Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Pháp luật về khuyến khích đầu tư năng lượng xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 112 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN THANH HI

PHáP LUậT Về KHUYếN KHíCH ĐầU TƯ NĂNG LƯợNG XANH,
NĂNG LƯợNG SạCH, NĂNG LƯợNG TáI TạO ở VIệT NAM

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2019


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN THANH HI

PHáP LUậT Về KHUYếN KHíCH ĐầU TƯ NĂNG LƯợNG XANH,
NĂNG LƯợNG SạCH, NĂNG LƯợNG TáI TạO ở VIệT NAM
Chuyờn ngnh: Lut Kinh T
Mó s: 8380101.05

LUN VN THC S LUT HC

Cỏn b hng dn khoa hc: PGS.TS DON HNG NHUNG

H NI - 2019


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm
bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các
môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định
của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thanh Hải


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LƢỢNG XANH,
NĂNG LƢỢNG SẠCH, NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO VÀ PHÁP
LUẬT VỀ KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƢ NĂNG LƢỢNG XANH,
NĂNG LƢỢNG SẠCH, NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO ............................. 13
1.1.

Những vấn đề lý luận về năng lƣợng xanh, năng lƣợng sạch và
năng lƣợng tái tạo ...................................................................................... 13

1.1.1.


Khái niệm về năng lượng xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo ........ 13

1.1.2.

Các nguồn năng lượng sạch, năng lượng xanh và năng lượng tái tạo ........ 17

1.1.3.

Tiềm năng phát triển các nguồn năng lượng xanh, năng lượng sạch,
năng lượng tái tạo tại Việt Nam .................................................................. 20

1.2.

Những vấn đề lý luận về pháp luật khuyến khích đầu tƣ năng
lƣợng xanh, năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo .................................. 21

1.2.1.

Khái niệm pháp luật về khuyến khích đầu tư năng lượng xanh, năng
lượng sạch, năng lượng tái tạo .................................................................... 21

1.2.2.

Nội dung cơ bản của pháp luật về khuyến khích đầu tư năng lượng
xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo .................................................. 23

1.2.3.

Vai trò của pháp luật về khuyến khích đầu tư năng lượng xanh, năng

lượng sạch, năng lượng tái tạo .................................................................... 32

1.2.4.

Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật về khuyến khích đầu tư
năng lượng xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo .............................. 33

1.2.5.

Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về khuyến khích đầu tư năng
lượng xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo ....................................... 36


1.2.6.

Các yếu tố tác động tới pháp luật về khuyến khích đầu tư năng lượng
xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo .................................................. 39

1.3.

Kinh nghiệm quốc tế về pháp luật khuyến khích đầu tƣ năng
lƣợng xanh, năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo và bài học kinh
nghiệm gợi mở cho Việt Nam ................................................................... 42

1.3.1.

Kinh nghiệm quốc tế ................................................................................... 42

1.3.2.


Bài học kinh nghiệm gợi mở cho Việt Nam ............................................... 45

Kết luận Chƣơng 1 .................................................................................................. 47
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KHUYẾN KHÍCH ĐẦU
TƢ NĂNG LƢỢNG XANH, NĂNG LƢỢNG SẠCH, NĂNG
LƢỢNG TÁI TẠO VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI VIỆT NAM...... 49
2.1.

Thực trạng các quy định pháp luật về khuyến khích đầu tƣ năng
lƣợng xanh, năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo .................................. 49

2.1.1.

Thực trạng pháp luật về các cơ chế khuyến khích đầu tư năng lượng
xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo .................................................. 51

2.1.2.

Thực trạng pháp luật về quy hoạch và đầu tư xây dựng các dự án năng
lượng xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo tại Việt Nam.................. 66

2.2.

Thực tiễn thi hành pháp luật về khuyến khích đầu tƣ năng lƣợng
xanh, năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo tại Việt Nam ...................... 70

2.2.1.

Những kết quả đạt được .............................................................................. 70


2.2.2.

Những hạn chế, vướng mắc, bất cập còn tồn tại ......................................... 72

2.2.3.

Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc, bất cập còn tồn tại ............. 72

Kết luận Chƣơng 2 .................................................................................................. 74
CHƢƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHUYẾN KHÍCH ĐẦU
TƢ NĂNG LƢỢNG XANH, NĂNG LƢỢNG SẠCH, NĂNG
LƢỢNG TÁI TẠO VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THỰC THI TẠI VIỆT NAM ................................................................... 76
3.1.

Hoàn thiện pháp luật về khuyến khích đầu tƣ năng lƣợng xanh,
năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo ........................................................ 76

3.1.1.

Hoàn thiện pháp luật về các cơ chế khuyến khích đầu tư năng lượng
xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo .................................................. 79


3.1.2.

Hoàn thiện pháp luật về quy hoạch và đầu tư xây dựng các dự án năng
lượng xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo tại Việt Nam.................. 90

3.2.


Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về khuyến khích
đầu tƣ năng lƣợng xanh, năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo tại
Việt Nam..................................................................................................... 92

Kết luận Chƣơng 3 .................................................................................................. 96
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 98
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ.................................................... 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 101


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
EVN:

Tập đoàn Điện lực Việt Nam

FiT:

Biểu giá điện ưu đãi FiT (Feed-in-Tariff) hỗ trợ
cho NLTT

HĐMBĐ:

Hợp đồng mua bán điện

NLS:

Năng lượng sạch

NLTT:


Năng lượng tái tạo

NLX:

Năng lượng xanh


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năng lượng xanh (NLX), năng lượng sạch (NLS), năng lượng tái tạo (NLTT)
đã và đang được thu hút nhiều sự quan tâm, có vai trò ngày càng quan trọng và cấp
bách đối với Việt Nam hiện nay trong xu thế toàn cầu về chuyển đổi dần dần sang sử
dụng các nguồn năng lượng này, để góp phần đảm bảo an ninh năng lượng của quốc
gia, chiến lược tăng trưởng xanh, phát triển bền vững của Việt Nam.
Đã từ nhiều năm trước, Chính Phủ đã thể hiện sự quan tâm, chính sách ưu
tiên phát triển các nguồn năng lượng mới này để thu hút đầu tư, đảm bảo an ninh
năng lượng cho phát triển kinh tế xã hội. Điều này được thể hiện trong Chiến lược
phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2020, Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2050, và Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 –
2020 có xét đến năm 2030. Ngoài ra, việc phát triển các nguồn năng lượng mới này
cũng nhằm thực hiện các mục tiêu về môi trường, tăng trưởng xanh, phát triển bền
vững như được thể hiện trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, Chiến lược
quốc gia về biến bổi khí hậu, Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường, cơ chế
phát triển sạch.
Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang trong quá trình xây dựng mới, bổ sung
và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh các dự án NLX, NLS,
NLTT, cũng như nghiên cứu các cơ chế khuyến khích cần thiết để thu hút và đẩy
mạnh đầu tư của khu vực tư nhân vào lĩnh vực này, nhằm góp phần đảm bảo nhiều

mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội – môi trường, đóng góp vào việc thực hiện cam
kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu, nhằm
phát triển bền vững.
Trong thời gian vừa qua, thị trường NLX, NLS, NLTT tại Việt Nam đã có
nhiều thay đổi, chuyển biến, trong đó có thu hút được nhiều dự án điện mặt trời
trong giai đoạn 2018 – 2019 so với giai đoạn trước đó với cơ chế ưu đãi giá mua

1


điện 9.35 cents / kWh. Tuy nhiên, đó chỉ là bước đầu để kích thích thị trường.
Nhiều quy định của pháp luật đã không còn đáp ứng được đầy đủ tình hình mới để
điều chỉnh hiện trạng mới của thị trường, nhu cầu phát triển của thị trường và các
quan hệ pháp luật mới trong giai đoạn hiện nay và tương lai gần.
Đặc biệt, các quy định pháp luật về khuyến khích đầu tư NLX, NLS, NLTT
ở Việt Nam đang còn nhiều vướng mắc, bất cập, hạn chế trong xây dựng pháp luật,
quá trình tổ chức thực hiện, thiếu các quy định cho các cơ chế khuyến khích mới
cần thiết, và một số quy định không còn phù hợp để áp dụng. Việc đánh giá, cập
nhật và hoàn thiện nhanh chóng hệ thống pháp luật sâu rộng và hiệu quả và đưa ra
những giải pháp kịp thời tại thời điểm này có vai trò then chốt, rất quan trọng và cấp
thiết cho Việt Nam.
Xuất phát từ bối cảnh và nhu cầu cấp thiết đó, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp
luật về khuyến khích đầu tư năng lượng xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái
tạo ở Việt Nam” với mong muốn đóng góp vào nghiên cứu, đánh giá, hoàn thiện và
cải cách hệ thống pháp luật Việt Nam, giúp nước ta thu hút hiệu quả hơn việc đầu tư
vào lĩnh vực này, góp phần thực hiện được các mục tiêu kinh tế - xã hội – môi
trường, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và tăng trưởng bền vững.
2. Tình hình nghiên cứu về lĩnh vực có liên quan đến đề tài
Các đề tài nghiên cứu về NLX, NLS, NLTT ở Việt Nam nói chung và các cơ
chế, khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và phát triển trong lĩnh vực này đã thu hút

được nhiều nhà nghiên cứu. Trong những công trình này, chúng ta có thể nêu ra một
số công trình sau đây:
Thứ nhất, luận văn thạc sĩ luật học của Phan Duy An – Khoa Luật – Đại học
Quốc gia Hà Nội năm 2010: “Pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát
triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay”: Luận văn này đã có những phân tích
các vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về các cơ chế khuyến khích, hỗ trợ phát
triển NLTT ở Việt Nam tại thời điểm năm 2010, đánh giá thực trạng pháp luật tại
thời điểm đó về các cơ chế khuyến khích hỗ trợ phát triển NLTT ở Việt Nam. Trên
cơ sở đó, tác giả này đã đề xuất ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về

2


các cơ chế khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT ở Việt Nam. Một số đề xuất của
tác giả này đã được cụ thể hóa một phần trong thực tiễn xây dựng pháp luật, như
giải pháp kiện toàn Quỹ bảo vệ môi trường, hỗ trợ đầu tư, xây dựng quy hoạch phát
triển NLTT, miễn, giảm thuế, phí khác theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, từ năm
2011 cho đến nay, hầu hết các văn bản pháp luật về cơ chế khuyến khích trong lĩnh
vực NLTT cũng như các luật lớn có liên quan về đầu tư, doanh nghiệp, điện lực,
xây dựng, bảo vệ môi trường, … đã được ban hành mới, sửa đổi, thay thế, bổ sung,
cùng với rất nhiều thay đổi trong thực tiễn áp dụng và môi trường đầu tư, thị trường
năng lượng của Việt Nam trong lĩnh vực này. Một số phân tích và trình bày về quy
định tại thời điểm đó đã không còn tương thích và cập nhật theo quy định pháp luật,
thực trạng thực thi pháp luật, môi trường đầu tư, thị trường năng lượng, điện của
Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, Nguyễn Thị Tuyền (2013), Pháp luật về phát triển năng lượng xanh
ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội: Tác giả
Nguyễn Thị Tuyền đã phân tích các cơ chế, ưu đãi, khuyến khích nhằm phát triển
từng loại NLX khác nhau. Những quy định pháp luật về ưu đãi phát triển từng loại
NLX khác nhau là cơ sở để lý giải cho những phân tích tổng thể về cơ chế khuyến

khích. Việc khuyến khích sử dụng NLX không chỉ là việc sử dụng nhiều hơn các
nguồn NLX mà còn thể hiện ở việc cải tiến các phương thức sử dụng năng lượng
hóa thạch sao cho “xanh hơn” và ít chất thải hơn (như công nghệ than sạch). Đánh
giá này gợi mở thêm cho tác giả về các quan điểm, cách hiểu khác nhau về khái
niệm NLX, khái niệm NLS, khái niệm NLTT ở Việt Nam.
Thứ ba, Nguyễn Thị Bình (2019), “Pháp luật phát triển năng lượng sạch tại
Việt Nam”, Luận án tiến sĩ luật học, Hà Nội: Tác giả Nguyễn Thị Bình đã có những
đánh giá, bình luận chi tiết về những vấn đề lý luận về năng lượng sạch, đánh giá
thực trạng các quy định pháp luật hiện nay về năng lượng sạch, tìm hiểu kinh
nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong việc xây dựng pháp luật về năng
lượng sạch và phân tích các định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
thực thi trong thực tiễn. Về khái niệm năng lượng sạch, tác giả Nguyễn Thị Bình đã

3


đưa ra định nghĩa “năng lượng sạch là nguồn năng lượng tái tạo được và việc sản
xuất, sử dụng chúng thân thiện mới môi trường, tiết kiệm chi phí”. Theo đó, tác giả
Nguyễn Thị Bình có quan điểm rằng năng lượng sạch phải là năng lượng tái tạo.
Theo đó, những đánh giá, phân tích của tác giả Nguyễn Thị Bình về năng lượng
sạch cũng áp dụng tương tự như những đánh giá, phân tích về năng lượng tái tạo nói
chung, bao gồm năng lượng từ gió, mặt trời, nước, địa nhiệt, sóng biển, nhiên liệu
sinh học, sinh khối. Đánh giá này gợi mở thêm cho tác giả về các quan điểm, cách
hiểu khác nhau về khái niệm NLX, khái niệm NLS, khái niệm NLTT ở Việt Nam,
cũng như những vấn đề lý luận pháp luật và thực tiễn áp dụng có liên quan trong
lĩnh vực này. Tác giả Nguyễn Thị Bình đã có những cập nhật quy định pháp luật về
các cơ chế, ưu đãi, hỗ trợ NLS, bao gồm: ưu đãi vay vốn, ưu đãi về thuế, ưu đãi về
hạ tầng đất đai, và vai trò của khoa học công nghệ trong xây dựng các cơ chế ưu
đãi, khuyến khích trong lĩnh vực này. Tác giả Nguyễn Thị Bình cũng gợi mở về
hướng xây dựng một văn bản luật chuyên biệt về phát triển năng lượng sạch để

pháp điển hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực NLS tại Việt
Nam. Điều này cũng giúp tác giả gợi mở thêm về những hạn chế của những quy
định pháp luật và từ đó, có sự đánh giá mang tính tổng thể và dài hạn hơn về định
hướng hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, tác giả Nguyễn Thị Bình
chưa có những đánh giá cụ thể về cơ chế phân bổ rủi ro theo hợp đồng, đặc biệt là
hợp đồng mua bán điện (HĐMBĐ) mẫu đối với các dự án nguồn NLS, vì hiện nay
các HĐMBĐ mẫu được ban hành dưới hình thức là một phần của các Thông tư của
Bộ Công thương, mang tính áp dụng bắt buộc áp dụng chung cho các dự án NLS,
nên các điều khoản cụ thể của hợp đồng chứa đựng nhiều vấn đề cơ chế khuyến
khích, ưu đãi quan trọng, ảnh hưởng đến cơ chế chia sẻ và quản lý rủi ro, tính khả
thi của các dự án, môi trường đầu tư của Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, tác giả
Nguyễn Thị Bình xem pháp luật phát triển năng lượng sạch như là một bộ phận của
pháp luật bảo vệ môi trường, nên trong các đánh giá, phân tích về năng lượng sạch,
có nhiều nội dung đánh giá chi tiết về pháp luật liên quan đến khía cạnh môi trường
của lĩnh vực này.

4


Điều này gợi mở cho tác giả mở rộng thêm phạm vi nghiên cứu và đi sâu cả
vào phân tích các quy định pháp luật điều chỉnh dưới góc độ của pháp luật về đầu
tư, kinh tế và pháp luật về năng lượng, những khía cạnh đầu tư, kinh tế, thương mại
của lĩnh vực này, bao gồm phân tích cơ chế chia sẻ rủi ro theo HĐMBĐ, những
đánh giá về thị trường điện, cung cầu và vấn đề an ninh năng lượng, cơ chế giá điện,
và đưa vào phân tích những vấn đề mới, bao gồm cơ chế đấu thầu cạnh tranh,
HĐMBĐ trực tiếp, hệ thống lưu trữ điện theo xu hướng công nghệ thế giới.
Ngoài ra, còn nhiều nhà nghiên cứu khoa học khác có những nghiên cứu
khác về chủ đề năng lượng xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo ở nhiều góc
độ khác nhau của Việt Nam, hay những nghiên cứu về một nguồn năng lượng cụ thể
(ví dụ: Nguyễn Thị Thúy Hà (2017), “Thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời

tại Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ chính sách công, Hà Nội).
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
3.1.1. Mục đích tổng quát
Mục tiêu tổng quát của việc nghiên cứu đề tài này là để nhằm đưa ra các giải
pháp và đóng góp có hiệu quả vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam
về khuyến khích đầu tư NLX, NLS, NLTT, đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề
hiện tại về đầu tư vào ngành năng lượng của Việt nam, góp phần đẩy nhanh sự phát
triển NLX, NLS, NLTT tại Việt Nam, phù hợp với xu hướng và yêu cầu phát triển
của thế giới và khu vực.
3.1.2. Mục đích cụ thể
Mục tiêu cụ thể của việc nghiên cứu đề tài này là nhằm để:
Một là, đưa ra giải pháp sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh hoàn thiện các văn bản
pháp luật về khuyến khích đầu tư NLX, NLS, NLTT (bao gồm: các quyết định của
Thủ tướng Chính phủ, các thông tư của Bộ Công thương liên quan đến điện gió,
điện sinh khối, điện sử dụng chất thải rắn, điện mặt trời);
Hai là, tạo tiền đề xây dựng các văn bản pháp luật về khuyến khích đầu tư
các nguồn NLX, NLS, NLTT khác (bao gồm: điện địa nhiệt, điện thủy triều); và

5


Ba là, đánh giá tính khả thi để ban hành một văn bản pháp luật mang giá trị
pháp lý cao hơn và tính toàn diện hơn về khuyến khích đầu tư NLX, NLS, NLTT và
đề xuất những nội dung, cơ chế khuyến khích cơ bản cần có (ví dụ: Luật Năng
lượng tái tạo).
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, về thực trạng pháp luật Việt Nam về khuyến khích đầu tư NLX,
NLS, NLTT, cần phải làm rõ những vấn đề, vướng mắc, bất cập thực tế từ các văn
bản pháp luật, những hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư vào NLX, NLS,

NLTT ở Việt Nam hiện nay.
Hai là, tại sao khung pháp luật hiện tại đã có những thu hút đáng kể sự quan
tâm của nhiều thành phần kinh tế, đạt được những thành tựu và những bước phát
triển nhất định, song lại phát sinh những vấn đề bất cập, khó khăn mới, mức độ phát
triển chưa thực sự có hiệu quả cao nhất, đồng đều, tính ổn định, bền vững, cân bằng
giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội – môi trường, chưa đủ để tạo ta một thị trường
NLX, NLS, NLTT của Việt Nam thực sự phát triển hiệu quả, minh bạch, mà quan
trọng nhất là bền vững, lâu dài.
Ba là, liên hệ và so sánh hệ thống pháp luật Việt Nam với hệ thống pháp luật
của một số nước trên thế giới và trong khu vực về khuyến khích đầu tư NLX, NLS,
NLTT; từ đó rút ra những kinh nghiệm, thực tiễn tốt của các nước trên thế giới và
các nước trong khu vực để áp dụng phù hợp với điều kiện và thực trạng của Việt
Nam và đón đầu chuẩn bị và phát triển tương thích với xu thế phát triển NLX, NLS,
NLTT trên thế giới, phù hợp với bối cảnh và thực trạng ngành năng lượng của Việt
Nam, cùng với các mục tiêu kinh tế - xã hội – môi trường đã đặt ra.
Bốn là, những giải pháp nào cần có để sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh và hoàn
thiện khung pháp lý hiện tại của Việt Nam về khuyến khích đầu tư NLX, NLS,
NLTT để điều chỉnh phù hợp và có tính dự báo tốt hơn cho việc áp dụng trong
những năm tới, trong ngắn hạn và trong dài hạn.
Năm là, những sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh, thay thế cần phải có đối với
khung pháp lý về hợp đồng và giao dịch, trong đó có các HĐMBĐ mẫu đối với các

6


dự án điện sử dụng nguồn NLX, NLS, NLTT (điện gió, điện mặt trời, điện sinh
khối, điện sử dụng chất thải rắn, …). HĐMBĐ là một hợp đồng quan trọng bậc nhất
đối với các nhà đầu tư NLX, NLS, NLTT, vì tiền điện thanh toán từ bên mua điện
(EVN và các đơn vị trực thuộc) thường là nguồn thu duy nhất của các dự án điện
trong vòng đời dự án với thời hạn dài để bù đắp chi phí đầu tư, phát triển dự án, trả

nợ gốc, lãi vay và thu về một khoản lợi nhuận từ việc đầu tư).
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận về quy định pháp luật liên quan đến
khuyến khích đầu tư NLX, NLS, NLTT của Việt Nam và có cân nhắc đến thực tiễn
tốt và kinh nghiệm của một số nước khác, và phân tích, đánh giá những khó khăn,
bất cập khi áp dụng các quy định pháp luật đó vào thực tiễn thị trường năng lượng
Việt Nam, và để từ đó đưa ra các giải pháp, phương án lựa chọn, thuận lợi và khó
khăn khi thực hiện các giải pháp, phương án đó để áp dụng phù hợp với điều kiện,
bối cảnh và lộ trình phát triển của Việt Nam hiện nay.
Hiện nay, NLX, NLS, NLTT được hiểu phổ biến là các nguồn năng lượng
không phải các nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch, mà là các nguồn năng
lượng thân thiện với môi trường, ít hoặc không gây ảnh hưởng đến việc phát thải khí
nhà kính, góp phần vào thực hiện các mục tiêu tăng tưởng xanh, phát triển bền vững,
ứng phó với biến đổi khí hậu. Các nguồn năng lượng này bao gồm năng lượng từ sức
gió, mặt trời, địa nhiệt, sinh khối, khí sinh học, thủy triều, chất thải rắn.
Trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay và trong phạm vi của đề tài nghiên
cứu này, khi đề cập đến NLX, NLS, NLTT, tác giả tập trung hơn vào các nguồn
năng lượng từ gió, mặt trời, sinh khối, là những nguồn NLX, NLS, NLTT mà Việt
Nam có nhiều tiềm năng trong bối cảnh hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay. Hiện
nay, các văn bản pháp luật Việt Nam chủ yếu sử dụng khái niệm “năng lượng tái
tạo” khi đề cập đến các nguồn năng lượng này, cụ thể là dưới góc độ về pháp luật
đầu tư, thương mại và năng lượng.
Cụ thể, nghiên cứu được tiến hành trên các đối tượng chính sau đây:

7


Một là, các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực NLX, NLS, NLTT ở
Việt Nam, bao gồm: pháp luật về năng lượng, điện lực, cơ chế khuyến khích phát triển

các dự án điện sử dụng NLX, NLS, NLTT (như điện gió, điện sinh khối, điện mặt trời,
điện sử dụng chất thải rắn, …), pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp, đất đai, xây dựng,
bảo vệ môi trường, tài nguyên, tài chính – ngân hàng, giải quyết tranh chấp; và
Hai là, hệ thống pháp luật liên quan đến NLX, NLS, NLTT của một số nước
trong khu vực và trên thế giới (ví dụ: Hoa Kỳ, Đức, Úc, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này được thực hiện trong thời gian từ 01 tháng 01
năm 2019 đến 15 tháng 09 năm 2019. Phạm vi nghiên cứu là trong toàn lãnh thổ
Việt Nam.
Khuyến khích đầu tư NLX, NLS, NLTT được điều chỉnh bởi nhiều ngành
luật khác nhau, trong đó có pháp luật về đầu tư, năng lượng, điện lực, quy hoạch,
xây dựng, bảo vệ môi trường, đất đai, thuế.
Về lĩnh vực NLX, NLS, NLTT, có nhiều cách tiếp cận khác nhau về nội dung
pháp luật, trong đó có hai nhóm chính sau: Một là, tiếp cận dưới góc độ là một bộ phận
của pháp luật về bảo vệ môi trường; và Hai là, tiếp cận dưới góc độ là một bộ phận của
pháp luật về đầu tư. Với đề tài “Pháp luật về khuyến khích đầu tư năng lượng xanh,
năng lượng sạch, năng lượng tái tạo”, Luận văn được thực hiện theo cách tiếp cận thứ
hai, tức là theo cách tiếp cận như là một bộ phận của pháp luật về đầu tư. Theo đó, các
nội dung cơ bản của pháp luật khuyến khích đầu tư NLX, NLS, NLTT bao gồm: Thứ
nhất, pháp luật về các cơ chế khuyến khích đầu tư NLX, NLS, NLTT; Thứ hai, pháp
luật về quy hoạch và đầu tư xây dựng các dự án NLX, NLS, NLTT.
Tuy nhiên, trong luận văn thạc sỹ luật học này, tác giả không đi sâu vào phân
tích, đánh giá các khía cạnh sau đây, mặc dù tác giả có cân nhắc và tìm hiểu trong
quá trình nghiên cứu:
Thứ nhất, các khía cạnh kinh tế - thương mại, môi trường và kỹ thuật của thị
trường năng lượng của Việt Nam, và thay vào đó, tác giả chỉ đi sâu vào phân tích
các khía cạnh pháp luật. Các nội dung mà tác giả có đề cập có liên quan đến mặt kỹ

8



thuật và thương mại cơ bản chỉ cho mục đích thông tin, tham khảo để đánh giá các
khía cạnh của pháp luật.
Thứ hai, tác giả không đi sâu vào so sánh vai trò, vị trí và đánh giá tác động
giữa NLX, NLS, NLTT và các năng lượng truyền thống khác từ nhiên, nguyên liệu
hóa thạch (như nhiệt điện than, nhiệt điện khí, dầu, …) hay giải pháp tổng thể để
đảm bảo an ninh năng lượng tổng thể của Việt Nam. Do vậy, tác giả không đánh giá
về vấn đề tỷ trọng giữa các nguồn năng lượng này trong cơ cấu năng lượng Việt
Nam, hay những giải pháp khác nhau để đảm bảo an ninh năng lượng của Việt Nam
hay so sánh vai trò giữa nhiệt điện than và NLX, NLS, NLTT hay những nội dung
tương tự. Thay vào đó, với chủ trương chính sách của Nhà nước là khuyến khích
phát triển NLX, NLS, NLTT, tác giả chỉ tập trung vào phân tích thực trạng và giải
pháp về mặt pháp luật về khuyến khích đầu tư để thực hiện mục tiêu này có hiệu
quả hơn; hay nói cách khác, là làm thế nào để hoàn thiện hệ thống pháp luật về
khuyến khích đầu tư NLX, NLS, NLTT.
Thứ ba, khi thực hiện đề tài này, tác giả không giải quyết những vấn đề xung
đột về lợi ích hay quan điểm trái chiều giữa khu vực tư nhân và khu vực công, giữa
nhà đầu tư và ngân hàng trong nước hay nước ngoài, doanh nghiệp Nhà nước và
doanh nghiệp ngoài quốc doanh hay các bên khác có liên quan hay những ưu tiên
khác nhau đối với NLX, NLS, NLTT, mà tập trung đánh giá độc lập về mặt pháp
luật để góp phần giúp hệ thống pháp luật có thể được hoàn thiện hơn và góp phần
đạt được các mục tiêu phát triển thị trường NLX, NLS, NLTT phát triển thuận lợi
và hiệu quả.
5. Nội dung, địa điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu là về các quy định pháp luật của Việt Nam về khuyến
khích đầu tư NLX, NLS, NLTT ở Việt Nam, bao gồm: các quy định pháp luật về
các cơ chế khuyến khích đầu tư NLX, NLS, NLTT và các quy định pháp luật về
quy hoạch và đầu tư xây dựng các dự án NLX, NLS, NLTT tại Việt Nam.


9


5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu nói trên để xây dựng luận văn,
tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính sau đây:
Một là, phương pháp duy vật biện chứng của Triết học Mác – Lê Nin đối với
những vấn đề lý luận chung về nhà nước và pháp luật tại Chương 1 của Luận văn.
Hai là, phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống, thống kê, đối chiếu,
đánh giá, so sánh, phản biện từ cụ thể (từng cơ chế khuyến khích, từng nguồn
năng lượng) cho đến tổng quát (tổng hợp các cơ chế khuyến khích chung) và
ngược lại từ tổng quát đến cụ thể, làm rõ và đánh giá các quy định pháp luật của
Việt Nam và thực trạng pháp luật về khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực NLX,
NLS, NLTT tại Chương 2.
Ba là, phương pháp so sánh giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế và
nước ngoài về lĩnh vực này, để tìm ra những mặt tích cực, thực tiễn tốt, kinh nghiệm
gợi mở cho Việt Nam được trình bày tại Mục về Kinh nghiệm quốc tế về đầu tư
NLX, NLS, NLTT và bài học kinh nghiệm gợi mở cho Việt Nam tại Chương 1, cũng
như đánh giá mặt hạn chế của quy định pháp luật của Việt Nam tại Chương 2.
Bốn là, phương pháp tổng hợp, thống kê, chọn lọc các số liệu thực tế về thị
trường, thực trạng pháp luật về lĩnh vực này ở Việt Nam tại Chương 1 và Chương 2.
Năm là, phương pháp phân tích, bình luận, so sánh, suy luận logic để đưa ra
các giải pháp, đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật tại Chương 3 dựa trên kết quả
phân tích thực trạng pháp luật tại Chương 2.
5.3. Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu chủ yếu là tại Hà Nội, Việt Nam cho phạm vi nghiên
cứu trên toàn lãnh thổ Việt Nam, mà tập trung chủ yếu ở các khu vực, tỉnh, thành
phố có tiềm năng phát triển NLX, NLS, NLTT.
6. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn có nhiều điểm mới và cập nhật hơn so với các đề tài khác, đề tài

nghiên cứu trước đó đã được hoàn thành, cụ thể:
Thứ nhất, luận văn này góp phần cập nhật, bổ sung những điểm mới để phán

10


ảnh thực trạng và những sự phát triển trong thời gian gần đây, đặc biệt là sau khi
Việt Nam đã có sự thu hút đáng kể từ khu vực tư nhân tham gia vào đầu tư NLX,
NLS, NLTT (đặc biệt là điện mặt trời và điện gió) và những chuyển biến mới sau
khi Việt Nam đã có khoảng ba (3) năm để thực hiện Quy hoạch điện VII điều chỉnh
và đang nghiên cứu, chuẩn bị lập Quy hoạch Điện VIII và thực hiện những năm đầu
của Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2050.
Thứ hai, luận văn này đánh giá và phân tích sâu hơn từ nhiều góc độ của các
chủ thể khác nhau tham gia vào thị trường NLX, NLS, NLTT của Việt Nam, bao
gồm không chỉ từ quan điểm của Chính phủ, Bộ Công thương, EVN và các doanh
nghiệp trong nước, mà còn từ quan điểm của các nhà đầu tư nước ngoài, các định
chế tài chính quốc tế, các bên cho vay quốc tế, nước ngoài (những tổ chức đã có
nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực NLX, NLS, NLTT trên thế giới và khu vực), cũng
như kinh nghiệm quốc tế và liên hệ thực tiễn với hệ thống pháp luật của các nước
trên thế giới và trong khu vực.
Thứ ba, luận văn này đưa ra những đánh giá, phân tích về khung pháp lý về
hợp đồng, giao dịch, đặc biệt là những vấn đề pháp lý cụ thể của một loại hợp đồng
quan trọng bậc nhất cho các dự án NLX, NLS, NLTT, đó là HĐMBĐ áp dụng cho
các dự án NLX, NLS, NLTT.
Thứ tư, luận văn này góp phần làm rõ các khái niệm năng lượng xanh, năng
lượng sạch, năng lượng tái tạo và mối tương quan giữa các khái niệm này.
Thứ năm, luận văn này đánh giá cả những mặt đạt được và mặt hạn chế của
pháp luật về khuyến khích đầu tư năng lượng xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái
tạo tại Việt Nam và thực tiễn áp dụng và thi hành.

Thứ sáu, luận văn đưa ra những đánh giá, phân tích về các định hướng
hoàn thiện pháp luật và các giải pháp cụ thể về khuyến khích đầu tư năng lượng
xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo tại Việt Nam và nâng cao hiệu quả
thực thi pháp luật.
Luận văn này có thể đóng góp cả về mặt khoa học cũng như thực tiễn tại

11


Việt Nam. Cụ thể, Chính phủ Việt Nam và các cơ quan Nhà nước có liên quan (ví
dụ: Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, …) có thể tham khảo và tiếp thu các
giải pháp và kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật được đưa ra. Ngoài ra, các nhà
đầu tư tư nhân, doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có thể tham khảo kết
quả nghiên cứu khi cân nhắc đầu tư phát triển các dự án điện sử dụng NLX, NLS,
NLTT (ví dụ: sử dụng năng lượng mặt trời từ các dự án điện mặt trời trên mái nhà).
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về năng lượng xanh, năng lượng sạch, năng
lượng tái tạo và pháp luật về khuyến khích đầu tư năng lượng xanh, năng lượng
sạch, năng lượng tái tạo.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về khuyến khích đầu tư năng lượng xanh,
năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và thực tiễn thi hành tại Việt Nam.

Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về khuyến khích đầu tư năng lượng
xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và giải pháp nâng cao hiệu quả
thực thi tại Việt Nam.

12



CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LƢỢNG XANH,
NĂNG LƢỢNG SẠCH, NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO VÀ PHÁP LUẬT
VỀ KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƢ NĂNG LƢỢNG XANH,
NĂNG LƢỢNG SẠCH, NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO
1.1. Những vấn đề lý luận về năng lƣợng xanh, năng lƣợng sạch và năng
lƣợng tái tạo
1.1.1. Khái niệm về năng lượng xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo
NLX, NLS, NLTT đều là các dạng năng lượng nên chúng đều có những đặc
điểm cơ bản như mọi loại năng lượng khác trong tự nhiên. Theo từ điển tiếng Việt:
“Năng lượng” là danh từ chỉ đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng sinh công của
một vật [53, tr.661]. Theo thuyết tương đối của Albert Einstein, “năng lượng” được
xác định là một thước đó khác của lượng vật chất được xác định theo công thức liên
quan khối lượng toàn phần E = mc2 (khối lượng nhân với một hằng số có đơn vị là
vận tốc bình phương). Đơn vị để đo năng lượng trong hệ đo lường quốc tế là kg(m/s).
Cho đến ngày nay, các nguồn năng lượng nêu trên vẫn đang được sử dụng
rộng rãi trong sinh hoạt và sản xuất, chủ yếu là sản xuất công nghiệp, đặc biệt là dầu
khí. Hiện nay, vị thế của nguồn năng lượng từ dầu khí vẫn đang đóng vai trò quan
trọng, mặc dù thế giới đang có khuynh hướng đa dạng hóa việc khai thác và sử
dụng nhiều nguồn năng lượng khác nhau. Trong những năm gần đây, việc sử dụng
các nguồn nguyên – nhiên – vật liệu hóa thạch tạo ra những quan ngại và nguy cơ
về viễn cảnh thiếu hụt nguồn năng lượng này trong tương lai, cũng như những quan
ngại về việc phát sinh những tác động tiêu cực của nguồn năng lượng này đến môi
trường và ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu.
Ở Việt Nam, có những quan điểm khác nhau về các khái niệm NLX,
NLS, NLTT và cách sử dụng các khái niệm này, song khái niệm “năng lượng
tái tạo” là khái niệm được sử dụng phổ biết nhất trong hệ thống văn bản pháp
luật của Việt Nam.


13


Cụ thể, hiện nay có rất nhiều định nghĩa về năng lượng tái tạo nằm trong các
văn bản pháp luật khác nhau của Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các định nghĩa được
đưa ra bằng việc liệt kê các nguồn năng lượng tái tạo. Chẳng hạn, theo Thông tư số
32/2014/TT-BCT của Bộ Công thương ngày 09/10/2014 quy định về trình tự xây
dựng, áp dụng Biểu giá chi phí tránh được và ban hành HĐMBĐ mẫu cho các nhà
máy thủy điện nhỏ, NLTT được định nghĩa như sau: “Năng lượng tái tạo là năng
lượng được sản xuất từ thủy điện nhỏ, gió, mặt trời, địa nhiệt, thủy triều, sinh khối,
đốt chất thải rắn trực tiếp, khí chôn lấp rác thải, khí của nhà máy xử lý rác thải và
khí sinh học” [4, Điều 2, khoản 12]. Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT của Bộ
Công Thương ngày 05 tháng 11 năm 2014 quy định quy trình điều độ hệ thống điện
quốc gia, “năng lượng tái tạo bao gồm: năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng
lượng thủy triều, năng lượng địa nhiệt, năng lượng sinh khối, năng lượng khí sinh
học” [5, Điều 79, khoản 2].
Theo Quyết định số 2068/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2050, một trong các quan điểm phát triển của Việt Nam là:
Chú trọng sử dụng các công nghệ đã được kiểm chứng trong lĩnh vực năng
lượng tái tạo, như thủy điện, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng
lượng sinh khối, khí sinh học để phát triển các nguồn năng lượng tái tạo
cung cấp có hiệu quả điện năng cho hệ thống điện quốc gia và nhiệt năng
cho nhu cầu nhiệt trong sản xuất và sinh hoạt [43 Điều 1, điểm 3, mục I].
Theo Quyết định số 2139/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 05 tháng
12 năm 2011 về việc phê duyệt chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, một trong
các chiến lược của Việt Nam là:
Đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai các công nghệ sản xuất năng lượng
từ các nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng mới, bao gồm năng lượng
gió, năng lượng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học, năng

lượng vũ trụ [40, Điều 1, điểm 5a) mục IV].
Nhìn chung, NLTT được hiểu là những nguồn năng lượng mà nếu đo bằng

14


các chuẩn mực của con người là vô hạn. Khái niệm vô hạn ở đây nên được hiểu theo
hai nghĩa. Một là, năng lượng có thể nhiều đến mức không thể cạn kiệt trước sự sử
dụng của con người (ví dụ: năng lượng mặt trời). Hai là, năng lượng có thể tự tái tạo
được trong một khoảng thời gian ngắn và liên tục (ví dụ: năng lượng sinh khối).
Về khái niệm “năng lượng sạch” và “năng lượng xanh” thì còn có các quan
điểm khác nhau và việc sử dụng các khái niệm này chưa được thống nhất và hoàn
toàn rõ ràng trong các văn bản pháp luật.
Hiện tại, ở nước ta, nhìn chung, còn có hai luồng quan điểm chính khác nhau
về khái niệm năng lượng sạch:
Nhóm quan điểm thứ nhất cho rằng năng lượng sạch là những nguồn năng
lượng mà việc sử dụng, sản xuất chúng thân thiện với môi trường. Những người
theo quan điểm này không xem tiêu chí “có thể tái tạo được” là bắt buộc đối với
năng lượng sạch. Điều đó có nghĩa rằng, năng lượng sạch có thể có nguồn gốc từ
nguyên, nhiên, vật liệu hóa thạch. Những người theo quan điểm này đề cao giải
pháp khoa học – công nghệ trong việc sản xuất, sử dụng năng lượng hóa thạch đảm
bảo ít hoặc không gây ô nhiễm môi trường cũng có thể được xem là năng lượng
sạch (ví dụ: than sạch, năng lượng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG)).
Nhóm quan điểm thứ hai cho rằng năng lượng sạch là những nguồn năng
lượng không phải năng lượng hóa thạch, có thể tái tạo được và việc sử dụng chúng
thân thiện với môi trường hơn so với năng lượng hóa thạch. Những người theo
quan điểm này dường như đồng nhất khái niệm năng lượng sạch với khái niệm
năng lượng tái tạo. Thật vậy, trước đây, khoản 1 Điều 33 Luật bảo vệ môi trường
năm 2005 đã đưa ra khái niệm năng lượng sạch, năng lượng tái tạo như sau:
“Năng lượng sạch, năng lượng tái tạo là năng lượng được khai thác từ gió, mặt

trời, địa nhiệt, nước, sinh khối và các nguồn tái tạo khác”. Theo cách định nghĩa
đó, Luật bảo vệ môi trường 2005 trước đây đồng nhất (hay không tách rời) hai
khái niệm năng lượng sạch và khái niệm năng lượng tái tạo. Đến nay, Luật Bảo vệ
môi trường 2014 đã khắc phục vấn đề này bằng việc đưa ra khái niệm: “Năng
lượng tái tạo là năng lượng được khai thác từ nước, gió, ánh sáng mặt trời, địa

15


nhiệt, sóng biển, nhiên liệu sinh học và các nguồn tài nguyên năng lượng có khả
năng tái tạo khác” [32, Điều 43, khoản 1].
Hiện nay, trong các văn bản quy phạm pháp luật của nước ta chưa đưa ra
khái niệm năng lượng sạch mà mang tính khái quát hóa hay xác nhận quan điểm
chính thức của Chính phủ về vấn đề này. Trên thực tế, năng lượng sạch thường
được hiểu rộng rãi và đơn giản nhất là các nguồn năng lượng ít hoặc không gây ảnh
hưởng đến môi trường. Trên thực tế, khái niệm năng lượng sạch thường được sử
dụng cho mục đích cụ thể nhất định, như để phân biệt với các nguồn năng lượng
hóa thạch gây ảnh hưởng xấu hay đáng kể đến môi trường (như năng lượng từ than
đá) hay khi đánh giá tác động của năng lượng đến môi trường.
Khái niệm “năng lượng xanh” cũng được đề cập trong các công trình nghiên
cứu khoa học hay một số văn bản pháp luật nhất định, nhưng khái niệm “năng
lượng xanh” vẫn chưa được định nghĩa rõ ràng, thống nhất và mang tính khái quát
trong các văn bản pháp luật hiện nay. Năng lượng xanh thường được hiểu là các
nguồn năng lượng mà việc sản xuất, sử dụng chúng thân thiện với môi trường, và
cách hiểu này có phần tương tự như khái niệm “năng lượng sạch” đã thảo luận trên
đây. Hiện nay, vẫn còn có những quan điểm khác nhau về việc liệu năng lượng
xanh chỉ bao gồm các nguồn năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường thôi hay
còn bao gồm cả các nguồn năng lượng hóa thạch với công nghệ sản xuất thân thiện
với môi trường (ví dụ: công nghệ sản xuất than sạch, công nghệ sản xuất điện, năng
lượng từ khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), …).

Do vậy, khái niệm năng lượng sạch và năng lượng xanh hẹp hơn hay rộng
hơn khái niệm năng lượng tái tạo vẫn còn chưa hoàn toàn rõ ràng trong các văn bản
quy phạm pháp luật vì điều này còn phụ thuộc vào sự cải tiến và phát triển về công
nghệ. Các khái niệm “năng lượng sạch” và “năng lượng xanh” được hiểu là các
nguồn năng lượng thân thiện với môi trường được sử dụng chủ yếu trong pháp luật
về bảo vệ môi trường.
Mặc dù vậy, từ phân tích nêu trên, tác giả cho rằng khái niệm “năng lượng
tái tạo” là khái niệm có nội hàm, đặc điểm, tính chất rõ ràng hơn cả và dễ sử dụng

16


nhất cho mục đích xây dựng và hoàn thiện pháp luật về khuyến khích đầu tư trong
lĩnh vực này. Như đã đề cập trên đây, Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của
Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các văn bản pháp luật cũng chủ
yếu sử dụng khái niệm năng lượng tái tạo cho mục đích lập pháp. Khái niệm “năng
lượng tái tạo” là khái niệm rõ ràng để phân biệt với các nguồn năng lượng từ
nguyên – nhiên – vật liệu hóa thạch cho mục đích xây dựng hệ thống pháp luật liên
quan. Khái niệm “năng lượng tái tạo” được sử dụng trong pháp luật về đầu tư, pháp
luật về năng lượng.
1.1.2. Các nguồn năng lượng sạch, năng lượng xanh và năng lượng tái tạo
Những nguồn NLX, NLS, NLTT chủ yếu hiện nay bao gồm: năng lượng từ
sức gió, mặt trời, sinh khối, thủy triều, sức nước, sóng biển, địa nhiệt. Hầu hết các
nguồn năng lượng này nhìn chung là các nguồn có thể tái tạo được và thân thiện với
môi trường hơn so với các nguồn năng lượng từ nguyên – nhiên – vật liệu hóa thạch
(than đá, dầu mỏ).
1.1.2.1. Năng lượng mặt trời
Năng lượng mặt trời là dạng năng lượng của dòng bức xạ xuất phát từ Mặt
trời đến Trái đất. Theo tính toán của nhiều công trình nghiên cứu khoa học, khoảng
5 tỷ năm nữa, phản ứng hạt nhân trên Mặt trời hết nhiên liệu thì Trái đất sẽ không

nhận được dòng bức xạ này nữa. Với khoảng thời gian đó, ở thời điểm hiện tại,
năng lượng mặt trời được coi là vô tận cho việc khai khác và sử dụng của con người
trên Trái đất. Nhờ hiệu ứng quang điện, năng lượng từ các photon của mặt trời được
chuyển hóa thành điện năng, như trong tấm pin quang điện mặt trời. Năng lượng
của các photon mặt trời cũng có thể được chuyển thành nhiệt năng, được ứng dụng
cho bình đun nước từ năng lượng mặt trời hoặc làm sôi nước trong các máy nhiệt
điện của tháp mặt trời hoặc vận động của hệ thống nhiệt như máy điều hòa mặt trời.
Năng lượng mặt trời được coi là vô tận và không sản sinh ra chất thải gây ô
nhiễm môi trường. Từ rất lâu, năng lượng mặt trời được ứng dụng cho đời sống
dưới dạng nung nóng. Tuy nhiên, việc sử dụng đó mang tính chất đơn giản. Hiện
nay, nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Đức, Trung Quốc, các nước

17


Tây Âu, … đã sử dụng năng lượng mặt trời như một giải pháp thay thế một phần
các nguồn năng lượng từ nguyên – nhiên – vật liệu hóa thạch.
1.1.2.2. Năng lượng gió
Gió được tạo ra từ sự chuyển động của không khí dưới sự chênh lệch áp suất
khí quyển. Từ thời cổ đại, con người đã biết sử dụng năng lượng gió bằng cách lắp
đặt và xây dựng các cối xay gió để xay xát mía hay lúa mạch. Sau này, con người đã
biết sử dụng sức gió để quay các tuabin phát điện. Năng lượng gió cũng được coi là
vô tận và không có chất thải.
1.1.2.3. Năng lượng sinh khối
Sinh khối là thuật ngữ có nội hàm rộng bao gồm những vật chất có nguồn gốc
sinh học hoặc chứa một số thành phần hóa học đặc biệt có thể sử dụng như một số
nguồn năng lượng. Sinh khối bao gồm các loại thực vật, bã thải trong công nghiệp,
lâm nghiệp, giấy vụn, meetan từ các bãi chôn lấp rác thải, phân trong chăn nuôi.
Năng lượng sinh khối sử dụng để sản xuất điện bao gồm: phụ phẩm, phế thải
trong sản xuất nông nghiệp, chế biến nông lâm sản và các loại cây trồng khác có

thể sử dụng làm nhiên liệu cho sản xuất điện. Dự án điện sinh khối là dự án nhà
máy phát điện chủ yếu sử dụng năng lượng sinh khối để sản xuất điện.
1.1.2.4. Năng lượng thủy triều
Năng lượng thủy triều là năng lượng được tạo ra từ dòng thủy triều lên
xuống. Dòng năng lượng này có thể giúp quay cánh quạt chạy máy phát điện. Đây
cũng được coi là một dạng năng lượng vô tận. Với khoa học công nghệ hiện nay,
thủy triều được dự báo tương đối chính xác. Tuy nhiên, để sản xuất điện từ năng
lượng thủy triều cần một diện tích tự nhiên rộng và lượng đầu tư lớn cho thiết bị,
xây dựng. Mô hình này cũng chỉ hoạt động được trong khoảng thời gian thủy triều
lên xuống. Thực tế, có thể có rất hạn chế những nơi trên thế giới có đủ mọi điều
kiện để phát triển nguồn năng lượng này.
1.1.2.5. Năng lượng từ sức nước (thủy điện nhỏ)
Việc sử dụng năng lượng từ sức nước đã diễn ra từ thời cổ đại như nước
dùng trong các hạng mục thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, đồng hồ nước,

18


×