Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Luận văn thạc sĩ một số giải pháp hoàn thiện hoạt động của lực lượng kiểm soát hải quan tại các cửa khẩu đường bộ miền nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU

---------------------------

NGUYỄN ĐỨC QUYỀN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT
ĐỘNG CỦA LỰC LƢỢNG KIỂM SOÁT HẢI
QUAN TẠI CÁC CỬA KHẨU ĐƢỜNG BỘ
MIỀN NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Bà Rịa-Vũng Tàu, năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU

---------------------------

NGUYỄN ĐỨC QUYỀN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT
ĐỘNG CỦA LỰC LƢỢNG KIỂM SOÁT HẢI
QUAN TẠI CÁC CỬA KHẨU ĐƢỜNG BỘ
MIỀN NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 8340101
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
Tiến sĩ : Vũ Văn Đông


Bà Rịa-Vũng Tàu, năm 2019


TRƯỜNG ĐH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
PHÒNG ĐÀO TẠO

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày..… tháng….. năm 2019

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Đức Quyền

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 24/09/1975

Nơi sinh: Hải Phòng

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh

MSHV: 17110038

I. Tên đề tài:
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƢỢNG
KIỂM SOÁT HẢI QUAN TẠI CÁC CỬA KHẨU
ĐƢỜNG BỘ MIỀN NAM”
II. Nhiệm vụ và nội dung:
Buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là hiện tượng thường gặp trong
nền kinh tế thị trường. Ở đó, lợi nhuận là động cơ chính thúc đẩy các chủ thể kinh tế

sản xuất kinh doanh, tham gia thị trường, vừa làm giàu chính đáng vừa thực hiện
các nghĩa vụ đối với Nhà nước, cộng đồng. Cũng chính vì động cơ lợi nhuận, có
không ít các đối tượng sẵn sàng lợi dụng những “kẽ hở” của Nhà nước về cơ chế,
chính sách, về quản lý để buôn lậu, làm hàng giả hoặc có các hành vi gian lận
thương mại. Buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là một tác nhân phá hoại sản
xuất, kinh doanh, làm nản lòng những người làm ăn chân chính, bởi lẽ hàng hóa do
buôn lậu, trốn thuế, hàng giả tiêu thụ với mức giá thấp hơn, cạnh tranh hơn. Kết quả
là Nhà nước thì thất thu thuế, doanh nghiệp làm ăn chân chính thì không tiêu thụ


được hàng hóa do mình sản xuất ra và đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế với
Nhà nước. Như thế, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả làm méo mó các
quan hệ thị trường, gây khó khăn cho sự quản lý, điều tiết của Nhà nước. Người tiêu
dùng cũng chịu thiệt khi mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không
có xuất sứ rõ ràng, trong đó, có những mặt hàng nguy hiểm, độc hại, ảnh hưởng trực
tiếp đến sự an toàn, sức khỏe, tính mạng của người dùng. Như vậy, đấu tranh chống
buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, một mặt,
góp phần tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch cho các chủ thể tham
gia thị trường, mặt khác, điều tiết được sự phát triển cơ cấu kinh tế theo những định
hướng ưu tiên của Nhà nước, hơn thế nữa, còn bảo đảm nguồn thu cho ngân sách
nhà nước.
Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả luôn
được Đảng, Nhà nước xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, đòi
hỏi sự vào cuộc của các bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp. Nhiệm vụ đấu
tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả được giao cho các ngành,
các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, bao gồm lực lượng quản lý thị
trường của ngành Công Thương, các lực lượng chức năng của Công an, Biên
phòng, Hải quan cũng như chính quyền địa phương các cấp.
III. Ngày giao nhiệm vụ: 14/12/2018
IV. Ngày hoàn thành nhiệm vụ:

V. Cán bộ hƣớng dẫn: Tiến sĩ. Vũ Văn Đông
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

VIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Đức Quyền


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài này trước tiên cho tôi xin gửi lời cám ơn đến tất
cả quý Thầy Cô thuộc Khoa Kinh tế - Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu (BVU),
đặc biệt là cán bộ hướng dẫn khoa học - Tiến sĩ Vũ Văn Đông đã luôn theo sát,
nhiệt tình và tạo mọi điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề

tài.
Đồng thời tôi xin gửi lời cám ơn đến quý cơ quan, các đồng nghiệp là công
chức Hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cơ quan Tổng cục Hải
quan và một số Cục Hải quan địa phương đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình
điều tra, thu thập số liệu, thông tin.
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài đến ngày hôm nay có được tác phẩm
khoa học này là nhờ sự động viên, giúp đỡ của Lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu nơi tôi công tác, các bạn đồng nghiệp tại Cục điều tra chống buôn lậu
đã quan tâm, giúp đỡ, chia sẽ động viên để tôi được tham gia học tập lớp Thạc sỹ
quản trị kinh doanh tại trường.
Một lần nữa cho tôi xin gửi lời cám ơn đến tất cả các quý Thầy Cô, quý lãnh
đạo Cục điều tra chống buôn lậu, các đồng nghiệp của tôi tại Cục Hải quan tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu cũng như cơ quan Tổng cục và các Cục Hải quan Bạn.
Trân trọng!
Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Đức Quyền


iii

TÓM TẮT
Buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là hiện tượng thường gặp trong nền
kinh tế thị trường. Ở đó, lợi nhuận là động cơ chính thúc đẩy các chủ thể kinh tế sản
xuất kinh doanh, tham gia thị trường, vừa làm giàu chính đáng vừa thực hiện các
nghĩavụ đối với Nhà nước, cộng đồng.
Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả luôn
được Đảng, Nhà nước xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, đòi
hỏi sự vào cuộc của các bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp. Nhiệm vụ đấu
tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả được giao cho các ngành,

các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, bao gồm lực lượng quản lý thị
trường của ngành Công Thương, các lực lượng chức năng của Công an, Biên phòng,
Hải quan cũng như chính quyền địa phương các cấp.
Mục tiêu của luận văn này để nghiên cứu những tồn tại trong công tác kiểm soát
hải quan tại các cửa khẩu đường bộ Miền Nam để phân tích điểm mạnh, điểm yếu qua
đó có những đề xuất, kiến nghị và xây dựng những giải pháp để công tác kiểm soát hải
quan tại các cửa khẩu đường bộ Miền Nam ngày càng hoàn thiện và đạt kết quả cao
hơn. Đáp ứng được yêu cầu hiện tại khi mà thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu ngày
càng tinh vi và gian xảo hơn.


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ ix
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................x
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... xi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài: ..................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài: .................................................................................................. 2
3. Phạm vi nghiên cứu: ................................................................................................. 3
4. Đối tượng nghiên cứu: .............................................................................................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu: ......................................................................................... 3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: ............................................................... 3
7. Bố cục: ..................................................................................................................... 4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NGHIỆP VỤ KIỂM SOÁT HẢI QUAN5

1.1. Tổng quan về công tác kiểm soát hải quan ............................................................. 5
1.1.1. Khái niệm về kiểm soát hải quan ...................................................................... 5
1.1.2. Khái niệm về kiểm tra hải quan ........................................................................ 6
1.1.3. Khái niệm về giám sát hải quan ........................................................................ 6
1.1.4. Khái niệm về cửa khẩu đường bộ ..................................................................... 6
1.1.5. Khái niệm về địa bàn hoạt động hải quan ......................................................... 6
1.1.6. Khái niệm về khu kinh tế cửa khẩu ................................................................... 7
1.1.7. Khái niệm buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới .................. 7
1.1.7.1. Khái niệm buôn lậu: .......................................................................................7
1.1.7.2. Khái niệm vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới: ..............................7
1.1.8. Khái niệm thông tin hải quan ............................................................................ 7


v

1.1.9. Khái niệm thông tin nghiệp vụ hải quan ........................................................... 7
1.1.10. Khái niệm xử lý, thu thập thông tin nghiệp vụ hải quan ................................. 9
1.1.11. Đối tượng của công tác kiểm soát hải quan .................................................... 9
1.1.12. Mục đích của công tác kiểm soát hải quan ................................................... 11
1.1.13. Vai trò của công tác kiểm soát hải quan .......................................................... 11
1.2. Các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan ........................ 12
1.2.1. Quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Cục Điều tra chống buôn
lậu (Đơn vị chuyên trách về kiểm soát hải quan ở cấp Tổng cục Hải quan): ........... 12
1.2.2. Quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của lực lượng kiểm soát hải
quan cấp Cục hải quan địa phương và cấp Chi cục trực thuộc (Đơn vị cửa khẩu). .. 13
1.2.3. Quy định về thẩm quyền của cơ quan hải quan trong đấu tranh phòng, chống
buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới: ........................................... 15
1.2.4. Quy định thẩm quyền của cơ quan hải quan trong hoạt động điều tra theo Bộ
Luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự: ................................... 16
1.2.5. Các văn bản qui phạm luật qui định về quan hệ phối hợp của cơ quan hải

quan với các lực lượng chức năng và quan hệ hợp tác quốc tế trong phòng chống
buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới: ........................................... 17
1.2.6. Văn bản qui định về chế độ, chính sách đối với lực lượng kiểm soát hải quan.18
1.2.7. Các biện pháp nghiệp vụ hải quan .................................................................. 19
1.2.8 Cơ sở pháp lý về công tác kiểm soát hải quan ................................................. 21
1.3. Kinh nghiệm công tác kiểm soát hải quan của các nước: .................................. 23
1.3.1. Kinh nghiệm về mô hình tổ chức, thẩm quyền: .............................................. 23
1.3.2. Kinh nghiệm về các biện pháp nghiệp vụ ....................................................... 27
1.3.3. Kinh nghiệm từ các vụ việc, chuyên án đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển
trái phép hàng hóa qua biên giới ............................................................................... 28
1.3.4. Kinh nghiệm xây dựng chương trình đào tạo, huấn luyện công tác kiểm soát
hải quan. .................................................................................................................... 28
1.3.5. Kinh nghiệm phối hợp trong công tác kiểm soát hải quan. ............................ 28
1.3.6. Kinh nghiệm về cải cách hành chính theo hướng đồng bộ hóa, chuyên sâu, áp
dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm soát hải quan và ứng dụng khoa học
kỹ thuật trong hoạt động kiểm soát hải quan: ........................................................... 29
TÓM TẮT CHƢƠNG 1 .......................................................................................... 30


vi

CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT HẢI
QUAN TẠI CÁC CỬA KHẨU ĐƢỜNG BỘ KHU VỰC MIỀN NAM – VIỆT
NAM ......................................................................................................................... 31
2.1. Đặc điểm địa bàn hoạt động của lực lượng kiểm soát Hải quan tại khu vực cửa
khẩu đường bộ............................................................................................................ 31
2.1.1 Đặc điểm địa lý, dân cư, kinh tế, văn hóa xã hội liên quan đến công tác kiểm soát
hải quan:..................................................................................................................... 31
2.1.2 Đặc điểm về đối tượng của công tác kiểm soát Hải quan ............................... 32
2.1.3 Đặc điểm về phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng buôn lậu,

vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới tại cửa khẩu đường bộ khu vực miền
Nam – Việt Nam: ...................................................................................................... 32
2.2. Thực trạng của công tác kiểm soát hải quan tại địa bàn các cửa khẩu đường bộ
miền Nam – Việt Nam................................................................................................ 33
2.2.1. Cơ cấu tổ chức, lực lượng kiểm soát hải quan tại các cửa khẩu đường bộ
(Lực lượng kiểm soát của Cục Điều tra chống buôn lậu, lực lượng của Cục Hải quan
địa phương, lực lượng kiểm soát thuộc các Chi cục cửa khẩu): ............................... 33
2.2.1.1. Cục Điều tra chống buôn lậu ........................................................................34
2.2.1.2. Cấp cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố: Tập trung vào các nhiệm vụ,
quyền hạn sau: ...........................................................................................................37
2.2.1.3. Cấp chi cục Hải quan cửa khẩu: ...................................................................41
2.2.2. Các lực lượng liên quan trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu tại
các cửa khẩu đường bộ:............................................................................................. 43
2.2.3 Thực trạng triển khai các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát Hải quan tại các cửa
khẩu đường bộ ........................................................................................................... 44
2.2.4. Kết quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại của các lực
lượng kiểm soát Hải quan từ 2015 – 2018 tại các cửa khẩu đường bộ. ........................ 50
2.2.5. Thực trạng công tác phối kết hợp giữa lực lượng kiểm soát Hải quan và các
lực lượng chức năng trong đấu tranh phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép
hàng hóa qua biên giới tại các cửa khẩu đường bộ. .................................................. 52
2.2.6. Các yếu tố khách quan và chủ quan tác động trực tiếp đến hoạt động buôn
lậu, gian lận thương mại ............................................................................................ 54
2.2.7. Đánh giá ưu, nhược điểm công tác kiểm soát Hải quan tại các cửa khẩu
đường bộ, ảnh hưởng, tác động của nó đến ngành và an ninh, kinh tế, xã hội: ........ 56


vii

2.2.8. Nguyên nhân đến sự yếu kém, thiếu hiệu quả trong công tác kiểm soát Hải
quan tại các cửa khẩu đường bộ ................................................................................ 58

TÓM TẮT CHƢƠNG 2 .......................................................................................... 63
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM
SOÁT HẢI QUAN TẠI CÁC KHẨU ĐƢỜNG BỘ KHU VỰC......................... 64
MIỀN NAM – VIỆT NAM ..................................................................................... 64
3.1. Định hướng xu thế phát triển của hoạt động kiểm soát hải quan Việt Nam ...... 64
3.1.1. Quan điểm phát triển kiểm soát hải quan trong mối quan hệ với các nghiệp vụ
khác của ngành Hải quan. ......................................................................................... 64
3.1.2. Xu thế phát triển .............................................................................................. 65
3.1.3. Dự báo tình hình (Tình hình hàng hóa XNK, tình hình phát triển kinh tế trong
hội nhập, tình hình về đối tượng, phương thức thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương
mại, tình hình an ninh xã hội). .................................................................................. 66
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động của lực lượng kiểm soát Hải quan tại các
cửa khẩu đường bộ khu vực miên Nam – Việt Nam ................................................ 67
3.2.1. Giải pháp thứ nhất: Rà soát, hoàn thiện và đồng bộ hóa các quy định pháp
luật về kiểm soát Hải quan ........................................................................................ 67
3.2.2. Giải pháp thứ hai: Tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống tổ chức của lực
lượng kiểm soát hải quan theo hướng chuyên sâu (Đặc biệt là lực lượng kiểm soát
trực tiếp tại các cửa khẩu đường bộ) ......................................................................... 71
3.2.3. Giải pháp thứ ba: Đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, pháp luật trong công tác kiểm soát Hải quan (Chú trọng đào tạo cán bộ
làm công tác kiểm soát chuyên sâu tại địa phương): ................................................ 74
3.2.3.1. Nhiệm vụ cụ thể: ..........................................................................................75
3.2.3.2. Nội dung đào tạo ..........................................................................................76
3.2.4. Giải pháp thứ tư: Xây dựng hệ thống thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải
quan dựa trên nền tảng công nghệ thông tin đảm bảo thống nhất, đồng bộ: ............ 76
3.2.5. Giải pháp thứ năm: Tăng cường quan hệ phối hợp, hợp tác trao đổi thông tin
và đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về Hải quan ..................................................... 78
3.2.5.1. Phối hợp trong nước .....................................................................................78
3.2.5.2. Hợp tác quốc tế ............................................................................................80
3.2.5.3. Tuyên truyền phổ biến pháp luật về công tác kiểm soát Hải quan ..............81

3.2.5.4. Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong công tác kiểm soát Hải quan ................81


viii

3.2.6. Giải pháp thứ sáu: Đảm bảo công tác an sinh xã hội, tuyên truyền giáo dục
quần chúng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương
mại trên địa bàn cửa khẩu biên giới đường bộ: ......................................................... 82
3.3. Một số đề xuất và kiến nghị: .............................................................................. 83
3.3.1. Đối với Tổng cục Hải Quan: ........................................................................... 83
3.3.2. Đối với Nhà nước: ........................................................................................... 84
TÓM TẮT CHƢƠNG 3 .......................................................................................... 85
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 89


ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CLB

Cao đẳng

ĐT

Đào tạo

GATT


Câu lạc bộ

General Agreement on Tariffs and Trade
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại

HQ

Hải quan

HTQT

Hợp tác quốc tế

NCKH

Nghiên cứu khoa học

SHTT

Sở hữu trí tuệ

TCCB

Tổ chức cán bộ

TCHQ

Tổng cục hải quan

TQ


Trung Quốc

VCIS

Vietnam Customs information system
Hệ thống thông tin Hải quan Việt nam
Vietnam Automated Cargo And Port Consolidated

VNACCS System
Hệ thống thông quan hàng hóa tự động
WCO

WTO

World Customs Organization
Tổ chức Hải quan Thế giới
World Trade Organization
Tổ chức thương mại Thế giới

XB

Xuất bản

XNC

Xuất nhập cảnh

XNK


Xuất nhập khẩu


x

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. 2: Bảng kết quả bắt giữ từ năm 2015-2018 .................................................51
Bảng 2. 3: Thống kê số vụ bắt giữ với sự phối hợp của các đơn vị khác .................53
Bảng 2. 4: Thống kê lực lượng kiểm soát Hải quan tại 05 Cục Hải quan ................56
Bảng 2. 5: Số lượng cán bộ làm công tác kiểm soát hải quan năm 2018 .................59


xi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. 1: Mô hình tổ chức của Hải quan Mỹ ..........................................................25
Hình 2. 1: Tổ chức bộ máy của các đơn vị Hải quan chuyên trách chống buôn lậu34
Hình 2. 2: Kết quả bắt giữ các vụ vi phạm pháp luật Hải quan ................................51
Hình 2. 3: Trình độ cán bộ kiểm soát hải quan .........................................................60


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Buôn lậu xuất hiện cùng với sự ra đời của bộ máy nhà nước và hàng rào thuế
quan ở mỗi quốc gia; Là hoạt động kinh tế bất hợp pháp, nhằm mục đích đạt được lợi
nhuận cao nhất. Do tình trạng phát triển kinh tế không đồng nhất giữa các nước, nhất là
của các nước trong khu vực về sản xuất, nhu cầu tiêu dùng và giá cả hàng hóa; Trong
điều kiện toàn cầu hóa việc phân công lao động chuyên môn hóa cao tiết kiệm chi phí,

nâng cao chất lượng sản phẩm, giá thành hạ, chênh lệch quá lớn về giá thành sản phẩm
giữa các nước tạo lợi nhuận cao cho người lưu thông. Với bản chất của hoạt động kinh
tế bất hợp pháp, buôn lậu luôn chịu tác động của hoạt động quản lý và thực thi pháp
luật của các quy luật kinh tế chủ yếu là quy luật giá trị và quan hệ cung cầu. Việc ban
hành và thực thi chính sách đúng đắn, kịp thời, hiệu quả hay không cũng ảnh hưởng
đến điều kiện tồn tại diễn biến của buôn lậu. Ở Việt Nam và một số nước đang phát
triển, chủng loại, chất lượng, giá cả hàng hóa còn kém so với các nước sản xuất phát
triển, nhu cầu ngày càng tăng cao của người dân, tâm lý sính hàng ngoại hiện rất phổ
biến là điều kiện cho tiêu thụ hàng lậu. Đối với mỗi quốc gia sức mạnh nội lực của nền
kinh tế, quy định của pháp luật, chính sách kinh tế, khả năng quản lý khác nhau song
đều nhằm đến bảo hộ sản xuất trong nước, đảm bảo nguồn thu ngân sách, bảo vệ thực
thi luật pháp, an ninh quốc gia và quyền lợi người tiêu dùng. Thực tiễn nước ta cho
thấy buôn lậu phụ thuộc rất lớn vào hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị
- pháp luật nhất là các cơ quan quản lý nhà nước và thực thi luật pháp như Thương mại,
Tài chính (Thuế, Hải quan) và các cơ quan chuyên chính như: Công an, Quốc phòng
(Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển), Viện kiểm sát và tòa án. Mặt khác buôn lậu cũng
gắn bó chặt chẽ với các tệ nạn tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan công quyền và
các tệ nạn xã hội khác.
Việt Nam và Camphuchia là hai nước láng giềng có mối quan hệ hữu nghị
truyền thống, tập quán sinh sống của người dân hai nước có nhiều tương đồng, quan hệ


2

giữa hai nước được đẩy mạnh trong khuôn khổ hợp tác Asean, hợp tác khu vực và quốc
tế. Trong đó, hợp tác của các tiểu vùng sông Mêkông mở rộng. Hai nước có vị trí địa lý
và giao thông thuận lợi, có chung đường biên giới dài 1.137 km, có 10 tỉnh của Việt
Nam tiếp giáp với 09 tỉnh của Campuchia, có 10 cửa khẩu quốc tế, 13 cửa khẩu quốc
gia, 23 cửa khẩu phụ và nhiều đường mòn, lối mở. Địa hình bằng phẳng, hệ thống kênh
rạch đi lại thuận lợi càng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động buôn lậu, vận chuyển

trái phép hàng hóa qua biên giới dễ dàng. Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế, các khu kinh tế cửa khẩu là cửa ngõ quan trọng về kinh tế, là
địa bàn giao thôngbuôn bán và đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước
qua khu vực này ngày càng lớn, các đối tượng buôn lậu triệt để lợi dụng những kẽ hở
trong chính sách, sơ hở thiếu sót trong công tác quản lý của các cơ quan quản lý nhà
nước để hoạt động với những phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt làm
cho tình hình tôi phạm kinh tế tại khu vực này ngày càng có những diễn biến phước
tạp. Do vậy, nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam đặc biệt là lực lượng kiểm soát Hải quan
tại các cửa khẩu biên giới ngày càng khó khăn. Thực trạng công tác chống buôn lậu
của các lực lượng nói chung và lực lượng Hải quan nói riêng tại khu vực này trong thời
gian qua còn hạn chế, bất cập. Chính vì những nguyên nhân và tình hình phức tạp nêu
trên và cũng nhằm đáp ứng được mục tiêu phát triển của ngành Hải quan trong thời kỳ
kinh tế hội nhập. Tôi đã chọn đề tài "Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động của lực
lượng kiểm soát hải quan tại các cửa khẩu đường bộ khu vực miền Nam – Việt Nam"
để thực hiện luận văn của mình.
2. Mục tiêu của đề tài:
Nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về công tác kiểm soát hải quan, nghiên
cứu thực trạng hoạt động của lực lượng kiểm soát hải quan tại các cửa khẩu đường bộ
khu vực Miền Nam – Việt Nam. Qua đó, phân tích điểm mạnh và điểm yếu, chỉ ra
những tồn tại, thiếu sót cần khắc phục từ đó đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện
hoạt động của lực lượng kiểm soát nói chung và lực lượng kiểm soát tại các cửa khẩu


3

đường bộ khu vực Miền Nam – Việt Nam nói riêng. Đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa
công tác hải quan, phù hợp với kinh tế hội nhập quốc tế của Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Tập trung nghiên cứu khái quát toàn bộ hệ thống tổ chức của lực lượng kiểm
soát hải quan đặc biệt là kiểm soát hải quan tại các cửa khẩu đường bộ khu vực Miền

Nam – Việt Nam. Nghiên cứu các qui trình nghiệp vụ kiểm soát, các biện pháp nghiệp
vụ triển khai tại địa bàn khu vực này. Đi sâu phân tích thực trạng hoạt đồng kiểm soát
hải quan tại các cửa khẩu đường bộ khu vực Miền Nam – Việt Nam kết hợp so sánh
kinh nghiệm công tác kiểm soát hải quan ở một số nước và đề xuất một số giải pháp
hoàn thiện.
4. Đối tƣợng nghiên cứu:
Công tác kiểm soát hải quan và lực lượng kiểm soát hải quan tại các cửa khẩu
đường bộ khu vực Miền Nam – Việt Nam
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Luận văn được nghiên cứu trên các cơ sở pháp lý quốc tế, Luật hải quan 2001,
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật hải quan 2005 và các văn bản qui phạm
pháp luật quy định về công tác kiểm soát hải quan. Sử dụng phương pháp phân tích
tổng hợp, thống kê so sánh, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, tọa đàm, phương pháp điều
tra nhằm giải quyết nhiệm vụ của đề tài.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác
kiểm soát hải quan nói chung và công tác kiểm soát tại các cửa khẩu đường bộ khu vực
Miền Nam – Việt Nam nói riêng. Đưa ra các quan điểm khách quan đánh giá được
thực trạng công tác kiểm soát của lực lượng hải quan, chỉ ra nguyên nhân hạn chế, tồn
tại trong quá trình thựchiện công tác này cũng như những bất cập của chính sách, hạn
chế về cơ sở pháp lý từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động của lực lượng
kiểm soát hải quan tại các cửa khẩu đường bộ khu vực Miền Nam – Việt Nam. Đây là


4

nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về đề tài này và kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ
sở đề xuất chính sách của hải quan Việt Nam cũng như là tài liệu tham khảo có giá trị
cho các nhà nghiên cứu trong tương lại.
7. Bố cục:

Không kể phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 03 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở khoa học về nghiệp vụ kiểm soát hải quan.
Chương 2: Phân tích thực trạng công tác kiểm soát hải quan tại các cửa khẩu
đường bộ khu vực miền Nam – Việt Nam.
Chương 3: Kết luận và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm soát
hải quan tại các cửa khẩu đường bộ khu vực miền Nam – Việt Nam.


5

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NGHIỆP VỤ KIỂM SOÁT HẢI QUAN
1.1. Tổng quan về công tác kiểm soát hải quan
1.1.1. Khái niệm về kiểm soát hải quan
Theo Công ước Kyoto của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), Công ước về đơn
giản hóa, hài hòa thủ tục hải quan thì kiểm soát hải quan (Customs Control) "là các
biện pháp được cơ quan hải quan tiến hành nhằm đảm bảo thực thi pháp luật hải quan".
Khái niệm nay cho thấy nội hàm công tác kiểm soát hải quan rất rộng, bao gồm tất cả
các biện pháp nghiệp vụ được hải quan thực hiện nhằm đảm bảo các đối tượng chịu sự
quản lý về hải quan tuân thủ các quy định của pháp luật hải quan. Thậm chí ở một số
nước là thành viên của WCO, trong một số trường hợp thuật ngữ (Customs Control)
còn được dùng với hàm nghĩa "Là việc nhà nước tiến hành các thủ tục, biện pháp cần
thiết để đảm bảo hàng hóa, phương tiện được xuất ra hay nhập vào một quốc gia theo
đúng quy định của pháp luật hiện hành".
Theo khoản 10, điều 4 Luật hải quan được sửa đổi bổ sung năm 2005 có khái
niệm "Kiểm soát hải quan là các biện pháp tuần tra, điều tra hoặc các biện pháp nghiệp
vụ khác do cơ quan hải quan áp dụng đề phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép
hàng hóa qua biên giới và các hành vi vi phạm khác vi phạm pháp luật hải quan". Khái
niệm này nêu được mục đích, biện pháp của kiểm soát hải quan nhưng ..., không bao
chùm và có độ mở cần thiết như khái niệm của WCO.
Qua nghiên cứu khái niệm của Công ước Kyoto của WCO, khái niệm của Luật

hải quan Việt Nam và qua thực tế cho thấy: Trước đây, nhất là trước những năm 1990,
khi quan hệ kinh tế thương mại của Việt Nam chưa được mở rộng trên thị trường quốc
tế thì quan niệm, nhận thức của chúng ta về kiểm soát hải quan chỉ bó hẹp là sử dụng
các biện pháp nghiệp vụ để phòng, chống và xử lý buôn lậu, hành vi vi phạm pháp luật
hải quan.
Tuy nhiên thực tế hiện tại khi Việt Nam hội nhập sâu rộng toàn diện với quốc tế
và khu vực, hòa nhập vào nền kinh tế thị trường toàn cầu cần thống nhất khái niệm như


6

sau: Phòng chống buôn lậu (Hay còn gọi là kiểm soát hải quan) là các biện pháp tuần
tra, điều tra hoặc biện pháp nghiệp vụ khác do cơ quan Hải quan áp dụng đề phòng,
chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi vi phạm
pháp luật hải quan Việt Nam, góp phần đảm bảo cho các đối tượng chịu sự quản lý nhà
nước về hải quan phải tuân thủ các quy định của pháp luật hải quan.
1.1.2. Khái niệm về kiểm tra hải quan
Theo Luật hải quan Việt Nam, kiểm tra hải quan là việc kiểm tra hồ sơ hải quan,
các chứng từ liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải do cơ quan
hải quan thực hiện.
1.1.3. Khái niệm về giám sát hải quan
Theo Luật hải quan Việt Nam, giám sát hải quan là biện pháp nghiệp vụ do cơ
quan hải quan áp dụng để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hóa, phương tiện vận tải
đang thuộc đối tượng quản lý hải quan.
1.1.4. Khái niệm về cửa khẩu đƣờng bộ
Theo Luật hải quan Việt Nam, cửa khẩu đường bộ được hiểu như là cửa ngõ của
một quốc gia mà nơi đó diễn ra các hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập
khẩu, quá cảnh và qua lại biên giới quốc gia đối với người, phương tiện, hàng hóa và
các tài sản khác. Cửa khẩu đường bộ được thiết lập ở đường bộ, đường thủy, đường sắt
liên thông với các nước trong khu vực và trên thế giới.

1.1.5. Khái niệm về địa bàn hoạt động hải quan
Theo Luật hải quan Việt Nam, địa bàn hoạt động hải quan bao gồm các khu vực
cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển quốc tế, cảng sông quốc
tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, các địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa
khẩu, khu chế xuất, kho ngoại quan, kho bảo thuế, khu vực ưu đãi hải quan, bưu điện
quốc tế, các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ và trên
vùng biển thực hiện quyền chủ quyền của Việt Nam, trụ sở doanh nghiệp khi tiến hành


7

kiểm tra sau thông quan và các địa bàn hoạt động hải quan khác theo quy định của
pháp luật.
Trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra,
giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.
Chính phủ qui định cụ thể phạm vi địa bàn hoạt động hải quan.
1.1.6. Khái niệm về khu kinh tế cửa khẩu
Theo Luật hải quan Việt Nam, khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam là một không
gian kinh tế xác định, gắn với cửa khẩu quốc tế hay cửa khẩu chính cửa quốc gia, có
dân cư sinh sống và được áp dụng những cơ chế, chính sách phát triển đặc thù, phù hợp
với đặc điểm từng địa phương sở tại nhằm mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất
dựa trên việc qui hoạch, khai thác, sử dụng, phát triển bền vững các nguồn lực, do
chính phủ hoặc thủ tướng quyết định thành lập.
1.1.7. Khái niệm buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
1.1.7.1. Khái niệm buôn lậu:
Theo Luật hải quan Việt Nam, buôn lậu là hành vi buôn bán trái phép qua biên
giới hàng hóa, tiền tệ, kim khí quí, đá quí hoặc những vật phẩm thuộc di tích lịch sử
văn hóa, những hàng hóa mà nhà nước cấm xuất khẩu hay nhập khẩu.
1.1.7.2. Khái niệm vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới:
Theo Luật hải quan Việt Nam, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới là

hành vi đưa hàng hóa ra khỏi hoặc vào biên giới quốc gia một cách trái pháp luật.
1.1.8. Khái niệm thông tin hải quan
Theo Luật hải quan Việt Nam, thông tin hải quan là tập hợp những thông tin về
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; Phương tiện vận xuất cảnh, nhập cảnh, quá
cảnh, tổ chức cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện các hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải; Về các
thông tin khác liên quan hoạt động hải quan.
1.1.9. Khái niệm thông tin nghiệp vụ hải quan


8

Theo Luật hải quan Việt Nam, thông tin nghiệp vụ hải quan là thông tin hải
quan đã được thu thập và xử lý, có độ tin cậy và giá trị sử dụng cao; Được tổ chức,
quản lý tập trung, thống nhất thành hệ thống các cơ sở dữ liệu, dựa trên kỹ thuật công
nghệ thông tin hiện đại nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về hải quan.
Căn cứ vào tính chất, thông tin nghiệp vụ hải quan được phân chia ra các loại như sau:
- Thông tin chiến lược: Là thông tin nghiệp vụ phục vụ cho các nhà làm chính
sách trong việc định hướng và đảm bảo thực hiện các mục đích, mục tiêu, kế hoạch và
chính sách quản lý nhà nước về hải quan.
- Thông tin chiến lược tác động ở tầm vĩ mô, nó có ảnh hưởng đến việc hoạch
định chính sách cũng như bố trí cơ cấu nguồn nhân lực, vật lực của toàn ngành hải
quan.
Sản phẩm của thông tin chiến lược hướng đến mục tiêu mang tính dài hạn như:
Những thay đổi, nguy cơ và chiều hướng hoạt động của tội phạm; Những thuận lợi đối
với công tác phòng, chống buôn lậu.
- Thông tin chiến thuật: Là các loại thông tin có tác dụng phục vụ trực tiếp cho
lãnh đạo các đơn vị tham mưu thuộc cơ quan Tổng cục hải quan và các đơn vị hải quan
địa phương trong việc chỉ đạo, điều hành, xây dựng kế hoạch hành động và triển khai
lực lượng, biện pháp để đạt được các mục tiêu quản lý.

- So sánh với thông tin cấp chiến lược, thông tin chiến thuật ở phạm vi nhỏ hơn
và mang tính cụ thể hơn, như thông tin về những dấu hiệu mới phát sinh hoặc những
thay đổi về phương thức, thủ đoạn vi phạm pháp luật hải quan, giúp cho việc triển khai
lực lượng, biện pháp để kiểm soát đối với những loại đối tượng một cách hiệu quả
nhất.
- Thông tin tác nghiệp: Là thông tin về các vụ việc cụ thể được cung cấp cho
đơn vị tác nghiệp để phục vụ việc đưa ra quyết định nghiệp vụ như: Thông quan hàng
hóa, kiểm tra sau thông quan, phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa
qua biên giới và các hành vi vi phạm pháp luật hải quản.


9

1.1.10. Khái niệm xử lý, thu thập thông tin nghiệp vụ hải quan
Theo Luật hải quan Việt Nam, thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan là
hoạt động trọng tâm của các đơn vị chuyên trách thuộc lực lượng kiểm soát hải quan
thông qua việc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan và ứng dụng công
nghệ thông tin nhằm chủ động thực hiện phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép
hàng hóa qua biên giới, phục vụ thông quan và kiểm tra sau thông quan, phục vụ việc
xây dựng chính sách và quản lý hải quan hiện đại.
Thông tin nghiệp vụ hải quan được quản lý và chỉ được sử dụng đúng mục đích
theo qui định của tổng cục trưởng Tổng cục hải quan.
Căn cứ tính chất và phân cấp quản lý sử dụng, thông tin nghiệp vụ hải quan được thu
thập từ hai nguồn cụ thể như sau:
Thông tin công khai:
- Thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và ngoài nước.
- Thông tin từ các đơn vị nghiệp vụ hải quan, từ việc khai báo hải quan và các
cơ sở dữ liệu chung của ngành hải quan.
- Thông tin từ các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan.
- Thông tin từ hải quan các nước và tổ chức hải quan quốc tế.

Thông tin bí mật:
- Thông tin từ cơ sở bí mật của lực lượng kiểm soát hải quan và từ kết quả hoạt
động của các đơn vị kiểm soát hải quan.
- Thông tin tố giác vi phạm pháp luật về hải quan của các cơ quan, tổ chức và cá
nhân.
- Thông tin từ cơ quan chống buôn lậu của hải quan nước ngoài.
- Thông tin do cán bộ chuyên trách thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan
trực tiếp thu thập.
1.1.11. Đối tƣợng của công tác kiểm soát hải quan


10

Đối tượng phạm tội về kinh tế tại cửa khẩu đường bộ rất phức tạp, đa dạng, đủ
mọi loại thành phần xã hội, lứa tuổi, nghề nghiệp, thuộc đủ các thành phần tầng lớp
dân cư, trong đó có cả cư dân địa phương cũng như người từ nơi khác đến, chia thành
các nhóm sau:
Nhóm đối tượng chuyên nghiệp: Thường là những đối tượng có tiềm lực kinh
tế, hoạt động có tổ chức, quy mô lớn, rất chặt chẽ, hình thành những đường dây khép
kín, bí mật, có phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể giữa các đối tượng. Những tên cầm
đầu, trùm sỏ bao giờ cũng là những đối tượng hoạt động phạm tội lâu năm, có tiềm lực
tài chính, khả năng quan hệ, móc nối với một số cán bộ biến chất, thoái hóa trong các
cơ quan tổ chức của nhà nước để bao che cho các hoạt động của chúng. Chúng có khả
năng cấu kết với bọn buôn lậu quốc tế để gom hàng, tiêu thụ hàng buôn lậu. Điều đáng
quan tâm là chúng coi hoạt động phạm tội như là một phương thức sống, tự trang bị
các loại phương tiện hiện đại phục vụ hoạt động phạm tội như phương tiện thông tin
liên lạc, phương tiện giao thông....
Nhóm đối tượng núp dưới danh nghĩa các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội là
các đối tượng lợi dụng chức vụ, quyền hạn, danh nghĩa các cơ quan nhà nước, tổ chức
xã hội, kể cả lực lượng làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát xuất nhập khẩu để hoạt động

phạm tôi. Đây là những đối tượng có thế lực, quyền lực, tài lực. Chúng nghiên cứu sâu,
nắm bắt được những quy định cụ thể, những kẽ hở của hệ thống pháp luật, những kẽ hở
trong chính sách, sử lỏng lẻo trong quản lý lãnh đạo của các cấp có thẩm quyền để lợi
dụng phạm tội.
Nhóm đối tượng là người nước ngoài thường lợi dụng việc tham quan, du lịch,
lợi dụng các danh nghĩa của các tổ chức nhân đạo, ngoại giao để buôn lậu, vận chuyển
hàng hóa qua biên giới.
Nhóm đối tượng tham gia hoạt động phạm tội là quần chúng nhân dân lao động
đủ mọi thành phần, lứa tuổi kể cả những người thuộc diện chính sách. Hầu hết những
đối tượng này đều là người dân sinh sống ở địa phương, không có việc làm hoặc có


×