Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

đánh giá thực trạng phát triển vận động cho trẻ béo phì, suy dinh dưỡng, tăng động, chậm phát triển tại các trường mầm non trong khu vực thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.13 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
VẬN ĐỘNG CHO TRẺ BÉO PHÌ, SUY
DINH DƯỠNG, TĂNG ĐỘNG, CHẬM
PHÁT TRIỂN TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM
NON TRONG KHU VỰC THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH


I/ Thực trạng và phát triển vận động cho trẻ
béo phì
1. Thực trạng
Năm học 2016-2017, tại Trường MN Sao Mai, có 59/356 trẻ TC,
chiếm tỷ trên 16,6% tổng số trẻ, trong đó có 2 trẻ có nguy cơ
chuyển sang BP. Qua kết quả cân đo, nhà trường xây dựng kế
hoạch phối hợp với phụ huynh, y tế địa phương và nhân viên y
tế trường học đề ra nhiều giải pháp chăm sóc, nuôi dưỡng hợp
lý. Hai năm học vừa qua, kiên trì thực hiện đồng bộ giải pháp:
xây dựng khẩu phần ăn hợp lý kết hợp tăng cường phát triển
vận động giúp trẻ phòng, chống TC, BP hiệu quả
Phó hiệu trưởng Trường MN Sao Mai Hà Thanh Vân cho biết, xác
định hạn chế việc tăng cân của trẻ bằng cách phát triển vận
động, trường không cho trẻ nhịn ăn và không cắt giảm khẩu
phần ăn cho trẻ mà xây dựng khẩu phần ăn nhiều rau, củ, quả,
hạn chế chất béo, đảm bảo tỷ lệ các chất cung cấp cân đối. Cụ
thể, đối với nhóm trẻ từ 24 đến 36 tháng đạt từ 708 - 826
calo/trẻ/ngày, trẻ mẫu giáo 735 - 882 calo/trẻ/ngày.
Từ đó, trường xây dựng kế hoạch tổ chức cho trẻ TC, BP ăn
riêng theo từng nhóm bằng cách giảm bớt dầu, mỡ, đường


trong món xào, súp… uống sữa ít đường, ít béo. Đồng thời,
thông báo với phụ huynh về tỷ lệ năng lượng đã cung cấp tại
trường và khuyến cáo tỷ lệ năng lượng cần cung cấp tại gia
đình để tránh trường hợp cung cấp thừa hoặc thiếu năng lượng
cho trẻ trong ngày. Bên cạnh đó, trường tạo môi trường vận
động phong phú, tích hợp chuyên đề phát triển vận động và
hoạt động học làm thu hút trẻ.
2. Bài tập phát triển
Ban giám hiệu nhà trường đã thiết kế mô hình con đường chạy
bộ xung quanh trường, tận dụng khu xích đu trước đó để làm
khung lưới cho trẻ ném bóng, leo cầu thang. Trẻ TC, BP còn
luyện tập các điệu nhảy: dân vũ Rumba thiếu nhi, aerobic, múa
Ấn Độ, khiêu vũ… Mỗi buổi tập khoảng 30 phút (từ 15 giờ đến
15 giờ 30 hàng ngày) giúp trẻ tích cực hoạt động. Ban giám
hiệu phối hợp kiểm tra, thường xuyên nắm bắt tình hình thực tế
để có hướng điều chỉnh kịp thời các bài tập cho phù hợp với trẻ,


đảm bảo vừa sức và có sự xen kẽ các hoạt động mạnh và các
hoạt động trò chơi thả lỏng cơ thể để tránh trẻ vận động mệt
mỏi. Từ đó, giúp trẻ phát triển cân đối, hài hòa, kéo giảm được
tỷ lệ trẻ TC, BP. Kết quả, đến cuối năm học 2016-2017, trẻ TC
được kéo giảm còn 20/59.
Vừa tạo được môi trường giáo dục vận động vừa góp phần phát
triển toàn diện cho trẻ, Trường MN Sao Mai là 1 trong 2 trường
được Sở Giáo dục và Đào tạo chọn thí điểm để nhân rộng biện
pháp kéo giảm tỷ lệ trẻ TC, BP trong trường MN.
Trong khoảng 3 năm gần đây, số trẻ TC ở trường MN có xu
hướng gia tăng và trở thành vấn nạn của ngành giáo dục. Tỷ lệ
trẻ TC, BP tương đối cao hơn ở các trường MN trên địa bàn

thành phố, thị trấn. Theo đánh giá, tình trạng sức khỏe của trẻ
qua việc cân đo, khám sức khỏe đầu năm học, trung bình hàng
năm có gần 5% trẻ trong độ tuổi MN (từ 3 - 5 tuổi) bị TC, BP.
Trưởng phòng Giáo dục MN Nguyễn Thị Thanh Bình cho biết,
nhiều năm học qua, Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường
tăng cường biện pháp can thiệp kịp thời để giảm tỷ lệ trẻ TC, BP
trong trường
3. Chế độ dinh dưỡng
Về cơ bản, trẻ béo phì vẫn cần cung cấp dinh dưỡng để phát
triển tinh thần và thể chất. Muốn giảm cân cho con các mẹ cần
điều chỉnh chế độ dinh dưỡng từ từ và hợp lý cho bé. Điều quan
trọng là trong mỗi bữa ăn hằng ngày của bé phải đáp được nhu
cầu dinh dưỡng hợp lý và cần thiết cho bé. Mẹ cần tìm hiểu
nguồn dinh dưỡng nào là tốt, là vừa đủ trong mỗi khẩu phần ăn
của bé. Tham khảo những lưu ý sau đây trước khi bắt tay vào
lên thực đơn cho bé nhà mình nhé!
Hạn chế những loại thức ăn giàu năng lượng như bánh, kẹo,
chè, nước ngọt. Không nên cho đường vào các loại thức uống
của bé. Nên cho bé ăn nhiều trái cây, đặc biệt là các loại trái
cây ít đường như thanh long, bưởi, cam, ổi… Tránh các loại trái
cây nhiều đường như vải, chuối, nhãn…
Nên dạy bé ăn chậm, nhai kỹ. Trước bữa ăn nên cho bé ăn trước
một chén canh hay một dĩa rau xanh để giúp bé giảm bớt cơn


đói.
Giảm bớt dầu mỡ khi chế biến thức ăn cho bé. Thay vì nấu các
món chiên, xào, quay các mẹ có thể nấu các món luộc, kho hay
nấu canh. Hạn chế các món ăn nạc như gà, cá, tôm.
Không nên cho trẻ ăn các thực phẩm nhiều chất béo như thức

ăn nhanh.
Cho bé ăn đủ bữa, không nên cho bé ăn quá no hay quá đói.
Nên cho bé ăn sáng đầy đủ. Không nên cho trẻ ăn sau 8h tối.
Tuân thủ nguyên tắc: sáng ăn no, trưa ăn vừa và tối ăn ít.
Nên cho bé uống sữa vì sữa chứa nhiều canxi, tốt cho sự phát
triển xương của bé. Khi cho bé uống sữa nên chọn các loại sữa
có hàm lượng chất béo thấp. Các loại đậu và thực phẩm chế
biến từ đậu cũng là một nguồn cung cấp canxi và chất đạm rất
tốt cho bé.
Nên cho bé uống nhiều nước mỗi ngày vì nước đóng vai trò rất
quan trọng đối với cơ thể. Nước là thành phần không thể thiếu
trong quá trình trao đổi chất, tuần hoàn máu… Đồng thời, nước
cũng giúp cơ thể chuyển hóa chất béo thành năng lượng.
Nên cho bé vận động nhiều hơn. Việc vận động giúp bé tiêu hao
năng lượng, giảm bớt lượng mỡ thừa cho bé. Hạn chế cho bé coi
tv, máy tính quá nhiều dẫn đến tình trạng thụ động ở bé.
Nên cho bé ngủ đủ giấc. Không nên cho bé thức khuya

II/ Thực trạng và phát triển vận động cho trẻ
tăng động
1. Bài tập phát triển
Những hoạt động thể thao thư giãn sau giờ học hay dịp cuối
tuần là “liều thuốc tinh thần” rất tốt đối với trẻ tăng động giảm
chú ý, không chỉ giúp tăng cường sức khỏe, giải phóng nguồn
năng lượng dư thừa, trẻ còn học hỏi thêm được nhiều kỹ năng
bổ ích.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, các vận động thể chất phù hợp giúp trẻ
giảm bớt các biểu hiện hiếu động quá mức, tăng khả năng tập
trung chú ý
a) Võ thuật



Sự tập trung, tính kỷ luật và khả năng cư xử đúng mực là những
kỹ năng tuyệt vời mà trẻ tăng động giảm chú ý học được từ
môn thể thao này. Tham gia vào các lớp võ thuật đòi hỏi trẻ
phải thật tập trung để theo kịp từng động tác. Ngoài ra, các
nghi thức cúi chào, bắt tay, … trong sinh hoạt hàng ngày cũng
giúp trẻ biết kiểm soát hành vi và cảm xúc của mình tốt hơn.
Với những trẻ tăng động giảm chú ý có cá tính mạnh, môn thể
thao này là cơ hội để trẻ tự thách thức mình, rèn luyện kỹ năng
chơi, tăng sự tập trung và tinh thần đồng đội. Ngoài ra, chơi
tennis cũng là một cách rất tốt để giúp trẻ giải tỏa những căng
thẳng, thất vọng gặp ở trường thay vì cáu gắt hay quấy phá.
b) Thể dục dụng cụ
Nghiên cứu chỉ ra rằng, các hoạt động cần sự chú ý và phối hợp
chuyển động nhịp nhàng của cơ thể như thể dục dụng cụ sẽ
giúp trẻ cải thiện tốt khả năng tập trung chú ý. Ngoài ra, việc sử
dụng thuần thục các dụng cụ này giúp trẻ duy trì sức khỏe, độ
dẻo dai và cảm nhận tốt hơn.
c) Bơi lội
Michael Phelps – một nhà vô địch thế giới về bơi lội đã nhiều lần
chia sẻ rằng, chính môn thể thao này đã giúp anh kiểm soát tốt
hơn chứng bệnh tăng động của mình. Và thực tế, đây là cách
tốt giúp trẻ tự cải thiện và khám phá khả năng của bản thân,
rèn luyện sự tập trung cao độ và tính kỷ luật để đáp ứng các
yêu cầu về thời gian.
d) Chạy bộ
Đây là hoạt động đơn giản mà trẻ có thể thực hiện hàng ngày
để học cách nhẫn nại, tính kỷ luật và giữ tâm lý ổn định trong
khi chạy. Bạn có thể đăng ký cho trẻ tham gia các hoạt động

chạy đường dài để trẻ có cơ hội giao lưu khi tham gia hoạt động
này.
e) Bóng rổ
Cũng như các môn thể thao đồng đội khác, bóng rổ giúp trẻ học
tính kiên trì, khả năng tập trung và sự phối hợp nhịp nhàng


cùng các đồng đội. Đây chính là những kỹ năng mà trẻ tăng
động giảm chú ý cần trau dồi mỗi ngày.
f) Bóng đá
Trẻ tăng động giảm chú ý sẽ hòa đồng hơn và học kỹ năng làm
việc nhóm khi tham gia vào một thể thao đồng đội này. Những
chuyển động nhanh và liên tục trên sân là cách giúp trẻ giải
phóng nguồn năng lượng sau một ngày học tập ở trường. Cha
mẹ có thể cùng con chơi bóng mỗi ngày để tăng sự gắn kết
trong gia đình.
g) Âm nhạc
Thực tế là âm nhạc có tác động tuyệt vời với nhiều vũng não bộ
của trẻ, vừa giúp thư giãn sau giờ học căng thẳng, vừa giúp
phát triển tính cách tốt hơn. Việc tham gia vào các nhóm nhạc
hay các loại hình âm nhạc đồng đội cũng giúp trẻ trau dồi kỹ
năng làm việc nhóm.
h) Diễn kịch
Việc ghi nhớ, học thuộc lòng lời thoại cùng với quá trình tập
luyện nghiêm túc, đã giúp trẻ biết cách tổ chức sắp xếp công
việc và tăng khả năng tập trung chú ý.
2. Chế độ dinh dưỡng
- Uống nhiều nước mỗi ngày
Để não hoạt động một cách hiệu quả, điều quan trọng nhất
trong chế độ ăn cho trẻ tăng động là cung cấp đầy đủ nước cho

cơ thể. Khi cơ thể mất nước não bộ sẽ hoạt động kém, giảm độ
nhạy bén, phản ứng chậm chạp hơn.
Trẻ nên được uống nước ép trái cây mỗi ngày, ngoài tốt cho sức
khỏe, những trẻ bị béo phì có thể giảm 400 calories mỗi ngày.
Nên hạn chế những loại đồ uống có ga, đường trong chế độ ăn
cho trẻ tăng động vì chúng kích thích trẻ hơn.
- Sử dụng những thực phẩm rau củ quả nhiều màu sắc
Rau củ là một trong những loại thực phẩm rất quan trọng
trong chế độ ăn cho trẻ tăng động. Trẻ nên ăn những rau củ
quả như bí ngô, ớt chuông đỏ vàng xanh, việt quất… Vì những


loại thực phẩm này có thể giúp trẻ cung cấp đủ chất chống oxy
hóa cho trẻ, giúp hệ thần kinh hoạt động tốt hơn.
Không nên mua những thực phẩm có nhiều màu sắc cho bé bởi
những thực phẩm đó có thể chứa phẩm màu.
- Tăng cường thực phẩm giàu đạm – protein
Đạm là một chất không thể thiếu trong chế độ ăn cho trẻ tăng
động. Đạm không chỉ giúp trẻ tập trung tốt hơn mà còn giúp trẻ
cân bằng lượng đường có trong máu. Tăng cường sự tập trung
và cung cấp những chất cần thiết cho hoạt động của não.
Tuy nhiên, không nên cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm giàu đạm
trong thời gian ngắn. Vì điều này đẩy nhanh quá trình oxy hóa,
gây ra gánh nặng cho não bộ và cơ thể, từ đó khiến cơ thể của
trẻ cảm thấy mệt mỏi.
Những thực phẩm chứa nhiều chất protein nên bổ sung vào chế
độ ăn cho trẻ tăng động gồm cá, thịt gà, các loại đậu và một số
loại rau như rau chân vịt.
- Cho trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin thuộc nhóm B
Các loại thực phẩm vitamin thuộc nhóm B ví dụ như vitamin B8,

B5 và B12 có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất
ở bên trong cơ thể và giúp thực hiện bình thường chức năng
của các cơ quan tế bào.
Ngăn chặn nhiều loại hội chứng như trầm cảm, các chứng rối
loạn hành vi và cảm xúc, … Chính vì thế bố mẹ hãy bổ sung
những thực phẩm giàu vitamin thuộc nhóm B vào chế độ ăn
cho trẻ tăng động ngay nhé.
Vitamin thuộc nhóm B có trong các loại thực phẩm như súp lơ,
nấm, thịt, cá, đậu, các loại hạt, …
- Chế độ ăn giàu năng lượng, nhưng không nên nạp quá
nhiều calorie
Hoạt động của cơ thể và não bộ trong ngày ảnh hưởng bởi chất
lượng của các loại thực phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày.


Trẻ với chứng tăng động giảm chú ý được khuyên nên bổ sung
các loại thực phẩm giàu năng lượng trong chế độ ăn cho trẻ
tăng động, tuy nhiên với sự kiểm soát lượng calorie có trong
bữa ăn. Một số loại thực phẩm như cá hồi, quả óc chó, táo, … là
lựa chọn hoàn hảo dành cho bé.
Sự không kiểm soát trong hành vi của trẻ tăng động có liên
quan tới sự béo phì. Đã được chứng minh có hại cho hệ thần
kinh của trẻ. Vì thế, không nên cho trẻ tiêu thụ quá nhiều
calories, một số có thể ảnh hưởng xấu đến vị giác, hormon và
sức khỏe của trẻ.
Nên hạn chế đường, các loại thực phẩm được chế biến sẵn như:
bim bim, thịt hộp, xúc xích, pizza, bánh kẹo ngọt, … trong chế
độ ăn cho trẻ tăng động. Sử dụng những loại thực phẩm đảm
bảo chất lượng cho trẻ sẽ giúp chuyển hóa hormones gây ảnh
hưởng đến sự trao đổi chất của trẻ và khiến trẻ dư năng lượng.

-

Chú trọng đến những chất béo lành mạnh

Chất béo rất có lợi và là một trong những chất cần thiết
trong chế độ ăn cho trẻ tăng động. Acid béo là chất béo cần
thiết bởi 60% trọng lượng rắn của bộ não là chất béo.
Nếu muốn loại bỏ những chất béo gây hại khỏi chế độ ăn, phụ
huynh nên loại bỏ những chất acid béo khi chưa bão hòa (chất
béo từ các loại động vật công nghiệp, dầu mỡ giá rẻ và mỡ
rán…). Nên thay bằng các loại dầu thực vật như dầu oliu,
canola và bơ.
Pizza, bánh burger và kem chứa những chất béo làm rối loạn sự
dẫn truyền tín hiệu não bộ của trẻ. Phụ huynh nên loại bỏ
những thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn cho trẻ tăng động.
Hãy cho trẻ ăn những loại thức ăn có chất béo lành mạnh, đặc
biệt là omega-3 có ở trong cá hồi, quả bơ, cá mòi, quả óc chó
và một số loại rau màu xanh đậm.


III/ Thực trạng và phát triển vận động cho
trẻ suy dinh dưỡng
1. Thực trạng
Theo thống kê của hội dinh dưỡng Quốc Gia Việt Nam tính đến hết năm
2014, Việt Nam có khoảng 2,2 triệu trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi tương
đương với 24,9% và đến nay con số này vẫn ở mức cao 24,3%.
Tỷ lệ này tương ứng, cứ 3 trẻ dưới 5 tuổi, thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thấp
còi và có sự khác biệt giữa các vùng miền (một số tỉnh có tỷ lệ suy dinh
dưỡng
thấp

còi
lên
đến
hơn
30%).
Điều đó lý giải vì sao chiều cao trung bình của của trẻ em Việt Nam sau khi
trưởng thành với nam và nữ nước ta tương ứng là 1m64 và 1m53, thấp hơn
nhiều so với các nước trong khu vực như Trung Quốc (1m70 ở nam và 1m59
ở nữ), Nhật Bản (1m72 ở nam và 1m58 ở nữ), Singapore (1m71 ở nam và
1m60 ở nữ)…
2. Bài tập phát triển
Tăng cường vận động
Chế độ luyện tập thể dục thể thao cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc
tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng, đồng thời giúp phát triển chiều cao của trẻ. Mẹ
nên cho bé vận động phù hợp lứa tuổi, tắm nắng mỗi ngày, ngủ đủ giấc và ngủ
sớm trước 22 giờ.
Kết hợp dinh dưỡng đặc trị
Trẻ đang trong tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi, nhu cầu về dinh dưỡng của
trẻ không giống các bé đang phát triển bình thường, chính vì vậy các chuyên gia
cũng khuyên mẹ nên cho trẻ dùng các sản phẩm sữa đặc trị dành cho trẻ suy
dinh dưỡng thấp còi có chứa thành phần ưu việt cần thiết tối đa cho sự phát triển
của trẻ.
Khám dinh dưỡng định kỳ:
Khám dinh dưỡng định kỳ đóng góp rất tích cực trong quá trình theo dõi sức
khoẻ và mức độ phục hồi dinh dưỡng của trẻ. Thông qua việc kiểm tra sức khỏe,
bác sĩ dinh dưỡng sẽ đưa ra kết luận, đánh giá tổng quát về thể chất, sự tăng
trưởng của cơ thể. Từ lúc trẻ chào đời đến khi tròn 3 tuổi, các mẹ nên theo dõi
cân nặng mỗi tháng 1 lần vào 1 ngày cố định trong tháng



3. Chế độ dinh dưỡng
Cải thiện chế độ ăn uống của trẻ, đảm bảo cung cấp đầy đủ các
dưỡng chất trong mỗi bữa ăn. Khi chế biến cũng nên thực hiện
chỉ tiêu ăn chín, uống sôi, tránh các thực phẩm bị nhiễm khuẩn
đồng thời hạn chế hâm lại món ăn của trẻ. Những đứa trẻ trong
giai đoạn từ 1-2 tuổi thì ngoài sữa mẹ còn cần tới 4 bữa cho
một ngày, trẻ từ 3-5 tuổi thì cần trung bình 5-6 bữa. Nên đa
dạng các món ăn để trẻ không bị chán, bổ sung thêm thịt cá,
rau xanh, các loại đậu, dầu thực vật, sữa và các chế phẩm từ
sữa… vào chế độ ăn của trẻ nhỏ.
Để đảm bảo có thể chọn lựa thực phẩm và xây dựng được chế
độ ăn cho trẻ tốt nhất để điều trị suy dinh dưỡng cũng như
ngăn ngừa nguy cơ bị suy dinh dưỡng ở trẻ. Cần tuân thủ những
nguyên tắc căn bản khi xây dựng chế độ ăn cho trẻ:


Đối với trẻ còn đang trong giai đoạn bú sữa mẹ, nên cho
trẻ bú sữa mẹ, hoặc uống sữa công thức lúc nào trẻ đói kể cả
ngày hay đêm để đảm bảo trẻ không bị đói bụng.



Trẻ suy dinh dưỡng khi vẫn còn đang bú mẹ, nhưng mẹ đã
hết sữa có thể kết hợp sữa công thức và sữa đậu nành. Tuy vậy
sữa đậu nành chỉ dành cho trẻ từ 1 tuổi trở lên.



Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cần kết hợp cho ăn dặm để làm
đa dạng nguồn dinh dưỡng cần thiết. Thực đơn ăn dặm cần đa

dạng, đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm dinh dưỡng chính là:
protein, tinh bột, chất béo, chất xơ.



Lượng bữa ăn dặm cần tăng lên khi trẻ lớn dần, chia thời
lượng bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Đảm bảo thực
hiện nấu chín uống sôi để tránh gây ra các chứng bệnh về
đường tiêu hóa cho trẻ.



Cho trẻ làm quen với cách ăn dặm mới, không thúc ép có
thể khiến trẻ lo sợ, sinh ra những biểu hiện chán ăn, biếng ăn,
không tập trung khi ăn uống.



Với trẻ bị suy dinh dưỡng cấp độ 3, cần tăng lượng calo
dần theo thời gian, đảm bảo bổ sung kịp thời dưỡng chất cần
thiết một cách tích cực.




Cho bé sử dụng thêm các loại vitamin tổng hợp, men tiêu
hóa, chế phẩm chứa sắt, thực phẩm giàu sắt để chống thiếu
máu… theo hướng dẫn bác sĩ với liều lượng phù hợp.




Trẻ từ 1-2 tuổi nên ăn ít nhất 4 bữa/ngày và tăng dần theo
độ tuổi. Đến độ tuổi từ 3-5 tuổi cần ăn từ 5 – 6 bữa nhỏ/ngày.



Cách chế biến thức ăn cần đa dạng, phù hợp khẩu vị của
trẻ, không quá mặn và nhiều gia vị để bé thích thú ăn uống
hơn.
4. Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng hợp lý nhất
a) Trẻ dưới 6 tháng
Cho bú theo nhu cầu, chủ yếu là sữa mẹ và có thể kết hợp
thêm sữa công thức nếu cần thiết. Tuy vậy sữa công thức cần
được cho bú theo lời khuyên của bác sĩ.
b) Trẻ từ 6-12 tháng tuổi
Cho trẻ ăn dặm kết hợp với các món ăn dặm như cháo nấu nhừ,
xay nhuyễn, trộn sữa hoặc kết hợp với nước thịt, thịt, rau củ
xay nhuyễn cùng. Nếu trẻ chưa thể ăn cháo thì có thể dùng bột
ăn dặm, pha nước sôi ấm ăn 3-4 bữa/ngày.
c) Trẻ từ 1 -2 tuổi






6 giờ sáng: 150-200ml sữa công thức hoặc sữa mẹ.
9 giờ sáng: 200ml cháo thịt và rau. Chế biến theo công
thức 30g gạo tẻ, 50g thịt nạc, 1 quả trứng gà, 10ml dầu gấc,
dầu cá…, 20g rau xanh.

12 giờ trưa: 200ml sữa công thức.



2 giờ chiều: Ăn phụ trái cây như là 1 quả chuối tiêu, hoặc 1
miếng xoài chín, 1miếng đu đủ…



5 giờ chiều: Cháo thịt hoặc cháo tôm cá đều được, kết hợp
cùng rau và dầu dinh dưỡng như trên.
Để xây dựng một chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng phù hợp,
cũng như chế độ ăn khoa học cho trẻ để ngăn ngừa suy dinh
dưỡng, các mẹ cần thường xuyên theo sát những biểu hiện ăn
uống của trẻ, xây dựng chế độ ăn đa dạng.
Bên cạnh đó, luôn cập nhật những món ăn dặm mới, tập thói
quen ăn uống đúng cách cũng như cho trẻ ăn đúng phương


pháp để hạn chế những thói quen xấu khi ăn cho trẻ về sau,
hạn chế nguy cơ biếng ăn suy dinh dưỡng ở trẻ về sau. Đừng
quên tham khảo thêm các tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng
và bác sĩ để có được những lời khuyên tốt nhất cho chế độ ăn
của trẻ

IV/ Thực trạng và phát triển vận động
cho trẻ tự kỉ
1. Bài tập phát triển
Vận động thô
Sự phát triển của các kĩ năng vận động thô là phần quan trọng

trong chương trình học của trẻ. Mặc dù khả năng vận động thô
của trẻ tự kỷ và trẻ có rối loạn phát triển thường phát triển bình
thường nhưng vẫn cần phải dạy kĩ năng mới cùng với phương
pháp dạy ở những lĩnh vực chức năng khác.
Những vấn đề vận động thô thường gặp nhất ở trẻ tự kỷ là:
Thiếu năng lượng và sức mạnh cơ bắp.
Kiểm soát thăng bằng kém.
Vụng về khi vượt chướng ngại vật.
Kiểm soat tốc độ và sức mạnh kém.
Khó tổ chức toàn thân vào một động tác vận động thô tích
hợp.
Một số bài tập vận động thô cho trẻ tự kỷ







Vận động tinh
Những kỹ năng vận động tinh dùng để chỉ những hoạt động liên
quan đến việc sử dụng tay và ngón tay. Nếu trẻ càng kiểm soat
được tay và ngó tay tốt thì các bài học sẽ dễ dàng hưn và hấp
dẫn hơn cho cả trẻ và GV.
Các kỹ năng vận động tinh liên quan mật thiết đến việc bắt
chước, tri giác, vận động thô và đặc biệt là sự phối hợp tay mắt.
Việc phát triển tốt các kỹ năng tự chăm sóc, vẽ, viết và kỹ năng
tiền học nghề đều phụ thuộc vào khả năng vận động tinh của
trẻ. Các kỹ năng cơ bản trong lĩnh vực vận động tinh gồm có:



1) Cử động tay và ngón tay ột cách có kiểm soát
2) Cầm nắm vật trong một tay không cần trợ giúp
3) Thao tác đồ vật để thực hiện nhiệm vụ
4) Sử dụng phối hợp cả 2 tay.
2. Chế độ dinh dưỡng
a) Thực phẩm giàu đạm
– Theo PTC, thực phẩm giàu đạm (Nutrient dense foods) là
nhóm thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như carbohydrate,
chất xơ, chất béo, các axít béo thiết yếu, protit, axít amin,
nước và vi đạm như vitamin, khoáng chất, khoáng vi
lượng, chất chống ôxy hóa và dưỡng chất thực vật.
– Thực đơn giàu chất dinh dưỡng được xem là rất cần cho
chức năng của cơ thể nói chung và cho não nói riêng. thực
đơn này trọng tâm đến thực phẩm hữu cơ, ít qua chế biến
để bảo toàn dưỡng chất nguyên thủy.
b) Thực phẩm giàu chất chống ôxi hóa
Chất chống ôxi hóa (antioxidants) là những hợp chất vô
cùng quan trọng, có tác dụng bảo vệ các tế bào của cơ thể
không bị phá hủy bởi các gốc tự do, tạo nên bởi quá trình
ô nhiễm do thuốc trừ sâu, chất tạo màu, tạo mùi vị cho
thực phẩm, kim loại nặng, mỡ trans-fat (mỡ chiên đi chiên
lại)…
Đối với nhóm trẻ tự kỷ, hệ thống tiêu hóa và não bộ rất
nhạy cảm và dễ bị phá hủy bởi các gốc tự do gây nên,
thông qua quá trình có tên là stress ôxi hóa. thực đơn giàu
chất chống ôxi hóa không có nghĩa là phải cho trẻ uống
thuốc bổ, trừ khi quá biếng ăn, chủ yếu là thông qua ăn
uống hàng ngày. Chất chống ôxi hóa rất đa dạng, như:
– Vitamin A có trong quả mơ, xoài, dưa đỏ, khoai lang, cà rốt,

bí và rau xanh dạng lá.


– Vitamin C có trong các loại nước ép trái cây như nước bưởi
và nước cam, ớt đỏ, bông cải xanh, nhóm qủa mọng. – Vitamin
E, chất chống ôxy hóa này có nhiều trong thực phẩm dạng hạt,
như lạc, hạnh nhân, đậu đỗ.
– Vitamin B6 có trong cá cá bơn, cá trích và cá hồi, thịt gia
cầm, đậu đỗ và khoai tây
– Kẽm, khoáng chất có trong thực phẩm dạng hạt như hạt
hướng dương và hạt bí đỏ, quả hạch, thịt gà tây, thịt bò,
thịt lợn, thịt cừu và đậu nành.
– Xêlen có trong thịt gà, đậu phụ và thịt gà tây, thịt bò và
thịt lợn, hạt hướng dương, bột yến mạch và sò.
– Manhê, khoáng chất này được tìm thấy trong cá, gạo lức,
đậu khô, rau xanh thẫm màu, Sữa chua, đậu tương, lạc và
các loại thực phẩm dạng hạt khác.
– Coenzyme Q10 còn được gọi là CoQ10 hoặc ubiquinone,
có nhiều trong cá mòi, cá thu, thịt cừu, thịt bò, rau bina
thịt lợn, trứng, bông cải xanh, đậu phộng và các loại ngũ
cốc nguyên chất.
– Carotenoid là hợp chất làm cho các loại quả có màu
vàng, đỏ như cà rốt, cà chua và cam.
– Flavonoid, chất chống ôxy hóa rất tuyệt vời, còn gọi là
bioflavonoids, được tìm thấy trong sôcôla, rau xanh và hoa
quả các loại.
– Nên dùng thực phẩm hữu cơ được trồng hoặc sản xuất
mà không có thuốc trừ sâu, các gốc tự do, hormone tăng
trưởng và các chất ô nhiễm khác.
– Các loại thực phẩm đa màu, vừa ngon mắt, ngon miệng

lại giàu chất chống ôxy hóa và phytonutrients, rất cần cho
nhóm trẻ mắc bệnh tự kỷ.


– Hạn chế sử dụng lò vi sóng: Lò vi sóng có thể phá hủy
khoảng 90% các chất dinh dưỡng thiết yếu, nhất là chất
chống oxy hóa do nhiệt độ quá cao, vì vậy nên hấp, luộc
tốt hơn là ninh trong lò.
– Nên dùng mỡ Omega 3 và Omega 6, đây là những axít
béo thiết yếu rất cần cho cơ thể để duy trì sức khỏe não
bộ và tim, giúp tăng cường sức khỏe thần kinh cho trẻ.
– Nên ăn ít nhất ba khẩu phần rau xanh và hai khẩu phần
trái cây/ngày, các loại quả có múi (một khẩu phần tương
đương 75 gam). – Tập cách làm súp rau, nước trái cây,
giúp trẻ dễ ăn, dễ tiêu hóa và thu nạp được nhiều dưỡng
chất cần thiết cho cơ thể.
c) Ăn theo cách đặc biệt
– Rất nhiều chế độ ăn đặc biệt được cho là có ảnh hưởng
mạnh mẽ đến trẻ tự kỷ vì chúng có khả năng loại bỏ các
thành phần gluten, carbohydrates, caseins và các thành
phần khác kích thích biểu hiện tự kỷ. Nhiều người đã áp
dụng, họ nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của trẻ thông qua
nhiều hoạt động. Nhưng, trước khi áp dụng chế độ ăn đặc
biệt, bạn nên trao đổi với bác sĩ.
d) Thực
phẩm
chữa
lành
– Nhiều thực phẩm rất tốt trong việc hỗ trợ hoạt động
não bộ hoàn thiện và hiệu quả, vì vậy, chúng được các

nhà dinh dưỡng khuyến khích dành cho bệnh nhân tự
kỷ. Hãy chọn thực phẩm giàu axit béo omega-3, đồng
thời tăng cường dưỡng chất probiotics bằng sữa chua và
sản phẩm từ sữa để hỗ trợ tiêu hóa, nhất là với trẻ từng
uống nhiều kháng sinh. Đừng quên hạn chế tối đa các
chất phụ gia và màu nhân tạo.
e) Trái cây
– Những loại quả mọng tươi vì chúng chứa nitrilosides rất
thích hợp cho trẻ tự kỷ để giải độc cơ thể. Những loại quả
như cam, quýt, bưởi là ưu tiên hàng đầu mẹ nên cho con
ăn.
f) Về nước uống, tốt nhất là nước khoáng


– Mẹ đừng cho con uống nước ngọt hay nước có ga, thậm
chí là trái cây đóng hộp do nó chứa rất nhiều đường và
phẩm màu, ảnh hưởng đến não bộ của trẻ.
g) Thêm vào càng nhiều hành tây, tỏi trong món ăn
của bé càng tốt
– Hành tây kích thích hệ miễn dịch, tỏi có khả năng chống
nấm, ký sinh trùng và virus. Dầu oliu, giàu axit oleic giúp hỗ
trợ hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả.
– Thêm nữa là nghệ vàng, là loại gia vị cực kỳ tốt cho bệnh tự
kỷ. Do nó có tính chất chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm
và làm tăng nồng độ glutathione nên có tác dụng cải thiện
tình trạng bệnh này rất tốt. Chỉ cần lưu ý trẻ mẫn cảm với
phenol không nên dùng.
– Ngoài chế độ ăn uống, cha mẹ có con tự kỷ cũng nên để ý
những thực phẩm chúng ghét. Trẻ tự kỷ dễ nổi khùng nếu
không vừa ý, vậy nên mẹ hãy chọn thực phẩm con ghét

nhiều gấp đôi trong những bữa đầu để con quen với thực
phẩm lạ sau đó mới tăng dần và điều hòa chế độ ăn dành
riêng cho trẻ tự kỷ.
h) Thực phẩm cần tránh
– Nhiều năm đầu đời phải điều trị với thuốc kháng sinh khiến
trẻ gặp các vấn đề về đường ruột. Thế nên hãy tránh thức ăn
giàu tinh bột hoặc đường tinh chế. Các chức năng gan của
trẻ tự kỷ bị ảnh hưởng khá nhiều do bệnh nên mẹ cũng cần
chú ý về các thực phẩm chế biến sẵn chứa chất phụ gia,
phẩm màu, chất tạo mùi…



×