa gạo đã được con người khai thác sử dụng làm lương thực hàng ngày
cho tới tận ngày nay.
1.1.1.2 Phân loại gạo


UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế (IRRI), trên thế giới hiện có trên
40.000 chủng loại gạo đang được canh tác nhưng có ba nhóm chính thường gồm gạo
Indica, Japonica và gạo thơm (aromatic). Gạo Japonica là loại gạo hạt tròn, khó vỡ, dẻo,
thường được trồng ở các vùng ôn đới (Bắc Á, Bắc Mỹ). Loại gạo này phù hợp với thị
hiếu của người Bắc Á. Gạo Japonica nhiệt đới được trồng tại Nam Mỹ và một số vùng

châu Phi. Gạo Indica có hạt dài, dễ vỡ, khi nấu rời hạt, chủ yếu được trồng tại Đông Nam
Á và Nam Á (Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, phía Nam Trung Quốc). Nhóm
gạo thơm gồm gạo jasmine của Thái Lan, Việt Nam, basmati của Ấn Độ, Pakistan…
Gạo Indica đang chiếm khoảng 75% thương mại gạo toàn cầu, Japonica chiếm khoảng
10% còn aromatic chiếm 12-13% tổng thương mại gạo toàn cầu. (Theo Đinh Bảo, 2015)
1.1.2 Hiện trạng sản xuất mặt hàng gạo xuất khẩu ở Việt Nam
1.1.2.1 Giới thiệu về mặt hàng gạo Việt Nam.

Việt Nam được biết đến như một trong những nước sản xuất và xuất khẩu gạo
hàng đầu thế giới. Lúa gạo Việt Nam là một ngành hàng uy tín và chất lượng. Hiện nay,
mặt hàng gạo của Việt Nam đã và đang xuất khẩu sang rất nhiều thị trường trên thế giới.
1.1.2.2 Diện tích, năng suất và sản lượng.


Ở Việt Nam, cây lúa đã được trồng từ hàng ngàn năm trước. Cây lúa đã trở thành
thức ăn chính trong bữa ăn hàng ngày của người dân. Cây lúa đã gắn bó với con người,
với làng quê Việt Nam, đồng thời cũng đã trở thành tên gọi cho một nền văn minh- nền
văn minh lúa nước.

Ngành hàng gạo của Việt Nam ngày càng gặt hái được nhiều thành công là do
Việt Nam hội tụ đủ các yếu tố thuận lợi về tự nhiên, con người, về ứng dụng khoa học
kĩ thuật trong sản xuất và chế biến. Việt Nam sở hữu những con sông lớn, mang theo
lượng phù sa bồi đắp hàng năm cho các đồng bằng, khí hậu cận nhiệt đới, độ ẩm lớn,
lượng mưa lớn hàng năm đặc biệt tốt cho việc trồng lúa. Bên cạnh đó, người dân Việt



7
Nam cần cù chịu khó, có kinh nghiệm làm nông nghiệp từ xa xưa, cùng với sự hỗ trợ từ
Chính phủ đã đưa ngành sản xuất lúa nước ngày càng phát triển và đạt được nhiều thành
tựu lớn. Hàng năm, Việt Nam luôn là một trong những nước đứng đầu thế giới về sản
xuất và xuất khẩu lúa gạo với sản lượng sản xuất và xuất khẩu đạt hàng chục triệu tấn

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC

HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC

HHoo

mỗi năm.

Biểu đồ 1.1 Diện tích trồng lúa năm 2013 theo địa phương

Diện tích trồng lúa theo địa phương
(nghìn ha)
280.3

Đồng Bằng Sông Hồng


1130.7

Trung du miền núi phía Bắc

688.8

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

4337.9

1230.2


231.5

Tây Nguyên

Đồng Bằng Sông Cửu Long
Đông Nam Bộ

Nguồn: Số liệu từ Tổng cục thống kê,Truy cập ngày 20/3/2015,

/>
Theo biểu đồ 1.1 ta thấy diện tích trồng lúa tập trung nhiều nhất ở đồng bằng sông
Cửu Long với 4337,9 nghìn ha (55%), Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung ( 1230,2

nghìn ha; 16%) và đồng bằng sông Hồng (1130,7 nghìn ha; 14%). Trung du miền núi
phía Bắc cũng sở hữu một diện tích trồng lúa khá lớn với 688,8 nghìn ha trong năm 2013.
Đây là những khu vực đồng bằng với diện tích lớn, được bồi đắp phù sa hàng năm từ các
con sông lớn như sông Hồng, sông Mê-Kông, sông Mã, sông La. Các khu vực còn lại
diện tích trông lúa ít hơn do địa hình tự nhiên không phù hợp, núi đồi nhiều hơn đồng
bằng. Mặc dù vùng núi có thể trồng lúa ở ruộng bậc thang nhưng diện tích và năng suất


8
không thể bằng đồng bằng. Diện tích trông lúa theo từng địa phương có thể thay đổi theo
từng năm nhưng nhìn chung là không thực sự đáng kể.
Biểu đồ 1.2 Sản lượng lúa cả năm giai đoạn 2000-2013

50000

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann

i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

Sản lương (nghìn tấn)

45000

40000
35000
30000
25000
20000
15000

10000
5000
0

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013


Năm

Sản Lượng lúa cả năm

Nguồn: Số liệu từ Tổng cục Thống kê, truy cập ngày 20/3/2015

/>
Dựa và biểu đồ 1.2 ta thấy sản lượng lúa sản xuất cả năm của cả nước tăng dần
theo từng năm. Trong khoảng từ năm 2000 đến năm 2007, sản lượng lúa tuy không thay
đổi nhiều, nhưng từ năm 2007-2013, sản lượng lúa tăng khá nhanh. Sản lượng lúa năm
2013 đạt 44076,1 nghìn tấn, tăng 35,5% so với năm 2000 (32529,5 nghìn tấn). Sản lượng

lúa có mức tăng như vậy nhờ việc áp dụng khoa học trong canh tác nông nghiệp. Việc
sử dụng máy móc thay thế con người đã trở nên phổ biến giúp rút ngắn thời gian và mang
lại hiệu quả. Các loại phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích cũng ngày càng có chất
lượng tốt hơn. Nhiều hình thức canh tác mới cùng các giống lúa mới được thử nghiệm
đem lại các dấu hiệu tích cực, năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn.
1.1.2.3 Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu.
Song song với sản lượng gạo khổng lồ sản xuất hàng năm, khối lượng và kim
ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam cũng rất lớn. Cùng với Ấn Độ và Thái Lan,
Việt Nam liên tục đứng trong top 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới trong nhiều


9

năm qua. Hàng năm, Việt Nam xuất đi 6-8 triệu tấn gạo đi khắp các thị trường trên thế
giới. Gạo Việt Nam hiện được xuất khẩu tới hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế
giới. Đặc biệt là xuất khẩu các loại gạo chất lượng cao sang các thị trường khó tính như
Mỹ, EU, Nhật Bản, Singapore ngày càng tăng.
Năm
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014


UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC

HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

Bảng 1.2 Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 2008-2014
Khối lượng (Triệu Tấn)

Kim Ngạch (tỷ USD)


4,679

2,663

6,053

2,464

6,754

2,912


7,105

3,651

8,016

3,673

6,587

2,923


6,378

2,955

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Hiệp hội lương thực Việt Nam, Tổng cục Thống kê1

Theo bảng 1.2 ta có thể thấy, giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012, khối lượng
gạo xuất khẩu tăng liên tục theo các năm. Đặc biệt, vào năm 2012, khối lượng gạo xuất
khẩu đạt mức 8 triệu tấn. Đây được coi là thành công lớn của ngành lúa gạo Việt Nam
trong một năm đầy biến động về tài chính, giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao. Năm 2012,
xuất khẩu gạo vào Trung Quốc tăng vọt và trở thành thị trường lớn nhất của Việt Nam,

góp phần làm tăng khối lượng gạo xuất khẩu trong năm này. Tuy nhiên, tới năm 2013
và 2014 khối lượng gạo xuất khẩu sụt giảm khá mạnh lần lượt là 17,8% vào năm 2013
và 0,03% trong năm 2014. Nguyên nhân của việc sụt giảm khối lượng xuất khẩu một
phần là do thị trường thế giới gặp khó khăn, đặc biệt là sự sụt giảm nhu cầu từ một số thị
trường truyền thống như Malaysia, Philippines và Indonesia. Ngoài ra, áp lực cạnh tranh
từ các nhà sản xuất gạo khác cũng làm khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt
Nam giảm xuống. Gạo Việt Nam bị cạnh tranh gay gắt với các nước tập trung vào phân
khúc trung, cấp thấp như Ấn Độ, Pakistan, Thái lan,…
1

Truy cập ngày 30/3/2015, ;
/>


10

4,000

8,000

3,500

7,000

3,000


6,000
5,000
4,000
3,000

2,500
2,000
1,500

2,000


1,000

1,000

500

0

2008

2009


2010

2011

Khối lượng

2012

2013

Tỷ USD


9,000

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann

i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

Triệu Tấn

Biểu đồ 1.3 Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam 2008-2014


0

2014

Kim Ngạch

Nguồn: Tác giả lập theo số liệu bảng 1.2

Cùng với những biến động về khối lượng xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu gạo
của Việt Nam cũng tăng nhanh trong giai đoạn từ năm 2008-2012 và sụt giảm vào các
năm kế tiếp. Kim ngạch xuất khẩu vẫn giữ ở mức 2,5-3,6 tỷ USD/ năm. Vào năm 2014,

tuy khối lượng xuất khẩu có giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu có tăng nhẹ so với năm
2013 do có những điều chỉnh hợp lí về giá.
1.1.2.4 Thị trường xuất khẩu

“Gạo Việt Nam hiện nay được xuất khẩu tới 135 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thị
trường lớn nhất là châu Á với hơn 75%, châu Phi chiếm 12,68% và châu Mĩ
7,58%,…”(theo Phan Thu, 2015). Các bạn hàng lớn của gạo Việt Nam phải kể đến Trung
Quốc, Philippines, Singapore, Malaysia. Trong đó Trung Quốc vẫn là thị trường xuất
khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Tính trong năm 2014, khối lượng gạo xuất khẩu sang
thị trường Trung Quốc đạt 2 triệu tấn với kim ngạch 891 triệu USD chiếm tỉ trọng
30,55% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.Tiếp theo là thị trường Philippines,
khối lượng xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt khoảng 1,4 triệu tấn, chiếm tỷ trọng

21,95% khối lượng xuất khẩu gạo cả nước. Gạo Việt Nam cũng xâm nhập vào các thị


11
trường khó tính như Mỹ, Nhật, EU tuy nhiên khối lượng không lớn, chiếm tỷ trọng trong
tổng kim ngạch xuất khẩu không thực sự nhiều.
Biểu đồ 1.4: Top 10 thị trường xuất khẩu lúa gạo năm 2014 cả chính ngạch và
điều chỉnh

UU
FFTT
SSuu

aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu

aann
i iCC
HHoo

Nguồn: Theo trang tin của Agrimonitor, truy cập ngày 4/5/2015 ,
/>
Bên cạnh các bạn hàng quen thuộc đó, Việt Nam cũng đang xây dựng cho mình
nhiều thị trường mới và đầy tiềm năng như các nước Chi Lê, Mexico, khu vực châu Phi,
Tây Nam Á,.. Mặc dù vậy, gạo Việt Nam ở các thị trường này hiện nay đều đang phải
chịu sự cạnh tranh gắt gao từ các nhà xuất khẩu lớn trên thế giới.
1.1.2.5 Chất lượng gạo xuất khẩu


Mặc dù là một trong những nước đứng đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới, tuy
nhiên phần lớn gạo xuất khẩu của Việt Nam là gạo chất lượng thấp. Một phần nguyên
nhân xuất phát từ khâu sản xuất trong nước. Đó là vì năng lực sản xuất và cung ứng
giống của các đơn vị còn hạn chế, hệ thống chế biến hạt giống còn nhiều yếu kém, hệ
thống quản lý chất lượng hạt giống chưa vận hành tốt, công tác quản lý chất lượng hạt
giống chưa được quan tâm.


12
“Trong giai đoạn 2008-2010, gạo 5% tấm là loại gạo xuất khẩu chiếm tỷ trọng
lớn nhất với 36,55% và duy trì ở mức 35% trong năm 2010. Gạo 25% tấm đứng thứ hai,
chiếm 30,43% trong tổng khối lượng xuất khẩu năm 2008, sang năm 2010 chiếm

30,07%. Các loại gạo có giá trị gia tăng cao như gạo giống nhật. gạo thơm, trong năm

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann

i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

2010 chiếm tỷ trọng 0,06% và 4,51%.”(Phạm Huyền Diệu,2012, trang 29)
Theo VFA, năm 2012, chất lượng gạo Việt nam đã có sự chuyển biến nhất định,
tỷ lệ gạo cao cấp chiếm 46%, tăng 79% so với năm 2011. Loại gạo trung bình và cấp

thấp đã giảm mạnh, chỉ còn 35%, giảm 32% so với năm 2011.(Nguyễn Hòa, 2013)
Theo Agromonitor, cơ cấu xuất khẩu các loại gạo của Việt nam năm 2013 như
sau: “gạo 2-10% tấm chiếm 35,06%; gạo 15-25% tấm chiếm 19,78%; gạo 25-50% tấm
chiếm 16,4%; gạo thơm chiếm 15,31%;các loại gạo khác chiếm 13,46%” (Phạm Quang
Diệu & Nguyễn Hoàng Hải, 2014, trang 71).

Hiện nay, cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam đã chuyển biến theo
chiều hướng tích cực hơn, gạo cấp thấp đã giảm về lượng, thay vào đó là đẩy mạnh xuất
khẩu các loại gạo chất lượng cao, gạo thơm. Nông dân đã chuyển dần sang trồng các
giống lúa có giá trị cao, chất lượng tốt. Một số doanh nghiệp có vốn lớn thu mua lúa
ngay sau khi thu hoạch, tiến hành phơi sấy bảo quản cho tới khi xuất hàng đi, cải thiện
được chất lượng gạo xuất khẩu. Mặc dù chưa thể cải thiện chất lượng gạo một sớm một

chiều nhưng các doanh nghiệp Việt Nam đang dần nâng cao chất lượng hạt gạo, xây
dựng thương hiệu cho gạo xuất khẩu Việt Nam.
1.2 Thị trường nhập khẩu gạo Châu Phi

1.2.1 Tổng quan về thị trường châu Phi và mối quan hệ với Việt Nam
1.2.1.1 Thị trường châu Phi

Châu Phi là một khu vực có vị trí địa lý- chính trị quan trọng. “Với diện tích 30
triệu km², châu Phi của 55 quốc gia giáp với biển Địa Trung Hải và Hồng Hải ở phía
Bắc. Đây là hai mạch máu giao thông biển sầm uất mà từ hàng ngàn năm nay với những
thế lực kinh tế và chính trị lớn nhất thế giới vẫn muốn giữ địa vị thống trị.”(Đinh Thị
Thơm, 2007, trang17)



13
Châu Phi là một châu lục có tỷ lệ tăng dân số ở mức cao cho dù tỷ lệ tử vong, đặc
biệt là trẻ em được xếp hàng đầu thế giới. Châu Phi đang bước vào một trong những thời
kỳ chuyển biến về nhân khẩu học mạnh mẽ nhất trong lịch sử nhân loại. “Với tỷ lệ tăng
dân số lên tới 5,8%, vượt xa mức 3,7% của châu Á” (Huyền Anh, 2014). Với tỷ lệ tăng

UU
FFTT
SSuu
aann

i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann

i iCC
HHoo

dân số cao như vậy, dân số của châu Phi vào năm 2014 đã lên tới con số 1,072 tỷ người.
Phân bố dân cư của châu Phi không đồng đều. Nơi có mật độ dân lớn nhất là Nigieria,
Ethiopia và thung lũng sông Nin. Trong nhiều thập kỉ qua, châu Phi vẫn không hề thay
đổi với vị trí kinh tế của mình là châu lục nghèo nhất thế giới. Trong số đông người
nghèo ở khu vực này, có một số bộ phận người dân quá nghèo tới mức đói khát quanh
năm. Đây cũng là châu lục duy nhất thường xuyên xảy ra nạn đói và cũng cần đến sự
viện trợ thường xuyên của cộng đồng quốc tế. Mặc dù vậy, châu Phi lại có lợi thế về
nguồn tài nguyên thiên nhiên gần như vô tận, bởi luôn có những phát hiện mới, trong đó
phải kể đến dầu lửa và nhiều kim loại quý hiếm. Nguồn tài nguyên thiên nhiên này cũng

mang lại sự giàu có cho một số ít quốc gia ở châu lục này.

Xét về phương diện tiêu dùng, thị trường này hiện nay đang cần một số lượng rất
lớn hàng phổ thông với chất lượng vừa phải để đáp ứng nhu cầu cuộc sống cho người
dân. Với mức thu nhập bình quân khá thấp, người dân không có yêu cầu quá cao về chất
lượng hàng hóa. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một lượng cầu nhất định về hàng hóa
đặc biệt có chất lượng cao cho một số ít những người giàu có.
1.2.1.2 Mối quan hệ với Việt Nam
 Quan hệ ngoại giao

Quan hệ Việt Nam – châu Phi đã được thiết lập từ lâu và được củng cố qua sự ủng
hộ giúp đỡ lần nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù thực dân và đế quốc xâm lược.

Những điểm tương đồng về lịch sử đã càng thắt chặt tình đoàn kết, mối quan hệ hữu hảo
giữa Việt Nam và các quốc gia châu Phi.

Trong chính sách đối ngoại của Đảng-nhà nước Việt Nam, củng cố và thúc đẩy mạnh
mẽ mối quan hệ truyền thống tốt đẹp với các quốc gia châu Phi luôn được coi trọng. Các
nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đã có những chuyến viếng thăm liên tục các nhà
nước châu Phi trong thời gian qua. Thông qua các chuyến thăm, Việt Nam và các nước


14
châu Phi đã ký kết trên 70 văn kiện, tạo khuôn khổ pháp lý cho việc thúc đẩy hợp tác
giữa hai bên trên nhiều lĩnh vực như thương mại, nông nghiệp, giáo dục, y tế, đầu tư,

giao thông vận tải, văn hóa, du lịch… “Vào ngày 12/11/2004, Hội Hữu nghị Hợp tác
Việt Nam- châu Phi đã được thành lập và chính thức ra mắt tại Hà Nội vào ngày 17/11.

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu

aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

Kể từ khi thành lập đến nay, thông qua các hoạt động đoàn kết hữu nghị, Hội Hữu nghị
Hợp tác Việt Nam - châu Phi đã góp phần thúc đẩy các mối quan hệ ngoại giao, kinh tế,

thương mại giữa Việt Nam và các nước châu Phi” (theo Thông tấn xã Việt Nam, 2014).
Ðến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 51/54 quốc gia châu Phi và đang
thúc đẩy lập quan hệ ngoại giao với ba nước còn lại là Como, Malauy và Liberia.
 Quan hệ thương mại

Quan hệ kinh tế, thương mại của Việt Nam và châu Phi đang ngày một phát triển.
Theo báo cáo của Vụ thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á Bộ Công thương, kim ngạch
buôn bán hai chiều giữa Việt Nam với các nước châu Phi đã tăng trưởng nhanh chóng,
từ 196 triệu USD năm 2002 lên 1 tỷ USD năm 2007 và lên gần 4,3 tỷ USD năm 2013.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi đã không ngừng tăng từ 127 triệu
USD năm 2002 lên 683 triệu USD năm 2007 rồi 2,87 tỷ USD năm 2013, với tốc độ trung
bình là 38%/năm. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ châu Phi cũng tăng liên tục từ

69,3 triệu USD năm 2002 lên 1,24 tỷ USD năm 2011 và 1,42 tỷ USD năm 2013, tăng
trung bình 62%/năm. Về đầu tư của Việt Nam sang châu Phi, tính đến hết năm 2012, đã
có 18 dự án đầu tư tại 11 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Phi với tổng số vốn 1,1 tỷ USD
với các lĩnh vực đầu tư đa dạng như: Viễn thông, xây dựng, sản xuất tấm lợp, xe gắn
máy, hàng may mặc, điện tử, điện lạnh, đồ uống đóng chai, khai thác và chế biến gỗ,
vàng, khoáng sản, nông nghiệp…

1.2.2 Đặc điểm thị trường gạo khu vực Châu Phi
1.2.2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo

Ở châu Phi, diện tích trồng lúa chiếm khoảng 10% diện tích canh tác các loại ngũ
cốc, chiếm 15% sản lượng lương thực của châu lục này. Có khoảng 20 triệu nông dân

trồng lúa gạo và 100 triệu người có thu nhập phụ thuộc vào hoạt động sản xuất loại lương
thực này.


15
Biểu đồ 1.5: Sản lượng lúa sản xuất ở châu Phi giai đoạn 2010-2014

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC

HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC

HHoo

Nguồn: FAO,2014, Rice market monitor, trang 5

Dựa vào biểu đồ 1.5 ta có thể thấy sản lượng lúa sản xuất ở châu Phi trong giai
đoạn từ năm 2010 đến năm 2014 đạt trên 25 triệu tấn mỗi năm và đang tăng dần theo các
năm, chiếm khoảng 3,5% tổng sản lượng lúa sản xuất trên toàn cầu. Trong đó, nước sản
xuất lúa lớn nhất châu Phi là Ai Cập với sản lượng từ 4 triệu đến 6 triệu tấn mỗi năm,
chiếm trên 15% sản lượng lúa sản xuất ở châu lục này. Ngoài Ai Cập thì Nigeria,
Madagascar và Mali là các quốc gia có sản lượng lúa sản xuất lớn hàng năm của châu
Phi.


1.2.2.2 Khối lượng, kim ngạch nhập khẩu

Dựa vào biểu đồ 1.6 ta có thể nhận thấy, năm 2014 châu Phi là một châu lục có
khối lượng gạo nhập khẩu lớn trên thế giới. Khối lượng gạo nhập khẩu trong năm 2014
của châu Phi đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau châu Á. Là châu lục với số lượng dân cư đông
thứ hai thế giới, nhu cầu về lương thực của Châu Phi là rất lớn. Sự tiện dụng của việc
chế biến gạo so với kê và những loại ngũ cốc truyền thống khác cũng như do giá gạo
không còn quá cao so với thu nhập của đại bộ phận người dân châu Phi, vì vậy gạo trở


16
thành thức ăn phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, với điều kiện tự nhiên, khí

hậu, địa hình ở các quốc gia ở châu lục này, việc trồng cây lương thực để cung cấp nhu
cầu cho dân cư là chưa đáp ứng được. Bởi vậy, mỗi năm châu Phi phải nhập khẩu hàng
triệu tấn gạo từ các quốc gia khác.

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT

SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

Biểu đồ 1.6: Tình hình nhập khẩu gạo theo khu vực năm 2014-2015


Nguồn: Food and Agriculture Organization(FAO),2014, Rice market monitor, trang 12

Theo Vụ thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á Bộ Công thương, các quốc gia nhập
khẩu gạo lớn nhất châu Phi là Nigeria (3 triệu tấn/năm), Senegal, Côte d’Ivoire (800.0001 triệu tấn/năm), Nam Phi, Ghana (400-600.000 tấn), Tanzania, Algeria, Cameroon,
Guinea… Ngoại trừ hai nước nhập khẩu nhiều gạo đồ chất lượng cao là Nam Phi và
Nigeria, các nước khác trong khu vực chủ yếu nhập khẩu loại gạo tấm có phẩm cấp và
giá thành vừa phải. Riêng thị trường Nigeria đã chiếm 30% tổng lượng gạo nhập khẩu
vào châu Phi, tiếp đến là Bờ Biển Ngà, Senegal (5%), Nam Phi, Ghana (4%), Cameroon,
Guinea, v.v…



17
Bảng 1. 3: Khối lượng gạo nhập khẩu của Châu Phi giai đoạn 2005-2014
Năm

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Khối lượng

10,6

9,8


9,4

9,5

9,6

9,4

10,6

UU
FFTT

SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT

SSuu
aann
i iCC
HHoo

( triệu tấn)

13,6

13,5

14,1


Nguồn: Food and Agriculture Organization(FAO) , Rice market monitor2

Biểu đồ 1.7 Khối lượng gạo nhập khẩu của Châu Phi giai đoạn 2005-2014
16
14

KHỐI LƯỢNG (TRIỆU TẤN)

12

10.6


8
6
4
2
0

2005

13.5

2012


2013

14.1

10.6

9.8

10

13.6


2006

9.4

9.5

9.6

2007

2008


2009

9.4

2010

2011

2014

NĂM


Nguồn: Tác giả lập theo số liệu bảng 1.3

Dựa vào bảng 1.3, ta có thể thấy mỗi năm Châu Phi nhập khẩu từ 9-14 triệu tấn
gạo mỗi năm. Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2011, lượng gạo nhập khẩu của Châu Phi
khá ổn định, giao động trong khoảng từ 9,4 đến 10,6 triệu tấn gạo mỗi năm. Trong thời
gian gần đây, do nhu cầu về lương thực tăng cao, lượng gạo nhập khẩu vào Châu Phi có
xu hướng tăng lên.Vào năm 2012, khối lượng gạo nhập khẩu tăng lên tới 13,6 triệu tấn,
tăng 28% so với khối lượng gạo nhập khẩu năm 2011(10,6 triệu tấn). Sang năm 2013,
khối lượng gạo nhập khẩu vào khu vực này vẫn giữ ở mức 13,5 tấn. Đặc biệt, dù đại dịch
2


Số liệu tổng hợp từ Rice market monitor các năm


18
Ebola bùng phát vào năm 2014 khiến cho việc nhập khẩu trở nên khó khăn, tuy nhiên
lượng gạo nhập khẩu trong năm này lại đạt đến con số khoảng 14,1 triệu tấn, cao nhất
trong số những năm trở lại đây.
Như vậy, nhìn chung thị trường nhập khẩu gạo của Châu Phi giai đoạn từ năm

UU
FFTT
SSuu

aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu

aann
i iCC
HHoo

2005 đến năm 2014 khá là ổn định và có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Có
thể thấy đây là một thị trường rất có tiềm năng và triển vọng. Đây là một giấu hiệu khả
quan cho những nhà sản xuất và xuất khẩu gạo trên thế giới về việc mở rộng và khai thác
triệt để thị trường này.

1.2.2.3 Đối tác nhập khẩu chính

Thị trường gạo Châu Phi là một thị trường rất có tiềm năng và luôn được các nhà

xuất khẩu chú trọng và cố gắng xâm nhập vào thị trường này. Theo báo cáo về thị trường
Châu Phi của Vụ thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á thì các nước cung cấp gạo chính
cho khu vực này là Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Việt Nam và Mỹ, trong đó Thái Lan vẫn
là nhà cung cấp gạo với khối lượng lớn nhất và chủng loại đa dạng, chiếm đến 50% tổng
lượng gạo nhập khẩu của châu Phi.

Khu vực Đông Nam Á vẫn là các nhà cung cấp gạo chính của thị trường Châu Phi
như Việt Nam, Thái Lan, Myanmar,…. Gạo mà các nước này xuất khẩu sang thị trường
Châu Phi thường là gạo phẩm cấp thấp, giá thành rẻ. Ấn Độ cũng là một nước cung cấp
một khối lượng gạo khổng lồ cho Châu Phi mỗi năm. Trong các năm trở lại đây, đã xuất
hiện thêm một số nhà cung cấp mới khi mà một số nước Đông Nam Á có xu hướng hạn
chế xuất khẩu. Các loại gạo đến từ Braxin, Uruguay, Mỹ đã xuất hiện khá nhiều trên thị

trường Châu Phi. Thị trường mà các nước này nhắm đến là các loại gạo cao cấp, có chất
lượng tốt, giá thành tương đối cao.

Các đối tác cung cấp gạo cho thị trường châu Phi khá đa dạng. Khi mà các quốc
gia xuất khẩu gạo đều nhận thấy nhu cầu về gạo ở châu lục với trên 1 tỷ dân này ngày
một tăng cao thì càng nhiều nước muốn tìm kiếm cho mình cơ hội ở đây.
1.2.2.4 Thuế quan và hàng rào thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu
 Thuế quan nhập khẩu


19
Một trong những thay đổi rõ rệt trong quyết tâm mở cửa nền kinh tế của các nước

châu Phi được thực hiện từ những năm 1980, đặc biệt là những năm 1990 là việc giảm
đáng kể mức thuế quan. “Trong những năm 2000-2002, mức giảm thuế ít nhất và duy trì
mức thuế cao nhất là những nước khu vực Bắc Phi với mức giảm 22,5%. Khu vực Trung

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT

SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

Phi có mức giảm trung bình là 16,7%, Đông Phi là 15,9%, Tây Phi là 14,2% và khu vực

Nam Phi là 12,7%” (Đinh Thị Thơm, 2007, trang 57). Việc giảm thuế đối với hàng hóa
xuất nhập khẩu đã tạo điều kiện cho nhiều quốc gia trên thế giới xuất khẩu hàng hóa vào
châu lục này, trong đó có các quốc gia xuất khẩu gạo.
 Hàng rào thương mại

Ở khu vực châu Phi, các quy định trong chính sách nhập khẩu như quy tắc xuất xứ,
quy định về nhập khẩu hàng biến đổi gen (GMOs), tiêu chuẩn thực phẩm, tiêu chuẩn an
toàn cho người sử dụng cũng được các quốc gia ở đây chú trọng nhưng không nghiêm
ngặt như các châu lục khác.
Quy tắc xuất xứ

Quy định về xuất xứ hàng hóa của các khối thương mại ở châu Phi được xây dựng

trên cơ sở những thỏa thuận khu vực, phù hợp với những quy định chung của GATT về
rào cản trong buôn bán với các nước thứ ba. Các khối thương mại khác nhau trong châu
lục này có những tiêu chí khác nhau về xuất xứ hàng hóa.

Quy định về nhập khẩu hàng biến đổi gen (GMOs)

Nam Phi và Zimbabue là hai nước duy nhất ở châu Phi áp dụng tiêu chuẩn an toàn
sinh học đối với hàng hóa nhập khẩu. Năm 1998, Kenya đã soạn thảo “những quy định
và hướng dẫn về an toàn sinh học trong công nghệ sinh học” trong đó cho phép nhập
khẩu hàng GMOs. Từ năm 1995, Ai Cập quy định phải có giấy phép nhập khẩu trước
khi nhập khẩu hàng GMOs. Năm 2001, Bộ y tế Nam Phi quy định hàng thực phẩm biến
dổi gen phải được gắn nhã mác thông báo trên bao bì.

Tiêu chuẩn thực phẩm
Nhiều nước châu Phi đang điều chỉnh các quy định về tiêu chuẩn thực phẩm quốc
gia cho phù hợp với chương trình chung về các tiêu chuẩn thực phẩm của FAO và WHO


×