BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Trẻ em là giống nòi, là tương lại của đất nước, là chủ nhân của Tổ quốc sau
này. Những “Chủ nhân tương lai” có thể chất tốt thì Đất nước mới thịnh. Trong
những năm qua, Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng nhiệm vụ phát triển thể chất
cho trẻ em và được coi là nội dung cơ bản của chiến lược con người góp phần
nâng cao tầm vóc người Việt, tạo nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Ở bậc học mầm non, giáo dục phát triển thể chất là một trong
những mục tiêu được đặt lên hàng đầu trong chương trình giáo dục.
Phát triển thể chất đối với trẻ nói chung, đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói
riêng là vô cùng quan trọng. Nó không chỉ là sự phát triển về hình thái cơ thể
bên ngoài của trẻ, mà nó còn là yếu tố giúp trẻ phát triển các mặt khác như nhận
thức, ngôn ngữ, tình cảm-xã hội, thẩm mỹ.
Là một giáo viên mầm non đang trực tiếp thực hiện công tác chăm sóc,
nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở độ tuổi 5-6 tuổi, tôi luôn mong muốn mình cần làm
gì để giúp trẻ phát triển thể chất một cách toàn diện. Nên tôi đã tìm ra “Một số
giải pháp phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non”.
2. Tên sáng kiến
“Một số giải pháp phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm
non”.
3. Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: Hoàng Thị Thoa.
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường mầm non Hướng Đạo.
- Điện thoại: 0989412332.
- E_mail:
4. Chủ đầu tư sáng kiến
Nhà giáo Hoàng Thị Thoa - Giáo viên Trường mầm non Hướng Đạo - Tam
Dương - Vĩnh Phúc.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Lĩnh vực giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
Tháng 02 năm 2018 đến tháng 02 năm 2019
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1. Về nội dung của sáng kiến
7.1.1. Cơ sở lý luận
1
Ở giai đoạn 5-6 tuổi, cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn còn
non nớt chưa ổn định, khả năng vận động còn hạn chế. Hệ thần kinh của trẻ
chưa hoàn thiện đầy đủ để thực hiện các chức năng của mình. Trẻ đã có khả
năng quan sát, phán đoán, hình thành kỹ năng vận động và phân biệt được các
hiện tượng xung quanh. Hệ xương của trẻ chưa phát triển hoàn thiện so với
người lớn, có nhiều sụn xương, xương mềm, yếu, dễ bị cong hoặc gãy. Hệ cơ
của trẻ phát triển yếu và không đồng đều, tổ chức cơ bắp còn ít. Các sợ cơ nhỏ,
mảnh, thành phần nước trong cơ tương đối nhiều, ít đạm, mỡ và các muối vô cơ,
nên sức mạnh cơ bắp còn yếu, cơ nhanh mệt mỏi. Khớp của trẻ chưa vững chắc,
ổ khớp còn nông, dây chằng lỏng lẻo chưa mềm dẻo, linh hoạt. Hệ hô hấp, hệ
tuần hoàn vẫn đang hoàn thiện. Cơ thể trẻ còn non yếu, dễ bị phát triển lệch lạc,
mất cân đối. Nếu không được chăm sóc, giáo dục đúng đắn có thể gây nên
nhưng thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không dễ khắc phục được.
7.1.2. Thực trạng hiện nay của trẻ 5-6 tuổi
Là một trong những trường thuộc vùng nông thôn, đa số phụ huynh làm
nông nên ít có điều kiện quan tâm đến con cái, đặc biệt là vấn đề phát triển thể
lực cho trẻ. Do vậy tình trạng sức khỏe của trẻ trong toàn trường nói chung và
lớp tôi nói riêng không đồng đều. Bên cạnh đó các bậc phụ huynh quá bận rộn
với công việc, để mặc cho con trẻ ngồi hàng giờ chơi với các thiết bị điện tử
(như là ti vi, máy tính, điện thoại), điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng
vận động của trẻ, trẻ lười vận động, không thích di chuyển dẫn đến béo phì và
các vấn đề sức khỏe khác. Thêm vào đó là chế độ ăn uống tại gia đình trẻ chưa
hợp lý, chưa cân đối nên tỉ lệ thừa cân, béo phì tăng nhanh ở trẻ nhỏ trong những
năm gần đây.
Một số giáo viên chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc phát triển thể chất
cho trẻ 5-6 tuổi, chưa lựa chọn đúng nội dung, hình thức tổ chức chưa sáng tạo
hấp dẫn, việc lồng ghép, tích hợp chưa linh hoạt, sáng tạo, đồ dùng học liệu
chưa phong phú, chưa khoa học; chưa phát huy được tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của trẻ; sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường còn chưa chặt chẽ.
Dẫn đến giáo dục phát triển thể chất chưa đạt hiệu quả như mong đợi.
Vào đầu năm học tôi có tiến hành điều tra khảo sát trẻ 5 tuổi trong
trường mầm non. Để đánh giá được chất lượng giáo dục thể chất của trẻ
trước khi áp dụng giải pháp đề xuất. Tôi đã dựa vào các tiêu chí như: Trẻ có
các thói quen, hành vi có lợi cho sức khỏe; Trẻ có kĩ năng vận động cơ bản;
Trẻ có kĩ năng vận động tinh; Trẻ khỏe mạnh, cân nặng chiều cao phát triển
bình thường theo lứa tuổi.
Đối tượng phục vụ cho quá trình nghiên cứu là trẻ 5-6 tuổi, lớp 5 tuổi A2
và 5 tuổi A3 trường mầm non Hướng Đạo. Số lượng trẻ tham gia vào quá trình
nghiên cứu là 54 trẻ.
2
Bảng 1: Khảo sát trẻ đầu năm học (Tháng 09/2018)
(Tổng số trẻ được khảo sát: 54 trẻ)
Đạt
Chưa đạt
Số lượng
trẻ được
KS
SL
%
SL
%
Trẻ có các thói quen, hành vi có lợi
cho sức khỏe
54
33
61%
21
39%
Trẻ có kĩ năng vận động cơ bản
54
38
70%
16
30%
Trẻ có kĩ năng vận động tinh
54
32
59%
22
41%
Trẻ khỏe mạnh, cân nặng chiều cao
phát triển bình thường theo lứa tuổi
54
46
85%
8
15%
Tiêu chí khảo sát
7.1.3 “Một số giải pháp phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi trong trường
mầm non”.
Trước thực trạng trên, cũng như nhận thức được tình hình thực tế hiện nay
tôi đã suy nghĩ và tìm ra các giải pháp để chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ
ngày càng được nâng cao tôi mạnh danh đưa ra những biện pháp sau:
1. Giải pháp 1: Xây dựng môi trường phát triển thể chất
Môi trường thể chất trong và ngoài lớp học có ý nghĩa vô cùng quan trọng,
là điều kiện để giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển thể chất.
* Xây dựng môi trường phát triển thể chất bên trong lớp học
Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học, trang trí lớp học lồng ghép nội dung
giáo dục thể chất thay đổi theo từng chủ đề. Sắp xếp thiết bị, đồ chơi ở các góc
chơi trong lớp lôgic, gọn gàng, linh hoạt mang tính mở; tận dụng mọi điều kiện
phù hợp với từng vận động của trẻ để tạo cơ hội cho trẻ được vận động ở mọi
lúc mọi nơi, tăng cường vận động trong thời gian trẻ ở trường mầm non. Lồng
ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng bằng cách làm các con rối để minh họa cho
câu chuyện ở góc tạo hình, sử dụng các nguyên vật liệu phế thải như dùng giấy
báo để bồi thành các loại hoa quả, báo mua sắm… để tạo thành các bài tập trong
các góc phám phá khoa học, bé làm nội trợ… phù hợp với nội dung giáo dục
dinh dưỡng - sức khỏe. Sưu tầm tranh ảnh, sách báo có nội dung giáo dục vệ
sinh, dinh dưỡng cho góc thư viện. Chụp ảnh ghi lại những hoạt động chăm sóc
giáo dục vệ sinh và trưng bày tại góc tuyên truyền và góc thư viện. Sưu tầm
những thứ có sẵn trong thiên nhiên như đất, cát, nước, đá, sỏi, lá cây, hoa, củ
quả, hạt giống, vỏ sò… hay những thứ sưu tầm trong sinh hoạt hàng ngày như
hộp cũ thùng cát tông, sách báo, bìa, giấy, vải vụn, đồ dùng - dụng cụ gia đình…
hoặc đồ dùng học tập như bút, kéo, nhạc cụ… để làm phong phú thêm đồ dùng,
học liệu cho trẻ.
3
(Hình ảnh đồ dùng đồ chơi tự làm)
* Xây dựng môi trường phát triển thể chất bên ngoài lớp học
Môi trường bên ngoài lớp học rất tốt đối với việc phát triển thể chất của trẻ.
Cụ thể, trẻ được vận động toàn thân, phát triển kĩ năng vận động thô như: đi,
chạy, nhảy, leo trèo, giữ thăng bằng... đó là những kĩ năng rất quan trọng cho sự
phát triển cơ thể của trẻ; trẻ thoải mái chạm tay vào mọi thứ xung quanh và tự
khám phá môi trường xung quanh bằng các giác quan và cảm xúc của mình. Tôi
đã tham mưu với ban giám hiệu để khu vực hoạt động ngoài trời được quy
hoạch, thiết kế phù hợp, an toàn, sạch đẹp. Các cô giáo trong nhà trường cùng
phối hợp bố trí thời gian để thay đổi tạo cảnh quan sư phạm mới mẻ, hấp dẫn.
Môi trường ngoài trời có khu vực chung rộng lớn để trẻ tập thể dục, học giờ
học có chủ đích phát triển thể chất, chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian...
(Hoạt động trẻ chơi trò chơi kéo co)
4
Có khu vực vận động để chơi đu quay, cầu trượt, bập bênh… Ở khu vực
này chúng tôi đã trải thảm cỏ để đảm bảo an toàn và vệ sinh cho trẻ; Tận dụng
những chiếc lốp xe đạp, xe máy, ô tô cũ để sơn mới lại làm hàng rào xung
quanh, làm xích đu, thang leo... thiết kế một hố cát rộng để trẻ bật sâu, nhảy xa.
Những hoạt động này khuyến khích phát triển kĩ năng vận động thô của cơ bắp,
các tố chất nhanh, mạnh, khéo léo, thăng bằng, phối hợp nhịp nhàng tay mắt...
Khu vực tiếp theo là khu vực môi trường thiết kế vườn hoa, cây cảnh, vườn
rau, các chậu có đất để gieo hạt, trồng rau, trồng cây... Với một số đồ dùng, đồ
chơi, dụng cụ (cào, xẻng nhỏ, xô, gáo nhỏ, bình tưới nước...), một số con vật
nuôi mà trẻ yêu thích (bể cá cảnh, hồ ếch nhỏ, các con vật nuôi: thỏ, chim, vẹt)
để trẻ hoạt động lao động như chăm sóc cây cối, động vật. Ở khu vực này trẻ
còn được phát triển cảm giác, giác quan khi chơi với cát, nước, đất, sỏi, đá như
với cát ướt có thể dùng khuân để in bánh, vẽ ngón tay trên cát; với cát khô có thể
đổ vào chai, lọ có vòi nhỏ để vẽ; chơi đong, đếm nước, cát, đá, sỏi và so sánh,
làm thí nghiệm vật nổi - vật chìm...
(Hoạt động trẻ đang chăm sóc cây hoa)
5
Các phương tiện luyện tập đa dạng đảm bảo sự bền vững, an toàn và được
sắp xếp ngăn nắp, trưng bày một cách hấp dẫn để trẻ dễ nhìn, dễ lấy khi cần.
Ngoài việc sử dụng những dụng cụ, đồ dùng luyện tập sẵn có, tôi luôn
tận dụng những nguyên vật liệu tái sử dùng, vật liệu đã qua sử dụng: giấy
bìa, thùng cát tông, chai lọ, lốp xe… để làm dụng cụ, đồ dùng thêm sinh
động, hấp dẫn, thân thiện với môi trường. Hay sử dụng khối gỗ, thanh gỗ,
thăng bằng, đệm nhảy giúp trẻ phát triển vận động thô, các loại hộp và vật
liệu vẽ, tạo hình khuyến khích trẻ sáng tạo. Hỗ trợ việc học của trẻ, kích
thích giác quan thu hút trẻ vào giờ hoạt động thể chất để đạt kết quả cao.
2. Giải pháp 2: Lựa chọn nội dung, tổ chức thực hiện
Việc giáo viên lựa chọn đúng, phù hợp nội dung phát triển thể chất có ý
nghĩa vô cùng quan trọng đối với trẻ.
* Giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe
Giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe cho trẻ là cung cấp cho trẻ kiến thức sơ
đẳng về vệ sinh, dinh dưỡng, phòng bệnh và trau dồi các kĩ năng nhằm hình
thành các thói quen, hành vi có lợi cho sức khỏe.
- Lựa chọn nội dung:
Ngay từ đầu năm học, tôi đã căn cứ vào nội dung, kết quả mong đợi của
chương trình giáo dục mẫu giáo 5-6 tuổi trong chương trình giáo dục mầm
non do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành, khả năng thực tế của trẻ trong lớp
mẫu giáo, điều kiện cơ sở vật chất của trường, lớp để lựa chọn các nội dung
đưa vào kế hoạch giáo dục của năm học. Nội dung giáo dục được tôi tích
hợp theo chủ đề, gắn với các mối quan hệ qua lại giữa trẻ với môi trường
sống, mở rộng dần nội dung hiểu biết của trẻ nhằm giáo dục trẻ các kĩ năng
sống đơn giản, gần gũi tùy theo khả năng phát triển và cá nhân của trẻ. Một
số nội dung tôi triển khai ngay từ đầu năm học sau đó tiếp tục lặp đi lặp lại ở
các chủ đề khác nhau trong suốt năm học để tạo thói quen, nền nếp tốt đồng
thời rèn luyện một số kĩ năng cho trẻ trong sinh hoạt hằng ngày.
Ví dụ: Nội dung giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe ở chủ đề trường mầm non:
Nghe giới thiệu các món ăn hằng ngày ở lớp; Cách chế biến một số
món ăn đơn giản.
Luyện tập và thức hiện các thói quen trong ăn uống, vệ sinh, sinh hoạt:
mời trước khi ăn, ăn hết suất, ăn nhiều loại thức ăn, không vừa ăn vừa nói…
rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, vệ sinh răng miệng.
Quan sát và trò chuyện về những vật dụng, nơi nguy hiểm trong trường,
lớp mầm non, không được lại gần và đùa nghịch.
Nội dung giáo dục sinh dưỡng - sức khỏe ở chủ đề bản thân:
Nhận biết thực phẩm theo các nhóm, ích lợi của chúng đối với sức khỏe.
Thực hành vệ sinh cá nhân: Tập đánh răng, rửa mặt, rửa tay bằng xà
phòng; vệ sinh các giác quan.
6
(Hình ảnh trẻ đang rửa mặt)
- Hình thức tổ chức hoạt động:
Khi tổ chức hoạt động tôi đã tích hợp nội dung giáo dục vào các hoạt động
học của các lĩnh vực khác một cách tự nhiên, khéo léo giúp trẻ dễ hiểu, dễ nhớ.
Ví dụ: Khi hướng dẫn trẻ hoạt động khám phá khoa học “Một số bộ phận trên
cơ thể và chức năng của chúng”, cần đảm bảo yêu cầu: trẻ gọi đúng tên, biết chức
năng của một số bộ phận trên cơ thể. Sau đó hướng dẫn trẻ thực hành vệ sinh cá
nhân (Tập đánh răng, rửa mặt, rửa tay bằng xà phòng; vệ sinh các giác quan).
Do khả năng nhận thức của trẻ còn hạn chế, trẻ mau quên - dễ chán, chưa
hiểu được hết ý nghĩa của thói quen vệ sinh nên tôi luôn hướng dẫn tỉ mỉ, kiên
trì, nhẹ nhàng với trẻ. Ở giai đoạn đầu tiên phải lặp đi lặp lại các kĩ năng cách
nhau không xa, cho trẻ được thường xuyên luyện tập với trình tự nhất định của
hoạt động. Cần thiết phải nói với trẻ nhiều lần khi bảo trẻ làm một việc nào đó.
Nên nhắc lại một thông điệp qua nhiều ngày. Ví dụ “Trước khi ăn cơm, các con
nhớ rửa tay bằng xà phòng” cho đến khi trẻ tiếp nhận và ghi nhớ lời nói của cô.
Hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động vui chơi nên tôi đặc biệt chú ý giáo
dục dinh dưỡng và sức khỏe thông qua hoạt động chơi: trò chơi vận động, trò
chơi gia đình, trò chơi bán hàng, trò chơi đóng kịch, kể chuyện, đọc thơ, đồng
dao, tập xé, dán, vẽ, nặn…Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe thông qua các hoạt
động sinh hoạt hằng ngày trong trường mầm non; bản tin, ngày hội, ngày lễ của
nhà trường; các hoạt động ngoại khóa: Hội chợ quê, đi siêu thị, làm vườn cùng
các chú bộ đội...
7
* Giáo dục phát triển vận động
Giáo dục phát triển vận động bao gồm các bài tập phát triển các nhóm cơ
và hô hấp, bài tập phát triển chung, bài tập vận động cơ bản, các cử động của
bàn tay, ngón tay, phối hợp tay – mắt và sử dụng một số đồ dùng dụng cụ nhằm
giúp trẻ khỏe mạnh, có kĩ năng vận động thô - tinh, phát triển các tố chất nhanh
nhẹn, khéo léo, dẻo dai, sức mạnh của cơ bắp cũng như khả năng giữ thăng bằng
của cơ thể trong quá trình vận động.
* Bài tập phát triển các nhóm cơ và hô hấp
- Lựa chọn nội dung:
Bao gồm các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp theo yêu cầu của
độ tuổi 5-6 tuổi trong Chương trình Giáo dục mầm non.
Lựa chọn các bài tập phát triển các nhóm cơ và hô hấp. Mỗi bài tập thường
có 4 - 5 động tác, mỗi động tác tập từ 3-4 lần. Các động tác trong bài tập được
sắp xếp theo một trình tự: Động tác hô hấp - động tác phát triển cơ tay và bả vai
- các động tác phát triển cơ lưng, bụng rồi đến các động tác phát triển cơ chân.
- Tổ chức thực hiện:
+ Bài tập thể dục sáng
Các bài tập phát triển các nhóm cơ và hô hấp được sử dụng trong bài thể
dục sáng. Tôi và các cô giáo trong trường cho trẻ tập thể dục thường xuyên vào
các buổi sáng, thực hiện ở ngoài trời với không khí trong lành, thoáng mát.
Trước khi tập cho trẻ khởi động nhẹ nhàng khoảng 1-2 phút; sau đó cho trẻ đứng
thành 2-3 hàng ngang hoặc thành vòng tròn để tập. Với bài tập trẻ đã biết, tôi hô
để trẻ tập; với bài tập mới, trẻ chưa biết, tôi tập cùng với trẻ kết hợp sử dụng âm
nhạc hoặc bài hát phù hợp với chủ đề để trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
8
(Hình ảnh trẻ đang tập thể dục)
+ Bài tập phát triển chung
Các bài tập phát triển các nhóm cơ và hô hấp còn được sử dụng trong bài
tập phát triển chung. Nội dung bài tập bao gồm các động tác và thực hiện theo
trình tự: Động các tay, vai - động tác lưng, bụng - động tác bật nhảy, trong đó có
động tác hỗ trợ cho vận động cơ bản với số lần tập tăng thêm từ 1-2 lần. Trẻ
thực hiện bài tập ở các đội hình khác nhau (đứng tự do, đứng thành vòng tròn,
đứng theo hàng dọc hoặc hàng ngang) tạo sự thoải mái và sau mỗi chủ đề có sự
điều chỉnh, thay đổi các động tác; Cô thực hiện các động tác chuẩn xác, chậm
vừa phải, trẻ nhìn cô làm và tập theo; Nên lựa chọn các động tác phù hợp với
vận động cơ bản của hoạt động học.
* Bài tập vận động cơ bản
- Lựa chọn nội dung:
Lựa chọn các bài tập vận động cơ bản trong chương trình để đưa vào thực
hiện trong mỗi chủ đề đều phải đầy đủ các vận động: đi, chạy; bò (trườn), trèo;
tung, ném - bắt; nhảy - bật.
Ví dụ: Chủ đề thế giới động vật, lựa chọn các bài tập vận động cơ bản:
Chạy theo đường zích zắc, trườn chui qua cổng, ném xa bằng một tay, bật sâu
30-35 cm.
Sắp xếp các vận động đưa vào bài tập theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn
giản đến phức tạp.
Ví dụ: Vận động nhảy - bật, tôi lựa chọn các bài tập vận động cơ bản theo
trình tự: bật liên tục về phía trước -> bật (nhảy) xa 35-40 cm -> bật (nhảy) từ
trên cao 30-35 cm xuống (bật sâu) -> bật nhảy chụm chân, tách chân -> bật qua
vạch cản -> nhảy lò cò.
Một số vận động khó, phức tạp, vận động trẻ chưa thuần thục, có thể tiếp
tục đưa vào kế hoạch tập ở các chủ đề tiếp theo.
Ví dụ: Tôi đưa vận động cơ bản Ném trúng đích nằm ngang vào chủ đề Thế
giới động vật (Đích là những vòng tròn và vật ném là túi cát), trẻ vẫn chưa thuần
thục, tôi tiếp tục đưa vào chủ đề Thế giới thực vật với tên bài tập là Ném bóng
vào rổ (Đích là rổ nhựa và vật ném là bóng).
- Tổ chức thực hiện:
Bài tập vận động cơ bản được tổ chức luyện tập trong hoạt động học. Mỗi
hoạt động học có 2 vận động cơ bản: một vận động tập mới hoặc vận động trẻ
chưa thành thạo và một vận động củng cố thực hiện dưới hình thức trò chơi (hai
vận động không cùng một dạng vận động)
Ví dụ: Bài tập Bò chui qua cổng và Chuyền bóng theo hàng dọc hoặc bài
tập Chạy 18m trong khoảng 5-7 giây và Ném xa bằng một tay
Thời gian cho hoạt động học là 30-35 phút.
Tiến hành hoạt động học gồm 3 hoạt động:
9
+ Hoạt động 1: Khởi động: Trẻ di chuyển theo đội hình vòng tròn, đi hoặc
chạy (thay đổi các kiểu đi/chạy hoặc kết hợp vận động nhẹ nhàng) 2 – 3 phút,
sau đó đứng thành vòng tròn, vòng cung hoặc hàng ngang để tập bài tập phát
triển chung.
+ Hoạt động 2: Trọng động: Khoảng 25 - 30 phút.
Tập bài tập phát triển chung với các động tác: tay – vai, lưng – bụng –
lườn, chân.
Tập 2 bài vận động cơ bản: 1 vận động mới, 1 vận động ôn luyện thực hiện
dưới hình thức trò chơi. Ví dụ: vận động cơ bản Ném xa bằng 1 tay, trò chơi vận
động Bật qua suối nhỏ. Hoặc 1 vận động mới và 1 vận động trẻ đã chơi thành
thạo. Ví dụ: Vận động cơ bản Tung – bắt bóng, đi khuỵu gối.
Tập 1 vận động mới hoặc 1 vận động mới và 1 vận động trẻ đã chơi thành thạo
Cô làm mẫu:
- Lần 1: Cô thực hiện hoàn chỉnh vận động.
- Lần 2: Cô thực hiện vận động kết kợp giải thích.
Cô mời 1 đến 2 trẻ khá lên thực hiện vận động.
Cô cho trẻ thực hiện vận động ( với hình thức lần lượt, nối tiếp, thi đua), cô
chú ý sửa sai cho trẻ.
Sau mỗi lần tập cô hỏi lại trẻ tên vận động.
Tập 1 vận động ôn luyện thực hiện dưới dạng hình thức trò chơi
Cô giới thiệu tên trò chơi.
Cô phổ biến cách chơi, luật chơi.
Cô tổ chức cho trẻ chơi.
Cô nhận xét kết quả chơi, động viên khen ngợi trẻ.
+ Hoạt động 3: Hồi tĩnh: Vận động nhẹ nhàng 2 – 3 phút.
10
(
Hình ảnh trẻ (Hình ảnh trẻ bật chụm chân, tách chân)
*Phát triển cử động, vận động khéo léo của bàn tay, ngón tay và phối hợp
tay - mắt
- Lựa chọn nội dung:
+ Vo, xoáy, xoắn, vặn, búng ngón tay, vê, véo, vuốt, miết, ấn bàn tay, ngón tay,
gắn, nối gấp giấy; xé, cắt đường thẳng, tô vẽ hình... trong các hoạt động tạo hình
+ Lắp ghép hình trong các trò chơi lắp ghép, xây dựng; xâu, luồn, thắt buộc dây, cài, cởi cúc, kéo khóa... trong các hoạt động lao động tự phục vụ, hoạt
động vệ sinh cá nhân...
- Hình thức tổ chức:
Phát triển cử động, vận động khéo léo của bàn tay, ngón tay được thực hiện
lồng ghép, tích hợp trong các nội dung hoạt động trong chế độ sinh hoạt hằng
ngày như: Hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động lao động tự phục vụ,
hoạt động vệ sinh cá nhân,..
Tôi cùng làm, cùng chơi với trẻ để làm mẫu và chỉ dẫn. Với các động tác/
thao tác mới và khó, tôi là mẫu nhiều lần và giải thích cụ thể sau đó cho trẻ thực
hiện. Giúp đỡ những trẻ chưa thực hiện được bằng cách cầm tay trẻ hướng dẫn tỉ
mỉ, kiên trì, nhẹ nhàng .Ví dụ: Hoạt động dạy trẻ làm bánh, tôi vừa thực hiện
động tác vừa nói “Con nhào bột cho kĩ nào”, “con véo bột cho cô”, “con xoay
tròn nào”…
Tôi chuẩn bị mọi điều kiện phù hợp như: thời gian, địa điểm, nguyên vật
liệu, trang thiết bị… phát triển nội dung hoạt động phù hợp với khả năng của trẻ,
sau đó quan sát trẻ hoạt động, khuyến khích, khen ngợi, động viên trẻ; gợi mở
bằng các câu hỏi, tiếp cận cá nhân để hướng dẫn trẻ, mở rộng nội dung hoạt
động khi cần thiết.
11
Hình ảnh trẻ trong giờ tạo hình
3. Giải pháp: 3.Phát triển thể chất thông qua các hoạt động ở mọi lúc,
mọi nơi
Giáo dục phát triển thể chất được tôi lồng ghép trong các hoạt động giáo
dục hằng ngày như đón - trả trẻ, giờ thể dục sáng, hoạt động học, chơi - hoạt
động ở các góc, chơi ngoài trời, giờ ăn, giờ ngủ, chơi – hoạt động theo ý thích.
Thời điểm đón - trả trẻ: Khi đến lớp, tôi nhắc nhở trẻ tự cởi giày, dép để đồ
dùng cá nhân ngay ngắn, đúng nơi quy định. Tôi trò chuyện với trẻ để trẻ biết
được phải ăn mặc và lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết như trời nóng nên
mặc quần áo mỏng và mát, đội mũ nón khi đến lớp; Trời lạnh phải mặc ấm,
quàng khăn, đi tất,… Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm như
không được tự mình đến trường khi không được phép của cha mẹ, không được
đi về cùng người lạ khi cô giáo chưa cho phép, …
12
Thể dục sáng tiến hành ngay sau giờ đón trẻ. Bài tập với đầy đủ các động
tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp giúp trẻ hít thở sâu, điều hòa nhịp thở, tăng
cường quá trình trao đổi chất và tuần hoàn trong cơ thể; giúp các khớp, dây
chằng được mềm dẻo, linh hoạt; đồng thời hỗ trợ cho những hoạt động trong
ngày của trẻ thêm nhịp nhàng, nhanh nhẹn, giảm động tác thừa và tạo cho trẻ
tâm trạng sảng khoái, vui tươi đón ngày hoạt động mới.
Giờ hoạt động học được tôi tích hợp giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe một
cách trực quan, cụ thể, dễ nhớ, dễ hiểu hơn… làm phong phú cho nội dung,
phương pháp học tập; Trẻ cũng được vận động qua các trò chơi ôn luyện củng
cố, đặc biệt là giờ thể dục giúp trẻ khỏe mạnh và có kĩ năng vận động trong các
hoạt động hàng ngày.
Khi tôi nhận thấy dấu hiệu giảm sự tập trung chú ý ở đa số trẻ trong giờ
hoạt động hoặc trong thời gian giữa hai hoạt động, tôi sẽ cho trẻ vận động như:
khuyến khích trẻ thực hiện cùng với cô, mô phỏng động tác theo lời bài hát, bài
thơ, ca dao, đồng dao (bài hát: tiếng chú gà trống gọi, tập thể dục buổi sáng, tập
tầm vông, trò chơi gieo hạt, con bọ dừa...); Nếu trẻ vừa tập tô, vẽ khiến tay bị
mỏi, tôi cho trẻ đứng dậy gập, đán các ngón tay vào nhau xoay khớp cổ tay hoặc
chơi trò chơi với các ngón tay; Nếu trẻ ngồi lâu ở tư thế cúi khiến trẻ mỏi lưng
và cổ, tôi cho trẻ tập xoay cổ, xoay hông; Khi trẻ vừa ngủ dậy, cho trẻ nằm tại
chỗ, duỗi thẳng chân, lần lượt nhấc chân lên và hạ xuống, ngồi dậy khoanh chân,
đan hai tay vào nhau duỗi thẳng, xoay người sang hai bên…
Giờ chơi - hoạt động ở các góc, trẻ được phát triển cử động, vận động khéo
léo của bàn tay, ngón tay và phối hợp tay - mắt qua các hoạt động lắp ghép, vo,
xoáy, xoắn, vặn, búng ngón tay, vê, véo, miết, gắn, nối, luồn, thắt - buộc dây, lắp
ráp, sử dụng bút và kéo thủ công… ở góc ghép hình- xây dựng, tạo hình; luyện
tập các thao tác sử dụng đồ dùng sinh hoạt cá nhân: khăn, bàn chải răng, cốc,
bát, thìa, quần áo, mũ, dép… ở góc đóng vai, khám phá khoa học. Tôi thường
xuyên nhắc trẻ không vứt đồ chơi bừa bãi ra sàn nhà, hướng dẫn trẻ thu dọn đồ
chơi gọn gàng, sắp xếp đúng nơi quy định sau khi chơi. Thời điểm tổng vệ sinh
đồ chơi, hướng dẫn trẻ tham gia lau, rửa đồ chơi cùng cô.
Phát triển thể chất cho trẻ ở giờ chơi ngoài trời được trẻ đón nhận với nhiều
niềm vui, hứng thú, tích cực nhất. Trẻ được thỏa mãn nhu cầu vận động thông
qua các trò chơi vận động, trò chơi dân gian hay chơi tự do với các đồ chơi có
sẵn trên sân trường. Tôi tổ chức cho trẻ trải nghiệm bằng các giác quan, quan
sát, phán đoán, so sánh các loại rau, củ, quả, con vật và nêu ra ý kiến riêng về
ích lợi của chúng đối với sức khỏe con người, tôi trò chuyện với trẻ về lợi ích
của việc giữ gìn vệ sinh môi trường (nhắc nhở trẻ không vứt rác ra sân trường),
phòng tránh những hành động nguy hiểm (không tự lấy thuốc uống, không leo
trèo bàn ghế, lan can, không theo người lạ ra khỏi khu vực trường/lớp), những
nơi không an toàn (bếp đang đun, phích nước nóng, bàn là, giếng nước, hố sâu,
ao, hồ), những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng (những vật sắc nhọn, vật nguy
13
hiểm), biết gọi người lớn khi gặp một số trường hợp khẩn cấp như cháy, có bạn
bị rơi xuống nước, ngã, chảy máu...
Giờ ăn, ngủ được tôi lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh cá
nhân, vệ sinh môi trường một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu: Trong giờ ăn, giới thiệu
cho trẻ những món ăn trẻ được ăn, thành phần dinh dưỡng, hình thành cho trẻ
một số hành vi tốt trong ăn uống: mời cô, mời bạn khi ăn, không cười đùa trong
giờ ăn, nhắc trẻ nhai kĩ, ăn từ tốn, gọn gàng; Hướng dẫn trẻ rửa tay trước khi ăn,
sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn. Giờ ngủ nhắc trẻ đi vệ sinh trước khi đi ngủ, tự
lấy gối, tuyệt đối không ra ngoài khi không được phép.
Giờ chơi - hoạt động theo ý thích, trẻ được tham gia vào các trò chơi dân
gian, trò chơi vận động, chơi đóng kịch nhẹ nhàng hoặc biểu diễn các bài hát,
múa mà trẻ đã biết, tham gia vào các hoạt động tạo hình mà trẻ thích hay chơi tự
do với một số đồ chơi dễ cất… giúp trẻ phát triển thể chất.
Phát triển thể chất thông qua các hoạt động ở mọi lúc, mọi nơi hình thành
và phát triển ở trẻ khả năng thích nghi với chế độ sinh hoạt, hình thành thói quen
tốt trong ăn uống, vệ sinh cá nhân, giữ gìn sức khỏe, có kĩ năng vận động tốt
giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, toàn diện.
4. Giải pháp 4: Phối kết hợp với gia đình
Việc giáo dục phát triển thể chất cho trẻ là một quá trình lâu dài, liên tục,
diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau nên đòi hỏi sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ
giữa gia đình và nhà trường.
Phối hợp với gia đình để giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh và sức khỏe cho trẻ
tại gia đình giúp trẻ hình thành thói quen tốt về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi
trường, biết tự chăm sóc sức khỏe và an toàn cho bản thân (ăn đa dạng các loại
thức ăn, không uống nước lã, không ăn thức ăn có mùi ôi thiu, không ăn lá, quả
lạ, không uống rượu, bia, cà phê; Tự rửa tay bằng xà phòng, tự lau mặt, đánh
răng, tự thay quần áo khi bị ướt, bẩn; Nhận biết một số biểu hiện khi ốm và cách
phòng tránh đơn giản; Biết gọi người giúp đỡ khi bị lạc, nói được tên, địa chỉ
của gia đình, số điện thoại của người thân khi cần thiết).
Các bậc phụ huynh có thể cho con cùng tham gia vào buổi tập thể sáng
cùng mình, leo trèo cầu thang, chơi bóng, chơi các trò chơi vận động, múa theo
nhạc, tô màu, vẽ tranh, hay làm việc nhà như: làm vườn, tưới cây, gấp quần áo,
quét nhà … vừa tăng kĩ năng vận động, trẻ vừa học cách tự chăm sóc bản thân,
gia đình, tự lập hơn khi trưởng thành.
Với mỗi trẻ tôi luôn trao đổi với phụ huynh điểm mạnh, điểm yếu của trẻ
như: có trẻ có khả năng phối hợp các vận động rất tốt, ưa thử thách và mạnh dạn
với các hoạt động thể chất; Trong khi đó, có trẻ rụt dè, nhút nhát trong các vận
động nhưng lại rất khéo, các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay – mắt
trong các hoạt động múa, tạo hình, chuẩn bị cho việc học đọc, học viết… để phụ
huynh có hướng giáo dục thể chất ở nhà phù hợp với trẻ. Chú ý nhắc nhở phụ
14
huynh cần quan tâm đến những kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp để trẻ biết cách
ứng xử đúng mực hằng ngày.
Tôi luôn trao đổi, tuyên truyền tới các bậc phụ huynh ở giờ đón – trả trẻ,
các buổi họp phụ huynh, tuyên truyền tại gia đình trong những trường hợp đặc
biết hoặc thông qua các đợt kiểm tra sức khỏe cho trẻ, góc tuyên truyền tại lớp,
bản tin của nhà trường…
(Hình ảnh họp phụ huynh)
Khi trao đổi, tuyên truyền tới các bậc phụ huynh tôi luôn gần gũi, trò
chuyện thân mật, tìm hiểu xem các bậc phụ huynh đã biết và làm những gì, giải
thích rõ lợi ích của việc giáo dục phát triển thể chất, trao đổi để họ biết ở trường
giáo viên đã giáo dục phát triển thể chất cho trẻ như thế nào, từ đó thống nhất
với các bậc phụ huynh những gì cần làm, đưa ra các biện pháp hỗ trợ thực hiện
những khó khăn mà các cha mẹ gặp phải.
Giáo dục phát triển thể chất là một trong những hoạt động cần có sự phối
hợp giữa nhà trường và phụ huynh. Cần đề cao trách nhiệm của người dạy, vì
cần rất nhiều kỹ năng, kiến thức và cả sự kiên nhẫn. Đặc biệt hơn các bậc phụ
huynh cần động viên, quan tâm kịp thời đến suy nghĩ và cảm nhận của trẻ để
phản hồi với cô giáo chủ nhiệm, để có sự điều chỉnh kịp thời. Tất cả những điều
trền nhằm giúp trẻ có sự phát triển toàn diện cơ thể, sức khỏe và kĩ năng sống.
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Đề tài được nghiên cứu, áp dụng cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tại trường mầm
non Hướng Đạo – xã Hướng Đạo. Sau khi áp dụng đã thu được kết quả đáng kể
15
trong lĩnh vực giáo dục phát triển thể chất. Vì vậy có thể áp dụng các giải pháp
trên ở các đơn vị khác cũng có điều kiện.
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không có
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đến nhà trường, sự quan tâm sâu sát
của ban giám hiệu nhà trường về việc đầu tư cơ sở vật chất cho lớp học.
- Sự chia sẻ và hợp tác của đồng nghiệp.
- Sự ủng hộ của phụ huynh học sinh trong toàn trường.
- Trình độ giáo viên đạt chuẩn trở lên.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã
tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội
dung sau:
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Trong thời gian qua, cùng với sự nỗ lực cố gắng của bản thân về mọi mặt
và sự giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường, của chị em đồng nghiệp và phụ
huynh, bản thân tôi đã đạt được nhiều thành tích trong công tác giảng dạy nói
chung và trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ nói riêng.
1. Đối với trẻ
Sau khi áp dụng sáng kiến, đã hình thành cho trẻ các thói quen, hành vi có
lợi cho sức khỏe, trẻ có cơ thể khỏe mạnh và có các kĩ năng vận động trong các
hoạt động hằng ngày. Vì vậy trẻ tham gia học tập một cách tích cực, hứng thú
hơn, tinh thần sảng khoái, vui vẻ.
Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, vui vẻ. Nhờ vậy tôi thấy kết quả nâng lên rõ
rệt và được thể hiện qua biểu bảng:
Bảng 2: Kết quả khảo sát trẻ sau khi thực hiện các biện pháp
(Tháng 02/2019)
(Tổng số trẻ được khảo sát: 54 trẻ)
Đạt
Chưa đạt
Số lượng
Tiêu chí khảo sát
trẻ được
KS
SL
%
SL
%
Trẻ có các thói quen, hành vi có lợi
cho sức khỏe
54
52
96%
2
4%
Trẻ có kĩ năng vận động cơ bản
54
51
94%
3
6%
16
Trẻ có kĩ năng vận động tinh
54
45
83%
9
17%
Trẻ khỏe mạnh, cân nặng chiều cao
phát triển bình thường theo lứa tuổi
54
51
94%
3
6%
Từ bảng 1 và bảng 2 tôi có kết quả đối chứng như sau:
Bảng 3: Kết quả so sánh, đối chiếu
(Tổng số trẻ được khảo sát: 54 trẻ)
Tiêu chí đánh giá
Trước khi áp dụng
sáng kiến
Sau khi áp
dụng sáng kiến
So sánh
Trẻ có các thói quen,
Đạt: 33/54=61%
Đạt: 52/54=96% Tăng: 35%
hành vi có lợi cho
C.đạt: 21/54=39%
C.đạt: 2/54=4% Giảm: 35%
sức khỏe
Đạt: 38/54=70%
Đạt: 51/54=94% Tăng: 24%
Trẻ có kĩ năng vận
động cơ bản
C.đạt: 16/38=30%
C.đạt: 3/54=6% Giảm: 24%
Đạt: 32/54=59%
Đạt: 45/54=83% Tăng: 24%
Trẻ có kĩ năng vận
động tinh
C.đạt: 22/54=41%
C.đạt: 9/54=17% Giảm: 24%
Trẻ khỏe mạnh, cân
Đạt: 46/54=85%
Đạt: 51/54=94% Tăng: 9%
nặng chiều cao phát
triển bình thường
C.đạt: 8/54=15%
C.đạt: 3/54=6% Giảm: 9%
theo lứa tuổi
Nhìn vào bảng đánh giá cho ta thấy kết quả sau khi áp dụng sáng kiến, thể
chất của trẻ được nâng cao rõ rệt. Số lượng trẻ đạt yêu cầu dựa theo các tiêu chí
cao hơn so với trước khi áp dụng sáng kiến.
- Trẻ có các thói quen, hành vi có lợi cho sức khỏe = 96%. Tỉ lệ trẻ đạt yêu
cầu tăng 35%, tỉ lệ trẻ chưa đạt giảm xuống còn 4%.
- Trẻ có kĩ năng vận động cơ bản = 94%. Tỉ lệ trẻ đạt yêu cầu tăng 24%, tỉ
lệ trẻ chưa đạt giảm xuống còn 6%.
- Trẻ có kĩ năng vận động tinh = 83%. Tỉ lệ trẻ đạt yêu cầu tăng 35%, tỉ lệ
trẻ chưa đạt giảm xuống còn 17%.
- Trẻ khỏe mạnh, cân nặng chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi =
94%. Tỉ lệ trẻ đạt yêu cầu tăng 9%, tỉ lệ trẻ chưa đạt giảm xuống còn 6%.
2. Đối với giáo viên
Bản thân tôi ngày càng có kinh nghiệm sâu sắc hơn trong việc tổ chức hoạt
động phát triển thể chất cho trẻ.
Là một giáo viên trẻ, tôi tự tin khi tổ chức các hoạt động trong nhà trường,
bám sát kế hoạch và tự làm chủ được khi xây dựng kế hoạch và sử dụng hiệu
quả môi trường phát triển thể chất, lựa chọn nội dung phù hợp, tổ chức thực hiện
linh hoạt, sáng tạo.
17
Bản thân được ban giám hiệu nhà trường và đồng nghiệp đánh giá cao về
công tác giảng dạy và khả năng tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển thể
chất cho trẻ. Được phụ huynh tin tưởng, quý mến.
3. Đối với phụ huynh
Sau khi áp dụng các giải pháp trên về phía phụ huynh ngày càng nhận thức
sâu sắc hơn việc học tập của con em mình. Khi ở trường, thường xuyên quan
tâm đến tình trạng sức khỏe của trẻ và các hoạt động của trẻ khi ở nhà, tích cực
phối hợp với nhà trường tham gia giáo dục thể chất cho trẻ.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến của tổ chức, cá nhân:
Qua áp dụng sáng kiến vào thực tế đã được ban giám hiệu và các đồng
nghiệp đánh giá cao về chất lượng, hiệu quả, lợi ích mà sáng kiến thu được.
Sáng kiến có khả năng nhân rộng.
Sáng kiến này không chỉ phù hợp với học sinh của trường mầm non Hướng
Đạo mà còn có khả năng áp dụng tới các trường mầm non ở khác trong toàn
huyện.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc
áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
STT
1
Tên tổ chức/cá nhân
Hoàng Thị Thoa
Địa chỉ
Trường mầm non
Hướng Đạo - Huyện
Tam Dương - Tỉnh
Vĩnh Phúc
Phạm vi/lĩnh vực áp
dụng sáng kiến
Phạm vi: Sáng kiến
được áp dụng đối với
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
trong toàn trường và
có thể nhân rộng ra
các trường mầm non
trong toàn huyện
Lĩnh vực: Sáng kiến
được áp dụng trong
lĩnh vực phát triển thể
chất.
Hướng Đạo, ngày 04 tháng 03 năm 2019 Hướng Đạo, ngày 22 tháng 02 năm 2019
Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị
Tác giả sáng kiến
18
Hoàng Thị Ngọc Nhẫn
Hoàng Thị Thoa
19