Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

SKKN xây dựng chuyên đề dạy học phần sinh trưởng và phát triển ở động vật theo định hướng phát triển năng lực của học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (954.66 KB, 36 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGÔ GIA TỰ


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến:
Xây dựng chuyên đề dạy học phần
“Sinh trưởng và phát triển ở động vật” theo định hướng phát triển năng lực của
học sinh THPT.

Tác giả sáng kiến: Phạm Thu Lan
Môn: Sinh học
Trường: THPT Ngô Gia Tự

Vĩnh Phúc, năm 2020
0


MỤC LỤC
1.Lời giới thiệu………………………………………………………………………..1
2. Tên sáng kiến……………………………………………………………………….1
3. Tác giả sáng kiến……………………………………………………………………1
4. Chủ đầu tư sáng kiến………………………………………………………………...1
5. Lĩnh vực sáng kiến…………………………………………………………………..1
6. Ngày SK áp dụng lần đầu……………………………………………………………2
7. Mô tả bản chất sáng kiến……………………………………………………………2
Phần 1: Mở đầu………………………………………………………………………...2
1.1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………………..2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………………………3


1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………………3
1.4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………….3
Phần 2: Nội dung………………………………………………………………………5
Chương 1: Cơ sở của việc xây dựng các chuyên đề dạy học...…………………….... 5
1.1 Cơ sở lí luận chung………………………………………………………………..5
1.2. Quy trình xây dựng chuyên đề dạy học……………………………………………5
Chương 2: Thiết kế chuyên đề dạy học ………………………………………………7
I. Nội dung chuyên đề …………………………………………………………………7
II. Tổ chức dạy học chuyên đề ………………………………………………………...7
III. Kiểm tra, đánh giá ………………………………………………………………..12
Chương 3: Bài dạy minh họa.......................................................................................19
Chương 4: Kết quả áp dụng sáng kiến……………………………………………….31
Phần 3: Kết luận và kiến nghị………………………………………………………..32
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có)............................................................ 32
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến...........................................................32
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến.....33
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến
lần đầu (nếu có)………………………………………………………………………34
Tài liệu tham khảo........................................................................................................35

1


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Nghị quyết số 29 NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã khẳng định một
trong những nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện Nghị Quyết là đổi mới mạnh mẽ và đồng

bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục và đào tạo theo hướng coi trọng phẩm chất và phát
triển năng lực của người học. Trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, người học phải
là người biết tìm tòi làm chủ kiến thức, trang bị đầy đủ kĩ năng và năng lực giải quyết
các vấn đề trong thực tiễn.
Xuất phát từ thực tế việc dạy học hiện nay chủ yếu được thực hiện trên lớp theo
bài tiết trong sách giáo khoa. Trong phạm vi của 1 tiết học không đủ thời gian cho giáo
viên và học sinh khai thác triệt để phương pháp dạy học tích cực, hiệu quả khai thác
các phương tiện dạy học còn nhiều hạn chế. Đồng thời, các hình thức kiểm tra còn lạc
hậu, chủ yếu là đánh giá sự ghi nhớ của học sinh, chưa đánh giá được năng lực của
người học.
Để khắc phục được những hạn chế cả về phương pháp dạy học, hình thức tổ
chức và kiểm tra đánh giá cần xây dựng nội dung dạy học phù hợp với các phương
pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Một trong những hướng mới đó là xây dựng các
chuyên đề dạy học phù hợp với sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong điều
kiện thực tế của nhà trường.
2. Tên sáng kiến: Xây dựng chuyên đề dạy học phần “Sinh trưởng và phát triển ở
động vật” theo định hướng phát triển năng lực của học sinh THPT.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Phạm Thu Lan
- Đơn vị: Tổ Hóa Sinh – KTNN, trường THPT Ngô Gia Tự
- Số điện thoại: 0987.463.589. E_mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Giáo viên Phạm Thu Lan
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
2


- Áp dụng cho 3 bài thuộc phần B- Sinh trưởng và phát triển ở động vật.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
- Chuyên đề “ Sinh trưởng và phát triển ở động vật” được nghiên cứu và áp dụng trong
thời gian 1 năm. Nhiệm vụ cụ thể như sau:

+ Học kì 1: Nghiên cứu lý thuyết về quy trình thiết kế 1 chuyên đề dạy học nói chung
và chuyên đề Sinh trưởng và phát triển ở động vật nói riêng.
+ Học kì 2: Áp dụng dạy thử 1 tiết chuyên đề ở lớp 11A2, A3, A4. Thông qua đó kiểm
nghiệm tính khả thi và hiệu quả của đề tài đồng thời tổng kết để rút ra những kiến nghị
và hướng nghiên cứu mới.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài sáng kiến
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo xác định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của
giáo dục và đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người
học. Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân,
phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, kĩ
năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn”. Theo tinh thần đó, các yếu tố của
quá trình giáo dục trong nhà trường trung học cần được tiếp cận theo hướng đổi mới.
Đổi mới toàn diện giáo dục bao gồm cả đổi mới về hình thức và phương pháp
dạy học: tăng cường khả năng học sinh vận dụng kiến thức liên môn và giải quyết các
tình huống thực tiễn thông qua “ dạy học theo dự án, tổ chức các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo. Đồng thời kết hợp với đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá trong
quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Môn Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, đối tượng quan sát trong dạy học
sinh học là các sơ đồ, hình vẽ, mẫu vật tự nhiên, các thí nghiệm…Giáo viên có thể sử
dụng câu hỏi và bài tập nhận thức để hướng dẫn học sinh quan sát phương tiện trực
quan để khơi dậy ở học sinh tính tò mò, phát hiện và tạo tình huống có vấn đề. Đồng
thời hình thành cho học sinh những năng lực trong học tập như: tri thức sinh học, năng
lực nghiên cứu, năng lực thực địa, năng lực trong phòng thí nghiệm.
3



Đối với bộ môn sinh học lớp 11, tôi nhận thấy phần kiến thức “ Sinh trưởng và
phát triển ở động vật có nhiều ứng dụng vào đời sống và sản xuất. Nhưng thực tế thời
lượng số tiết học trên lớp chưa đủ để học sinh tìm hiểu các ứng dụng đó. Để tổ chức
được quá trình dạy học thay cho việc dạy theo từng bài, từng tiết trong sách giáo khoa
như hiện nay thì việc xây dựng chuyên đề dạy học và sử dụng một kĩ thuật dạy học
tích cực làm chủ đạo là một hướng đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh
giá. Việc xây dựng các chuyên đề dạy học còn kích thích hứng thú, phát huy tính tích
cực, tự giác và sáng tạo trong học tập của học sinh, đồng thời hình thành những năng
lực cần thiết.
Xuất phát từ lí do đó, với mong muốn góp phần tìm ra phương pháp dạy học
phù hợp và nâng cao chất lượng dạy học, tôi đã rút ra một được một số kinh nghiệm
thông qua đề tài sau: Xây dựng chuyên đề dạy học phần “Sinh trưởng và phát triển ở
động vật” theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng được chuyên đề dạy học “ Sinh trưởng và phát triển ở động vật”.
- Tiến hành thực nghiệm áp dụng đối với lớp 11A2, A3, A5. Từ đó đánh giá và rút kinh
nghiệm.
- Tiếp tục xây dựng các chuyên đề dạy học các chương khác trong sách giáo khoa sinh
học 11.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: 3 bài thuộc phần B- Sinh trưởng và phát triển ở động vật
trong sách giáo khoa sinh học 11 ban cơ bản.
* Phạm vi nghiên cứu: Sinh học lớp 11
1.4. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
Nghiên cứu các tài liệu, công trình nghiên cứu về lí luận dạy học, phương pháp
dạy học sinh học, sách giáo khoa sinh học hiện hành và các tài liệu chuyên môn.
Trao đổi với giáo viên, học sinh để thiết kế quy trình các bước xây dựng 1
chuyên đề dạy học hoàn chỉnh có cấu trúc như sau:
- Xác định vấn đề dạy học của chuyên đề

- Nội dung của chuyên đề và thời lượng của chuyên đề
4


- Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và những phẩm chất, năng lực của
học sinh có thể hình thành được trong chuyên đề dạy học.
- Bảng mô tả 4 mức yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng
cao) của các câu hỏi, bài tập kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học chuyên đề
- Hệ thống các câu hỏi, bài tập tương ứng với mỗi mức độ nhận thức được trình
bày trong bảng mô tả.
- Tiến trình dạy học chuyên đề được thiết kế thành các hoạt động thể hiện tiến
trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được lựa chọn.
* Phương pháp thực nghiệm: Thử nghiệm một tiết học ở đơn vị công tác. Chọn lớp thử
nghiệm và bố trí thử nghiệm, đồng thời quan sát để tìm hiểu hứng thú học tập của học
sinh.

5


PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ CỦA VIỆC XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC
1.1 Cơ sở lí luận chung
Khi xây dựng các chuyên đề dạy học cần căn cứ vào một phương pháp dạy học
tích cực cụ thể. Nhìn chung các phương pháp dạy học tích cực đều được thực hiện dựa
trên việc cho học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua nhiệm vụ học tập.
Chuỗi hoạt động học trong mỗi chuyên đề vì thế đều tuân theo con đường nhận thức
chung như sau:
Hoạt động giải quyết một tình huống học tập: mục đích của hoạt động này là
tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập được
giao. Giáo viên là người tạo tình huống học tập dựa trên những kiến thức, kinh nghiệm

có liên quan đến vấn đề cần giải quyết.
Hoạt động tìm tòi, khám phá, lĩnh hội kiến thức, kĩ năng mới và thực hành,
luyện tập, củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội được nhằm giải quyết
tình huống, vấn đề học tập.
Hoạt động vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để phát hiện và giải quyết các
tình huống, vấn đề thực tiễn.
1.2. Quy trình xây dựng chuyên đề dạy học
* Xác định tên chuyên đề
Căn cứ vào nội dung chương trình và sách giáo khoa của môn học, giáo viên
xác định các nội dung kiến thức liên quan với nhau được thể hiện ở một số bài/tiết hiện
hành, từ đó xây dựng thành một vấn đề chung để tạo thành một chuyên đề dạy học đơn
môn.
* Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ
Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các
hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, từ
đó xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong chuyên đề
sẽ xây dựng.

6


* Xây dựng nội dung chuyên đề
Căn cứ vào tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được sử dụng
để tổ chức hoạt động học cho học sinh, từ tình huống xuất phát đã xây dựng, dự kiến
các nhiệm vụ học tập cụ thể tiếp theo tương ứng với các hoạt động học của học sinh,
từ đó xác định các nội dung cần thiết để cấu thành chuyên đề.
Lựa chọn các nội dung của chuyên đề từ các bài/tiết trong sách giáo khoa của
môn học hoặc/và các môn học có liên quan để xây dựng chuyên đề dạy học.
* Thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề thành các hoạt động học
Việc thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề thành các hoạt động học được tổ

chức cho học sinh có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ
thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy
học được sử dụng. Trong chuỗi hoạt động học, đặc biệt quan tâm xây dựng tình huống
xuất phát.
Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học mỗi chuyên đề theo phương pháp
dạy học tích cực, học sinh cần phải được đặt vào các tình huống xuất phát gần gũi với
đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ tham gia giải quyết các tình huống đó.
Trong quá trình tìm hiểu, học sinh phải lập luận, bảo vệ ý kiến của mình, đưa ra
tập thể thảo luận những ý nghĩ và những kết luận cá nhân, từ đó có những hiểu biết mà
nếu chỉ có những hoạt động, thao tác riêng lẻ không đủ tạo nên. Những hoạt động do
giáo viên đề xuất cho học sinh được tổ chức theo tiến trình sư phạm nhằm nâng cao
dần mức độ học tập.
Các hoạt động này làm cho các chương trình học tập được nâng cao lên và
dành cho học sinh một phần tự chủ khá lớn. Mục tiêu chính của quá trình dạy học là
giúp học sinh chiếm lĩnh dần dần các khái niệm khoa học và kĩ thuật, học sinh được
thực hành, kèm theo là sự củng cố ngôn ngữ viết và nói.
Những yêu cầu mang tính nguyên tắc nói trên của phương pháp dạy học
tích cực là định hướng quan trọng cho xây dựng các chuyên đề dạy học.

7


CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC PHẦN
“ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
I. Nội dung chuyên đề
- Tên chuyên đề: Sinh trưởng và phát triển ở động vật
1. Mô tả chuyên đề
Chuyên đề gồm 3 bài trong chương 2, phần B: Sinh trưởng và phát triển ở động vật
Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật
Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở động vật

Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật (tiếp
theo)
2. Mạch kiến thức của chuyên đề
- Khái niệm về sinh trưởng và phát triển ở động vật
- Phát triển không qua biến thái
- Phát triển qua biến thái
+ Phát triển qua biến thái hoàn toàn.
+ Phát triển qua biến thái không hoàn toàn.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
+ Nhân tố bên trong: các hoocmon động vật.
+ Nhân tố bên ngoài như: thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng
- Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người như: cải
tạo giống, cải thiện môi trường sống của động vật và cải thiện chất lượng dân số.
3. Thời lượng thực hiện chuyên đề: 3 tiết
II. Tổ chức dạy học chuyên đề
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm về sinh trưởng và phát triển của động vật. Lấy ví dụ minh họa.
- Phân biệt được phát triển qua biến thái và không qua biến thái
- Phân biệt được phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn
- Nêu được vai trò của nhân tố di truyền đối với sinh trưởng và phát triển của động vật.
8


- Kể tên được các hoocmon và vai trò của các hoocmon đó đối với sinh trưởng, phát
triển của động vật có xương sống và động vật không xương sống.
- Giải thích được nguyên nhân, biện pháp phòng một số bệnh lí liên quan đến
hoocmon.
- Kể tên và phân tích được tác động của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát
triển của động vật.

- Nêu được những ứng dụng của kiến thức sinh trưởng và phát triển trong đời sống
thực tiễn và trong sản xuất.
1.2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát kênh hình, sơ đồ, hình vẽ. Từ đó biết cách phân tích, so
sánh và rút ra kết luận.
1.3. Thái độ
- Có ý thức bảo vệ sức khỏe, phòng tránh một số bệnh liên quan đến hoocmon.
- Có ý thức vận dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển vào trong đời sống và sản
xuất.
- Yêu thích và hứng thú hơn đối với môn học.
1.4. Định hướng phát triển năng lực trong chuyên đề
STT
1

Tên năng lực

Các kĩ năng thành phần

Năng lực phát hiện và - Giải thích được các hiện tượng liên quan đến sinh
giải quyết vấn đề

trưởng và phát triển ở động vật.
- Năng lực vận dụng các kiến thức sinh trưởng và
phát triển vào cải tạo các giống vật nuôi.

2

Năng lực thu nhận và - Phương pháp quan sát hình ảnh và sơ đồ về sinh
xử lí thông tin


trưởng và phát triển ở động vật trong sách giáo
khoa.
- Phương pháp vận dụng kiến thức liên môn để
phân tích các cơ chế, hiện tượng trong sinh trưởng
và phát triển động vật

3

Năng lực nghiên cứu - Phân tích, xử lí và trình bày các số liệu thu được
khoa học

dưới dạng các bảng biểu, sơ đồ, đồ thị. Từ đó, hình
9


thành các giả thuyết khoa học và biện pháp chứng
minh các giả thuyết đó.
4

Năng lực tính toán

Tính toán kích thước cơ thể động vật qua các giai
đoạn sinh trưởng và phát triển của chúng.

5

Năng lực tư duy

Phát triển tư duy phân tích, so sánh.


6

Năng lực ngôn ngữ

Phát triển ngôn ngữ nói, viết thông qua trình bày,
tranh luận, thảo luận về các vấn đề, hiện tượng liên
quan.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
2.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Sơ đồ về quá trình phát triển phôi thai ở người, vòng đời của châu chấu, vòng đời
của bướm.
- Hình vẽ về vị trí, cấu tạo của các tuyến nội tiết và hoocmon ở người
- Một số tranh ảnh phóng to về bệnh tật liên quan đến hoocmon sưu tầm được.
- Máy chiếu, bài giảng powpoint, video về sinh trưởng và phát triển ở động vật.
2.2. Chuẩn bị của học sinh
- Sưu tầm những thông tin liên quan đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
- Dụng cụ học tập như: sách giáo khoa, sách bài tập.
3. Tiến trình dạy học chuyên đề
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm và các kiểu sinh trưởng và phát triển ở
động vật
- GV đưa ví dụ về sinh trưởng phát triển ở lợn, phân tích ví dụ để học sinh hiểu và tự
khái quát thành khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật.
- GV: Yêu cầu HS đọc sách giáo khoa và cho biết có mấy kiểu sinh trưởng và phát
triển ở động vật?
- HS trả lời có 3 kiểu:
+ Phát triển không qua biến thái
+ Phát triển qua biến thái hoàn toàn
+ Phát triển qua biến thái không hoàn toàn
- GV yêu cầu HS hoàn thành nội dung của PHT sau:

10


Kiểu sinh trưởng

Đại diện

Đặc điểm

và phát triển
Không qua biến
thái
Qua biến thái hoàn
toàn
Qua

biến

thái

không hoàn toàn
- HS hoàn thành PHT rồi trình bày trước lớp, đối chiếu kết quả với các nhóm khác
trong lớp và đáp án để bổ sung hoàn thiện.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát
triển ở động vật
- GV yêu cầu HS quan sát hình 38.1 sgk và hoàn thành phiếu học tập sau:
Tên hoocmon

Loại tuyến tiết


Vai trò đối với sinh trưởng và
phát triển

Hoocmon sinh
trưởng
Tiroxin
Testosteron và
estrogen
Juvenin
Ecđixon
- HS hoàn thành PHT rồi trình bày trước lớp, đối chiếu kết quả với các nhóm khác
trong lớp và đáp án để bổ sung hoàn thiện.
- GV yêu cầu học sinh trả lời các câu lệnh tr 153 để thấy rõ hơn về vai trò của các
hoocmon đối với sự sinh trưởng và phát triển ở động vật.
Câu 1: Tại sao tuyến yên sản xuất ra quá nhiều hay quá ít hoocmon sinh trưởng lại
hình thành 2 loại người: khổng lồ và tí hon.
Câu 2: Tại sao trong thức ăn và nước uống thiếu iot thì trẻ em sẽ chậm lớn, chịu lạnh
kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ kém phát triển?
11


Câu 3: Tại sao gà trống con sau khi cắt bỏ tinh hoàn thì phát triển không bình thường
như: mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy và mất bản năng sinh dục?
Câu 4: Giải thích nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lột xác ở sâu bướm và nguyên nhân
bướm biến thành nhộng.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến sinh trưởng,
phát triển ở động vật và vận dụng vào trong chăn nuôi, sản xuất.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong sgk tr 155, 156 và hoàn thành PHT sau:
Các yếu tố ảnh


Mức độ ảnh hưởng

Ứng dụng vào sản

hưởng

xuất

Thức ăn
Nhiệt độ
Ánh sáng
Các chất độc hại
- HS hoàn thành PHT rồi trình bày trước lớp, đối chiếu kết quả với các nhóm khác
trong lớp và đáp án để bổ sung hoàn thiện.
- GV yêu cầu học sinh trả lời các câu lệnh tr 155 để thấy rõ hơn về vai trò của các yếu
tố ngoại cảnh đối với sự sinh trưởng và phát triển ở động vật.
Câu 1: Tại sao thức ăn lại ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật?
Câu 2: Tại sao nhiệt độ xuống thấp lại có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển
của động vật biến nhiệt và hằng nhiệt?
Câu 3: Tại sao trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối (khi ánh sáng yếu) sẽ có
lợi cho sinh trưởng và phát triển của chúng?
Câu 4: Dựa vào hiểu biết của mình về các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến sinh
trưởng và phát triển của động vật và hiểu biết về thực tiễn sản xuất, hãy nêu các biện
pháp kĩ thuật thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển, tăng năng suất vật nuôi.

III. Kiểm tra, đánh giá
1. Bảng ma trận kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực
Nội dung

Nhận biết


Khái niệm về -

Trình

Thông hiểu
bày - Lấy ví dụ và

Vận dụng thấp

Vận dụng cao
-

So

sánh
12


sinh

trưởng được

và phát triển

khái phân

tích

được


quá

niệm về sinh được

khái

trình

sinh

trưởng và phát niệm,

mối

trưởng



triển ở động quan hệ giữa

phát

vật.

động vật.

sinh trưởng và

triển


phát triển ở
động vật
Các kiểu sinh - Kể tên và trưởng

Phân

biệt -

Xác

định - Ứng dụng

và trình bày được được 3 kiểu được kiểu sinh vào thực tiễn:

phát triển ở đặc điểm đặc sinh trưởng và trưởng,
động vật

phát tiêu diệt sâu

trưng của các phát triển dựa triển của một hại cây trồng,
kiểu

sinh vào các tiêu đại diện động các vật trung

trưởng và phát chí sau: đại vật
triển động vật.

diện;


khi

biết gian

truyền

hình vòng đời của bệnh.

dạng cấu tạo chúng
của con non
so

với

con

trưởng thành;
các giai đoạn
sinh

trưởng,

phát triển; trải
qua lột xác.
Các yếu tố - Kể tên được - Giải thích - Đề xuất các bên trong ảnh các
hưởng
sinh

hoocmon được nguyên biện


Giáo

pháp giới tính và kĩ

đến ảnh hưởng đến nhân của một phòng tránh các năng
trưởng sinh

dục
chăm

trưởng, số bệnh lí và bệnh lí đó và sóc sức khỏe

và phát triển phát triển của hiện tượng bất biện pháp nâng ở tuổi dậy thì.
động vật

động vật có thường trong cao sức khỏe - Ứng dụng
xương sống và sinh trưởng và con người.
trong
chăn
không xương phát
triển
nuôi và trồng
sống.
-

Trình

động vật có

trọt.


bày liên quan đến
13


được vai trò hoocmon.
của

các

hoocmon

đối

với

sinh

trưởng,

phát

triển ở động
vật.
Các yếu tố ngoại
ảnh

Trình

cảnh được

hưởng hưởng

bày -

Phân

tích -

Giải

thích -

Các

biện

ảnh được các biện được một số pháp nâng cao
của pháp

điều câu thành ngữ, năng suất vật

đến

sinh nhân tố ngoại khiển

trưởng

và cảnh như thức trưởng và phát trong dân gian - Các biện
triển ăn, nhiệt độ, triển ở động như: ăn như pháp sinh đẻ


phát
động vật.

sinh hiện

ánh sáng đến vật và người.

tượng nuôi.

sinh trưởng và

tằm ăn rỗi, cơ có kế hoạch ở
sở của việc tắm người.

phát triển ở

nắng cho trẻ

động vật.

nhỏ để phòng
bệnh

còi

xương.
2. Hệ thống câu hỏi và bài tập kiểm tra chuyên đề
2.1. Bài tập
Bài tập 1: Sinh trưởng và phát triển là gì? Cho ví dụ minh họa
Quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật được xác định khi nào?

Động vật đẻ trứng và đẻ con có quá trình sinh trưởng và phát triển khác nhau như thế
nào?
Bài tập 2: Cho đoạn thông tin nói về đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu đục thân 5
vạch đầu nâu có tên khoa học: Chilo suppressalis Walker). Thuộc: Họ: Pyralidae. Bộ:
Lepidoptera
Đặc điểm hình thái: Trứng hình bầu dục dẹt, mới đẻ có màu trắng, sau chuyển
màu nâu, gần nở màu đen. Trứng đẻ thành ổ xếp dạng vảy cá ở mặt trên phiến lá hoặc
bẹ lá (trên bẹ lá chiếm 80%). Sâu non đẫy sức có màu nâu nhạt, trên thân có 5 vạch
14


dọc màu nâu xẫm. màu trắng sữa, đầu màu nâu vàng. Móc bàn chân bụng có 51-56 cái
xếp thành hình tròn. Nhộng: màu nâu vàng, mặt bụng có 5 vạch màu nâu, rầu đầu ngắn
hơn chân giữa, chân giữa ngắn hơn cánh, chân sau không vượt quá mút cánh.
- Con trưởng thành:
+ Ngài đực có đầu ngực màu nâu tro nhạt, mắt kép đen; râu đầu hình sợi chỉ, những
đốt cuối hình răng cưa nhỏ; giữa cánh trước có một chấm tím đen, dưới có 3 chấm
cùng màu xếp xiên, bụng thon nhỏ.
+ Ngài cái có râu đầu hình sợi, trên cánh không có chấm vệt như con đực, mép
ngoài cánh có 7 chấm đen.
Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại: Vòng đời của sâu đục thân bướm 2
chấm từ 35-45 ngày. Nhiệt độ từ 16-29oC và độ ẩm 70% có:
+ Thời gian trứng: 5-10 ngày.
+ Thời gian sâu non: 20-48 ngày.
+ Thời gian nhộng: 7-15 ngày.
+ Thời gian ngài vũ hóa đến đẻ trứng: 2-7 ngày.
Ngài cái của sâu đục thân 5 vạch đầu nâu có tính hướng quang mạnh, ngài cái
vào đèn nhiều hơn ngài đực. Mỗi ngài cái đẻ từ 3-4 ổ trứng (có 40-82 quả trứng/ổ) và
số trứng của một con có thể đẻ là 124-210 quả nhưng chúng không bao giờ đẻ hết số
trứng, sau khi chết bao giờ cũng còn từ 10-100 quả trong bụng và nếu nhiệt độ thấp,

mưa gió nhiều thì số trứng còn lại trong bụng nhiều. Ngài của loại sâu này thích đẻ
trên lúa xanh hơn trên mạ. Một năm sâu đục thân 5 vạch đầu nâu phát sinh 6 lứa. Điều
kiện nhiệt độ thích hợp cho loài sâu này phát triển trong tất cả các giai đoạn sinh
trưởng là nhiệt độ thấp, chúng có thể phát triển bình thường trong môi trường lạnh.
Sâu non đục vào thân cắt đứt đường vận chuyển dinh dưỡng làm dảnh vô hiệu và bông
bạc, ảnh hưởng đến cây lúa và năng suất lúa. Nhộng làm ổ bên trong thân lúa và bướm
vũ hóa từ đấy. Sâu đục thân 5 vạch đầu nâu là loại sâu gây hại nghiêm trọng ở các
vùng lúa ôn đới và cận nhiệt đới, vùng có nhiệt độ thấp và vụ xuân hại nặng hơn vụ
mùa. Sâu phân bố khắn các vùng trồng lúa trong nước và thế giới.
Hãy trả lời các câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Các giai đoạn kế tiếp nhau trong vòng đời của sâu đục thân 5 vạch đầu nâu là:
A, Trứng, nhộng, sâu non, sâu trưởng thành
15


B, Trứng, sâu non, nhộng, sâu trưởng thành.
C, Trứng, sâu non, sâu trưởng thành, nhộng, bướm.
D, Trứng, nhộng, sâu non, sâu trưởng thành, bướm.
Câu 2: Hãy khoanh tròn đúng hay sai ở mỗi nhận định sau:
Nhận định
1. Phát triển của sâu đục thân 5 vạch đầu nâu thuộc kiểu biến

Đúng hoặc sai
Đúng/ Sai

thái hoàn toàn
2. Phát triển ở động vật gồm phát triển qua biến thái và không

Đúng/ Sai


qua biến thái.
3. Tốc độ sinh trưởng của động vật tỉ lệ thuận với tuổi của

Đúng/ Sai

động vật
4. Phát triển ở động vật bao gồm giai đoạn phôi và hậu phôi
Đúng/ Sai
Câu 3: Sâu đục thân 5 vạch đầu nâu là có hại đối với cây trồng, nêu các biện pháp tiêu
diệt chúng?
Câu 4: Nhân tố nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến vòng đời của sâu đục thân 5 vạch
đầu nâu?
Bài tập 3: Hãy sắp xếp các động vật sau thành nhóm theo kiểu phát triển: gà, lợn,
mèo, chim bồ câu, thằn lằn, ong, sâu đục thân lúa, sâu khoang hại rau, cá, rầy nâu, cóc,
ếch ương, dế, tằm, gián.
Bài tập 4: Cho đoạn thông tin sau
Quá trình phát triển nhanh chóng ở giai đoạn Vị thành niên gắn liền với các biến
đổi của hệ thống nội tiết cơ thể, mà đóng vai trò chủ đạo là các hormone sinh dục. Tuy
nhiên ở mỗi giới thời điểm thay đổi hormone gắn với giai đoạn bước vào tuổi trưởng
thành tương đối lệch nhau. Hormone “tính nam” và “tính nữ” đều tồn tại trong đại diện
của cả hai giới. ở trẻ trai có nhiều androgen hơn (kích thích tố nam), mà quan trọng
hơn cả là testosterone (kích thích dục tố nam), còn ở trẻ gái là estrogen (kích thích tố
nữ) và progesterone (Tanner, 1978).
Mỗi hormone có tác động ảnh hưởng đến một loạt trung tâm và các cơ quan
tiếp nhận (cơ quan đích). Chẳng hạn, việc bài tiết testosterone sẽ ảnh hưởng đến sự
phát triển của dương vật, độ rộng của vai, kích thích mọc lông ở vùng sinh dục và
vùng mặt. Trong khi đó estrogen lại tác động đến độ nở của cổ tử cung và vú, cũng
16



như độ lớn của hông. Các tế bào tiếp nhận chỉ nhạy cảm với số ít các hormone tương
ứng (Tanner, 1978).
Hệ thống nội tiết tố giúp tạo ra sự cân bằng khá phức tạp giữa các hormone.
Hai vùng thùy não đảm bảo duy trì cho sự cân bằng này là vùng dưới
đồi (hypothalamus) và tuyến yên (hypophysis). Vùng dưới đồi kích thích tuyến yên,
tuyến yên kiểm soát toàn bộ sự lớn lên, kích thích việc sản xuất các hormone của
buồng trứng, tinh hoàn và truyến thượng thận. Các tác nhân đặc hiệu của dậy thì là
hormone giới tính – estrogen từ buồng trứng và testosteron từ tinh hoàn.
Câu 1: Vai trò của hoocmon sinh dục estrogen và testosteron là gì?
Câu 2: Hãy cho biết những biến đổi về tâm sinh lí giai đoạn tuổi dậy thì ở bé trai và bé
gái?
Câu 3: Liệt kê các biện pháp tránh thai và ưu nhược điểm của từng biện pháp.
2.2. Câu hỏi
* Câu hỏi tự luận:
Câu 1: Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm
trưởng thành thường không gây hại cho cây trồng?
Câu 2: Phát triển của ếch thuộc kiểu biến thái hoàn toàn hay không hoàn toàn? Tại
sao?
Câu 3: Vào thời kì dậy thì của nam và nữ, hoocmon nào được tiết ra nhiều làm cơ thể
thay đổi mạnh về thể chất và tâm sinh lí?
Câu 4: Tại sao vào những ngày mùa đông cần cho gia súc ăn nhiều hơn để chúng có
thể sinh trưởng và phát triển bình thường?
Câu 5: Việc ấp trứng của hầu hết các loài chim có tác dụng gì?
* Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Sự biến thái của sâu bọ được điều hoà bởi những hoocmôn nào?
A. tirôxin

B.ơstrôgen

C. Testostêrôn


D. ecđixơn và juvenin

17


Câu 2: Ở nữ, hoocmôn nào kích thích sự phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm
sinh dục phụ thứ cấp?
A. tirôxin

B.ơstrôgen

C. Testostêrôn

D. ecđixơn và juvenin

Câu 3: Tác dụng của hoocmôn tirôxin?
A- gây lột xác ở sâu, bướm
B- kích thích sự phát triển xương
C- ức chế quá trình biến đổi nhộng thành bướm
D- gây biến thái nòng nọc thành ếch
Câu 4: Hậu quả của việc thiếu Iôt ở động vật non?
A- sự phát triển trí tuệ kém B- chậm lớn hoặc ngừng lớn
C- chịu lạnh kém

D- cả a, b và c

Câu 5: Sinh trưởng của động vật là hiện tượng:
A. tăng kích thước và khối lượng cơ thể


B. đẻ con

C. phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể

D. phân hoá tế bào

Câu 6: Phát triển của động vật là quá trình biến đổi gồm:
A. sinh trưởng
C. Phân hoá tế bào

B. phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể
D. tất cả đều đúng

Câu 7: Quá trình phát triển của động vật đẻ trứng gồm giai đoạn:
A. phôi

B. phôi và hậu phôi

C. hậu phôi

D. Phôi thai và sau khi sinh

Câu 8: Sự phát triển của trâu, bò là kiểu phát triển:
A. không qua biến thái

B. biến thái không hoàn toàn

C. biến thái hoàn toàn

D. tất cả đều đúng


Câu 9: Sơ đồ phát triển qua biến thái hoàn toàn ở bướm theo thứ tự nào sau đây:
A. Bướm  trứng  sâu  nhộng  bướm
B. Bướm  sâu  trứng  nhộng  bướm
C. Bướm  nhộng  sâu  trứng  bướm
D. Bướm  nhộng  trứng  sâu  bướm
Câu 10: Sơ đồ phát triển qua biến thái không hoàn toàn ở châu chấu theo thứ tự nào
sau đây:

18


Lột xác
A. Châu chấu trưởng thành  ấu trùng ---- ấu trùng  trứng  châu chấu trưởng
thành
Lột xác
B. Châu chấu trưởng thành  trứng  ấu trùng ---- ấu trùng  châu chấu trưởng
thành
C. Châu chấu trưởng thành  ấu trùng  trứng  châu chấu trưởng thành
D. Tất cả đều sai
Câu 11: Có các động vật sau: cá chép, khỉ, bọ ngựa, cào cào, bọ cánh cam, bọ rùa.
Những loài nào thuộc động vật phát triển không qua biến thái.
A. Cánh cam, bọ rùa

B. cá chép, khỉ

C. Bọ ngựa, cào cào

D. Tất cả đều đúng


CHƯƠNG 3: BÀI DẠY MINH HỌA “ SINH TRƯỞNG VÀ
PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT”
TIẾT 38: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
19


Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật. Lấy ví dụ.
- Nêu được khái niệm biến thái.
- Phân biệt được phát triển qua biến thái và không qua biến thái.
- Phân biệt được phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn.
- Lấy được các ví dụ về phát triển qua biến thái và không qua biến thái, phát triển qua
biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ:
- Yêu thích môn học.
4. Năng lực hình thành:
- Năng lực tự học, làm việc nhóm.
- Năng giải quyết tình huống có vấn đề.
- Năng lực thuyết trình.
II. PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
1. PHƯƠNG TIỆN:
+ Hình vẽ : 37.1, 37.2, 37.3, 37.4, 37.5 SGK.
+ Máy chiếu, máy tính…………
2. PHƯƠNG PHÁP:
+ SGK tìm tòi.

+ Vấn đáp gợi mở.
+ Trực quan tìm tòi
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :
1. Kiểm tra sĩ số lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Em hãy kể tên các yếu tố chi phối sự ra hoa ở thực vật.
20


Câu 2: Em hãy cho biết mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở thực vật?
3. Giảng bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
1. Mục tiêu:
- Tạo sự hứng thú cho học sinh, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học
mới.
- Làm bộc lộ những vấn đề cần tìm hiểu: các kiểu phát triển ở động vật.
- Giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về các kiểu phát
triển ở thực vật, vận dụng quy luật sinh trưởng phát triển trong đời sống thực tiễn.
2. Nội dung
- HS quan sát video “ Cận cảnh những ổ bọ gậy ở thành phố Hà Nội”
- GV nêu ra các câu hỏi và đặt vấn đề vào bài.
3. Dự kiến sản phẩm học tập của HS
HS sẽ nêu được các giai đoạn trong vòng đời của muỗi, mối quan hệ giữa muỗi và
bọ gậy.
4. Kĩ thuật tổ chức
- GV dẫn vào bài học mới: GV cho học sinh xem 1 đoạn video “ Cận cảnh những ổ
bọ gậy ở Hà Nội và nêu ra các câu hỏi:
+ Tại sao muốn phòng chống bệnh sốt xuất huyết và virut Zika lại phải diệt muỗi và
bọ gậy?
+ Bọ gậy và muỗi có mối quan hệ với nhau như thế nào?

- HS nêu được các câu trả lời: bọ gậy là 1 giai đoạn trong vòng đời phát triển của
muỗi, bọ gậy biến đổi thành muỗi trưởng thành………
- GV căn cứ vào câu trả lời của HS để giới thiệu về nội dung bài học.

*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
1. Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm sinh trưởng, phát triển và mối quan hệ giữa chúng.
- Vận dụng các đặc điểm của sinh trưởng và phát triển trong chăn nuôi.
21


- Phân biệt được phát triển không qua biến thái, phát triển qua biến thái hoàn toàn
và biến thái không hoàn toàn.
- Giải thích được một số câu hỏi liên hệ với thực tiễn trong cuộc sống.
2. Nội dung:
I. Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật
1. Khái niệm về sinh trưởng
2. Khái niệm về phát triển
3. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển
II. Phát triển không qua biến thái
III. Phát triển qua biến thái
1. Phát triển qua biến thái hoàn toàn
2. Phát triển qua biến thái không hoàn toàn
3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh
3.1. Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật
- HS nêu được khái niệm sinh trưởng, phát triển, biến thái, đặc điểm, các giai
đoạn và mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển (có thể một số nội dung chưa chính
xác).
3.2. Các kiểu phát triển ở động vật
- HS nêu được khái niệm phát triển không qua biến thái, phát triển qua biến thái

hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn.
- HS chỉ ra điểm khác nhau cơ bản giữa 3 kiểu phát triển ở động vật.
- HS trả lời được câu hỏi:
+ Tại sao sâu non phá hại mùa màng nhưng bướm lại không?
+ Tại sao bướm không ăn thực vật nhưng chúng ta cần tiêu diệt?
+ Rắn lột xác có phải là biến thái không hoàn toàn không?
+ Sự phát triển qua biến thái hoàn toàn ở bướm mang lại cho chúng những điểm lợi
và bất lợi gì?
4. Kỹ thuật tổ chức
- GV giới thiệu về nội dung chính của bài học
22


- Nội dung 1: Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật GV giảng giải cho
HS. Phương pháp sử dụng thuyết trình; Vấn đáp – TTBP.
- Nội dung 2: GV chia làm 4 nhóm,mỗi nhóm có 2 nhiệm vụ cần giải quyết
trong thời gian 03 phút. Nhiệm vụ thứ nhất: GV cho mỗi nhóm 15 thông tin về các
kiểu phát triển ở động vật. Mỗi nhóm sẽ chọn ra những thông tin phù hợp đề hoàn
thành bảng.
+ Nhóm 1: Tìm hiểu phát triển không qua biến thái.
+ Nhóm 2, 4: Tìm hiểu phát triển qua biến thái hoàn toàn.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu phát triển qua biến thái không hoàn toàn.
Nhiệm vụ thứ 2: mỗi nhóm sẽ trả lời 1 số câu hỏi ngắn của GV
4.1. Nội dung 1: “I. Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật”
I.1. Khái niệm về sinh trưởng:
- GV nêu ví dụ: chó con 1 tháng tuổi có kích thước nhỏ hơn chó 12 tháng tuổi. Từ
đó cho biết sinh trưởng là gì?
- Học sinh trả lời.
- GV nêu vấn đề tốc độ sinh trưởng có nhiều đặc điểm và theo các quy luật riêng.
Yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập sau: Điền tên đặc điểm thích hợp.

Ví dụ
Đặc điểm
Đầu thai nhi=1/2 chiều dài cơ thể, sau - Tốc độ sinh trưởng khác nhau ở các
khi sinh tỷ lệ này là ¼ và 1/16 ở tuổi dậy mô, cơ quan của cơ thể.
thì.
Thai nhi 4 tháng tuổi và tuổi dậy thì là - Tốc độ sinh trưởng không đồng đều ở
giai đoạn có tốc độ sinh trưởng mạnh các giai đoạn khác nhau.
nhất.
Gà ri đạt khối lượng tối đa khoảng 1.5 - Tốc độ sinh trưởng khác nhau giữa các
kg; gà Đông Tảo đạt 4,5 kg.
loài.
- GV đưa ra bài tập tình huống: “ Bác An nuôi gà Ri đã đạt khối lượng 1.5 kg. Với
mong muốn nuôi thêm đến khi đạt 2.5 kg thì cho con gái. Mong muốn của bác An có
thực hiện được không? Tại sao?
- HS trả lời.

23


- GV nhấn mạnh ý nghĩa của việc nghiên cứu đặc điểm quá trình sinh trưởng và
phát triển của vật nuôi giúp chúng ta thu hoạch đúng thời điểm, tiết kiệm chi phí, đồng
thời muốn nâng cao năng suất vật nuôi cần tạo điều kiện tốt nhất: chế độ ăn, vệ sinh
tốt, sử dụng chất kích thích sinh trưởng......
I.2. Khái niệm về phát triển.
- GV nêu ví dụ và phân tích: sự phát triển người trong giai đoạn phôi thai. Hỏi thế
nào là phát triển.
- HS trả lời: Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng,
phân hóa (biệt hóa) tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
- GV giới thiệu: Sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm 2 giai đoạn là: giai đoạn
phôi và giai đoạn hậu phôi (sau sinh hoặc nở ra từ trứng).

- GV yêu cầu HS nhớ lại đoạn video được xem ở phần khởi động đồng thời quan sát
hình ảnh và cho biết biến thái là gì?
- HS trả lời: Biến thái là sự thay đổi đột ngột về cấu tạo, hình thái, sinh lí của động vật
sau sinh hoặc nở từ trứng ra.
- GV bổ sung: căn cứ vào biến thái chia phát triển của ĐV thành 3 kiểu sau:
+ Phát triển không qua biến thái.
+ Phát triển qua biến thái hoàn toàn.
+Phát triển qua biến thái không hoàn toàn.
4.2. Phát triển không qua biến thái
- 01 HS nhóm 1 trình bày các nhiệm vụ đã tìm hiểu ( Nhóm động vật, Ví dụ điển
hình, trình tự các giai đoạn, Đặc điểm giai đoạn phôi, hậu phôi..........).
- GV bổ sung, hoàn thiện kiến thức về phát triển không qua biến thái: Yêu cầu HS
theo dõi Sơ đồ phát triển ở người qua các giai đoạn.
- GV: Thế nào là phát triển của động vật không qua biến thái?
- HS: Phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có
các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành.
- GV: Phân biệt giai đoạn phôi và sau sinh ở người? Theo em để cải thiện chất
lượng dân số, chúng ta nên tác động vào giai đoạn nào?
24


×