Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN một số giải pháp chỉ đạo đội ngũ giáo viên rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.4 KB, 16 trang )

Tên sáng kiến: “Một số giải pháp chỉ đạo đội ngũ giáo viên rèn kỹ năng tự
phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non”

a) Tác giả sáng kiến: Trần Thị Nguyệt
- Ngày tháng năm sinh: 01/07/1975; Nam/nữ: Nữ.
- Đơn vị công tác: Trường MN Phú Xuân B – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc
- Chức danh: P. hiệu trưởng.
- Trình độ chun mơn: ĐHSPMN.
- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100%.
b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trần Thị Nguyệt.
c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các thông tin
cần được bảo mật (nếu có):
- Tên sáng kiến: “Một số giải pháp chỉ đạo đội ngũ giáo viên rèn kỹ năng tự
phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non”
- Lĩnh vực áp dụng: Công tác chỉ đạo đội ngũ giáo viên rèn kỹ năng tự phục vụ
cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non.
- Mô tả sáng kiến:
+ Về nội dung của sáng kiến:
Từ xưa đến nay thời đại nào cũng vậy trong gia đình việc quan trọng nhất
của bố, mẹ là nuôi dạy con cái. Mà trẻ từ 0-6 tuổi là giai đoạn quan trọng nhất để
giúp trẻ hình thành nhân cách. Bất cứ trẻ nào cũng vậy chỉ lớn lên có một lần,
tuổi thơ của các con khơng bao giờ có thể quay trở lại được. Nhưng rất nhiều
1


các bậc cha mẹ có điều kiện về kinh tế và sinh ít con và nên giành tất cả tình
thương của mình giành cho con cái, thường bao bọc một cách thụ động, thái
quá. Hơn thế nữa, các bậc cha mẹ cịn ln nng chiều, làm hộ tất cả mọi việc
cho trẻ trẻ khiến nhiều trẻ ỉ lại vào người khác, lười vận động, lao động, và rất
rất hạn chế trọng việc việc tự phục vụ bản thân mình và quan tâm đến những đến
bạn bè và những người xung quanh. Chính vì vậy đã ảnh hưởng rất lớn trong


q trình hình thành các kĩ năng tự phục vụ cần thiết cho trẻ mầm non. Không
những thế nhiều hiện tượng tiêu cực xuất hiện liên tục trong những năm gần đây
như:
* Trẻ không biết và không muốn làm việc nhà, khơng tự phục vụ, khơng
có thái độ giúp đỡ ơng bà, bố mẹ và những người xung quanh.
* Có khi bố mẹ phải chăm sóc, bao bọc trẻ tới tận tuổi trưởng thành.
Vì thiếu hụt nghiêm trọng các kĩ năng tự phục vụ của trẻ và do sự hạn chế
của cơng tác giáo dục gia đình và nhà trường, sự phát triển nhanh chóng của xã
hội hiện đại là nguyên nhân trực tiếp khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong ứng xử
với tình huống thực của cuộc sống. Vì thế việc giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho
trẻ là rất cần thiết và không thể thiếu được, để giúp trẻ điều chỉnh nhận thức, thái
độ và thay đổi hành vi của mình. Qua cách giáo dục kĩ năng tự phục vụ, trẻ được
giúp đỡ để biết mình là ai, mình muốn gì, có mục đích gì trong cuộc sống, biết
trân quý bản thân, biết tự phục vụ và chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Chính vì
những lý do trên với cương vị là phó hiệu trưởng phụ trách dinh dưỡng của nhà
trường mà tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên rèn kĩ năng
2


tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non” làm đề tài
nghiên cứu của mình.
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Đã áp dụng tại trường mầm non Phú
Xuân B - Bình Xuyên trong công tác chỉ đạo giáo viên rèn kĩ năng tự phục vụ
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non Phú Xuân B huyện Bình
Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Các tổ chức bao gồm: Chủ tịch Cơng đồn, Tổ trưởng chun mơn, các bộ
phận khác như kế tốn, đội ngũ giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
+ Sáng kiến cần giải quyết đó là: “Thực trạng vấn đề kỹ năng tự phục vụ của
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong nhà trường”.
* Thuận lợi.

Ban giám hiệu nhà trường giao cho phó hiệu trưởng phụ trách công tác
nuôi dưỡng xây dựng và cụ thể hóa việc đơn đốc giáo viên rèn và thực hiện tốt
công tác rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi trong nhà trường. Tạo mọi điều
kiện thuận lợi tốt nhất để giáo viên việc rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân trẻ đặc
biệt là trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Đội ngũ giáo viên có trình độ chun mơn nghiệp vụ ln u nghề mến
trẻ có niềm đam mê với nghề ngiệp, tận tình với cơng việc chăm sóc ni dưỡng
trẻ và ln tìm tịi học hỏi để rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ được tốt hơn.
Công tác rèn kỹ năng tự phục vụ luôn được các bậc phụ huynh quan tâm,
đồng tình ủng hộ, và gây được sự hứng thú cho trẻ chính vì vậy trẻ rất thích và
hào hứng khi tham gia hoạt động này.
3


* Khó khăn
Thứ nhât điểm trường nằm trên địa bàn xã mà 100% người dân trong thôn
làm nghè nông nghiệp. Nhưng nhiều năm gàn đây người dân hầu như là bỏ làm
ruộng để đi công nhân hoặc đi làm thợ xây phải xa nhà thường xun, số cịn lại
bn bán phế liệu tại gia đinh. Nên mọi công việc chăm sóc và dạy dỗ, đưa đón
con đến trường gần như giao phó hết cho ơng, bà nội ngoại. Vì vậy việc nâng
cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường là một việc vơ cùng khó
khăn nếu thiếu sự quan tâm giúp đỡ của các bậc phụ huynh của nhân dân trong
xã và đặc biệt là kỹ năng tự phục vụ của trẻ.
Thứ hai như tình trạng rất phổ biến hiện nay ở các nhà trường là 100%
các các nhà trường thuê người làm công tác vệ sinh trường học, nên trẻ ít khi
phải thực hiện các cơng việc vệ sinh trường lớp. Chính vì thế nên trẻ ít được
thực hành những kỹ năng lao động tập thể, do đó vốn kinh nghiệm và các kỹ
năng lao động tự phục vụ của trẻ chưa được hoàn thiện và nâng cao.
Thứ ba là phần lớn các bậc phụ huynh thường bao bọc trong việc dạy con,
chưa biết cách giáo dục con phù hợp. Hơn thế nữa, nhiều bậc cha mẹ có điều

kiện cịn ln nng chiều con, làm hộ con mọi việc khiến các con ỉ lại, ích kỷ,
khơng quan tâm đến người khác và các kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế.
Thứ tư là một số giáo viên cịn trẻ chưa có sự hiểu biết nhiều về nội dung
phải dạy trẻ lứa tuổi mầm non những kỹ năng tự phục vụ cơ bản nào, chưa đổi
mới phương pháp giáo dục, chưa biết vận dụng từ những kế hoạch định hướng
chung để rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non.
4


Và cuối cùng là nhận thức của trẻ 5-6 tuổi trong nhà trường chưa đồng
đều, một số trẻ còn chậm, một số trẻ được bố mẹ cưng chiều dẫn đến việc rèn kỹ
năng tự phục vụ cho trẻ chưa đạt kết quả cao nhất.
Để thực hiện tốt công tác rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi cho trẻ
trong trường mầm non tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau.
Giải pháp 1: Giúp giáo viên hiểu rõ vấn đề và mục tiêu của việc rèn trẻ
kĩ năng tự phục vụ.
* Mục đích:
Giáo viên phải hiểu rõ được khái niệm kĩ năng tự phục vụ và mục tiêu
dạy kĩ năng tự phục vụ cho trẻ là gì thì mới có thể đưa ra được các giải pháp
giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ.
* Nội dung và cách thức thực hiện:
Tham khảo các tài liệu có liên quan đến giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho
trẻ mầm non để nghiên cứu hiểu rõ vấn đề.
Trước hết muốn dạy trẻ mầm non kĩ năng tự phục vụ thì giáo viên phải
hiểu thế nào kĩ năng tự phục vụ: Kĩ năng tự phục vụ là những việc làm vừa sức
của trẻ để tự phục vụ và chăm sóc cho bản thân như: Rửa mặt, đánh răng, đi dép,
đội mũ, thay đồ, đi vệ sinh hay rửa tay đúng cách, biết rửa ly cá nhân, pha nước
hoa quả thông thường với trẻ 5-6 tuổi...
Thấy rõ được mục tiêu và lợi ích của việc giáo dục kĩ năng tự phục vụ
cho trẻ mầm non và đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi là nâng cao tính tự giác, chủ động,


5


độc lập, biết làm chủ bản thân, có tinh thần tập thể, mở rộng lịng nhân ái, đẩy
lùi tính ích kỷ biết quan tâm chăm sóc và giúp đỡ những người xung quanh.
Giúp trẻ biết yêu lao động và tự tin, khôn lớn, rèn luyện nhân cách, trưởng
thành thông qua lao động.
Giải pháp2: Hướng dẫn giáo viên cần xác định rõ và cụ thể hóa những
nội dung các nhóm kĩ năng tự phục vụ cơ bản cần dạy trẻ ở lứa tuổi 5-6 tuổi:
* Mục đích:
Giáo viên phải xác định được những nội dung các nhóm kĩ năng tự phục vụ cơ
bản để dạy trẻ ở lứa tuổi 5-6 tuổi. Nếu giáo viên chưa xác định được những nội
dung cơ bản thì việc giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ không đạt hiệu quả.
* Nội dung và cách thức thực hiện
Đối với trẻ em 5-6 tuổi thì có nhiều kĩ năng tự phục vụ quan trọng mà trẻ
cần phải biết trước khi tập trung vào học văn hoá. Thực tế kết quả của nhiều
nghiên cứu đều cho thấy các kĩ năng tụ phục vụ quan trọng nhất trẻ phải học vào
thời gian đầu của năm học là chính là những nhóm kĩ năng tự phục vụ như:
Nhóm kĩ năng chăm sóc bản thân.
* Biết tự cất đồ dùng cá nhân khi đến lớp.
* Biết tự biết lấy và cất đồ dùng đồ chơi khi muốn chơi.
* Biết tự rửa tay trước và sau khi ăn cơm, kê bàn ghế chuẩn bị bàn ăn,
chuẩn bị khăn lau, tự xúc cơm ăn, biết giữ gìn vệ sinh trong khi ăn (khơng nói
chuyện trong khi ăn, ăn khơng rơi vãi, khơng vứt bỏ thức ăn) khi ăn xong biết
lau, dọn bàn ăn, để bát thìa đúng quy định, biết vệ sinh cá nhân.
6


Nhóm kỹ năng hợp tác.

* Trẻ cùng tham gia thực hiện các cơng việc ở lớp, ở trường theo từng
nhóm hoặc theo nhóm đơi như: hai, ba bạn hoặc bốn bạn cùng khiêng một bàn
để kê bàn ăn trong giờ ăn, hợp tác cùng cô giáo và bạn khiêng phản ngủ, xếp
thảm trải nhà, lau lá, tưới nước cho cây, lau rửa và xếp lại đồ dùng đồ chơi các
góc, chia ăn, cất đồ dùng cá nhâ, thu dọn bàn ăn,…Việc hợp tác trong cơng việc
này, giúp hình thành ở trẻ tinh thần đồng đội cao, trẻ đoàn kết với nhau để thực
hiện tốt cơng việc.
Nhóm kỹ năng thể hiện bản thân.
* Là một trong những kỹ năng mà giáo viên cần quan tâm chú ý là phát
triển cho trẻ sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ tự thể hiện bản
thân, luôn luôn tự tin trong cơng việc và dám khẳng định mình sẽ làm được việc
một cách tốt nhất. Trẻ sẽ có lịng tin và ln ln tin tưởng vào khả năng của
mình hơn, sẽ cố gắng vượt mọi khó khăn có thể hồn thành nhiệm vụ mà không
cần sự giúp đỡ của những người xung quanh như cô giáo, ông bà và bố mẹ.
Chỉ đạo giáo viên lựa chọn những nội dung giáo dục kĩ năng tự phục vụ
lồng ghép lồng luồn vào các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như đón trả trẻ, giờ
học, giờ chơi, giờ ngủ.
Giải pháp 3: Chỉ đạo giáo viên tổ mẫu giáo 5-6 tuổi giúp trẻ phát triển
các kỹ năng tự phục vụ thông qua việc lồng ghép trong các hoạt động như:
Hoạt động chung, hoạt động góc, hoạt đơng vui chơi, các ngày lễ hội, tham
quan trải nghiệm...
7


* Mục đích:
Các nhà nghiên cứu tâm lý cho thấy trẻ mầm non thường hay bắt chước
người lớn từ hành vi bắt chước đó nếu được người lớn chỉ dạy và rèn luyện
những hành vi này sẽ được tích lũy trong q trình hướng dẫn và trở thành thói
quen và thói quen được thực hiện lâu ngày sẽ hình thành kĩ năng.
* Nội dung và cách thức thực hiện:

Để thực hiện tốt việc giáo dục kĩ năng tụ phục vụ cho trẻ, khi xây dựng kế
hoạch chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ tôi đã chỉ đạo triển khai tới các tổ
trưởng chuyên môn trong nhà trường và đặc biệt là tổ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi chỉ
đạo cho các tổ viên trong tổ ngoài việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mọi lúc
mọi nơi lồng luồn vào tất cả các hoạt động trong ngày, mỗi tuần có một tiết rèn
trẻ kỹ năng tự phục vụ vào một buổi chiều trong tuần.
Giải pháp 4: Cùng với BGH chỉ đạo giáo viên tạo môi trường thuận lợi
và tốt nhất cho công tác rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi.
* Mục đích:
Xây dựng kế hoạch và triển khai một cách cụ thể tới các tổ trưởng chuyên
môn, tăng cường bổ sung đầy đủ đồ dùng đồ chơi, dụng cụ để trẻ được thực
hành trải nghiệm.
Giáo viên cần giữ vai trị tích cực trong việc chuẩn bị mơi trường học tập
cho trẻ, trang trí tạo mơi trường bên trong và ngồi lớp học bằng các hình ảnh
đẹp, hấp dẫn, phong phú, phù hợp, đúng chủ đề, chủ điểm sẽ tạo cơ hội cho trẻ
hiểu rộng hơn, điều kiện để trẻ được hoạt động học tập, vui chơi, tìm tịi khám
8


phá và phát hiện những điều mới lạ, hấp dẫn nhằm củng cố, bổ sung kiến thức
và kĩ năng cho trẻ.
* Nội dung và cách thức thực hiện.
Thường xuyên giám sát, kiểm tra các lớp mẫu giáo lớn việc thực hiện các
buổi lao động vệ sinh và hoạt động lao động bé cùng cơ chăm sóc vườn rau,
vườn hoa, lau lá cho cây… hoặc tổ chức buổi bé tập làm nội trợ vào các buổi
chiều thứ 4 hàng tuần.
Xây dựng chuyên đề mẫu: “Bé tập làm nội trợ” lớp 5TA.
Giáo viên luôn tạo cơ hội để trẻ cuốn hút vào các hoạt động đa dạng khác
nhau như cùng với các bạn trong lớp (Chơi đóng vai, chơi ngồi trời, cùng làm
chung một việc gì đó, cùng chăm sóc tưới cây, cùng vẽ, cùng hát, múa…). Tạo

ra nhiều cơ hội để trẻ tương tác, giao tiếp với nhau trong lớp như thảo luận, trao
đổi ý kiến, giải quyết xung đột, thay đổi nội quy, chia sẻ kinh nghiệm. Tạo cơ
hội trẻ được tham gia vào các trị chơi: Đóng vai, xây dựng, đóng kịch. Giúp trẻ
được tập luyện thường xuyên: Để giúp trẻ hình thành và có được kĩ năng tự
phục vụ và các kĩ năng sống một cách bền vững trẻ cần được tập luyện thường
xuyên trong cuộc sống hàng ngày.
Nhà trường trang trí sân trường các khẩu hiệu nhắc nhở giáo viên, người
lớn phải gương mẫu như: “Mỗi cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức, tự học,
sáng tạo” bằng chính hình ảnh giáo viên và học sinh của trường, đặc biệt chú ý
đưa hình ảnh đẹp của các trẻ như: Bé biết tự đánh răng, tự mặc quần áo, giúp cô
tưới cây, Bé khoanh tay chào khách, Bé nhặt rác vào nơi quy định ... để từ đó
9


giúp trẻ tự điều chỉnh hành vi, giúp trẻ thể hiện bản thân là điều kiện để khen
ngợi sự cố gắng của trẻ.
Thực hiện nghiêm túc kế hoạch giáo dục, kế hoạch đánh giá trẻ nhằm
giúp giáo viên quan sát ghi chép hàng ngày từng chi tiết về sự tiến bộ của trẻ.
Tạo môi trừơng giúp giáo viên và các bậc cha mẹ tăng cường đọc sách có
nội dung rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho con, trang bị giá thư viện tại các
nhóm lớp. để sách, truyện nhiều kích cỡ, vừa tầm trẻ, trang bị ghế ngồi tạo điều
kiện để cơ giáo, cha mẹ có thể đọc sách cho trẻ nghe bất kì lúc nào tại nhiều thời
điểm trong ngày.
VD: Khi trẻ chơi xong, trẻ để đồ chơi bừa bãi, cô giáo gợi hỏi trẻ: Con đã
cất đồ chơi chưa?, Con nhìn xem các bạn đang làm gì?, Con cùng cất đồ chơi
với các bạn nhé!. Dần dần tạo cho trẻ có kĩ năng cùng bạn sắp xếp đồ chơi gọn
gàng, ngăn nắp mà không cần cô giáo phải nhắc nhở.
Khen ngợi, động viên trẻ kịp thời, trẻ được khen ngợi khi thể hiện những
kĩ năng tự phục vụ tích cực sẽ khiến cho trẻ thường xuyên lặp lại những kĩ năng
tốt đó.

Trong giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ giáo viên đóng vai trị là người
hỗ trợ giúp trẻ phát huy khả năng của mình. Từ đó phát triển những ứng xử tích
cực và ý thức cao giá trị của bản thân. Đây là hình thức giáo dục hiện đại và hiệu
quả giúp trẻ phát triển tốt khả năng tư duy, nâng cao sự tự tin trong cuộc sống.
Giải pháp 5: Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền phối hợp
với các bậc cha mẹ dạy trẻ các kĩ năng tự phục vụ cơ bản cho trẻ.
10


* Mục đích:
Việc dạy kĩ năng tụ phục vụ từ sớm sẽ giúp hình thành lối sống, nếp sống
có ý thức, tự lập cho trẻ. Muốn tạo thành nếp phải có thời gian dài để trẻ thấm
và ngấm chứ khơng phải cứ dạy cho trẻ kĩ năng tụ phục vụ trên lý thuyết là trẻ
có thể học tập và thực hành được ngay.
Giáo viên làm tốt công tác phối hợp với các bậc phụ huynh trong việc
giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ một cách chặt chẽ và hợp lý từ đó giúp trẻ
có thói quen tốt để hình thành những kỹ năng tự phục vụ bản thân đạt hiệu quả
và ý nghĩa hơn là kỹ năng sống tự lập sau này.
* Nội dung và cách thức thực hiện:
Ngoài việc chỉ đạo giáo viên dạy trẻ ở trường, tôi cùng ban giám hiệu nhà
trường luôn chú trọng đến việc giáo viên phải thường xuyên tuyên truyền và
trao đổi với phụ huynh qua các giờ đón trả trẻ, qua những ngày hội, ngày lễ, qua
điện thoại.….Để chia sẻ kinh nghiệm với phụ huynh cùng phối hợp với nhà
trường tạo cơ hội cho các con được thực hành nhiều: Ví dụ như: Ơng bà, bố mẹ
khuyến khích động viên các con làm những công việc vừa sức: Giúp mẹ nhặt
rau, chông em, quét nhà... Biết lấy nước lấy tăm cho ông bà bố mẹ khi ăn xong,
sau mỗi lần như vậy trẻ được người lớn động viên khen ngợi trẻ sẽ cảm thấy vui
sướng và hứng thú hơn. Tuyên truyền cho phụ huynh hiểu không nên làm hộ
con, phải dạy trẻ tính tự lập từ bé. Việc dạy trẻ những kĩ năng đó phải là một q
trình.


11


Giáo viên cần tuyên truyền để các bậc phụ huynh hiểu rằng: Giáo dục kĩ
năng tự phục vụ là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn giữa những giải
pháp khác nhau. Quyết định phải xuất phát từ trẻ. Nội dung cần giáo dục phải
xuất phát từ chính nhu cầu và kinh nghiệm của trẻ. Trẻ cần có điều kiện để trải
nghiệm và cọ sát các ý kiến khác nhau, trao đổi kinh nghiệm, tập tành, thực hành
và áp dụng. Bên cạnh đó, yêu cầu phụ huynh phối hợp cùng cô giáo trong việc
thống nhất phương pháp giáo dục trẻ:
* Cần tin tưởng vào trẻ và năng lực của trẻ.
* Luôn tôn trọng ý kiến của trẻ, không áp đặt ý kiến của mình.
* Ghi nhận kết quả việc làm của trẻ bằng những lời động viên khen ngợi
kịp thời.
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Các giải pháp đã được áp dụng có hiệu quả trong công tác rèn kĩ năng tự
phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Phú Xuân B.
Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau:
+ Lợi ích kinh tế:
Ít tốn kém mà hiệu quả lại cao, chỉ cần sự chỉ đạo sát sao tới công tác dự
giờ, kiểm tra của BGH nhà trường và các tổ trưởng chuyên môn, sự đầu tư thời
gian và có sự tuyên truyền tốt tới các bậc phụ huynh, các ban ngành đoàn thể
của giáo viên để họ có thể sẵn lịng đóng góp cơ sở vật chất xây dựng nhà
trường. Nghiên cứu một cách nghiêm túc thực hiện giải pháp đã xây dựng có
12


chiều sâu. Các giải pháp được sự đồng thuận của tập thể sư phạm nhà trường,

của Ban đại diện phụ huynh, toàn thể phụ huynh học sinh nhà trường và được sự
đồng tình của lãnh đạo địa phương.
+ Mang lại lợi ích xã hội:
Thấy được sự đổi thay được cách nhìn nhận của giáo viên và phụ huynh
học sinh về giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường
mầm non, nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cộng đồng xã hội và phụ huynh
trong công tác rèn kỹ năng tụ phục vụ cho trẻ góp phần thúc đẩy cơng tác chăm
sóc và giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao nhất.
* Kết quả trên trẻ.
Từ khi nghiên cứu đề tài và thực hiện theo các hình thức trên tơi thấy
trẻ phát triển ở các lĩnh vực trẻ cũng có những tiến bộ rõ rệt. Qua khảo sát đánh
giá sau khi thực nghiệm. Kết quả đạt được như sau:
Các kĩ năng

- Trẻ có kỹ năng tự rửa mặt.
- Trẻ có kỹ năng tự đánh răng.
- Trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân
- Trẻ có kỹ năng sắp xếp bàn ăn,

Khảo sát đầu

Khảo sát giữa

năm
- 85/93 = 91,4%

năm
- 92/93 = 98,9%

- 79/93 = 84,9%


- 90/93 = 96,8%

- 85/93 = 91,4%

- 93/93 = 100%

- 82/93 = 88,2%

- 93/93 = 100%

Tăng

- 7,5%
- 11,9%
- 8,6%
- 11,8%

sắp gối trước khi ngủ...
- Trẻ có ý thức lao động tập thể,

- 86/93 = 92,4%

lau lá, tưới cây, vệ sinh MT.
13

- 92/93 = 98,9%

- 6,5%



- Trẻ có thói quen tự phục vụ.
- Trẻ có kỹ năng hợp tác.

- 80/93 = 86,0%
- 79/93 = 84,9%
- 88/93 = 94,6%

- Trẻ đi học đều,
* Kết quả từ phía các bậc phụ huynh.

- 93/93 = 100%
- 92/93 = 98,9%
- 92/93 = 98.9%

- 14,0%
- 14,0%
- 4,3%

100% phụ huynh trọng trẻ và tích cực tham gia vào các hoạt động giáo
dục trẻ ở nhà trường.
Các bậc phụ huynh đã có thói quen phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ
nhiệm trong việc dạy và rèn các kĩ năng tự phục vụ và kĩ năng sống cho trẻ.
Phần lớn cha mẹ học sinh đã hiểu và không chiều chuộng con một cách
thái quá như trước nữa.
* Về phía giáo viên.
Mạnh dạn, tự tin hơn, có sự phối hợp chặt chẽ, trao đổi thường xuyên với
phụ huynh học sinh.
Hiệu quả lớn nhất là nhà trường và giáo viên chủ nhiệm các lớp 5-6 tuổi
đã chiếm được lòng tin và huy động được sự tham gia của cha mẹ trẻ trong việc

giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ.
- Các thông tin cần được bảo mật (nếu có); Khơng
d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Thời gian: Từ tháng 8/2018 đến tháng 1/2019.
Tài liệu có liên quan:
Sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh học sinh và làm việc có trách nhiệm
của tâp thể CBGVNV nhà trường.
đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
14


Đã áp dụng tại các lớp mẫu giáo lớn công tác chỉ đạo đội ngũ giáo viên
rèn kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non Phú Xuân B xã Phú
Xn huyện Bình Xun tỉnh Vĩnh Phúc.
Tơi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công
nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực,
đúng sự thật, khơng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hồn tồn
chịu trách nhiệm về thơng tin đã nêu trong đơn.

Phú Xuân, ngày 29 tháng 01 năm 2019
NGƯỜI VIẾT ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)

Trần Thị Nguyệt

15


16




×