Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Đánh giá tính bền vững của việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh đô thị hóa tại huyện hoài đức, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 86 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
---------------------

LÊ ĐÔN

ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA TẠI
HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG

HÀ NỘI - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
---------------------

LÊ ĐÔN

ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA TẠI
HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG
Chuyên ngành: KHOA HỌC BỀN VỮNG
Mã số: 8900201.03QTD

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Đào Châu Thu


HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu do cá nhân
tôi thực hiện với sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS Đào Châu Thu. Luận văn
không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Về số liệu và các kết
quả của luận văn chưa từng được công bố trong bất kì một công trình khoa học
nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, thông
tin được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng quy cách.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính nguyên bản và xác thực của luận văn
TÁC GIẢ

LÊ ĐÔN

i


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian dài học tập, nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp, tôi xin
bày tỏ lòng biết ơn tới PGS. TS Đào Châu Thu – người cô, người thầy đã dành
nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn trực tiếp cho tôi trong suốt quá trình hoàn
thành luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội,
các thầy, các cô tham gia giảng dạy lớp cao học Khoa học bền vững khóa 3,
Khoa Các khoa học Liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã nhiệt tình giảng
dạy, truyền đạt kiến thức và hỗ trợ cho tôi trong suốt thời gian theo học tại
trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Ủy ban huyện Hoài Đức, ban

lãnh đạo phòng Tài Nguyên Môi trường huyện Hoài Đức đã hỗ trợ tôi trong quá
trình thực hiện đề tài luận văn.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến tập thể các bạn học viên lớp cao
học Khoa học bền vững khóa 3, Khoa Các khoa học Liên ngành, Đại học Quốc
gia Hà Nội đã giúp đỡ, góp ý cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận
văn này.
Hà Nội, 05/2020
HỌC VIÊN THỰC HIỆN

LÊ ĐÔN

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 ......................................................................................................... 7
TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................. 7
1.1. Khái quát về tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và ở Việt
Nam 7
1.1.1.
Đất nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp ................................... 7
1.1.2.
Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới ............................ 8
1.1.3.
Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam ............................ 10

1.2. Cơ sở lý luận về đô thị hóa ........................................................................ 11
1.2.1. Khái niệm về đô thị hóa ........................................................................... 11
1.2.2. Đặc điểm của đô thị hóa .......................................................................... 13
1.2.3 Các yếu tố của đô thị hóa ảnh hưởng tới biến động sử dụng đất nông
nghiệp .................................................................................................................. 14
1.2.4 Vấn đề quy hoạch đô thị hiện nay

1.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và sử dụng đất đai bền
vững trong bối cảnh đô thị hóa ........................................................................ 18
1.3.1. Đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng đất nông nghiệp ................... 18
1.3.2. Sử dụng đất đai bền vững trong bối cảnh đô thị hóa ............................. 21
1.4. Nhận xét chung ........................................................................................ 24
CHƯƠNG 2 ........................................................................................................ 25
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 25
2.1. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 25
2.1.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu.................................................... 25
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn sâu sử dụng công cụ bảng hỏi....................... 25
2.1.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất theo FAO ....................... 26
2.1.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu, tài liệu.............................. 29
2.2. Đặc điểm tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Hoài Đức .............................. 29
2.2.1. Điều kiện tự nhiên huyện Hoài Đức ....................................................... 29
2.2.2. Số liệu về kinh tế - xã hội huyện Hoài Đức ............................................ 33
iii


2.2.3. Tài nguyên đất của huyện Hoài Đức ...................................................... 35
2.3. Nhận xét cuối chương 2 ............................................................................. 36
CHƯƠNG 3 ........................................................................................................ 38
ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG

BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA Ở HUYỆN HOÀI ĐỨC ...................................... 38
3.1. Đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa lên cơ cấu sử dụng đất nông
nghiệp ................................................................................................................. 38
3.1.1. Sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất......................................................... 38

3.1.2. Tác động của quá trình đô thị hóa lên cơ cấu sử dụng đất nông
nghiệp ................................................................................................................. 39
3.2. Đánh giá tính thích hợp và bền vững của sử dụng đất nông nghiệp..... 40
3.2.1. Đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế.............................................................. 40
3.2.2. Hiệu quả xã hội ........................................................................................ 45
3.2.3. Đánh giá hiệu quả về mặt môi trường ...................................................... 49
3.2.4. Đánh giá tổng hợp hiệu quả của các loại sử dụng đất trên địa bàn huyện
Hoài Đức ............................................................................................................. 59
3.3. Đề xuất giải pháp, biện pháp thực hiện nâng cao hiệu quả sử dụng đất
theo hướng bền vững......................................................................................... 61
3.3.1. Quan điểm đề xuất sử dụng đất nông nghiệp bền vững ........................ 62
3.3.2. Cơ sở đề xuất sử dụng đất nông nghiệp bền vững ................................. 63
3.3.3. Đề xuất sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện Hoài
Đức trong bối cảnh đô thị hóa ........................................................................... 64
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 70

iv


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

STT
1


CHƯ VIẾT TẮT

ĐỌC LÀ

AHP

Analytic Hierarchy Process (quá trình phân tích
thứ bậc)

2

BVMT

Bảo vệ môi trường

3

BVTV

Bảo vệ thực vật

4

CNQG

Công nghiệp Quốc gia

5

CCSDĐ


Cơ cấu sử dụng đất

6

CNH – HĐH

7

DT

8

ĐNB

Đông Nam Bộ

9

GDP

Tổng sản phẩm nội địa,

Công nghiệp hoá – hiện đại hoá
Diện tích

Gross Domestic Product
10

GTGT


Giá trị gia tăng

11

ĐTH

Đô thị hoá

12

ĐVĐĐ

13

IPCC

Đơn vị đất đai
Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu
Intergovernmental Panel on Climate Change
Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài

14

IUCN

nguyên Thiên nhiên
International Union for Conservation of Nature

15


HTX

Hợp tác xã

16

KDC

Khu dân cư

17

KT-XH

Kinh tế - xã hội

18

LHQ

Liên Hợp Quốc

19

MT

Môi trường
v



20

NTT

Nhóm thông tin

21

OECD

22

SDĐ

Sử dụng đất

23

TP

Thành Phố

24

TW

Trung Ương

25


UBND

26

VN

27

XDCB

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

Uỷ ban nhân dân
Việt Nam
Xây dựng cơ bản

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1

Tiềm năng và hiện trạng đất có khả năng canh tác
trên thế giới

Bảng 1.2

Tiềm năng đất nông nghiệp của một số nước ở Đông
Nam Á


Bảng 1.3

Biến động sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam
thời kỳ 2006 – 2015

Bảng 2.1

Việc phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của
các loại hình sử dụng đất

Bảng 2.2

Việc phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả về mặt xã
hội

Bảng 2.3

Việc phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả về mặt môi
trường

Bảng 3.1

Kết quả thống kê ngành nông nghiệp huyện Hoài
Đức trong giai đoạn 2012 – 2019

Bảng 3.2

Hiệu quả kinh tế của các cây trồng


Bảng 3.3

Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Hình 1.1

Vị trí vùng ven đô trong cấu trúc phát triển của đô thị

Hình 1.2

Hiện trạng sử dụng đất

Hình 2.1

Sơ đồ vị trí huyện Hoài Đức

viii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ xưa tới nay, đất đai là nguồn tài nguyên, tài sản quan trọng của mỗi
quốc gia; chính vì thế, việc phân bổ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm hiệu quả cao luôn
là vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Với sức ép của việc gia tăng dân số, công
nghiệp hóa hiện đại hóa của nước ta hiện nay dẫn đến việc tài nguyên đất ngày

càng bị hủy hoại. Để bảo đảm lợi ích trước mắt cũng như lợi ích lâu dài, đồng
thời đảm bảo việc bảo vệ môi trường sinh thái, đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững nguồn tài nguyên đất luôn là vấn đề xuyên suốt trong các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước.
Những năm qua, trong lĩnh vực đất đai phát sinh nhiều vấn đề phức tạp do
một số quy định của pháp luật về đất đai không còn phù hợp, việc quản lý Nhà
nước về đất đai hiện còn nhiều thiếu sót, yếu kém và bất cập. Giữa Nhà nước và
người dân có đất bị thu hồi đôi khi lợi ích chưa được bảo đảm tương xứng. Việc
tổ chức quản lý, sử dụng đất tại các nông, lâm trường chưa chặt chẽ, vẫn còn
diễn biến phức tạp của tình trạng khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai. Vì vậy
bài toán đặt ra cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước về sử dụng
hiệu quả và bền vững quỹ đất chưa có lời giải thỏa đáng; đất đai đang và sẽ còn
là vấn đề sôi động của cả nền kinh tế.
Là một huyện cửa ngõ phía Tây của Hà Nội, huyện Hoài Đức có diện tích
tự nhiên 8.246,77 ha với 20 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Trôi và 19
xã: An Khánh, An Thượng, Cát Quế, Đắc Sở, Di Trạch, Đông La, Đức Giang,
Đức Thượng, Dương Liễu, Kim Chung, La Phù, Lại Yên, Minh Khai, Sơn
Đồng, Song Phương, Tiền Yên, Vân Canh, Vân Côn, Yên Sở.
Huyện Hoài Đức được đánh giá là huyện có điều kiện tự nhiên và nguồn
tài nguyên đất đai thích hợp cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Diện tích
đất nông nghiệp 4.108,06ha gồm 1.550,02ha đất trồng lúa; 923,44ha đất trồng
cây hàng năm còn lại; 494,61ha đất trồng cây lâu năm; 105,14ha đất nuôi trồng
1


thủy sản; 34,85ha đất nông nghiệp khác. Đất phi nông nghiệp là 4.109,04ha; đất
chưa sử dụng 29,67ha.
Tuy nhiên do ảnh hưởng của thời tiết còn chưa thuận lợi, thêm nữa hoạt
động sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam nói chung và ở huyện Hoài Đức nói
riêng vẫn chủ yếu theo xu hướng độc canh, tập trung chú trọng đầu tư thâm canh

cao sử dụng nhiều phân bón hóa học và các chất hữu cơ độc hại trong một thời
gian dài dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ đến độ phì nhiêu của đất, đất thoái hóa
không thể tiếp tục sản xuất, các dịch hại nghiêm trọng, đồng thời cũng gây ra
những tác động tiêu cực đến hệ sinh thái và sức khỏe con người. Cùng với đó
quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa trên địa bàn làm đất sản xuất bị thu hẹp
ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sống của nhân dân.
Cùng với đó, quá trình đô thi hóa đem lai nhiều tác động tích cưc, góp
phần không nhỏ vào quá trình phát triển ở cấp quốc gia, cấp vùng và địa
phương. Quá trình đô thị hóa đem lại những lơi ích như:
- Đô thị hóa góp phần tạo động lực phát triển cho các địa phương.
- Chất lượng cơ sở hạ tầng được nâng cao.
- Các ngành công nghiệp, dịch vụ được thúc đẩy phát triển.
- Đô thị hóa góp phần tạo ra việc làm cho người dân địa phương.
Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển theo mục tiêu của địa phương về
phát triển bền vững, đô thị hóa còn gây ra những tác động tiêu cực, gây ra các
ảnh hưởng như:
- Góp phần thay đổi hiên trạng sử dụng đất .
- Góp phần gây ra tình trạng di dân tự do, ảnh hưởng tới phát triển kinh tế
– xã hội.
- Cơ sở hạ tầng phát triển thiếu đồng bộ, đặc biệt là các công trình xử lý
chất thải.
Và hiện nay, cũng chưa có những nghiên cứu nào mang tính liên ngành để
đánh giá đước thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Hoài Đức.
Trong bối cảnh đó tôi chọn đề tài "Đánh giá tính bền vững của việc sử dụng
đất sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh đô thị hóa tại huyện Hoài Đức, Hà
2


Nội” để đánh giá tính bền vững và đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp
bền vững tại huyện Hoài Đức, Hà Nội. Từ đó đề xuất một số giải pháp giúp

người dân và chính quyền địa phương thực hiện phát triển bền vững đất nông
nghiệp tại đây.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu với các mục tiêu sau:
* Mục tiêu tổng quát của luận văn:
Sử dụng phương pháp đánh giá thích hợp của FAO trong đánh giá hiệu
quả sử dụng đất về Kinh tế, xã hôi, môi trường nhằm xác định được các loại sử
dụng đất thích hợp và bền vững tại huyện Hoài Đức.
* Mục tiêu cụ thể:
- Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Hoài
Đức, Hà Nội.
- Đánh giá được hiệu quả của các loại hình sử dụng đất được chọn của
huyện: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hôi, hiệu quả môi trường làm cở sở đề xuất
các giải pháp sử dụng đất thích hợp và bền vững cho huyện.
- Đánh giá được tính bền vững của việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
tại Hoài Đức trong bối cảnh đô thị hóa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài trực tiếp là các loại hình sử dụng đất
trong nông nghiệp và chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp cùng các yếu tố liên
quan đến quá trình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà
Nội.
Vấn đề quản lý, sử dụng đất nông nghiệp và các yếu tố về kinh tế - xã hộimôi trường liên quan đến đời sống người dân trong quá trình đô thị hóa cũng là
đối tượng được nghiên cứu của luận văn.
 Phạm vi nghiên cứu:
Về phạm vi khoa học: Đất trồng lúa, đất trồng hoa màu, đất trồng cây ăn
quả, đất trông các cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao.
3



Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên phạm vi huyện Hoài Đức, thành
phố Hà Nội là nơi đại diện và điển hình có đầy đủ các loại hình canh tác cây
trồng nông nghiệp cần nghiên cứu (điều tra số liệu tại 02 xã đại diện cho các loại
hình sử dụng quỹ đất trong nông nghiệp tại huyện).
Về thời gian: Số liệu sử dụng trong luận văn thu thập trong giai đoạn 2010
đến năm 2020.
4. Nội dung nghiên cứu
Luận văn được thực hiện với bốn nội dung nghiên cứu chính sau:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Hoài Đức, đặc biệt là đất đai,
thổ nhưỡng khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất đất nông nghiệp.
- Hiện trạng và biến động sử dụng đất nông nghiệp trong bối cảnh đô thị
hóa của huyện, xác định các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
- Đánh giá tính bền vững của sử dụng đất nông nghiệp qua hiệu quả sử
dụng đất – hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp bền vững trong bối cảnh đô thị hóa.
5. Quan điểm nghiên cứu
* Quan điểm hệ thống:
- Vấn đề sử dụng đất tại các đô thị luôn là một chuỗi các hệ thống phức tạp,
trong đó mỗi loại hình sử dụng đất ở các đô thị chịu nhiều tác động của các yếu tố
kinh tế - xã hội trong một thể thống nhất. Chính vì vậy, nếu một thành phần hay
một bộ phận nào đó bị tác động thì sẽ kéo theo sự thay đổi của các bộ phận khác.
- Khi nghiên cứu tác động của đô thị hóa tới hiện trạng sử dụng đất sản
xuất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa, chúng ta cần nhìn nhận và xem xét
tổng thể bởi sự thay đổi của một thành phần trong hệ thống sẽ dẫn đến thay đổi
toàn hệ thống.
* Quan điểm tổng hợp:
Biến động sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa
chịu nhiều tác động của các yếu tố khác nhau. Trong tiến hành nghiên cứu các
tác động của quá trình đô thị hóa tới sự thay đổi hiện trạng sử dụng đất sản xuất

4


nông nghiệp, chúng ta cần phải đánh giá, phân tích tổng hợp các nguyên nhân
gây ra đô thị hóa, đồng thời đánh giá được tác động của quá trình này lên sự
thay đổi mục đích sử dụng của các loại hình sử dụng đất của huyện Hoài Đức.
* Quan điểm phát triển bền vững: Trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã
hội hiện nay, việc phát triển đô thị và đô thị hóa bền vững cần được tiến hành
một cách toàn diện cân đối và vững chắc, có ý thức tiết kiệm đối với việc sử
dụng nguồn tài nguyên đất nhưng vẫn phải đảm bảo việc phát triển kinh tế người
dân cũng như tính bền vững về mặt môi trường.
- Trong quá trình đô thị hóa, chúng ta cần phát huy những tiến bộ khoa
học kỹ thuật lên các cây trồng vật nuôi, đồng thời ứng dụng khoa học công nghệ
để đảm bảo giống cây trồng cho hiệu quả năng suất cao nhất mà vẫn đảm bảo về
mặt môi trường.
- Trong quá trình mở rộng đô thị, chúng ta cần tập trung xử lý môi trường
ô nhiễm, cải thiện sinh thái đô thị, bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên,
đặc biệt là nguồn tài nguyên đất nông nghiệp, đồng thời quản lý được tốc độ
tăng trưởng dân số và quy mô mở rộng đất đô thị nhưng vẫn đảm bảo phát triển
bền vững trong tương lai.
6. Những đóng góp của đề tài
* Ý nghĩa khoa học
Luận văn tiến hành điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
của địa phương huyện Hoài Đức với các yếu tố liên quan đến sử dụng đất và sản
xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về đô thi
hóa, những tác động của đô thị hóa tới các lĩnh vực kinh tế – xã hội và môi
trường, đặc biệt là những tác động của đô thị hóa tới tài nguyên đất nói chung và
hiện trạng sử dụng đất nói riêng, đồng thời đề xuất giải pháp sử dụng hiệu quả đất
nông nghiệp tại Hoài Đức trong bối cảnh đô thị hóa và trong giai đoạn tiếp theo.
* Ý nghĩa thực tiễn

Trên cơ sở phân tích thực tiễn, luận văn góp phần mô tả những tác động
của quá trình đô thị hóa đến sự thay đổi các hoạt động sản xuất đất nông nghiệp
và đời sống của người dân huyện Hoài Đức, đồng thời cũng tích lũy thêm những
5


kinh nghiệm và kiến thức bản địa mà người dân tại nơi đây đang áp dụng. Đồng
thời, luận văn góp phần đề xuất được các giải pháp thích ứng có tính ứng dụng
trong bối cảnh đô thị hóa đất sản xuất nông nghiệp.
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 3 chương chính với các nội dung chính sau đây:
Chương 1. Tổng quan tài liệu: Nội dung của chương này tập trung vào
việc làm rõ khái niệm về đất sản xuất nông nghiệp, vai trò của đất sản xuất nông
nghiệp, quá trình đô thị hóa, đặc điểm của đô thị hóa, sử dụng đất và tác động
của đô thị hóa lên sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và sử dụng bền vững đất
sản xuất nông nghiệp.
Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu: Chương này giới thiệu
các phương pháp nghiên cứu của luận văn liên quan tới quá trình đô thị hóa, sử
dụng bền vững đất sản xuất nông nghiệp.
Chương 3. Đánh giá tính bền vững và đề xuất các giải pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh đô thị hóa ở huyện
Hoài Đức: Chương này đưa ra các kết quả phân tích đánh giá tính bền vững của
việc sử dụng đất nông nghiệp trong bối cảnh đô thị hóa.

6


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.


Khái quát về tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và ở Việt
Nam

1.1.1. Đất nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm về đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí
nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích
bảo vệ phát triển rừng [6].
Đất nông nghiệp gồm đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất nuôi
trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác [6].
1.1.1.2. Vai trò của đất nông nghiệp
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, vai trò của đất đai đóng một vị trí
quan trọng không thể thay thế:
- Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, không thể thay thế. Đất đai vừa là đối
tượng để lao động, đất đai vừa là tư liệu lao động để sản xuất. Bên cạnh đó, đất
đai còn là sản phẩm tự nhiên; sử dụng hợp lý và đúng cách sẽ làm tăng sức sản
xuất của đất đai.
- Đất đai còn là tư liệu lao động, khi con người sử dụng để trồng trọt và
chăn nuôi thì đất đai có thể phát huy được tác dụng như một tư liệu lao động,
không có đất đai thì sẽ không có hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Đất đai là môi trường sống đối với sinh vật, là nguồn cung cấp dinh
dưỡng cho cây trồng.
- Đất đai không phải là tài nguyên vô tận, nó bị hạn chế bởi ranh giới đất
liền và bề mặt Trái Đất. Đây cũng chính là đặc điểm ảnh hưởng đến việc mở
rộng diện tích và quy mô sản xuất nông nghiệp trên từng vùng, lãnh thổ khác
nhau. Do đó, việc khai thác hợp lý quỹ đất nông nghiệp hiện có của từng địa
phương là vấn đề quan trọng, đồng thời là xu thế chủ đạo trong việc nâng cao
đời sống của người nông dân.
7



- Đất đai có chất lượng không đồng nhất giữa các vùng, các miền địa lý.
Đất nông nghiệp ở các vùng miền khác nhau thì sẽ có điều kiện tự nhiên khác
nhau về thổ nhưỡng, khí hậu, độ phì nhiêu,… Do đó, việc lựa chọn và xác định
các loại hình sử dụng đất, các loại cây trồng nông nghiệp sao cho phù hợp là có
ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế cuả từng hộ gia đình.
1.1.1.3. Vấn đề sử dụng đất nông nghiệp
Sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ
giữa con người và đất đai trong tổ hợp giữa môi trường và các nguồn tài nguyên
khác. Căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu phát triển thị
trường sẽ quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng hợp lý tài
nguyên đất đai, phát huy tối đa công dụng của đất đai để đạt tới lợi ích sinh thái,
kinh tế và xã hội với hiệu quả cao nhất [6]. Hiện nay, vấn đề sử dụng đất nông
nghiệp nói riêng và đất đai nói chung được phát triển theo sáu xu thế:
- Sử dụng đất nông nghiệp tập trung, không manh mún và phát triển theo
chiều rộng;
- Cơ cấu sử dụng đất cần được phát triển theo hướng đa dạng và chuyên
môn hóa;
- Cần sử dụng đất theo hướng xã hội hóa, công hữu hóa;
- Cần sử dụng đất theo hướng hợp tác hóa, khu vực hóa và tiến tới là toàn
cầu hóa;
- Sử dụng đất hợp lý hướng tới bảo vệ môi trường và phát triển bền vững,
thích ứng với bối cảnh biến đổi khí hậu.
1.1.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới
Có khoảng 148.647.000 km2 tổng diện tích đất tự nhiên, nhưng những loại
đất có khả năng cho sản xuất nông nghiệp là 2,2 tỷ ha, chiếm 22% tổng diện tích.
Những loại đất phi nông nghiệp là 11,7 tỷ ha, chiếm tới 78%.
Trong giai đoạn phát triển hiện nay, diện tích đất nông nghiệp có xu
hướng giảm về số lượng và chất lượng đất. Theo nhiều nghiên cứu đưa ra, có tới

15% tổng diện tích đất nông nghiệp trên Trái Đất đang bị bạc màu do những
hoạt động của con người. Dân số thế giới tăng nhanh nhưng tiềm năng đất nông
8


nghiệp thế giới còn lại có hạn, vì vậy, để có đủ lương thực và thực phẩm theo
nhu cầu của con người, chúng ta cần bảo vệ và định hướng sử dụng hợp lý
nguồn tài nguyên quý giá là đất đai cho sản xuất nông nghiệp [1].
Diện tích đất có khả canh tác khoảng 3,3 tỷ ha trên tổng diện tích đất của
thế giới, trong đó đất có khả năng trồng trọt chỉ khoảng 1,5 tỷ ha, chiếm 46,0%;
Đất trống khoảng 1,8 tỷ ha, chiếm tới 54,0% (bảng 1.1) [1].
Bảng 1.1. Tiềm năng và hiện trạng đất có khả năng canh tác trên thế giới [1]
Đơn vị tính: triệu ha
STT Lục địa
Tổng diện tích
Diện tích có khả
Diện tích đất
năng canh tác
canh tác
1 Châu Phi
2.980
660
185
2 Châu Á
4.400
1.155
451
3 Châu Đại Dương
898
198

49
4 Châu Âu
970
429
140
5 Châu Mỹ
4.192
858
274
6 Châu Nam Cực
1.425
0
233
Tổng cộng
14.865
3.300
1.474

Trên thế giới, đất đai được phân bố không đồng đều ở các châu lục. Mặc
dù có diện tích đất nông nghiệp khá cao so với các châu lục khác nhưng Châu Á
lại có tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp trên tổng diện tích đất tự nhiên là thấp. Mặt
khác, phần lớn dân số thế giới lại tập trung đông ở Châu Á với các quốc gia dân
số đông nhất nhì thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia.
Khu vực Đông Nam Á với dân số là 413 triệu người (năm 1995), 530
triệu người (năm 2010) và tổng diện tích tự nhiên là 347 triệu ha, diện tích có
khả năng trồng trọt được có 133 triệu ha, bình quân đất trồng trọt trên đầu người
thấp. Hiện nay, diện tích đang trồng trọt ở Đông Nam Á có 66 triệu ha, diện tích
đang trồng trọt là 67 triệu ha, chiếm 50,3% so với diện tích có khả năng trồng
trọt được.
Bảng 1.2. Tiềm năng đất nông nghiệp của một số nước ở Đông Nam Á [4]

Các nước

Dân số (triệu

Tổng

Khả năng

Hiện

Cân đối Chiếm

người)

diện tích

trồng trọt

đang

(còn lại)

(triệu ha)
Năm

Năm

trồng
(Triệu ha)


9

tỷ lệ
(%)


1995

2010

9

15

18

10

3

7

70,0

195

247

191


58

23

35

60,3

Lào

5

7

24

7

1

6

85,7

Philippin

70

92


30

17

12

5

29,4

Thái Lan

60

72

51

27

19

8

29,6

Việt Nam

74


87

33

14

8

6

42,8

413

530

347

133

66

67

50,3

Campuchia
Indonesia

Tổng


1.1.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam
Chính sách ruộng đất ở Việt Nam luôn gắn liền với các giai đoạn lịch sử
nhất định. Trong thời kỳ phong kiến và thuộc địa thì ruộng đất tập trung chủ yếu
vào tay địa chủ, thực dân, còn nông dân chỉ được sở hữu một phần nhỏ. Trong
những năm 1930 của thế kỷ hai mươi, vùng đồng bằng sông Hồng với 6,5 triệu
dân nông thôn thì đất công chỉ chiếm 1/5 tổng diện tích đất nông nghiệp với
230.000ha. Vào thời kỳ cải cách ruộng đất giai đoạn 1953-1958, ở miền Bắc,
ruộng đất chủ yếu tập trung ở các tầng lớp địa chủ, phú nông, thực dân Pháp,
nhà thờ Cơ đốc, còn diện tích 810.000 đất công được chia cho các tầng lớp nông
dân lao động.
Trong những năm 2000, đất sản xuất nông nghiệp của Việt Nam chỉ
chiếm 28,38%, gần tương đương với diện tích đất chưa sử dụng [6]. Vì vậy, cần
có nhiều biện pháp thiết thực hơn để có thể khai thác được diện tích đất nông
nghiệp và đất chưa sử dụng phục vụ cho mục đích khác nhau. So với nhiều nước
trên thế giới thì Việt Nam có tỷ lệ đất dùng vào mục đích nông nghiệp khá thấp.
Điều đó trái ngược với thực trạng Việt Nam là một nước có đa phần dân số làm
nghề nông. Do đó, bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người nông dân rất
thấp và manh mún cũng là những thách thức và trở ngại lớn trong việc phát triển
ngành nông nghiệp. Chính vì vậy, để phát triển một nền nông nghiệp đủ sức
cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu nội địa và xuất khẩu đòi hỏi Việt
Nam phải có chính sách khai thác đất hợp lý, sử dụng đất hiệu quả trên cơ sở
phát triển một nền nông nghiệp bền vững [6].
10


Nông nghiệp Việt Nam đã đạt một số thành tựu nổi bật trong thời kỳ đổi
mới, đồng thời, nông nghiệp nước ta đã duy trì được tốc độ tăng trưởng đều và
ổn định, thể hiện được lợi thế so sánh với các nước trong và ngoài khu vực.
Trong 5 năm từ 2010 – 2015, diện tích đất nông nghiệp không ngừng được mở

rộng, trở thành chỗ dựa nền tảng cho ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển,
theo đó đất nông nghiệp tăng bình quân mỗi năm đất nông nghiệp tăng thêm
113,036 ngàn ha, từ 26,2264 triệu ha năm 2010 lên 26,71958 triệu ha năm 2015.
Bảng 1.3. Biến động sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam thời kỳ 2006
– 2015 [4]
Đơn vị: 1.000 ha
STT Hạng mục

I
1
2
3
4
5
II

Năm 2006 Năm 2010 Năm
2015

Tăng (+)
2006-2010

Tổng DT đất 24.584,00 26.226,40 26.791,58 1.642,40
Nông nghiệp
Đất sản xuất 9.412,00 10.126,09 10.305,44 714,09
NN
Đất lâm nghiệp 14.437,00
Đất nuôi trồng 702,00
thuỷ sản
Đất làm muối

14,00
Đất NN khác 19,00

Đất chưa sử 5.280,00
dụng
1
Đất
đồng 351,00
bằng
4.537,00
2
Đất đồi núi
392,00
3
Đất núi đá
1.2. Cơ sở lý luận về đô thị hóa

Giảm (-)
20102015
565,18

179,35

15.366,47
690,30

15.700,14 929,47
749,12
-11,70


333,67
58,82

17,50
26,04

16,70
20,18

3,50
7,04

-0,80
-5,86

3.163,88

2.288,00

-2.116,12

-875,88

258,20

171,03

-92,80

-87,17


2.639,00
266,68

1.872,45
244,52

-1.898,00
-125,32

-766,55
-22,16

1.2.1. Khái niệm về đô thị hóa
Đô thị hóa là hiện tượng kinh tế - xã hội liên quan đến các dịch chuyển về
mặt kinh tế - xã hội - văn hóa, không gian, môi trường gắn liền với những tiến
bộ về Khoa học - Kỹ thuật, tạo đà thúc đẩy sự phân công lao động, chuyển đổi
nghề nghiệp hình thành các nghề nghiệp mới [15]. Đô thị hóa thúc đẩy sự di cư
vào các trung tâm đô thị và thúc đẩy phát triển kinh tế, từ đó làm thay đổi đời
sống xã hội và văn hóa nâng cao mức sống người dân cũng như làm thay đổi cả
11


lối sống cũng như hình thức giao tiếp xã hội. Nói một cách khác, đô thị hóa là
quá trình chuyển đổi liên tục, từ cấu trúc và tính chất lao động xã hội theo hướng
từ nông nghiệp sang hướng công nghiệp hóa, từ công nghiệp sang hướng dịch
vụ và khoa học công nghệ, từ đơn giản đến phức tạp, từ chân tay sang trí óc dựa
trên cơ sở của sự thay đổi phát triển về mặt công nghệ.
Thuật ngữ “đô thị hóa” ra đời năm 1867 trong một tác phẩm của ông
Ildenfonso Cerdà – một kỹ sư cầu đường người Tây Ban Nha, cuốn tác phẩm

mang tên “Lý luận chung về đô thị hóa”. Theo đó, đô thị hóa được xem là một
hiện tượng thay đổi về cả kinh tế, xã hội, môi trường, được biểu hiện bằng sự
thay đổi, phát triển của công – nông nghiệp, sản xuất hàng hóa, phân công lao
động, chuyển đổi nơi ở và làm việc. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu cũng như
các báo cáo hiện nay về vấn đề đô thị hóa đều lấy khía cạnh dễ nhận biết nhất
của nhân khẩu học, đó chính là sự tăng trưởng của dân số đô thị trên tổng dân số
của một vùng, một quốc gia và một châu lục. Việc xem xét vấn đề đô thị hóa
thông qua hiện tượng nhập cư vào đô thị làm cho đô thị tăng lên về lượng và mở
rộng về không gian để định nghĩa đô thị hóa [15][17]. Việc hiểu được định nghĩa
về đô thị sẽ giúp xác định được các tiêu chuẩn của đô thị hóa.
Các học giả đã đưa ra định nghĩa đô thị dựa trên ngưỡng tối thiểu về lượng
tập trung dân số và mật độ dân số. Đây được xem là định nghĩa đô thị từ góc độ
nhân khẩu học và địa lý [15].
Ở Việt Nam, đô thị được định nghĩa theo quan điểm của các nhà quản lý,
theo đó, đô thị là một khu vực dân cư tập trung có đủ 2 điều kiện [15]:
- Về mặt phân cấp quản lý, đô thị được phân ra thành phố, thị xã, thị trấn –
nơi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập;
- Về trình độ phát triển đô thị, thì đô thị phải đạt được những tiêu chuẩn như
là: trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, đóng vai trò thúc đẩy kinh tế
của cả nước hay của một vùng lãnh thổ với quy mô dân số toàn đô thị tối thiểu phải
đạt 4000 người trở lên và đạt được một số tiêu chuẩn về cở sở hạ tầng.
Hầu hết các tài liệu ở Việt Nam khi nghiên cứu đô thị hóa thì đều phân tích
đô thị hóa ở khu vực đô thị. Trong nghiên cứu của Lê Du Phong, tác giả đã đưa
12


ra một số chỉ tiêu định lượng và định tính cơ bản đánh giá mức độ đô thị hóa
theo chiều sâu và chiều rộng của khu vực đô thị [9][10]. Theo đó, quá trình đô
thị hóa được chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu là tiền công nghiệp.

- Giai đoạn tiếp theo đô thị hóa mở rộng: dưới tác động của cách mạng
công nghiệp, đô thị thu hút lớn 1 lượng lao động từ nông nghiệp chuyển sang
công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
- Giai đoạn đô thị hóa hậu công nghiệp: khi văn minh đô thị hóa đi vào
chiều sâu.
1.2.2. Đặc điểm của đô thị hóa
Đô thị hóa gắn liền với sự thay đổi mạnh mẽ về kinh tế - xã hội trên cơ sở
phát triển về công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, dịch vụ, là bước chuyển
tiếp của việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất. Do đó, đô thị hóa
luôn đi cùng với chế độ kinh tế - xã hội.
Trên thực tế, sự hiện diện của đô thị hóa còn xuất hiện ở những khu vực
không phải là không gian đô thị, mà ở cả khu vực nông thôn và khu vực ven đô do
quá trình đô thị hóa không chỉ xảy ra ở những khu vực được coi là đô thị [28].
Vùng ven đô là một vành đai chuyển tiếp giữa thành phố và nông thôn, là
khu vực giao thoa và tương tác giữa nông thôn và thành thị [28]. Đây là nơi có
sự tồn tại xen kẽ các đặc tính đô thị và đặc tính nông thôn. Chính do vậy, trong
một nghĩa nào đó, khu vực ven đô có thể được coi là vùng nông thôn bởi nó
được đặc trưng bởi các khu định cư mật độ thấp, khu vực canh tác nông nghiệp
và các dấu vết của lối sống nông thôn. Ở một mặt nào đó, khu vực này là khu
vực đô thị bởi đây là không gian diễn ra các hoạt động công nghiệp hóa và phát
triển cơ sở hạ tầng, đồng thời khu vực này phải chịu áp lực ngày càng tăng của
đô thị cũ. Ở một mặt nào đó, khu vực ven đô được xem là vùng đệm chuyển từ
nông thôn sang thành thị.

13


Hình 1.1. Vị trí vùng ven đô trong cấu trúc phát triển của đô thị [28]
Đô thị hóa nói chung và đô thị hóa ở khu vực ven đô lại có những đặc tính
và sắc thái riêng. Đô thị hóa ở khu vực ven đô liên quan đến quá trình chuyển

đổi của khu vực nông thôn nằm ngoại ô thành phố [29]. Quá trình đô thị hóa ở
khu vực ven đố nhấn mạnh sự hình thành, lan tỏa và sự phát triển của đặc tính
đô thị thay thế cho những đặc tính nông nghiệp, nông thôn vốn trước khi bị đô
thị hóa nổi bật hơn [28]. Quá trình đô thị hóa ở các khu vực ven đô đang diễn ra
theo các hướng sau:
- Theo hướng xuất hiện tính đô thị ở một không gian nào đó, phát triển
thành thị tứ, rồi theo thời gian dần phát triển thành một trung tâm đô thị;
- Theo chiều rộng, nghĩa là theo chiều mở rộng không gian đô thị, làm cho
đặt tính đô thị được lan tỏa sang khu vực nông thôn;
- Theo chiều sâu và chiều cao, trong đó đô thị được tập trung lại và phát
triển cao tầng, làm cho đặc tính đô thị càng dày đặc hơn trong khi không làm mở
rộng không gian đô thị;
- Theo hướng kết hợp giữa cả 3 hướng nêu trên.
1.2.3 Các yếu tố của đô thị hóa ảnh hưởng tới biến động sử dụng đất nông
nghiệp
Trong hội nghị thượng đỉnh thế giới về đô thị được tổ chức bởi Liên Hợp
Quốc tại Ixtambul (Thổ Nhĩ Kỳ) đã kết luận “Đô thị hóa là quá trình tất yếu, dù
muốn hay không muốn thì tương lai của thế giới vẫn sẽ nằm trong các thành phố”.
14


Các nghiên cứu thay đổi sử dụng đất thường xoay quanh trọng tâm câu hỏi về
mối quan hệ giữa việc sử dụng đất và các yếu tổ làm biến động sử dụng đất. Việc
thay đổi sử dụng đất bị tác động bởi rất nhiều yếu tố có nguồn gốc khác nhau, trong
đó có yếu tố tự nhiên, phạm vi địa lý, thời gian và cường độ. Trong đó, các yếu tố
ảnh hưởng tới biến động sử dụng đất có thể được chia thành hai loại:
- Yếu tố tác động của môi trường tự nhiên như khí hậu, thủy văn, thổ
nhưỡng .
- Yếu tố tác động của con người như dân số, công nghệ, hệ thống chính trị
và kinh tế, tôn giáo và văn hóa, yếu tố dân tộc.


Hình 1.2. Hiện trạng sử dụng đất [7]
Như vậy, có thể thấy biến động sử dụng đất là kết quả của hoạt động kinh
tế - xã hội và điều kiện tự nhiên trong quá trình khai thác, sử dụng của con người
được thể hiện trong hình 1.2.
Trong các yếu tố ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất trong sơ đổ 1.2,
tác nhân kinh tế - xã hội được coi là tác nhân chính và chủ yếu. Một đặc điểm dễ
nhận ra rằng việc chuyển đổi sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất đô thị, đất
khu công nghiệp là hiện tượng phổ biến và điển hình xảy ra ở hầu hết các nước
đang phát triển, trong đó có Việt Nam [7].
Chuyển đổi sử dụng đất được xem là một hiện tượng tất yếu của quá trình
phát triển và tăng trưởng kinh tế. Những yếu tố được cho là chủ đạo gây ra biến
đổi đất nông nghiệp ở các nước đang phát triển là mật độ dân số cao, tăng
trưởng kinh tế nhanh và quá trình đô thị hóa. Ở Việt Nam, chuyển đổi đất nông
nghiệp sang đất phi nông nghiệp diễn ra với tốc độ nhanh và mạnh mẽ từ những
năm 1990 khi mà nhà nước có những chính sách ưu tiên cho việc tăng trưởng và
15


×