Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN các bước HƯỚNG dẫn học SINH sử DỤNG HIỆU QUẢ KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA PHẦN LỊCH sử THẾ GIỚI lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.92 KB, 12 trang )

PHÒNG GD&ĐT BÌNH XUYÊN
TRƯỜNG THCS TAM HỢP

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến:
CÁC BƯỚC HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG
HIỆU QUẢ KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO
KHOA PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI LỚP 8

Tác giả sáng kiến: LƯU THỊ MAI HƯƠNG
Môn: LỊCH SỬ
Trường THCS TAM HỢP

Tam Hợp, năm 2019
1


I. Về nội dung của sáng kiến:
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn:
Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là một quá trình đổi mới từ mục
tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, đánh giá chất lượng giáo dục. Việc
đổi mới lần này sách giáo khoa không đơn giản chỉ là tài liệu thông báo các kiến
thức có sẵn mà còn là tài liệu giúp học sinh tự học, tự phát hiện và giải quyết các
vấn đề.Từ đó, học sinh chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức mới một cách linh
hoạt, chủ động và sáng tạo. Tư liệu lịch sử đưa vào sách giáo khoa không phải
chỉ để minh họa mà trong nhiều trường hợp còn là tài liệu để tổ chức hoạt động
học tập giúp học sinh có được nhận thức về quá khứ. Mặt khác, thông qua quá
trình hoạt động với các tư liệu lịch sử trong sách giáo khoa, học sinh được hình
thành các kĩ năng học tập, phương pháp lao động trí óc, phát triển các năng lực


tự học, tự nghiên cứu.
Trong thực tế dạy- học ở trường phổ thông, việc sử dụng sách giáo khoa có
hiệu quả theo yêu cầu đổi mới của chương trình là vấn đề mà các giáo viên còn
đang gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Xuất phát từ thực tế và để góp một phần
kiến thức nhỏ bé của mình vào việc nâng cao hiệu quả dạy- học bộ môn lịch sử,
tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm hướng dẫn học sinh sử dụng hiệu quả kênh
hình trong sách giáo khoa phần lịch sử thế giới lớp 8.
2. Khái quát về kênh hình trong sách giáo khoa 8
Kênh hình trong sách giáo khoa phần lịch sử thế giới lớp có 89 kênh hình
bao gồm sơ đồ, lược đồ, bản đồ lịch sử, tranh ảnh minh họa, biếm họa, ảnh chân
dung các lãnh tụ... được chia cụ thể như sau:
STT

1

2

Tên kênh hình

Nội dung thể hiện trong bài

Bản đồ, lược

Hình 1,3/ Bài 1. Hình 10/ Bài 2; Hình 17,18,19, 20/ Bài 3.
Hình 33/ Bài 6. Hình 43,45/ Bài10; Hình 46/ Bài11.

đồ

Hình 49/ Bài 12; Hình 52/ Bài 15. Hình76 /Bài 21


Hình 2,4/ Bài1; Hình 5,9/ Bài 2;
Hình12,13,15,16,21,22,23/ Bài 3.
Tranh ảnh lịch Hình 24,25,28,29/ Bài 4; Hình 31,32 / Bài 6.
sử
Hình 34,36/ Bài 7; Hình 37 /Bài 8; Hình 41/ Bài 9;
Hình 42/ Bài 10; Hình 48/ Bài 12; Hình 50,51/ Bài 13;
2


Hình 52,53,54,55,56/ Bài 15; Hình 58,59,60/ Bài 16;
Hình 61, 63,64/ Bài 17; Hình 65,66,67,68,69 /Bài 18;
Hình 7071/ Bài 19; Hình 75,77,78,79/ Bài 21;
Hình 81,82/ Bài 22
Tranh ảnh
3

chân dung
nhân vật lịch
sử

Hình 4/ Bài 1; Hình 6,7,8, 11/Bài 2; Hình14/Bài 3;
Hình 26,27/Bài 4; Hình 35/Bài 7; Hình 38,39,4/ Bài 8;
Hình 44/ Bài 10; Hình 47/Bài 12; Bài 72,73,74/ Bài 20;
Hình 80, 83/ Bài 22

Mỗi loại có cách sử dụng khác nhau nhưng đều hướng tới một mục tiêu
chung là giúp người học tiếp cận được kiến thức lịch sử một cách cụ thể, toàn
diện giúp bài học lịch sử trở nên sinh động, hấp dẫn tạo hứng thú học tập hơn
cho học sinh. Tuy nhiên trong quá trình dạy học, việc khai thác sử dụng kênh
hình còn nhiều hạn chế, chưa hiệu quả do một số nguyên nhân như:

- Một số quan niệm cho rằng học Lịch sử chỉ cần học thuộc lòng sách giáo
khoa, ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng lịch sử là đạt, không cần phải tư duy, động
não, không có bài tập thực hành.
- Giáo viên và học sinh mới chỉ chú ý đến kênh chữ coi đây là nguồn cung
cấp kiến thức chính chưa thấy được kênh hình cũng là nguồn kiến thức quan trọng
cung cấp lượng kiến thức đáng kể và còn là phương tiện trực quan giúp cho bài học
trở nên sinh động hơn, gây hứng thú học tập cao hơn cho học sinh.
- Một số giáo viên chưa thật sự hiểu rõ xuất xứ, nội dung ý nghĩa, giá trị của
các kênh hình trong sách nên ngại sử dụng hoặc nếu sử dụng thì chỉ dừng lại
ở việc minh họa cho bài giảng.
Trong khuôn khổ của sáng kiến này, tôi chỉ đề cập tới một số loại kênh
hình thường gặp trong khi giảng dạy phần lịch sử thế giới môn lịch sử lớp 8.
3. Các bước hướng dẫn học sinh sử dụng hiệu quả kênh hình trong sách
giáo khoa phần lịch sử thế giới lớp 8
Bước 1: Tạo tâm thế cho học sinh tiếp cận với kênh hình
Để thu hút sự chú ý của học sinh, giáo viên cần yêu cầu học sinh quan
sát kênh hình xác định một cách khái quát vị trí, phương hướng, màu sắc, các
thông tin ghi trên kênh hình hướng học sinh vào nội dung cần khai thác.
a.Với bản đồ, lược đồ

3


Việc sử dụng bản đồ, lược đồ trong sách giáo khoa là yêu cầu bắt buộc
không thể thiếu trong dạy học lịch sử nhằm phát triển tư duy của học sinh.
Để khai thác hiệu quả loại kênh hình này cần chú ý các điểm sau:
Trên bản đồ, lược đồ lịch sử, các ký hiệu luôn được thể hiện trong một
không gian, thời gian, địa điểm cùng một số yếu tố địa lý nhất định. Tất cả được
thể hiện bằng các ký hiệu như màu sắc, mũi tên, đường nét và nhiều ký hiệu
khác được ghi trên lược đồ và chú thích cụ thể ở phần chú giải. Khi sử dụng,

giáo viên phải hướng dẫn học sinh đọc phần chú giải , nắm được các ký hiệu để
tiện cho việc theo dõi sự kiện. Ở lớp 6,7, học sinh đã được rèn kỹ năng điền, đọc
kí hiệu bản đồ, dựa vào bản đồ để trình bày tóm tắt diễn biến một sự kiện lịch
sử. Với học sinh lớp 8, yêu cầu này được nâng lên một bước đó là dựa vào kênh
hình tự mình khai thác kiến thức đảm bảo tính vừa sức, khoa học, phù hợp với
mục tiêu của chương trình giáo dục mới.
Khi tổ chức các hoạt động dạy học có sử dụng bản đồ, lược đồ, nhất thiết
phải lưu ý sử dụng và khai thác các kĩ năng cho học sinh như: đọc bản đồ, lược
đồ, quan sát, tường thuật, miêu tả, so sánh, nhận xét, đánh giá rút ra quy luật,
bài học lịch sử.
Với cách làm trên sẽ khắc phục được những nhược điểm của phương pháp cũ
( giáo viên trình bày, học sinh chỉ ngồi nghe), chuyển từ việc tiếp thu một cách
thụ động của học sinh sang thầy hướng dẫn tổ chức, trò là người chủ động tự
mình tìm kiếm, khai thác kiến thức, phát triển khả năng quan sát, kỹ năng đọc
bản đồ, kiến thức lịch sử cho học sinh.
Ví dụ: Khi sử dụng lược đồ “Lực lượng phản cách mạng tấn công nước
Pháp năm 1793 (hình 10, trang 15 SGK Sử 8) để dạy bài 2 “ Cách mạng tư sản
Pháp 1789- 1794”, giáo viên giới thiệu ( hoặc cho học sinh tự đọc) về tên gọi
của lược đồ, ranh giới tiếp giáp, chú thích màu sắc, ký hiệu của lược đồ:

4


Hình 10: Lược đồ lực lượng phản cách mạng tấn công nước Pháp năm 1793
+ Tên lược đồ: “ Lực lượng phản cách mạng tấn công nước Pháp năm 1793”
+ Chú giải: mũi tên màu đen sẫm: Quân các nước tấn công Pháp
+ Vùng chấm đậm: Các nước đánh nhau với Pháp
+ vùng chấm nhạt: chỉ các vùng nổi loạn..
+ Đường ranh giới giữa nước Pháp và các địa danh liên quan
+ Chấm tròn: thủ đô Pari.

b.Đối với tranh, ảnh lịch sử
b.1.Tranh ảnh lịch sử
Tranh ảnh lịch sử trong sách giáo khoa có ý nghĩa hết sức to lớn, không
chỉ là nguồn kiến thức có tác dụng giáo dục tư tưởng mà còn phát triển tư duy
cho học sinh. Tranh ảnh không thể gây được sự quan sát tích cực cho học sinh
nếu nó không được quan sát trong tình huống có vấn đề, trong những nhu cầu
cần thiết phải trả lời một vấn đề cụ thể.
Để hướng học sinh tới vấn đề được thể hiện ở bức tranh có ở trong bài,
giáo viên cần yêu cầu học sinh xác định nguồn gốc, thời điểm ra đời của bức
tranh, cách thể hiện nội dung của tác giả.
Ví dụ: Hình 42: Các nước đế quốc xâu xé “cái bánh ngọt” Trung Quốc, trang 59
(Bài 10: Trung Quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX).

5


Hình 42: Các nước đế quốc xâu xé “ Cái bánh ngọt” Trung Quốc
Giáo viên cho học sinh quan sát hình 42, xác định một cách khái quát nội
dung tranh ảnh: Cái bánh ngọt đó là đất nước Trung Quốc cuối thế kỷ XIX dược
chia làm nhiều phần, Những người xung quanh là đại diện cho các nước đế quốc
đang xâu xé cái bánh ngọt Trung Quốc.
Việc khai thác tranh, ảnh lịch sử là một trong những cách tiếp cận lịch sử
tốt nhất, có khả năng đưa lại hiệu quả giáo dục cao nhưng không phải là công
việc đơn giản, dễ thực hiện. Ngoài việc giúp học sinh nhận thức nội dung lịch
sử, tư liệu tranh ảnh còn rèn luyện óc quan sát và khả năng vận dụng phương
pháp mô tả.
b.2. Ảnh chân dung nhân vật lịch sử
Khi hướng dẫn học sinh làm việc với ảnh chân dung các nhân vật lịch
sử, giáo viên phải xác định nội dung cần khai thác như nguồn gốc, thời điểm
của bức tranh, phong thái, ánh mắt, khuôn mặt thể hiện trên tranh ảnh.

Ví dụ: Hình 35 V.I. Lê-nin (1870- 1924) trang được sử dụng khi dạy mục II bài
7 “ Lê-nin và việc thành lập Đảng vô sản kiểu mới ở Nga”, giáo viên yêu cầu
học sinh quan sát chân dung và nêu những thông tin về Lê-nin ( năm sinh, năm
mất, đặc điểm nhận dạng..

6


Hình 35: V.I.Lê-nin ( 1870-1924)
Bước 2: Giáo viên nêu vấn đề và tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung
kênh hình
Giáo viên dùng các câu hỏi lần lượt hướng dẫn học sinh khai thác kênh
hình một cách cụ thể và toàn diện nhất để hiểu bản chất của sự kiện.
Ví dụ:
- Để khai thác lược đồ “Lực lượng phản cách mạng tấn công nước Pháp năm
1793 (hình 10, trang 15) khi dạy bài 2 “Cách mạng tư sản Pháp 1789- 1794”:
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát lược đồ, đọc lược đồ thông qua các
ký hiệu, nêu nhận xét về tình hình nước Pháp ở giai đoạn 2 và 3 của cuộc cách
mạng. Kết hợp với kênh chữ giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh:
+ Vì sao các nước phong kiến châu Âu lại liên minh với nhau chống lại
cách mạng tư sản Pháp?
+ Ý nghĩa và nguyên nhân thắng lợi?
- Hình 42 bài 10: Giáo viên đặt vấn đề “ Vì sao lại ví Trung Quốc như một cái
bánh ngọt khổng lồ?”
- Hình 35 V.I. Lê-nin (1870- 1924) được sử dụng khi dạy mục II bài 7 “ Lênin và việc thành lập Đảng vô sản kiểu mới ở Nga”, giáo viên đặt câu hỏi:
+ Em hãy nêu những hiểu biết của mình về Lê-nin?
+ Vai trò của Lê-nin đối với sự thành lập đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga
1903?
Bước 3: Học sinh giải quyết vấn đề học tập thông qua việc trả lời các câu hỏi
dưới sự hướng dẫn tổ chức của giáo viên


7


Dựa vào câu hỏi đưa ra, giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm việc độc
lập hoặc tham gia hoạt động nhóm dưới sự hướng dẫn và tổ chức của thầy cô để
tìm kiếm kiến thức thông qua kênh hình có trong sách giáo khoa kết hợp với các
thông tin ở phần kênh chữ từ đó hiểu được nội dung, bản chất của sự kiện lịch sử
được nói tới.
Ví dụ:
- Với lược đồ “Lực lượng phản cách mạng tấn công nước Pháp năm 1793 (hình
10, trang 15 SGK Sử 8) để dạy bài 2 “Cách mạng tư sản Pháp 1789- 1794”, học
sinh nêu được:
+ Ký hiệu trên lược đồ ( mũi tên màu đen, vùng chấm ) thể hiện những khó
khăn thách thức của nước Pháp cách mạng. Quan sát trên lược đồ, nước Pháp
cách mạng bị đe dọa bóp chết không phải chỉ vì cuộc nổi loạn của bọn phản
động trong nước mà toàn bộ châu Âu phong kiến, kể cả nước Anh.
+ Ngày 21.1.1793, vua Lu-i XVI bị xử tử. Tình hình nước Pháp vẫn tiếp tục
căng thẳng. Nông dân vùng Văng- đê và cả miền Tây Bắc nước Pháp bị bọn
phản động xúi giục, nổi loạn chống lại chính quyền. Trước tình hình đó, nền
chuyên chính cách mạng Gia - cô- banh đã thi hành những chính sách cách
mạng triệt để, huy động quần chúng nhân dân đập tan lực lượng phản động trong
nước, thông qua sắc lệnh tổng động viên toàn quốc. Nhờ vậy cách mạng Pháp đã
đánh bại được giặc ngoại xâm khỏi lãnh thổ nước Pháp.
- Hình 42- Bài 10: HS trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh ảnh sau
khi quan sát, kết hợp gợi ý của GV và tìm hiểu nội dung trong bài học:
+ Bánh ngọt có đặc điểm ngon và dễ ăn.
+ Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, đông dân và nhiều tài nguyên (ngon),
chế độ phong kiến Trung Quốc lại đang suy yếu (dễ ăn).
- Hay với hình 35 V.I. Lê- nin (1870- 1924), học sinh nêu được:

+ Lê-nin sinh ngày 22.4.1870 mất ngày 21-4-1924 tại thị trấn Xim-bi nước
Nga, trong gia đình cha là quan chức của chính phủ Hoàng gia.
+ Sớm tham gia hoạt động cách mạng, năm 23 tuổi ông đến Xanh Pê-téc-bua
và trở thành thành viên đảng mác xít ở đây. Năm 1895-1900, sau khi ra tù, ông
tích cực chuẩn bị thành lập chính đảng cho giai cấp vô sản Nga.
+ Năm 1903, Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga được thành lập tại Luân- đôn.
Dưới sự lãnh đạo của Lê-nin, đánh dấu bước ngoặt trong phong trào cách mạng
Nga lật đổ chính quyền tư sản, thiết lập chuyên chính vô sản, giải quyết vấn đề
ruộng đất cho nông dân.
8


Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung ý kiến và chốt lại vấn đề
Sau khi tổ chức hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu giải quyết các vấn đề
liên quan đến nội dung bài học, giáo viên kết thúc vấn đề bằng cách chốt lại
những kiến thức cơ bản nhất của bài học và cho học sinh ghi chép lại vào vở.

Ví dụ:
- Bài 2 “Cách mạng tư sản Pháp 1789- 1794”, qua lược đồ giáo viên chốt
lại kiến thức:
+ Nước Pháp gặp khó khăn về ngoại xâm và nội phản, ngoài ra còn một số
khó khăn trong nước như nạn đầu cơ tích trữ hoành hành, giá cả tăng vọt, đời
sống nhân dân cực khổ.
+ Nền chuyên chính Gia- cô- banh đã biết tập hợp sức mạnh của quần
chúng nhân dân đánh bại thù trong giặc ngoài bảo vệ đất nước.
- Bài 10: GV kết luận:
+ Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, đông dân và nhiều tài nguyên, chế độ
phong kiến Trung Quốc lại đang suy yếu nên đây chính là nguyên nhân các
nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm Trung Quốc.
+ Bổ sung thêm nội dung bức tranh: những người trong hình 42 từ trái sang phải

là Hoàng đế Đức, Tổng thống Pháp, Nga hoàng, Nhật hoàng, Tổng thống Mĩ,
Thủ tướng Anh.
Với cách tổ chức hoạt động dạy học: từ chi tiết biếm họa của bức tranh để
rút ra được kiến thức (từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng) đã giúp học
sinh chủ động tìm ra, hiểu, khắc sâu kiến thức qua một hình ảnh ấn tượng khó
quên:
Cái bánh ngọt lớn = Trung Quốc rộng lớn
Cái bánh ngọt ngon = Trung Quốc nhiều tài nguyên, dân đông
Cái bánh ngọt mềm, dễ ăn = Trung Quốc có chế độ phong kiến suy yếu
=> Đó là nguyên nhân các đế quốc xâu xé đất nước Trung Quốc.
- Bài 7 “Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX”, giáo
viên chốt kiến thức về vai trò và những đóng góp của Lê- nin đối với cách mạng
Nga và phong trào cách mạng thế giới:
+ Lê-nin là người sáng lập Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga, lãnh đạo nhân
dân Nga tiến hành thắng lợi cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới- cách
mạng tháng Mười năm 1917
+ Sáng lập Quốc tế cộng sản ( Quốc tế III) và trở thành linh hồn của quốc tế III.
9


+ Lê-nin là lãnh tụ của nước Nga Xô viết đồng thời là lãnh tụ của phong
trào công nhân quốc tế.
II. Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến này của tôi có thể áp dụng trong việc giảng dạy đại trà và bồi
dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử lớp 8,9 tại trường và các trường THCS khác
trong huyện.
III. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau:
- Mang lại lợi ích kinh tế: Chất lượng giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường
THCS được nâng cao mà không phải tốn kém kinh phí nghiên cứu, hội thảo

chuyên đề.
- Mang lại lợi ích xã hội: Đem lại hứng thú giảng dạy cho giáo viên, hứng
thú học tập cho học sinh. Từ đó phát huy tính chủ động, sáng tạo, hăng say học
tập của học sinh; nâng cao hiệu quả, chất lượng giảng dạy môn lịch sử 8 nói
riêng và môn lịch sử cấp THCS nói chung theo hướng đổi mới chương trình,
sách giáo khoa mà Bộ GD&ĐT đang triển khai.
Chất lượng bộ môn lịch sử của nhà trường từng bước ổn định và nâng cao. Nhà
trường đã có số học sinh giỏi ngày một tăng về số lượng và chất lượng giải qua
các kì thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.
Kết quả được thể hiện bằng số liệu cụ thể:
+ Trước khi áp dụng sáng kiến: kết quả bộ môn thu được như sau:
Lớp
8AB

Tổng

Giỏi

số

TS

90

3

Khá

Trung bình


%

TS

%

3.3

20

22.2

TS
62

%

Yếu
TS

68.9

Kém
%

5

5.6

TS


%

0

0

+ Sau khi áp dụng sáng kiến:
Chất lượng học sinh giỏi:
Năm học 2017- 2018, bộ môn lịch sử 8 có 1 giải nhì, 1giải ba cấp huyện.
Năm học 2018- 2019: đạt 1 giải nhì, 1 giải ba, 1 giải khuyến khích cấp huyện.
có 1 giải ba, 1 giải khuyến khích cấp tỉnh.
Chất lượng học sinh đại trà năm học 2017- 2018:
Lớp

Tổng
số

8AB

90

Giỏi
T
S
10

Khá

Trung bình


%

TS

%

TS

%

11.0

35

39.0

42

46.7

Yếu
TS
3

Kém
%

3.3


TS

%

0

0

10


- Các thông tin cần được bảo mật (nếu có); Không
IV. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Đối với giáo viên:
+ Hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử gồm nhiều loại khác nhau, vì
vậy khi sử dụng giáo viên cần nắm được đặc trưng của từng loại và cách sử
dụng mỗi loại.
+ Khi sử dụng vào bất kì bài học nào, giáo viên phải căn cứ vào yêu cần giáo
dục, giáo dưỡng và kỹ năng cần rèn luyện để sử dụng phù hợp với trình độ hiểu
biết và năng lực của học sinh.
+ Trong một bài có thể có nhiều kênh hình, giáo viên cần phải biết lựa chọn
kênh hình có sự thể hiện nội dung cơ bản nhất để tập trung hướng dẫn học sinh
khai thác.
+ Trong khi khai thác, sử dụng kênh hình, giáo viên cần tổ chức các hoạt động
phù hợp để học sinh có thể phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo, huy
động được vốn hiểu biết sẵn có của mình vào việc tiếp cận sự kiện lịch sử. Đồng
thời chú ý rèn luyện cho học sinh các kỹ năng thực hành, phát triển trí tưởng
tượng, tư duy ngôn ngữ và khả năng sáng tạo của học sinh.
+ Giáo viên phải là người giữ vai trò tổ chức, hướng dẫn học sinh khai thác kiến
thức từ kênh hình chứ không phải là người làm thay. Để làm tốt vai trò đó, giáo

viên cần có sự đầu tư về thời gian, công sức, chuẩn bị thật kỹ, nắm chắc nội
dung, giá trị , ý nghĩa của kênh hình.
+ Giáo viên luôn theo dõi kiểm tra sự thu nhận kiến thức của học sinh, giúp học
sinh phân tích nêu kết luận khái quát sự kiện, hiện tượng lịch sử được phản ánh
trong kênh hình từ đó nắm được nội dung bài học.
-

Đối với học sinh:

+ Mỗi khi lên lớp phải có đủ sách giáo khoa.
+ Trước mỗi bài học phải đọc trước nội dung kênh chữ, tìm hiểu về các kênh
hình có trong bài.
+ Cần rèn luyện từng bước các kỹ năng đọc, quan sát, miêu tả, trình bày, nhận
xét, đánh giá các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Nâng cao các năng lực chung và riêng theo đặc trưng bộ môn như: năng lực tự
học, năng lực ngôn ngữ, náng lực giao tiếp, năng lực thuyết trình…
+ Sưu tầm, khai thác các thông tin qua các tài liệu liên quan ( sách giáo khoa, tư
liệu tham khảo, mạng Internet…)
11


V. Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ
chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu
(nếu có);
- Đối với học sinh: Học sinh lớp đại trà và các em trong đội tuyển học sinh giỏi
đều cho rằng sáng kiến rất hữu ích giúp học sinh có thể khai thác kiến thức lịch
có trong sách giáo khoa một cách nhanh chóng, hiệu quả. Nhờ đó mà các em yêu
thích môn học hơn, không còn thấy nhàm chán, thấy sợ học bộ môn lịch sử nữa,
điểm các bài kiểm tra cũng cao hơn.
- Đối với giáo viên: Khi áp dụng các giải pháp vào các bài giảng cụ thể, giáo

viên thấy việc khai thác bài sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn được học sinh tham
gia vào bài học hơn. Dễ dàng hơn trong việc hướng dẫn, giúp đỡ học sinh tiếp
cận với kiến thức bài học không còn hiện tượng học sinh mất trật tự trong giờ
học. Chất lượng các giờ học được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ học sinh giỏi tăng, học
sinh yếu kém bộ môn giảm xuống dưới mức giao khoán đầu năm.
- Đối với nhà trường: Việc quản lý chất lượng học sinh đại trà và học sinh giỏi
bộ môn lịch sử của ban giám hiệu phụ trách chuyên môn. Việc đổi mới phương
pháp dạy học theo định hướng năng lực học sinh được thực hiện bước đầu có kết
quả.

1
2



×