Tải bản đầy đủ (.docx) (106 trang)

Ths, LỊCH sử ĐẢNG đảng bộ huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2005 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.24 KB, 106 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia có 54 dân tộc chung sống, trong đó dân tộc
Kinh là dân tộc đa số chiếm khoảng 87% , còn lại là 53 dân tộc thiểu số chiếm
tỷ lệ khoảng 13% dân số của cả nước. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng
nước và giữ nước, cộng đồng các dân tộc Việt Nam được hình thành và ngày
càng phát triển tạo nên một dân tộc Việt Nam thống nhất. Chính vì vậy, ngay
từ khi mới ra đời, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định vấn đề dân
tộc có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng đối với toàn bộ sự nghiệp cách
mạng của Đảng và nhân dân ta. Quán triệt những quan điểm cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc, Đảng ta đã đề ra những nguyên tắc và
định hướng chiến lược về chính sách dân tộc ở Việt Nam, đó là đoàn kết, bình
đẳng, tương trợ giữa các dân tộc. Định hướng này đã trở thành nội dung xuyên
suốt, bao trùm đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.
Chính sách dân tộc của Đảng ta luôn được quán triệt và triển khai thực
hiện nhất quán trong mọi thời kỳ. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể,
chính sách dân tộc của Đảng luôn được bổ sung, hoàn thiện đáp ứng yêu cầu
thực tiễn và sự phát triển của đất nước. Nhằm phát huy sức mạnh khối đại
đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Nghị quyết Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã nhấn mạnh: “Đoàn kết các dân
tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta”. Theo đó,
chính sách dân tộc được thực hiện theo hướng tiếp tục hoàn thiện các cơ chế,
chính sách, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội
vùng dân tộc thiểu số; nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, chất lượng
nguồn nhân lực và chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số;
tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chủ trương,
chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở các cấp; chống kỳ thị dân tộc;
nghiêm trị những âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân
tộc.
1



Chính sách dân tộc là một nội dung được nhiều nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu, tiếp cận ở nhiều góc độ như triết học, dân tộc học,… Tuy nhiên,
dưới góc độ Lịch sử Đảng, việc nghiên cứu chính sách dân tộc vẫn còn nhiều
những vấn đề cần tiếp tục làm rõ, nhất là nghiên cứu sự lãnh đạo của các đảng
bộ địa phương. Do vậy, tìm hiểu quá trình thực hiện chính sách dân tộc ở các
địa phương để thấy được sự vận dụng một cách sáng tạo của các đảng bộ, góp
phần làm rõ hơn vai trò lãnh đạo của Đảng với chính sách dân tộc trong sự
nghiệp đổi mới.
Đồng Hỷ là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên. Huyện lỵ đặt tại
thị trấn Chùa Hang, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 3 km về phía
đông bắc. Trong 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, Đảng bộ huyện,
sự nỗ lực của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân, Đồng Hỷ đã đạt được
những kết quả đáng khích lệ trong việc thực hiện chính sách dân tộc, góp phần
ổn định tình hình chính trị - xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân, đưa Đồng Hỷ vững bước trên con đường hội nhập, đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn một số bất
cập và hạn chế nhất định. Việc thực hiện chính sách dân tộc còn gặp nhiều khó
khăn do sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa giữa các vùng; do
nhận thức và tổ chức thực hiện; do tác động phức tạp của nền kinh tế thị
trường. Trong khi đó, những thế lực thù địch đang lợi dụng những khó khăn,
yếu kém về kinh tế xã hội; lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để tuyên truyền,
kích động đồng bào gây mất ổn định. Hơn lúc nào hết, việc nhận thức đúng và
tổ chức thực hiện thắng lợi chính sách dân tộc của Đảng, vận dụng phù hợp với
điều kiện cụ thể của địa phương, đã và đang là vấn đề bức thiết của Đảng bộ,
chính quyền và nhân dân huyện Đồng Hỷ. Do đó, nghiên cứu quá trình Đảng
bộ huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ
năm 2005 đến năm 2015 là cần thiết, nhằm đánh giá đúng thực trạng công tác

2


dân tộc trên địa bàn huyện, thấy được những giá trị văn hóa tinh thần và vật
chất do nhân dân huyện Đồng Hỷ sáng tạo ra trong đó có sự đóng góp không
nhỏ của đồng bào dân tộc thiểu số; từ đó rút ra những kinh nghiệm làm cơ sở
cho việc lãnh đạo, chỉ đạo, góp phần nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo thực
hiện chính sách dân tộc ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên nói riêng, trên cả
nước nói chung. Đồng thời qua nghiên cứu, khẳng định tính đúng đắn, khoa
học về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước cả về mặt lý
luận và thực tiễn. Đây cũng là vấn đề chưa có nghiên cứu chuyên sâu.
Với các lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Đảng bộ huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2005
đến năm 2015” làm Luận văn Thạc sĩ, ngành lịch sử, chuyên ngành Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc luôn là vấn đề phức tạp và nhạy
cảm. Ở nước ta hiện nay, Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt
tới vấn đề dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc. Những năm gần đây
đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, có thể phân thành các nhóm
nghiên cứu như sau
2.1. Những nghiên cứu chung có liên quan đến đề tài
Chính sách dân tộc của các chính quyền nhà nước phong kiến Việt
Nam của tác giả Phan Hữu Dật và Lâm Bá Nam, xuất bản năm 2001 đã khái
quát chính sách dân tộc trong lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước và thời kì
phong kiến cho đến Đại hội IX của Đảng. Đưa ra cơ sở lý luận, thực tiễn của
chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những vấn
đề đặt ra hiện nay.
Những vấn đề cơ bản về chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay do Phan
Xuân Sơn và Lưu Văn Quảng chủ biên, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2010,

đã nêu lên chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước qua các giai đoạn cách
mạng và những vấn đề đang đặt ra cho việc thực hiện chính sách dân tộc.
3


Những quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt chính
sách dân tộc hiện nay.
Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ
dân tộc hiện nay do GS,TS Phan Hữu Dật chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2001. Tác giả đã trình bày khái niệm dân tộc, chủ nghĩa Mác – Lênin
về vẫn đề dân tộc. Cuốn sách giúp người đọc tìm hiểu về vấn đề xung đột dân
tộc hiện nay; Chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam và quan hệ
dân tộc ở nước ta; về quan hệ dân tộc ở một số vùng dân tộc thiểu số.
Vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính sách dân tộc, trong thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của viện nghiên cứu chính sách dân tộc
miền núi, xuất bản năm 2011 đã tập hợp những bài báo khoa học tham gia hội
thảo. Vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa do tác giả Bế Trường Thành chỉ đạo biên soạn.
Nội dung cuốn sách trình bày những vấn đề lý luận, nhận thức về dân tộc và
chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước ta.
Vấn đề dân tộc và công tác dân tộc ở nước ta, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2001. Các tác giả đã trình bày những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề
dân tộc và chính sách dân tộc. Bên cạnh đó, các tác giả cũng phân tích đặc
điểm của dân tộc Việt Nam để từ đó đề cấp tới những nội dung của công tác
dân tộc hiện nay.
“Xây dựng đời sống văn hóa mới ở vùng miền núi, dân tộc” do nhà xuất
bản dân trí, xuất bản năm 2013 đã khái quát đặc điểm tình hình vùng dân tộc
miền núi ở nước ta, nêu lên những quan điểm của Đảng và nhà nước về chính
sách dân tộc và xây dựng, phát triển đời sống văn hóa mới ở vùng dân tộc

miền núi.

4


2.2. Nhóm các bài viết, các luận văn, luận án nghiên cứu về dân tộc
và chính sách dân tộc.
Nguyễn Quang Bách (2014), Đảng bộ tỉnh Bác Giang lãnh đạo thực
hieenjchinhs sách dân tộc từ năm 2000 đến năm 2010, Luận văn Thạc sĩ Lịch
sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh. Luận văn đã trình bày chính sách dân tộc của Đảng và quá
trình Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đẩy mạnh thực hiện chính sách dân tộc từ năm
2000 đến năm 2005. Đồng thời, tác gỉa đã đưa ra những nhận xét và rút ra
những bài học kinh nghiệm từ quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc
của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang.
Nguyễn Thị Thu Hương (2007), Xây dựng và thực hiện chính sách dân
tộc của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới – Thực trạng và giải
pháp, Luận văn Thạc sĩ Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã khái quát quá trình xây dựng và thực hiện chính
sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trong thười kỳ đổi mới, từ đó chỉ ra
những thực trạng còn tồn tại và đề xuất một số giải pháp để giải quyết.
Lê Hữu Nghĩa (2004), Thực hiện chính sách dân tộc, vấn dề và giải
pháp, Tạp chí Cộng sản, số 11. Bài viết đã nêu ra một số thực trạng nổi bật
trong công tác dân tộc của Đảng và đưa ra một số gải pháp tháo gỡ.
Trần Thị Mỹ Hường (2011), Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các
dân tộc Tây Bắc thời kỳ đấy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
Tạp chí Giáo dục lý luận, số 10. Tác gải đã khái quát những chủ rương, giải
pháp ở một số tỉnh Tây Bắc trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa củ các dân tộc
ít người trong quá trình công nghiệp háo, hiện đại hóa.
Trần Thị Mỹ Hường (2012),“Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực

hiện chính sách dân tộc ở một số tỉnh Tây Bắc từ năm 1996 đến năm 2006”,
Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả
đã làm rõ đường lối, chủ trương của Đảng trong quá trình lãnh đạo thực hiện

5


chính sách dân tộc và thực trạng vấn đề dân tộc ở một số tỉnh Tây Bắc từ năm
1996 – 2006.
Trần Hồng Mạnh,“Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo thực hiện chính
sách dân tộc từ năm 1997 đến năm 2012”, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, chuyên
ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Luận văn đã trình bày được chủ trương và quá trình thực hiện chính sách dân
tộc của đảng bộ tỉnh Bắc Giang, đồng thời rút ra những kinh nghiệm cho đảng
bộ tỉnh trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách dân tộc ở địa
phương trong những năm tiếp theo.
2.3. Nhóm các Luận văn, Luận án về vấn đề dân tộc và chính sách
dân tộc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Hoàng Thu Thủy,“Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo thực hiện chính
sách dân tộc từ năm 1997 đến năm 2005”, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, chuyên
ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng
viên lý luận chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả đã làm rõ chủ
trương, quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên. Bên cạnh đó,tác giả cũng đưa ra một số nhận xét, kinh nghiệm về
quá trình thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Lý Thị Thu Huyền (2012), Đảng bộ huyện Định Hóa (Thái Nguyên)
lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2001 đến năm 2012, Luận văn
Thạc sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn. Luận văn đã trình bày những chính sách của
Đảng và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về vấn đề dân tộc; những

vấn đề đặc thù của địa phương và quá trình Đảng bộ huyện Định Hóa lãnh
đạo thực hiện chính sách dân tộc ở địa phương từ năm 2001 đến năm 2012.
Tuy nhiên đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu, đề cập một
cách đầy đủ, có hệ thống về vấn đề “Đảng Bộ huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2005 đến năm 2015”.

6


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Qua việc làm rõ quá trình Đảng bộ huyện Đồng Hỷ lãnh đạo thực hiện
chính sách dân tộc từ đó rút ra những nhận xét, kinh nghiệm cần thiết cho việc
thực hiện chính sách dân tộc ở địa phương hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Những yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách dân tộc ở huyện
Đồng Hỷ
- Chủ trương lớn của Đảng, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về chính sách
dân tộc từ năm 2005 đến năm 2015
- Quá trình Đảng bộ Đồng Hỷ thực hiện chính sách dân tộc từ năm
2005 đến năm 2015
- Tổng kết, đánh giá thành tựu và hạn chế, từ đó đúc rút những kinh
nghiệm thực tiễn trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn
huyện Đồng Hỷ trong giai đoạn trên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu quá trình Đảng bộ huyện Đồng Hỷ lãnh đạo thực
hiện chính sách dân tộc từ năm 2005 đến năm 2015.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Nghiên cứu quá trình Đảng bộ huyện Đồng Hỷ lãnh đạo

thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2005 đến năm 2015
Về không gian: Luận văn nghiên cứu trong phạm vi huyện Đồng Hỷ
Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình lãnh đạo thực
hiện chính sách dân tộc trên một số mặt: Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở và
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số; phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói
giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số; phát triển giáo dục - đào tạo và phát huy
bản sác dân tộc trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Đồng Hỷ.

7


5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng
Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về
vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Tác giả luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp, trong đó chủ
yếu là phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic.
- Ngoài ra, luận văn còn sử dụng kết quả điều tra xã hội học, phương
pháp chuyên gia.
6. Cái mới của luận văn
- Trình bày có hệ thống quá trình Đảng bộ huyện Đồng Hỷ vận dụng
sáng tạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2005 đến năm 2015.
- Tổng kết, đánh giá thành tựu, hạn chế, những kinh nghiệm cần thiết
trong lãnh đạo công tác thanh niên của Đảng bộ huyện Đồng Hỷ thời kỳ 2005
- 2015.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
7.1. Ý nghĩa về lý luận
- Bổ sung luận cứ khoa học về sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Đồng

Hỷ trong việc thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2005 đến năm 2015
- Góp phần làm rõ quá trình lịch sử Đảng bộ huyện Đồng Hỷ trong
việc thực hiện chính sách dân tộc
- Bổ sung những kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ huyện Đồng Hỷ
trong thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2005 đến năm 2015
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ huyện trong việc
thực hiện chính sách dân tộc
- Là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm nghiên cứu về chính
sách dân tộc
8


8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu gồm 3 chương, 5 tiết như sau:
Chương 1: Những yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách dân
tộc của Đảng bộ huyện Đồng Hỷ.
Chương 2: Quá trình Đảng bộ huyện Đồng Hỷ lãnh đạo thực hiện chính
sách dân tộc từ năm (2005 – 2015).
Chương 3: Nhận xét và kinh nghiệm.
Chương 1
NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐỒNG HỶ
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội của huyện Đồng
Hỷ
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa – xã hội
1.2. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh
Thái Nguyên trong việc thực hiện chính sách dân tộc

1.2.1. Một số khái niệm
- Dân tộc
- Chính sách dân tộc
- Chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam
1.2.2. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về việc thực hiện
chính sách dân tộc
1.2.3. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái nguyên về việc thực hiện
chính sách dân tộc
1.3. Khái quát quá trình Đảng bộ huyện Đồng Hỷ lãnh đạo thực
hiện chính sách dân tộc trước năm 2005
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
9


Chương 2
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TÔC CỦA ĐẢNG
BỘ HUYỆN ĐỒNG HỶ (2005 - 2015)
2.1. Đảng bộ huyện lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc (2005 2010)
2.1.1. Chủ trương của Đảng bộ huyện
2.1.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện
2.2. Đảng bộ huyện lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc (2010 2015)
2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ huyện
2.2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Chương 3
NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM
3.1. Nhận xét
3.1.1. Thành tựu
3.1.2. Hạn chế

3.2. Kinh nghiệm

10


CHƯƠNG I: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐỒNG HỶ
1.1.1. Điều 1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội của
huyện Đồng Hỷ
kiện tự nhiên
Huyện Đồng Hỷ được thành lập từ năm 1946, đời Hồng Đức năm thứ
21, gồm 9 tổng, 33 xã. Từ ngày thành lập đến nay, địa giới hành chính của
huyện đã nhiều lần thay đổi. Huyện lỵ Đồng Hỷ cũng phải di chuyển rất nhiều
địa điểm. Chỉ tính từ năm 1960 đến 1985 huyện Đồng Hỷ di chuyển 05 lần.
Địa điểm ban đầu ở Xuân Quang xã Gia Sàng, năm 1962 dịch chuyển lên
Xuân Thịnh (cũng thuộc xã Gia Sàng), năm 1965 chuyển vào Xà Cạt (xã
Quyết Thắng), sau đó chuyển ra làng Thịnh Đán. Thực hiện quyết định số
102/HĐBT ngày 02/4/1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về
việc điều chỉnh địa giới một số huyện và thành phố thuộc tỉnh Bắc Thái.
Tháng 7 năm 1985 huyện Đồng Hỷ di chuyển trụ sở từ xã Thịnh Đán (TP
Thái Nguyên) về phường Chiến Thắng (nay là Thị trấn Chùa Hang).
Hiện nay, Đồng Hỷ có 18 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 15 xã và
3 thị trấn. Diện tích đất tự nhiên trong toàn huyện là 461,77km 2,trong đó đất
nông, lâm nghiệp 39.854,19 ha, đất phi nông nghiệp 4.909,1 ha, đất chưa sử
dụng 677,08 ha trải dài từ 21 độ 32 phút đến 21 độ 51 phút vĩ Bắc, giữa 105
độ 46 phút đến 106 độ 04 phút kinh Đông. Đồng Hỷ giáp huyện Chợ Mới tỉnh
Bắc Kạn ở phía bắc, huyện Võ Nhai về phía đông bắc, giáp huyện Phú Lương
về phía tây, giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phú Bình về phía nam và
giáp huyện Yên Thế thuộc tỉnh Bắc Giang về phía đông.
Dân số và cơ cấu thành phần dân cư: Tổng dân số toàn huyện có 31.347

hộ với 115.597 người; Trong đó Nam = 57.647, Nữ = 57.950 người. Trong
huyện có các dân tộc chủ yếu sau: Kinh khoảng 65.262 người chiếm 56,46%,
11


Tày khoảng 3.301 người chiếm 2,86%, Nùng khoảng 16.446 người chiếm
14,23%, H'Mông khoảng 2.939 người chiếm 2,54%; Dao khoảng 6.364 người
chiếm 5,51%; Sán Chay khoảng 2.475 người chiếm 2,14%; Sán Dìu khoảng
17.901 người chiếm 15,49%; Dân tộc khác khoảng 909 người chiếm 0,76%.
Độ tuổi: Từ 0-14 tuổi: 28.783 người; từ Nữ từ 15-54, Nam từ 15-59=
76.132 người, trên độ tuổi lao động= 10.682 người. Dân số nội thành, nội thị
18.640 người. Lao động nông nghiệp 40.612; phi nông nghiệp 25.856 người.
Địa hình huyện Đồng Hỷ có độ dốc thoai thoải từ đông bắc xuống tây
nam. Phía bắc và đông bắc huyện thuộc dãy núi đá vôi Bắc Sơn hùng vĩ. Các
xã phía bắc và đông bắc của huyện thuộc vùng núi cao, độ cao trung bình là
120 mét so với mực nước biển, nhiều khe suối đi lại khó khăn nhưng có thế
mạnh phát triển thủy điện, lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc.
“Các dãy núi đá lớn là vùng núi thấp nhiều đồi hình bát úp, độ cao
từ 50 – 60 m, có khả năng phát triển cây công nghiệp (chè, mía, lạc,…).
Các xã nằm phía hạ lưu sông Cầu độ cao trung bình 20m so với mực
nước biển, có những cánh đồng bằng phẳng thuận lợi cho việc phát triển
lúa nước và cây thực phẩm.
Đồng Hỷ hiện có 26.448 ha rừng, trong đó diện tích trồng rừng là
7.146 ha, chiếm 51% diện tích rừng của huyện Đồng Hỷ nằm ở độ cao
dưới 200m, ít gỗ quý, trừ phía bắc huyện (Văn Lăng, Tân Long) còn
một số rừng nguyên sinh trên núi đá vôi, trong đó có nhiều gỗ trai,
nghiến, lát,… rừng là một thế mạnh của huyện Đồng Hỷ trước đây”
[Huyện Đồng Hỷ Lịch sử kháng chiến chống xâm lược và xây dựng –
bảo vệ tổ quốc, năm 1945 – 2000, Nhà in báo Thái Nguyên, trang 12]
Hiện nay rừng đã bị khai thác hết lâm thổ sản để phục vụ nhu cầu cuộc

sống mưu sinh của người dân. Trong rừng chỉ còn lại gỗ tạp, gỗ nhỏ không có
giá trị kinh tế. Nhờ các dự án trồng cây gây rừng của Chính phủ trong những
12


năm trở lại đây, diện tích rừng trồng của huyện đã tăng lên đáng kể. Các loài
động vật trong rừng chủ yếu chỉ còn có các loài động vật nhỏ như sóc và
chim. Các loại động vật quý hiếm không còn nữa. Các loại lan quý hiếm trước
đây có nhiều ở Tân Long hiện nay cũng bị khai thác hết. Các loại thảo dược
quý còn với số lượng không nhiều.
Mật độ sông, suối của Đồng Hỷ bình quân 0,2km/km 2, tất cả đều bắt
nguồn từ khu vực núi cao phía bắc, đông bắc và đều chảy vào sông Cầu.
Ngoài ra, hiện nay còn xuất hiện hệ thống kênh mương nội đồng đã dần
thay thế các con mương, con suối tưới nước cho các cánh đồng. Các nguồn
nước tự nhiên cũng đang dần cạn kiệt do hiện tượng chặt phát rừng trong
vòng 20 năm trở lại đây. Các con suối nhỏ cũng biến mất dần do lượng nước
đổ về không nhiều như trước nữa.
Sông Cầu chảy theo hướng Bắc – Nam là biên giới phía tây của huyện với
độ dài 47 km, là nguồn cấp nước chính, có tiềm năng khai thác vận tải thủy và
cát phục vụ nhu cầu xây dựng của người dân trong tỉnh.
Việc khai thác cát ngày càng mạnh mẽ ở trung nguồn và hạ nguồn sông
Cầu. Mực nước sông càng ngày càng giảm. Nước thải sinh hoạt đổ ra sông
nhiều nên sông bị ô nhiễm khá nặng nề. Hàng năm vào mùa mưa mực nước
sông dâng cao khá nhanh và cũng rút nhanh do đặc điểm địa hình của vùng là
cao và dốc. Hiện tượng lở đất ở trên sông thường xảy ra vào mùa lũ lên vào
tháng 6, tháng 7.
Đồng Hỷ cũng nổi tiếng là vùng đất giàu khoáng sản, trong đó có cả
những khoáng sản quý được đánh giá là có tầm quan trọng đối với nền kinh tế
quốc dân như mỏ quặng sắt lộ thiên ở Trại Cau, mỏ quặng kẽm chì làng Hích ở
xã Tân Long.

Hiện nay các doanh nghiệp, có một số công ty cũng đang tiến hành khai
thác các đá trên địa bàn hai xã Tân Long và xã Quang Sơn để cung cấp
13


nguyên vật liệu cho nhà máy xi măng trắng Quang Sơn và nền móng cho các
công trình xây dựng cơ bản.
Hiện nay giao thông đã thuận lợi hơn khá nhiều so với chục năm trước
đây. Tổng chiều dài đường bộ của huyện là 729,8km, trong đó có quốc lộ 1B
qua địa bàn huyện dài 15,5 km, đường liên tỉnh dài 27 km, đường liên huyện
dài 57,5 km, đường liên xã 171 km, đường liên xóm 404 km. Mật độ đường
giao thông toàn huyện bình quân đạt 13,4 km/km2, ô tô vận tải cỡ lớn có thể
đến được trung tâm tất cả các xã trong huyện. Hiện nay nhờ có chính sách của
Đảng và Nhà nước hệ thống đường bê tông liên thôn đang được thực hiện
trong nhiều xã tạo điều kiện đi lại thuận tiện cho người dân trong vùng.
Đồng Hỷ nằm ở vùng bắc chí tuyến, trong vành đai nhiệt đới bắc bán
cầu, nên khí hậu ở đây mang tính chất nhiệt đới nóng, ẩm, gió mùa. Mùa nóng
từ tháng 4 tháng 10; mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, ít mưa. Nhiệt
độ trung bình là 22 độ C, nhiệt độ cao nhất trung bình nhiều năm là 27,2 độ C,
nhiệt độ thấp nhất trung bình trong năm là 20,2 độ C. Tháng 7 là tháng có
nhiệt độ trung bình cao nhất, tháng 1 là tháng có nhiệt độ trung bình thấp
nhất. Số giờ nắng trong năm là 1. 628 giờ. Mưa ở Đồng Hỷ tập trung từ tháng
2 đến tháng 10, chiếm 90,6% năm; lượng mưa trung bình từ 1.800 mm – 2000
mm; tháng 7 có lượng mưa lớn nhất, từ 401mm đến 420 mm. Trái lại, tháng
12 và tháng 1 có lượng mưa thấp nhất, khoảng 24 – 25 mm. Mỗi năm ở Đồng
Hỷ có khoảng 21 – 22 đợt gió mùa đông bắc tràn qua (trong khoảng thời gian
từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau)”.[Huyện Đồng Hỷ Lịch sử kháng chiến
chống xâm lược và xây dựng – bảo vệ tổ quốc, năm 1945 – 2000, Nhà in báo
Thái Nguyên, trang 15]. Mỗi lần gió đông bắc tràn về thường làm cho nhiệt
độ hạ xuống đột ngột, rất hại cho sức khỏe con người và vật nuôi, cây trồng…

Đặc biệt là một vài năm trở lại đây thời tiết diễn biến bất thường trên diện
rộng làm cho cuộc sống người dân cũng bị ảnh hưởng nhiều.

14


Nhìn chung, khí hậu Đồng Hỷ tương đối ôn hòa, hầu như ít có giông
bão, thuận lợi cho sản xuất cả nông lâm nghiệp.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội
Đồng Hỷ không phải là một huyện giàu có, nhưng nền kinh tế đa dạng,
có tiềm lực về rừng, khoáng sản, có khả năng tự cấp tự túc lương thực cho
đến những nhu cầu thiết yếu của đời sống trong một xã hội nông nghiệp.
“Từ một huyện nông nghiệp lạc hậu, mang nặng tính tự cấp tự
túc đến năm 2000, Đồng Hỷ đã xây dựng được nền kinh tế cơ cấu hợp
lí Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm 41,6%, Nông – Lâm
nghiệp chiếm 40%, Thương nghiệp – Dịch vụ 18,4%... Các xã vùng cao
cũng có chuyển biến cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.
Kinh tế phát triển nhưng với tốc độ chậm, đời sống nhân dân được cải
thiện về nhiều mặt: ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh. Thu nhập bình
quân đầu người năm 2000 đạt 4 triệu đồng. Bình quân lương thực đạt
400kg/người/năm, trong huyện không còn hộ đói, hộ nghèo chỉ chiếm
10,32%. Toàn huyện có 20,3% có nhà từ cấp 3 trở lên, 25,87% số hộ có xe
máy, 75% số hộ có ti vi, 67,9% số hộ được dùng nước sạch, 92,5% số hộ
trong huyện dùng điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt’’. [Huyện Đồng Hỷ Lịch
sử kháng chiến chống xâm lược và xây dựng – bảo vệ tổ quốc, năm 1945 –
2000, Nhà in báo Thái Nguyên, trang 18 -19]
Về giáo dục, toàn huyện có 47 trường, trong đó có 25 trường tiểu học,
20 trường trung học cơ sở, 2 trường phổ thông trung học. Ngoài ra, trên địa
bàn huyện còn có hệ thống trường mầm non và mẫu giáo rộng khắp tới tất cả
các thôn bản kể cả vùng sâu vùng xa đáp ứng được nhu cầu học tập của con

em dân tộc trên địa bàn toàn huyện.
Hệ thống y tế cũng trải khắp toàn huyện. Bệnh viện Đa khoa huyện
Đồng Hỷ cũng đã được nâng cấp xây dựng và đầu tư trang thiết bị y tế đủ
15


điều kiện chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong huyện. Ngoài ra, còn có hệ
thống phòng khám khu vực, trạm y tế xã phường với nhiều giường bệnh và
đội ngũ y bác sỹ ngày càng được nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề.
Đặc biệt, Đồng Hỷ còn có nhiều loại cây dược liệu sử dụng cho việc chữa
bệnh và hàng trăm lương y có kinh nghiệm gia truyền, chữa trị nhiều thứ bệnh
cho nhân dân đạt kết quả cao.
1.2. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh
Thái Nguyên trong việc thực hiện chính sách dân tộc
1.2.1. Một số khái niệm
Dân tộc: Theo từ điển Từ và Ngữ Hán Việt thì dân tộc là cộng đồng
người ổn định hình thành trong quá trình lịch sử, cùng chung một tiếng nói,
một lãnh thổ, cùng liên quan với nhau về sinh hoạt, về kinh tế và cùng có
những điểm giống nhau về tâm lý [Từ điển Từ và Ngữ Hán Việt, Nxb Từ điển
Bách Khoa, Hà Nội 2002, tr. 170]. Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng thì dân
tộc là cộng đồng người được hình thành từ lâu đời, có ngôn ngữ, truyền thống
văn hóa, tâm lý đặc thù [Từ điển Tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo dục 1998,
HN, tr. 219].
Chính sách dân tộc: Theo định nghĩa trong Từ điển Bách khoa Việt
Nam, chính sách dân tộc là bộ phận cấu thành chính sách chung của một
chính đảng hay một nhà nước nhằm vạch ra nguyên tắc, biện pháp đối xử và
giải quyết vấn đề dân tộc trong một nước [Từ điển Bách khoa Việt Nam tập 1,
Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội 2005].
Chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam: Là một hệ thống chủ
trương, giải pháp lớn nhằm thực hiện quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế,

văn hóa giữa các dân tộc, trong đó có sự quan tâm đến các dân tộc thiểu số có
trình độ phát triển kinh tế xã hội thấp, đảm bảo phát huy sức mạnh của cả dân
tộc và bản sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc, giải quyết đúng đắn quan hệ lợi ích
giữa các dân tộc, làm cho các dân tộc đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau
16


cùng phát triển. Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ta dựa trên ba nguyên
tắc bình đẳng – đoàn kết – tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển, hợp thành
một thể thống nhất vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển.
1.2.2. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về việc thực hiện
chính sách dân tộc
Vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
đồng thời xuất phát từ tình hình, đặc điểm, vai trò của các dân tộc trong cả
nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra các chủ trương, chính sách cụ thể
trên tất cả mọi lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có chính sách dân tộc.
Chính sách dân tộc là một bộ phân hữu cơ trong hệ thống chính trị của
Đảng và Nhà nước, thể hiện quan điểm chính trị của Đảng trong việc giải
quyết mối quan hệ giữa các dân tộc. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà
nước ta đảm bảo phát huy sức mạnh và bản sắc tốt đẹp của các dân tộc, giải
quyết đúng đắn mối quan hệ lợi ích giữa các dân tộc, làm cho các dân tộc
đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Qua từng giai đoạn lịch sử,
căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng, chính sách dân tộc có những bổ
sung, phát triển để làm cơ sở cho các đảng bộ địa phương, các cấp và các
ngành, đoàn thể trong hệt hống chính trị đề ra chủ trương thực hiện.
Ngay từ khi mới thành lập, trong Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ
nhất của Đảng (3/1935) đã xác định: Trung ương, các Xứ ủy và các Tỉnh ủy
(những tỉnh có dân tộc thiểu số) phải cử ra một số người chuyên môn nghiên
cứu và chỉ đạo công tác vận động trong các dân tộc thiểu số. Điều đó cho thấy
ngay từ những ngày đầu, Đảng ta đã nắm bắt được vị trí, vai trò của vấn đề

dân tộc đối với sự nghiệp cách mạng nước ta.
Đến năm 1945 khi vừa giành được độc lập, Đảng đãchỉ đạo thành lập
cơ quan làm công tác dân tộc với tổ chức tiền thân là Nha Dân tộc thiểu số
(theo Nghị định số 359 ngày 9-9-1946 chiểu theo sức lệnh số 58 ngày 3-517


1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) với nhiệm vụ để
“xem xét các vấn đề chính trị và hành chính thuộc về các dân tộc thiểu số
trong nước và thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc sống trên đất nước Việt
Nam”. [Ủy ban dân tộc và miền núi (2001), Lịch sử Ủy ban dân tộc 19462011, Nxb Chính trị quốc gia – Sự Thật, Hà Nội, tr.15]. Công tác dân tộc đã
góp phần không nhỏ để tạo nên thắng lợi sau 9 năm kháng chiến chống thực
dân Pháp và sau đó là cuộc kháng chiến 21 năm chống đế quốc Mỹ xâm lược
để giành độc lập, thống nhất nước nhà.
Sau năm 1975, Ban Dân tộc Trung ương (nay là Ủy ban Dân tộc) của
Chính phủ và bộ máy làm công tác dân tộc trong cả nước từ Trung ương đến
địa phương (nay là ủy ban dân tộc) đã được kiện toàn củng cố. Đặc biệt từ
năm 1986, Đảng ta triển khai công cuộc đổi mới đất nước trong đó có đổi mới
chính sách dân tộc.
Sự phát triển mọi mặt của các dân tộc đi liền với sự củng cố phát
triển của cộng đồng các dân tộc trên dết nước ta. Sự tăng cường tính
cộng đồng, tính thống nhất là một quá trình hợp quy luật, nhưng tính
cộng đồng, tính thống nhất không mâu thuẫn, không bài trừ lính da
dạng, tính độc đáo của mỗi dân tộc [Đảng cộng sản Việt Nam (1987),
Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự Thật, Hà Nội,
tr.16].
Ngày 27/ l l/ l989, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 22/NQ-TW về một số
chủ trương chính sách phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Nghị quyết đã chỉ
ra những thiếu sót trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc và miền núi
của Đảng, Nhà nước, đồng thời đưa ra các quan điêm, chủ trương đường lối
cho phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc và miền núi là:

Phát triển lãnh tế xã hội miền nói là bộ phận hữu cơ của chiến
lược phát triển nền kinh tế quốc dân. Một mặt, các địa phương miền núi
18


có trách nhiệm góp phần thực hiện chủ trương, chiến lược phát triển
lãnh tế - xã hội của cả nước. Mặt khác, việc cụ thể hóa và tổ chức thực
hiện nhưng chủ trương, chính sách chung ở miền phải tính dấn những
đặc điểm về tự nhiên, lịch sử, kinh tế xã hội, văn hóa , phong tục, tập
quán của miền núi nói chung và riêng của từng vùng, từng dân tộc;
trong việc này cần đặc biệt nhấn mạnh vai trò năng động, sáng tạo của
địa phương và cơ sở [ Bộ Chính trị (1989), Nghị quyết số 22-NQ/TW
Về một số chủ trương chính sách lớn về phát triển kinh tế - xã hội miền
núi, tr.5)
Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ chính trị đánh dấu một mốc quan trọng
trong việc nhận thức Về vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc của
Đảng. Sau đó, nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị, Hội đồng
Bộ trưởng (nay là Chính phủ), đã có quyết định số 72/QĐ-HĐHT ngày
13/3/1990 về một số chủ trương chính sách của Đảng về phát triển kinh tế xã
hội miền núi. Đây là những chủ trương chính sách phát triển lãnh tế - xã hội
vùng miền nên toàn diện đầy đua thể hiện rõ đường lối đôi mới của Đảng
trong công tác dân tộc và miền núi nước ta.
Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, đặc biệt những năm đầu
thế ký XXI, Đảng và Nhà nước ta căn cứ vào tình hình thực tiên trong nước
trong khu vực và trên thế giới, căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
đã đề ra nhiệm du công tác dân tọc, chính sách dân tọc những quan điểm nội
dung chính sách dân tộc phù hợp voi những giải pháp thích hợp. Tháng
4/2001, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đàng đã bổ sung phải triển
đường lối lối chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
nhằm đưa đất nước tình trạng kém phát triển. Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại

biểu toàn quốc lần thứ IX chỉ rõ:

19


Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc luôn luôn có vị trí chiến
lược trong sự nghiệp cách mạng. Thực hiện tốt chính sách các dân tộc
bình động, đoàn kết tương trợ giúp nhau phát triển xây dụng kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội phát triển sản xuất hàng hóa chăm lo đời sống vật
chất tinh thần, xóa đói giảm nghèo, mở mang dân trí giữ gìn, làm giàu
và phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc,
thực hiện công bằng xã hội giữa các dân tộc, giữa miền núi và miền
xuôi, đặc biệt quan tâm vùng gặp nhiều khó khăn, vùng trước đây là
căn cứ cách mạng và kháng chiến. Tích cực thực hiện chỉnh sách ưu
tiên trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiếu số.[Đảng Cộng
sản VIệt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 127-128].
Nhận thức về vị trí, vai trò và trách nhiệm thực hiện chính sách dân tộc
trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân luôn là một yêu cầu vừa cơ bản, vừa cấp
bách. Ngay đầu thế kỷ mới, trong bối cảnh tình hình quốc tế diễn biến rất
phức tạp, các thế lực thù địch đang tìm cách phá hoại khối đại đoàn kết của
cộng đồng dân tộc Việt Nam âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc ít kích động
chia rẽ, gây rối và can thiệp vào công việc nội bộ nước ta, chống phá chế độ
và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, nhận định, chủ trương của Đảng nói
trên về công tác dân tộc là kịp thời, đúng đắn. Tiếp đó, năm 2000 Hội nghị lần
thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) đã ra Nghị quyết quan
trọng về đường lối dân tộc thể hiện sự quan tâm của Đảng về vấn đề dân tộc.
Nghị quyết về công tác dân tộc đã phân tích những nguyên nhân yếu kém tồn
tại trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng trong thời gian qua; đồng
thời nêu rõ năm quan điểm cơ bản:

Một là, vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược
cơ bản lâu dài, đồng thơi cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách
mạng Việt Nam.
20


Hai là, các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn
kết tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, cùng nhau phấn đấu thực hiện
thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nuớc, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xà hội chủ nghĩa, kiên quyết đâu tranh với
mọi âm mưu chia rẽ dân tộc.
Ba là, phát triển toàn diện chính trị kinh tế, văn hóa - xã hội và
an ninh quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi, gắn tăng
trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề Xã hội, thực hiện chính sách
dân tộc; quan tâm phát triển, đối tượng nguồn nhân lực, chăm lo xây
dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiêu số, giữ gìn và phát huy những giá trị,
bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiếu số trong sự phát
triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Bốn là, ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xà hội các vùng dân tộc
và miền núi, khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của từng vùng
đi đôi với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái, phát huy nội lực tinh
thần tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc, đồng thời tăng cường
sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và sự tương trợ, giúp đỡ của các địa
phương trong cả nước.
Năm là, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là
nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân toàn quân, của các cấp, các ngành,
của toàn bộ hệ thống chính trị.[Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa
IX (2003), Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12/3/2003 Về công tác dân
tộc]
Nghị quyết đã xác định những nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách trong các

lĩnh vực của đời sống vùng đồng bào dân tộc.
Trong lĩnh vực kinh tế: Đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng
cao mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số, trọng tâm là đồng bào ở vùng
21


cao, vùng sâu vùng sâu - xa. Trong những năm trước một tập trung giúp đồng
bằng dân tộc nghèo, các dân tộc đặc biệt khó khăn giải quyết ngay những vấn
đề bức xúc như tình trạng thiếu lương thực, thiếu nước sinh hoạt nhà ở tạm,
không đủ tư liệu sản xuất, dụng cụ sinh hoạt tối thiểu xây dựng kết cấu hạ
tầng khu vực biên giới vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Công tác
quy hoạch, sắp xếp, phân bố lại hợp lý dân cư, nguồn nhân lực theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững, gắn với bảo đảm an
ninh quốc phòng.
Trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế: Tiếp tục thực hiện chương trình
phủ sóng phát thanh truyền hình tăng cường các hoạt động văn hóa thông tin
tuyên truyền hướng về cơ sở tăng cường thời lượng và nâng cao chất lượng
các chương trình phát thanh truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số.
Thực hiện chương trình phổ cấp giáo dục miền núi, nâng cao chất
lượng. hiệu quả giáo dục, đào tạo, nhất là của hệ thống trường phổ thông dân
tộc nội trú các cấp mở rộng việc học tiếng dân tộc. Tích tục thực hiện tốt
chính sách ưu tiên, cử tuyên dành cho con em các dân tộc thiểu số vào học lại
các trường đại học, cao đẳng: trung học. trường nghề.
Về củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở các vùng
dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng sử
dụng đãi ngộ, luân chuyển cán bộ. Đẩy mạnh phát triển đảng viên trong đồng
bào dân tộc, khắc phục tình trạng cơ sở không có tổ chức đảng là đảng viên.
Về quốc phòng, an ninh: Tăng cường công tác đảm bảo an ninh chính
trị và trật tự an toàn xà hội, không để xảy ra những "điểm nóng" về an ninh,
trật tự xã hội ở dùng dân tộc xã hội miền núi. Thực hiện tốt chính sách tín

ngưỡng và tôn giáo ở vùng dân tộc và miền núi; kiên quyết ngăn chặn việc lợi
dụng chính sách tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng để hoạt động phá hoại khối

22


đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của
nước ta.
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức công tác dân tộc phù hợp với
yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới: Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở
tạo điều kiện để nhân dân tích cực, chủ động tham gia xây dựng, thực hiện
giám sát việc thực hiện các chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương. Thông qua các chính sách. biện
pháp cụ thể. động viên đồng bào các dân tộc phát huy nội lực, ý chí tự lực tự
cường. tinh thần vươn lên trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội xóa đói,
giảm nghèo, xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc.
Để cụ thể hóa chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước đã có chương
trình phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc miền núi..
Chương trình định canh, định cư: Định canh, định cư là giải pháp lâu
dài và hiệu quả nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc và bảo vệ tài nguyên
môi trường. Các mục tiêu chính của chương trình bảo gồm: Ổn định cuộc
sống định canh, định cư; khai thác hợp lý và hiệu quả tiềm năng kinh tế miền
núi, nâng cao đời sống nhân dân, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và
điều kiện sống.
Dự án hỗ trợ đồng bào bào các dân tộc đặc biệt khó khăn: Dự án này
được triển khai trong cả nước bắt đầu từ năm 1992 . Mục tiêu của dự án là hỗ
trợ đồng bào dân tộc đặc biết khó khăn nhằm phát triển kinh tế, nâng cao dân
trí, xóa đói giám nghèo, tạo điều kiện cho các dân tộc ít người hòa nhập với
cả nước đời sống và thu nhập. Đối tượng của dự án là các gia đình đặc biết
khó khăn thuộc vùng sâu, vùng xa của dân tộc có số dân dưới 1 0.000 người

và của 2 dân tộc Chăm và Khơ mer. Nội dung của dự án là hỗ trợ lương thực
và đồ dùng sinh hoạt theo mức 300 - 500 nhìn dồng/hộ cho vay không tính lãi

23


để phát triển sản xuất không quá 1 triệu đồng/hộ, hỗ trợ xây dựng cơ sở vật
chất và hạ tầng công cộng, tiếp tục chủ trương trên.
Ngày 20 tháng 7 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số
134/2004/QĐ - TTg về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và
nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.
Thực hiên hỗ trợ đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào
dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn nhằm mục đích cùng thực
hiện các chương trình phát triển kinh tế xà hội. Nhà nước trực tiếp hỗ
trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo để có điều kiện phát triển sản xuất,
cải thiện đời sống, sớm thoát nghèo [58, tr.1].
Chính sách trợ giá, trợ cước và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm đối với vùng
dân tộc vùng sâu, vùng xa đã được hình thành ở một số địa phương vùng dân
tộc và miền núi. Năm 1994, chính sách trợ cước, trợ giá đã được thực hiện
trên toàn bộ địa bàn miền núi theo văn bản số: 1960/KTTH, ngày 14 tháng 4
năm 1994 của Chính phủ, chính sách này được tiếp tục bổ xung bởi Nghị định
số 20/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 1998 của Chính phủ về phát triển
thương mại miền núi, vùng hải đảo và vùng đồng bào dân tộc, trong đó có chủ
trương cấp không và trợ cước đối với một số mặt hàng thiết yếu cho đồng bảo
dân tộc thiểu số ở những vùng sâu, vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn. Năm
2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2002/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 20 tiếp tục điều chỉnh một số nội dụng trợ cước,
trợ giá.
Chương trình phát triển kinh tế các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng
bào dân tộc miền núi và vùng sâu, vùng xa, cụ thể hóa Chương trình 133 ở

vùng dân tộc thiểu số, ngày 31 tháng 7 năm 1998 Thủ tướng Chính phủ ra
Quyết định số 135/1 998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế

24


xã hộ các xã đặc biệt khó khăn miền núi vùng sâu, vùng xa ( còn gọi là
Chương trình 135).
Chương trình 135 bao gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn từ năm 1998 - 2000
(theo quyết định 135) và giai đoạn từ năm 2001 - 2005 (theo quyết định l38).
Điểm mới của Chương trình 135 giai đoạn 2001 - 2005 là việc sáp nhập thêm
ba chương trình, dự án tham gia xóa đói giảm nghèo khác.
Chương trình xây dựng trung tâm cụm xã, chương trình định canh định
cư và hỗ trợ đồng bào dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn. Mục tiêu chung là
nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào ở các xã đặc biệt
khó khăn và vùng sâu, vùng xa trong cả nước, tạo điều kiện cho các vùng này
thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hòa nhập vào sự
phát triển chung của cả nước, góp phần đảm bảo an toàn xã hội, quốc phòng,
an ninh. Mục tiêu cụ thể của giai đoạn 2001 - 2005 là giảm tỷ lệ hộ nghèo
xuống còn 25 % vào năm 2005, tiếp tục phát triển lành tế, xã hội, văn hóa cho
người dân. Chương trình bao gồm 5 nhiệm vụ. sau chuyển thành 5 dự án
thành phần: Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn; xây dựng và quy hoạch trung
tâm cụm xà, quy hoạch và bố trí lại dân cư ở những nơi cần thiết; đẩy mạnh
phát triển nông, lâm gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm; đào tạo cán bộ cơ sở
từ năm 2002, ngoài 5 dự án đã dược phê duyệt chương trình 135 còn lồng
ghép thêm dự án hỗ trợ đồng bào dân tộc khó khăn, để lưu giữ và phát huy
các giá trị văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số góp phần xây dựng một nền văn
hóa Việt Nam tiên tiên dậm đà bản sắc dân tộc ngày 16 tháng 7 năm 2003
Thủ tướng chính phủ ra Quyết định số 124/2003/QĐ-TTG Về phê duyệt đề án
bảo tồn, phát triển văn hóa của dân tộc thiểu số Việt Nam.

Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào
dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo
Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Đối
tượng của chính sách này là hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo
25


×