Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Nghiên cứu khoa học: Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị thời gian của sinh viên Trường Đại học Thương Mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.84 KB, 51 trang )

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
Nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị thời
gian của sinh viên Trường Đại học Thương Mại” với mong muốn tìm hiểu sâu
hơn về vấn đề quản lý thời gian, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện
kỹ năng này cho các bạn sinh viên. Trong suốt quá trình thực hiện bài nghiên
cứu, nhóm đã nhận được sự hỗ trợ tích cực từ phía giảng viên và các bạn sinh
viên trong và ngoài trường.
Nhóm nghiên cứu xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Mai Thanh
Lan, là giảng viên hướng dẫn, giúp đỡ tận tình để chúng em hoàn thành bài
nghiên cứu này.
Nhóm cũng xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên trường Đại học
Thương Mại, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Đại học Bách Khoa, Đại học Công

1


Đoàn, Đại học Lao Động Xã Hội và Thương Binh đã cung cấp thông tin, tạo
điều kiện cho nhóm có cơ sở để thực hiện đề tài này.
Nhóm nghiên cứu đã cố gắng hết sức để thực hiện đề tài này, song còn
nhiều thiếu sót. Bởi vậy, rất mong có được sự đóng góp ý kiến, nhận xét của
thầy, cô và các bạn sinh viên để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

2


MỞ ĐẦU
1.


Lý do chọn đề tài:
Bước vào đại học là tấm vé mà bất kì những người học sinh nào cũng hằng
mơ ước, thế nhưng biết rằng thời gian là thứ luôn tuần sinh và công bằng với
mọi người, nhưng việc quản lý, phân bổ thời gian ở mỗi cấp học là khác nhau.
Cho nên, nếu chúng ta không biết cách xử lí, không biết cách vận dụng thì
chúng ra sẽ dễ rơi vào những cạm bẫy thời gian, vướng mắc vào những chuyện
làm ta khó có cách xử lí nhanh gọn và dễ dàng, hoặc cũng có thể làm chúng ta ỷ
lại và để công việc đến ngày hôm sau. Ngạn ngữ Pháp có câu: “Một tuần lễ đối
với người chăm chỉ có bảy ngày, một tuần lễ đối với kẻ lười biếng có bảy ngày
mai”. Đây là một câu nói thể hiện cách nghĩ, quan niệm của mỗi người đối với
thời gian. Thời gian là thuật ngữ dùng phổ biến trong đời sống. Hiểu một cách
đơn giản thời gian là tài sản của mỗi người trong cuộc sống mà con người có
được từ khi bắt đầu tồn tại. Theo từ điển Tiếng Việt, thời gian là hình thức tồn tại
cơ bản của vật chất (cùng với không gian) trong đó vật chất vận động và phát
triển liên tục, không ngừng. Hiểu theo nghĩa khác thì thời gian là nguồn tài sản
mà mỗi người có giống nhau như: mỗi ngày có 24 giờ, mỗi tháng có 30 ngày,
mỗi năm có 12 tháng. Thời gian là sự tồn tại bên ngoài con người nhưng con
người lại có thể quản lý nó một cách hiệu quả nếu chúng ta biết sắp xếp một
cách hợp lý. Do vậy, ta phải hiểu được tầm quan trọng của thời gian, hiểu được
hệ thống quản lý thời gian, những vướng mắc khi ta thực hành quản lý và lập kế
hoạch về thời gian. Có như thế, ta mới có được ít nhất là một hành trang vững
chắc để tiếp tục đi và giảng đường đại học, tiếp tục học tiếp những môn học và
tiếp tục làm việc cho dẫu áp lực công việc, áp lực học tập có lớn đến đâu chăng
nữa. Nhờ vậy, ta có thể lấy được kết quả tốt hơn, công việc của ta hiệu quả hơn
mà không ảnh hưởng tới sức khỏe của ta.
Nhưng thực tế, đa số sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm nhất chưa có
phương pháp quản lý thời gian một cách hợp lý, hiệu quả, dẫn đến tình trạng
thời gian rảnh rỗi, dư thừa nhiều nhưng luôn thấy quá tải, công việc chồng chéo,
3



chất lượng công việc không cao... Đây là sự thiếu hụt lớn của những công dân trí
thức trong tương lai. Việc hình thành kỹ năng quản lý thời gian càng trở nên cấp
thiết hơn bao giờ hết. Xuất phát từ những lý do trên chúng em quyết định thực
hiện nghiên cứu đề tài: “ Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị thời gian của sinh
viên Trường Đại học Thương Mại”.
2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài
“Thuật quản lý thời gian” của Brian Tracy: Đối tượng độc giả của cuốn
sách này là tất cả những ai muốn quản lý thời gian của mình một cách hiệu quả,
sử dụng thời gian thật có ích và khoa học. Cuốn sách mang tới 21 thuật giúp
quản lý thời gian hiệu quả để nâng cao năng suất trong công việc và cuộc sống.
Từ việc tìm hiểu tâm lý học về quản trị thời gian, kết hợp với các bước như xác
định các giá trị bạn coi trọng, suy nghĩ về tầm nhìn và sứ mệnh của bạn, dự tính
về tương lai, Brian Tracy đã đưa ra các thuật giúp ích cho việc quản lý thời gian
như viết ra các kế hoạch, lập biểu đồ các kế hoạch, lập danh sách các công việc
hàng ngày, xác định mức độ quan trọng và thứ tự ưu tiên của các công việc…
Ngoài ra, ủy quyền cho người khác cũng là một giải pháp giúp tiết kiệm thời
gian, và làm thế nào để vượt qua sự trì hoãn hay kiểm soát sự gián đoạn cũng
được ông đề cập rất chi tiết. Cuốn sách này định hướng cho độc giả cách quản lý
thời gian sao cho hiệu quả nhất, mang tính ứng dụng cao.
Cẩm nang kinh doanh: Quản lý thời gian (Đại học Harvard): Cuốn sách đưa
ra những định hướng để cải thiện kỹ năng quản lý thời gian (thiết lập mục tiêu,
sắp xếp công việc phù hợp, phân loại mục tiêu, làm chủ tình thế khó xử…),
đồng thời xem xét cách mỗi người lên kế hoạch thời gian như viết mục tiêu,
dùng sổ nhật ký ghi chép, phân tích dữ liệu ghi chép để tìm ra nguyên nhân của
việc quản lý thời gian kém, tạo thói quen quản lý chương trình làm việc, xây
dựng lịch làm việc, dựng danh sách việc phải làm hằng ngày, đồng thời chỉ ra sự
lãng phí thời gian cho cuộc sống riêng, và đề cập đến cách lập kế hoạch cho thời

gian của mỗi cá nhân. Đối tượng chính mà cuốn sách hướng tới là các nhà quản

4


lý, những người có công việc ổn định, tuy nhiên những lời khuyên mà cuốn sách
đưa ra hoàn toàn phù hợp với mọi đối tượng.
“Kiểm soát thời gian- Chu toàn mọi việc” của Alec Mckenzie và Pat
Nickerson: Tác giả đã mang đến một cuốn cẩm nang kỳ diệu bật mí những cách
thức tối ưu để kiểm soát thời gian một cách hiệu quả nhất. “Kiểm soát thời gianChu toàn mọi việc” giúp người đọc có thể Tránh những cách “tiết kiệm thời
gian” không hiệu quả; Xây dựng và theo đuổi mục tiêu đã đặt ra đến phút chót;
Tính toán thời gian hợp lý cho từng nhiệm vụ; Xác định nguyên nhân và tránh
lãng phí thời gian; Giúp bản thân trở nên năng động và chuyên nghiệp hơn
Báo Sống trẻ (2015), sinh viên đang 'đốt' thời gian vàng bạc, sử dụng kết
quả một cuộc điều tra của Giảng viên Hoàng Thị Phương với đối tượng là trên
200 sinh viên ĐH Sư phạm Hà Nội, bài báo đề cập đến một số lý do sinh viên
không làm chủ được thời gian của mình, đó là lướt Facebook, ngủ, thỏa mãn các
nhu cầu cá nhân… đa số sinh viên chưa đề ra được mục tiêu phấn đấu cho bản
thân, chưa xác định được hoạt động quan trọng cần đầu tư nhiều thời gian để
thực hiện. Sinh viên chưa xác định đúng giá trị nghề nghiệp mình cần có, vì vậy
chưa có động cơ học tập đúng đắn. Từ động cơ học tập chưa đúng khiến sinh
viên chưa đầu tư quản lý thời gian hiệu quả cho học tập, nghiên cứu.
Kỹ năng quản lý thời gian - Lại Thế Luyện thuộc NXB Văn hóa Thông tin,
cuốn sách bàn đến kỹ năng quản lý thời gian dành cho công việc, nhằm giúp
người đọc : nâng cao nhận thức về quản lý thời gian, thay đổi thái độ của bạn về
vấn đề sử dụng thời gian, biết cách đề ra những mục têu cho bản thân, biết cách
quản lý thời gian của bản thân một cách hiệu quả, nhận ra những lợi ích thiết
thực từ việc quản lý thời gian, nâng cao tính tích cực của bản thân, làm được
nhiều việc hơn với lượng thời gian ít hơn, giảm được áo lực trong công việc và
cuộc sống, đạt kết quả tối đa trong công việc và cuộc sống , đạt kết quả tối đa

trong công việc với nỗ lực tối thiểu, biết tập trung vào những công việc quan
trọng, biết ập trung vào những nhiệm vụ ưu tiên của công việc , cảm nhận được
5


ý nghĩa của công việc , có thêm thời gian dành cho bản thân, gia đình và người
thân. Cuốn sách này được viết ra nhằm định hướng việc quản ký thời gian của
mọi người , giúp người đọc có ý thức học hỏi kỹ năng quản lý thời gian.
Thuần thục quản lý thời gian , cuốn sách đề cập đến việc quản lí thời gian
từ góc độ tinh thần.Chúng ta có thể đạt được nhiều thành tựu hơn mặc dù việc ít
hơn.Mấu chốt của lí thuyết này chính là trình tự ưu tiên của bạn. Bạn cần chủ
động bỉ qua những thứ không quan trọng và dành thời gian cho những ựa tiên
hàng đầu.Với thông điệp này , James C.Petty giúp bạn mã hóa cuộc sống bộn bề
của mình, giảm thiếu những căng thẳng không cần thiết, kiểm soát các kế
hoạch,công việc thường nhật.
Thay đổi hiệu suất thời gian , cuốn sách nêu kên thực trạng sử dụng thời
gian của con người , thường dễ tạo sự trì hoãn tại một vài thời điểm. Ví dụ, khi
mọi thứ chuyện diễn ra không suôn sẻ, theo ý muốn, bạn sẽ dễ dàng bị phân tâm.
Cuốn sách này sẽ giúp người đọc hiểu rõ rằng trì hoãn đang là một vấn đề thực
sự trong cuộc sống của bạn hay nó chỉ xuất hiện khi bạn bị áp lực bởi những thứ
xung quanh.Dorothy K.Breininger sẽ chỉ điểm những thứ đang nắm giữ bạn, gây
nên sự trì hoãn cũng như dạy bạn cách vượt qua sự bỉ bê công việc, phớt lờ
những khoản tiền chưa thanh toán hay miễn cưỡng duy trì những mối quan hệ
không đáng có.
Nhìn chung, vấn đề quản lý thời gian là một chủ đề được quan tâm rất
nhiều, tuy nhiên thực tế sinh viên vẫn chưa chú trọng, ý thức đến việc quản lý
thời gian của chính bản thân.
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích:
Mục đích nghiên cứu của để tài là tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến việc
quản lý thời gian và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng quản trị
thời gian của sinh viên Trường Đại học Thương Mại.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
6


Để đạt mục đích nghiên cứu trên, đề tài có 3 nhiệm vụ nghiên cứu:
Thứ nhất, tập hợp một số lý luận cơ bản về các yếu tố ảnh hưởng đến quản
trị thời gian của sinh viên.
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản
trị thời gian của sinh viên Trường Đại học Thương Mại.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng quản trị thời gian
của sinh viên trong thời gian tới.
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Bài nghiên cứu xác định quản lý thời gian của sinh viên, cụ thể là quản lý
thời gian của sinh viên Đại học Thương Mại khóa K55, K54,K53 và K52.Để
tăng tính thực tế và chính xác cho đề tài , nhóm nghiên cứu cũng khảo sát việc
quản lý thời gian của sinh viên ở một số trường Đại học trực thuộc thành phố Hà
Nội như : Đại học kinh tế Quốc Dân , Đại học Bách Khoa, Đại học Công Đoàn ,
Đại học Lao động xã hội và Thương binh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về thời gian: các nghiên cứu thực tế giới hạn trong thời gian từ
năm 2015 đến năm 2019.
Phạm vi về không gian: nghiên cứu sinh viên khóa K55, K54, K53 và sinh
viên khóa K52 Trường Đại học Thương mại.và sinh viên của một số trường Đại

học trực thuộc thành phố Hà Nội .

5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu:

5.1. Cách tiếp cận:
Đề tài tiếp cận các vấn đề nghiên cứu từ các góc độ sau:
Tiếp cận từ cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị thời gian.
Tiếp cận từ thực tiễn, khảo sát điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị th
ời gian của sinh viên trường ĐHTM.
7


5.2 . Phương pháp nghiên cứu:

5.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính:
5.2.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng các tài liệu và dữ liệu có sẵn như các loại sác
h, báo,

tạp chí, tài liệu…

có liên quan đến đề tài. Trên cơ sở đó, phân tích, tổng hợp những vấn đề lý luận
và thực tiễn có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
5.2.1.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Nhóm nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi để khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đ
ến
quản trị thời gian của sinh viên ĐHTM. Phiếu điều tra gồm câu hỏi nhằm điều tr
a
thực trạng quản lý thời gian, những thuận lợi và khó khăn trong việc quản lý thờ
i gian của sinh viên ĐHTM. Số lượng phiếu khảo sát: 100 phiếu.

5.2.1.3. Phương pháp Delphi:
Phương pháp này, nhóm nghiên cứu đã thực hiện hỏi một số chuyên gia về
quản trịthời gian. Từ đó, nhóm tổng hợp và lấy đó làm một trong những cơ sở để
đưa ra

kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị thời gian.

5.2.1.4. Phương pháp thảo luận nhóm:
Các thành viên trong nhóm đưa ra các ý kiến chủ quan của mình về các yếu
tố ảnh hưởng đến quản trị thời gian. Theo đó, có thể thu thập được nhiều ý kiến
và đưa ra sự lựa chọn tốt nhất cho vấn đề nghiên cứu.
5.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng:

8


Nhóm sử dụng phương pháp khảo sát, chọn mẫu 100 sinh viên trường ĐHT
M thuc các khoa khác nhau,chia đều cho 4 khóa (K52,K53,K54,K55), mỗi khóa
150 sinh
viên. Sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính để đánh giá và kết luận về mức đ
ộ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản trị thời gian của sinh viên trường ĐHTM.
6. Kết cấu đề tài:

Bài nghiên cứu được chia thành 5 phần:
Phần mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị thời gian
Chương 2: Phân tích kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quản
trị thời gian của sinh viên trường ĐHTM.
Chương 3: Các kết luận và đề xuất nhằm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến


quản trị thời gian của sinh viên trường ĐHTM và một số giải pháp khắc

phục sự

lãng phí thời gian.

Phần kết luận.

9


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN QUẢN TRỊ THỜI GIAN
1.1. Một số khái niệm cơ bản:
1.1.1. Khái niệm về thời gian:
Thời gian là một khái niệm rất mênh mông, từ nhận thức đi đến định nghĩa.
Phải chăng nó là một hình thái tự thể nhưng vô hình của tự nhiên, nghĩa là vẫn
có… tựa như không gian? Các nhà triết học và các nhà khoa học lớn từ cổ chí
kim từng bàn luận nhiều về nó với đủ mọi luận điểm nhưng vấn đề vẫn chưa
được giải quyết thỏa đáng bằng một công nhận nhất quán, ngày càng chìm sâu
vào một mớ triết lý bòng bong rối rắm, mù mờ, phủ nhận rồi lại thừa nhận dưới
một tiêu chuẩn cũng tương đương! Dù sao, có thể nói mà không sai: “Cho đến
thời điểm hiện nay, khoa học (và cả triết học) còn chưa thống nhất hoàn toàn: “
‘Thời Gian’ nó là cái gì? ”. Vì thế chính nó lại là lối thoát hay có câu giải đáp,
dù khá mập mờ: - “Thời gia sẽ trả lời!”.
Theo giáo trình Triết học Mác – Lênin (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội năm 2006), thời gian được hiểu là sự
tồn tại của sự vật còn được thể hiện ở quá trình biến đổi: nhanh hay chậm, kế
tiếp hay chuyển hóa,… Theo đó thời gian chỉ hình thức tồn tại của các khách thể

vật chất được biểu hiện ở mức độ lâu dài hay mau chóng (độ dài về mặt thời
gian), ở sự kế tiếp trước hay sau của các giai đoạn vận động. Ph.Ăng-ghen đã
chỉ rõ phạm vi nghiên cứu của Triết học Mác-Lênin về vấn đề này, theo đó, thời
gian là thời gian vật chất. Không có thời gian thuần túy bên ngoài vật chất.
Đối với nhà vật lý (thông thường), thời gian là cái mà một đồng hồ chính
xác đo được. Với nhà toán học, đó là không gian một chiều, được xem là liên
tục, nhưng có thể được chia thành các “thời khắc”, giống như từng tấm ảnh
trong một cuộn phim. Với số đông, thời gian là cái luôn trôi từ quá khứ qua hiện
tại để tới tương lai. Trong thuyết Tương đối, thời gian là chiều thứ tư của vũ trụ,
nhưng điều đó không có nghĩa nó đồng nhất với ba chiều không gian, vì công
thức tính khoảng cách không thời gian khác công thức tính khoảng cách không
gian. Sự phân biệt không gian và thời gian là bệ đỡ cho quan hệ nhân quả, vốn
10


có vai trò thiết yếu trong vận hành vũ trụ. Tuy nhiên, một số nhà vật lý tin rằng,
ở thang bậc Planck (10-33 cm và 10-43 giây), là thang bậc nhỏ nhất còn có ý
nghĩa vật lý, có thể không gian và thời gian không còn chia tách với nhau. (Tạp
chí Tia Sáng (2006), “Giải mã những bí ẩn của thời gian”, 20/7, p1)
Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia:
Thời gian là khái niệm để diễn tả trình tự xảy ra của các sự kiện, biến cố và
khoảng kéo dài của chúng. Thời gian được xác định bằng số lượng các chuyển
động của các đối tượng có tính lặp lại (sự lượng hoá các chuyển động lặp lại) và
thường có một thời điểm mốc gắn với một sự kiện nào đó.
Thời gian là thuộc tính của vận động và phải được gắn với vật chất, vật thể.
Các nhà triết học đúc kết rằng "thế giới" vận động không ngừng (luôn vận
động). Giả sử rằng nếu mọi vật trong vũ trụ đứng im, khái niệm thời gian trở nên
vô nghĩa. Các sự vật luôn vận động song hành cùng nhau. Có những chuyển
động có tính lặp lại, trong khi đó có những chuyển động khó xác định. Vì thế để
xác định thời gian người ta so sánh một quá trình vận động với một quá trình

khác có tính lặp lại nhiều lần hơn, ổn định hơn và dễ tưởng tượng hơn. Ví dụ
chuyển động của con lắc (giây), sự tự quay của Trái Đất hay sự biến đổi của Mặt
Trời trên bầu trời (ngày), sự thay đổi hình dạng của Mặt Trăng (tháng âm lịch),...
hay đôi khi được xác định bằng quãng đường mà một vật nào đó đi được, sự
biến đổi trạng thái lặp đi lặp lại của một "vật". Thời gian chỉ có một chiều duy
nhất (cho đến nay được biết đến) đó là từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Do
sự vận động không ngừng của thế giới vật chất từ vi mô đến vĩ mô (và kể cả
trong ý thức, nhận thức) mà trạng thái và vị trí (xét theo quan điểm động lực
học) của các vật không ngừng thay đổi, biến đổi. Chúng luôn có những quan hệ
tương hỗ với nhau và vì thế "vị trí và trật tự" của chúng luôn biến đổi, không thể
trở về với trạng thái hay vị trí trước đó được. Đó chính là trình tự của thời gian.
Qua các khái niệm trên có thể thấy rằng, thời gian là một khái niệm trừu
tượng, vô hình và không thể nắm bắt được nhưng nó luôn hiện hữu ở mọi khía
cạnh trong cuộc sống của chúng ta. Thời gian là tài sản vô cùng quý giá, không

11


gì có thể mua được hay đánh đổi được, nó sẽ trôi đi một cách lặng lẽ và không
quay trở lại. Do đó, nhóm tác giả đưa ra khái niệm thời gian như sau:
Thời gian là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất ( cùng với không gian)
trong đó vật chất vận động và phát triển liên tục, không ngừng, tồn tại khách
quan với ý muốn của con người, tuy nhiên con người lại có thể điều chỉnh và
quản lý thời gian ấy theo cách của riêng mình dẫn đến những hiệu quả khác
biệt.
1.1.2. Khái niệm về quản trị thời gian:
Trong bài giảng môn Quản trị thời gian của trường Đại học Thương mại có
định nghĩa, “quản trị thời gian là quá trình hoạch định và thực hành kiểm soát
một cách có ý thức thời gian dùng trong một hoạt động cụ thể để tăng hiệu suất
hoặc năng suất”.

Qua khái niệm trên có thể thấy, đây chính là quá trình hoạch định và thực
hành kiểm soát bao gồm các hành động gắn với lập kế hoạch, thực hiện kiểm
soát ( lập kế hoạch thời gian, đánh giá cách thức sử dụng thời gian, phát hiện và
khắc phục sự lãng phí thời gian, ủy nhiệm ủy quyền hay cân bằng giữa công
việc và cuộc sống cá nhân,.v.v…). Nó là một siêu hoạt động với mục tiêu tối đa
hóa tổng lợi ích của một bộ các hoạt động khác nhau trong điều kiện biên là giới
hạn về mặt thời gian, được thực hiện một cách có ý thức về số lượng thời gian.
Quản trị thời gian có thể được trợ giúp bởi một loạt các kỹ năng, công cụ và kỹ
thuật đã sử dụng để quản lý thời gian khi hoàn thành nhiệm vụ cụ thể, các dự án,
và mục tiêu trong thời hạn cho trước. Ban đầu, quản lý thời gian được sử dụng
trong kinh doanh và công việc nhưng cuối cùng đã mở rộng sang hoạt động cá
nhân. Một hệ thống quản lý thời gian được thiết kế là tập hợp của các quá trình,
công cụ, kỹ thuật và phương pháp. Quản trị thời gian hướng tới mục đích như
nâng cao hiệu quả và năng suất làm việc của cá nhân và tập thể, giảm bớt áp lực
trong công việc, tăng lượng “thời gian riêng tư” cho mỗi cá nhân, nâng cao sức
sáng tạo,…

12


Vì vậy, quản trị thời gian được hiểu là việc kiểm soát tốt hơn cách chúng ta
sử dụng thời gian và sử dụng thời gian một cách hợp lý nhất để có thể sắp xếp
được công việc một cách có kế hoạch.
1.1.3. Nội dung của quản trị thời gian:
*Lập kế hoạch thời gian:
Lập kế hoạch thời gian là quá trình xác định mục tiêu và các biện pháp thực
hiện mục tiêu sử dụng thời gian một cách hiệu quả
Lập kế hoạch thời gian đóng vai trò rất quan trọng như góp phần tiết kiệm
thời gian, từ đó tiết kiệm nguồn lực; huy động nguồn lực hợp lý, kiểm soát
nguồn lực; góp phần giảm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận; nâng cao

năng lực cạnh tranh, xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp.
*Đánh giá cách thức sử dụng thời gian:
Là quá trình thu thập thông tin, nhận định về cách thức thực hiện các hoạt
động quản trị thời gian gồm lập kế hoạch công việc, tổ chức thực hiện công việc
và kiểm soát kế hoạch công việc của tổ chức, cá nhân trong một thời kỳ nhất
định.
Đánh giá cách thức sử dụng thời gian của nhà quản trị sẽ giúp nhà quản trị
sử dụng thời gian của cá nhân mình hiệu quả hơn từ đó sẽ biết rõ nguyên nhân
lãng phí thời gian của mình và có những biện pháp khắc phục kịp thời. Từ đó mà
nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như công việc.
Qua quá trình đánh giá cách thức sử dụng thời gian, nhà quản trị sẽ biết rõ
những công việc nào cần trực tiếp thực hiện, những công việc nào cần ủy nhiệm,
ủy quyển để mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp, tổ chức. Trên cơ sở đó,
nhân viên sẽ có cơ hội để cải thiện năng lực, mở rộng hiểu biết và làm giàu công
việc bản thân.

13


*Phát hiện và khắc phục sự lãng phí thời gian:
Các biểu hiện của sự lãng phí thời gian như: Sự trì hoãn; ôm đồm công
việc; hành chính hóa; họp hành; bị động đến từ cấp trên; email và công việc giấy
tờ,…
Một số cách khắc phục : Thiết lập các ưu tiên rõ ràng, tập trung tâm trí,
vượt qua sự trì hoãn, đặt ra các khoảng thời gian thích hợp, kiểm soát sự gián
đoạn.
*Ủy nhiệm ủy quyền:
Ủy nhiệm ủy quyền là quá trình chuyển giao nhiệm vụ và quyền hạn cho
các cá nhân và bộ phận có trách nghiệm hoàn thành nhiệm vụ đó.
Ủy nhiệm ủy quyền có nhiều cấp độ: ủy nhiệm và ủy quyền hoàn toàn, ủy

nhiệm và ủy quyền chủ yếu, ủy nhiệm và ủy quyền giới hạn, ủy nhiệm và ủy
quyền tối thiểu và không ủy nhiệm ủy quyền gì cả
Ủy nhiệm và ủy quyền được thực hiện thông qua một số bước công việc
như xác định mục tiêu và đối tượng ủy nhiệm, ủy quyền, triển khai ủy nhiệm, ủy
quyền, đánh giá ủy nhiệm, ủy quyền.
*Cân bằng công việc và cuộc sống cá nhân:
Cân bằng công việc và cuộc sống cá nhân được hiểu là việc cân bằng giữa
công việc với sức khỏe, cảm xúc, gia đình, và các mối quan hệ cá nhân.
Sự mất cân bằng- tình trạng xung đột giữa công việc và cuộc sống – xảy ra
khi con ngươi không thể chu toàn trách nghiệm của bản thân dù là trong công
việc hay ngoài công việc, hoặc khi những trách nghiệm này trở nên quá tải, lấn
át hay chồng chéo lẫn nhau. Tình trạng này gây ảnh hưởng tiêu cực đối với sức
khỏe tinh thần của con người, để rồi theo thời gian, con người trở nên yếu ớt và
dễ mắc phải những bệnh tật về mặt thể chất.
14


Để cân bằng công việc và cuộc sống cá nhân, có thể cần rèn luyện một số
kỹ năng như: Kỹ năng xác định mục tiêu ưu tiên, kỹ năng sắp xếp lại thời gian
cho cuộc sống cá nhân.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị thời gian:
1.2.1. Các yếu tố chủ quan:
a) Nhận thức của bản thân về việc sử dụng thời gian:
Cũng như đối với tất cả các lĩnh vực khác, yếu tố nhận thức của bản thân
rất quan trọng trong vấn đề sử dụng thời gian. Yếu tố này ảnh hưởng rất lớn và
mang tính chất quyết định trong sử dụng thời gian. Quá trình sử dụng thời gian
có hiệu quả hay không hiệu quả hoặc sử dụng thời gian có được thực hiện bằng
phương pháp nào, cách thức ra sao phần lớn phụ thuộc vào yếu tố nhận thức.
Chính bởi vì phải có nhận thức, cách nhìn nhận về vấn đề sử dụng thời gian thì
công tác này mới được chú trọng và thực hiện một cách có ý thức cụ thể rõ ràng.

Đối với đối tượng là sinh viên, nếu có nhận thức đúng đắn, rõ ràng khoa học về
vấn đề sử dụng thời gian thì sẽ tác động tích cực tới sử dụng thời gian vì sinh
viên có rất nhiều cơ hội được tiếp cận với các thành tựu khoa học, nghiên cứu
khoa học trong nước và thế giới chính vì thế phương pháp và cách thức thực
hiện sử dụng thời gian sẽ rất đa dạng và mang tính chất khoa học và hiệu quả
cao. Nhưng nếu không nhận thức được việc sử dụng thời gian của bản thân thì
sẽ tác động tiêu cực rất lớn đến sử dụng thời gian chính bởi vì chưa ý thức được
nên sẽ để tất cả công việc di qua một cách tự nhiên không theo một quy trình, kế
hoạch nào dẫn đến tình trạng việc gì tới thì sẽ làm việc đó theo cảm hứng và
cảm tính ảnh hưởng tới các công việc quan trọng và gây ra tình trạng lãng phí
thời gian tác động tiêu cực tới sử dụng thời gian.
b) Làm việc không có kế hoạch, thói quen cá nhân:
 Làm việc không có kế hoạch:
Khái niệm: Lập kế hoạch là việc liệt kê ra tất cả công việc cần làm trong
một danh sách, sắp xếp chúng theo trình tự thời gian, sự quan trọng, cấp thiết
cần làm trước hay sau.
15


Ý nghĩa của việc lập kế hoạch:
Lập kế hoạch giúp chúng ta định lượng được những công việc cần làm,
không bị bỏ sót, tư duy hệ thống hơn về công việc cần làm, rút ngắn thời gian
làm việc, sắp xếp khoảng trống để nghỉ ngơi, đặc biệt việc này giúp chúng ta
luôn đúng hẹn và có khả năng xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra.
Các bước lập kế hoạch:
Bước 1: Xác định mục tiêu
Bước 2: Xác định nội dung của công việc
Bước 3: Xác định công việc đó được thực hiện ở đâu, khi nào và ai là
người thực hiện
Bước 4: Ưu tiên sắp xếp thứ tự công việc

Bước 5: Tập trung thực hiện kế hoạch
Bước 6: Kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch
Vai trò của lập kế hoạch:
Lập kế hoạch là nêu ra các mục tiêu, những phương thức cần đạt được cho
mục tiêu đó
Lập kế hoạch giúp chúng ta gắn mục tiêu với thời gian nhất định
Việc lập kế hoạch sẽ hình thành những tiêu chuẩn, tạo điều kiện thuận lợi
giúp chúng ta có thể kiểm tra tiến độ và có nhiều động lực để hoàn thành công
việc hơn.
Hậu quả của việc không lập kế hoạch làm việc:
Không phát triển được bản thân theo đúng phương hướng: Nếu chúng ta
không tự đặt ra mục tiêu, định hướng, lập ra bản kế hoạch cho cuộc đời, công
việc của chính mình thì sẽ không thể phát triển bản thân đi đúng hướng và có
hiệu quả tốt nhất được.
Không có động lực để đạt được mục tiêu mong muốn: Trong cuộc sống có
rất nhiều cám dỗ, hoặc những thử thách, những tình huống bất ngờ xảy ra mà
chúng ta không kịp ứng phó. Chính vì vậy nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến những
công việc mình đang làm. Việc lập kế hoạch cá nhân giúp chúng ta có thêm
động lực để đạt được mục tiêu mình mong muốn, tránh sa ngã, đi lạc hướng.
16


Tóm lại, việc xây dựng mộ kế hoạch làm việc tốt là điều quan trọng giúp
chúng ta quản lý hiệu quả thời gian của mình.
Thói quen cá nhân:
Thói quen là những hành vi đã được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần.
Đã hình thành thói quen thì rất khó bỏ và việc thay đổi chúng cũng không hề dễ
dàng. Dựa vào lợi ích hoặc tác hại do thói quen mang lại, có thể chia thói quen
thành hai loại: thói quen xấu và thói quen tốt. Thói quen tốt như: sinh hoạt nề
nếp, lề lối, tác phong nhanh nhẹn, gọn gàng, chăm chỉ, làm việc có mục tiêu, kế

hoạch, tích cực, chủ động,...thói quen tốt giúp cá nhân mỗi người sắp xếp và sử
dụng thời gian có hiệu quả hơn, tránh bị lãng phí.
Ngược lại, là những thói quen không tốt. Nhiều người đã có thói quen
dành phần lớn thời gian của mình vào những hoạt động giá trị thấp hoặc vô giá
trị rồi sau đó lại bất ngờ vì mình bị sa thải hoặc bỏ lỡ các cơ hội thăng tiến do
hiệu quả làm việc kém. Vì vậy, thói quen cá nhân là yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến sự quản lý thời gian hiệu quả. Chìa khóa để quản lý thời gian hiệu
quả là hãy thiết lập các ưu tiên và luôn luôn xử lý những việc vừa cấp bách vừa
quan trọng trước theo thứ tự.
Nơi làm việc không ngăn nắp: Khi bàn làm việc là tổ hợp của giấy tờ, đồ ăn
vặt hay bất cứ đồ dùng không cần thiết nào thì chúng dễ làm chúng ta xao nhãng
và mất thời gian để tìm kiếm những giấy tờ và đồ dùng cần thiết vào đúng thời
điểm quan trọng. Bên cạnh đó, việc sắp xếp nơi làm việc không ngăn nắp còn
khiến chúng ta mất thoải mái và hứng thú để làm việc do tốc độ làm việc chậm
lại và mất nhiều thời gian cho những việc không cần thiết.
c) Sa đà vào các công việc không quan trọng:
Mỗi người chúng ta đều có rất nhiều nhu cầu muốn đạt được, tuy nhiên
không phải tất cả những nhu cầu, công việc này đều cần thiết như nhau. Một
người không quản lý được thời gian sẽ không biết phân biệt và sắp xếp các
mong muốn, dự định của mình để có thể làm được nhiều việc nhất có thể. Và do

17


đó, họ thường mất nhiều thời gian hơn cho những công việc không cần thiết,
thậm chí có thể không còn thời gian cho các việc quan trọng.
Có 3 nhóm công việc không quan trọng :
Nhóm 1 là những công việc làm tốt nhưng không làm cũng không gây nên
bất cứ hậu quả nào dù là mặt tích cực hay tiêu cực. Nếu có thực hiện những công
việc này thì tốt, và thường sẽ mang lại cảm giác thú vị và vui vẻ nhưng nếu sa đà

sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quỹ thời gian của chủ thể .Ví dụ: việc tán ngẫu với
đồng nghiệp , uống thêm ly cà phê , bữa trà chiều.
Nhóm 2 là những công việc bạn có thể ủy quyền cho người khác làm, vì
những công việc này nếu bạn làm sẽ gây lãng phí thời gian của bạn dành cho
những việc quan trọng. Để tăng thời gian cho những công việc quan trọng bạn
có thể ủy quyền những công việc không quan trọng cho người khác làm với điều
kiện người đó có đủ khả năng để giải quyết các công việc này.Ví dụ: lọc mail,
sắp xếp các cuộc gặp mặt, trả lời tin nhắn khách hàng.
Nhóm 3 là nhóm công việc nên loại bỏ hoàn toàn vì những công việc này
mang lại giá trị thấp hay vô giá trị.Những công việc này cũng giống như 2 nhóm
trên nó sẽ không gẫy hậu quả gì nghiêm trọng tới cá nhân nhưng nếu làm những
công việc này sẽ gây tốn một quỹ thời gian mà không mang lại lợi ích gì. Những
công việc thuộc nhóm 3 cần được chấm dứt để có thể kiểm soát được thời gian
của cá nhân.Ví dụ: xem phim, chơi game.
Những email không liên quan đến công việc, buôn chuyện với đồng
nghiệp, chơi trò chơi hay lướt mạng xã hội có thể chiếm của bạn một quỹ thời
gian không hề nhỏ. Bạn thực sự cần biết mình đi làm vì điều gì và cần phải làm
gì để làm tốt công việc được giao chứ không phải phí thời gian một cách vô ích.
Vậy nên hãy tập cho mình thói quen tập trung tối đa vào công việc và dành các
công việc cá nhân vào giờ nghỉ trưa hay thời gian rảnh rỗi.
Nếu nhìn chung thì những công việc này không gây hậu quả gì tới chủ thể
nhưng khi đã lặp đi lặp lại các hoạt động trong 3 nhóm công việc này sẽ hình
thành nên thói quen hay nói cách khác là đang sa đà vào những công việc không
quan trọng.Từ đó sẽ dẫn đến quỹ thời gian bị lãng phí và nhóm những công việc
18


quan trọng cũng sẽ bị lơ là hoặc chất lượng nhóm công việc đó sẽ bị ảnh hưởng
vì không có đủ thời gian để xử lý. Vậy nên cần phân loại được những công việc
quan trọng và không quan trọng, công việc cần được ưu tiên để tránh sa đà và

gây lãng phí thời gian
1.2.2. Các yếu tố khách quan:
a) Sự quá tải công việc:
Bước vào cánh cửa đại học là một sự thay đổi đối với hầu hết các sinh viên
khi phải sống xa bố mẹ, phải bắt đầu một cuộc sống độc lập. Thế nên ngoài việc
học tập trên trường thì một bộ phận sinh viên đã đi làm thêm những công việc
parttime ngoài giờ kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống cho những chi
phí đắt đỏ nơi thành phố ngoài số tiền bố mẹ đã chu cấp.Và một một số bộ phận
dần dần ham kiếm tiền đã dành rất nhiều thời gian cho việc làm thêm làm bỏ bẻ
việc học, khiến mất rất nhiều kiến thức, xao nhãng việc học và có thể không
hoàn thành công việc trên trường dẫn đến bị kỉ luật.
b) Những trường hợp bất khả kháng, công việc đột xuất:
Những trường hợp bất khả kháng: Bất khả kháng là một sự kiện rủi ro xảy
ra một cách khách quan không thể lường trước, không thể khắc phục được khi
nó xảy ra mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép, ví
dụ như thiên tai, sự cố môi trường, dịch họa, hỏa hoạn và các yếu tố bất khả
kháng khác. Khi những trường hợp này xảy ra sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công
việc, nó có thể khiến công việc của chúng ta bị gián đoạn, phải hủy bỏ hoặc chờ
đợi cho đến khi sự cố được khắc phục.
Công việc đột xuất: Những công việc này không có trong kế hoạch, bất ngờ
chen ngang khi chúng ta đang thực hiện một công việc nào đó. Nó có thể là hội
nghị đột xuất, thiếu nhân sự làm việc, công việc bất ngờ sếp giao và yêu cầu
thực hiện ngay, nhà có tang, v.v…
c) Các mối quan hệ xung quanh:
Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các mối quan hệ sẽ giúp ích rất nhiều cho
chúng ta trong công việc cũng như cuộc sống. Nhưng không phải mối quan hệ
nào cũng mang đến lợi ích như vậy. Có những mối quan hệ thiết lập lên nhưng
chỉ mang lại lợi ích cho một bên hoặc một bên bị ảnh hưởng thì những mỗi quan
19



hệ đó không nên tiếp tục hoặc nên hạn chế . Vì những mối quan hệ này sẽ làm
lãng phí quỹ thời gian của bạn và cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến công việc
cũng như đời sống cá nhân của chủ thể.Ví dụ : bạn bè bạn suốt ngày rủ bạn đi
ăn, đi chơi những mối quan hệ này nên hạn chế gặp mặt vừa không mang lại lợi
ích, tốn thời gian và ảnh hưởn đến tài chính của bạn.Nếu đó là mối quan hệ quan
trọng mà không thể bỏ được thì hãy giải thích với họ hoặc đưa ra những lời từ
chối tế nhị cho các cuộc đi chơi. Bạn cần chú trọng đến các mối quan hệ mang
lại cho bạn sự nhận thức rõ ràng về mục tiêu của bản thân và giữ bạn tránh xa
những thứ đang xao nhãng. Cố gắng nỗ lực xác định và duy trì các mối quan hệ
chính , những người mà nhận ra giá trị và thật lòng chia sẻ với bạn, có thể giúp
bạn lấp đầy lỗ hổng kiến thức. Điều đó cần thiết để đầu tư các mối quan hệ có ý
nghĩa bên ngoài công việc.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN TRỊ THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐHTM
2.1. Giới thiệu về trường ĐHTM
Trường Đại học Thương mại có cơ sở chính đóng tại số 79 đường Hồ Tùng
Mậu, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội với tổng diện tích
84.000 m2. Trường là một trong những đại học có cảnh quan và khuôn viên đẹp
nhất trong các trường đóng tại Hà Nội.

Trường Đại học Thương mại (tên tiếng Anh: Thuongmai University, tên
giao dịch quốc tế viết tắt: TMU) là trường đại học công lập trực thuộc hệ thống
20


giáo dục quốc dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Trường Đại học
Thương mại là trường đại học chất lượng cao đa ngành, đa lĩnh vực và hoạt
động tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình, trách nhiệm bảo đảm cơ hội tiếp cận

giáo dục đại học của các đối tượng chính sách, đối tượng thuộc hộ nghèo.
Các ngành/chuyên ngành đào tạo
Trường Đại học Thương mại là trường đại học đa ngành, hàng đầu trong
các lĩnh vực Quản lý kinh tế, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính - Ngân
hàng, Du lịch, Thương mại điện tử…tại Việt Nam.
Các chuyên ngành đào tạo hệ cử nhân:


Kinh tế (Quản lý kinh tế)



Kế toán (Kế toán doanh nghiệp)



Quản trị nhân lực (Quản trị nhân lực doanh nghiệp)



Thương mại điện tử (Quản trị Thương mại điện tử)



Hệ thống thông tin quản lý (Quản trị hệ thống thông tin kinh tế)



Quản trị kinh doanh (Quản trị kinh doanh)




Quản trị kinh doanh (Tiếng Pháp thương mại)



Quản trị kinh doanh (Tiếng Trung thương mại)



Quản trị khách sạn (Quản trị khách sạn)



Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành)



Marketing (Marketing thương mại)



Marketing (Quản trị thương hiệu)



Luật kinh tế (Luật kinh tế)




Tài chính - Ngân hàng (Tài chính – Ngân hàng thương mại)



Kinh doanh quốc tế (Thương mại quốc tế)



Kinh tế quốc tế (Kinh tế quốc tế)



Ngôn ngữ Anh (Tiếng Anh Thương mại)
Các chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ:
- Kế toán;
- Kinh doanh thương mại;
- Quản lý kinh tế;
21


- Quản trị kinh doanh;
- Tài chính – Ngân hàng;
- Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành.
Các chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ:
- Kế toán;
- Kinh doanh thương mại;
- Quản lý kinh tế;
- Quản trị kinh doanh;
- Tài chính – Ngân hàng.
Quy mô đào tạo

Quy mô đào tạo của nhà trường hiện nay trên 20.000 sinh viên và học viên,
trong đó:


Trình độ đại học: khoảng 4000 sinh viên chính quy/năm.



Trình độ thạc sĩ: khoảng 700 học viên cao học/năm.



Trình độ tiến sĩ: khoảng 70 nghiên cứu sinh tiến sĩ/năm.
Thành tích
Từ khi thành lập đến nay, nhà trường đã đào tạo cung cấp cho xã hội hàng
chục nghìn cử nhân kinh tế, hàng nghìn thạc sĩ, tiến sĩ kinh tế; bồi dưỡng nhiều
cán bộ quản lý kinh tế cho ngành thương mại và các ngành khác, đã trực tiếp
thực hiện và tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, hàng trăm
đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ và hàng chục hợp đồng nghiên cứu với các cơ
quan, doanh nghiệp được Nhà nước, xã hội và cộng đồng doanh nghiệp đánh giá
ngày càng cao.
Hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, Trường Đại học Thương mại đã
đạt được nhiều danh hiệu cao quý như:
- Đơn vị Anh hùng Lao động (2010);
- Huân chương độc lập hạng nhất (2014);
- Huân chương Độc lập hạng Nhì (2008);
- Huân chương Độc lập hạng Ba (2000);
- Huân chương Lao động hạng Nhất (1995);
22



- Huân chương Lao động hạng Nhất (1984);
- Huận chương Lao động hạng Ba (1980);
- Huân chương Chiến công hạng Ba (1972);
- Huân chương Hữu nghị Hạng nhì của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Lào (1999).
2.2. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng việc quản lý thời gian của sinh viên
* Chú thích: biểu đồ 1 thuộc nhóm sinh viên ĐHTM, biểu đồ 2 là nhóm các
sinh viên thuộc các Trường Đại học tại Hà Nội.
2.2.1. Nhóm nhân tố chủ quan:
Thực tế, mỗi người đều có một quãng thời gian sử dụng không hiệu quả
hay còn được coi là thời gian chết.Mỗi quãng thời gian này đề khá nhỏ, phân tán
, rất ít sinh viên tận dụng được.Theo nhiều khảo sát hiện nay việc sử dụng thời
gian ở sinh viên, họ chỉ ra rằng, sinh viên có nhiều thời gian chết, họ dành quá
nhiều thời gian cho việc lướt web, ngủ, làm thêm hay giao lưu gặp gỡ bạn bè
thay vì đầu tư thời gian cho việc học, đọc sách, rèn luyện thân thể. Điều này cho
thấy sinh viên đang đốt thời gian vàng bạc vào những việc không giúp ích cho
bản thân và xã hội. Dựa vào những bài khảo sát trên chúng tôi đã xây dựng ra
mẫu khảo sát cách sử dụng và quản lý thời gian hiệu quả của sinh viên ở Đại học
Thương Mại nói riêng và các bạn sinh viên từ cái trường đại học nói chung.
Chúng tôi đưa ra khảo sát này nhằm xác định được thực trạng sinh viên thuộc
các khối trường đại học quản lý thời gian như thế nào và lắng nghe ý kiến về
cách khắc phục việc lãng phí thời gian từ các bạn sinh viên. Từ đó,chúng tôi sẽ
đưa ra những giải pháp cụ thể khắc phục việc sử dụng thời gian hiệu quả hơn
cho các bạn sinh viên.
Chúng tôi có đặt ra 21 câu hỏi để khảo sát thực trạng quản lý thời gian của
các bạn sinh viên. Sau một tuần khảo sát, chúng tôi thu được 106 mẫu phiếu
điền từ sinh viên thuộc các trường đại học thuộc thành phố Hà Nội .Qua 100
mẫu phiếu điền, chúng tôi thu được với 59 phiếu của sinh viên từ các trường đại
học và 47 phiếu là của sinh viên trường Đại học Thương Mại.


23


24


Theo như trên biểu đồ ta cúng thôi thu được kết quả khảo sát như sau ở cả
2 nhóm đối tượng thì hơn nửa kết kết quả là sinh viên năm 3 với ĐHTM là 70,5
% và CTĐH là 77,6% , số liệu thu được nhiều thứ 2 là nhóm sinh iên năm 4 sau
đó là đến năm 2 với năm nhất.Vây nên số liệu so sánh sẽ có sự tương đồng với
nhau về mặt đối tượng.

Với biểu đồ thứ 1- là sinh viên trường Đại học Thương Mại thì hầu hết thì
các bạn sinh viên dành trung bình từ 1-2 tiếng tự học là 75,6%, với tỷ lệ là
15,6% tương đương với 2-4 tiếng thời gian tự học tủng bình trên một ngày. 0
tiếng tự học chỉ chiếm 6,7 % trên tổng số 45 phiếu và ít nhất là 4-6 tiếng rơi
vào khoảng 4,4%. là 43,1 Cũng có sự tương đồng với nhóm sinh viên các trường
đại học thì ở nhóm này sinh viên dành thời gian cho việc tự học trung bình một
ngày từ 1-2 tiếng có tỷ lệ cao nhất % . Với 39,7 % là sinh viên có số giờ tự học
giao động trung bình từ 2-4 tiếng trên một ngày. Theo sau đó là 12,1% là kết quả
của 0 giờ tự học trên 1 ngày và cuối cùng là 4-6 giờ tự học chiếm tỷ lệ ít nhất là
5,2 %. Theo như kết quả của cả 2 biểu đồ cho thấy rõ rệt thứ tự các giờ tự học
của sinh viên của 2 nhóm đối tượng là như nhau và chúng ta đưa ra kết luận
chung , số giờ sinh viên dành cho việc tự học nhiều nhất là trung bình 1-2 giờ
/ngày , sau đó là 2-4 giờ/ ngày, đứng vị trí thứ 3 là 0 giờ /ngày và cuối cùng tỷ lệ
chiếm ít nhất là 4-6 giờ/ngày. Kết quả này cho thấy sự hời hợt với việc học của
mỗi cá nhân đặc biệt là vấn đề tự học , tự trau dồi kỹ năng cũng như kiến thức vì
chúng tôi ước tính rằng mỗi một môn học sinh viên cần phải dành ít nhất từ 20
phút đến 40 phút dành cho việc đọc và hiểu bài, làm bài tập. Một kì trung bình

25


×