Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

CHÍNH TRỊ học PHÁT TRIỂN chủ nghĩa mác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.88 KB, 28 trang )

TIỂU LUẬN MÔN HỌC
MÔN: CHÍNH TRỊ HỌC PHÁT TRIỂN

1


MỞ ĐẦU
Nói chung thế kỷ XIX và thế kỷ XX là thời đại chuyển hướng lịch sử,
không riêng gì đối với Việt Nam mà dường như cũng là tình hình chung của
nhiều nước phương Đông.
Đương nhiên tình hình ở nước ta có những đặc điểm riêng và sự chuyển
hướng đời sống văn hóa dựa trên nền tảng sự chuyển hướng của các hệ tư tưởng
xã hội. Quá trình chuyển hướng này diễn ra phức tạp, thông qua nhiều sự kiện
lịch sử phong phú, đa dạng, đôi khi gây nên những bi kịch lịch sử kéo dài đối
với cả một dân tộc.

2


Nội dung
I. Chủ nghĩa Marx
Là hệ thống học thuyết về triết học, lịch sử và kinh tế chính trị dựa trên
các tác phẩm của Karl Marx(1818–1883) và Friedrich Engels (1820–1895). Từ
khi tập ba của tác phẩm "Tư Bản" (Das Kapital) được xuất bản năm 1895,
những người Marxist đã cố gắng tích hợp các ý tưởng trong đó vào trong một
phương án chuẩn xác chung phục vụ cho việc xây dựng một trật tự xã hội xã hội
chủ nghĩa và/hay cộng sản chủ nghĩa.
Từ thời gian đó đã phát triển nhiều khuynh hướng chịu ảnh hưởng chủ
nghĩa Marx khác nhau mà mỗi một khuynh hướng đều đòi hỏi chính mình là kế
thừa của "các nhà kinh điển" và phân rõ ranh giới lẫn nhau, trong đó có:



Phong trào Dân chủ Xã hội mà Chủ nghĩa Marxist Áo

(Austromarxism) là một hình thức đặc biệt. Hiện nay một số đảng dân chủ xã hội
hay nhóm cánh tả trong phong trào này các nước ở phương Tây đều công nhận
các mô hình xã hội tiến bộ trong học thuyết Marx, nhưng chủ trương xây dựng
xã hội mới bằng biện pháp đấu tranh hòa bình qua thời gian dài để thúc đẩy tiến
hóa xã hội. Tiêu biểu cho khuynh hướng này là một số trong số các đảng Dân
chủ xã hội ở châu Âu và một số nước khác.


Chủ nghĩa Lenin (Chủ nghĩa Marx-Lenin) và các khuynh hướng

dựa trên chủ nghĩa Lenin như chủ nghĩa Stalin, chủ nghĩa Trotsky, chủ nghĩa
Mao, chủ trương xây dựng xã hội mới bằng biện pháp Cách mạng, thành lập nhà
nước mới. Tiêu biểu cho khuynh hướng này là các đảng Cộng sản tại các nước
trên thế giới. Các đảng Cộng sản thường có quan hệ đồng minh với các
đảng Dân chủ xã hội ở trên (do cùng chia sẻ học thuyết Marx), tạo nên lực lượng
chính trị được gọi chung là cánh tả.


Chủ nghĩa cộng sản Tây Âu



Chủ nghĩa Tân Marxist (Neomarxism) hay Chủ nghĩa Hậu

Marxist (Postmarxism) dưới nhiều hình thức khác nhau như Trường phái
Frankfurt (Frankfurt School).
3



4


Vai trò của khuynh hướng tư tưởng đối với sự phát triển xã hội
Chủ nghĩa Mác là ngọn đèn pha soi sáng con đường cách mạng cho giai
cấp vô sản và nhân dân lao động toàn thế giới. Thiên tài của Mác là đã giải đáp
các vấn đề mà loài người tiên tiến nêu lên nhưng chưa giải đáp được. Sự ra đời
của chủ nghĩa Mác chấm dứt thời kỳ mò mẫm như trong đêm tối của hàng triệu
nhân dân lao động sống dưới ách áp bức và bóc lột, tìm đường giải phóng cho
mình.
Lênin khẳng định: “Học thuyết của Mác là học thuyết vạn năng vì nó
chính xác, nó hoàn bị và chặt chẽ; nó cung cấp cho người ta một thế giới quan
hoàn chỉnh, không thỏa hiệp với bất cứ một sự mê tín nào, một thế lực phản
động nào, một hành vi nào bảo vệ sự áp bức của giai cấp tư sản”.
Mác và Ăng-ghen thường nói học thuyết của hai ông không phải là giáo
điều mà là kim chỉ nam cho hành động. Lênin, người kế thừa sự nghiệp của Mác
và Ăng-ghen, dựa trên các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác, đã phát triển
chủ nghĩa Mác trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, thời đại cách mạng vô sản, và
do đó gọi là chủ nghĩa Mác-Lênin. Chủ nghĩa Mác-Lênin là đỉnh cao của trí tuệ
loài người bởi tính khoa học và tính cách mạng triệt để của nó.
Chủ nghĩa Mác-Lênin là khoa học về những quy luật phát triển của tự
nhiên và xã hội, về cách mạng của quần chúng bị áp bức và bị bóc lột, về thắng
lợi của chủ nghĩa xã hội trong tất cả các nước, về việc xây dựng xã hội cộng sản
chủ nghĩa.
Môi trường lịch sử, văn hóa và xã hội của Việt Nam cuối thế kỷ XIX và
trong nhũng thập kỷ đầu của thế kỷ XX là một môi trường đặc biệt, nóng bỏng
những đổi mới về mọi mặt, báo hiệu một thời kỳ đang chuyển hướng mạnh mẽ.
Có thể khẳng định đây là thời kỳ bản lề của lịch sử văn hóa dân tộc sau bao

nhiêu thế kỷ êm ả, tĩnh tại.
Nói chung thế kỷ XIX và thế kỷ XX là thời đại chuyển hướng lịch sử,
không riêng gì đối với Việt Nam mà dường như cũng là tình hình chung của
nhiều nước phương Đông.
5


Đương nhiên tình hình ở nước ta có những đặc điểm riêng và sự chuyển
hướng đời sống văn hóa dựa trên nền tảng sự chuyển hướng của các hệ tư tưởng
xã hội. Quá trình chuyển hướng này diễn ra phức tạp, thông qua nhiều sự kiện
lịch sử phong phú, đa dạng, đôi khi gây nên những bi kịch lịch sử kéo dài đối
với cả một dân tộc.
Ở đây chúng tôi cố gắng vẽ lên một bức tranh toàn cảnh chứ chưa có
tham vọng đi thật sâu vào từng hệ tư tưởng để phân tích đánh giá. Bởi lẽ
"khoảng cách lịch sử" cần và đủ để bình giá các sự ,kiện một cách thật khách
quan dường như chưa thật chín muồi. Tốt nhất, cứ để các sự kiện lịch sử tự
chúng gợi ý cho chúng ta suy nghĩ.
Các hệ tư tưởng và mối quan hệ biện chứng giữa chúng với nhau
Trong khoảng một thế kỷ, xã hội Việt Nam vận động trong một bối
cảnh tư tưởng đầy biến động, sự phân hóa của các hệ tư tưởng, tác động qua lại
giữa các khuynh hướng, sự du nhập của những trào lưu mới... Bấy nhiêu biến cố
phức tạp ấy diễn ra chỉ trong khoảng từ cuối thế kỷ XIX đến giũa thế kỷ XX tạo
thành cái nền của đời sống văn hóa - xã hại thời bấy giờ. Những cái mà trong
quy luật vận động tư tưởng của lịch sử nhân loại, bình thường diễn ra trong hàng
mấy thế kỷ thì nước ta lại bị dồn ép vào trong khoảng thời gian ngắn. Điều đó
tạo nên một thời đại chuyển tiếp đặc biệt của lịch sử văn hóa Việt Nam mà
chúng ta cần nghiên cữu kỹ để thấy hết các đặc điểm. Chính những đặc điểm
này sẽ giúp chúng ta có những đường hướng đúng đắn trong sự nghiệp
II) Chủ nghĩa bảo thủ
1. Khái niệm chủ nghĩa bảo thủ (CNBT)

Thuật ngữ “bảo thủ” xuất phát từ tiếng Latinh “conservāre” (tiếng Anh:
conserve, tiếng Pháp: conserver, dịch ra tiếng Viêt: bảo tồn, bảo thủ) có nghĩa là
duy trì, bảo tồn khỏi bị mất mát hay bị tổn hại. Các từ này có thể được hiểu theo
nghĩa tích cực hoặc tiêu cực. Trong tiếng Việt, “bảo tồn” và “bảo thủ” là hai từ
có nghĩa trái ngược nhau. Bảo tồn là bảo vệ, giữ gìn những giá trị, những gì tốt
đẹp; còn bảo thủ là duy trì, bảo vệ những gì đã lạc hậu, lỗi thời. Như vậy, thuật
ngữ “chủ nghĩa bảo thủ” trong tiếng Việt chỉ được hiểu theo nghĩa tiêu cực. Tuy
6


nhiên, trong tiếng nước ngoài, các thuật ngữ “conservatism” (tiếng Anh);
“conservatisme” (tiếng Pháp), dịch ra tiếng Việt là “chủ nghĩa bảo thủ”, được
nhiều đảng chính trị trên thế giới sử dụng để chỉ lập trường chính trị của mình
với nghĩa tích cực là duy trì, bảo tồn những giá trị, những truyền thống, những
thiết chế (chính trị, văn hóa, đạo đức, tôn giáo, v.v.) đã được thử thách trong lịch
sử và chống lại những sự thay đổi căn bản. Tuy nhiên, các khuynh hướng chính
trị đối lập với chủ nghĩa bảo thủ thì thường hiểu lập trường chính trị, tư tưởng
này với nghĩa tiêu cực là bảo vệ, duy trì những yếu tố đã lạc hậu, lỗi thời, chống
lại tiến bộ lịch sử.
CNBT thể hiện không chỉ trong lĩnh vực chính trị, mà còn trong lĩnh
vực văn hóa, đạo đức, tôn giáo… CNBT không phải là một hệ tư tưởng nhất
quán. Một số nhà bảo thủ chủ trương duy trì tình trạng của xã hội hiện tồn và chỉ
chấp nhận sự thay đổi dần dần; trong khi đó, những người khác chủ trương khôi
phục lại những giá trị và thiết chế trong quá khứ.
CNBT có cơ sở triết lý của nó, trong chừng mực nhất định đối lập với
chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tự do. Nếu chủ nghĩa xã hội tin tưởng ở những
bước ngoặt cách mạng trong quá trình tiến hóa của xã hội, ủng hộ những thay
đổi căn bản về chất của xã hội, là sự phủ định với chế độ tư hữu, chế độ đẳng
cấp và “những tư tưởng cổ truyền” gắn với chế độ tư hữu và giai cấp bóc lột, thì
trái lại, CNBT ít tin tưởng ở cái mới, nên coi trọng và chủ trương bảo vệ, duy trì

những giá trị truyền thống, những tập quán, những thiết chế xã hội về chính trị,
văn hóa, đạo đức, tôn giáo đã từng tồn tại trong quá khứ mà họ cho là đã qua thử
thách.
CNBT kiên quyết bảo vệ chế độ tư hữu, coi đó là quyền thiêng liêng bất
khả xâm phạm. CNBT chủ trương bảo tồn những truyền thống và đẳng cấp tôn
giáo đã từng tồn tại trong lịch sử. CNBT ở nước Anh chủ trương duy trì một số
truyền thống, thiết chế, đẳng cấp đã từng tồn tại trong thời kỳ phong kiến mà
nhiều khuynh hướng chính trị khác coi là đã lỗi thời, như các tước hiệu quý tộc,
hình thức nhà nước quân chủ lập hiến, vai trò của hoàng gia, v.v..
7


Nếu chủ nghĩa tự do tuyệt đối hóa vai trò của cá nhân, tin rằng cá nhân
có đầy đủ lý trí để quyết định mọi hành vi và lối sống của mình, không có sự can
thiệp của tập thể, cộng đồng, nhà nước, thì CNBT có cái nhìn bi quan vào khả
năng lý trí và phẩm chất đạo đức của cá nhân, vì thế nó chủ trương duy trì trật tự
xã hội với những đẳng cấp và thể chế đã qua thử thách, với một nhà nước mạnh,
một chính quyền cai trị từ bên trên và một hệ thống luật pháp nghiêm minh (chế
độ chính trị quý tộc).
2. Quá trình phát triển của chủ nghĩa bảo thủ
CNBT xuất hiện vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thé kỷ XIX như là khuynh
hướng chống lại những biến đổi do cách mạng tư sản đem lại, nhất là cách mạng
Pháp 1789. Những đại biểu của CNBT trước hết phải kể đến Joseph de Maistre
(1753-1821), một luật sư, nhà triết học gốc Pháp. Maistre kịch liệt chống lại tư
tưởng cách mạng của các nhà khai sáng, chống lại cách mạng Pháp, bảo vệ chế
độ quân chủ có đẳng cấp, quyền lực của Giáo hoàng và sự thống trị của Kitô
giáo. CNBT của Maistre là một thứ CNBT phản động bị các nhà tự do chủ nghĩa
cực lực lên án và chống lại. Nhà tự do chủ nghĩa Isaiah Berlin, trong tác phẩm
“Tự do và những kẻ phản bội” đã liệt Maistre vào trong danh sách 6 kẻ thù chính
của tự do và coi CNBT của Maistre là “cố gắng tuyệt vọng cuối cùng” của chủ

nghĩa phong kiến trong đêm trường trung cổ nhằm chống lại hành trình của tiến
bộ lịch sử".
Đồng thời với CNBT của Maistre, có một khuynh hướng bảo thủ có
tính ôn hòa hơn là CNBT của nhà triết học, chính trị Anh gốc Ailen Edmund
Burke (1729-1797). Burke không hoàn toàn phản đối mọi sự thay đổi, mà chỉ
chủ trương vừa thay đổi, vừa bảo tồn. Burke ủng hộ cách mạng Mỹ chống lại
ách đô hộ thực dân Anh. Tuy nhiên, Burke lại phê phán và chống lại biến đổi
cách mạng diến ra ở Pháp. Trong tác phẩm “Những suy tư về cách mạng Pháp”
(1790), Burke cho rằng Cách mạng Mỹ dựa trên những đòi hỏi về những quyền
đã được thừa nhận trong luật pháp nước Anh. Còn Cách mạng Pháp dựa trên
những tư tưởng có tính chất duy lý và tiên nghiệm, đưa ra quyền chưa từng tồn
tại ở nước Pháp. Theo Burke, con người không thể biết được sự vận động lịch sử
8


sẽ diễn ra như thế nào, do đó những dự án có tính chất duy lý và tiên nghiệm của
cách mạng sẽ gây ra sự tổn hại lớn cho xã hội. Cách mạng Pháp dựa trên những
nguyên lý đơn giản và trừu tượng nên không thể thay thế được trật tự xã hội cũ
và sẽ đưa nước Pháp rơi vào tình trạng hỗn độn. Rõ ràng, CNBT chống lại
những biến đổi có tính bước ngơặt trong lịch sử và khả năng con người có thể
cải tạo được xã hội trên cơ sở nhận thức được những quy luật lịch sử. Nó đòi hỏi
duy trì những gì đã qua thử thách.
3. Chủ nghĩa tân bảo thủ (hay CNBT mới) (Neo-conservatism)là
khuynh hướng chính trị xuất hiện sau Thế chiến II và thịnh hành trong thời kỳ
khủng hoảng kinh tế những năm 70 thế kỷ XX ở các nước Mỹ, Canada, Anh. Vì
có sự gặp nhau giữa chủ nghĩa tân bảo thủ và chủ nghĩa tân tự do (neoliberalism) nên chủ nghĩa tân bảo thủ nhiều khi được đồng nhất với chủ nghĩa
tân tự do về phương diện kinh tế, như ủng hộ thị trường tự do, nhà nước lớn,
quyền tự do cá nhân. Tuy nhiên nhìn chung, chủ nghĩa tân bảo thủ vẫn duy trì sự
phân biệt với chủ nghĩa tân tự do ở cái nhìn bi quan về bản tính con người, ở sự
cần thiết phải duy trì những truyền thống và thiết chế đã qua thử thách, ở niềm

tin vào luật pháp và trật tự xã hội mạnh, ở sự cần thiết phải tăng cường vai trò
của gia đình và giáo hội.
Tóm tại, CNBT là một thứ chủ nghĩa kinh nghiệm, chống lại chủ nghĩa
duy lý. Nó căn cứ trên những sai lầm thực tế của các cuộc cách mạng như Cách
mạng Pháp 1789, Cách mạng tháng Mười Nga 1917 để không tin vào những
biến đổi cách mạng và phủ nhận luôn cả khả năng nhận thức xã hội của con
người, khả năng của con người cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Chủ
nghĩa tân bảo thủ vì có nhiều quan điểm tương đồng nên nó ủng hộ chủ nghĩa
tân tự do, nhưng lại là một trào lưu đối lập với hệ tư tưởng của chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa cộng sản.
4. Các đảng bảo thủ trên thế giới
Chủ nghĩa bảo thủ là hệ tư tưởng chính trị của các đảng bảo thủ trên thế
giới. Các đảng chính trị có khuynh hướng bảo thủ ra đời ở nhiều nước trên thế
giới từ thế kỷ XIX và tồn tại cho đến nay. Nhiều đảng còn đang phát triển mạnh,
9


nhưng cũng có một số đảng đã giải tán hoặc liên minh với các đảng khác hình
thành đảng chính trị mới.
Trước hết phải kể đến Đảng Bảo thủ Anh (Conservative Party of Great
Britain) có tiền thân là Đảng Tory (Tory Party, thành lập năm 1678) đến thế kỷ
XIX thì đổi tên thành Đảng bảo thủ như hiện nay. Đảng Bảo thủ Anh nắm chính
quyền ở Vương quốc Anh qua nhiều cuộc tuyển cử trong 2/3 thế kỷ XX. Từ
1979 đến 1997, Đảng Bảo thủ Anh liên tục nắm chức Thủ tướng Anh trong gần
20 năm dưới thời Margaret Thatcher (1979-1990) và John Major (1990-1997).
Hiện nay Đảng Bảo thủ Anh là đảng chính trị lớn thứ hai sau Đảng Lao động
Anh (Labour Party).
Đảng Bào thủ Canada (Conservative Party of Canada) là một đảng
chính trị lớn ở Canada, thành lập năm 1854 và nhiều lần nắm chức thủ tướng
trong thế kỷ 20. Gần đây, Đảng này đã thắng cử trong cuộc bầu cử năm 2006,

giành được 124 ghế trong tổng số 308 ghế của Hạ viện, đánh bại Đảng Tự do
(103 ghế) và giành quyền thành lập chính phủ ở Canada do Stephen Harper làm
Thủ tướng.
Ở châu Mỹ có một số đảng bảo lớn thủ như: Đảng Bảo thủ Colombia
thành lập năm 1949 thường đứng vị trí thứ hai trong các cuộc bầu của quốc hội;
năm 2006 đảng này nắm 29 trong tổng số 166 ghế hạ viện và 18 trong tổng số
100 ghế thượng viện. Đảng bảo thủ Nicaragua thành lập cuối những năm 1830
đã từng năm chính quyền 35 năm từ 1857 đến 1892; trở lại nắm chính quyền từ
1910 đến 1926; hiện nay đảng này không còn được đa số ủng hộ nên phải liên
minh với các đảng khác trong các cuộc bầu cử. Đảng Bảo thủ Chilê thành lập
năm 1851đến năm 2006 thì tham gia cùng với Đảng Tự do thành lập Đảng Quốc
gia (National Party). Ở nước Mỹ có Đảng Bảo thủ New York (Conservative
Party of New York) thành lập năm 1962 là một đảng nhỏ, thường ủng hộ Đảng
Cộng hòa trong các cuộc bầu cử.
Ở châu Âu, ngoài Đảng Bảo thủ Anh còn có một số đảng bảo thủ tương
đối lớn khác như: Đảng Bảo thủ Na Uy thành lập 1884, được 14,1 % phiếu bầu
trong bầu cử Nghị viên 2005; Đảng Bảo thu Đan Mạch thành lập năm 1915,
10


được 10,4% cử tri ủng hộ trong cuộc bầu cử nghị viện năm 2007, đứng vị trí thứ
5 trong các đảng chính trị nước này. Các đảng khác như Đảng Bảo thủ Rumani,
Đảng Bảo thủ Grudia, Đảng Bảo thủ Acmenia, v.v., là những đảng ít được cử tri
ủng hộ hơn.
Ở châu Phi, các đảng bảo thủ như Đảng Bảo thủ Nam Phi (thành lập
1982, sát nhập vào Đảng Mặt trận Tự do năm 2003), Đảng Bảo thủ Uganđa chỉ
dành được 01 trong 289 ghế quốc hội trong cuộc bầu cử năm 2006.
Sở dĩ chủ nghĩa bảo thủ và các đảng bảo thủ vẫn còn được quần chúng
ở nhiều nước trên thế giới ủng hộ vì một số lý do, trong đó có phản ứng của
quần chúng trước những biến đổi tiêu cực trong xã hội do chủ nghĩa tư bản gây

ra. Chủ nghĩa tư bản với nền kinh tế thị trường của nó đã và đang làm mất đi
nhiều truyền thống quy giá, ảnh hưởng đến bản sắc văn hóa của các dân tộc, do
đó quần chúng nhân dân có khuynh hướng muốn duy trì những truyền thống, tập
quán, thiết chế đã qua thử thách trong lịch sử, kể cả hình thức nhà nước, tôn
giáo, gia đình đã từng tồn tại trong chế độ phong kiến. Quần chúng thường do
dự trước khi chấp nhận những cái mới, do đó chỉ chấp nhận những thay đổi dần
dần chống lại những thay đổi bước ngoặt.
Mặt khác, chủ nghĩa xã hội có nhiều sai lầm trong thời kỳ trước đổi
mới, kể cả hiện nay chủ nghĩa xã hội vẫn chưa thể hiện đầy đủ tính ưu việt của
mình nên quần chúng nhân dân ở nhiều nước chưa thực sự tin tưởng ở những cái
mới do chủ nghĩa xã hội đem lại, những dự án cách mạng của các đảng xã hội
chủ nghĩa và cộng sản ở các nước
III. Các Khuynh hướng XHCN
Tư tưởng CNXH đã có từ thời cổ đại những khái niệm này chỉ ra đời vào
khoảng thế kỷ XVIII-XIX.
Vào những năm 1970, cố thủ tướng Thuỵ điển Pan mơ ( Đảng DCXH ) còn phát
biểu , trên thế giới có tới hơn 70 quan điểm khác nhau về cNXH. Chắc chắn
không ai biết hết về các quan điểm đó. Trong phạm vi chủ đề này tôi chỉ xin đưa
ra một số vấn đề, không biết đúng sai ra sao mong các bác góp ý.
-Chủ nghĩa xã hội không tưởng. Không biết cái cụm từ "không tưởng" do ai gán
11


cho . Chủ trương xây dựng CNXH bằng cải cách, bằng lòng nhân đạo
-Chủ nghĩa Mác, chủ trương xây dựng cNXH bằng con đường cách mạng bạo
lực ( bạo lực chính trị hay quân sự), xây dựng chuyên chính vô sản- chính quyền
do 1 đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Tiến tới xoá bỏ giai cấp . Mác chỉ ra
CNXH chỉ thành công ở các nước TBCN phát triển . ( ???)
Ngày nay những Đảng theo CN Mác nguyên thuỷ, hay không có cụm từ Lê nin
ở sau không nhiều.

-Chủ nghĩa xã hội dân chủ. Béc xtanh và Cau xki là những người chủ xướng. Lê
nin phê phán gọi họ là chủ trương hữu khuynh, thoả hiệp, đầu hàng giai cấp tư
sản. Các đảng xã hội, dân chủ xã hội hay công đảng... ở nhiều nước tư bản phát
triển theo đường lối này. Họ chấp nhận đấu tranh nghị trường mang màu sắc ôn
hoà- hoà bình, hợp pháp ( có người gọi là cải lương), chấp nhận cơ chế đa đảng
của tư sản. Chủ trương xây dựng cNXH bằng cải cách.
Vì chấp nhận chung sống hoà bình với tư sản nên các đảng này đều hoạt đọng
hợp pháp. Trong khi đó các DCS có nước cấm vì họ sợ dùng bạo lực hoặc
nguyên nhân khác. Nhiều nước khác cho DCS hoạt động nhưng buộc các DCS
hoạt động trong khuôn khổ cơ chế chính trị của họ, tức không thể tuân thủ 100%
chủ nghĩa Mác.
-Lê nin. Người phê phán tư tưởng tả khuynh của Bacunin hay Pru đông -gọi là
vô chính phủ ; và Bécxtanh , Cauxki cho là hữu khuynh, đầu hàng tư sản. Lê nin
nhấn mạnh vai trò của cả nông dân và cho rằng cNXH có thể thành công ở ngay
các nước kém phát triển. đưa ra ngọn cờ giải phóng thuộc địa bằng con đường
bạo lực CM gắn CNXH-chuyên chính vô sản....
Một thực tế là sau khi các nhiều Đảng DCXH theo cN Mác ngả theo xu hướng
DCXH thì phong traò CS giảm sút ở các nước phương Tây, vì thế đường lối của
Lê nin nhằm chĩa vào phương đông. Nhờ đó một loạt các nước XHCN hình
thành ở phương đông là theo đường lối của Lê nin. Các nước XHCN ở đông âu
lại hình thành bằng con đường khác.
Nhìn chung chủ nghĩa M đi kèm Lênin là phổ biến. phần lớn các nước XHCN
chính đảng cầm quyền theo chủ nghĩa M-Ln, chí ít về lý thuyết. Tuy nhiên có
12


một số người coi L là của riêng nước Nga...
-Prudông, Ba -cu- nin. Họ bị L phê phán là vô chính phủ, cực tả. Một số đảng
theo chủ nghĩa vô chính phủ hình thành sau này. Mặt trận bình dân của TBN
thời chống Francô té ra là MT của những người CS, Xã hội ( XHCN DC) và

những người " vô chính phủ". Tôi không rõ lắm về đường hướng này. Chỉ biết
sau này, Trốt sky cũng theo khuynh hướng bị quy là cực tả, xét lại, vô chính phủ.
Là đối thủ của Stalin thời hậu Lê nin.
Hiện vẫn có các đảng theo Trốtxkít.
- Staninlít. tư tưởng của ông này một thời được nhiều người sùng bái. Nghe nói
Bắc Hàn hiện vãn theo ? Còn tư tưởng chủ thể của bác Kim thì sao ?
-Maoít. Tư tưởng của bác Mao thời cuối đời. Nhìn chung dựa vào nông dan.
Không có gì là khó hiểu khi mà TQ và các nước kém phát triển nông dân chiếm
đa số - do vậy phải dựa nhiều vào nông dân làm CM....
Một số tổ chức vũ trang bất hợp pháp một số nước bị quy cho là theo M-ít. Vẫn
còn hoạt động hoặc đã xịt.
-Tư tưởng Đặng Tiểu Bình và thuyết của ông Giang. Có ngươi cho rằng thưc
chất các nước xHCN mở cửa hiện nay theo đường lối của ông Đặng này (???)
-Phiđen. Có chủ trương xuất khẩu cM ra khắp thế giới. Cu ba ủng hộ , khuyến
khích đấu tranh vũ trang ở M La tinh và cả ở châu Phi. Gửi quân sang Ăng gô la,
Tây Nam Phi, Ê tiopi...
-Ti tô ( Nam Tư).
-CNXH châu Phi. Nhiều nước châu Phi trước đây tuyên bố CNXH, không hẳn
theo CN Mác- có tính chất tả khuynh. Dĩ nhiên VN không coi họ là các nước
XHCN, gọi là các nước theo chủ nghĩa dân tộc tiến bộ. Phương Tây thường gọi
là độc tài quân sự...
-CNXH A rập, CNXH Hồi giáo. Một số nước Bắc Phi và Trung đông trước hoặc
cả đến nay ( ?) cũng tuyên bố XHCN nhưng VN cũng gọi là theo CNDân tộc
hay chính sách tiến bộ.... Phương Tây cũng hay coi là độc tài quân sự....
Không hiểu lắm về mấy cái CNXH châu Phi, A rập hay đạo Hồi này.
-Li bi. CNXH Dân tuý ??? hay CN nhân dân ??? Phương Tậy gọi là độc tài quân
13


sự.

-Vê nê xuê la. Cha vét tự sáng tạo ra học thuyết CNXH thế kỷ 21.
-Con đường thứ ba. Đứng giữa CNCS và CN XHDC, muốn vượt lên cả CNXH
và CN Tư bản. Mới ra đời đầu những năm 90 của 1 số chính khách quá nổi tiếng
phương Tây. Có thể gọi là khuynh hướng CNXH DC Mới ???
....
Hiện nay phong trào của các đảng xã hội- "màu hồng" -khá mạnh. Tập hợp trong
Quốc tế XHCN. Nhiều đảng CS trước đây cũng chuyển theo mô hình này.
Sự thành công của các nước Bắc Âu theo mô hình XHCN DC cũng rất đáng suy
nghĩ đấy chớ.
Khả năng của tôi có hạn, chỉ nêu 1 số vấn đề có thể chưa chuẩn xác cho lắm. Rất
mong mọi người góp ý.
Ai có thể cung cấp thêm về những người Men sê vích ???
IV. KHÁI QUÁT VỀ HỒI GIÁO
1. KHUYNH HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CỦA HỒI GIÁO HIỆN ĐẠI
1.1. Biến động tín đồ Hồi giáo trên thế giới.
Nghiên cứu về Hồi giáo cho thấy đến giai đoạn hiện nay, tôn giáo này
đã nhanh chóng trở thành một trong hai tôn giáo lớn nhất thế giới[1] với tốc độ
tăng trưởng tín đồ rất cao và hiện hữu tại mọi vùng, miền, mọi châu lục. Nghiên
cứu mới đây của Pew Research Center[2] đã đưa ra thông tin mang tính tổng thể
về sự phát triển mạnh mẽ của Hồi giáo thể hiện ở số lượng tín đồ Hồi giáo tăng
nhanh tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Khảo sát tại hơn 200 quốc gia và
vùng lãnh thổ đã cho kết quả là tính đến năm 2009, toàn thế giới có khoảng 1,57
tỷ tín đồ Hồi giáo thuộc mọi thành phần dân số, mọi lứa tuổi và số lượng tín đồ
này chiếm tới 23% dân số toàn cầu ước tính 6,8 tỷ người.
Số liệu về tín đồ Hồi giáo cập nhật mới nhất cho thấy sự gia tăng đáng
kể về số lượng cũng như phạm vi ảnh hưởng của tôn giáo này trên khắp thế giới
khi so sánh với một số ước tính trong thập niên 1990 cho rằng tín đồ Hồi giáo
giai đoạn này có dưới 1 tỷ người. Khuynh hướng biến động của Hồi giáo nhìn
14



nhận từ góc độ số lượng tín đồ cũng cho thấy nhiều đặc điểm đáng chú ý bao
gồm:
- Trong khi tín đồ Hồi giáo hiện diện ở tất cả 5 lục địa lớn trên thế giới
thì có tới hơn 60% trong số họ tập trung ở châu Á và khoảng 20% sinh sống tại
khu vực Trung Đông và Bắc Phi (MENA)[3]. MENA cũng là khu vực tập trung
cao nhất các quốc gia có Hồi giáo là quốc giáo và tín đồ Hồi giáo chiếm đa số
trong dân chúng với số liệu cụ thể là hơn một nửa trong số khoảng 20 quốc gia,
vùng lãnh thổ tại MENA có người theo đạo hồi chiếm hơn 95% dân số.
- Một số lượng lớn tín đồ Hồi giáo, ước tính hơn 300 triệu người hoặc
1/5 tổng số tín đồ Hồi giáo trên thế giới đang sống tại các quốc gia mà Hồi giáo
không phải là tôn giáo chính. Đây thường là các quốc gia có dân số rất đông, đa
dạng về sắc tộc, tín ngưỡng và Hồi giáo chỉ là một trong rất nhiều tôn giáo đang
tồn tại ở các quốc gia này. Có thể lấy ví dụ như Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ
hai trên thế giới và cũng là nơi có cộng đồng Hồi giáo đông thứ 3 toàn cầu.
Trung Quốc có nhiều tín đồ Hồi giáo hơn toàn bộ tín đồ Hồi giáo tại Syria, Liên
bang Nga có đông người Hồi giáo hơn so với cả Jordan và Libya cộng lại.
Khuynh hướng biến động của Hồi giáo và tín đồ Hồi giáo trong thời
gian tới được dự báo là sẽ rất mạnh với diễn biến chủ đạo là sự gia tăng nhanh
về số lượng tín đồ cũng như về sự hiện diện trên mọi vùng miền của thế giới.
Nghiên cứu đầu năm 2011 về Tương lai của dân số Hồi giáo toàn cầu[5] đã đưa
ra nhận định rằng số lượng tín đồ Hồi giáo sẽ tăng khoảng 35% trong vòng 20
năm tới và đạt khoảng 2,2 tỷ người vào năm 2030.
.
Dự báo về biến động số lượng tín đồ Hồi giáo cho thấy trong thời gian
từ nay đến năm 2030, số lượng tín đồ Hồi giáo đang và sẽ tăng với tốc độ nhanh
gấp đôi tốc độ tăng trưởng dân số không theo Hồi giáo và PEW Research Center
đưa ra tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm giai đoạn 2010 – 2030 của tín đồ
Hồi giáo là 1,5% so với 0,7% của dân số không theo đạo Hồi và với tốc độ tăng
dự kiến như vậy thì vào năm 2030, tín đồ Hồi giáo sẽ chiếm tới 26,4% trong

tổng số 8,3 tỷ dân số toàn cầu.
15


1.2. Hồi giáo dòng Sunni và Hồi giáo dòng Shia.
Trong quá trình phát triển của mình, Hồi giáo ngày càng vươn xa tới
nhiều vùng, miền khác nhau trên thế giới và qua mỗi thời kỳ, tôn giào này đã có
những điều chỉnh nhất định để thích nghi với bối cảnh kinh tế, xã hội, văn hóa
tại các địa phương. Dù vậy, một trong những biến động lớn của Hồi giáo là sự
kiện Nhà tiên tri Mohammed mất (năm 632) và các tranh cãi về quyền kế thừa
đã khiến cho Hồi giáo tách thành hai dòng lớn: Hồi giáo dòng Sunni và Hồi giáo
dòng Shia (còn gọi là Hồi giáo Shiite). Mặc dù sự phân tách theo hai dòng Hồi
giáo như trên có nguyên nhân lịch sử từ nhiều thế kỷ trước đây nhưng các
khuynh hướng phát triển Hồi giáo hiện đại lại thể hiện nhiều đặc điểm mới khiến
cho sự chia tách như vậy đang trở thành vấn đề sâu xa đằng sau nhiều sự kiện
biến động nổi bật của giai đoạn hiện nay.
Người Hồi giáo Sunni tự coi mình là dòng chính thống và truyền thống
của đạo Hồi. Từ Sunni xuất phát từ cụm từ “ahl al-Sunna”, nghĩa là con người
của truyền thống. Người Hồi giáo Sunni sùng kính tất cả các đấng tiên tri được
nêu trong kinh Koran, đặc biệt là Mohammed. Trong khi đó, người Hồi giáo
Shia theo nghĩa đầy đủ là “Shiat Ali” tự coi mình là nhóm thừa hưởng các quyền
lợi của Ali, con rể Mohammed và họ tự coi họ là những người đi theo đường lối
chính trị, nối dõi trong việc lãnh đạo cộng đồng Hồi giáo. Cả hai dòng Hồi giáo
này đều tôn thờ thánh Alla và Muhammed, cùng thực hiện 5 trụ cột cơ bản của
Hồi giáo. Tuy nhiên, ngay sau khi Nhà tiên tri Mohammed mất, hai dòng Hồi
giáo trên đã có những xung đột liên quan đến việc ai sẽ là người lãnh đạo đạo
Hồi. Qua nhiều thế kỷ phát triển, sự khác biệt giữa hai dòng Hồi giáo ngày càng
gia tăng với những tranh cãi liên quan tới quan điểm chính trị, những khác biệt
về lý luận logic và một số khác biệt khác về cách thức thực hiện nghi lễ tôn giáo.
Nghiên cứu năm 2009 của PEW Research Center đã đưa ra những số

liệu mới nhất về thực trạng biến động số lượng tín đồ Hồi giáo Sunni và Shia
16


trên thế giới trong đó xác định rằng đại đa số người Hồi giáo trên thế giới là
thuộc dòng Sunni và chỉ khoảng 10% đến 13% là thuộc dòng Shia. Điều này có
nghĩa là tổng số tín đồ Hồi giáo Shia trên thế giới là vào khoảng 154 đến 200
triệu người. Số liệu khảo sát thực tế cũng cho biết khoảng ¾ tổng số tín đồ Hồi
giáo Shia đang sinh sống tại châu Á với con số từ 116 đến 147 triệu người. Một
bộ phận tương đối lớn khác tín đồ dòng Shia (khoảng ¼) hiện sinh sống tại
Trung Đông – Bắc Phi.
Một đặc điểm quan trọng nữa liên quan đến sự khác biệt giữa hai dòng
Hồi giáo là dòng Shia tuy chiếm số lượng ít hơn nhưng thường có vị trí rất quan
trọng và nắm quyền lãnh đạo tại một số quốc gia Hồi giáo lớn. Số liệu nghiên
cứu cho thấy phần lớn người Shia (từ 68% đến 80%) hiện sống tại 4 quốc gia là
Iran, Pakistan, Ấn Độ và Iraq. Cộng hòa Hồi giáo Iran là nơi sinh sống của từ 66
đến 70 triệu tín đồ Hồi giáo Shia, tương đương với 37% – 40% tổng số tín đồ
dòng Shia trên thế giới.
Sự khác biệt của hai dòng Hồi giáo Sunni và Shia cho đến nay vẫn thể
hiện một khuynh hướng biến động quan trọng của Hồi giáo nói chung và trở
thành lý do đằng sau những sự kiện mâu thuẫn, xung đột ngay trong nội tại thế
giới Hồi giáo. Một số vấn đề về Hồi giáo Sunni và Hồi giáo Shia có thể được đề
cập bao gồm:
- Kể từ khi cuộc Cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979 thành công, nhà
nước Iran và các nhà lãnh đạo tôn giáo đã xây dựng và thực hiện Chương trình
nghị sự Hồi giáo Shia cấp tiến, đặt ra thách thức về thần học và tư tưởng đối với
chế độ bảo thủ của phái Sunni, đặc biệt ở khu vực vùng Vịnh Ba Tư.
- Tại Lebanon, người Hồi giáo Shia được trọng vọng và có tiếng nói
chính trị mạnh mẽ. Tuy nhiên, ở nhiều nước khác, sự xung đột giữa Hồi giáo
Sunni và Shia ngày càng sâu sắc. Một số luận thuyết bảo thủ của người Sunni đã

chủ trương hận thù người Shia. Tại Pakistan cũng đã từng có những giai đoạn
lịch sử xung đột đẫm máu giữa người Shia và người Sunni trong thập kỷ 1980.
Tại Iraq, cuộc chiến tôn giáo giữa người Shia và người Sunni vẫn đang tiếp diễn
và tình hình Iraq cho tới hiện tại đang diễn biến ngày càng phức tạp với những
17


vấn đề mâu thuẫn đan xen: mâu thuẫn giữa dân bản địa với sự hiện diện của
binh lính nước ngoài, mâu thuận giữa hai dòng Hồi giáo trong quan hệ với bên
ngoài và trong quan hệ với nhau.
- Kể từ đầu năm 2011, các sự kiện về bạo loạn, biểu tình chống chính
phủ tại hàng loạt các quốc gia Trung Đông – Bắc Phi cũng có phần liên quan tới
mâu thuẫn giữa Hồi giáo dòng Sunni và dòng Shia với trường hợp tiêu biểu là
tại Bahrain khi người Hồi giào dòng Shia chiếm đa số nhưng nhà nước lại do
dòng Sunni lãnh đạo, dẫn tới những mâu thuẫn sâu sắc cả về quyền lợi kinh tế
lẫn tư tưởng, đường lối tôn giáo. Điều này khiến cho Bahrain trở thành một
trong những điểm nóng của biểu tình, bạo loạn chống chính phủ.
Như vậy có thể thấy những rạn nứt giữa người Sunni và người Shia
đang tạo nên một sự chia rẽ rất khó hàn gắn ngay trong nội tại đạo Hồi. Sự chia
cắt giữa các dòng tôn giáo, các trường phái tư tưởng trong nội tại đạo Hồi sau
khi Mohammed mất đã làm suy giảm khả năng liên kết thành một khối thống
nhất mạnh mẽ của người dân Arab. Trong thời kỳ phát triển hiện đại, khuynh
hướng phân tách giữa hai dòng Hồi giáo chủ yếu vẫn đang nổi lên ngày càng
mạnh và được coi như một trong những lý do tạo ra những nhìn nhận tiêu cực
của thế giới bên ngoài đối với các tín đồ Hồi giáo. Các vấn đề của hai dòng Hồi
giáo cũng góp phần làm đẩy nhanh quá trình phân hóa bên trong tôn giáo này để
tạo ra các trào lưu Hồi giáo tự do, Hồi giáo ôn hòa cũng như Hồi giáo cấp tiến,
Hồi giáo cực đoan.
1.3. Biến động của các trào lưu Hồi giáo.
Một khuynh hướng nổi bật trong quá trình phát triển của Hồi giáo hiện

đại là sự biến động của đức tin Hồi giáo, sự hình thành của các trường phái tư
tưởng Hồi giáo mang tính chất “cải cách” và hướng tới tạo ra cho thế giới bên
ngoài nhìn nhận tích cực và thiện cảm hơn về các tín đồ Hồi giáo. Cùng lúc đó,
một khuynh hướng khác cũng đang diễn ra: quá trình Hồi giáo và các luật lệ tôn
giáo bị siết chặt hơn, đẩy tôn giáo này vào xu thế quay lại với trào lưu chính
thống, hình thành Hồi giáo cấp tiến hoặc “cực đoan hóa” để trở thành Hồi giáo
cực đoan.
18


* Hồi giáo tự do (Liberal Islam).
Mặc dù một trong những khuynh hướng chủ đạo của Hồi giáo trong
thời kỳ phát triển hiện đại là Hồi giáo theo trào lưu chính thống (Fundamentalist
Islam) nhưng trong nội tại quá trình phát triển của tôn giáo này vẫn có một số
các khuynh hướng phát triển theo hướng tự do để tìm tòi cách cách thức thay thế
khác nhau giúp cho đức tin Hồi giáo có thể thích ứng với bối cảnh của thế giới
thời hiện đại. Các khuynh hướng phát triển này được biết tới với tên gọi Hồi
giáo tự do (Liberal Islam).
Các truyền thống Hồi giáo được hình thành từ một số nguồn bao gồm:
Kinh Koran, các truyện kể Hadith và diễn giải hai văn bản này (được coi là các
Sách Mặc Khải) của các học giả. Trong quá trình phát triển nhiều thế kỷ của Hồi
giáo, các khuynh hướng chủ đạo vẫn là sự nổi trội của trào lưu Hồi giáo chính
thống với khẳng định rằng việc diễn giải các sách Mặc Khải là không thể thay
đổi, ngay cả đối với những văn bản mang đặc tính tôn giáo dân gian không xác
định được là có liên hệ trực tiếp tới nhà tiên tri Mohammed. Tuy nhiên, một
khuynh hướng biến động đáng quan tâm trong thời hiện đại là việc nhìn nhận lại
cách thức tiếp cận các sách thánh đó của Hồi giáo cũng như nhìn nhận, diễn giải
về các luật lệ Hồi giáo mà điển hình là Luật Sharia. Những người đi theo
khuynh hướng tiếp cận mới này được coi là theo trào lưu Hồi giáo tự do.
Hồi giáo tự do nhìn chung được xác định trong khuôn khổ việc diễn

giải về tôn giáo với quan tâm đặc biệt tới các vấn đề như dân chủ, tách biệt tôn
giáo khỏi hoạt động chính trị, quyền của phụ nữ, tự do tư tưởng và thúc đẩy tiến
bộ của con người. Những người theo trào lưu Hồi giáo tự do cho rằng luật Hồi
giáo Sharia có tính chất linh hoạt hơn rất nhiều so với những yếu tố đang được
hệ thống pháp lý Hồi giáo chính thống quy định và nhiều học giả Hồi giáo hiện
đại tin rằng luật này cần được đổi mới, các nhà luật học cổ điển không nên bảo
lưu những thẩm quyền đặc biệt của mình. Quan điểm như vậy đòi hỏi phải tạo
lập cách thức thực thi luật mới phù hợp với thế giới hiện đại và áp dụng luật
trong bối cảnh phát triển mới. Trào lưu Hồi giáo tự do không tìm cách thách
thức các giá trị nền tảng của Hồi giáo mà tìm cách làm rõ, xóa bỏ các diễn giải
19


sai lầm để từ đó tạo điều kiện cho việc đổi mới địa vị của thế giới Hồi giáo với
vai trò một trung tâm tư tưởng hiện đại, tự do.
Như vậy, trào lưu Hồi giáo tự do đang được thúc đẩy để thực hiện cải
cách tôn giáo và điều chỉnh những nội dung mà họ cho là được diễn giải sai.
Phương pháp cải cách về căn bản được chia thành hai loại:
(1) Cách thứ nhất là cải cách bằng phương pháp diễn giải lại văn bản
sách truyền thống là nguồn để tạo lập ra bộ luật Hồi giáo[5]. Phương pháp này
được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau: từ những khác biệt nhỏ so với
cách thức diễn giải truyền thống đến những diễn giải tự do hơn, chỉ coi ý nghĩa
của kinh Koran như một nguồn cảm xúc thần thánh trong khi từng từ ngữ của
cuốn sách thánh này được tin rằng chỉ có ý nghĩa là các lời răn dạy của nhà tiên
tri Mohammed, chỉ phù hợp với thời đại của ngài và bối cảnh cuộc sống lúc đó.
Điều này có nghĩa là các câu thơ trong kinh Koran khi diễn giải vào thời hiện
đại thì chỉ mang tính chất phúng dụ hoặc thậm chí là không cần phải diễn giải
nữa.
(2) Cách thức thứ hai đặt ra nghi ngờ về tính chất xác thực của các văn
bản sách thánh truyền thống của đạo Hồi, do các học giả Hồi giáo truyền thống

áp dụng. Cách thức cải cách này dẫn tới kết quả là hình thành trào lưu Hồi giáo
tự do ở mức độ cao nhất có tên gọi là Qur’an Alone (chỉ duy nhất kinh Koran là
đúng). Đây là trào lưu Hồi giáo tự do của những tín đồ chỉ tin theo kinh Koran
và coi đây là sách thánh duy nhất của Hồi giáo. Những tín đồ này không công
nhận các sách Mặc Khải khác như Hadith vàSunnah
Trong giai đoạn phát triển thời hiện đại, các xu hướng phát triển tự do
đã hiện hữu và được thúc đẩy mạnh mẽ ngay bên trong thế giới Hồi giáo và từ
đó, kinh Koran cùng các Hadith đã được diễn giải theo bối cảnh cụ thể của mỗi
nhóm dân cư, mỗi cộng đồng Hồi giáo chứ không còn dựa theo quan điểm
truyền thống của Hồi giáo thời trung cổ nữa. Tín đồ Hồi giáo tự do tuyên bố
rằng họ vẫn hoàn toàn tin tưởng vào những giáo lý căn bản của đạo Hồi, chẳng
hạn như sự thừa nhận đối với Năm trụ cột của Hồi giáo và Sáu đức tin. Dù vậy,
người Hồi giáo tự do cho rằng họ đang quay trở lại với những nguyên tắc căn
20


bản của cộng đồng Hồi giáo giai đoạn đầu tiên, trước khi các nguyên tắc này bị
làm cho biến đổi vào thời trung cổ. Sự khác biệt chủ yếu của trào lưu tự do
chính là ở cách nhận thức, nắm bắt và áp dụng các giá trị Hồi giáo cốt lõi vào
cuộc sống thời hiện đại.
* Hồi giáo cấp tiến và Chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo (Radical Islam
and Islamic Extremism).
Một khuynh hướng đáng chú ý khác của Hồi giáo thời kỳ phát triển
hiện đại là sự nhấn mạnh tới các giá trị được cho là “giá trị Hồi giáo chính
thống” của các tín đồ và khuy hướng này được biết tới với tên gọi Hồi giáo cấp
tiến. Trong khi đa số tín đồ Hồi giáo đang tin theo những dạng thức tôn giáo hòa
bình thì một bộ phận nhỏ các tín đồ Hồi giáo cấp tiến muốn xây dựng một xã hội
dựa hoàn toàn vào kinh Koran và sách thánh Hadith, phủ nhận cách thức diễn
giải kinh sách hiện đại được coi là kết quả của nhiều thế kỷ đổi mới và điều
chỉnh[7]. Các tín đồ Hồi giáo cấp tiến lập luận rằng những ảnh hưởng thế tục

của ngoại bang đang làm sai lệch và đầu độc xã hội Hồi giáo và do vậy cần phải
gây sức ép để tất cải phải quay lại với nhận thức ban đầu về Hồi giáo. Thánh
chiến (Jihad) và đòi hỏi cải giáo theo đạo Hồi (Dawa) là cách thức để đạt tới
mục đích này
Phong trào Hồi giáo cấp tiến đã đặt ra những yêu cầu và cách thức hành
động cụ thể để tác động tới người Hồi giáo cũng như toàn thể thế giới. Các tín
đồ Hồi giáo cấp tiến nhấn mạnh tới sự cần thiết phải áp dụng Luật Hồi giáo
Sharia cho toàn thể xã hội hiện đại. Họ cũng phát triển ý tưởng về việc xây dựng
một thế giới Hồi giáo mở rộng và xóa bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của phương Tây
trong thế giới Hồi giáo. Đối với các tín đồ Hồi giáo cấp tiến, mục tiêu cuối cùng
là khôi phục Caliphate – một nhà nước Hồi giáo nhất nguyên do một lãnh đạo
tối cao là Caliph cai quản. Đây được coi là nhà nước Hồi giáo có khả năng phát
triển đạo Hồi ra toàn thế giới và bắt toàn bộ các quốc gia khác phải quy phục.
Một dạng thức được đẩy lên mức cao nhất của Hồi giáo cấp tiến được
biết tới với tên gọi Chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo. Khuynh hướng phát triển này
của Hồi giáo đặc biệt được nhắc tới trong giai đoạn phát triển của thế giới thời
21


hiện đại sau sự kiện khủng bổ 11/9/2001 tại Hoa Kỳ và tiếp nối sau đó là cuộc
đấu tranh chống khủng bố do Hoa Kỳ phát động trên toàn cầu. Về cơ bản, chủ
nghĩa cực đoan Hồi giáo có thể được coi như một khuynh hướng phát triển của
Hồi giáo hiện đại và bao hàm hai nội dung chính:
(1) Chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo thể hiện ở quan điểm bảo thủ đến mức
cực đoantrong áp dụng, thực thi các giáo lý của đạo Hồi. Việc giữ quan điểm
bảo thủ cực đoan không nhất thiết bao hàm các hành động bạo lực nhưng chắc
chắn sẽ có tác động tiêu cực trong quy định về các hành vi, lối sống của các tín
đồ Hồi giáo và các nhà nước Hồi giáo
(2) Chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo thể hiện ở việc sử dụng các phương
thức đấu tranh cực đoan và bạo lực như khủng bố, đánh bom tự sát…vv để đạt

tới các mục tiêu tôn giáo.
Hồi giáo cực đoan phát triển rất mạnh kể từ năm 1996 khi Osama Bin
Laden đưa ra Fatwah - một quyết định tôn giáo chính thức kêu gọi những người
Hồi giáo giết lính Mỹ đang đóng quân ở Saudi Arabia. Năm 1998, Fatwah viết
“Giết những người Mỹ và đồng minh của chúng – cả lực lượng dân sự và quân
đội – là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người Hồi giáo, những người có thể làm
một điều gì đó cho đất nước của mình”; và “Tự do cho al-Aqsa Mosque và xoá
sạch quân đội Mỹ và đồng minh trên những mảnh đất của người Hồi giáo”. Bin
Laden đã thành lập tổ chức cực đoan al-Qaeda với mục tiêu “Xoá bỏ mọi ảnh
hưởng của tư tưởng nước ngoài trong các nước Hồi giáo, và hình thành những
nhà nước Hồi giáo mới”. Al-Qaeda đã phát động phong trào Jihad trên khắp thế
giới để chống lại phương Tây và các tôn giáo khác và gây ra nhiều vụ khủng bố
lớn, chẳng hạn như sự kiện khác
- Nguy cơ Hồi giáo hóa xã hội: Các nhóm Hồi giáo cấp tiến tập trung
vào thúc đẩyDawa - việc cải giáo theo đạo Hồi, coi đó là cách để mở rộng hệ tư
tưởng Hồi giáo cấp tiến ra toàn xã hội. Việc cải giáo có thể là tự nguyện nhưng
cũng có thể là cưỡng bức và một trong những trọng tâm được tín đồ Hồi giáo
cấp tiến chú ý là tăng cường ảnh hưởng tại các cộng đồng Hồi giáo thiểu số đang
sinh sống tại các quốc gia phương Tây, tuyên truyền về việc giúp họ thoát khỏi
22


“áp bức” và không bị “tẩy não” bởi bàn tay của những kẻ ngoại đạo. Đây được
coi như một dạng thánh chiến về văn hóa dẫn tới xu hướng “cấp tiến hóa” và
“cực đoan hóa” các cộng đồng Hồi giáo thiểu số, gây ra những nguy cơ lớn tới
an ninh và ổn định của nhiều quốc gia.
- Bạo lực và khủng bố: Đây là nguy cơ nhãn tiền của Hồi giáo cấp tiến
và các tổ chức cực đoan Hồi giáo. Thánh chiến Jihad được thúc đẩy hết mức để
các tín đồ Hồi giáo cấp tiến đấu tranh bạo lực chống lại những “kẻ thù” của đạo
Hồi. Các tổ chức chủ trương thánh chiến, khủng bố, bạo lực thường được nhắc

tới là al-Qaeda, Hamas…đã và đang sử dụng các biện pháp cực đoan và biến
những nguy cơ lớn này trở thành sự hủy hoại thực sự trong nhiều trường hợp
2. MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ.
Hồi giáo là một tôn giáo lớn với vai trò và tầm ảnh hưởng quan trọng
hàng đầu trên thế giới trong giai đoạn phát triển thời hiện đại. Với số lượng tín
đồ khoảng hơn 1,5 tỷ người và tốc độ tăng nhanh nhất trong tương quan với các
tôn giáo khác, dự kiến trong thời gian 10 năm tới Hồi giáo chắc chắn sẽ khẳng
định được vị trị là tôn giáo lớn nhất thế giới xét về số lượng tín đồ. Tìm hiểu về
quá trình hình thành, phát triển của Hồi giáo cũng như các khuynh hướng phát
triển của tôn giáo này trong thời hiện đại đã cho thấy một số nét đáng chú ý:
- Hồi giáo là tôn giáo được biết tới nhiều nhất trong giai đoạn phát triển
ngày nay do hầu hết những biến động lớn về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa
trên thế giới đều có liên quan tới yếu tố tôn giáo và có sự can dự của các tín đồ
Hồi giáo.
- Trung Đông là khu vực có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các tôn
giáo lớn trên thế giới và là nơi cả Hồi giáo, Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo hình
thành phát triển. Với đặc điểm là nơi khởi nguồn của các tôn giáo lớn như vậy
đã khiến cho Trung Đông trở thành khu vực rất nhạy cảm về tôn giáo và trên
thực tế Hồi giáo đã có ảnh hưởng vô cùng to lớn tới các quốc gia Trung Đông,
trong nhiều trường hợp Hồi giáo đã giữ vai trò kiểm soát cả về thế quyền và thần
quyền tại các quốc gia này. Như vậy, mỗi biến động trong khuynh hướng phát
triển của Hồi giáo đều có tác động trực tiếp tới các quốc gia Trung Đông và tác
23


động đó có khả năng lan tỏa ra khắp cộng đồng các tín đồ Hồi giáo cũng như tới
thế giới bên ngoài.
- Khuynh hướng phát triển hiện đại cho thấy sự tách biệt giữa hai dòng
Hồi giáo Sunni và Shia dường như đang mạnh hơn, rõ nét hơn và trong nhiều
trường hợp những mâu thuẫn giữa hai trào lưu bên trong một tôn giáo đã là

nguyên nhân của xung đột và bạo lực. Khuynh hướng phát triển này của Hồi
giáo thời hiện đại khiến cho tính chất bất ổn tôn giáo có xu hướng gia tăng và
cần được theo dõi chặt chẽ để giảm thiểu các tác động tiêu cực có thể có
- Giai đoạn phát triển thời hiện đại cũng cho thấy Hồi giáo và các tín đồ
Hồi giáo đang chịu sức ép rất lớn từ thế giới bên ngoài với lý do cho rằng một số
trào lưu phát triển của tôn giáo này đang tiềm ẩn những nguy cơ nhất định đối
với an ninh, ổn định và phát triển của thế giới. Trong khi trào lưu Hồi giáo tự do
với nhiều quan điểm tiến bộ, phù hợp với bối cảnh phát triển mới đang được thế
giới bên ngoài ghi nhận với nhiều thiện cảm thì xu hướng “cấp tiến hóa” và chủ
nghĩa cực đoan Hồi giáo đã gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới hòa bình, an
ninh trên toàn cầu. Khuynh hướng phát triển của Hồi giáo theo hướng cực đoan
đã bị cả thể giới lên án do khuynh hướng này luôn gắn với hàng loạt các sự kiện
khủng bố, đánh bom tự sát, bạo lực, xung đột vũ trang…vv. Đây thực sự là một
hướng biến động tiêu cực và thực tế cho thấy khuynh hướng này vẫn đang diễn
ra một cách mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu bất chấp các nỗ lực của
cộng đông quốc tế tìm cách ngăn chặn trào lưu cực đoan này.
- Sự phát triển tương đối nhanh của Hồi giáo cấp tiến và sự lớn mạnh
của chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo với các tác động tiêu cực tới mọi mặt đời sống
kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị, tôn giáo…vv của nhiều quốc gia trong mọi
trường hợp vẫn cần được coi là mang tính tất yếu và là một khuynh hướng phát
triển không thể tránh khỏi trong môi trường quốc tế hết sức bất ổn và biến động
khó dự đoán giai đoạn hiện nay. Hồi giáo cấp tiến và xu hướng cực đoan hóa cần
được lý giải với các nguyên nhân sâu xa về kinh tế, xã hội, chính trị, lịch sử tồn
tại bên trong các xã hội Hồi giáo trong đó chủ yếu có thể kể tới lý do (1) kinh tế
khó khăn của một bộ phận lớn người dân tại các quốc gia Hồi giáo khiến họ mất
24


phương hướng trong cuộc sống và dễ bị lôi kéo vào các phong trào Hồi giáo cực
đoan để tìm đường giải thoát cho bản thân và gia đình và (2) sự can thiệp của

nước ngoài vào các vấn đề của xã hội Hồi giáo khiến tâm lý chống phương Tây,
chống Mỹ càng thêm gay gắt.
Tóm lại, tìm hiểu về thực trạng Hồi giáo và các khuynh hướng phát
triển của tôn giáo này cho thấy Hồi giáo thực sự là một vấn đề phát triển mang
đủ các sắc thái kinh tế, chính trị cũng như văn hóa, tư tưởng với các tác động to
lớn tới mọi mặt đời sống của người dân trên toàn thế giới. Với số lượng tín đồ
đang tăng rất nhanh và các tư tưởng tôn giáo đang mở rộng ra nhiều cộng đồng
dân cư, rõ ràng Hồi giáo đang ngày càng bành trướng phạm vi ảnh hưởng và mở
rộng tới các không gian địa lý, văn hóa, tinh thần vô cùng rộng lớn. Xét về mặt
lịch sử, các tôn giáo lớn của thế giới như Hồi giáo, Thiên Chúa giáo, Do Thái
giáo… đều có chung một nguồn gốc: được khởi nguồn từ tổ phụ Abraham, cùng
có niềm tin vào Thiên Chúa. Trong kinh Koran của người Hồi giáo, hay kinh
Torah của người Do Thái và Kinh Thánh của người Thiên Chúa giáo đều xác
định nguồn gốc này. Tuy nhiên, khuynh hướng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của
Hồi giáo như hiện nay cùng với những tác động của hoàn cảnh lịch sử, hoàn
cảnh kinh tế, xã hội và các quan điểm khác nhau về đức tin, lối sống khiến cho
tại nhiều nơi trên thế giới và đặc biệt là tại khu vực Trung Đông đã có những
cuộc xung đột tôn giáo lớn. Hầu hết các đánh giá đều cho rằng dường như chưa
thể có giải pháp nào thực sự hữu hiệu có thể giải quyết triệt để các vấn đề mâu
thuẫn, xung đột phát sinh trong quan hệ giữa các nhóm tôn giáo với vai trò nổi
bật của Hồi giáo.
Tìm hiểu về Hồi giáo và các vấn đề phát triển, tác động của tôn giáo
này trên thế giới luôn là vấn đề phức tạp, vấn đề “nóng”, vấn đề “nhạy cảm”.
Mặc dù vậy, đây là vấn đề không thể bỏ qua đối với tất cả các quốc gia đang
cùng tồn tại, phát triển trong thời đại toàn cầu hóa với những mối liên hệ qua lại,
ràng buộc lẫn nhau rất chặt chẽ.

25



×