Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

SKKN một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng dạy học cho đội ngũ giáo viên trường mầm non đống đa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 18 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công
nghệ hiện đại, nền kinh tế trên thế giới đang có xu thế chuyển sang nền kinh tế tri
thức. Trong nền kinh tế đó không phải tài nguyên, tiền vốn mà là trí tuệ con người,
chất lượng nguồn nhân lực mới chính là yếu tố quyết định sự phát triển. Do đó,
phát triển nguồn nhân lực cần được coi trọng và phải xem đó là nhiệm vụ trọng yếu
của từng đơn vị, từng ngành và từng quốc gia.
Ngành giáo dục giữ một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc đào tạo
nguồn nhân lực cho đất nước. Do vậy, các cấp quản lý giáo dục từ Trung ương đến
địa phương phải xây dựng được những định hướng, giải pháp có tính khả thi để
thực hiện được mục tiêu của Đảng, Nhà nước đề ra trong đường lối đổi mới phát
triển kinh tế - xã hội hiện nay. Đội ngũ giáo viên có một vai trò quan trọng quyết
định đến chất lượng giáo dục và đào tạo. Để đáp ứng trách nhiệm nặng nề trước
yêu cầu cấp thiết của thời đại, đội ngũ nhà giáo phải có phẩm chất tốt, đạt chất
lượng, hiệu quả cao trong công việc giảng dạy, giáo dục đào tạo, bồi dưỡng theo
hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá.
Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội
ngũ giáo viên được coi là một nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Đảng và Nhà nước ta
đánh giá giáo dục và đào tạo về quy mô và chất lượng đã đạt được nhiều thành tựu
đáng kể trong những năm gần đây. Tuy nhiên, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục chưa đáp ứng được nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới. Phương thức đào tạo
trong các nhà trường sư phạm chậm đổi mới, chất lượng đào tạo còn thấp dẫn đến tình
trạng trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của một bộ phận nhà giáo chưa đáp ứng được
yêu cầu nâng cao chất lượng. Bên cạnh sự nỗ lực của tuyệt đại bộ phận, một số nhà
giáo còn có biểu hiện vi phạm đạo đức lối sống, làm ảnh hưởng xấu tới uy tín của
người thầy trong xã hội. Công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
cho đội ngũ nhà giáo còn thiếu hiệu quả. (Tham khảo trên mạng).
Trường Mầm Non là đơn vị cơ sở giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục
quốc dân. Trường đảm nhận việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em nhằm


giúp trẻ em hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào
1


lớp 1.
Trường mầm non Đống Đa là trường trực thuộc Phòng GD&ĐT Vĩnh Yên
quản lý. Trong năm qua nhà trường đã làm tốt công tác tổ chức cán bộ và các
nhiệm vụ ngành giao. Song bên cạnh đó công tác phát triển nhân lực của nhà
trường, đặc biệt là vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên vẫn còn một số tồn tại, đó là:
một số ít giáo viên chưa thật sự say mê, lòng nhiệt huyết đối với nghề; vẫn còn một
số giáo viên năng lực chuyên môn hạn chế nên chưa thu hút sự hứng thú của trẻ khi
tham gia vào các hoạt động giáo dục, một số giáo viên chưa tích cực học tập bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ... Đây là những rào cản đối với việc nâng cao chất
lượng giáo dục các cháu của nhà trường.
Chính từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp bồi dưỡng nâng
cao chất lượng dạy học cho đội ngũ giáo viên trường mầm non Đống Đa” với mong
muốn góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu
cầu phát triển đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng dạy
học cho đội ngũ giáo viên trường mầm non Đống Đa - Thành Phố Vĩnh Yên”.
3. Tác giả sáng kiến
Họ và tên: Trần Thị Phương Đông
Địa chỉ tác giả sáng kiến: khu hành chính 15 – Phường Liên Bảo – Vĩnh Yên
– Vĩnh Phúc.
Điện thoại: 0989343236

Email:

4. Chủ đầu tư sáng kiến: Trường MN Đống Đa.

5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý, bồi dưỡng nâng cao chất lượng
dạy học cho đội ngũ giáo viên Trường Mầm non Đống Đa.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày
25/10/2018 đến tháng 3/2019.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Nội dung của sáng kiến
2


- Tích cực tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về vai trò quan
trọng của đội ngũ giáo viên trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
- Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
cho giáo viên.
- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ của đội
ngũ giáo viên
7.2. Biện pháp 1: Tích cực tuyên truyền, giáo dục nhằm
nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của ĐNGV trong sự
nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Công tác tuyên truyền trong phụ huynh và cộng đồng cùng quan tâm đến
phát triển ĐNGV mầm non luôn được coi là việc làm không thể thiếu được. Chính
vì vậy, bản thân tôi là Phó hiệu trưởng phụ trách nhà trường đã xây dựng kế hoạch
tuyên truyền cho cả năm, sau đó bám sát kế hoạch năm có kế hoạch tuyên truyền
từng quý, từng tháng tới phụ huynh học sinh và cộng đồng. Bằng nhiều hình thức
tuyên truyền như thông qua họp phụ huynh học sinh, thông qua hội thảo chia sẻ
kinh nghiệm giáo dục trẻ, thông qua bảng biểu treo ở sân trường và các nhóm lớp,
thông qua trao đổi trực tiếp của giáo viên ở các thời điểm đón trả trẻ v.v...Nhằm
mục đích phụ huynh và cộng đồng nắm được và hiểu rõ hơn về giáo dục mầm non
đối với việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
Tuyên truyền phụ huynh và người dân nhận thức rõ vai trò quan trọng hàng
đầu của ĐNGV trong sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân

tài cho đất nước.
Trên cơ sở nhận thức được vai trò, nhiệm vụ của ĐNGV trong sự nghiệp
CNH-HĐH đất nước, giáo viên ra sức học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên
môn, nghiệp vụ, trau dồi về phẩm chất chính trị, đạo đức nhằm thực hiện tốt mục
tiêu giáo dục của nhà trường.
Tuyên truyền về đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, quy định của ngành, địa phương và nhà trường về nhiệm vụ, quyền hạn
của người giáo viên.
Tuyên truyền mục tiêu giáo dục mầm non, nội dung chương trình, cách đánh
giá, kết quả đạt được cuối độ tuổi, các chuyên đề trong năm học v.v...
3


Tuyên truyền về cách phòng tránh các tai nạn thương tích, các bệnh truyền
nhiễm hay gặp ở trẻ, bệnh theo mùa v.v... thường xảy ra xảy ra trong trường mầm
non.
Tuyên truyền trong ĐNGV nhà trường về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,
chuẩn mực đạo đức của nhà giáo. Phát huy tinh thần trách nhiệm của giáo viên
trong sự nghiệp giáo dục mầm non và giữ gìn uy tín để phát triển nhà trường ngày
càng vững mạnh.
Xây dựng những tấm gương tốt về đạo đức, về tinh thần tự học và sáng tạo
trong ĐNGV. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức
cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, thường xuyên tự học nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ góp phần đổi mới mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục.
- Nội dung chương trình tuyên truyền, giáo dục phải phù hợp với quan điểm,
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Nội dung truyền đạt là những đòi hỏi mang tính định hướng nhằm xác định
mục tiêu giáo dục và là nhu cầu nhận thức về vai trò quan trọng của ĐNGV trong
giai đoạn hiện nay.
- Có đủ các văn bản chỉ đạo, tài liệu, phương tiện, thiết bị phục vụ cho công

tác tuyên truyền, giáo dục.
- Hình thức tuyên truyền phong phú đa dạng bằng phóng sự, chuyên đề,
tranh ảnh, hội thảo chia sẻ, hội thi giáo viên mầm non nuôi dạy giỏi các cấpv.v...
7.3. Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ cho giáo viên
Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên
là công tác thường xuyên nhằm bổ sung, cập nhật cho giáo viên những kiến thức
chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cần thiết đáp ứng yêu cầu giảng dạy.
Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho ĐNGV, nâng cao
bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo nhằm thực
hiện tốt trọng trách GD&ĐT.
Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho ĐNGV nhằm phục vụ thiết thực cho
chính công tác giảng dạy của giáo viên hoặc những công việc chính sẽ đảm nhận
sau này. Tránh tình trạng bồi dưỡng chuyên môn chỉ là hình thức hợp lý hóa về
trình độ đào tạo. Việc bồi dưỡng ĐNGV phải góp phần nâng cao chất lượng giáo
4


viên, khả năng sư phạm, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
và khả năng tham gia các hoạt động khác của nhà trường.
Ngay từ đầu năm học vào tháng 8/2017 ĐNGV được tham gia vào các lớp
tập huấn do nhà trường và sở GD& ĐT mở. Nội dung bồi dưỡng ĐNGV gồm: Tư
tưởng Hồ Chí Minh, học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đường lối
chính sách của Đảng, Nhà nước; về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của người
giáo viên; về chuyên môn, nghiệp vụ; về văn hóa, tin học và ngoại ngữ; về năng lực
công tác.
100% cán bộ quản lý, ĐNGV đều được học lý luận tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Tập trung bồi dưỡng lý
tưởng cho ĐNGV. Lý tưởng của người giáo viên trong tập thể sư phạm nhà trường
thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, yêu nghề mến trẻ, hết

lòng vì sự nghiệp giáo dục. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và
sáng tạo”. Việc bồi dưỡng gắn liền với việc bồi dưỡng những phẩm chất nghề
nghiệp của giáo viên như tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, tương trợ, ý thức tổ
chức kỷ luật cao và đạo đức nghề nghiệp.
Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ là một nhiệm vụ không thể thiếu được
của người giáo viên trong suốt quá trình chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Bồi
dưỡng về kiến thức chuyên môn, tập trung vào những nội dung giáo viên còn yếu;
bồi dưỡng về phương pháp dạy học mới; sử dụng phương tiện dạy học hiện đại; bồi
dưỡng kiến thức cập nhật; bồi dưỡng công tác tuyên truyền và xã hội hóa giáo dục.
Đối với những giáo viên đã đạt trình độ chuẩn và có năng lực thì đi học trên chuẩn,
còn đối với những giáo viên chưa đạt chuẩn thì bồi dưỡng theo quy định.
Bồi dưỡng về văn hóa, tin học và ngoại ngữ: Giáo viên cần được nâng cao
trình độ hiểu biết về văn hóa - xã hội, khoa học - kỹ thuật, đặc biệt là tình hình
chính trị - kinh tế của địa phương, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán… thì công
tác chủ nhiệm, công tác giảng dạy sẽ thuận lợi và có hiệu quả hơn. Ngoài ra mỗi
giáo viên cần có trình độ tin học và ngoại ngữ nhất định để phục vụ cho công việc
tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và
sử dụng trang thiết bị hiện đại hỗ trợ cho công tác giảng dạy.

5


Bồi dưỡng về năng lực công tác: Năng lực công tác của giáo viên biểu hiện
trong kỹ năng tổ chức các hoạt động giảng dạy - giáo dục, giải quyết các tình huống
giáo dục, chăm sóc giáo dục học sinh cá biệt, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tổ
chức các buổi hoạt động vui chơi tập thể v.v...
Bồi dưỡng nghiên cho ĐNGV về cách viết sáng kiến kinh nghiệm, viết cải
tiến phương pháp trong chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ; tổ chức hội thảo chuyên
đề v.v...

Phải làm cho ĐNGV quán triệt sâu sắc trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của
mình trước những yêu cầu của sự nghiệp giáo dục nói chung và của tỉnh nói riêng.
Tổ chức tư vấn, hướng dẫn giáo viên tự xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi
dưỡng: Hướng dẫn cho giáo viên tự phân tích các hoạt động của bản thân, đánh giá
đúng năng lực sư phạm của mình và tư vấn giúp cho họ tự tìm ra các vấn đề cần tập
trung giải quyết. Mỗi giáo viên ngày từ đầu năm học xây dựng bồi dưỡng thường
xuyên theo Modun và tham gia 10 mô đun nâng cao dành cho cán bộ quản lý và
giáo viên qua mạng do bộ GD& ĐT tổ chức.
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho
giáo viên (kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường) sao cho
đảm bảo mục tiêu: Đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu.
Tổ chức công khai các chỉ tiêu kế hoạch, tiêu chuẩn và cơ cấu cán bộ, giáo
viên đào tạo trên chuẩn theo từng giai đoạn phát triển của nhà trường.
Giao cho tổ chuyên môn, căn cứ vào tiêu chuẩn, chỉ tiêu đào tạo và năng lực
của từng giáo viên, khuyến khích động viên, trao đổi, thống nhất trong tổ để cử
giáo viên đi học nâng cao, đồng thời bố trí, sắp xếp công việc đảm bảo điều kiện
người đi học được thuận lợi.
Họp ban giám hiệu:
- Tham mưu với đồng chi Hiệu trưởng liên hệ với các cơ sở đào tạo tổ chức
hình thức bồi dưỡng liên kết đa dạng: có thể tập trung ngắn hạn, dài hạn bằng các
hình thức bồi dưỡng thường xuyên theo mô đun, bồi dưỡng theo chuyên đề. Tạo
điều kiện khuyến khích cán bộ, nhà giáo đi học các lớp bồi dưỡng quản lý, chuyên
môn để nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Tổ chức bồi dưỡng tại chỗ: Phân công cán bộ phụ trách từng chuyên đề, tận
dụng tối đa giáo viên có kinh nghiệp làm lực lượng nòng cốt tham gia xây dựng
6


chương trình, kế hoạch hoạt động và thiết kế chiến lược phát triển của nhà trường,
tham gia trực tiếp vào việc bồi dưỡng giáo viên.

- Tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ đảm bảo về số lượng và chất lượng để
thực hiện chương trình GDMN mới, đáp ứng yêu cầu thực hiện phổ cập trẻ 5 tuổi.
Quản lý chất lượng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non đã được
ban hành. Nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng trên cơ sở nhà trường là trung tâm
bồi dưỡng để đáp ứng được nhiệm vụ.
- Giao cho các tổ chuyên môn chọn các tiết thao giảng cấp trường và tiến
hành hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng hợp lý các thiết bị, phương
tiện dạy học hiện đại trong khi giảng bài.
- Tổ chức cho giáo viên giỏi đăng ký đề tài và viết sáng kiến kinh nghiệm,
viết các tiến phương pháp giáo dục. Nội dung đề tài phải mang tính ứng dụng thực
tế cho việc nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục hoặc nâng cao chuyên môn, nghiệp
vụ cho giáo viên. Đề tài có sự góp ý của tổ chuyên môn và sự thống nhất của Hội
đồng thi đua nhà trường.
Để thực hiện được tốt công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ cho giáo viên cần làm tốt các việc sau:
- Tổ chức quán triệt mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ học tập nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, giáo viên trong nhà trường, làm cho mọi người
hiểu rõ nghề thầy giáo phải không ngừng học tập và học tập suốt đời. Đề ra các tiêu
chí, tiêu chuẩn, động viên cán bộ, giáo viên có gắng học tập để đạt chuẩn và vượt
chuẩn. Bồi dưỡng phải nằm trong chiến lược của nhà trường sao cho đảm bảo mục
tiêu, đối tượng cần bồi dưỡng, đủ về số lượng, cân đối về các khối lớp, có lớp điểm
toàn diện, điểm chuyên đề do giáo viên có chuyên môn giỏi phụ trách.
- Chỉ đạo sao cho kế hoạch không bị chồng chéo và không ảnh hưởng đến
công tác giảng dạy. Việc cử giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng phải hợp lý, đảm bảo
các điều kiện cá nhân, tính dân chủ và quy hoạch sử dụng trong tương lai. Theo dõi
điều chỉnh, cập nhật bổ sung chương trình bồi dưỡng kịp thời để chương trình
mang tính hiện đại, phù hợp với các giai đoạn phát triển của GD&ĐT.
- Phân công tổ trưởng chuyên môn theo dõi giám sát việc thực hiện kế hoạch
bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của các cá nhân, tổ chuyên môn. Trong quá trình bồi
dưỡng tiến hành khảo sát sự cần thiết và mức độ phù hợp của chương trình bằng

7


các phiếu hỏi, hoặc góp ý trực tiếp để cho Ban giám hiệu kịp thời điều chỉnh
chương trình.
- Động viên, khen thưởng kịp thời, đồng thời cũng chỉ ra các mặt hạn chế cần
khắc phục về nội dung và cách tổ chức cho các đợt bồi dưỡng lần sau.
- Trong quá trình thực hiện phải có đầy đủ các văn bản chỉ đạo của Đảng và
Nhà nước, của ngành GD&ĐT về công tác nâng cao trình độ, năng lực cho ĐNGV.
Có sự chỉ đạo thống nhất về kế hoạch phát triển ĐNGV với các hành động cụ thể,
thiết thực, được đưa vào nghị quyết của chi bộ Đảng, Nghị quyết Hội nghị cán bộ,
giáo viên và nhân viên, phương hướng, nhiệm vụ hàng năm. Có các quy định cụ thể
về yêu cầu bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên.
Quán triệt tới từng giáo viên nhà trường phải có nhận thức đúng đắn, có thái
độ tích cực với công tác bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ.
Cơ sở vật chất nhà trường phải được đầu tư để đáp ứng các yêu cầu bồi
dưỡng và tự bồi dưỡng.
* Bồi dưỡng qua phong trào thi giáo viên dạy giỏi
Như chúng ta đều biết Hội thi có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc
nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Vì thông qua Hội thi góp phần động viên,
khuyến khích, tạo cơ hội để giáo viên nâng cao ý thức tự học, tự nghiên cứu và
sáng tạo trong nghiệp vụ của mình cho đội ngũ giáo viên. Và một điều quan trọng
hơn đây là đợt sinh hoạt, giao lưu học hỏi, trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ.
- Tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng, tổ chức hội thi Giáo viên dạy giỏi câp
trường. Qua hội thi đã tuyển chọn công nhận và tôn vinh giáo viên đạt giải cao,
đồng thời có những biện pháp động viên, khen gợi, khích lệ giáo viên kịp thời. Từ
kết quả cuộc thi căn cứ để đánh giá xếp loại giáo viên, xây dựng kế hoạch hàng
tháng để bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên một cách phù hợp.
* Bồi dưỡng thông qua hình thức tham quan, giao lưu học hỏi
Biện pháp tổ chức cho giáo viên tham quan, giao lưu học hỏi là một trong

nhưng biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục cho đội ngũ
giáo viên mầm non hiệu quả mà không tốn sức đầu tư, tốn công nghiên cứu. Chính
vì vậy trong năm học vừa qua tôi đã tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng tổ chức
cho gv tham quan và học tập các trường bạn có chất lượng cao ở trong và ngoài

8


tỉnh như Trường MN Việt triều ở HN; Trường Mầm non Hoa Hồng ở TP Quảng
Ninh..
* Bồi dưỡng công nghệ thông tin
- Tăng cường công tác bồi dưỡng về công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo
viên thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn. Phát tài liệu cho giáo viên, chỉ đạo
giáo viên tự nghiên cứu, tìm tòi học tập thông qua các tài liệu mà nhà trường phát.
- Khuyến khích giáo viên tự học, tham khảo trên mạng đặc biệt là các tài liệu
có liên quan đến công tác giáo dục để giáo viên tự trau dồi thêm hiểu biết về kiến
thức, kỹ năng sư phạm cho bản thân.
- Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính, kỹ năng soạn thảo văn bản,
kỹ năng soạn bài, tìm thông tin, tư liệu, soạn giáo án điện tử và các phần mềm khác
phục vụ cho công tác soạn giảng.
* Bồi dưỡng thông qua lớp điểm
- Tôi chỉ đạo mỗi độ tuổi một lớp điểm về đổi mới phương pháp giáo dục trẻ
theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Lựa chọn giáo viên có kinh nghiệm,
đầu tư cho các lớp điểm đi trước một bước cả về cơ sơ vật chất, đồ dùng trang thiết
bị, trang trí môi trường. Mỗi tháng tôi chỉ đạo tổ chức ít nhất 1 lần kiến tập, sinh
hoạt chuyên môn tại lớp điểm về lên kế hoạch, lựa chon nội dung, phương pháp,
hình thức tổ chức để các lớp khác đến học tập chia sẻ kinh nghiệm sau đó nhân
rộng ra các lớp trong trường cùng thực hiện.
7.3. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ của
đội ngũ giáo viên

Tăng cường kiểm tra, đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên nhằm
có biện pháp quản lý tích cực, chủ động trong dạy học.
Tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ
trường học, thực hiện kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề các tập thể tổ chuyên
môn, tổ văn phòng. Kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy chế chuyên môn, nghiệp
vụ chăm sóc giáo dục trẻ, quản lý tài chính tài sản theo các văn bản pháp quy hiện
hành.
Kiểm tra nhằm phát hiện những sai lệch trong quá trình thực hiện quyết định,
thực hiện kế hoạch của nhà trường để điều chỉnh một cách kịp thời. Kiểm tra, đánh
giá để làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất đạo đức của giáo viên,
9


từ đó làm căn cứ để bố trí, sử dụng, khen thưởng, bồi dưỡng giúp cho ĐNGV hoàn
thiện hơn về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ.
Kiểm tra, đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ để có thể nhận định một cách tổng
thể về thực trạng chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập vui chơi của
trẻ thông qua: Kiểm tra việc thực hiện qui chế chuyên môn; Kiểm tra hồ sơ sổ sách,
giáo án, kiểm tra tiến độ thực hiện chương trình; việc dạy đúng, đủ các hoạt động của
trẻ, thực hiện đúng chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ; Kiểm tra việc quản lý, sử dụng
và bảo quản tài sản của lớp, trường v.v...
Tham mưu với Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thành lập Hội đồng
kiểm tra, đánh giá ĐNGV. Trong đó có sự tham gia của Ban giám hiệu, Ban thanh
tra nhân dân, tổ trưởng chuyên môn và một số giáo viên dạy giỏi có uy tín về
chuyên môn, nghiệp vụ của các bộ môn. Nhiệm vụ của Hội đồng kiểm tra, đánh giá
là nghiên cứu các văn bản hiện hành của Nhà nước, của Bộ GD&ĐT về tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra đối với giáo viên. Sau đó là xây dựng bộ tiêu chuẩn, lập
kế hoạch (thời gian, nội dung, thành phần, đối tượng kiểm tra...) và thống nhất
phương pháp kiểm tra, đánh giá thường xuyên để làm căn cứ cho Hội đồng thi đua,
khen thưởng xếp loại vào cuối năm học. Tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng tổ

chức quán triệt nhiệm vụ năm học, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực
hiện các quy chế chuyên môn, động viên tinh thần tự học, sáng tạo trong giảng dạy
và nghiên cứu khoa học.
Tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng việc sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra,
đánh giá xếp loại giáo viên theo các danh hiệu thi đua và đề nghị các hình thức
khen thưởng. Đồng thời phân loại về trình độ, năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ của
giáo viên để có kế hoạch bồi dưỡng, bố trí công việc một cách hợp lý, đạt hiệu quả.
Tham mưu với đồng chí hiệu trưởng phân công trong Hội đồng kiểm tra
đánh giá theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá của các tổ
chức đoàn thể, của tổ chuyên môn, của cá nhân giáo viên. Theo dõi về tiến độ, chất
lượng, hiệu quả và tác dụng của việc kiểm tra, đánh giá đối với các hoạt động của
giáo viên; theo dõi nắm bắt và điều chỉnh những sai lệch, hạn chế trong quá trình
kiểm tra, đánh giá.
Tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng và tổ chức tổng hợp kết quả kiểm tra, sơ
kết, đánh giá chất lượng công việc đã kiểm tra sau mỗi đợt kiểm tra thường xuyên. Hội
10


đồng kiểm tra, đánh giá theo dõi ghi nhận kết quả công tác kiểm tra, tuyên dương,
khen thưởng, động viên kịp thời, đồng thời cũng chỉ ra những mặt hạn chế cần khắc
phục để hoạt động kiểm tra, đánh giá của nhà trường ngày càng chất lượng và mang
tính toàn diện hơn.
Việc kiểm tra, đánh giá giáo viên phải được thực hiện theo văn bản hướng
dẫn của Bộ GD&ĐT về quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của giáo viên.
Kế hoạch kiểm tra, đánh giá phải được thường xuyên và phải đảm bảo tính
khách quan, công bằng và dân chủ. Đảm bảo tính khoa học, tính phù hợp về thời
điểm, quỹ thời gian của ban kiểm tra, đảm bảo không ảnh hưởng đến thời gian tổ
chức các hoạt động của học sinh, ổn định về nề nếp kiểm tra, đánh giá, triển khai và
làm đủ, làm đúng các yêu cầu của các tiêu chí đã đặt ra trước khi kiểm tra, đánh
giá.

Tham mưu với đồng chí hiệu trưởng làm tốt công tác thi đua - khen thưởng,
nâng lương sớm, đề bạt, cử đi học... phải chính xác, kịp thời và thoải đáng để tạo
động lực phấn đấu cho mỗi cá nhân giáo viên và mỗi tổ chức trong nhà trường.
7.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến.
Áp dụng cho công tác quản lý, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở
các trường mầm non trong thành phố Vĩnh Yên.
8. Những thông tin cần bảo mật: Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
- Cơ sở vật chất: đồ dùng đồ chơi, thiết bị học liệu phục vụ cho công tác
giảng dạy.
Tổ chức tốt các cuộc thi, khảo sát chất lượng giáo viên để giáo viên có điều
kiện giao lưu học hỏi lẫn nhau đồng thời là dịp để mỗi giáo viên có cơ hội thể hiện
mình, trau dồi kiến thức chuyên môn.
Cần làm tốt công tác thi đua - khen thưởng, nhân rộng nhân tố mới, điển hình tiên
tiến làm nòng cốt cho các phong trào thi đua, hoạt động của các nhà trường.
Cần có chính sách quan tâm, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đội
ngũ giáo viên nhằm phát huy được tối đa khả năng và lòng nhiệt tình trách nhiệm
của từng thành viên trong Hội đồng sư phạm.

11


10. Đánh giá lợi ích của sáng kiến
- Trong năm học vừa qua tôi đã áp dụng sáng kiến đối với trường Mầm non
Đống Đa và đã mang lại kết quả rát khả quan, cụ thể như sau:
- Về trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên: đạt trên chuẩn 18/19 đồng
chí trên chuẩn; đạt 94,7%.
- Về năng lực chuyên môn: Có những chuyển biến rõ rệt. 100% giáo viên
nắm vững kiến thức về chuyên môn và áp dụng vào thực tế giảng dạy đạt hiệu quả
cao.

- Về công tác dự giờ: tổng số tiết là 174: trong đó xếp loại tốt: 115 tiết; Khá:
59 tiết.
- Về số lượng trẻ ra lớp: Tăng số lượng trẻ trong năm học vừa qua.
- Thay đổi nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên trong việc thực hiện
nhiệm vụ giáo dục do ngành Giáo dục giao cho.
- Thay đổi nhận thức của phụ huynh học sinh về vai trò, tầm quan trọng của
công tác giáo dục của nhà trường.
- Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ, đồng thời cũng tạo được uy tín trong phụ
huynh học sinh.
- Giáo viên tự giác đầu tư về soạn giảng, nhằm nâng cao tay nghề, tích cực
tham gia các hội thi do trường tổ chức, tự trang bị đồ dùng - đồ chơi phong phú để
phục vụ cho công tác giảng dạy.
- Có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ thỏa đáng đối với đội ngũ giáo viên mầm
non để giáo viên đảm bảo đời sống, yên tâm công tác, yêu trẻ, yêu nghề hoàn thành
tốt nhiệm vụ.
*Kết quả cụ thể:
Trước khi áp dụng
Sau khi áp dụng
- 340 trẻ đến trường
- 400 trẻ đến trường
- 60% giáo viên nắm được phương - 100% giáo viên nắm được phương
pháp, kĩ năng cơ bản để tổ chức hoạt động pháp, kĩ năng cơ bản và tổ chức hoạt động
giáo dục cho trẻ.
giáo dục cho trẻ.
- 21/22 cán bộ giáo viên có trình độ - 21/22 cán bộ giáo viên có trình độ
trên chuẩn.
trên chuẩn. (1 giáo viên đang theo học
lớp Đại học).
12



- Khảo sát giáo viên đầu năm có 7/19
giáo viên xếp loại tốt. 11/19 giáo viên
xếp loại khá. 1/19 giáo viên xếp loại
trung bình.
- 70% trẻ tích cực, hứng thú tham gia
vào các hoạt động giáo dục.
- 14/19 giáo viên thành thạo ứng dụng
công nghệ thông tin vào công tác giảng
dạy.

- Khảo sát giáo viên cuối năm có 12/19
giáo viên xếp loại tốt. 7/19 giáo viên
xếp loại khá. Không có giáo viên xếp
loại trung bình.
- 97% trẻ tích cực, hứng thú tham gia
vào các hoạt động giáo dục.
- 18/19 giáo viên thành thạo ứng dụng
công nghệ thông tin vào công tác giảng
dạy.

Dưới đây là một số hình ảnh của các tiết xếp loại tốt trong đợt khảo sát giáo
viên năm học 2017-2018

Tiết âm nhạc: Hát, vận động: Tập làm chú bộ đội: lớp 4-5 tuổi:
GV: Hoàng Thanh Vân
13


Tiết kể chuyện: Cô bé quàng khăn đỏ: lớp 5-6 tuổi: Giáo viên: Trần ThuPhương


Tiết: Khám phá đôi bàn tay: Lớp 3-4 tuổi Giáo viên dạy: Nguyễn Phương Thảo
14


Tiết âm nhạc: Nghệ thuật tổng hợp; Lớp 5-6 tuổi: Giáo viên: Nguyễn Thị Lụa

Tiết: Dạy trẻ kĩ năng chào hỏi lễ phép: Lớp 2-3 tuổi; Giáo viên: Đinh Thị Bích Liên
15


Tiết kể chuyện: Gấu con bị sâu răng: Lớp 4-5 tuổi: Giáo viên: Vi Khánh Hòa

Tiết: Dạy trẻ kĩ năng nặn bánh: Lớp 5-6 tuổi: Giáo viên: Nguyễn Thị Hương

16


Tiết: Dạy trẻ kĩ năng gấp quần áo: Lớp 5-6 tuổi: Giáo viên: Nguyễn Thị Nguyệt
11. Danh sách những tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng dùng thử hoặc áp
dụng sáng kiến lần đầu
T
Phạm vi/lĩnh vực áp
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ
T
dụng sáng kiến
Trường MN Đống Đa/
Quản lý, bồi dưỡng
Phường Đống Đa –

1 Trường MN Đống Đa
nâng cao chất lượng
Thành phố Vĩnh Yên
chuyên môn cho đội
ngũ giáo viên.
Trường MN Phú
Quang/Quản lý, bồi
Phường Khai Quang 1 Trường MN Phú Quang
dưỡng nâng cao chất
Thành phố Vĩnh Yên
lượng chuyên môn cho
đội ngũ giáo viên.
17


2

Trường MN Khai Quang

3

Trường MN Ngô Quyền

4

Trường MN Liên Bảo

Trường MN Khai
Quang/Quản lý, bồi
Phường Khai Quang dưỡng nâng cao chất

Thành phố Vĩnh Yên
lượng chuyên môn cho
đội ngũ giáo viên.
Trường MN Ngô
Quyền/Quản lý, bồi
Phường Ngô Quyền dưỡng nâng cao chất
Thành phố Vĩnh Yên
lượng chuyên môn cho
đội ngũ giáo viên.
Trường MN Liên
Bảo/Quản lý, bồi dưỡng
Phường Liên Bảonâng cao chất lượng
Thành phố Vĩnh Yên
chuyên môn cho đội
ngũ giáo viên.

Đống Đa, ngày tháng năm 2019
Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị
Hiệu trưởng

Vũ Thị Loan

Đống Đa, ngày tháng năm 2019
Tác giả sáng kiến

Trần Thị Phương Đông

18




×