Tải bản đầy đủ (.doc) (231 trang)

Quản lý bồi dưỡng kỹ năng xã hội cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố hồ chí minh trong bối cảnh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 231 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu trong luận án là trung thực và có
xuất xứ rõ ràng.
Tác giả luận án

Trần Vĩnh Hà


2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BCH
CNH, HĐH
CNTT
CSVC
CTQG
CNXH
ĐHSP
ĐTB
ĐTKS
GD,ĐT
KT-XH
KHXH&NV
KHTN
KNXH
QĐND
Tp.HCM
XHCN



Chữ viết đầy đủ
Ban Chấp hành
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Công nghệ thông tin
Cơ sở vật chất
Chính trị quốc gia
Chủ nghĩa xã hội
Đại học Sư phạm
Điểm trung bình
Điều tra khảo sát
Giáo dục, đào tạo
Kinh tế - xã hội
Khoa học xã hội và nhân văn
Khoa học tự nhiên
Kỹ năng xã hội
Quân đội nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh
Xã hội chủ nghĩa


3

MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẲT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
MỞ ĐẦU

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN

7

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến kỹ năng xã hội

15

và bồi dưỡng kỹ năng xã hội cho sinh viên
1.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến quản lý bồi

15

dưỡng kỹ năng xã hội cho sinh viên
1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã

27

công bố và những vấn đề đặt ra đề tài luận án tiếp tục giải quyết
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG KỸ

32

NĂNG XÃ HỘI CHO SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG
ĐẠI HỌC TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
2.1. Những vấn đề lý luận về bồi dưỡng kỹ năng xã hội cho

36


sinh viên ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nay
2.2. Những vấn đề lý luận về quản lý bồi dưỡng kỹ năng xã hội

36

cho sinh viên ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nay
2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng kỹ năng xã

52

hội cho sinh viên ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nay
Chương 3. CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG KỸ

73

NĂNG XÃ HỘI CHO SINH VIÊN Ở CÁC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Khái quát công tác giáo dục, đào tạo và hoạt động của sinh viên

83

ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
3.2. Tổ chức khảo sát thực trạng
3.3. Thực trạng bồi dưỡng kỹ năng xã hội cho sinh viên ở các

83
85

trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

3.4. Thực trạng quản lý bồi dưỡng kỹ năng xã hội cho sinh viên ở

88
98


4

các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
3.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng
kỹ năng xã hội cho sinh viên ở các trường đại học trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh
118
3.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý bồi dưỡng kỹ năng
xã hội cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh
121
Chương 4. BIỆN PHÁP VÀ KHẢO NGHIỆM, THỬ NGHIỆM
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG
XÃ HỘI CHO SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI
HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
129
4.1. Các biện pháp quản lý bồi dưỡng kỹ năng xã hội cho sinh
viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh trong bối cảnh hiện nay
4.2. Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp
4.3. Thử nghiệm các biện pháp
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG


129
156
164
177

BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

181
182
192


5

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng
Nội dung
Trang
Bảng 3.1. Kết quả thực hiện phong trào “Sinh viên 5 tốt” ở các
85
trường đại học trên địa bàn Tp.HCM
Bảng 3.2. Đánh giá của các chủ thể về nhận thức tầm quan trọng của
88
việc bồi dưỡng KNXH cho sinh viên
Bảng 3.3. Đánh giá về nội dung KNXH bồi dưỡng cho sinh viên
91
Bảng 3.4. Đánh giá về hình thức bồi dưỡng KNXH cho sinh viên

94
Bảng 3.5. Đánh giá về xây dựng, chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi
98
dưỡng KNXH cho sinh viên
Bảng 3.6. Đánh giá về quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung bồi 101
dưỡng KNXH cho sinh viên
Bảng 3.7. Đánh giá về quản lý sự phối hợp các lực lượng trong bồi 104
dưỡng KNXH cho sinh viên
Bảng 3.8. Đánh giá về quản lý các điều kiện bảo đảm cho hoạt 111
động bồi dưỡng KNXH cho sinh viên
Bảng 3.9. Kết quả đánh giá về kiểm tra, đánh giá quá trình bồi 114
dưỡng KNXH cho sinh viên
Bảng 3.10. Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng 118
KNXH cho sinh viên
Bảng 4.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp 158
Bảng 4.2. Kết quả khảo nghiệm về mức độ khả thi của các biện pháp
159
Bảng 4.3. Kết quả và thứ bậc về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp
161
Bảng 4.4. Tương quan giữa các đánh giá mức độ cần thiết và khả 163
thi của các biện pháp
Bảng 4.5. Đánh giá về mức độ KNXH của sinh viên trước khi thử nghiệm
167
Bảng 4.6. Mức độ phát triển KNXH cho sinh viên trong quá trình 169
bồi dưỡng sau tác động thử nghiệm lần 1
Bảng 4.7. Mức độ phát triển KNXH của sinh viên trong quá trình 170
bồi dưỡng sau tác động thử nghiệm lần 2
Bảng 4.8. So sánh kết quả KNXH của sinh viên giữa nhóm thực 172
nghiệm và nhóm đối chứng sau thử nghiệm lần 2
Bảng 4.9. Mức độ phát triển KNXH của sinh viên sau 2 lần thử nghiệm 174



6

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Tên biểu đồ
Nội dung
Trang
Biểu đồ 3.1. Đánh giá nhận thức về tầm quan trọng của việc bồi
89
dưỡng KNXH cho sinh viên
Biểu đồ 3.2. Đánh giá về những nội dung KNXH cần bồi dưỡng cho

93

sinh viên
Biểu đồ 3.3. Đánh giá về hình thức bồi dưỡng KNXH cho sinh viên
Biểu đồ 3.4. Đánh giá về xây dựng, chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi

96
99

dưỡng KNXH cho sinh viên
Biểu đồ 3.5. Đánh giá về quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung bồi

102

dưỡng KNXH cho sinh viên
Biểu đồ 3.6. Đánh giá về quản lý sự phối hợp các lực lượng trong


105

bồi dưỡng KNXH cho sinh viên
Biểu đồ 3.7. Đánh giá về quản lý các điều kiện bảo đảm cho hoạt

112

động bồi dưỡng KNXH cho sinh viên
Biểu đồ 3.8. Kết quả đánh giá về kiểm tra, đánh giá quá trình bồi

115

dưỡng KNXH cho sinh viên
Biểu đồ 3.9. Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi

119

dưỡng KNXH cho sinh viên
Biểu đồ 4.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp
Biểu đồ 4.2. Mức độ khả thi của các biện pháp
Biểu đồ 4.3. Tương quan giữa mức độ cần thiết và khả thi của các

159
161
162

biện pháp
Biểu đồ 4.4. Mức độ phát triển KNXH của sinh viên sau 2 lần

175


thử nghiệm

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Sinh viên là một nhóm người thuộc thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của
đất nước; sẽ là nguồn nhân lực to lớn góp phần quyết định sự thành bại của sự


7

nghiệp phát triển đất nước. Bởi vậy, thường xuyên chăm lo giáo dục, bồi
dưỡng thế hệ trẻ nói chung, sinh viên nói riêng vừa là mục tiêu, vừa là động
lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia - dân tộc.
Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng
cho đời sau là việc làm rất quan trọng và rất cần thiết”. Tư tưởng của Người là
cơ sở để vận dụng bồi dưỡng thế hệ trẻ, cũng như sinh viên phù hợp với mỗi
giai đoạn lịch sử - cụ thể.
Trong bối cảnh hiện nay, sinh viên đang sống trong môi trường mở, đa
dạng, đa chiều các quan hệ xã hội và để thích ứng, biết chọn lọc những cái có
ích cho bản thân đòi hỏi sinh viên có những kỹ năng cần thiết. Nếu sinh viên
có kiến thức và cách thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo những KNXH trong điều
kiện, hoàn cảnh cụ thể để thực hiện có kết quả nhiệm vụ học tập, rèn luyện, hoạt
động giao tiếp, tương tác và hòa nhập, thích ứng xã hội đưa tới thành công, hiệu
quả ở các mức độ nhất định, góp phần đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Do
vậy, quan tâm bồi dưỡng không những phẩm chất, năng lực mà còn bồi dưỡng
KNXH cho sinh viên ở các trường đại học vừa là nhiệm vụ thường xuyên,
vừa đòi hỏi có tính thực tiễn sâu sắc.
Mục tiêu của giáo dục đại học ở nước ta là “đào tạo người học có
phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và

năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức
khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [66, tr.59]. Quán triệt
mục tiêu đó, các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM đã chủ động xây dựng
kế hoạch, chương trình nội dung bồi dưỡng KNXH cho sinh viên trên cơ sở
điều kiện cụ thể của mỗi trường. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng KNXH, quản lý
bồi dưỡng KNXH cho sinh viên vẫn còn những hạn chế, bất cập, đó là: thiếu
định hướng thống nhất cho việc xây dựng kế hoạch, chương trình nội dung
bồi dưỡng KNXH cho sinh viên; quản lý phương thức bồi dưỡng KNXH cho


8

sinh viên chưa khoa học; phối hợp các lực lượng giáo dục trong quá trình
bồi dưỡng KNXH cho sinh viên thiếu chặt chẽ;...
Trước yêu cầu mới của hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, kinh tế
tri thức đang phát triển, cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0); đồng thời
trong bối cảnh tình hình ấy đã, đang mang lại những cơ hội lẫn thách thức,
tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực
giáo dục. Đối với giáo dục đại học hiện nay, không dừng lại ở việc hình
thành tri thức cho sinh viên mà quan trọng hơn là chuyển từ trang bị kiến
thức đơn thuần sang nâng cao các kỹ năng, khơi dậy mọi tiềm năng, phát
huy tối đa năng lực trí tuệ và kỹ năng thích ứng, đáp ứng yêu cầu của xã hội
hiện đại. Theo đó, công tác bồi dưỡng, quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh
viên ở các trường đại học cần được đổi mới, nâng cao là một trong những
vấn đề trở nên cấp thiết.
Về phương diện lý luận, KNXH là hiện tượng được nhắc tới rất nhiều
trên các diễn đàn, cả trong và ngoài giáo dục. Có một công trình khoa học
nghiên cứu về giáo dục, bồi dưỡng kỹ năng sống, KNXH cho thế hệ trẻ nói
chung, cho sinh viên đại học nói riêng đã được công bố dưới dạng sách, tạp
chí, đề tài, luận án,.... Các công trình khoa học nghiên cứu đã tiếp cận ở

những khía cạnh khác nhau khi bàn về KNXH, bồi dưỡng KNXH cho sinh
viên. Tuy vậy, những luận giải trong một số công trình khoa học, các khóa
huấn luyện, đào tạo kỹ năng trong hệ thống dịch vụ tư vấn,… và vô vàn các
nguồn Internet hiện nay vẫn chưa thật sự thuyết phục. Bởi lẽ, thiếu tính toàn
diện, căn cứ chưa rõ ràng, mô tả thiếu triệt để về các KNXH và quan trọng
nhất là đến nay chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu có hệ
thống, chuyên sâu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý bồi dưỡng
KNXH cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM.


9

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn: “Quản lý bồi dưỡng
KNXH cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM trong bối
cảnh hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ, chuyên ngành quản lý
giáo dục.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất các
biện pháp quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên, góp phần nâng cao KNXH cho
sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM trong bối cảnh hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở
các trường đại học trong bối cảnh hiện nay.
Khảo sát, đánh giá thực trạng bồi dưỡng KNXH và quản lý bồi dưỡng
KNXH cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM.
Đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các
trường đại học trên địa bàn Tp.HCM trong bối cảnh hiện nay.
Khảo nghiệm và thử nghiệm các biện pháp đã đề xuất.
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng cho sinh viên ở các trường đại học.
Đối tượng nghiên cứu
Quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học trên địa
bàn Tp.HCM trong bối cảnh hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: luận án nghiên cứu sâu về quản lý bồi dưỡng một
số KNXH cơ bản cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM.
Phạm vi về khách thể khảo sát: khách thể tham gia khảo sát gồm: cán
bộ quản lý giáo dục (Ban Giám hiệu, cán bộ chủ trì phòng, khoa, ban,...),


10

giảng viên, cán bộ Đoàn, cán bộ Hội Sinh viên và sinh viên ở 9 trường đại
học trên địa bàn Tp.HCM.
Phạm vi về thời gian: các tài liệu nghiên cứu, số liệu phục vụ cho
nghiên cứu được khảo sát, điều tra, tổng hợp từ năm học 2015 - 2016 đến nay.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh
viên phù hợp với thực tiễn hoạt động giáo dục đại học như: nâng cao nhận
thức, phát huy trách nhiệm của các chủ thể trong quản lý bồi dưỡng KNXH
cho sinh viên; thực hiện tốt kế hoạch hóa và chỉ đạo đổi mới phương thức bồi
dưỡng; tăng cường các hoạt động chính khóa, hoạt động ngoại khóa có tích
hợp, lồng ghép nội dung bồi dưỡng KNXH; phối hợp chặt chẽ giữa các lực
lượng bồi dưỡng và thường xuyên kiểm tra, đánh giá quá trình bồi dưỡng
KNXH cho sinh viên thì sẽ nâng cao KNXH cho sinh viên, góp phần đổi mới
căn bản, toàn diện GD,ĐT ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM trong
bối cảnh hiện nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận
Đề tài thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của
chủ nghĩa Mác-Lênin; quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam về GD,ĐT.
Dựa trên phương pháp luận nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục, với
quan điểm lịch sử - lôgic, quan điểm hệ thống - cấu trúc, quan điểm thực tiễn
và nguyên tắc tiếp cận các lý luận quản lý giáo dục như: tiếp cận chức năng mục tiêu quản lý; tiếp cận đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để làm rõ nội
dung về quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học trên địa
bàn Tp.HCM trong bối cảnh hiện nay:
Tiếp cận theo quan điểm hệ thống
Bồi dưỡng KNXH và quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các


11

trường đại học được xem xét trên quan điểm hệ thống là: xác định hệ thống
KNXH cần bồi dưỡng cho sinh viên; quá trình bồi dưỡng KNXH cho sinh
viên được đặt trong quá trình GD,ĐT ở các trường đại học; xuất phát từ thực
tế để phân tích, khái quát, kết hợp với sự vận động của mục tiêu, nội dung,
phương pháp, hình thức hợp thành quá trình bồi dưỡng nhằm phát hiện, kích
thích động lực bên trong, thúc đẩy hoạt động bồi dưỡng KNXH cho sinh viên
có hiệu quả; các biện pháp quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên được
nghiên cứu trong sự vận động, phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội;
dựa vào chủ trương của Đảng, chính sách, các văn bản pháp luật của Nhà
nước,… và mối liên hệ, tác động qua lại giữa các quá trình xã hội đó.
Tiếp cận theo quan điểm thực tiễn
Các KNXH cần bồi dưỡng cho sinh viên, đáp ứng đòi hỏi của xã hội
hiện nay; phân tích, đánh giá thực trạng bồi dưỡng KNXH, quản lý bồi dưỡng
KNXH cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM như: ưu
điểm, hạn chế và nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế; đề xuất biện pháp quản

lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn
Tp.HCM, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đổi mới căn bản, toàn diện
GD,ĐT đại học trong bối cảnh hiện nay; sử dụng quan điểm thực tiễn trong
kiểm chứng những kết quả nghiên cứu đạt được.
Tiếp cận theo chức năng
Quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học được
nghiên cứu thông qua các chức năng của quản lý (kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo,
kiểm tra, đánh giá…), xác định vai trò, nhiệm vụ của từng chức năng cụ thể
trong chu trình quản lý bồi dưỡng.
Tiếp cận dựa trên năng lực
Quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên theo cách tiếp cận năng lực
là quá trình thiết kế, tổ chức và phối hợp giữa hoạt động bồi dưỡng của giảng
viên và hoạt động tự bồi dưỡng KNXH của sinh viên không chỉ về kiến thức
chuyên môn, kỹ năng làm việc, mà chủ yếu là khả năng vận dụng kiến thức,


12

kinh nghiệm và cách thức hành động của sinh viên trong học tập, rèn luyên,
sinh hoạt, giao tiếp và công tác sau khi tốt nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Thực hiện việc đọc tài liệu, thu thập thông tin, phân tích và tổng hợp,
hệ thống hoá, khái quát hoá các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh; các văn kiện, nghị quyết của Đảng, Bộ GD, ĐT, Luật
Giáo dục; các giáo trình, sách tham khảo, tài liệu về khoa học quản lý giáo
dục KNXH, bồi dưỡng KNXH; nghiên cứu các bài viết có liên quan đến đề tài
đã được công bố và đăng tải trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học....trong
nước và nước ngoài.
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp quan sát: quan sát KNXH của sinh viên và quan sát hoạt
động bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở một số trường đại học trên địa bàn
Tp.HCM để rút ra những kết luận về nội dung nghiên cứu.
Phương pháp đàm thoại: thực hiện tọa đàm, trao đổi với cán bộ quản lý
giáo dục, giảng viên, sinh viên ở một số trường đại học trên địa bàn Tp.HCM,
từ đó rút ra những kết luận cho đề tài nghiên cứu.
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: điều tra xã hội học đối với cán bộ
quản lý, giảng viên, cán bộ Đoàn, cán bộ Hội Sinh viên và sinh viên ở 09
trường đại học trên địa bàn Tp.HCM để làm cơ sở đánh giá thực trạng, tìm ra
nguyên nhân và đề xuất biện pháp quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục: nghiên cứu báo cáo
tổng kết và các vấn đề đã và đang diễn ra liên quan đến công tác GD,ĐT đối với
nâng cao KNXH của sinh viên nhằm đúc rút thành kinh nghiệm về quản lý bồi
dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học.
Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động giáo dục: tiến
hành nghiên cứu các sản phẩm về hoạt động giáo dục, bồi dưỡng và quản


13

lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học như: chương
trình, nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng; các văn bản chỉ đạo ở
từng trường đại học liên quan đến công tác bồi dưỡng KNXH cho sinh
viên nhằm đưa ra những luận cứ, luận chứng để chứng minh thực trạng
vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý
giáo dục đại học về một số vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động bồi dưỡng
KNXH, quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học có liên
quan tới việc nghiên cứu đề tài.
Phương pháp khảo nghiệm và thử nghiệm: xây dựng kế hoạch và tổ

chức khảo nghiệm ở cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên ở 9 trường đại học;
tổ chức thử nghiệm tại Trường Đại học KHXH&NV Tp.HCM để khẳng định
tính cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả các biện pháp luận án đề xuất.
Phương pháp thống kế toán học: trong quá trình nghiên cứu, sử dụng
toán thống kê để xử lý số liệu thu thập được từ khảo sát thực trạng, khảo
nghiệm và thử nghiệm; từ đó, phân tích, so sánh, tổng hợp rút ra những nhận
định phục vụ cho việc nghiên cứu.
6. Những đóng góp mới của luận án
Hệ thống hoá các khái niệm (KNXH; bồi dưỡng KNXH cho sinh viên;
quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học); khái quát
những nội dung cơ bản về bồi dưỡng KNXH, quản lý bồi dưỡng KNXH cho
sinh viên ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nay
Đề xuất hệ thống giải pháp có tính khả thi làm cơ sở giúp các chủ thể
quản lý vận dụng thực hiện có hiệu quả vào quản lý bồi dưỡng KNXH cho
sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM trong bối cảnh hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn
Ý nghĩa về lý luận


14

Luận án góp phần bổ sung những vấn đề lý luận về bồi dưỡng KNXH
và quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên nói chung, quản lý bồi dưỡng
KNXH cho cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM nói
riêng. Trên cơ sở đó, góp phần làm chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của
các chủ thể trong việc bồi dưỡng KNXH cho cho sinh viên ở các trường đại
học trên địa bàn Tp.HCM trong bối cảnh hiện nay.
Ý nghĩa về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp những luận cứ khoa học và
thực tiễn cho cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên và cán bộ ở các tổ chức

quần chúng trong trường đại học và vận dụng vào thực tiễn hoạt động bồi
dưỡng, quản lý bồi dưỡng KNXH cho cho sinh viên ở các trường đại học.
Trên cơ sở đó, góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng KNXH cho cho sinh
viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho cán
bộ quản lý giáo dục, giảng viên, sinh viên trong nghiên cứu khoa học, giảng
dạy và học tập kiến thức về quản lý giáo dục.
8. Kết cấu của luận án
Luận án được kết cấu: mở đầu, 04 chương, kết luận, kiến nghị, danh
mục các công trình khoa học của tác giả, tài liệu tham khảo và phụ lục.


15

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến kỹ năng xã hội và
bồi dưỡng kỹ năng xã hội cho sinh viên
1.1.1. Các công trình nghiên cứu của các tác giả ở nước ngoài
* Các công trình nghiên cứu về kỹ năng sống, kỹ năng xã hội
Vấn đề kỹ năng được các nhà triết học, giáo dục học, tâm lý học trên thế
giới quan tâm nghiên cứu theo các hướng tiếp cận khác nhau. Nhìn chung, các
hướng nghiên cứu về kỹ năng gắn với mỗi loại hình đào tạo, bồi dưỡng cho từng
đối tượng cụ thể. Từ thời cổ đại đến cận đại, hiện đại các nhà triết học, giáo dục
học như Xôcrat (469-390) TCN, Arixtôt (384-322) TCN, Cômenxki J.A (15921670), Kemxtexlokis M.P, C.Mác (1818-1883), Ph.Ăngghen (1820-1895), … đã
bàn về vấn đề năng lực thực hành, kỹ năng của cá nhân... Chẳng hạn, bàn về kỹ
năng, tác giả Ivan Banki.S cho rằng, “Kỹ năng là năng lực tự có hoặc qua học
tập được con người vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của mình vào những
hoạt động mang tính nghề nghiệp, một công việc cụ thể và trong lĩnh vực chuyên

môn của mình” [98, tr.11]... Tác giả Petropxki A.V cho rằng, “Kỹ năng là năng
lực sử dụng các tri thức hay khái niệm đã có, năng lực vận dụng chúng để
phát hiện những thuộc tính bản chất của các sự vật và giải quyết thành công
những nhiệm vụ lý luận hay thực tiễn nhất định” [65, tr.5]. Tác giả Levitor
N.D cho rằng: “Kỹ năng là sự thực hiện có hiệu quả một động tác nào đó hay
một hành động phức tạp hơn bằng cách áp dụng hay lựa chọn những cách
thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định” [46, tr.32]. Tuy chưa
chỉ ra kỹ năng là sản phẩm của tư duy, song ông đã gắn kỹ năng với kiến thức;
khẳng định tầm quan trọng của kỹ năng đối với sự thành công trong hoạt động
của mỗi chủ thể.


16

Từ những thập niên đầu của thế kỷ XX, người Mỹ đã nhận ra tri thức
nhân loại là rất lớn, nhưng để thực hành thành thạo và áp dụng, ứng dụng vào
cuộc sống thì thường không như mong muốn. Cho nên, các lực lượng lao
động tại Mỹ phải đảm bảo thực hành, được các tổ chức công nhận là đã
qua 13 kỹ năng bắt buộc, trong đó có những yếu tố thuộc về KNXH. Trong
“Bí quyết thành công dành cho tuổi teen” và “Tôi tài giỏi bạn cũng thế”, tác
giả Adam Khoo và Gary Lee đã đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả giáo
dục, bồi dưỡng kỹ năng sống, KNXH cho học sinh, sinh viên nhằm đáp ứng
thị trường lao động.
Trong bài viết, “Những phương án trong việc dạy kỹ năng xây dựng hệ
thống” [117] tác giả Zilic Z, cho rằng: Các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng
lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức thực hiện dự án chỉ được phát triển thông qua
các khóa học và chương trình về dự án. Tác giả Zilic Z nhận định, KNXH ở
mỗi con người được hình thành, phát triển trước hết phải được đào tạo, bồi
dưỡng và trải nghiệm thực tiễn. Đáng chú ý, tại Diễn đàn thế giới về giáo dục
cho mọi người ở Darka (Senegal, 2000) xác định kỹ năng sống, KNXH là một

trong 6 mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia. Kỹ năng sống, KNXH trở thành
quyền của học sinh, sinh viên và chất lượng giáo dục phải được thể hiện cả
trong kỹ năng sống, KNXH của họ [dẫn theo 51].
Tiếp cận từ phương diện ngành nghề lao động, tổ chức phi lợi nhuận “Confrennce Board of Canada” đã nghiên cứu, đưa ra các kỹ năng hành nghề
cho thế kỷ XXI là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư
duy và hành vi tích cực, kỹ năng thích ứng, kỹ năng làm việc với con người,
kỹ năng nghiên cứu khoa học [dẫn theo 51]. Đầu thập niên 90, thuật ngữ “kỹ
năng sống” đã xuất hiện trong một số chương trình của các tổ chức Liên Hợp
quốc, như: WHO (tổ chức Y tế thế giới), UNICEF (quỹ cứu trợ nhi đồng),
UNESCO (tổ chức giáo dục, văn hóa và khoa học). Các nhà giáo dục học trên


17

thế giới cũng đã tìm cách thức giáo dục mới để tạo ra cho thế hệ trẻ các kỹ
năng, nhằm ứng phó yêu cầu và thách thức của cuộc sống hiện đại. Đó là giáo
dục, bồi dưỡng kỹ năng sống, KNXH,… cho thế hệ trẻ, qua đó giúp họ có
nhận thức, hành động đúng đắn, phù hợp với chuẩn mực xã hội.
Do yêu cầu của sự phát triển KT-XH và hội nhập quốc tế nên hệ thống
giáo dục của các nước đã, đang thay đổi theo định hướng phát huy tối đa tiềm
năng của sinh viên sau tốt nghiệp; đào tạo họ trở thành một thế hệ năng
động, sáng tạo, có các kỹ năng nhất định. Theo đó, vấn đề bồi dưỡng kỹ
năng cho sinh viên được các nhà quản lý, nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy
nhiên, cho dù việc giáo dục, bồi dưỡng kỹ năng sống, KNXH cho sinh viên
đã được nhiều nước quan tâm và cùng xuất phát từ quan niệm về kỹ năng
sống của Tổ chức Y tế thế giới hoặc UNESCO, nhưng quan niệm và nội
dung giáo dục, bồi dưỡng kỹ năng sống, KNXH ở các nước không giống
nhau. Nội hàm của khái niệm kỹ năng sống, KNXH không hoàn toàn đồng
nhất, rộng hẹp khác nhau.
Trong giai đoạn hiện nay của thời đại, một trong những nhiệm vụ của

giáo dục là đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng ngày càng cao
cho xã hội. Bởi vậy, ngay từ những năm đầu của thập kỷ cuối thế kỷ XX,
UNESCO đã khuyến cáo về bốn trụ cột của học tập thế kỷ: “Học để biết; Học
để làm; Học để cùng chung sống; Học để làm người”. Trước sự phát triển của
cách mạng khoa học và công nghệ, GD,ĐT thế hệ trẻ ở thế kỷ XXI không chỉ
học để biết, để làm mà quan trọng hơn là “cùng chung sống và tự khẳng định
mình”. Theo đó, sinh viên không chỉ có sự hiểu biết, mà còn phải biết làm
người, tự khẳng định mình và đòi hỏi có những kỹ năng cần thiết trong hoạt
động và giao tiếp. Bàn về vấn đề này, nhà tâm lý học Daniel Coleman đã
khẳng định giá trị của kỹ năng là: khả năng của một cá nhân biết quản lý bản
thân, cũng như mối quan hệ của họ với người khác, cũng quan trọng như chỉ


18

số thông minh của họ. Bởi những áp lực liên tục từ công việc và những thay
đổi trong môi trường làm việc, một người lao động phải có các kỹ năng (kỹ
năng sống, kỹ năng mềm, KNXH...), những kỹ năng này có thể giúp họ vượt
qua khó khăn, thách thức mỗi ngày.
Tìm hiểu, nghiên cứu một số tài liệu nước ngoài, bài viết về các kỹ
năng của học sinh, sinh viên cho thấy: mỗi quốc gia xuất phát từ yêu cầu thực
tiễn đưa ra các kỹ năng và kiến thức đối với học sinh, sinh viên, trong đó có
KNXH. KNXH được hiểu là tập hợp các kỹ năng con người sử dụng để tương
tác và giao tiếp với người khác. KNXH có mối quan hệ với kỹ năng sống;
đồng thời, KNXH được coi là một trong các yếu tố của chỉ số thông minh
cảm xúc (EQ). Daniel Goleman - tác giả của cuốn sách:“Thông minh cảm
xúc” (Emotional Intelligence) cho rằng, các KNXH bao gồm kỹ năng gây ảnh
hưởng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý xung đột, kỹ năng lãnh đạo, kỹ
năng khởi xướng thay đổi, kỹ năng khởi xướng thay đổi, kỹ năng khởi xướng
thay đổi.

Tác giả Schulz B của công trình khoa học “tầm quan trọng của các kỹ
năng” cũng đã bàn đến những kỹ năng cần thiết của sinh viên. Trong công
trình khoa học của mình, tác giả Schulz. B chỉ ra một số kỹ năng cần thiết đối
với sinh viên là kỹ năng giao tiếp, đàm phán, sáng tạo, tư duy tổ chức và phê
phán,... Theo tác giả Schulz. B, sự hình thành và phát triển các kỹ năng cho
sinh viên cần tổ chức tốt việc giáo dục, bồi dưỡng thông qua khóa học đào tạo
và tự rèn luyện của cá nhân dựa trên các tài liệu về kỹ năng mềm, KNXH;
tham gia các câu lạc bộ và các hoạt động xã hội; lồng ghép phát triển các kỹ
năng cần thiết cho sinh viên trong chương trình các môn học [115, tr.146].
Tác giả Rani.S cho rằng KNXH đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong
quá trình phát triển nhân cách, triển vọng nghề nghiệp và đưa ra một số kỹ
năng cần bồi dưỡng cho sinh viên nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao


19

động tại Ấn Độ là kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, quản lý thời gian,…[102].
Trong công trình khoa học của mình, tác giả Hao M.S đã đưa ra các kỹ năng mà
mỗi cá nhân cần có tại nơi làm việc, trong đó kỹ năng giao tiếp là kỹ năng chủ
đạo [112]. Tác giả Ow S.H trong bài viết “Phát triển các kỹ năng của sinh viên
đại học thông qua hoạt động nhóm” cho rằng, các thành viên nhóm cần được bồi
dưỡng đầy đủ kiến thức kỹ thuật và các kỹ năng, nhất là kỹ năng giao tiếp, đàm
phán. Con đường hình thành các kỹ năng là thông qua giáo dục, bồi dưỡng và
phát triển một cách hiệu quả trong một khóa học, hoạt động nhóm [113].
Trong Đề án về giáo duc, phát triển kỹ năng cho sinh viên, tác giả
González D và các cộng sự đã đề cập đến các loại kỹ năng phù hợp với các
công việc đảm nhiệm với 4 nhóm kỹ năng: Lãnh đạo (óc chiến lược, tầm nhìn
và phương hướng, giải quyết mâu thuẫn), quản lý (hoạch định và quản lý các
nguồn lực, tạo ra động lực cho nhân viên), thể hiện bản thân (kỹ năng giao
tiếp, thuyết trình, đàm phán), tự quản lý bản thân (tự nhận thức, nhất quán,

linh hoạt, thích ứng, tự tin, quản lý thời gian) [114].
* Các công trình nghiên cứu về giáo dục, bồi dưỡng kỹ năng sống, kỹ
năng xã hội
Các nhà kinh điểm mác-xít khẳng định trong cách mạng XHCN, công
tác giáo dục, bồi dưỡng cho thanh niên, sinh viên là đòi hỏi tất yếu. C.Mác
viết: “Tương lai của giai cấp công nhân, qua đó tương lai của loài người hoàn
toàn phụ thuộc vào việc giáo dục thế hệ công nhân đang lớn lên” [55, tr.118].
Cùng tư tưởng như C.Mác, nhưng ở khía cạnh khác, Ph.Ăngghen cho rằng,
sinh viên nói riêng, thanh niên nói chung không thể đứng ngoài chính trị. Bởi
vậy, Đảng Cộng sản phải tổ chức họ lại; không nằm ngoài mục tiêu nào khác
hơn là làm cho thế hệ mới lớn trở thành “đạo quân xung kích của giai cấp vô
sản quốc tế và đội hậu bị của Đảng” [55, tr.120].
Nhận thức sâu sắc tương lai thuộc về thế hệ trẻ, Đảng mác-xít phải lãnh
đạo Đoàn thanh niên Cộng sản thực sự trở thành đội xung kích; đồng thời, tổ


20

chức giáo dục, bồi dưỡng mọi mặt cho thể hệ trẻ, nên ngay trong phiên họp đầu
tiên, Đại hội III của Đoàn thanh niên Cộng sản Nga (10/10/1920), V.I.Lênin đã
đọc bài diễn văn, “Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên”. Bài diễn văn có tính chất
cương lĩnh của Đảng mácxít trong việc giáo dục xã hội mới-XHCN cho những
người trẻ tuổi. V.I.Lênin một mặt khẳng định thế hệ trẻ là “nguồn sinh lực chiến
đấu của cách mạng”; mặt khác, coi công tác giáo dục, bồi dưỡng cho họ là vấn
đề tính tất yếu. Trong tác phầm “Bàn về thanh niên”, V.I.Lênin viết: “Chúng ta
phải chuẩn bị cho thanh niên như thế nào để họ biết xây dựng đến cùng và hoàn
thành triệt để sự nghiệp mà chúng ta đã bắt đầu” [48, tr.231].
Nhiệm vụ của thế hệ trẻ, cũng như sinh viên, theo V.I.Lênin được gói
gọn bằng cụm từ là “học tập và lao động”. Yêu cầu học tập của thanh niên,
sinh viên trong xã hội mới là “hấp thụ toàn bộ kiến thức của nhân loại, kiến

thức đó phải được nghiền ngẫm lại trên quan điểm giáo dục hiện đại chứ
không phải là những điều thuộc lòng” [47, tr.358-359]. Theo V.I.Lênin học
tập phải gắn với rèn luyện đạo đức, rèn kỹ năng sống, lao động; giáo dục, bồi
dưỡng thế hệ trẻ phải gắn với cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, “không
có công tác, không có đấu tranh thì kiến thức sách vở về chủ nghĩa cộng sản
rút ra từ các sách và các tác phẩm về chủ nghĩa cộng sản sẽ không có một giá
trị nào cả, vì rằng kiến thức đó cũng chỉ là tiếp tục tách rời giữa lý luận và
thực tiễn…” [47, tr.358-359]. Như vậy, tuy chưa đề cập trực tiếp tới bồi
dưỡng KNXH, song quan điểm của các nhà kinh điển Mác-Lênin về giáo dục,
bồi dưỡng thế hệ trẻ nói chung, sinh viên nói riêng là cơ sở phương pháp luận
trong nghiên cứu quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên.
Có một số công trình khoa học dưới dạng sách, đề tài, bài viết đã bàn
về giáo dục, bồi dưỡng kỹ năng sống, KNXH cho học sinh, sinh viên ở các
khía cạnh khác nhau. Chẳng hạn, Hội thảo lần thứ XXI về GD,ĐT kỹ thuật
phần mềm, tác giả Taran.G đã có bài viết: “Giảng dạy một cách sáng tạo các


21

kỹ năng giao tiếp trong các lớp học đa dạng ngày nay” [112]. Bài viết của tác
giả đề cao vai trò của việc thiết kế chương trình đào tạo, bồi dưỡng phát triển
các kỹ năng cho sinh viên.
Ở Mỹ, Bộ Lao động Mỹ cùng Hiệp hội Đào tạo và phát triển Mỹ gần đây đã
thực hiện một cuộc nghiên cứu về các kỹ năng cơ bản trong công việc và đưa ra kết
luận cần có 13 kỹ năng cơ bản để thành công trong công việc [Dẫn theo 39, tr.8].
Tại Úc, Hội đồng Kinh doanh Úc và Phòng Thương mại và công nghiệp Úc dưới
sự bảo trợ của Bộ GD, ĐT, Khoa học và Hội đồng giáo dục quốc gia Úc đã xuất
bản cuốn sách “Kỹ năng hành nghề cho tương lai” (năm 2002). Nội dung cuốn sách
chỉ rõ các kỹ năng hành nghề - 8 kỹ năng [Dẫn theo 51, tr.18].
Ở Canada, Chính phủ Canada cũng có một bộ phận phụ trách về việc bồi

dưỡng, phát triển kỹ năng cho người lao động. Bộ Phát triển Nguồn nhân lực và
Kỹ năng Canada có nhiệm vụ xây dựng nguồn nhân lực mạnh và có năng lực
cạnh tranh, giúp cho lực lượng lao động trẻ ở Canada nâng cao năng lực ra quyết
định và năng suất làm việc để nâng cao chất lượng cuộc sống. Tổ chức này cũng
có nghiên cứu và đưa các kỹ năng hành nghề cho thế kỷ 21 bao gồm các kỹ năng
cơ bản sau: kỹ năng giao tiếp (Communication); kỹ năng giải quyết vấn đề
(Problem solving); kỹ năng tư duy và hành vi tích cực (Positive attitudes and
behaviours); kỹ năng thích ứng (Adaptability); kỹ năng làm việc với con người
(Working with others); kỹ năng nghiên cứu khoa học, công nghệ và toán
(Science, technology and mathematics skills) [Dẫn theo 52, tr.21].
Tại Vương quốc Anh, Chính phủ Anh cũng có cơ quan chuyên trách
về bồi dưỡng, phát triển kỹ năng cho người lao động. Bộ Đổi mới, Đại học và
kỹ năng được Chính phủ thành lập từ ngày 28/6/2007, đến tháng 6/2009 thì
được ghép với Bộ Kinh tế, Doanh nghiệp và Đổi mới Pháp chế để tạo nên bộ
mới là Bộ Kinh tế, Đổi mới và Kỹ năng. Bộ này chịu trách nhiệm về các vấn
đề liên quan đến việc học tập của lớp trẻ, một phần của giáo dục nâng cao, kỹ
năng, khoa học và đổi mới. Cơ quan chứng nhận chương trình và tiêu chuẩn


22

cũng đưa ra danh sách các kỹ năng quan trọng bao gồm: kỹ năng tính toán
(Application of number); kỹ năng giao tiếp (Communication); kỹ năng tự học
và nâng cao năng lực cá nhân (Improving own learning and performance); kỹ năng
sử dụng CNTT và truyền thông (Information and communication technology); kỹ
năng giải quyết vấn đề (Problem solving); kỹ năng làm việc với con người
(Working with others) [Dẫn theo 52, tr.26].
Cuốn sách “Phương pháp dạy và học hiệu quả” của nhà tâm lý học Mỹ
Carl Roger đã trình bày chi tiết về các phương pháp dạy học để hình thành
kỹ năng tự học cho sinh viên như: cung cấp tài liệu, dùng bảng giao ước,

chia nhóm dạy học, hướng dẫn sinh viên cách nghiên cứu tài liệu, tự hoạch
định mục tiêu,… Tác giả A.A.Goroxepxki, M.I.Lubixowra (1987) với công
trình nghiên cứu “Tổ chức công việc tự học của sinh viên đại học”, Nxb
ĐHSP Hà Nội cũng đánh giá cao vai trò tự học, kỹ năng tự học của sinh
viên. Kixegof X.I (1976-1977), “Hình thành kỹ năng, kỹ xảo sư phạm
cho sinh viên trong điều kiện của nền giáo dục của đại học”, (Lê Khánh
Bằng dịch), Trường ĐHSP Hà Nội.
Như vậy, trong các công trình khoa học của các tác giả nước ngoài đã
bàn bàn đến các kỹ năng, bồi dưỡng các kỹ năng cho học sinh, sinh viên.
Những nội dung tổng luận trên đây sẽ góp phần cung cấp các tư liệu có liên
quan đến đề tài luận án.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu của các tác giả ở Việt Nam
* Các công trình nghiên cứu về kỹ năng sống, kỹ năng xã hội
Kỹ năng là khả năng thực hiện một công việc, trong một hoàn cảnh,
điều kiện cụ thể, đạt được một chỉ tiêu nhất định. Các kỹ năng có thể là kỹ
năng nghề nghiệp (các kỹ năng kỹ thuật cụ thể, như: hàn, tiện, lái xe, lãnh
đạo, quản lý, giám sát…) và kỹ năng sống (kỹ năng giao tiếp, tư duy, giải
quyết xung đột, hợp tác, chia sẻ…).


23

Hiện nay, vấn đề kỹ năng sống, KNXH cũng đang thu hút sự quan tâm
của xã hội. Tác giả Hoàng Thị Anh [1], với công trình nghiên cứu “Kỹ năng
giao tiếp sư phạm của sinh viên” cho rằng, các trường sư phạm cần phát triển
các nhóm kỹ năng như nhóm kỹ năng định hướng giao tiếp, nhóm kỹ năng
định vị và nhóm kỹ năng điều chỉnh, điều khiển quá trình giao tiếp. Cuốn sách
“Bạn trẻ và kỹ năng sống” của tác giả Huỳnh Văn Sơn [71] đã hệ thống hóa
các kỹ năng sống cho hành trang của sinh viên, của thế hệ trẻ là kỹ năng tự
đánh giá, hợp tác, kỹ năng lắng nghe, phán đoán cảm xúc của người khác, kỹ

năng kiềm chế cảm xúc. Tác giả Nguyễn Thanh Bình [7], [8] đã chỉ ra những
vấn đề lý luận cốt lõi về kỹ năng sống. Tác giả Đào Thị Oanh [63], đã khái
quát một số vấn đề chung về kỹ năng sống và đã đưa ra 10 cách thức rèn kỹ
năng sống cho sinh viên. Cuốn sách, “Sổ tay cán bộ Đoàn cơ sở” của Lê Văn
Cầu đã cung cấp cho cán bộ, đoàn viên những kiến thức kỹ năng cơ bản về
nghiệp vụ công tác Đoàn, Hội, Đội. Theo tác giả, “kỹ năng công tác thanh
thiếu niên, có thể cụ thể hóa thành những nội dung: kỹ năng giao tiếp; kỹ
năng tuyên truyền vận động; kỹ năng nói trước công chúng; kỹ năng tổ chức
các hoạt động kinh tế; kỹ năng tổ chức các hoạt động chính trị-xã hội; kỹ
năng tổ chức các hoạt động văn hóa - thể thao” [11, tr.104-105].
Bàn về thực trạng bồi dưỡng KNXH cho thế hệ trẻ, tác giả Nguyễn Đắc
Vinh cho rằng, việc “bồi dưỡng các kỹ năng hội nhập ngày nay được nâng lên
nhưng chưa đáp ứng được đòi hỏi của quá trình hội nhập quốc tế; trong đó một
bộ phận học sinh, sinh viên đang thiếu hụt cả về kiến thức lịch sử và văn hóa
dân tộc cũng như kỹ năng, khả năng tư duy độc lập,... chưa có thói quen trong
môi trường lao động và đời sống công nghiệp” [90]. Như vậy, nội dung,
phương pháp tiếp cận bàn luận những vấn đề liên quan đến sinh viên của các
bài viết là khá đa dạng. Điều này chứng tỏ sinh viên là đối tượng nghiên cứu
của nhiều chuyên ngành khoa học. Trong tính phong phú, nhiều vẽ về nội dung,
sự khác nhau về cách tiếp cận luận bàn của các công trình khoa học, có nội
dung liên quan đến KNXH của sinh viên.


24

Bên cạnh những cuốn sách, đề tài còn có các bài báo khoa học ([31];
[37]; [64]; [63]; [87]...) đã bàn về KNXH, bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở
những nội dung cụ thể. Chẳng hạn: bài viết của tác giả Trần Anh Tuấn [87,
tr.10-12, 19] đã khái quát bức tranh toàn cảnh về giáo dục kỹ năng sống ở Việt
Nam; rút ra bài học, định hướng nghiên cứu cho xây dựng một chương trình

giáo dục kỹ năng sống hiện nay của Bộ GD,ĐT. Còn trong bài viết của mình,
tác giả Đào Thị Oanh [64, tr.24-28] đã phân tích những yêu cầu nghề nghiệp
của người sinh viên sư phạm và những nét tâm lý đặc thù của họ, qua đó đề
xuất một số KNXH cơ bản cần bồi dưỡng cho sinh viên sư phạm để có thể
phát huy tốt khả năng nghề nghiệp trong tương lai.
Đi sâu nghiên cứu những kỹ năng cụ thể về nhóm kỹ năng sống, kỹ
năng mềm, KNXH trong công trình khoa học của tác giả Nguyễn Hoàng Khắc
Hiếu, Huỳnh Văn Sơn [34, tr.112-116] đã đề cập đến thói quen sử dụng thời
gian của sinh viên, chỉ ra hạn chế, nguyên nhân của nó, đề xuất các giải pháp
khắc phục những thói quen không tốt trong sự dụng thời gian ảnh hưởng đến
học tập, nghiên cứu của một bộ phận không nhỏ sinh viên.
Bàn về giải pháp rèn luyện KNXH cho sinh viên, tác giả Nguyễn Thị
Quỳnh Phương [64, tr.17-20], cho rằng, cần tăng cường tổ chức hoạt động
nhóm, thường xuyên báo cáo kết quả và đánh giá hoạt động này… Bàn về vai
trò của hoạt động dạy và rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện cho sinh viên,
tác giả Bùi Loan Thùy [80, tr.76-81] cho rằng, một trong những hạn chế của
sinh viên là thiếu kỹ năng tư duy phản biện. Vì vậy, hoạt động bồi dưỡng
KNXH cho sinh viên, trước hết chú trọng lòng ghép, tích hợp trong dạy học
để bồi dưỡng kỹ năng tư duy phản biện cho sinh viên.
Chi tiết hóa biện pháp giáo dục KNXH cho sinh viên, tác giả Lê Thị
Thu Hà có bài viết, “Các biện pháp giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh
viên” [26, tr.19-21]. Theo tác giả, việc giáo dục kỹ năng ra quyết định ở các


25

trường đại học được xem là cốt lõi trong các hoạt động giáo dục cho sinh viên.
Các phương pháp giáo dục kỹ năng ra quyết định không thể thiếu cho sinh viên
bao gồm các môn học tích hợp, giảng dạy các môn tự chọn hoặc các môn học
đặc biệt, các thành viên tương ứng và các hoạt động ngoại khóa. Tác giả Trần

Thị Bích Liên [49, tr.1-2, 9], trong bài viết của mình đã đề xuất một số giải pháp
đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên hiện nay: (1) bổ sung môn học kỹ năng vào
chương trình đào tạo; (2) lồng ghép giữa kiến thức chuyên môn cơ bản với kỹ
năng nghề nghiệp; (3) khuyến khích sinh viên tham gia nhiều chương trình ngoại
khóa, giao lưu với các câu lạc bộ nghề nghiệp. Tác giả Trần Ngọc Lương [62,
tr.20-21], nhấn mạnh vai trò của người dạy và người học trong việc giáo dục kỹ
năng cho sinh viên. Theo đó, bản thân sinh viên cần chủ động tự trang bị cho
mình đủ các kỹ năng cần thiết cho công việc sau này như kỹ năng: làm việc
nhóm, ngoại ngữ, giao tiếp,…; các tổ chức, trung tâm đào tạo kỹ năng cho sinh
viên cần xây dựng chương trình học hiệu quả, đào tạo đội ngũ người giảng dạy
có đủ năng lực, tổ chức các hoạt động có hiệu quả.
Ngoài ra, còn có một số bài viết đã bàn trực tiếp về KNXH, như Đặng
Thành Hưng và Trần Thị Tố Oanh, “Bản chất và đặc điểm của KNXH” [39,
tr.9-10, 38]; Lê Minh, “Rèn luyện một số KNXH trong học tập cho sinh viên
sư phạm” [59, tr.16-17];… Các bài viết đã đưa ra quan niệm về KNXH, các
nhóm KNXH, vai trò, các KNXH cần có ở sinh viên. Tuy nhiên, các bài viết
chưa bàn đến sâu về các KNXH của sinh viên.
Nhìn chung, KNXH ở mỗi con người nói chung, sinh viên nói riêng rất
cần cho công việc, cuộc sống. KNXH bao gồm các nhóm kỹ năng cơ bản sau:
kỹ năng tự học; kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân; kỹ năng tư
duy sáng tạo và mạo hiểm; kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc; kỹ
năng lắng nghe; kỹ năng thuyết trình; kỹ năng giao tiếp ứng xử; kỹ năng giải
quyết vấn đề; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng đàm phán [39, tr.93-95].


×