Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH tế NÔNG hộ TRÊN địa bàn xã CANH nậu, HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.01 KB, 100 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ TRÊN
ĐỊA BÀN XÃ CANH NẬU, HUYỆN THẠCH THẤT,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Giáo viên hướng dẫn

: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền

Sinh viên thực hiện

: Đỗ Quỳnh Trang

MSV

: 598209

Ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Lớp

: KTNND – K59

Hà Nội, 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài “Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ
trên địa bàn xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội” là kết
quả của quá trình học tập, nghiên cứu độc lập và nghiêm túc. Các số liệu trong
bài được thu thập từ thực tế, nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy, được xử lý trung
thực khách quan và chưa được công bố và sử dụng bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được ghi rõ nguồn
gốc. Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài này tại
địa phương tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương nơi thực
hiện đề tài.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Sinh viên

Đỗ Quỳnh Trang

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, cho tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô PGS.TS
Nguyễn Thị Minh Hiền – Giảng viên Khoa Kinh tế & PTNT, cô đã rất tận tình

hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của
bản thân, tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm hướng dẫn, chỉ bảo của các thầy
cô giáo trong Khoa Kinh tế & PTNT – Trường Học viện Nông Nghiệp Việt
Nam. Với tình cảm chân thành của mình tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến các thầy cô trong những năm học vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ủy ban Nhân dân xã Canh Nậu, huyện
Thạch Thất, thành phố Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã ủng hộ động
viên và quan tâm tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Trong quá trình nghiên cứu vì nhiều lí do chủ quan, khách quan khóa luận
không tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự thông
cảm và góp ý từ các thầy cô giáo và các bạn sinh viên.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Sinh viên

Đỗ Quỳnh Trang

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Kinh tế nông hộ là một loại hình kinh tế cơ sở của nền kinh tế sản xuất

xã hội tương đối phổ biến và được phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Nó
vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, nhất là trong nông nghiệp.
Canh Nậu là xã vùng ven của thủ đô Hà Nội, là một xã thuần nông nên lao
động chủ yếu vẫn làm nông nghiệp, đời sống nhân dân còn thấp, sản xuất còn
mang tính tự cung tự cấp, sản phẩm hàng hóa chưa nhiều, chưa có vùng
chuyên canh sản xuất lớn việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông
nghiệp còn hạn chế. Do những vấn đề cấp thiết trên nên tôi lựa chọn đề tài
“Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Canh Nậu, huyện
Thạch Thất, thành phố Hà Nội.”
Đề tài đã giải quyết bốn mục tiêu cụ thể sau: (1) Hệ thống hóa cơ sở lí
luận và thực tiễn về kinh tế nông hộ và phát triển kinh tế hộ nói riêng. (2)
Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Canh Nậu,
huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất, thành
phố Hà Nội. (4) Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển kinh tế nông hộ ở
địa phương trong thời gian tới.
Bằng các phương pháp điều tra, thu thập thông tin, phân tích các yếu tố
nội tại cho thấy có các yếu tố nguồn lực (đất đai, lao động, vốn), cơ sở hạ
tầng, thị trường, khoa học công nghệ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của
hộ nông dân. Ngoài ra còn có các yếu tố khách quan như điều kiện tự nhiên,
phong tục tập quán. Do đó trong sản xuất kinh tế nông hộ vẫn còn tồn tại
nhiều hạn chế như: sản xuất trong kinh tế nông hộ hiện nay chủ yếu là hoạt
động sản xuất nông nghiệp, còn mang nặng tính tự cung tự cấp, diện tích đất
sản xuất manh mún, quy mô nhỏ và nhiều tiềm năng chưa được tận dụng triệt
để, mức sống người dân chưa cao.
iii


Để đảm bảo cho sự phát triển của kinh tế nông hộ nghiên cứu này đã đề
xuất các giải pháp cải thiện đời sống người dân và khai thác có hiệu quả các

tiềm năng của địa phương.
+ Tập trung vào đất đai, vốn, lao động, khoa học kĩ thuật, một yếu tố
khác đó là tập quán sinh hoạt.
+ Giải pháp cho phát triển ngành chăn nuôi: Duy trì phát triển chăn
nuôi theo hướng ổn định và bền vững. Tập trung phát triển gia súc, gia cầm.
Tiếp tục phát triển khai thác các giống mới. Thay đổi sản xuất cũ, nâng cao
giá trị hàng hóa mở rộng thị trường.
+ Giải pháp cho ngành trồng trọt: Tận dụng tốt diện tích để gieo trồng,
cũng như mở rộng thêm nhằm nâng cao giá trị sản lượng. Thực hiện tốt các
quy trình sản xuất, giảm thiểu rủi ro do thiên nhiên mang lại.
+ Giải pháp cho ngành nghề dịch vụ: Phát triển ngành nghề sử dụng
nguồn lực và lao động ở địa phương.
+ Giải pháp cho từng nhóm hộ: Đối với hộ khá, giàu chú trọng tập
trung về nâng cao trình độ kỹ thuật và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh
đảm bảo sự phát triển một cách ổn định. Với nhóm hộ trung bình, nghèo cần
tận dụng nguồn lực nhằm đa dạng hóa ngành nghề, chuyển đổi cơ cấu vật
nuôi cây trồng. Có sự hỗ trợ về tín dụng, khoa học kỹ thuật cho nhóm hộ này.
Để thực hiện được các giải pháp trên cần cả sự nỗ lực của các hộ nông dân lẫn
các cấp chính quyền địa phương và cán bộ phát triển.

iv


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN................................................................................iii
MỤC LỤC.........................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................viii

DANH MỤC BẢNG........................................................................................ix
PHẦN I: MỞ ĐẦU...........................................................................................1
1.1

Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu.....................................................1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................3

1.2.1 Mục tiêu chung........................................................................................3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể........................................................................................3
1.3

Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................3

1.4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................4

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu.............................................................................4
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu.................................................................................4
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...............................................5
2.1

Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế nông hộ............................................5

2.1.1 Các khái niệm có liên quan.....................................................................5
2.1.2 Phân loại hộ nông dân.............................................................................9
2.1.3 Những đặc trưng cơ bản của kinh tế nông hộ.......................................10

2.1.4 Vai trò, ý nghĩa của phát triển kinh tế nông hộ.....................................11
2.1.5 Nội dung đánh giá sự phát triển kinh tế nông hộ.................................12
2.1.6 Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ..........................................14
2.2

Cơ sở thực tiễn......................................................................................18

2.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về phát triển kinh tế nông hộ...18
2.2.2 Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông hộ ở nước ta...............................20
2.2.3 Quá trình phát triển kinh tế nông hộ ở Việt Nam..................................21
v


2.2.4 Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển kinh tế nông hộ.......22
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........24
3.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................24

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên.................................................................................24
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội........................................................................26
3.2

Phương pháp nghiên cứu.......................................................................35

3.2.1 Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu...............................35
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin............................................................36
3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin............................................37
3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu................................................................38
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................40

4.1

Thực trạng phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã Canh Nậu..................40

4.1.1 Tình hình cơ bản của chủ hộ và đặc điểm của hộ.................................40
4.1.2 Nguồn lực sản xuất của hộ....................................................................41
4.1.3 Tình hình sản xuất kinh doanh của hộ...................................................47
4.1.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của hộ.....................................................54
4.2

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ...................................57

4.2.1 Điều kiện tự nhiên.................................................................................57
4.2.2 Cơ sở hạ tầng.........................................................................................58
4.2.3 Thị trường.............................................................................................58
4.2.4 Nguồn lực của hộ..................................................................................59
4.2.5 Phong tục tập quán................................................................................62
4.2.6 Khoa học kĩ thuật..................................................................................62
4.2.7 Chính sách nhà nước.............................................................................63
4.3

Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế nông hộ.............................64

4.3.1 Định hướng phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Canh Nậu.......64
4.3.2 Các giải pháp.........................................................................................65

vi


PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................72

5.1

Kết luận.................................................................................................72

5.2

Kiến nghị...............................................................................................73

5.2.1 Kiến nghị với Nhà nước........................................................................73
5.2.2 Kiến nghị với địa phương.....................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................75
PHỤ LỤC........................................................................................................77

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQ

: Bình quân

BVTV

: Bảo vệ thực vật

CC

: Cơ cấu

CN – TTCN : Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

CP

: Chi phí

DT

: Diện tích

ĐVT

: Đơn vị tính

GTSX

: Giá trị sản xuất

KT – PTNT

: Kinh tế - phát triển nông thôn

KHKT

: Khoa học kĩ thuật



: Lao động

LĐBQ


: Lao động bình quân

LĐNN

: Lao động nông nghiệp

NN

: Nông nghiệp

NTTS

: Nuôi trồng thủy sản

SL

: Số lượng

SX

: Sản xuất

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

TB

: Trung bình


TĐVH

: Trình độ văn hóa

THCS

: Trung học cơ sở

TL

: Tỉ lệ

TN

: Thu nhập

UBND

: Ủy ban nhân dân

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1

Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm 2014 – 2016...........27

Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của xã trong 3 năm 2014-2016.....29
Bảng 3.3


Giá trị sản xuất kinh doanh của xã qua 3 năm 2014 – 2016........35

Bảng 3.4: Tài liệu thu thập, nguồn thu thập và phương pháp thu thập thông
tin thứ cấp.....................................................................................37
Bảng 3.5: Đối tượng, phương pháp và nội dung thu thập thông tin sơ cấp..38
Bảng 4.1

Thông tin cơ bản của chủ hộ........................................................41

Bảng 4.2: Đặc điểm của hộ...........................................................................41
Bảng 4.3: Tình hình sử dụng đất đai của hộ.................................................43
Bảng 4.4

Tình hình nhân khẩu và lao động hộ điều....................................44

Bảng 4.5

Tình hình vốn của hộ....................................................................47

Bảng 4.6

Phương tiện, công cụ sản xuất của hộ..........................................47

Bảng 4.7

Kết quả sản xuất ngành trồng trọt (bình quân hộ)........................48

Bảng 4.8 Các khoản chi phí ngành trồng trọt (tính cho 1 sào = 360m²
gieo trồng)...................................................................................51

Bảng 4.9

Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi của hộ....................................52

Bảng 4.10 Chi phí cho ngành chăn nuôi của hộ (tính cho 100kg sản phẩm).....53
Bảng 4.11 Kết quả SXKD dịch vụ, ngành nghề của hộ................................54
Bảng 4.12 Thu nhập của hộ..........................................................................56
Bảng 4.13 Bảng chi tiêu của hộ.....................................................................57
Bảng 4.14 Trang thiết bị phục vụ đời sống của hộ........................................58
Bảng 4.15 Mong muốn nhận thêm đất của hộ...............................................60
Bảng 4.16 Nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất của hộ.................................61
Bảng 4.17 Các hình thức chuyển giao KHKT vào sản xuất..........................64
Bảng 4.18 Mức độ ảnh hưởng của chính sách trong việc PTSX...................65

ix


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế đất nước, sản xuất nông nghiệp
luôn giữ một vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước, góp
phần vào sự ổn định, tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Nông nghiệp là
một trong ba ngành chính cấu thành lên toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nên
nông nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống của nhân dân mỗi
nước. Nó càng trở nên quan trọng hơn đối với một quốc gia có gần 65,5% dân
số sống ở vùng nông thôn và gần 70% (tổng cục thống kê, 2016) lao động làm
việc trong các lĩnh vực nông nghiệp như Việt Nam nước ta.
Kinh tế nông hộ là hình thức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội
tương đối phổ biến và được phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Nó có vai
trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, nhất là trong nông nghiệp. Ở Việt

Nam kinh tế hộ gia đình lại càng có ý nghĩa to lớn, bởi vì nước ta bước vào
nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường, dân số nông
thôn chiếm 65,5% trong tổng dân số (Tổng cục thống kê, 2016). Có thể khẳng
định rằng quá trình phát triển nông thôn kinh tế hộ giữ một vai trò không thể
thiếu. Nó là đơn vị kinh tế đặc thù phù hợp với thực trạng phát triển sản xuất
nông nghiệp ở nước ta hiện nay. Sự tồn tại của nó là tất yếu và khách quan.
Trong những năm qua cùng với sự chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu và tổ chức
kinh tế nông dân được coi trọng và nó đã thúc đẩy sự phát triển của ngành
nông nghiệp nước ta đưa nước ta từ nước thiếu lương thực thực phẩm trở
thành nước có khối lượng gạo xuất khẩu đứng thứ ba trên thế giới.
Kinh tế nông hộ của nước ta ngày càng khẳng định rõ vai trò tự chủ của
mình trong đời sống kinh tế xã hội nói chung và ở vùng nông thôn nói riêng.
Sự phát triển kinh tế nông hộ đã thực sự làm cho nền nông nghiệp nước ta đạt

1


được những thành tựu to lớn làm cho nông nghiệp nông thôn và đời sống của
người dân có những thay đổi đáng kể. Nó góp phần giải quyết vấn đề việc làm
và xây dựng cuộc sống mới ở nông thôn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và
phong phú của con người về lương thực thực phẩm.
Trong những năm qua kinh tế hộ đã đạt được những thành tựu to lớn:
đưa giống cây trồng vật nuôi năng suất chất lượng cao vào sản xuất, cơ sở hạ
tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đã từng bước được cải thiện nâng cấp
cùng với chính sách đầu tư ưu đãi của Đảng và nhà nước. Tuy nhiên trong sản
xuất nông nghiệp, kinh tế nông hộ vẫn còn nhiều mặt tồn tại: sản xuất trong
kinh tế hộ nông dân chủ yếu là sản xuất hộ nông nghiệp, sản xuất theo hướng
hàng hóa chưa phát triển mạnh, còn mang nặng tính tự cung tự cấp, hộ sản
xuất thuần nông vẫn chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu nông nghiệp nông thôn, yêu
cầu ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất bị kìm hãm bởi diện tích đất

manh mún quy mô nhỏ do kết quả của việc chia đất bình quân. Mâu thuẫn
giữa tăng dân số và thiếu việc làm kết hợp với tính thời vụ trong nông nghiệp
tạo ra hiện tượng dư thừa lao động dẫn đến năng suất lao động bình quân
thấp. Tình trạng thiếu kiến thức, thiếu vốn đầu tư đang là tình trạng chung của
các hộ gia đình. Sản xuất nông nghiệp vẫn còn tình trạng lấy công làm lãi
năng suất cây trồng vật nuôi còn thấp và nhiều tiềm năng chưa được tận dụng
triệt để, mức sống của người dân chưa cao. Đó là vấn đề đặt ra cần phải
nghiên cứu và giải quyết trong thời điểm hiện nay.
Canh Nậu là một xã của huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội. Với đặc
thù là một xã thuần nông nên lao động chủ yếu vẫn là làm nông nghiệp. Kinh
tế nông nghiệp nói chung và kinh tế của xã nói riêng đang dần phát triển theo
đà phát triển chung của đất nước nhưng nó không tránh khỏi những mâu
thuẫn như dân số ngày càng tăng diện tích đất ngày càng giảm, thiếu việc làm
kết hợp với tính thời vụ trong nông nghiệp tạo ra hiện tượng dư thừa lao động,

2


tình trạng sản xuất nông nghiệp còn lấy công làm lãi, nhiều tiềm năng chưa
được tận dụng triệt để cần được giải quyết.
Xuất phát từ thực trạng đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp
phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất,
thành phố Hà Nội”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở thực trạng kinh tế nông hộ ở xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất,
thành phố Hà Nội thời gian qua đề xuất giải pháp phát triển kinh tế nông hộ
theo hướng khai thác tối đa mọi nguồn lực sẵn có của địa phương.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về kinh tế nông hộ và phát triển

kinh tế hộ nói riêng.
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Canh
Nậu, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ trên địa
bàn xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển kinh tế nông hộ ở địa
phương trong thời gian tới.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
(1) Những lí thuyết về hộ như: hộ có những đặc điểm gì, vai trò, ý nghĩa
của việc phát triển kinh tế nông hộ là gì?
(2) Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông hộ của một số quốc gia trên thế
giới, bài học kinh nghiệm rút ra cho địa phương là gì?
(3) Trong thời gian qua thực trạng kinh tế nông hộ trên đại bàn xã Canh
Nậu đang diễn ra như thế nào: mức độ phát triển, trình độ sản xuất, kết quả
sản xuất như thế nào?

3


(4) Yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã
Canh Nậu?
(5) Trong thời gian tới kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Canh Nậu phát
triển theo định hướng nào?
(6) Giải pháp nào để phát triển kinh tế nông hộ thời gian tới tại địa
phương?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế nông hộ.
- Đối tượng khảo sát: các hộ nông dân, các cán bộ xã, cán bộ khuyến
nông và một vài đơn vị liên quan khác.

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1 Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu hộ nông dân xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất, thành
phố Hà Nội tập trung tại 3 thôn: thôn 1, thôn 3, thôn 4
1.4.2.2 Phạm vi thời gian
- Thời gian thực hiện đề tài: từ 16/6/2017 đến tháng 11/2017
- Các số liệu thứ cấp được thu thập trong 3 năm gần đây từ năm 2014-2016
- Số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2017
1.4.2.3 Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế nông hộ và các
yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ, từ đó đề xuất các giải
pháp phát triển kinh tế nông hộ tại xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất, thành
phố Hà Nội.

4


PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế nông hộ
2.1.1 Các khái niệm có liên quan
2.1.1.1 Khái niệm về hộ
- Năm 1980, tại Hội thảo Quốc tế lần thứ hai về quản lý nông trại tại Hà
Lan, các đại biểu nhất trí cho rằng: “Hộ là đơn vị cơ bản của xã hội có liên
quan đến sản xuất tiêu dùng, xem như là một đơn vị kinh tế”
- Liên hợp quốc cho rằng: “Hộ là những người cùng sống chung dưới
một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ”
- Theo Martin năm 1988: “Hộ là đơn vị cơ bản liên quan đến sản xuất,
đến tiêu dùng và các hoạt động khác”.
- Theo Weberster – từ điển kinh tế năm 1990: “Hộ là những người cùng
sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ”.

Ở nước ta, có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân. Theo nhà
khoa học Lê Đình Thắng (1993), nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức
kinh tế cơ sở trong nông nghiệp nông thôn. Đào Thế Tuấn (1997), nông hộ là
những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề
rừng nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn.
Có rất nhiều khái niệm về hộ nhưng có thể hiểu về hộ theo 3 quan điểm cơ
bản sau:
- Dưới khía cạnh kinh tế hộ là tập hợp những thành viên có chung một cơ
sở kinh tế (cùng làm, cùng ăn, cùng ngân quỹ) có thể cùng huyết thống hay
không cùng huyết thống.
- Dưới khía cạnh nhân chủng học, Raul (1989), khẳng định: “Hộ là những
người có chung huyết tộc có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sáng
tạo ra sản phẩm để bảo tồn chính mình”.

5


- Quan điểm mang tính toàn diện hơn của T.Chayanov: “Khái niệm hộ
nhất là trong đời sống nông thôn không phải bao giờ cũng tương đương với
khái niệm sinh học mà còn liên quan đến đời sống kinh tế và gia đình”.
Trên thực tế vẫn chưa có khái niệm thống nhất về hộ song qua các khái
niệm nêu trên, khái niệm về hộ có thể khái quát như sau:
- Hộ là một tập hợp chủ yếu và phổ biến của những thành viên có chung
huyết thống, tuy vậy cũng có cá biệt những thành viên của hộ không phải
chung huyết thống (con nuôi, người tình nguyện và được sự đồng ý của các
thành viên trong hộ công nhận cùng chung hoạt động kinh tế lâu dài)
- Hộ nhất thiết là một đơn vị kinh tế (chủ thể kinh tế), có nguồn lao động
và phân công lao động chung, có vốn và chương trình, kế hoạch sản xuất kinh
doanh, là đơn vị vừa sản xuất vừa tiêu dùng, có ngân quỹ chung và được phân
phối theo lợi ích thỏa thuận có tính chất gia đình, hộ không phải là một thành

phần kinh tế đồng nhất mà hộ có thể thuộc thành phần kinh tế cá thể, tư nhân,
tập thể,...
Hộ không thống nhất với gia đình mặc dù cùng chung huyết thống bới vị
hộ là một đơn vị kinh tế riêng, còn gia đình có thể không chung một đơn vị
kinh tế - ngân sách với nhau. Theo Macleod thì ông đã phân biệt sự khác nhau
giữa hộ và gia đình, trong đó điểm khác nhau cơ bản là: Gia đình là nhóm
người có cùng huyết tộc gồm một vợ, một chồng con cái là các hạt nhân, đơn
vị cơ bản của xã hội, có thể có nhiều thế hệ khác nhau, sinh sống dưới một
mái nhà. Mặt khác kinh tế gia đình đặt trong mối quan hệ với kinh tế tập thể,
còn kinh tế hộ được quan niệm như là các hoạt động sản xuất kinh doanh của
một đơn vị độc lập, hộ và gia đình có cùng những tiêu thức chung như quan
hệ huyết tộc, quan hệ hôn nhân, tình trạng cư trú, cơ sở kinh tế… gia đình
được coi là hộ, khi các thành viên của hộ có chung cơ sở kinh tế. Ngược lại hộ
được coi là gia đình khi các thành viên của nó có quan hệ huyết tộc và hôn nhân.

6


2.1.1.2 Khái niệm hộ nông dân
Có khá nhiều quan điểm về hộ nông dân:
Tác giả Frank Ellis (1998), định nghĩa: “Hộ nông dân là các hộ gia đình
làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh dất của mình, sử
dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ
thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào
các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao”.
Ở nước ta, có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân.
Theo GS. Lê Đình Thắng (1993) cho rằng: “Hộ là tế bào kinh tế xã hội, là
hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn”.
Theo PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc (2001) cho rằng: “Hộ nông nghiệp là
những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động thường xuyên tham gia trực tiếp

hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làm
đất, thủy nông, giống cây trồng, bảo vệ thực vật,…) và thông thường nguồn
sống chính của hộ dực vào nông nghiệp”.
Nghiên cứu những khái niệm trên đây về hộ nông dân của các tác giả và
nhận thức cá nhân có thể khái quát lại khái niệm hộ nông dân như sau:
- Hộ nông dân là những hộ sống ở nông thôn, có ngành nghề sản xuất
chính là nông nghiệp, nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề nông.
Ngoài hoạt động nông nghiệp, hộ nông dân còn tham gia các hoạt động phi
nông nghiệp như tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ,…) với ở các mức
độ khác nhau.
- Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa
là một đơn vị tiêu dùng. Như vậy, không thể là một đơn vị kinh tế độc lập
tuyệt đối mà còn phải phụ thuộc vào các hệ thống kinh tế lớn hơn của nền
kinh tế quốc dân. Khi trình độ phát triển lên mức cao của CNH, HĐH, thị
trường, xã hội càng mở rộng và đi vào chiều sâu, thì các hộ nông dân càng
phụ thuộc nhiều hơn vào các hệ thống kinh tế rộng lớn không chỉ trong phạm
vi một vùng, một nước.
7


2.1.1.3 Khái niệm kinh tế nông hộ
Kinh tế nông hộ là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của xã hội, trong đó
các nguồn lực đất đai, lao động, vốn và tư liệu sản xuất được coi là của chung
để tiến hành sản xuất. Có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà, ăn chung, mọi
quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống là tùy thuộc vào chủ hộ,
được Nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển.
Có ý kiến khác lại cho rằng, kinh tế nông hộ thể hiện được các loại hộ
nông dân thể hiện được các loại hộ hoạt động kinh tế trong nông thôn như hộ
nông nghiệp, hộ nông - lâm - ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ,
thương nghiệp, ngư nghiệp.

Như vậy, kinh tế nông hộ là hình thức cơ bản và tự chủ trong nông
nghiệp. Nó được hình thành và phát triển một cách khách quan, lâu dài, dựa
trên sự tự hữu các yếu tố sản xuất (đất đai, các tư liệu sản xuất thuộc sở hữu
của hộ gia đình), sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, là
loại hình kinh tế có hiệu quả, phù hợp với sản xuất nông nghiệp, thích ứng,
tồn tại và phát triển trong mọi chế độ kinh tế xã hội.
2.1.1.4 Khái niệm về phát triển
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển, mỗi định nghĩa phản
ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau:
Theo Ngân hàng thế giới (WB): “Phát triển trước hết là sự tăng trưởng
về kinh tế, nó còn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác,
đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do
của con người” (World Bank, 1992).
Theo Malcomgils – Viện Nghiên cứu quản lí kinh tế Trung ương:
“Phát triển bao gồm sự tăng trưởng và thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nền
kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự
đô thị hóa, sự tham gia của các dân tộc của mỗi quốc gia trong quá trình
các thay đổi trên”.
8


Theo Raaman Weitz: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục tăng
trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả
tăng trưởng trong xã hội”.
Còn theo quan điểm triết học Mác - Lenin: “Phát triển là khuynh hướng
đi từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn…”
Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển, nhưng các ý kiến cho
rằng nó là phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần, phạm trù về hệ thống trị
trong cuộc sống con người. Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao quyền
lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và quyền tự do công dân.

2.1.1.5 Khái niệm về phát triển kinh tế nông hộ
Phát triển kinh tế nông hộ là sự tăng lên về quy mô các nguồn lực sản
xuất, thu nhập và đời sống của hộ. Như vậy, phát triển kinh tế nông hộ bao
hàm cả sự biến đổi về số lượng và chất lượng (Nguyễn Xuân Tiệp, 2008).
+ Sự thay đổi về lượng đó là sự tăng lên về quy mô các nguồn lực sản
xuất (đất đai, vốn, lao động), khối lượng sản phẩm và tổng thu nhập của hộ.
+ Sự thay đổi về chất bao gồm sự chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng
có hiệu quả kinh tế cao, sự tăng lên về đời sống vật chất và tinh thần của hộ.
2.1.2 Phân loại hộ nông dân
Có nhiều cách phân loại hộ nông dân khác nhau:
- Căn cứ vào mục tiêu và cơ chế hoạt động có:
+ Nhóm hộ hoàn toàn tự cung tự cấp không có phản ứng với thị trường:
Loại hộ này có mục tiêu sản xuất các sản phẩm cần thiết để tiêu dùng
trong gia đình.
+ Nhóm hộ sản xuất hàng hóa là chủ yếu: loại hộ này có mục tiêu là tối
đa hóa lợi nhuận được biểu hiện rõ rệt và sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ,
ruộng đất, lao động, vốn.
- Theo tính chất của ngành sản xuất hộ có:
+ Nhóm hộ thuần nông: là hộ chỉ thuần túy sản xuất nông nghiệp
9


+ Nhóm hộ kiêm nông: là hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm nghề tiểu
thủ công nghiệp, nhưng chủ yếu từ nông nghiệp là chính.
+ Nhóm hộ chuyên: là hộ chuyên làm các ngành nghề như khí, mộc, dệt
may, vận tải, thủ công mỹ nghệ, làm dịch vụ kĩ thuật cho nông nghiệp.
+ Nhóm hộ buôn bán: ở nơi đông dân cư, họ có quầy hàng riêng hoặc
bán hàng ở chợ.
- Theo thu nhập của hộ:
+ Nhóm hộ có thu nhập khá

+ Nhóm hộ có thu nhập trung bình
+ Nhóm hộ có thu nhập nghèo
Sự phân biệt này thường dựa vào quy định chung hoặc quy định của
từng địa phương.
2.1.3 Những đặc trưng cơ bản của kinh tế nông hộ
Kinh tế nông hộ là loại hình kinh tế hộ đặc biệt, nó không giống những
loại hình kinh tế khác như các doanh nghiệp nông nghiệp và có những đặc
trưng sau:
- Có sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền sở hữu với quá trình quản lí và
sử dụng các yếu tố sản xuất. Sở hữu trong nông hộ là sở hữu chung, nghĩa là
mọi thành viên trong nông hộ đều có quyền sở hữu những tư liệu sản xuất vốn
có cũng như các tài sản khác của hộ.
- Lao động quản lí và lao động trực tiếp có sự gắn bó chắt chẽ với nhau.
Trong nông hộ, mọi người thường gắn bó chặt chẽ với nhau theo quan hệ
huyết thống, kinh tế hộ lại tổ chức với quy mô nhỏ các loại hình doanh
nghiệp nông nghiệp khác nên việc điều hành sản xuất và quản lí cũng đơn
giản gọn nhẹ.
Trong nông hộ chủ hộ vừa là người điều hành quản lí sản xuất, đồng thời
lại là người trực tiếp tham gia lao động sản xuất nên tính thống nhất giữa lao
động quản lí và lao động trực tiếp là rất cao.
10


- Kinh tế nông hộ có khả năng thích nghi và điều chỉnh rất cao. Do kinh
tế nông hộ có quy mô nhỏ nên bao giờ cũng có sự thích ứng dễ dàng hơn so
với các doanh nghiệp nông nghiệp có quy mô lớn. Khi gặp điều kiện thuận
lợi, nông hộ có thể phát huy tối đa nguồn lực cho sản xuất ngay cả khi giảm
khẩu phần ăn tất yếu của mình. Trong hoàn cảnh bất lợi, sản xuất được thu
hẹp, thậm chí có thể quay về sản xuất giản đơn.
- Có sự gắn bó chặt chẽ giữa quá trình sản xuất với lợi ích của người lao

động. Trong nông hộ mọi người gắn bó với nhau cả trên cơ sở kinh tế, huyết
thống và cùng chung ngân quỹ nên dễ dàng đồng tâm hiệp lực để phát triển
kinh tế. Điều này không thể có ở các đơn vị khác.
- Kinh tế nông hộ là đơn vị sản xuất có quy mô nhỏ nhưng hiệu quả, quy
mô nhỏ nhưng không đồng nghĩa với sự lạc hậu, năng suất thấp. Kinh tế nông
hộ vẫn có khả năng cho năng suất cao hơn các doanh nghiệp có quy mô lớn.
Kinh tế nông hộ vẫn có khả năng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ
tiên tiến để chi hiệu quả kinh tế cao. Thực tế đã chứng tỏ kinh tế nông hộ là
loại hình thích hợp nhất với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, với cây trồng
vật nuôi trong quá trình sinh trưởng phát triển cần có sự tác động kịp thời.
- Kinh tế nông hộ sử dụng lao động và tiền vốn của hộ là chủ yếu. Hộ
nông dân là một đơn vị kinh tế nhỏ, sản xuất tận dụng tối đa mọi nguồn lực
mình có mà ít đi thuê ngoài đặc biệt là tận dụng nguồn lao động và nguồn vốn
gia đình để sản xuất (Đỗ Văn Viện và Đặng Văn Tiến, 2000)
2.1.4 Vai trò, ý nghĩa của phát triển kinh tế nông hộ
Kinh tế hộ nông dân đã có từ lâu đời cho đến nay vẫn tồn tại và phát
triển. Trải qua mỗi thời kì lịch sử khác nhau thì kinh tế hộ nông dân biểu hiện
dưới nhiều hình thức khác nhau, càng ngày càng khẳng định vai trò của nó
trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt đối với sự phát triển nông nghiệp vầ nông
thôn. Có thể tóm lược vai trò của phát triển kinh tế hộ nông dân như sau:

11


Thứ nhất, kinh tế hộ nông dân là tế bào của xã hội, sự phát triển của nó
trước tiên nâng cao đời sống của người dân và góp phần thúc đẩy sự phát triển
của đất nước. Hộ nông dân là đơn vị kinh tế cơ sở chứa đựng một hệ thống
các nguồn lực (đất đai, vốn, lao động, tư liệu sản xuất,…) và sở hữu các sản
phẩm mà mình sản xuất ra. Kinh tế nông dân thích hợp với đặc điểm sinh thái
của sản xuất nông nghiệp trong khi cơ cấu lớn tỏ ra không hiệu quả. Với một

quy mô thích hợp, hộ nông dân có khả năng kết hợp lao động, đất đai, truyền
thống gia đình một cách hiệu quả.
Thứ hai, hộ nông dân là đơn vị duy trì, tái tạo và phát triển các nguồn lực
có hiệu quả cao. Với tư cách là đơn vị kinh tế tự chủ, hoạt động sản xuất theo
cơ chế thị trường, các hộ nông dân nước ta đã tích cực đẩy mạnh phát triển
sản xuất một cách năng động, đa dạng, phù hợp với năng lực và điều kiện cụ
thể của mỗi hộ, góp phần quan trọng tạo ra thị trường hàng hóa ngày càng
phong phú, dồi dào ngay tại các vùng nông thôn. Mặt khác, dưới tác động
khách quan của các quy luật kinh tế thị trường, các hộ nông dân đang tìm mọi
biện pháp đề nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu
quả sản xuất, trên cơ sở sử dụng tốt các nguồn lực sẵn có của từng hộ về vốn,
đất đai, lao động, tư liệu sản xuất và tri thức. Việc coi hộ là đơn vị tự chủ, đã
giúp cho hộ nông dân có điều kiện chủ động đầu tư thâm canh, cải tạo đất làm
cho đất ngày càng tốt hơn và sử dụng tiền vốn, lao động có hiệu quả hơn. Sản
xuất có thu nhập cao là điều kiện để hộ có thể tái đầu tư các nguồn lực.
2.1.5 Nội dung đánh giá sự phát triển kinh tế nông hộ
Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong
một thời kì nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy mô sản lượng
và tiến bộ mọi mặt của xã hội hình thành cơ cấu kinh tế hợp lí.
Kinh tế hộ nông dân là một thành phần của kinh tế nông nghiệp, do đó
có thể hiểu rằng phát triển kinh tế hộ nông dân chính là quá trình tăng trưởng
về sản xuất, gia tăng về thu nhập, tích lũy của kinh tế hộ nông dân, làm cho
12


kinh tế nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung đi lên (Phạm
Ngọc Anh,2008). Cụ thể nội dung phát triển kinh tế nông hộ:
2.1.5.1 Phát triển quy mô các yếu tố sản xuất của kinh tế nông hộ (đất đai,
vốn, lao động)
Phát triển quy mô các yếu tố sản xuất của kinh tế nông hộ. Các yếu tố sản

xuất chủ yếu của kinh tế nông hộ bao gồm: đất đai, vốn, lao động. Phát triển
các yếu tố sản xuất là nhằm gia tăng quy mô đất đai tính trên hộ nông dân
(hoặc tính trên 1 lao động), gia tăng vốn đầu tư cho sản xuất của hộ, gia tăng
số lượng lao động.
2.1.5.2 Nâng cao trình độ và phương thức sản xuất của chủ hộ
Trình độ sản xuất của chủ hộ bao gồm: trình độ học vấn và kỹ năng lao
động. Người lao động phải có trình độ học vấn và kĩ năng lao động để tiếp thu
những tiến bộ khoa học kĩ thuật và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến. Trong sản
xuất, phải giỏi chuyên môn, kỹ thuật, trình độ quản lí mới mạnh dạn áp dụng
thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất nhằm giảm sức lao động, tiết kiệm
chi phí, mang lại lợi nhuận cao. Điều này là rất quan trọng, ảnh hưởng trực
tiếp đến kết quả trong sản xuất kinh doanh của hộ, ngoài ra còn phải có những
tố chất của một người dám làm kinh doanh. Vì vậy, phát triển kinh tế nông hộ
cần chú trọng nâng cao trình độ lao động của hộ, đặc biệt là trình độ quản lí,
tổ chức sản xuất của chủ hộ.
2.1.5.3 Kết quả sản xuất của kinh tế nông hộ
Kết quả sản xuất của kinh tế nông hộ biểu hiện ở đầu ra của kinh tế hộ
như: Sản lượng hàng hóa nông sản, giá trị tổng sản lượng, giá trị sản lượng
hàng hóa, đặc biệt là doanh thu của hộ...Kết quả này có được nhờ sự kết hợp
các yếu tố nguồn lực lao động, vốn, đất đai, trình độ sản xuất của chủ hộ và sự
lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh như chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi
phù hợp, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản cho hộ nông dân từ đó nâng
cao thu nhập, cải thiện đời sống của người nông dân.
13


2.1.5.4 Thu nhập và đời sống tích lũy của kinh tế nông hộ
Phát triển kinh tế nông hộ cuối cùng phải có tác động tích cực đến thu
nhập các hộ nông dân, phải làm tăng thu nhập bình quân của hộ nông dân, gia
tăng mức sống, thỏa mãn các điều kiện sống cơ bản như nhà ở, điện, nước

sạch, nhà vệ sinh,...và ngày càng gia tăng mức tích lũy của hộ (Đặng Kim
Sơn, 2008).
2.1.6 Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ
2.1.6.1 Cơ chế chính sách nhà nước
Chính sách, chủ trương của Đảng và nhà nước như: chính sách thuế,
chính sách ruộng đất, chính sách bảo hộ, trợ giá nông sản phẩm, miễn thuế
cho sản phẩm mới, chính sách cho vay vốn, giải quyết việc làm, chính sách
đối với đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới… Các chính sách này có ảnh
hưởng đến việc phát triển kinh tế nông hộ và là công cụ đắc lực để Nhà nước
can thiệp có hiệu quả vào sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho các hộ
nông dân phát triển kinh tế.
Tóm lại, từ các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ có thể
khẳng định: nông hộ sản xuất tự cấp tự túc muốn phát triển kinh tế quy mô
lớn và chính sách kinh tế là tiền đề, là môi trường để đầu tư, đưa tiến bộ kỹ
thuật vào sản xuất để kinh tế hộ nông dân hoạt động có hiệu quả.
2.1.6.2 Nhóm yếu tố về nguồn lực của hộ
a. Đất đai
Đất đai là cơ sở tự nhiên là tiền đề trước tiên của mọi quá trình sản xuất.
Nó tham gia vào mọi quá trình sản xuất của xã hội nhưng tùy thuộc vào từng
ngành nghề cụ thể mà đất đai có vai trò khác nhau. Trong nông nghiệp đất đai
không chỉ tham gia với tư cách là yếu tố thông thường mà là yếu tố tích cực
của sản xuất là tư liệu sản xuất không thể thay thế được.
Bình quân đất ít lại chia thành nhiều mảnh nhỏ cùng với tập quán canh
tác thủ công lâu đời của chế độ cũ để lại cũng như trong những năm gần đây
14


đã khai thác không đủ kỹ thuật làm cho đát đai bị thoái hóa, bạc màu. Sản
xuất chủ yếu của hộ nông dân là nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc
biệt và không thể thay thế trong quá trình sản xuất. Do vậy quy mô đất đai,

địa hình và tính chất nông hóa thổ nhưỡng có liên quan trực tiếp tới từng loại
nông sản phẩm, tới số lượng và chất lượng sản phẩm, tới giá trị sản phẩm và
lợi nhuận thu được.
b. Vốn đầu tư cho sản xuất
Cũng như tất cả các ngành kinh tế khác ngành nông nghiệp muốn tiến
hành sản xuất nông sản hàng hóa và kinh doanh thì cần phải có các tư liệu cho
lao động như máy móc, thiết bị, cơ khí, nhà xưởng điều kiện vật chất phục vụ
cho quá trình sản xuất và tiêu dùng và các khoản tiền ứng trước để mua một
số yếu tố đầu vào sản xuất. Tất cả các yếu tố đó chỉ có thể đáp ứng được khi
có vốn.
Vốn sản xuất tác động vào toàn bộ quá trình sản xuất nông sản thông qua
phân bón, thức ăn, thuốc chữa bệnh cho gia súc và mua giống.
Có thể nói vốn có vai trò quan trọng đối với ngành nông nghiệp. Ngành
nông nghiệp có thể phát triển được hay không còn phụ thuộc vào lượng vốn
của ngành trong khi đó vốn sản xuất nông nghiệp có đặc điểm: Vốn cố định
ngoài những tư liệu có nguồn gốc kỹ thuật còn những tư liệu lao động có
nguồn gốc sinh học, sản xuất nông nghiệp có chu kỳ sản xuất dài và tính thời
vụ làm cho tuần hoàn và luân chuyển của vốn chậm chạp, kéo dài thời gian
thu hồi vốn, tạo ra sự cần thiết phải dự trữ đáng kể trong thời gian tương đối dài
của vốn lưu động và làm cho vốn ứ đọng, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào
điều kiện tự nhiên nên việc sử dụng gặp nhiều rủi ro làm tổn thất hoặc làm giảm
hiệu quả sử dụng vốn.
c. Trình độ học vấn
Trình độ sản xuất của chủ hộ bao gồm: trình độ học vấn và kỹ năng lao
động. Người lao động phải có trình độ học vấn và kĩ năng lao động để tiếp thu
15


×