Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

tiểu luận cao hoc chi tiet tac pham bao chi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.6 KB, 13 trang )

Bài tiểu luận: Tác phẩm báo chí
Đề tài: Chi tiết và những tiêu chí, yêu cầu về kỹ năng phát hiện chi tiết
trong sáng tạo tác phẩm báo chí
MỞ ĐẦU
Chi tiết là thuật ngữ dùng để chỉ các yếu tố thành phần phản ánh sự
vật trong thế giới khách quan được chọn lựa, sắp xếp, liên kết lẫn nhau một
cách khoa học, hợp lý, là chất liệu tạo thành dòng tin, đoạn tin, bức ảnh,
thước phim trong tác phẩm báo chí.
Theo Tiến sỹ Hà Huy Phượng – Phó trưởng khoa báo chí – Học viện
báo chí và tuyên truyền, chi tiết là phần rất nhỏ, điểm nhỏ trong nội dung sự
việc hoặc hiện tượng. Trong tác phẩm báo chí, mọi chi tiết đều có vị trí quan
trọng. Các chi tiết kết nối với nhau thành tác phẩm hoàn chỉnh. Chi tiết là
bằng chứng hiển nhiên, cơ sở khách quan đầu tiên để đánh giá xác thực của
sự kiện. Chi tiết làm rõ diễn biến và bản chất của sự kiện. Chi tiết tạo sự lôi
cuốn, nhớ lâu đối với công chúng về tác phẩm báo chí. Một chi tiết đắt làm
nên một tác phẩm hay, một chi tiết trong tác phẩm báo chí có thể làm nên sự
nổi tiếng của nhà báo.
Theo Giáo sư, Tiến sỹ Tạ Ngọc Tấn – Giám đốc Học viện hành chính
quốc gia Hồ Chí Minh, chi tiết là "Những bộ phận nhỏ nhất của sự kiện. Chi
tiết có thể là một hành vi, một lời nói, một cử chỉ của con người, một sự vật
hay một trạng thái cụ thể của hoàn cảnh diễn ra sự kiện.
Theo Tiến sỹ Nguyễn Thị Thoa, Nguyễn Thị Hằng Thu – tác giả cuốn:
Giáo trình tác phẩm báo chí đại cương, bàn về khai niệm của chi tiết như
sau: Theo từ điển tiếng Việt giải nghĩa: chi tiết là một phần rất nhỏ, điểm nhỏ
trong nội dung sự việc hoặc hiện tượng. Thành phần riêng lẻ hoặc tổ hợp
đơn giản nhất của chúng, có thể tháo lắp được, như đinh ốc, trục bánh xe.


Dựa vào ý nghĩa thứ nhất trong từ điển tiếng Việt và xem xét dưới góc độ
báo chí, chi tiết là một bộ phận nhỏ nhất; là một trạng thái cụ thể của diễn
biến sự kiện; là hành vi, cử chỉ, lời nói, trạng thái tâm lý của con người; là sự


tham gia của con người trong sự kiện. Chi tiết trả lời các câu hỏi: Ai ?, Cái gì
?, Ở đâu ?, Khi nào ?, Như thế nào ?, Tại sao ?.
Một tác phẩm báo chí được “dệt” bởi nhiều chi tiết. Có nhiều góc độ
tiếp cận về chi tiết.
Theo phương pháp thể hiện, chi tiết gồm: chi tiết tả; chi tiết kể; chi tiết
bình – bàn; chi tiết “cái tôi cảm xúc của nhà báo” trước hiện thực khách
quan (hoặc theo cách gọi văn chương là chi tiết trữ tình ngoại đề).
Theo các yếu tố nội dung, chi tiết gồm: chi tiết bối cảnh; chi tiết hoàn
cảnh; chi tiết tình huống; chi tiết về quá trình diễn biến; chi tiết về thời gian;
chi tiết về không gian; chi tiết là hồ sơ nhân chứng; chi tiết về hình dáng, nội
tâm, tính cách, hành vi, hành động, lời nói của con người.
Bài tiểu luận sau đây xin được làm rõ thêm về: Chi tiết và những tiêu
chí, yêu cầu về kỹ năng phát hiện chi tiết trong sáng tạo tác phẩm báo chí

NỘI DUNG
Bàn về chi tiết trong tác phẩm báo chí
1, Khái quát về chi tiết
Chi tiết là một trong những yếu tố thuộc nội dung của tác phẩm báo chí
(gồm sự kiện, chi tiết, chính kiến, vấn đề, đề tài, tư tưởng). Chi tiết đóng vai
trò rất quan trọng trong việc khẳng định, làm rõ tư tưởng, chủ đề của tác
phẩm báo chí; là bằng chứng để công chúng tiếp nhận đặt niềm tin vào báo
chí, đồng thời ghi dấu sự thành công của tác giả.


Theo Từ điển tiếng Việt, "Chi tiết là phần rất nhỏ, điểm nhỏ trong nội
dung sự việc hoặc hiện tượng". Còn trong lĩnh vực báo chí, theo tác giả Tạ
Ngọc Tấn, chi tiết là "Những bộ phận nhỏ nhất của sự kiện. Chi tiết có thể là
một hành vi, một lời nói, một cử chỉ của con người, một sự vật hay một
trạng thái cụ thể của hoàn cảnh diễn ra sự kiện". Từ các khái niệm và định
nghĩa trên, có thể thấy, chi tiết có hai đối tượng cơ bản là sự việc và con

người, đây là những căn cứ để phân biệt các loại chi tiết. Còn trong thực tiễn
báo chí, có thể dựa trên các tiêu chí để phân loại chi tiết. Chẳng hạn, theo
tiêu chí về nội dung sẽ có các kiểu chi tiết; tiêu chí theo cách lựa chọn sẽ có
chi tiết điển hình, không điển hình; chi tiết theo đối tượng phản ánh sẽ có hệ
chi tiết sự vật (gồm các chi tiết miêu tả: tả đồ vật, tả cảnh…); hệ chi tiết sự
việc gồm chi tiết hoàn cảnh (cảnh sống của nhân vật hoặc hoàn cảnh tác
động vào sự kiện); chi tiết tình huống, chi tiết con số; và hệ chi tiết về con
người, có chi tiết ngoại hình và nội tâm nhân vật (vóc dáng, cử chỉ, nét mặt,
lời nói, tâm tư…); chi tiết hành động của nhân vật (hành vi, động tác, hoạt
động…). Ở dạng chi tiết có quan hệ ở chủ đề, sẽ có các hệ chi tiết chủ đạo,
bổ trợ v.v…Tần số xuất hiện của chi tiết (nhiều - ít, dày - thưa) lại phục
thuộc vào thể loại, chủ đề, chủ đích của tác giả. Người đọc thường dễ dàng
bắt gặp chi tiết con số trong thể loại tin, chi tiết lời nói nhân vật trong ký
chân dung, chi tiết miêu tả trong các thể loại ghi chép, tường thuật; chi tiết
bình (cái tôi của tác giả) trong thể loại phóng sự; còn trong bình luận, chi tiết
chính là các luận chứng, luận cứ, luận điểm…Xét theo bố cục, chi tiết có thể
nằm ở mở đầu, thân bài hay kết luận, thậm chí chúng nằm ngay trong tiêu đề
hay trong sappô (chepeau) của tác phẩm. Nói tóm lại, chi tiết hết sức linh
hoạt và có sự biến hoá không cùng. Đến nỗi, trong một số trường hợp, khó
có thể chỉ ra được ranh giới giữa các hệ, kiểu và dạng chi tiết. Chi tiết có mặt
trong mọi loại hình báo chí (báo viết, báo nói, báo hình, báo ảnh, báo điện
tử); có mặt trong mọi thể loại báo chí, từ bản tin ngắn, bài phản ánh, đến


những bài bình luận hay phóng sự, điều tra dài kỳ… Nói cách khác, mọi tác
phẩm báo chí, dù thuộc thể loại nào đều không thể không bắt đầu và bằng
vào các sự kiện, mà thực chất là các chi tiết, vì chi tiết chính là "những bộ
phận nhỏ nhất của sự kiện".
2, Bàn về chi tiết và vai trò của chi tiết trong tác phẩm báo chí
Xung quanh yếu tố chi tiết, có rất nhiều khía cạnh cần được đào sâu

nghiên cứu để hướng đến một khung lý thuyết về nó ngày càng hoàn chỉnh.
Vì vậy, cần tập trung nghiên cứu chi tiết ở các góc độ sau đây.
Trước hết, trên giác độ lý thuyết phải làm rõ để khẳng định vị trí, vai
trò, giá trị của chi tiết trong tác phẩm báo chí thuộc tất cả các loại hình báo
chí. Về vai trò của chi tiết, có ý kiến cho rằng: Chi tiết là "điểm tựa" của sự
kiện, là "linh hồn" của tác phẩm báo chí, có khả năng gây "bão tố" trong
lòng người đọc. Bằng vào các chi tiết được chọn lựa và sắp đặt có chủ đích,
nhà báo gửi gắm vào tác phẩm những ý đồ, tư tưởng, xúc cảm… của mình.
Theo đó, chi tiết chính là những "nhịp cầu" để người đọc "bước vào" thực
tiễn đời sống với cảm giác "tươi nguyên" vốn có của nó. Quả vậy, không có
thứ "tế bào"nào trên một "sinh thể báo chí" mạnh bằng các chi tiết trong việc
kích thích vào huyệt thần kinh nhạy bén nhất của người đọc trong quá trình
tiếp nhận thông tin. Bởi vì, chi tiết - chính là "những hình ảnh" vô cùng cần
thiết cho quá trình "trực quan sinh động" (Lê-nin) của con người trên con
đường nhận thức thế giới.
Chi tiết rất phong phú, đa dạng về kiểu, dạng và có khả năng biến hoá hết
sức linh hoạt. Mỗi sự kiện bao gồm nhiều chi tiết. Trong mỗi chi tiết lại có
hàng loạt các chi tiết nhỏ; thậm chí có những chi tiết rất đặc biệt, chúng đạt
đến các phẩm chất quan trọng như độ sắc, độ đậm, độ sâu, độ tinh,… đó
chính là những tình tiết; hay ví như chi tiết là những "người đẹp", những


"hoa khôi", thì tình tiết phải là những "hoa hậu", "á hậu". Trong chi tiết có
thể có tình tiết, nhưng có khi có tình tiết nhưng chưa hẳn đã có chi tiết v.v…
Các chi tiết và tình tiết kết nối nhau, được "xâu chuỗi" bởi những sự
kiện. Bằng tài năng chọn lựa và nghệ thuật sắp đặt của tác giả, chúng cùng
hướng về cái đích chung là làm bật chủ đề, đề tài, góp phần khẳng định các
chức năng của thông tin báo chí.
Trong chi tiết có vấn đề số lượng và chất lượng. Một tác phẩm có thể
có nhiều chi tiết, nhưng có những tác phẩm tuy ít chi tiết, nhưng thực sự

cuốn hút người đọc, bởi đó là những "chi tiết vàng". Nói một cách hình ảnh,
nó như "đóng đinh" một cách tự nhiên trong lòng người đọc, nhờ đó mà
người đọc gần như nhớ được trọn vẹn những nội dung cốt lõi của tác phẩm.
Nhưng bên cạnh những chi tiết "đắt giá", trong các tác phẩm báo chí vẫn có
những chi tiết làm kém chất lượng bài báo bởi các chi tiết thừa, chi tiết nhạt,
thậm chí là chi tiết vô bổ, nên tác phẩm báo chí đó thay vì góp phần nâng
cao dân trí, "quan trí" thì đã làm ngược lại, vô tình hạ thấp thị hiếu công
chúng. Nguyên nhân cơ bản đều xuất phát từ tài năng nghiệp vụ và tâm
huyết của nhà báo quy định.
Cùng một sự kiện hay chi tiết nhưng mỗi nhà báo lại có cách chọn lựa
và sử dụng chi tiết hoàn toàn khác nhau. Với một sự kiện cụ thể, nhà báo này
chọn chi tiết con số là chính, nhà báo khác dùng các chi tiết tả, bình làm chủ
đạo. Thói quen mang tính "kĩ thuật" này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố,
nhưng chủ yếu là do vốn sống văn hoá, lý lịch đời tư và tiểu sử tâm hồn của
người viết quy định. Từ cái mới, cái lạ của đời sống hiện thực, nhà báo tìm
kiếm, chắt lọc các chi tiết và biến chúng thành cái mới, cái lạ mang dấu ấn
cá nhân mình trong tác phẩm.
Để có được chi tiết tốt, góp phần nâng cao hiệu quả của tác phẩm báo
chí, đòi hỏi nhà báo phải có rất nhiều phẩm chất quan trọng. Trước hết, trong


việc lựa chọn chi tiết, họ phải bỏ thô lấy tinh, "săm soi" kỹ càng đến từng
chi tiết, thậm chí bỏ cái tinh ít để lấy cái tinh nhiều. Mặt khác, đòi hỏi nhà
báo phải có vốn sống phong phú, vốn kinh nghiệm thực tiễn - nghề nghiệp
dày dặn; phải công phu trong việc sắp đặt để bảo đảm sự "đắc địa" của từng
chi tiết. Cuối cùng là phải bằng một ngôn ngữ phù hợp, chuẩn xác để chuyển
tải các chi tiết vào tác phẩm.
Những "cây bút chuyên nghiệp" luôn có những tiết độc đáo, mới lạ, hấp
dẫn, thực sự tạo nên những "vụ nổ dây chuyền" trong ý thức của người đọc.
Đây chính là khát vọng của những người làm báo thuộc mọi thế hệ. Để hiện

thực hoá khát vọng đó, nó đòi hỏi ở nhà báo sự học hỏi, đúc rút kinh nghiệm
không ngơi nghỉ; sự mẫn cảm nghề nghiệp và một trái tim yêu nghề, sẵn
sàng dấn thân, say mê trong việc săn lùng chi tiết. Đó thật sự là cuộc "đãi cát
tìm vàng"; là tiếp cận những sự việc điển hình, chắt lọc được các chi tiết
điển hình. Điều này chỉ có thể có được ở các nhà báo có sự hiểu biết bao
quát mọi bình diện của đời sống; có sự quan sát tinh tế đến từng mặt, từng
bộ phận của sự việc, sự kiện; có sự đào sâu suy nghĩ để "gạn đục khơi
trong"; có sự công phu tìm hiểu để đoán định cho tới "ngọn nguồn lạch
sông" của sự kiện. Nói cách khác, cả trong tiếp cận hiện thực, cả trong lựa
chọn và sử dụng các chi tiết cho tác phẩm báo chí, đòi hỏi nhà báo phải có
kinh nghiệm và có trực cảm. Và chỉ khi tài năng song hành với tâm huyết
mới có thể tạo ra được những tác phẩm báo chí đủ sức lưu dấu trong lòng
công chúng.
Là một yếu tố quan trọng thuộc nội dung của tác phẩm báo chí, chi tiết
đang cần được tìm hiểu ngày càng sâu hơn với tư cách là một đối tượng
quan trọng cả đối với những người nghiên cứu khoa học về báo chí, cũng
như với công tác đào tạo và hoạt động sáng tạo của các nhà báo
3, Các chi tiết trong tác phẩm báo chí


Giáp trình Tác phẩm báo chí đại cương – Nhà xuất xuất bản giáo dục
Việt Nam nêu các thuật ngữ về các chi tiết.
Chi tiết tả: Từ điển tiếng Việt giải nghĩa: “tả có nghĩa là diễn đạt bằng
ngôn ngữ cho người khác có thể hình dung ra được một cách rõ nét”. Trong
tác phẩm báo chí, chi tiết tả nhằm làm rõ không gian, thời gian, hiện trạng sự
việc, hình dáng, nội tâm, tính cách, cử chỉ của con người.
Có nhiều người cho rằng, thể loại tin không cần sử dụng chi tiết tả.
Điều đó không đúng. Bất cứ tác phẩm báo chí nào (dù là tin hay phóng sự)
thì cũng phải dùng chi tiết tả để trình bày về một cảnh, một trạng thái của sự
vật, về một nhân vật nào đó trong sự kiện, chỉ có cấp độ mô tả nông – sâu

khác nhau mà thôi. Tất nhiên, chi tiết tả được sử dụng trong tin rất khắt khe,
còn trong phóng sự hay các thể loại khác, chi tiết tả được dùng khá nhiều và
linh hoạt.
Ví dụ: Tin “Tăm xỉa răng chui vô dạ dày”.
TP Hồ Chí Minh – sáng 26/3, anh L.M.C (30 tuổi, huyện Củ Tri, TP
Hồ Chí Minh) phải vào bệnh viên Trưng Vương (TP.HCM) cấp cứu vì đau
vùng bụng trên rốn không thể chịu nổi. Các bác sỹ đã nội soi và gắp ra một
cây tăm hai đầu nhọn, dài khoảng 5 cm đã cắm sâu vô 2/3 thành dạ dày.
(L.TH.H, Tuổi trẻ TP HCM, ngày 27/3/2008).
Phóng sự: “Ngọn nguồn bi kịch đau lòng chỉ vì tức nhau lời chào hỏi
buổi sáng”. Hai người đàn ông nhập viện trong tình trạng đa chấn thương.
Một người bị đánh bầm dập mặt mày, miệng nói chẳng ra hơi, người kia bị
đâm xuyên mông, thấu xương chậu phải nằm cố định một chỗ, muốn cựa
cuậy cũng chẳng xong. Một căn nhà trong thôn cũng vì liên quan đến chuyện
này mà bị thiêu rụi hoàn toàn. Thế nhưng khi tìm hiểu ngọn ngành, người
dân mới tá hỏa khi phát hiện ra đầu đuôi chỉ vì ông L chưa kịp chào buổi
sáng một đứa đáng tuổi con cháu trong thôn. Vụ hy hữu chấn động miền sơn


cước huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. (Báo đời sống và pháp luật
14/8/2014.)
Chi tiết kể: nhằm tái hiện rõ nét diễn biến của sự kiện theo lô gich mà
nhà báo muốn công chúng báo chí nhận thức (thời gian, không gian, bối
cảnh tự nhiên và xã hội, các mối quan hệ xã hội, diễn biến câu chuyện,
nguyên nhân sâu xa, hành vi, cử động, cử chỉ, trạng thái tâm lý của con
người với đủ hỷ, nộ, ái, ố, với đủ tham, sân, si). Mỗi nhà báo có một lối kể
riêng của mình nhưng vẫn phải phụ thuộc vào mục đích mà tác phẩm báo chí
cần đạt được. Mục đích đó là do chất liệu hiện thực khách quan quy định
bvaf nhiệm vụ chính trị mà tòa báo hướng tới. Cách kể thường dựa vào ngôi
thứ của chủ thể phát ngôn: Sự việc “tự kể”, nhân chứng kể, nhà báo kể.

Ví dụ: Tháng 6/2004, cảnh sát vùng Tây Nam Trung Quốc phát hiện
thấy 28 bé gái được “đóng gói” trong những chiếc túi nhựa và được xếp gọn
ở khu để hành lý phía đuôi xe buýt, khi chiếc xe này đang trên đường vào
thủ phủ Binyang, tỉnh Quangxi. Khi những túi hành lý được mở ra thì các bé
gái từ vài ngày tuổi đến 3 tháng tuổi đều đang chìm trong giấc ngủ. Má của
một số bé hằn những vết tím vì lạnh. Một bé trong số đó đã chết. Để có thể
vận chuyển chót lọt những đứa bé sơ sinh này, những người phụ nữ trung
niên đã “nhét” 2 – 3 đứa vào một túi ni lông có lỗ thông hơi và sử dụng
thuốc ngủ để chúng không khóc. Theo lời khai của những người phụ nữ
mang thứ hành lý đặc biệt này thì chiếc xe đã khởi hành trước đó được 4 – 5
tiếng (con người hay là vật vô tri, Lao động Thủ đô cuối tuần, ngày
21/10/2004)
Chi tiết bình – bàn: Loại chi tiết này chủ yếu thông qua lời nhân
chứng trong sự việc hoặc lời tác giả, phân tích, bày tỏ quan điểm của mình
trước hiện thực khách quan.
Ví dụ:


Nhìn từ vụ nam sinh viên tự thiêu vì trượt đại học tại Quảng Ngãi,
Báo đời sống và pháp luật có bài: Bệnh thành tích, đẩy học sinh đến bước
đường cùng?. Tác giả bài báo cho biết: Thông tin về những vụ học sinh nhập
viện tâm thần vì áp lực thi tốt nghiệp, quyên sinh vì thi trượt đại học gần đây
khiến các bậc phụ huynh hoang mang. Bệnh thành tích, bệnh háo danh của
nhà trường, cha mẹ vô tình đẩy con em đến bờ vực, trở thành áp lực sợ học,
sợ thi, thậm chí là sợ…sống? Theo tìm hiểu của PV Báo đời sống và pháp
luật, sau khi nam thanh niên, con trai của một chủ tiệm vàng ở huyện Mộ
Đức, tỉnh Quảng Ngãi tự thiêu, có rất nhiều lời đồn đoán về nguyên nhân
dẫn đến cái chết đau lòng này. Có người bào cậu ấy thi rớt đại học nên buồn
chán, người lại bảo do chịu nhiều sáp lực từ gia đình nên tìm đến cái chết để
giải thoát. Cũng theo mẹ của nạn nhân, nguyên nhân khiến con bà tự thiêu

có thể là do quẫn bách vì biết mình không đậu đại học.
Ví dụ: tại huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ đã xảy ra tình trạng thu tiền
điện trái quy định của nhà nước đối với người dân xã Ngọc Quan. Không chỉ
các hộ mở xưởng chế biến gỗ, ngay cả hộ gia đình làm dịch vụ xay sát muốn
có điện 3 pha cũng phải nộp 5 triệu đồng, ngoài ra mỗi hộ còn phải nộp thêm
10% tiền điện ngoài hóa đơn cho HTX dịch vụ điện năng Ngọc Quan. Hiên
tại, xã Ngọc Quan có trên 1 nghìn 600 hộ sử dụng điện, trong đó có 117 hộ
sử dụng điện sản xuất. Bình quân mỗi tháng, HTX tiêu thụ gần 40 nghìn Kw
điện. Như vậy, số tiền thu thêm 10% trái quy định trong nhiều năm qua là rất
lớn. Nhưng mãi đến năm 2014, khi người dân kiến nghị, chính quyền địa
phương mới biết sự việc này.
Ngay sau khi báo chí phản ánh về vụ việc thu tiền điện trái quy định
tại xã Ngọc Quan, huyện Đoan Hùng, cơ quan điều tra đã vào cuộc, làm rõ
những sai phạm và quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Chủ
nhiệm HXT dich vụ điện năng La Văn Tâm về tội lạm dụng chức vụ, quyền


hạn, chiếm đoạt tài sản. Trong tổng số 363 triệu đồng La Văn Tâm chiếm
đoạt của nhân dân, cơ quan CSĐT công an huyện Đoan Hùng đã thu hồi
được 347 triệu đồng. Ngày 17/7/2014, Công an huyện Đoan Hùng đã tổ
chức trả lại số tiền trên cho hơn 80 hộ dân trong xã. Cơ quan chức năng của
tỉnh cũng đang thanh kiểm tra hoạt động của 51 HTX dịch vụ điện năng
trong toàn tỉnh nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm tương
tự, đảm bảo quyền lợi cho người dân.
(Loạt phóng sự trong chương trình thời sự Đài PTTH Phú Thọ phát
sóng tháng 6, tháng 7 năm 2014).
Chi tiết cái tôi cảm xúc của nhà báo: là trạng thái tâm lý, cảm xúc, lý
lẽ phân tích, giải thích, đánh giá, bình – bàn của nhà báo trước hiện thực
khách quan (cái tôi của tác giả trong tác phẩm báo chí), được đan cài khéo
léo vào các chi tiết diễn biến của hiện thực khách quan. Loại chi tiết này

thường chỉ xuất hiện ở các tác phẩm phóng sự, ghi nhanh, bài phản ánh, bình
luận. Còn tác phẩm tin, điều tra thường ít sử dụng loại chi tiết này.
Ví dụ: Chuyện chưa kể về cuộc sống cha con “người rừng” sau một
năm trở về gia đình. (Báo đời sống và pháp luật 14/8/2014).
Cách đây hơn 1 năm, dư luận người dân cả nước xôn xao trước thông
tin chính quyền địa phương huyện miền núi Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi giải
cứu thành công hai cho con “người rừng” Hồ Văn Thanh 82 tuổi và con ruột
Hồ Văn Lang 41 tuổi. Suốt nhiều ngày liền, câu chuyện 40 năm sống biệt lập
với cộng đồng trong rừng sâu của cha con “người rừng” thu hút sự chú ý của
dư luận. Giờ đây, chúng tôi có mặt tại ngôi nhà của cha con “người rừng” để
ghi nhận thông tin cuộc sống sau hơn 1 năm về với gia đình, cộng đồng.

4, Mối quan hệ giữa chi tiết và nhà báo:


Trong quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí, nhà báo là người lựa chọn
chi tiết để sử dụng trong tác phẩm của mình. Chi tiết tồn tại khách quan
nhưng nhà báo lại hoàn toàn chủ động lựa chọn và sắp xếp chi tiết một cách
chủ quan trong tác phẩm bình luận để tạo ra dấu ấn riêng của mình. Chi tiết
xuất hiện trong tác phẩm báo chí như thế nào và được sử dụng ra sao, có
phát huy được hiệu quả và vai trò của mình phụ thuộc rất nhiều vào cá nhân
chủ thể sáng tạo tác phẩm là nhà báo.
5, Mối quan hệ giữa chi tiết và chi tiết trong tác phẩm báo chí:
Trong một tác phẩm báo chí sử dụng rất nhiều chi tiết. Chúng có mối
quan hệ đa dạng, phức tạp với nhau. Chi tiết có thể xuất hiện ở nhiều vị trí
trong tác phẩm báo chí mà ở mỗi vị trí đó thì vai trò, chức năng của nó cũng
có sự thay đổi linh hoạt, khác nhau. Chúng có thể đóng vai trò là bắc cầu,
đòn bẩy hoặc bổ trợ cho nhau. Tuy nhiên, ở bất cứ quan hệ nào thì các chi
tiết trong một tác phẩm báo chí đều có chung một mối quan hệ mang tính
nhất quán đó là tính tương hỗ để đảm bảo trật tự logic, chặt chẽ, thống nhất,

phát huy sức mạnh biểu đạt và nâng cao hiệu quả tác động của tác phẩm báo
chí.
6, Tính chuẩn xác của chi tiết hành động trên báo chí
Chi tiết là thuật ngữ dùng để chỉ các yếu tố thành phần phản ánh sự vật
trong thế giới khách quan được chọn lựa, sắp xếp, liên kết lẫn nhau một cách
khoa học, hợp lý, là chất liệu tạo thành dòng tin, đoạn tin, bức ảnh, thước
phim trong tác phẩm báo chí. Trong tác phẩm báo chí mọi chi tiết đều có vị
trí quan trọng, chi tiết này quan hệ chặt chẽ với chi tiết kia, tạo nên một
chỉnh thể thống nhất, không tách rời nhau. Một tác phẩm báo chí nếu thiếu
chi tiết sẽ trở nên nhạt nhẽo, nghèo nàn về nội dung và không có sức thuyết
phục.


Trong hệ thống các chi tiết, chi tiết hành động là chi tiết chỉ các trạng
thái biểu hiện tâm lý, tình cảm như lời nói, cử chỉ, hành vi, việc làm, quan
hệ…(gọi chung là hành vi) của đối tượng được phản ánh, xét về phương
diện ngữ nghĩa, là các động từ được sử dụng trong câu văn, đoạn văn. Chi
tiết hành động trong báo chí khác hẳn chi tiết hành động trong văn học. Nếu
như chi tiết hành động trong văn học là chất liệu được thể hiện bằng ngôn
ngữ hình tượng, thì chi tiết hành động trong báo chí là chất liệu được thể
hiện bằng ngôn ngữ phản ánh, trong đó mọi câu chữ, lời nói, hình ảnh đều
chứa đựng một nội dung thời sự, là cái có thật, tồn tại trong thế giới khách
quan được ghi chép, sao chụp thông qua hoạt động công tác phóng viên. Một
chi tiết hành động trong văn học chỉ có thể cảm thụ được chứ không thể thấy
được ở ngoài đời. Một chi tiết hành động trong báo chí vừa có thể cảm thụ
được, vừa thấy được ở ngoài đời. Yêu cầu số một của chi tiết hành động
trong báo chí là phải chuẩn xác, đặt đúng vị trí, hợp ngữ cảnh, nếu không sẽ
xảy ra tác dụng ngược lại. Các chi tiết hành động được đặt trong mối quan
hệ biện chứng giữa chủ thể (đối tượng gây ra hành vi với hậu quả của hành
vi). Người có hành vi tốt sẽ gây ra hậu quả tốt. Người có hành vi xấu sẽ gây

ra hậu quả xấu. Để thực hiện các hành vi, bao giờ con người cũng xuất phát
từ một động cơ chủ yếu, sau đó mới nảy sinh ý đồ, tìm ra các biện pháp,
phương pháp tiến hành nhằm thực hiện động cơ đó.
KẾT LUẬN
Chi tiết trong tác phẩm báo chí là một trong những thành tố cơ bản
không chỉ góp phần tạo nên cấu trúc của tác phẩm, tăng hiệu quả thông tin,
tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến nhận thức của người đọc mà còn có sức
tương tác với các yếu tố khác để tạo nên hiệu ứng thẩm mỹ và nhân văn, làm
tăng sức hấp dẫn và lôi cuốn của tác phẩm báo chí đối với công chúng.


Trong tác phẩm báo chí, mọi chi tiết đều có vị trí quan trọng. Các chi
tiết kết nối với nhau thành tác phẩm hoàn chỉnh. Chi tiết là bằng chứng hiển
nhiên, cơ sở khách quan đầu tiên để đánh giá xác thực của sự kiện. Chi tiết
làm rõ diễn biến và bản chất của sự kiện. Chi tiết tạo sự lôi cuốn, nhớ lâu đối
với công chúng về tác phẩm báo chí. Một chi tiết đắt làm nên một tác phẩm
hay, một chi tiết hay trong tác phẩm báo chí có thể làm nên sự nổi tiếng của
nhà báo.
Khi khai thác một chi tiết, cần phải đặt chi tiết đó trong mối quan hệ với
các chi tiết khác cả trước và sau, có căn cứ, chứng cứ rõ ràng mới được dùng
làm tư liệu cho bài viết. Viết phóng sự điều tra về vụ án, không thể chỉ căn
cứ vào lời cung, mà phải đi tìm chứng cứ, khi đã đủ chứng cứ mới viết, viết
rồi phải kiểm tra lại, khi đã thấy đủ mức độ tin cậy thì mới yên tâm. Đúng
như nhà báo Hữu Thọ đã viết: “Người làm báo chỉ nói rõ sự thật khi nó đã
được đánh giá đúng”.



×