Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu sản phẩm máy tính, linh kiện điện tử của Công ty TNHH Phân phối Synnex FPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.07 KB, 51 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, trước hết em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô
trong khoa Thương mại quốc tế - Trường Đại học Thương mại đã trang bị cho em
kiến thức trong suốt thời gian theo học tại trường. Với vốn kiến thức được tiếp thu
trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà
còn là hành trang bước vào đời một cách vững chắc và tự tin. Đặc biệt, với lòng
kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy
PGS.TS. Doãn Kế Bôn đã giúp em có được nền tảng vững chắc và nắm được những
vấn đề trọng tâm trong quá trình nghiên cứu đề tài khóa luận này.
Qua thời gian thực tập và nghiên cứu tại Công ty TNHH Phân phối Synnex
FPT, em thấy những kiến thức được học trên giảng đường đều thực sự rất cần thiết,
những kiến thức đấy đã tạo nền tảng và cơ sở để em có thể tự tin vững bước sau khi ra
trường. Bên cạnh đó, những gì em đã được học hỏi trong thời gian thực tập thực sự rất
bổ ích, đó là điều kiện ban đầu giúp em hoàn thành bài khóa luận này. Vì vậy, em xin
chân thành cảm ơn các anh chị tại Công ty TNHH Phân phối Synnex FPT đã tận tình
gúp đỡ, chỉ bảo công việc và vận dụng những kiến thức được học vào thực tế.
Với đề tài khóa luận về quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu, em
đã cố gắng đề cập từ mọi vấn đề của quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng những
kiến thức được tích lũy tại trường và kinh nghiệm thực tế từ quá trình thực tập tại
công y. Tuy nhiên do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài viết không
tránh khỏi những khuyết điểm và sai sót, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của
các thày cô và bạn đọc để bài viết được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em kính chúc các thầy cô trường Đại học Thương Mại, các anh
chị đồng nghiệp tại Công ty TNHH Phân phối Synnex FPT sẽ gặt hái thành công
hơn nữa trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!

1


MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................i
MỤC LỤC................................................................................................................ ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ.....................................................v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................vi
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: QUẢN TRỊ QUY
TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU SẢN PHẨM MÁY TÍNH,
LINH KIỆN ĐIỆN TỬ CỦA CTY TNHH PHÂN PHỐI SYNNEX FPT............1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................1
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu......................................................................2
1.3 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài......................................................................3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................3
1.5 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................3
1.6 Kết cấu của khóa luận......................................................................................4
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
NHẬP KHẨU SẢN PHẨM MÁY TÍNH, LINH KIỆN ĐIỆN TỬ CỦA DOANH
NGHIỆP................................................................................................................... 5
2.1 Khái quát về hợp đồng nhập khẩu...................................................................5
2.1.1 Khái niệm về hợp đồng nhập khẩu..................................................................5
2.1.2 Đặc điểm của hợp đồng nhập khẩu.................................................................5
2.1.3 Vai trò của hợp đồng nhập khẩu.....................................................................6
2.1.4 Điều kiện về hiệu lực của hợp đồng nhập khẩu.............................................6
2.1.5 Nội dung chủ yếu của hợp đồng nhập khẩu...................................................7
2.2 Nội dung quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu sản phẩm máy
tính, linh kiện điện tử..............................................................................................8
2.2.1 Lập kế hoạch thực hiện hợp đồng nhập khẩu................................................8
2.2.2 Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu.......................................................10
2.2.3 Giám sát và điều hành thực hiện hợp đồng nhập khẩu................................15
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ QUY TRÌNH THỰC
HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU MÁY TÍNH, LINH KIỆN ĐIỆN TỬ CỦA
CÔNG TY TNHH PHÂN PHỐI SYNNEX FPT.................................................17

2


3.1 Khái quát về Cty TNHH Phân phối Synnex FPT.........................................17
3.1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (2016-2018)..............................17
3.1.2 Tổng quan tình hình nhập khẩu của công ty (2016-2018)...........................19
3.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu máy
tính, linh kiện điện tử của công ty.........................................................................21
3.2 Thực trạng quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu máy tính,
linh kiện điện tử của Cty TNHH Phân phối Synnex FPT...................................24
3.2.1 Thực trạng lập kế hoạch thực hiện hợp đồng nhập khẩu............................24
3.2.2 Thực trạng tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu.....................................24
3.2.3 Thực trạng giám sát và điều hành thực hiện hợp đồng nhập khẩu.............29
3.3 Đánh giá chung về thực trạng quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập
khẩu máy tính linh kiện điện tử của Cty TNHH Phân phối Synnex FPT.........31
3.3.1 Những thành công đã đạt được.....................................................................31
3.3.2 Những vấn đề còn tồn tại...............................................................................32
CHUƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI QUẢN
TRỊ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU MÁY TÍNH,
LINH KIỆN ĐIỆN TỬ CỦA CTY TNHH PHÂN PHỐI SYNNEX FPT..........34
4.1 Định hướng phát triển quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
máy tính, linh kiện điện tử của CTY TNHH Phân phối SYNNEX FPT............34
4.1.1 Định hướng hoạt động nhập khẩu sản phẩm máy tính, linh kiện điện tử của
công ty trong thời gian tới......................................................................................34
4.1.2 Định hướng giải quyết các vấn đề trong quản trị quy trình thực hiện hợp
đồng nhập khẩu sản phẩm máy tính, linh kiện điện tử của công ty.....................34
4.2 Một số đề xuất tăng cường quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập
khẩu máy tính, linh kiện điện tử của công ty......................................................35
4.2.1 Đối với các nghiệp vụ tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty 35
4.2.2 Một số đề xuất khác.......................................................................................39

4.3 Một số kiến nghị với Nhà nước và các ngành bộ liên quan..........................40
4.3.1 Các chính sách về quản lý hoạt động XNK...................................................40
4.3.2 Đơn giản hóa thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu...........................................41
4.3.3 Hoàn thiện phương thức quản lý hải quan...................................................41
4.3.4 Chính sách quản lý ngoại tệ..........................................................................41
3


4.3.5 Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin kinh tế - xã hội........................................42
4.3.6 Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp nhập khẩu..............................................42
4.3.7 Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao...................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

4


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

STT

Bảng biểu,

1

sơ đồ
Sơ đồ 2.1

2


Bảng 3.1

3

Bảng 3.2

4

Bảng 3.3

5

Bảng 3.4

6

Bảng 3.5

7

Bảng 3.6

8
9
10
11

Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9

Bảng 3.10

12

Bảng 3.11

13

Bảng 3.12

Tên
Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Phân
phối Synnex FPT
Kết quả kinh doanh của công ty qua các năm
Kim ngạch nhập khẩu theo một số nhà cung
ứng nổi bật của Synnex FPT từ 2016-2018
Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Synnex FPT từ
2016-2018
Cơ cấu nhân sự của Synnex FPT
Số lượng giấy phép được nộp lên Bộ Công
Thương
Số lượng PTVT được thuê chuyên chở
Thủ tục hải quan tại cửa khẩu được thông quan
Hoạt động kiểm tra hàng hóa của Synnex FPT
Phương thức thanh toán của Synnex FPT
Số vụ khiếu nại trong hoạt động TMQT của
Synnex FPT
Các tình huống trong hoạt động TMQT của
Synnex FPT


5

Trang


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nghĩa tiếng Anh
American President Lines

1

APL

2
3
4

BTC
CB
CFR

Cost and Freight

5


CIF

Cost, Insurance and Freight

6

CIP

7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28

29
30
31
32
33
34
35
36
37

CNTT
CNV
CO
CP
CPT
CQ
CSVC
CTY
DAP
DAT
DDP
DN
EXW
FAS
FCA
FOB
GP
HĐNK
HQ
KT

KV
L/C

NK
PGS
PTVT
QT
TMQT
TNHH
TS
TT

Ltd

Carriage

and

Nghĩa tiếng Việt
Hãng tàu APL
Bộ Tài chính
Cán bộ
Tiền hàng và cước phí
Tiền hàng, bảo hiểm và

cước phí
Insurance Cước phí và bảo hiểm trả

Paid
Certificate of Origin

Carriage Paid To
Certificate of Qualification
Delivered At Place
Delivered at Terminal
Delivered Duty Paid
Ex Works
Free Alongside Ship
Free Carrier
Free On Board

Letter of Credit

6

tới
Công nghệ thông tin
Công nhân viên
Chứng nhận xuất xứ
Chính phủ
Cước phí trả tới
Chứng nhận hợp quy
Cơ sở vật chất
Công ty
Giao tại nơi đến
Giao hàng tại bãi
Giao hàng đã trả thuế
Doanh nghiệp
Giao tại xưởng
Giao tại mạn tàu
Giao cho nhà chuyên chở

Giao lên tàu
Giấy phép
Hợp đồng nhập khẩu
Hải quan
Kĩ thuật
Khu vực
Thư tín dụng
Nghị định
Nhập khẩu
Phó Giáo sư
Phương tiện vận tải
Quy trình
Thương mại quốc tế
Trách nhiệm hữu hạn
Tiến sĩ
Thông tư


38

TTR

39

USD

40

VCCI


41

XNK

Telegraphic Transfer

Chuyển tiền bằng điện có

Reimbursement
United States Dollars
Vietnam Chamber of

bồi hoàn
Đô la Mỹ
Phòng Thương mại và

Commerce and Industry

Công nghiệp Việt Nam
Xuất nhập khẩu

7


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: QUẢN TRỊ QUY
TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU SẢN PHẨM MÁY TÍNH,
LINH KIỆN ĐIỆN TỬ CỦA CTY TNHH PHÂN PHỐI SYNNEX FPT
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, chúng ta chứng kiến sự phát triển như vũ bão của
ngành công nghệ điện tử viễn thông khi cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0 đang diễn

ra trên toàn thế giới. Nói về ý nghĩa của cuộc cách mạng này đối với Việt Nam, phó
Thủ tướng Vũ Đức Đam đã khẳng định Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc cách
mạng này. Để đáp ứng cho cuộc cách mạng này, Việt Nam đã nhập khẩu rất nhiều
thiết bị máy tính, linh kiện điện tử đến từ các nước có nền khoa học công nghệ hiện
đại như: Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ… Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho
thấy, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy tính là một trong những nhóm hàng có tốc
độ nhập khẩu tăng cao nhất trong 5 tháng đầu năm 2019. Còn tính đến hết tháng
5/2019, nhập khẩu sản phẩm điện tử và linh kiện, máy vi tính đạt hơn 20 tỷ USD,
tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Có được kim ngạch nhập khẩu cao như vậy là do Việt Nam chưa có khả năng
sản xuất ra các sản phẩm mang tính công nghệ cao. Vì thế hoạt động nhập khẩu đã
khẳng định vị trí và vai trò trong xu thế hiện nay của đất nước do góp phần thỏa
mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo điều kiện cho cho các doanh nghiệp trong
nước tiếp cận với khoa kỹ thuật tiên tiến, là tiền đề phát triển sản xuất trong nước.
Công ty TNHH Phân phối Synnex FPT đã ra đời và ngày càng phát triển, khẳng
định vị trí là một trong những nhà phân phối sản phẩm công nghệ lớn nhất trên thị
trường Việt Nam. Synnex FPT hiện có mạng lưới phân phối sản phẩm công nghệ
lớn nhất với hơn 2.771 đại lý tại 63/63 tỉnh thành trong toàn quốc. Thông qua hệ
thống này, sản phẩm công nghệ của gần 40 đối tác là các thương hiệu công nghệ nổi
tiếng thế giới được đưa đến với người tiêu dùng Việt Nam.
Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Phân phối Synnex FPT, em đã có
cơ hội tiếp xúc và làm quen với những nghiệp vụ thương mại quốc tế của công ty,
áp dụng kiến thức được học trên giảng đường vào tình huống cụ thể, nắm bắt được
thực trạng quy trình nhập khẩu tại công ty. Nhận thấy trong công tác tiến hành quy
trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu sản phẩm máy tính, linh kiện điện tử của công
1


ty còn gặp nhiều khó khăn do công tác quản trị quy trình chưa thực sự tốt. Xuất phát
từ thực tế đó cùng những kiến thức được tích lũy ở trường và được sự hướng dẫn

của PGS.TS. Doãn Kế Bôn, em quyết định chọn đề tài: “Quản trị quy trình thực
hiện hợp đồng nhập khẩu sản phẩm máy tính, linh kiện điện tử của Công ty TNHH
Phân phối Synnex FPT”.
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nhìn chung từ năm 2016 đến năm 2018, đã có một số công trình nghiên cứu
của sinh viên Đại học Thương Mại đã nghiên cứu về quản trị quy trình thực hiện
hợp đồng nhập khẩu hàng hóa, trong đó có:
- Sinh viên Ngô Thị Minh Phương, với đề tài: “Quản trị quy trình thực hiện
hợp đồng nhập khẩu mặt hàng dược phẩm của Cty CP dược phẩm Linh Ngọc”
- Sinh viên Nguyễn Thị Dịu, với đề tài “Quản trị quy trình thực hiện hợp
đồng nhập khẩu thiết bị vật tư từ thị trường Nhật Bản của công ty Cổ phần công
nghiệp Dutus”
- Sinh viên Trần Thị Hoài, với đề tài “Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng
nhập khẩu mặt hàng mực in mã vạch từ thị trường Nhật Bản tại công ty TNHH phát
triển thương mại Thành Đạt”
Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu như vậy nhưng mỗi đề tài nghiên
cứu vẫn có sự khác nhau về đặc điểm công ty, mặt hàng nhập khẩu, thị trường nhập
khẩu nên mỗi quy trình nhập khẩu lại khác nhau.
Xuất phát từ tình hình thực tế của Công ty TNHH Phân phối Synnex FPT, là
đơn vị phân phối các sản phẩm máy tính linh kiện tử lớn nhất cả nước. Trong quá
trình tìm hiểu về các nội dung trong giáo trình “Quản trị tác nghiệp Thương mại
Quốc tế” cùng một số kinh nghiệm trong quá trình thực tập tại công ty, em đã lựa
chọn đề tài “Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu sản phẩm máy tính –
linh kiện điện tử của Công ty TNHH Phân phối Synnex FPT”.Đề tài tập trung
nghiên cứu đi sâu vào quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu và công tác quản trị
quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty TNHH Phân phối Synnex FPT.
Bên cạnh những thành tựu công ty đạt được, đề tài cũng phản ánh những tồn tại của
công tác quản trị quy trình nhập khẩu của công ty, từ đó đưa ra nguyên nhân tồn tại
và giải pháp khắc phục cũng như hoàn thiện hơn công tác quản trị quy trình thực
hợp đồng nhập khẩu tại công ty.

2


1.3 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
1.3.1 Mục tiêu của đề tài: Đề xuất một số giải pháp để khắc phục những tồn
tại và đưa ra kiến nghị với Nhà nước nhằm hoàn thiện công tác quản trị quy trình
nhập khẩu sản phẩm máy tính, linh kiện điện tử tại công ty.
1.3.2 Nhiệm vụ của đề tài
Trên cơ sở xem xét thực trạng của quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại
công ty thì các mục tiêu đặt ra đối với khóa luận hướng tới những vấn đề:
- Hệ thống hóa một số vấn đề cơ sở lý luận cơ bản về quản trị quy trình thực
hiện hợp đồng nhập khẩu.
- Phân tích thực trạng quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại
CTY TNHH phân phối SYNNEX FPT, từ đó rút ra những hạn chế và nguyên nhân
nhằm đưa ra các giải pháp cụ thể.
- Đưa ra một số định hướng, giải pháp và đề xuất để hoàn thiện và tăng
cường công tác quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu sản phẩm máy
tính, linh kiện điện tử tại công ty.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản trị quy trình thực hiện hợp đồng
nhập khẩu sản phẩm máy tính, linh kiện điện tử tại công ty.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Công tác quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
sản phẩm máy tính linh kiện điện tử tại CTY TNHH phân phối SYNNEX FPT.
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2016 đến năm 2018.
- Phạm vi không gian: Hoạt động thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại bộ phận
Mua hàng và Xuất nhập khẩu tại CTY TNHH phân phối SYNNEX FPT.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

 Phương pháp quan sát, tổng kết thực tiễn: Trong quá trình thực tập tại công
ty em đã được trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tác nghiệp thương mại quốc tế, sau đó
ghi lại cụ thể những công việc, phương pháp xử lý của họ khi thực hiện hợp đồng từ
đó thu thập được các thông tin phục vụ cho việc phân tích sau này.
3


 Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Trực tiếp tìm hiểu sâu vấn đề mà mình
cần phân tích thông qua việc phỏng vấn các cán bộ trong phòng xuất nhập khẩu –
mua hàng, phòng kế toán nhằm mục đích nghiên cứu sâu hơn về đề tài và những
thông tin giúp em hiểu sâu hơn về nghiệp vụ.
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
 Nguồn thu thập số liệu nội bộ: báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh các năm, các văn bản, quyết định của công ty.
 Tài liệu từ các đề tài nghiên cứu cấp trường, luận văn tốt nghiệp của các
khóa trước.
 Thu thập thông tin từ các websites.
1.5.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
- Phuơng pháp xử lý dữ liệu thứ cấp: Với các dữ liệu thu thập được, em sử
dụng ba phương thức phân tích là phương pháp thống kê, phương pháp so sánh,
phương pháp phân tích tổng hợp làm phương pháp chính để phân tích dữ liệu.
- Phương pháp xử lý dữ liệu sơ cấp: Mọi thông tin thu thập được từ việc
phỏng vấn hay quan sát thực tiễn sẽ được tổng hợp, thống kê thành bảng, sơ đồ, sau
đó tiến hành phân tích.
1.6 Kết cấu của khóa luận
Ngoài lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, danh mục từ
viết tắt, kết luận, các tài liệu thâm khảo và phục lục, khóa luận bao gồm bốn chương
như sau:
Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: Quản trị quy trình thực hiện hợp
đồng nhập khẩu sản phẩm máy tính, linh kiện điện tử của CTY TNHH phân phối

SYNNEX FPT.
Chương 2. Cơ sở lý luận về quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu sản phẩm
máy tính, linh kiện điện tử của doanh nghiệp
Chương 3. Phân tích thực trạng quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập
khẩu máy tính, linh kiện điện tử của CTY TNHH phân phối SYNNEX FPT
Chương 4. Định hướng phát triển và đề xuất đối với quản trị quy trình thực
hiện hợp đồng nhập khẩu sản phẩm máy tính, linh kiện điện tử của CTY TNHH
phân phối SYNNEX FPT
4


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
NHẬP KHẨU SẢN PHẨM MÁY TÍNH, LINH KIỆN ĐIỆN TỬ
CỦA DOANH NGHIỆP
2.1 Khái quát về hợp đồng nhập khẩu
2.1.1 Khái niệm về hợp đồng nhập khẩu
Hợp đồng Thương mại quốc tế là kết quả của một quá trình nghiên cứu thị
trường, xác định nhu cầu, lựa chọn đối tác, lập phương án kinh doanh, tiến hành
giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng. Thực hiện hợp đồng TMQT là tự nguyện
thực hiện các điều mà các bên đã thỏa thuận và cam kết có nghĩa là thực hiện tốt
hợp đồng TMQT có một ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi bên.
Hợp đồng nhập khẩu là một dạng của hợp đồng TMQT, là sự thỏa thuận giữa
các bên đương sự có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau. Trong đó bên xuất
khẩu (bên bán) sẽ giao cho bên nhập khẩu (bên mua) hàng hóa nhất định và bên
nhập khẩu có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.
2.1.2 Đặc điểm của hợp đồng nhập khẩu
Do có sự tham gia của yếu tố nước ngoài nên hợp đồng nhập khẩu có một số
điểm khác biệt so với hợp đồng mua bán trong nước. Đó là:
- Chủ thể tham gia hợp đồng: Các bên tham gia ký kết hợp đồng (bên xuất
khẩu và bên nhập khẩu) là các thương nhân có quốc tịch khác nhau và có trụ sở

thương mại ở các nước khác nhau.
- Đối tượng của hợp đồng: Hàng hóa đối tượng của hợp đồng được dịch
chuyển từ nước này sang nước khác hoặc giai đoạn chào hàng và chấp nhận chào
hàng có thể được thiết lập ở các nước khác nhau. Hàng hóa nhập khẩu phải là hàng
hóa không nằm trong danh mục hàng hóa cấp nhập khẩu của Nhà nước, nếu hàng
hóa thuộc diện quản lý bằng hạn ngạch thì phải có quota.
- Nội dung của hợp đồng: bao gồm các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc
chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa từ người bán sang người mua ở các nước
khác nhau.
- Đồng tiền thanh toán: Là ngoại tệ đối với ít nhất một bên tham gia (yếu tố
này có thể không còn ý nghĩa khi các quốc gia sử dụng đồng tiền chung). Theo đó,
các bên có thể chọn đồng tiền thanh toán là ngoại tệ của nước xuất khẩu, nước nhập
5


khẩu hoặc một nước thứ ba. Các bên cần chú ý ghi rõ đồng tiền thanh toán theo ký
hiệu của đồng tiền quốc gia mà các bên đã lựa chọn.
- Nguồn luật điều chỉnh: Do có yếu tố nước ngoài nên nguồn luật điều chỉnh
hợp đồng nhập khẩu bao gồm: Luật quốc gia, các điều ước quốc tế và các tập quán
thương mại quốc tế khác với thương mại và hàng hải.
2.1.3 Vai trò của hợp đồng nhập khẩu
Hợp đồng nhập khẩu giữ vai trò quan trọng trong kinh doanh thương mại quốc
tế. Nó xác nhận những nội dung giao dịch mà các bên đã thỏa thuận và cam kết thực
hiện nội dung đó; xác nhận quyền lợi và trách nhiệm của các bên trong quá trình
giao dịch thương mại.
Do đó hợp đồng nhập khẩu chính là cơ sở để các bên thực hiện nghĩa vụ của
mình đồng thời yêu cầu bên đối tác thực hiện nghĩa vụ của các bên và là cơ sở pháp
lý quan trọng để khiếu nại khi bên đối tác không thực hiện toàn bộ hay một phần
nghĩa vụ của mình như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Hợp đồng càng quy định chi
tiết, rõ ràng, dễ hiểu càng dễ thực hiện và ít xảy ra tranh chấp.

2.1.4 Điều kiện về hiệu lực của hợp đồng nhập khẩu
Luật thương mại Việt Nam 2005, Bộ Luật dân sự 2005 và Nghị định 12 “Quy
định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và
các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài” quy
định hợp đồng TMQT có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau:
- Chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý.
Chủ thể bên nước ngoài là thương nhân và tư cách pháp lý của họ được xác định
căn cứ theo pháp luật của họ. Chủ thể bên Việt Nam phải là thương nhân được phép
hoạt động thương mại trực tiếp với nước ngoài (theo Điều 6, Điều 16 của Luật
thương mại 2005 và Điều 13 của Nghị định 12).
- Hàng hóa phải là những hàng hóa được phép xuất nhập khẩu. Vấn đề này
được nhà nước quy định theo từng thời kỳ và được chia làm 4 loại: Hàng hóa cấm
xuất nhập khẩu (đối với loại này muốn xuất khẩu hoặc nhập khẩu phải có giấy phép
đặc biệt của chính phủ); Hàng hóa xuất nhập khẩu có hạn ngạch; Hàng hóa xuất
nhập khẩu theo định hướng (hàng hóa được quản lý theo các bộ chuyên ngành);
Hàng hóa tự do xuất nhập khẩu (Điều 25 Luật thương mại 2005).

6


- Mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng
văn bản hoặc bằng hình thức có giá trị pháp lý tương đương (Điều 27 Luật thương
mại 2005). Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản
hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng
hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy
định đó (Điều 24 Luật thương mại 2005).
- Hợp đồng nhập khẩu phải có các nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán
hàng hóa. Các nội dung chủ yếu đó là: Tên hàng, số lượng, quy cách phẩm chất, giá
cả, phương thức thanh toán và thời gian giao nhận hàng (theo Điều 402 của Bộ luật
dân sự 2005).

2.1.5 Nội dung chủ yếu của hợp đồng nhập khẩu
Một hợp đồng nhập khẩu hay hợp đồng mua bán quốc tế thường có hai phần:
Những điều trình bày (representation) và các điều khoản về điều kiện (term and
conditions).
- Phần những điều trình bày người ta ghi rõ:
 Số hợp đồng (Contract Number)
 Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng.
 Tên và địa chỉ của các đương sự.
 Những định nghĩa dùng trong hợp đồng.
 Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng (Đấy có thể là hiệp định chính phủ ký kết
ngày tháng........, cũng như có thể là Nghị định thư ký kết giữa Bộ......nước.......với
Bộ...... nước.... để nêu ra sự tự nguyện của hai bên khi ký kết hợp đồng.)
- Nội dung chính của hợp đồng trình bày các điều khoản mà các bên cam kết
thực hiên. Một hợp đồng có thể có các điều khoản khác nhau tùy theo thỏa thận
giữa các bên. Một hợp đồng có thể có các điều khoản khác nhau tùy theo thỏa thuận
giữa các bên, tùy vào hàng hóa giao dịch…. Nhưng thông thường một hợp đồng
thương mại quốc tế nói chung và hợp đồng nhập khẩu nói riêng bao gồm các điều
khoản sau:
 Điều khoản tên hàng (Commodity)
 Điều khoản chất lượng (Quality)
 Điều khoản số lượng (Quantity)
7


 Điều khoản giá cả ( Price)
 Điều khoản về bao bì, ký mã hiệu (Packing and marking)
 Điều khoản về thanh toán (Payment)
 Điều khoản về giao hàng ( Delivery/ Shipment)
 Điều khoản về trường hợp miễn trách ( Force majeure acts of god)
 Điều khoản khiếu nại (Claim)

 Điều khoản bảo hành ( Warranty)
 Điều khoản về phạt và bồi thường thiệt hại ( Penalty)
 Điều khoản trọng tài (Arbitration)
Trên đây là những điều khoản cơ bản nhất của một hợp đồng nhập khẩu. Tuy
nhiên, trong thực tế tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, từng hợp đồng nhất định
mà có thể thêm một số điều khoản khác như: điều khoản bảo hiểm, điều khoản vận
tải, điều khoản cấm vận chuyển bán và các điều khoản khác...
2.2 Nội dung quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu sản phẩm
máy tính, linh kiện điện tử
2.2.1 Lập kế hoạch thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Lập kế hoạch thực hiện là sự tính toán, thiết lập các mục tiêu, xác định rõ nội
dung công việc, thời điểm tiến hành, kết thúc, trình tự, cách thức tiến hành, phân bổ
nguồn lực để thực hiện các mục tiêu đó.
2.2.1.1 Ý nghĩa kế hoạch thực hiện hợp đồng
- Giúp định hướng cho mọi hoạt động trong quá trình thực hiện hợp đồng NK
của DN.
- Giúp các nhân viên nắm vững được các công việc của mình, chủ động và có
khả năng kiểm soát, điều khiển được quá trình thực hiện, tạo môi trường ra quyết
định an toàn hơn trong quá trình thực hiện.
- Giúp phối hợp các nguồn lực và các nỗ lực trong từng khâu của QT thực hiện
hợp đồng NK, làm cho các bước thực hiện hợp đồng diễn ra theo một trình tự khoa
học, được quản trị chặt chẽ và đạt hiệu quả cao.

8


- Giúp các nhà quản trị triển khai các tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá quá trình
thực hiện, chỉ ra các kết quả đã đạt được, những tồn tại và nguyên nhân, từ đó rút ra
những bài học kinh nghiệm cần thiết cho quá trình thực hiện các hợp đồng NK sau.
2.2.1.2 Căn cứ để lập kế hoạch thực hiện hợp đồng

- Căn cứ vào HĐNK đã ký kết
- Căn cứ vào điều kiện thực tế của DN: khả năng sản xuất, kinh doanh, nguồn
lực tài chính, nhân lực, CSVC-KT…
- Căn cứ vào điều kiện môi trường chung và điều kiện thực tế của đối tác: giá
cả hàng hóa trên thị trường thế giới, hệ thống ngân hàng, vận tải, bảo hiểm, khả
năng thực hiện của đối tác.
2.2.1.3 Trình tự lập kế hoạch
- Chuẩn bị lập kế hoạch: Thu thập các thông tin, phân tích các yếu tố của môi
trường vĩ mô: chính sách, quy định của nhà nước, hải quan… liên quan trực tiếp tới
quá trình thực hiện hợp đồng NK: phân tích các yếu tố thuộc về DN: khả năng sản
xuất, KD, nguồn lực...
- Tiến hành lập kế hoạch: xác định các chỉ tiêu cần đạt được, nội dung công
việc, tính toán thời gian, phân bổ nguồn lực, xác định cách thức tiến hành.
- Trình duyệt kế hoạch: sau khi lâp kế hoạch phải trình ban lãnh đạo và các
phòng ban của DN.
2.2.1.4 Nội dung của kế hoạch
Nội dung của kế hoạch thực hiện hợp đồng nhập khẩu bao gồm các bước thực
hiện của từng nội dung của quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu bao gồm:
- Xin giấy phép nhập khẩu
- Mở L/C (nếu cần)
- Thuê phương tiện vận tải
- Mua bảo hiểm hàng hóa
- Khai báo hải quan
- Nhận hàng hóa nhập khẩu
- Kiểm tra hàng hóa nhập khẩu
- Làm thủ tục thanh toán
- Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

9



2.2.2 Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Sau khi hợp đồng mua bán ngoại thương được ký kết, đơn vị kinh doanh xuất
nhập khẩu phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Đây là một công việc phức tạp, nó
đòi hỏi phải tuân thủ luật quốc gia và quốc tế, đòi hỏi sự phân bổ các nguồn lực của
đơn vị kinh doanh một cách hợp lý, hơn nữa là đảm bảo được quyền lợi quốc gia và uy
tín kinh doanh của công ty. Về mặt kinh doanh, trong quá trình thực hiện các khâu công
việc của việc thực hiện hợp đồng, đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu phải cố gắng tiết
kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả, lợi nhuận của toàn bộ nghiệp vụ giao dịch.
Với một đơn vị chuyên doanh nhập khẩu để thực hiện hợp đồng, đơn vị đó
phải tiến hành theo quy trình sau:
Sơ đồ 2.1: Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu

Xin giấy phép

Nhận hàng hóa

Kiểm tra hàng hóa

nhập khẩu

nhập khẩu

nhập khẩu

Mở L/C (nếu cần)

Khai báo hải quan

Thuê phương tiện


Mua bảo hiểm

Khiếu nại và giải

vận tải

hàng hóa

quyết khiếu nại

Làm thủ tục
thanh toán

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
2.2.2.1 Xin giấy phép nhập khẩu
Xin giấy phép nhập khẩu là công cụ quan trọng để nhà nước quản lý hoạt động
nhập khẩu của các doanh nghiệp. Khi đối tượng thuộc phạm vi xin giấy phép nhập
khẩu, doanh nghiệp phải xuất trình bộ chứng từ, bộ hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu
bao gồm: Đơn xin giấy phép nhập khẩu, phiếu hạn ngạch (nếu cần), bản sao hợp
đồng hoặc bản sao L/C, hợp đồng ủy thác nhập khẩu (nếu là trường hợp ủy thác
nhập khẩu), các giấy tờ liên quan khác.
Quy trình thủ tục xin giấy phép nhập khẩu ở mỗi Bộ (Bộ Công thương, Bộ
Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và môi
10


trường, Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, Bộ Y tế) sẽ
có những khác biệt nhất định và về cơ bản thì doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ
sơ đăng ký giấy phép nhập khẩu đầy đủ, hợp lệ theo yêu cầu được đưa ra đối với

hàng hóa nhập khẩu của mình để gửi về trụ sở hoặc cơ quan đại diện của bộ đó. Hồ
sơ sau khi tiếp nhận sẽ được xem xét và cấp giấy phép nhập khẩu (nếu hợp lệ và đủ
điều kiện) trong thời gian quy định.
2.2.2.2 Mở L/C
Khi hợp đồng nhập khẩu quy định tiềm năng thanh toán bằng L/C, một trong
các công việc đầu tiên mà bên nhập khẩu phải làm để thực hiện hợp đồng là mở
L/C.
Về thời gian mở L/C: nếu hợp đồng không quy định gì thì phụ thuộc vào
thời gian giao hàng, thông thường L/C được mở khoảng 20-25 ngày trước khi
đến giao hàng.
Căn cứ để mở L/C: là các điều khoản của hợp đồng nhập khẩu. Khi mở L/C,
công ty dựa vào căn cứ này để điền vào một mẫu gọi là “Giấy xin mở tín dụng nhập
khẩu”. Mẫu đó cùng với bản sao hợp đồng và giấy phép nhập khẩu được chuyển
đến ngân hàng ngoại thương cùng với hai uỷ nhiệm chi một uỷ nhiệm chi để lấy quỹ
theo quy định về việc mở L/C và một uỷ nhiệm chi nữa để trả thủ tục phí cho ngân
hàng về việc mở L/C.
Khi bộ chứng từ gốc từ nước ngoài về đến ngân hàng ngoại thương, đơn vị kinh
doanh nhập khẩu phải kiểm tra chứng từ, nếu chứng từ hợp lệ, trả tiền cho ngân hàng.
Sau đó ngân hàng mới chuyển chứng từ cho bên nhập khẩu đi nhận hàng.
2.2.2.3 Thuê phương tiện vận tải
Mỗi loại phương tiện có những ưu điểm và nhược điểm riêng vì vậy tùy từng
điều kiện của từng doanh nghiệp và đặc điểm hàng hóa mà quyết định sử dụng
phương tiện nào cho phù hợp và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng thương mại quốc tế: nếu
điều kiện cơ sở giao hàng là CFR, CIF, CPT, CIP, DAT, DDP, DAP theo incoterms
2010 thì người xuất khẩu phải thuê phương tiện vận tải. Còn nếu trong điều kiện cơ
sở giao hàng là EXW, FCA, FAS, FOB thì người nhập khẩu phải có nghĩa vụ thuê
phương tiện vận tải.

11



Căn cứ vào khối lượng và đặc điểm hàng hoá: khi thuê phương tiện vận tải
phải căn cứ vào số lượng hàng hóa để tối ưu hoá trọng tải của phương tiện, từ đó tối
ưu được chi phí. Đồng thời phải căn cứ vào đặc điểm của hàng hoá mà lựa chọn
phương tiện vận tải để đảm bảo an toàn cho hàng hoá trong quá trình vận chuyển.
Căn cứ vào điều kiện vận tải: Đó là hàng hóa rời hay hàng hoá đóng trong
container, là hàng hóa thông dụng hay hàng hoá đặc biệt, vận chuyển trên tuyến
đường bình thường, vận chuyển một chiều hay hai chiều, chuyên chở theo chuyến
hay liên tục.
Ngoài ra còn căn cứ vào các điều kiện khác trong hợp đồng ngoại thương như:
quy định tải trọng tối đa của phương tiện, mức bốc dỡ, thưởng phạt bốc dỡ...
2.2.2.4 Mua bảo hiểm
Trong quá trình vận chuyển hàng hoá thường gặp nhiều rủi ro, tổn thất. Để an
toàn các chủ hàng thường ký hợp đồng bảo hiểm với một công ty bảo hiểm nào đó.
Hợp đồng bảo hiểm có thể là hợp đồng bảo hiểm bao hoặc hợp đồng bảo hiểm
chuyến. Khi mua bảo hiểm bao, chủ hàng ký kết hợp đồng từ đầu năm, còn đến khi
giao hàng xuống tàu xong, chủ hàng chỉ gửi đến công ty bảo hiểm một thông báo
“Giấy báo bắt đầu vận chuyển”. Khi mua bảo hiểm chuyến, chủ hàng gửi đến công
ty bảo hiểm một văn bản gọi là “Giấy yêu cầu bảo hiểm”. Trên cơ sở giấy đó chủ
hàng và công ty bảo hiểm ký hợp đồng bảo hiểm.
2.2.2.5 Làm thủ tục hải quan
Để làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp có thể trực tiếp tiến hành hoặc ủy
quyền cho đại lý làm thủ tục hải quan. Nếu ủy quyền cho đại lý doanh nghiệp phải
chuẩn bị đầy đủ các chứng từ và làm giấy ủy quyền để đại lý tiến hành làm thủ tục
hải quan, giám sát quá trình và giải quyết các vướng mắc phát sinh, thanh toán phí
và các chi phí cho đại lý. Với các thông tư, nghị định sau đây đang điều chỉnh hoạt
động này như: Người khai hải quan theo quy định tại Điều 5 Nghị định
08/2015/NĐ-CP của Chính phủ, Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan được
quy định tại Điều 8 Luật Hải quan, Điều 2 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, quy định

tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ,
Điều 25 Luật Hải quan, Khoản 8 Điều 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC thời hạn khai
và nộp tờ khai, địa điểm làm thủ tục hải quan được quy định tại Điều 22 LHQ, Điều

12


4 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ, khoản 1 Điều 19
Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính Theo quy định tại
Điều 23 Luật Hải quan (thời hạn cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan), quy định
tại khoản 4 Điều 23 Luật Hải quan, Điều 4 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày
25/3/2015 của Bộ Tài chính thì việc làm thủ tục hải quan ngoài giờ làm việc, ngày
nghỉ, ngày.
Quy trình làm thủ tục hải quan cho hàng hóa nhập khẩu:
Hàng hoá khi đi ngang qua biên giới quốc gia để xuất khẩu hoặc nhập khẩu
đều phải làm thủ tục hải quan. Việc làm thủ tục hải quan bao gồm có ba bước chủ
yếu sau:
- Khai báo hải quan: Chức năng khai báo các chi tiết về hàng hoá trên tờ khai
để cơ quan hải quan kiểm tra các thủ tục giấy tờ. Yêu cầu của việc kiểm tra là phải
trung thực và chính xác. Nội dung của tờ khai báo gồm những mục như: loại hàng,
tên hàng, số-khối lượng, giá trị hàng, tên công cụ vận tải, nhập khẩu với nước nào...
Tờ khai hải quan phải được xuất trình kèm theo một số chứng từ khác, mà chủ yếu
là: giấy phép nhập khẩu, hoá đơn, phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết, chứng từ xuất xứ
(CO).
- Xuất trình hàng hoá: hàng hoá nhập khẩu phải được sắp xếp theo trật tự
thuận tiện cho việc kiểm soát. Chủ hàng phải chịu chi phí nhân công về mở đóng
các kiện hàng.
- Thực hiện các quyết định của hải quan sau khi kiểm soát giấy tờ và hàng hoá,
hải quan sẽ ra các quyết định như:
 Cho phép hàng được qua biên giới (Thông quan).

 Cho hàng đi qua kèm theo điều kiện như phải sửa chữa, phải bao bì lại...
chủ hàng phải nộp thuế.
 Lưu khoá ngoại quan.
 Hàng không được nhập khẩu.
Chủ hàng phải tuân thủ các quyết định đó nếu không họ vi phạm tội hình sự.
2.2.2.6 Nhận hàng nhập khẩu
Đơn vị kinh doanh phải trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một đơn vị nhận uỷ
thác giao nhận tiến hành:
13


- Ký kết hợp đồng uỷ thác cho cơ quan vận tải (cảng, sân bay) về việc giao
nhận hàng từ tàu, máy bay.
- Xác nhận với cơ quan vận tải kế hoạch tiếp nhận hàng nhập khẩu hàng năm,
từng quý, lịch tàu lịch bay, cơ cấu mặt hàng, điều kiện kỹ thuật khi bốc dỡ, vận
chuyển giao nhận.
- Cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc giao nhận hàng hoá như vận đơn,
lệnh giao hàng...
- Thông báo cho các đơn vị trong nước đặt mua hàng nhập khẩu (nếu hàng
nhập khẩu cho một đơn vị trong nước) và dự kiến ngày hàng về, ngày thực tế tàu
chở hàng về đến cảng hoặc máy bay chở hàng đưa hàng về sân bay giao nhận.
- Thanh toán cho cơ quan vận tải các phí tổn về giao nhận, bốc xếp, bảo quản
và vận chuyển hàng nhập khẩu.
- Theo dõi việc giao nhận, đôn đốc cơ quan vận tải lập các biên bản về hàng
hoá và giải quyết trong phạm vi quyền hạn của mình những vấn đề xảy ra trong việc
giao nhận.
2.2.2.7 Kiểm tra hàng nhập khẩu
Cơ quan ga, cảng phải kiểm tra niêm phong kẹp chì trước khi dỡ hàng ra khỏi
phươg tiện vận chuyển. Nếu hàng có tổn thất hoặc xếp không theo lô, vận đơn thì cơ
quan giao thông mời bên giám định lập biên bản giám định dưới tàu. Nếu hàng chuyên

chở mà bị thiếu hụt, mất mát thì phải có biên bản kết toán nhận hàng với tàu.
Doanh nghiệp nhập khẩu với tư cách là một bên đứng tên trên vận đơn phải
lập thư dự kháng nếu nghi ngờ hoặc nhận thấy hàng thực sự có tổn thất phải yêu cầu
công ty bảo hiểm lập biên bản giám định nếu tổn thất xảy ra thuộc những rủi ro đã
mua bảo hiểm.
2.2.2.8 Làm thủ tục thanh toán
Nếu phương thức thanh toán là L/C thì bên nhập khẩu phải mở L/C theo quy
định. Sau khi nhận hàng và kiểm tra hàng hoá, các giấy tờ chứng từ, nếu hợp lệ thì
doanh nghiệp nhập khẩu thanh toán cho ngân hàng.
Nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng phương pháp nhờ thu (thường là
phương thức nhờ thu kèm chứng từ) thì bên nhập khẩu được kiểm tra chứng từ

14


trong một thời gian nhất định. Sau thời gian này nếu bên mua không có lý do từ
chối thanh toán thì ngân hàng xem như yêu cầu đoì hàng là hợp lệ.
2.2.2.9 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Khi thực hiện hợp đồng về nhập khẩu, nếu phát hiện thấy hàng nhập khẩu bị
tổn thất, thiếu hụt... thì bên nhập khẩu cần phải lập ngay hồ sơ khiếu nại để không
bỏ lỡ thì hạn khiếu nại.Cần phải căn cứ vào trách nhiệm nghĩa vụ của các bên để lựa
chọn đối tượng khiếu nại cho phù hợp: đối tượng đó có thể là người xuất khẩu hay
người vận tải hay bên bảo hiểm.
Đơn khiếu nại phải kèm theo những bằng chứng về việc tổn thất như: biên bản
giám định, hoá đơn, vận đơn đường biển, đơn bảo hiểm... Việc khiếu nại sẽ được
giải quyết giữa hai bên. Nếu hai bên không tự giải quyết được hoặc không thoả
đáng thì người nhập khẩu có thể kiện bên đối tác ra Hội Đồng Trọng Tài Quốc Tế
hoặc ra Toà án.
2.2.3 Giám sát và điều hành thực hiện hợp đồng nhập khẩu
2.2.3.1 Giám sát thực hiện hợp đồng nhập khẩu

Phạm vi của giám sát là giám sát cả nội dung và thời gian tiến hành công việc,
giám sát cả công việc của mình và công việc của đối tác trong quá trình thực hiện
hợp đồng. Mục đích của giám sát là để các công việc thực hiện hợp đồng của cả hai
bên xảy ra theo đúng nội dung và thời gian, hạn chế được rủi ro tranh chấp.
Nội dung giám sát thực hiện hợp đồng: Giám sát hợp đồng là thực hiện kiểm
tra tình hình thực hiện hợp đồng ở các nội dung sau: khối lượng, chất lượng hàng
hóa, bao bì hàng hóa, chỉ định phương tiện vận tải, cửa khẩu hải quan, mua bảo
hiểm, lịch giao hàng, giá cả hàng hóa, thanh toán, bảo hành, khiếu nại.
Các phương pháp giám sát thực hiện hợp đồng: Để tiến hành giám sát hợp
đồng người ta sử dụng một loạt các phương pháp như: hồ sơ theo dõi hợp đồng,
phiếu giám sát hợp đồng, phiếu chỉ số giám sát hợp đồng và các phương pháp sử
dụng máy điện toán, máy vi tính.
2.2.3.2 Điều hành thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Điều hành quá trình thực hiện hợp đồng là tất cả các quyết định cần phải đề ra để
giải quyết những vấn đề không thể tính trước được hoặc không thể giải quyết được một
cách đầy đủ trong thời gian xây dựng hợp đồng. Những vấn đề đó bao gồm:

15


- Sự thay đổi về quy định chất lượng hàng hóa trong hợp đồng.
- Cách giải quyết khi hàng giao không phù hợp với quy định trong hợp đồng.
- Tùy chọn số lượng.
- Lịch giao hàng.
- Điều chỉnh giá.
- Các điều khoản thanh toán.
- Hợp đồng vận tải.
- Hợp đồng bảo hiểm.

16



CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ QUY TRÌNH THỰC
HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU MÁY TÍNH, LINH KIỆN ĐIỆN TỬ CỦA
CÔNG TY TNHH PHÂN PHỐI SYNNEX FPT
3.1 Khái quát về Cty TNHH Phân phối Synnex FPT
Công ty TNNHH Phân phối Synnex FPT tự hào là một thành viên của tập
đoàn FPT - một tập đoàn lớn trong nghành công nghệ thông tin của Việt Nam cũng
như đã tạo tiếng vang đối với bạn bè quốc tế. Với thâm niên gần 20, Synnex FPT đã
khẳng định được vị thế của mình với mạng lưới phân phối sản phẩm công nghệ lớn
nhất với hơn 2.771 đại lý tại 63/63 tỉnh thành trong toàn quốc. Thông qua hệ thống
này, sản phẩm công nghệ của gần 40 đối tác là các thương hiệu công nghệ nổi tiếng
thế giới được đưa đến với người tiêu dùng Việt Nam.
3.1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (2016-2018)
Thị trường máy tính, linh kiện điện tử là một trong những thị trường vô cùng
tiềm năng trên thế giới và cả Việt Nam. Cho đến nay Việt Nam vẫn chủ yếu nhập
khẩu máy tính, linh kiện điện tử từ nước ngoài. Hiện nay, Công ty TNHH Phân phối
Synnex FPT có khoảng trên 1200 mặt hàng các loại bao gồm máy tính, máy chủ,
phần mềm và thiết bị mạng, linh kiện điện tử, máy tính và máy tính bảng, thiết bị
thông minh đến từ hơn 40 nhà cung ứng trên toàn thế giới cung cấp cho các hệ
thống bán lẻ và doanh nghiệp bán lể trên toàn quốc.
Bảng 3.1: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Phân phối Synnex FPT
(Đơn vị: VND)
STT
Chỉ tiêu
1
Doanh thu
2
Giá vốn hàng bán
3

Lãi gộp
Doanh thu hoạt
4
động tài chính
5
Chi phí tài chính
6
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý
7
doanh nghiệp
8
Lợi nhuận thuần

2016

2017

9.505.806.217.949
9.065.493.995.609
440.312.222.340

2018

10.955.226.342.838 12.467.328.578.924
10.386.993.967.573 11.776.543.127.690
568.232.375.265
690.785.451.234

117.014.973.933


124.322.108.317

138.819.327.446

99.480.173.869
196.092.124.724

77.459.704.317
247.382.963.805

53.941.153.770
297.810.547.680

35.028.320.967

106.425.882.410

187.033.479.521

226.726.576.713

261.285.933.050

290.819.597.709

từ hoạt động kinh

17



STT

Chỉ tiêu
doanh
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận

9
10
11
12

2016

trước thuế
Chi phí thuế thu

13

nhập doanh nghiệp
Tổng lợi nhuận

14

sau thuế

2017


2018

8.758.658.038
3.161.951.068
5.596.706.970

3.014.102.860
1.638.373.762
1.375.729.098

1.594.821.776
950.919.952
643.901.824

232.323.283.683

262.661.662.148

291.770.517.661

45.904.439.804

55.185.264.026

65.935.615.510

186.418.843.879

207.476.398.122


225.834.902.151

(Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH Phân Phối Synnex FPT)
Các hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm qua (2016-2018) đều đạt
được những thành quả tốt đẹp. Các khoản lợi nhuận đều tăng từ 5-10% sau một năm
cho thấy các vốn đầu tư của Cty TNHH Phân phối Synnex FPT đều mang lại hiệu
quả thể hiện rõ ở tổng lợi nhuận sau thuế của công ty.
Các sản phẩm được công ty nhập khẩu đã có mặt tại hơn 3200 đại lý tại 63
tỉnh thành trên toàn quốc trong đó hơn 600 đại lý là đến từ các các công ty bán lẻ
khác trên thị trường. Không chỉ thế, Synnex FPT còn mở rộng mạng lưới phân phối
của mình đến các nước trong khu vực và trên toàn thế giới như Myanmar,
Campuchia, Nigeria,…
Bảng 3.2: Kết quả kinh doanh của công ty qua các năm
Năm
2014
2015
2016
2017
2018

Doanh thu (VNĐ)
11.791.864.723.110
13.159.437.807.203
9.505.806.217.949
10.955.226.342.838
12.467.328.578.924

Tỉ lệ tăng


11.6%
- 27%
15%
14%

Lợi nhuận (VNĐ)
256.748.532.890
296.331.868.414
186.418.843.879
207.476.398.122
225.834.902.151

Tỉ lệ tăng

15%
- 37%
11%
8%

(Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH Phân phối Synnex FPT)
Đánh giá về kết quả kinh doanh, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có
sự biến động qua từng năm. Đặc biệt từ năm 2015 đến 2016 có sự giảm sút đột biến
(37%) nhưng đã không tiếp tục và quay lại tăng trưởng với mức 15% vào năm
2017.
Từ năm 2017, công ty có sự gia nhập của Công ty tập đoàn Synnex
Technology International Corporation (trụ sở tại Mỹ) với 47% cổ phần. Đây là tập
18



×