Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

phân tích một số đặc điểm tính cách đặc trưng của một số nhà lãnh đạo thành công thông qua các nhà lãnh đạo điển hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.27 KB, 15 trang )

Học Viện Ngân Hàng


PHÂN TÍCH MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
TÍNH CÁCH ĐẶC TRƯNG CỦA MỘT SỐ NHÀ
LÃNH ĐẠO THÀNH CÔNG THÔNG QUA CÁC
NHÀ LÃNH ĐẠO ĐIỂN HÌNH
ĐỀ TÀI:

Giảng viên: Lê Thu Hạnh

Hà Nội, 2019


Mục Lục
A. Lý thuyết về mô hình tính cách
I. Lý thuyết
1. Mô hình Myer-Briggs (MBTI):
2. Mô hình Big Five:
3. Mô hình “nghề nghiệp phù hợp” Holland
B. Một số nhà lãnh đạo
1. Lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh
2.Tỷ phú thế giới Bill Gates
3.Mai Kiều Liên_ Doanh Nhân Quyền Lực của Châu Á
C. Những tính cách cần có của một nhà lãnh đạo thành công
D. Liên hệ sinh viên

2


Trong lịch sử nhân loại đã từng trải qua đã có rất nhiều vị lãnh đạo thành


công ở trong nhiều lĩnh vực. Tất cả họ ít nhiều đều có chung đặc điểm tính cách
khiến họ trở thành một nhà lãnh đạo đáng nể đến như vậy. Ngay sau đây chúng ta
sẽ tìm hiểu về những đặc điểm tính cách đó.
Và tất nhiên chúng ta cần phải biết tính cách là gì ???

A.
I.

Lý thuyết về mô hình tính cách:
Tính cách:

- Khái niệm: Phong thái tâm lý cá nhân, quy định cách thức hành vi của cá nhân
trong các hoạt động và trong môi trường xã hội
- Đặc điểm:
+Mô tả sự phát triển của toàn bộ hệ thống tâm sinh lý của một cá nhân
+Xác định, điều chỉnh đặc trưng của cá thể này trong môi trường của mình
+Hình thành cách thức phản ứng và tương tác với người khác
+Tính cách thường thay đổi ở tuổi vị thành niên và ổn định ở tuổi trường thành
- Cách xác định tính cách :
+ Di truyền: chiếm 50% vai trò các điểm tương đồng về tính cách và 30% trong
tương đồng về sở thích hay công việc
+Môi trường:
● Môi trường nuôi dưỡng
● Môi trường học tập
● Môi trường xã hội
● Môi trường văn hóa
….
3



*

Các môi hình tính cách liên quan tới HVTC:

Con người thường có những nét tính cách đối lập nhau. Các nhà khoa học đã
nghiên cứu sâu rộng các đặc điểm tính cách, từ đó nhận diện được 16 đặc điểm
tính cách chủ yếu:
1. Mô hình Myer-Briggs (MBTI): Phân loại tính cách con người 4 tiêu chí:
Xu hướng tự nhiên; tìm hiểu và nhận thức thế giới; quyết định và lựa chọn; cách
thức hoạt động.
=> Từ 4 tiêu chí trên, đưa ra 16 tính cách MBTI test khách nhau kết hợp với các
yếu tố khác để tạo thành 16 nhóm tính cách MBTI:
ISTJ - Thanh tra viên (Inspector)
ISTP - Thợ thủ công (Crafter)
ESTJ - Người giám sát (Supervisor)
ESTP - Người sáng lập (Promoter)
ENTJ - Nguyên soái (Field Marshal)
ISFJ - Nhà tư vấn (Counselor)
ESFP - Người trình diễn (Performer)
INTP - Kiến trúc sư (Architect)
INFJ - Người che chở (Protector)
ENFJ - Giáo viên (Teacher)
INFP - Người hoà giải (Healer)
ENFP - Nhà vô địch (Champion)
ENTP - Nhà phát minh (Inventor)
ISFP - Nhạc sĩ (Composer)
4


ESFJ - Nhà cung cấp (Provider)

INTJ - Cố vấn chiến lược (Mastermind)
2. Mô hình Big Five: “ là một công cụ quan trọng để đánh giá các khía cạnh tính
cách khác nhau của một người ứng viên và xác định ứng viên đó thực sự phù hợp
với công việc hoặc với công ty hay không.”
Năm yếu tố cốt lõi đó là:
-

Sự hướng ngoại

-

Sự dễ chịu

-

Sự cởi mở

-

Sự tận tâm

-

Sự nhạy cảm

3. Mô hình “nghề nghiệp phù hợp” Holland
- Vào những năm 1970 John Holland đã phát triển một lý thuyết nổi tiếng về trình
bày sở thích dựa vào 6 loại tính cách sau:

+ Thực tế (Realistic) Đây là những người thích những hoạt động ngăn nắp hoặc

thích làm việc với mục tiêu, công cụ và máy móc.
Những đặc điểm chung: Bướng bỉnh, không linh hoạt, kiên trì, thiên về vật chất,
thực tế và xác thực.
5


+ Điều tra (Investigative) Người có tính điều tra thích những hoạt động liên quan
đến việc điều tra sáng tạo về thế giới hoặc tự nhiên.
Những đặc điểm chung: Phân tích, tò mò, bi quan, trí tuệ, chính xác và kín đáo.
+ Nghệ sĩ (Artistic) Người nghệ sĩ thích những hoạt động không có cấu trúc và
thích sử dụng nguyên vật liệu để tạo nên nghệ thuật.
Những đặc điểm chung: Duy tâm, phức tạp, nội tâm, nhạy cảm, không thực tế và
không theo khuôn phép.
+ Xã hội (Social) Người mang tính xã hội thích báo tin, chỉ bảo, phát triển, chữa
lành và khai sáng người khác.
Những đặc điểm chung: Rộng rãi, kiên nhẫn, mạnh mẽ, lịch thiệp, có sức thuyết
phục và sẵn sàng hợp tác.
+ Dám nghĩ dám làm (Enterprising) Những người này thích đạt được những mục
tiêu thuộc về tổ chức hoặc giành được lợi ích kinh tế.
Những đặc điểm chung: Hướng ngoại, thích phiêu lưu, lạc quan, tham vọng, thân
thiện và thích phô trương.
+ Tập quán (Conventional) Người có tính tập quán thích thao tác với dữ liệu, lưu
giữ hồ sơ, sắp xếp, sao chép tài liệu và tổ chức dữ liệu giấy tờ hoặc tính toán.
Những đặc điểm chung: Hiệu quả, thực tế, chu đáo, không linh hoạt, có tính phòng
thủ và ngăn nắp.

B. Phân tích một số nhà lãnh đạo
1. Lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính
yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một

nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng
dân tộc.
6


 Tính cách
+ Kiên trì, bất khuất
Có lẽ đoạn văn sau đây của nhà báo La-cót-tơ là tiêu biểu cho công luận quốc tế
nhận xét một cách khách quan rằng:
"Trong ngót nửa thế kỷ, ông Hồ Chí Minh lãnh đạo một cuộc chiến đấu chưa
từng có, về biến chuyển của chiến thuật và tình huống, về tính đa dạng của cách xử
trí, về những hy sinh phải chấp nhận, về sức mạnh yếu khác nhau một trời một vực
ở mặt vũ khí.
Bị tòa án thực dân xử tử hình, mươi lần thoát khỏi lưu đày và máy chém, khi thì
mặc áo vàng nhà sư Thái Lan, khi thì mặc quân phục đệ bát lộ quân Trung Quốc.
Và giành được chính quyền rồi, ông Hồ phải liên tiếp đương đầu với hai đế quốc
phương Tây.
Thời nay có nhà cách mạng nào đủ gan lớn mật đầy để chống đối trật tự của các
liệt cường với một quyết tâm bền bỉ đến thế? Ông Hồ đã hồi sinh một dân tộc, tái
tạo một quốc gia, lãnh đạo hai cuộc chiến tranh, về cơ bản là chiến tranh của
những người bị áp bức.
Cuộc chiến đấu của ông chống Mỹ tỏ rõ các giới hạn của sức mạnh kỹ thuật khi
đương đầu với con người".
Dũng cảm, quyết tâm, bền bỉ, bất khuất - Cụ Hồ là như vậy. Tờ Thế giới của
Pháp đã có lần viết: "Người Mỹ có thể tàn phá hết đất nước này, nhưng đất nước
này thậm chí sau khi bị tàn phá hết, cũng không cúi đầu khuất phục".
Báo Quốc gia của Ấn Độ đã viết: "Đằng sau cái cốt cách dịu dàng của Cụ Hồ là
một ý chí sắt thép. Dưới cái bề ngoài giản dị là một tinh thần quật khởi anh hùng
không có gì uy hiếp nổi".
Điều đáng chú ý là phẩm chất, nhân cách đó của Cụ Hồ cũng là nhân cách, phẩm

chất của các môn đệ của Cụ, và cũng là phẩm chất, nhân cách của đại đa số nhân
7


dân Việt Nam. Cho nên cái hy vọng của Mỹ, hễ Cụ Hồ mất thì kháng chiến tất sụp
đổ, hy vọng đó trở thành tuyệt vọng.
+ Khiêm tốn, giản dị
Cuộc đời hoạt động cách mạng của Cụ Hồ rất sôi nổi, long trời, lở đất đến như vậy,
tiếng thơm lan khắp năm châu bốn bể, trong Đảng và Chính phủ (Nhà nước và
đoàn thể) Việt Nam; Cụ Hồ là người lãnh đạo tối cao được kính mến như vậy;
nhưng đời sống của Cụ rất bình thường, vô cùng giản dị, khiêm tốn. Tính giản dị,
khiêm tốn của Cụ được ca tụng hết lời, cũng như đức quên mình vì mọi người.
Khó kiếm thay một người công lao đã đạt đến đỉnh cao nhất của vinh quang mà
vẫn giữ tính khiêm tốn, giản dị y như thuở hàn vi hoạt động trong vòng vây dày
đặc của kẻ thù. Gương sáng chói ấy không một hạt bụi nào có thể bám được.
Mặc dù có công lao rất lớn, Người không để ai sùng bái cá nhân mình, trái lại
Người luôn luôn nêu cao sự nghiệp anh hùng của toàn Đảng, toàn dân, của các
chiến sĩ anh hùng của chúng ta. Theo Người, quần chúng mới là người làm nên
lịch sử và lịch sử chính là lịch sử của họ chứ không phải của một cá nhân nào.
+ Hòa đồng
Theo Bác, nhà lãnh đạo phải biết tôn trọng, lắng nghe ý kiến và giải quyết kịp thời
những kiến nghị chính đáng của quần chúng; tiếp thu và tích cực sửa chữa khuyết
điểm theo ý kiến phê bình của quần chúng. Bác đã nhiều lần phê bình, nhắc nhở:
“Là người cán bộ phụ trách nhưng xa rời thực tế, xa rời quần chúng. Đối với công
việc thì không điều tra, nghiên cứu kỹ lưỡng. Chỉ đạo thì đại khái, chung chung.
Không lắng nghe ý kiến của quần chúng, tác phong không dân chủ. Sợ phê bình và
tự phê bình. Không giữ đúng nguyên tắc lãnh đạo tập thể, phân công phụ trách”. Vì
thế, mặc dù công việc bận rộn nhưng Người vẫn thường xuyên dành thời gian để đi
cơ sở nắm tình hình, hòa mình với cuộc sống của quần chúng nhân dân, từ ruộng
đồng, mỏ than, nhà máy, xí nghiệp đến nông trường, đơn vị bộ đội; từ đồng bằng

đến miền núi, hải đảo, v.v. Điều đó giải thích vì sao trong các phát biểu của Bác
luôn mang đậm thực tiễn cuộc sống, đậm tính nhân văn, đồng cam cộng khổ với
8


khó khăn, vất vả của người lao động. Cùng với đó, Bác luôn tranh thủ thời gian
đọc báo, đọc thư của nhân dân để phát hiện những việc cần giải quyết gấp hoặc
những ý kiến hay, lưu ý những điển hình tiên tiến cần nhân rộng,… trên cơ sở đó
giao cho các cơ quan có trách nhiệm, nghiên cứu và giải quyết.
2.Tỷ phú thế giới Bill Gates
William Henry "Bill" Gates III là một doan nhân người Mỹ, nhà từ thiện, tác giả
và chủ tịch tập đoàn Microsoft
Ông luôn có mặt trong danh sách những người đàn ông giàu nhất thế giới
 Tính cách
+ Nắm bắt đúng thời cơ
Vào năm 1975, Bill Gates từ bỏ Harvard sau chỉ 2 năm học tập, ông dành nhiều
thời gian sử dụng máy tính trong phòng máy nhiều hơn là học các môn học cho kì
thi. Bill Gates, cùng với người đồng sự lúc ấy của mình Paul Allen, nhận ra rằng
những chiếc máy tính lúc bấy giờ cần một phần mềm để vận hành tốt hơn. Cả hai
mua một chiếc Altair 8800 (một mẫu máy tính cổ) và rồi phát triển phần mềm để
nó xuất hiện trên tất cả các hộ gia đình.

+ Dám đương đầu với mạo hiểm
Làm startup luôn là mạo hiểm, có tới 96% các startup thất bại hoặc không đạt được
nhu cầu ban đầu. Điều này đồng nghĩa với việc, Bill Gates biết rằng mình có thể
rơi vào 96% trên nhưng không vì lý do đó mà dừng lại.
+ Kiên trì với đam mê đến cùng
9



Ông theo đuổi, thực hiện đam mê của mình thay vì tiếp tục với công việc văn
phòng nhàm chán. ông đã đam mê máy tính từ khi còn rất nhỏ tuổi, chính vì lý do
đó thay vì học hết Harvard để có được một công việc ổn định, ông theo đuổi đam
mê tới cùng và có được những gì như ngày hiện tại. Bill Gates cũng không phải là
loại người thích khoe khoang, thay vào đó, ông tập trung sử dụng khả năng của
mình để giúp những người không may mắn, có hoàn cảnh khó khăn. Điều đó đã
được ông hiện thực hóa thông qua quỹ Gates & Melinda cũng như hàng loạt sáng
kiến giúp cải thiện cuộc sống con người toàn cầu.
+ Đa tài
Cả thế giới đều biết đến tên nhà tỷ phú siêu giàu Bill Gates, nhưng rất ít người biết
tên khai sinh của ông là William Henry Gates. Theo Bloomberg Billionaires Index
cho biết, hiện tại nhà tỷ phú Bill Gates chỉ còn sở hữu 4,5% cổ phần của Microsoft
dù cho Bill là người sáng lập và đưa tập đoàn công nghệ khổng lồ này đi tới thành
công như ngày hôm nay. Hầu hết tài sản của vị tỉ phú này đều được dồn
cho Cascade Investment LLC, một công ty bất động sản và đầu tư do ông sáng lập.
Thông qua Cascade Investment, Bill Gates sở hữu cổ phiếu của rất nhiều các công
ty thuộc đủ mọi lĩnh vực kinh doanh khác nhau bao gồm chuỗi khách sạn Four
Seasons Hotels nổi tiếng hay Corbis Corp. Điều này đồng nghĩa với việc 25% tài
sản của Bill Gates tới từ nguồn Microsoft, trong khi 75% còn lại là lợi nhuận từ
hoạt động kinh doanh nhà hàng khách sạn, y tế cũng như nhiều lĩnh vực khác. Như
vậy, nếu đánh giá sự giàu có của một người theo tài sản mà người đó nắm giữ thì
rõ ràng Bill Gates là một tỷ phú khách sạn chứ không phải một tỷ phú công nghệ
phần mềm.
+ Biết giúp đỡ mọi người
Dù thích hay không thích nhà tỷ phú Bill Gates thì ai trong số chúng ta cũng không
thể phủ nhận sự kiện diễn ra vào ngày 16 tháng 5 năm 2013 khi Bill Gates chính
thức bỏ ra 28 tỷ USD để xây dựng một quỹ từ thiện. Bill Gates có thể thuyết phục
nhiều nhà tỷ phú khác trên thế giới hiến tặng 90% tài sản của họ sau khi họ qua
10



đời, trong đó có cả Warren Buffett (một nhà đầu tư, doanh nhân và nhà từ thiện
người Hoa Kỳ - người nổi danh là nhà từ thiện đã tặng 99% giá trị tài sản của
mình cho hoạt động của Hội Gates do Bill Gates sáng lập, đồng thời có trong hội
đồng đại học Grinnell). Nếu căn cứ theo khối lượng tài sản hiện tại ở mức 78 tỷ
USD thì con số trên đã chiếm tới gần 1/2 tổng tài sản của vị tỷ phú này rồi.
3.Mai Kiều Liên_ Doanh Nhân Quyền Lực của Châu Á
Doanh Nhân Mai Kiều Liên nữ doanh nhân quyền lực của Châu Á .Bà sinh năm
1953 tại Pháp. Sau năm năm du học chuyên ngành chế biến sữa ở Nga, Năm 1976
bà quay về Việt Nam làm việc cho xí nghiệp liên hiệp sữa cà phê miền Nam – tiền
thân của Vinamilk. Với tư chất thông minh học hỏi bà đã áp dụng hiệu quả kiến
thức cùng sự sáng tạo của bản thân để đưa Vinamilk từ 1 doanh nghiệp còn nhiều
khó khăn thành doanh nghiệp hàng đầu cả nước
 Tính cách:
Tố chất kinh doanh của doanh nhân Mai Kiều Liên Bà luôn đặt khách hàng lên vị
trí hàng đầu, luôn quan tâm và phục vụ hết khả năng có thể của mình cho Những
khách hàng. Đứng trước mọi khó khăn bà luôn có tinh thần lạc quan có lẽ đây là
phẩm chất cũng như cơ sở vững chắc để công ty luôn thành công như vậy. Là
quyết đoán, linh hoạt xử lý tình huống theo kiểu ‘kỷ trị’ hơn so với thiên hướng ‘
nhân trị’.
Yếu tố hàng đầu mang lại thành công cho Mai Kiều Liên đó chính là làm việc hết
mình. Thêm một yếu tố quan trọng nữa đó là sự sáng tạo. Tức là không đi theo lối
mòn ,không theo xu hướng đám đông. Nhiều khi mình đi ngược lại xu thế nhưng
vẫn làm khi thấy chắc chắn là mình đúng và hiệu quả
Đạo đức của doanh nhân Mai Kiều Liên tính trung thực : Bà cam kết ‘’ cung cấp
những sản phẩm và dịch vụ đa dạng nhất với chất lượng đạt kết quả cao nhất , giá
cả cạnh tranh, và trung thực trong mọi giao dịch’’ Tôn trọng con người :Hướng tới
mọi đối tượng người tiêu dùng nhân viên , đối tác,nhà cung cấp
11



Phong cách doanh nhân Mai Kiều Liên tính cách triết lý + quyết liệt, tỉ mỉ, chi tiết
+ cởi mở , thân thiện, hòa đồng + biết cách đối nhân xử thế, trọng dụng người tài +
lòng biết ơn + quan điểm sống đúng đắn + thừa nhận cái sai và sửa chữa + nhân +
tâm + đức + kinh doanh là phục vụ thành công.
Bà Mai Kiều Liên chính trực liêm chính, Trung thực trong ứng xử và trong tất cả
các giao dịch.Tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp, tôn trọng Công ty, tôn
trọng đối tác, hợp tác trong sự tôn trọng. Công bằng với nhân viên, khách hàng,
nhà cung cấp và các bên liên quan khác. Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập
và hành động một cách đạo đức.Tuân thủ luật pháp, bộ quy tắc ứng xử và các quy
chế, chính sách, quy định của Công ty

C. Những tính cách cần có cho một nhà lãnh đạo thành công
1. Khả năng tư vấn
Những người có khả năng hướng dẫn người khác bằng lời khuyên của mình
thường sở hữu một tiềm năng trở thành người lãnh đạo lớn, theo Robert Vanourek tác giả của quyển Triple Crown Leadership: Building Excellent, Ethical, and
Enduring Organizations.
Đây là mẫu người có sự thông minh và thuần thục kỹ năng làm việc với con người.
Họ không để cho cái tôi hay quan điểm cá nhân ngăn cản họ giúp đỡ người khác.
Điều này sẽ giúp mang đến sự tôn trọng từ số đông để cá nhân đó có thể lãnh đạo
một cách hiệu quả về sau.
2. Luôn tìm kiếm giải pháp
Khi bạn có một nhân viên luôn trong trạng thái "có thể sửa chữa mọi điều", dạng
người luôn tìm kiếm giải pháp, không biện minh cho những lỗi sai của mình tức là
bạn đã có một nhà lãnh đạo giỏi tương lai trong tay, Vanourek cho biết.
Khi một dự án thất bại, hãy chú ý đến những người mang tinh thần tích cực, hứng
khởi đi tìm giải pháp thay vì ngồi ủ ê chán nản. Đây là những hạt giống bạn cần

12



chăm sóc. Vì những nhà lãnh đạo tương lai phải có được tinh thần lạc quan khi đối
diện với thử thách thì mới đưa tổ chức đi xa được.
3. Truyền cảm hứng
Tính cách thứ ba bạn nên chú ý là khả năng truyền cảm hứng, động viên đồng
nghiệp hướng đến mục tiêu chung. Đây là phẩm chất được thể hiện từ rất sớm bên
trong những cá nhân có khả năng lãnh đạo.
Ngay trước khi họ đảm trách vị trí quản lý, dù chỉ mới là một nhân viên thông
thường họ cũng có xu hướng thực hiện điều này với các đồng nghiệp. Nguyên
nhân làm các cá nhân này nổi bật vì hầu hết mọi người đều tập trung vào phát triển
bản thân nhiều hơn là hỗ trợ người khác vì mục tiêu chung của tập thể.
4. Biết lắng nghe
Chúng ta đều biết lắng nghe là điều quan trọng. Song, những ứng viên lãnh đạo
giỏi sẽ dành thời gian để thực sự lắng nghe và có khả năng duy trì được cả sự lắng
nghe lẫn phát triển suy nghĩ cùng một lúc. Điều này có thể dẫn đến khả năng phát
hiện ra năng lực từ người khác của các ứng viên đó. Đây là một khả năng quan
trọng đối với việc đào tạo đội ngũ kế cận tương lai.
Những cá nhân càng dành thời gian để quan sát mọi diễn biến xung quanh để thu
thập dữ liệu tạo ra những giải pháp mang lại lợi ích cho tổ chức càng là người lãnh
đạo tốt trong tương lai.
5. Hiểu rõ bản thân
Lãnh đạo là người hiểu rõ và tập trung vào điểm mạnh của họ đồng thời tìm kiếm
trợ lý hoặc kết hợp với các cá nhân khác để cải thiện điểm yếu của mình.
Cố gắng tỏ ra bản thân giỏi ở mọi mặt có nghĩa là người đó chưa hiểu rõ về sức
mạnh thực sự của bản thân hoặc phủ nhận những điểm yếu đang hiển hiện. Điều
này sẽ ngăn cản cá nhân đó trở thành lãnh đạo giỏi.

13



Vì vậy, hãy chú ý đến những cá nhân hiểu rõ khả năng bản thân trong tổ chức của
bạn.
6. Có khả năng huấn luyện
Những lãnh đạo tương lai cần phải có khả năng huấn luyện người khác. Những nhà
lãnh đạo xuất sắc không cần thiết phải biết hết tất cả. Thay vào đó, họ cần hiểu rõ
bản thân đang tìm kiếm những người huấn luyện, nhà cố vấn như thế nào để giúp
họ phát triển hết khả năng của bản thân. Chỉ khi làm được điều này thì họ mới biết
rõ những gì cần làm khi trở thành người huấn luyện cho những ứng viên lãnh đạo
khác trong tương lai.
7. Có tầm nhìn
Những ứng viên lãnh đạo giỏi nhất sẽ dành hầu hết thời gian để tập trung cho
những công việc mang lại lợi ích dài hạn cho công ty. Ngược lại, những cá nhân
thông thường sẽ chỉ tập trung vào ngắn hạn.
Những cá nhân có tầm nhìn sẽ không e ngại thử nghiệm những điều mới mà có thể
mang lại lợi ích cho tổ chức trong dài hạn. Đồng thời, họ cũng hiểu rõ những hoạt
động, vấn đề nào là quan trọng cần tập trung xử lý cho quá trình phát triển của
công ty.

D. Liên hệ sinh viên
Sự thành công cần trải qua thời gian rất dài với những quyết định thông minh và sự
nỗ lực không ngừng. Và chúng ta cần nỗ lực từ những suy nghĩ, hành vi, và thói
quen hàng ngày. Những thói quen hàng ngày góp phần rất quan trọng đối với sự
thành công và giàu có.
Tập những thói quen chung mà những người thành công sở hữu bạn chưa thể thành
công như họ, nhưng chắc chắn sẽ có cuộc sống tốt hơn:
-

Thức dậy sớm mỗi ngày

-


Tập thể dục mỗi ngày
14


-

Có thái độ sống tích cực

-

Đọc nhiều sách

-

Biết định hướng tương lai

-

Việc hôm nay không để ngày mai

-

Biết lắng nghe để thấu hiểu và để được thấu hiểu

-

Biết rèn luyện và phát triển những kỹ năng

15




×