Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

SKKN xây dựng tình huống dạy học phần hợp chúng quốc hoa kì môn địa lí lớp 11 ban cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.77 MB, 52 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ, NGHIÊN CỨU
ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
I. Lời giới thiệu
Xã hội luôn vận động và phát triển không ngừng đặc biệt trong thời đại 4.0 việc
mở rộng tri thức là việc làm cấp bách đối với tất cả mọi người và đặc biệt quan
trọng hơn đối với thế hệ trẻ mà điển hình là các em học sinh. Đây không phải là vấn
đề riêng của nước ta mà là vấn đề quan trọng ở mọi quốc gia trong chiến lược phát
triển nguồn lực con người phục vụ mục tiêu kinh tế - xã hội.
Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới
giáo dục trung học hiện nay. Luật Giáo dục (Điều 28) đã nêu: “Phương pháp giáo
dục phổ thông phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh
(HS); phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự
học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”.
Đổi mới PPDH ở trường phổ thông là một quá trình phức hợp vì nó đòi hỏi
phải tác động đến nhiều yếu tố khác nhau. Để đổi mới thành công PPDH ở các
trường phổ thông cần thiết phải đổi mới một cách toàn diện, đồng bộ các thành tố,
các bộ phận cấu thành của quá trình dạy học. Sự đổi mới cần bắt đầu ở việc lập kế
hoạch dạy học, thiết kế bài học trên lớp đến việc lựa chọn và vận dụng nhuần
nhuyễn các PPDH và cuối cùng là đánh giá kết quả dạy học.
Trong những năm gần đây, cùng với chuyển biến bước đầu về chất lượng
giáo dục, hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học đang từng bước được ghi nhận.
Tuy nhiên về phương pháp dạy học còn nhiều vấn đề cần bàn.
Một bộ phận không nhỏ học sinh thụ động học tập do không được làm việc
hoặc không chịu làm việc trong các giờ học. Trong hầu hết các giờ lên lớp, thực tập,
thao giảng và thi giáo viên dạy giỏi ... vì giới hạn thời gian tiết học nên giáo viên
chỉ làm việc với một số học sinh khá, giỏi để hoàn thành bài dạy, số học sinh còn lại
im lặng, nghe giảng và ghi chép. Thực chất đó là những bài độc diễn của giáo viên
có sự phụ họa của một số học sinh khá giỏi. Xét về nhận thức và hành động, nhiều
giáo viên không thể chuyển hóa được mục tiêu tích cực hóa hoạt động học tập của
học sinh vào việc thiết kế và thi công bài dạy.


Trước thực trạng đó, việc đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học là một yêu
cầu bức thiết đối với ngành giáo dục nước ta trong thời kỳ hội nhập. Và một trong
1


những định hướng đổi mới phương pháp dạy học được quan tâm nhiều hiện nay là
dạy học bằng tình huống.
Vì những lí do trên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Xây dựng tình huống
dạy học phần Hợp chúng quốc Hoa Kì môn địa lí lớp 11 ban cơ bản”.
II. Tên sáng kiến:
“XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG DẠY HỌC PHẦN HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ
ĐỊA LÍ 11 BAN CƠ BẢN”
III. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến vào đổi mới phương pháp giảng dạy môn Địa lí.
IV. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 25/11/2019.
V. Mô tả bản chất của sáng kiến
A. Về nội dung của sáng kiến
1. Mục tiêu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về đổi mới phương pháp dạy học
và đề ra những giải pháp hợp lý giúp các em học sinh có hứng thú khi học bài: Hợp
chúng quốc Hoa Kì.
2. Nhiệm vụ
Nghiên cứu lý luận về phương pháp dạy học và đổi mới PPDH trong trường
phổ thông hiện nay.
Đề ra những phương pháp hiệu quả và cụ thể việc áp dụng giảng dạy bài Hợp
chúng quốc Hoa Kì tại lớp 11A5 trường THPT.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tình huống dạy học phần Hợp chúng quốc Hoa Kì môn
Địa lí lớp 11 ban cơ bản.

- Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 11A5 của nhà trường.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu trong quá trình giảng dạy bộ môn Địa lí lớp 11A5 năm học 20192020 trường THPT để tìm ra thực trạng và giải pháp xây dựng tình huống dạy học
phần Hợp chúng quốc Hoa Kì môn địa lí lớp 11 ban cơ bản.
4. Phương pháp nghiên cứu
2


- Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập những thông tin lý luận của phương pháp giáo dục và đổi mới PPDH
trên các tập san giáo dục, các bài tham luận trên Internet.
- Phương pháp quan sát
Quan sát hoạt động học của học sinh.
- Phương pháp điều tra
Trao đổi với giáo viên bộ môn, học sinh lớp, thăm dò học sinh các lớp trong
cùng khối.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
+ Tham khảo những bản báo cáo của tổ nhóm chuyên môn.
+ Tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn.
+ Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên bộ môn Địa lí khác trong
trường.
- Phương pháp thử nghiệm
Thử áp dụng các giải pháp vào giảng dạy phần: Hợp chúng quốc Hoa Kì.
ở lớp 11A5 trường THPT năm học 2019-2020.
5. Điểm mới trong nghiên cứu
Công tác giáo dục cho học sinh là công tác thường xuyên của giáo viên bộ
môn, song đưa ra được các giải pháp phù hợp với đối tượng nâng cao hiệu quả giáo
dục tính tự giác tích cực cho học sinh lại ít được giáo viên bộ môn quan tâm.
Xây dựng một số biện pháp cụ thể cho học sinh thực hiện trong bài: Hợp
chúng quốc Hoa Kì.

Mục đích của hoạt động này tạo tâm thế học tập học sinh, giúp học sinh ý
thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài, huy động được kiến thức, kinh
nghiệm bản thân có liên quan đến vấn đề bài học làm bộc lộ cái học sinh đã biết, bổ
khuyết những gì học sinh còn thiếu, giúp học sinh nhận ra cái chưa biết và cái muốn
biết.

B. Về khả năng áp dụng của sáng kiến
Sáng kiển có thể được áp dụng cho giảng dạy bộ môn địa lí 11 phần Hợp
chúng quốc Hoa Kì trên tất cả các trường THPT và làm cơ sở xây dựng tình huống
trong dạy học ở các nội dung tiếp theo.
3


VI. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có):
Sáng kiến được phổ biến đến các đồng nghiệp để đổi mới phương pháp giảng dạy.
VII. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng khi có sự tâm huyết của giáo viên trong
giảng dạy và sự tích cực đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng bộ môn
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
VIII. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả:
Việc áp dụng sáng kiến vào thực tế giảng dạy bộ môn địa lí phần Hợp chúng
quốc Hoa Kì lớp 11 ban cơ bản, bản thân tôi thấy học sinh tích cực làm việc, chủ
động trong lĩnh hội kiến thức, quan hệ thầy – trò được cải thiện, không khí giờ học
cởi mở hơn, các em nắm được kiến thức mới, khắc sâu kiến thức làm cơ sở tiết thu
và hoàn thiện các đơn vị kiến thức tiếp theo. Thái độ học tập của học sinh thay đổi
đã giúp các em yêu thích môn học.

4



NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
Đổi mới phương pháp dạy học là một nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới giáo
dục. Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ
động, độc lập sáng tạo của HS. Để thực hiện yêu cầu trên, việc chuyển từ dạy học
lấy GV làm trung tâm của quá trình dạy học sang dạy học định hướng vào người
học, phát huy tính tích cực tự giác sáng tạo để có khả năng học suốt đời của HS
được coi là quan điểm lí luận dạy học có tính định hướng chung cho việc đổi mới
PPDH.
Sách giáo khoa hiện tại có nhiều thay đổi cả nội dung và phương pháp, nhằm
tạo cho thầy trò có những bước chuyển căn bản trong dạy và học theo hướng tích
cực. Có thể nói tính tích cực chủ động nhận thức trong hoạt động học tập của HS
liên quan chặt chẽ với hứng thú và động cơ học tập của HS.
Giáo viên bộ môn cần phải nắm vững những khái niệm sau:
I.1 Khái niệm phương pháp dạy học:
Phương pháp dạy học (PPDH) là lĩnh vực rất phức tạp và đa dạng. Có nhiều
quan niệm, quan điểm khác nhau về PPDH. Trong đó, PPDH được hiểu là cách
thức, là con đường hoạt động chung giữa GV và HS, trong những điều kiện dạy học
xác định, nhằm đạt tới mục đích dạy học.
PPDH có ba bình diện:
- Bình diện vĩ mô là quan điểm về PPDH. Ví dụ: Dạy học hướng vào người học,
dạy học phát huy tính tích cực của HS,…
Quan điểm dạy học là những định hướng tổng thể cho các hành động phương
pháp, trong đó có sự kết hợp giữa các nguyên tắc dạy học, những cơ sở lí thuyết của
lí luận dạy học, những điều kiện dạy học và tổ chức cũng như những định hướng về
vai trò của GV và HS trong quá trình dạy học. Quan điểm dạy học là những định
hướng mang tính chiến lược, cương lĩnh, là mô hình lí thuyết của PPDH.

5



- Bình diện trung gian là PPDH cụ thể. Ví dụ: phương pháp đóng vai, thảo luận,
nghiên cứu trường hợp điển hình, xử lí tình huống, trò chơi, …
Ở bình diện này khái niệm PPDH được hiểu với nghĩa hẹp, là những hình thức,
cách thức hành động của GV và HS nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học xác
định, phù hợp với những nội dung và điều kiện dạy học cụ thể.
PPDH cụ thể quy định những mô hình hành động của GV và HS.
Trong mô hình này thường không có sự phân biệt giữa PPDH và hình thức dạy
học (HTDH). Các hình thức tổ chức hay hình thức xã hội (như dạy học theo nhóm)
cũng được gọi là các PPDH.
- Bình diện vi mô là Kĩ thuật dạy học . Ví dụ: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao
nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật
các mảnh ghép, kĩ thuật hỏi chuyên gia, kĩ thuật hoàn tất một nhiệm vụ,…
Kĩ thuật dạy học (KTDH) là những biện pháp, cách thức hành động của GV
trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy
học.
Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập mà là những thành phần của
PPDH. Ví dụ, trong phương pháp thảo luận nhóm có các kĩ thuật dạy học như: kĩ
thuật chia nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật các mảnh
ghép, …
Tóm lại, QĐDH là khái niệm rộng, định hướng cho việc lựa chọn các PPDH
cụ thể. Các PPDH là khái niệm hẹp hơn, đưa ra mô hình hành động. KTDH là khái
niệm nhỏ nhất, thực hiện các tình huống hành động.
Một số lưu ý:
- Mỗi QĐDH có những PPDH cụ thể phù hợp với nó; mỗi PPDH cụ thể có các
KTDH đặc thù. Tuy nhiên, có những PPDH cụ thể phù hợp với nhiều QĐDH, cũng

6



như có những KTDH được sử dụng trong nhiều PPDH khác nhau (Ví dụ: kĩ thuật
đặt câu hỏi được dùng cho cả phương pháp đàm thoại và phương pháp thảo luận).
- Việc phân biệt giữa PPDH và KTDH chỉ mang tính tương đối, nhiều khi không rõ
ràng. Ví dụ, động não (Brainstorming) có trường hợp được coi là phương pháp, có
trường hợp lại được coi là một KTDH.
- Có những PPDH chung cho nhiều môn học, nhưng có những PPDH đặc thù của
từng môn học hoặc nhóm môn học.
-

Có thể có nhiều tên gọi khác nhau cho một PPDH hoặc KTDH. Ví dụ:

Brainstorming có người gọi là động não, có người gọi là công não hoặc tấn công
não,…
Dưới đây tôi xin trình bày dạy học theo tình huống có ưu thế trong việc phát
huy tính tích cực học tập của HS (thường gọi tắt là PPDH , KTDH tích cực) có thể
sử dụng để giáo dục cho HS phổ thông trong quá trình dạy học các môn học nói
chung và môn địa lí nói riêng.
I.2.Dạy học theo tình huống.
Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy học
được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống
và nghề nghiệp. Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường học tập tạo
điều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối tương tác xã hội
của việc học tập. Các chủ đề dạy học phức hợp là những chủ đề có nội dung liên
quan đến nhiều môn học hoặc lĩnh vực tri thức khác nhau, gắn với thực tiễn. Trong
nhà trường, các môn học được phân theo các môn khoa học chuyên môn, còn cuộc
sống thì luôn diễn ra trong những mối quan hệ phức hợp. Vì vậy sử dụng các chủ đề
dạy học phức hợp góp phần khắc phục tình trạng xa rời thực tiễn của các môn khoa
học chuyên môn, rèn luyện cho học sinh năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp,
liên môn. Phương pháp nghiên cứu trường hợp là một phương pháp dạy học điển

hình của dạy học theo tình huống, trong đó học sinh tự lực giải quyết một tình
huống điển hình, gắn với thực tiễn thông qua làm việc nhóm. Vận dụng dạy học
theo các tình huống gắn với thực tiễn là con đường quan trọng để gắn việc đào tạo
7


trong nhà trường với thực tiễn đời sống, góp phần khắc phục tình trạng giáo dục
hàn lâm, xa rời thực tiễn hiện nay của nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, nếu các
tình huống được đưa vào dạy học là những tình huống mô phỏng lại, thì chưa phải
tình huống thực. Nếu chỉ giải quyết các vấn đề trong phòng học lý thuyết thì học
sinh cũng chưa có hoạt động thực tiễn thực sự, chưa có sự kết hợp giữa lý thuyết và
thực hành.
I.2.1. Tình huống dạy học
Xét về mặt khách quan, tình huống dạy học là tổ hợp những mối quan hệ xã
hội cụ thể được hình thành trong quá trình dạy học, khi mà học sinh đã trở thành
chủ thể hoạt động với đối tượng nhận thức trong môi trường dạy học nhằm một
mục đích dạy học cụ thể.
Xét về mặt chủ quan, tình huống dạy học chính là trạng thái bên trong được
sinh ra do sự tương tác giữa chủ thể với đối tượng nhận thức.
Theo quan điểm lý luận dạy học, tình huống dạy học là đơn vị kiến thức của
bài lên lớp, bao gồm tổ hợp các điều kiện cần thiết. Đó là mục đích dạy học, nội
dung dạy học và phương pháp dạy học để thu được những kết quả hạn chế riêng
biệt.
I.2.2. Bài tập tình huống dạy học
Bài tập tình huống dạy học là những tình huống khác nhau đã, đang và có thể
xảy ra trong quá trình dạy học được cấu trúc lại dưới dạng bài tập, khi học sinh giải
bài tập ấy, vừa có tác dụng củng cố tri thức, vừa rèn luyện được kỹ năng học tập cần
thiết.
I.2.3. Nguyên tắc thiết kế bài tập tình huống
Bài tập tình huống nêu ra phải tạo ra được nhu cầu nhận thức, tạo được tính

sáng tạo, kích thích tư duy của người giải.
Bài tập tình huống nêu ra phải xuất phát từ nhiệm vụ của giáo viên, từ các kỹ
năng cần thiết cho việc đặt câu hỏi để dạy học.
Bài tập tình huống nêu ra phải gắn với cơ sở lý luận với một liều lượng tối đa
cho phép.
Bài tập tình huống phải có đầy đủ hai yếu tố: điều kiện và yêu cầu cần tìm.
8


I.2.4. Kỹ thuật thiết kế tình huống dạy học.
Để giúp học sinh xác định được các dữ kiện, nhận ra được các mâu thuẫn trong
nhận thức, thì xây dựng tình huống dạy học được thiết kế theo các bước sau:
Bước 1. Xác định mục tiêu
Bước 2. Phân tích cấu trúc nội dung của bài học
Bước 3. Thiết kế tình huống dạy học.
Bước 4. Vận dụng tình huống vào dạy học
II. Thực trạng vấn đề
Năm học 2019 - 2020, lớp 11A5 trường THPT là lớp chọn theo khối KHXH
được hình thành từ thi chọn lớp học sinh có điểm thi đầu vào môn ngữ văn từ 5
điểm trở lên. Học sinh được chọn từ các lớp khác nhau trong toàn khối có cùng sở
thích và năng lực học Ngữ Văn- Lịch Sử- Địa Lí.
Học sinh được học chuyên đề môn Địa lí và có kiến thức nền tảng về môn Địa
lí tốt hơn so với các lớp khác trong toàn khối.
II.1. Thuận lợi:
Trường THPT có vị trí thuận lợi nằm giữa thành phố Vĩnh Yên, có sự hội tụ
của nhiều thầy cô giáo tâm huyết với nghề, có nhiều kinh nghiệm trong công tác
giảng dạy.
Ban giám hiệu luôn quan tâm tạo điều kiện cho lớp, giáo viên chủ nhiệm, phối
hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn làm tốt công tác quản lý giờ học chính khóa và
chuyên đề, ôn tập, bồi dưỡng.

Đối tượng giảng dạy là các em học sinh ở độ tuổi từ 14 đến 15 tuổi rất hiếu
động, sáng tạo trong các hoạt động tập thể.
Hoạt động tập thể được sân khấu hóa, đa dạng nhằm tăng thêm tính tích cực
hứng thú học cho học sinh.
Bản thân tôi đã làm công tác giảng dạy nhiều năm nên có kinh nghiệm trong
công tác giảng dạy. Năm học 2019-2020 được phân công chủ nhiệm nên dễ dàng
nắm được đặc điểm tình hình của lớp, đặc điểm của từng học sinh. Học sinh trong
lớp có ý thức xây dựng tập thể lớp.
II.2. Khó khăn
9


Đa số học sinh trong lớp có hoàn cảnh gia đình khó khăn, chủ yếu là con trong
gia đình tiểu thương, nông dân, có 1 học sinh thuộc diện hộ nghèo.
Một số học sinh có hoàn cảnh đặc biệt thiếu thốn tình cảm (chỉ ở với mẹ hoặc
bố, cha mẹ làm ăn xa, mồ côi).
Cơ sở vật chất chưa đầy đủ đáp ứng kịp thời trong việc giáo dục học sinh.
Đa số các em lực học có trung bình khá, chưa có tính tự giác tích cực trong
các hoạt động tập thể nên việc nâng cao hiệu quả giáo dục cần cố gắng nhiều hơn.
Từ những thuận lợi, khó khăn như trên với kinh nghiệm một số năm làm công
tác giảng dạy tôi đã đề ra một số biện pháp thực hiện.
III. Biện pháp thực hiện
III.1. Tìm hiểu học sinh

Giáo viên phát phiếu thu thập thông tin để tìm hiểu hứng thú tham gia học
tập môn Địa lí của HS.
Bảng: Thống kê thái độ tham gia học tập môn Địa lí lớp 11A5
STT
Thái độ
Số lượng

Tỉ lệ (%)
(HS)
1
2
3
4

Rất thích
Thích
Không thích lắm
Không thích
Tổng

7
29
5
0
41

17,7
70,2
12,1
0
100,0

Có 17,7% số HS được khảo sát rất thích hoạt động học tập môn Địa lí và có
70,2% số HS được khảo sát thích hoạt động học tập môn Địa lí; nhưng kết quả các
kì thi chưa cao. Như vậy, số HS này có hứng thú hoạt động học tập môn Địa lí
nhưng chưa có phương pháp hoạt động học tập môn Địa lí phù hợp với bản thân
mình.

Có 12,1% số HS được khảo sát không thích lắm. Đây là số HS cần hình thành
hứng thú hoạt động học tập môn Địa lí
Như vậy, qua bảng khảo sát này tôi nhận thấy hai vấn đề là: Cần xây dựng
tính tự giác hoạt động học tập môn Địa lí cho HS và cần lựa chọn phương
pháp phù hợp với hoạt động học tập môn Địa lí của HS để nâng cao chất lượng
hoạt động tập thể nhà trường.
10


III.2. Xây dựng tình huống phần Hợp chúng quốc Hoa Kì môn địa lí 11 ban cơ
bản.
Bài 1: TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ.
Tình huống 1.
Có bạn thắc mắc tại sao Hoa Kì có nền kinh tế phát triển mạnh nhất thế giới,
em hãy giải thích giúp bạn ấy.
Gợi ý trả lời:
Nguyên nhân làm cho Hoa Kì trở thành cường quốc kinh tế:
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phong phú, hoàn cảnh lịch sử thuận lợi
(dẫn chứng)
- Nhờ nguồn vốn, kĩ thuật từ Châu Âu mang sang cùng với sức lao động của người
nô lệ da đen trong buổi đầu dựng nước
- Dân tộc Hoa Kì năng động, khoa học kĩ thuật công nghệ phát triển trở thành lực
lượng sản xuất đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội.
- Nguồn lợi từ các cuộc chiến tranh thế giới và nhờ vào sức mạnh kinh tế, quân sự,
Hoa Kì tìm cách mở rộng thị trường đầu tư và thị trường hàng hóa ra thế giới.
Tình huống 2.
Có ý kiến thắc mắc rằng tài nguyên thiên nhiên của Hoa Kì rất phong phú.
Vậy làm thế nào để khai thác được các thế mạnh đó.
Em có thể giải thích giúp thắc mắc đó được không?
Gợi ý trả lời:

- Trình bày điều kiện tự nhiên các miền và đánh giá ý nghĩa nông nghiệp,
công nghiệp, dịch vụ.
Tình huống 3.
Một bạn quan sát thấy hiện tượng sau, các bang ở phía Nam có nhiệt độ cao
hơn các bang ở phía Bắc, tại sao lại có hiện tượng như vậy?
Em hãy giúp bạn làm sáng tỏ cơ sở khoa học của hiện tượng ấy.
Gợi ý trả lời:
- Các bang phía Nam có góc nhập xạ lớn hơn phía Bắc.
11


- Nguyên nhân khác: gió, địa hình…
Tình huống 4.
Một bạn quan sát bảng số liệu 6.2 trang 39 SGK địa lí 11 thấy tỉ suất gia tăng
dân số tự nhiên của Hoa Kì chỉ có 0,6% nhưng quy mô dân số Hoa Kì vẫn liên tục
tăng tại sao lại có hiện tượng như vậy?
Em hãy giúp bạn làm sáng tỏ hiện tượng ấy.
Gợi ý trả lời:
Do người nhập cư (gia tăng cơ học)
Tình huống 5.
Một bạn có thắc mắc như sau: 83% dân số Hoa Kì có nguồn gốc châu Âu, 33
triệu người có nguồn gốc châu Phi, ngoài ra có người châu Á, Mĩ La tinh…Vậy, tại
sao Hoa Kì là miền đất hứa của nhiều châu lục như vậy?
Em hãy giúp bạn làm sáng tỏ vấn đề trên.
Gợi ý trả lời:
- Tự nhiên.
- Kinh tế xã hội.
Tình huống 6.
Một bạn có thắc mắc tại sao dân số Hoa Kì lại tập trung đông nhất ở vùng
Đông Bắc.

Em hãy giúp bạn giải thích vấn đề trên.
Gợi ý trả lời:
- Tự nhiên.
- Kinh tế xã hội.
Bài 2: KINH TẾ.
Tình huống 1.
Một bạn thắc mắc như sau; Hoa Kì được thành lập năm 1776, nhưng đến năm

1890 nền kinh tế đã vượt qua Anh, Pháp để giữ vị trí đứng đầu thế giới cho đến
12


ngày nay. Tại sao lại có thể xảy ra được như vậy? Em hãy giải thích giúp bạn ấy
nhé!
Gợi ý trả lời:
- Tự nhiên.
- Kinh tế xã hội.
Tình huống 2.
Có ý kiến cho rằng
- Trong cơ cấu nền kinh tế của Hoa Kì thì ngành dịch vụ có vai trò quan trọng
nhất.
- Ngành nông nghiệp tuy có vai trò thứ yếu nhưng là nền nông nghiệp hiện đại.
Em có nhận xét gì về ý kiến trên? Chứng minh ý kiến đó được không?
Gợi ý trả lời:
- Tổng GDP lớn nhất thế giới, đứng đầu thế giới về khối lượng hàng hóa côngnông nghiệp
- Trong cơ cấu kinh tế tỉ trọng ngành Dịch vụ cao nhất, tỉ trọng lao động nông
nghiệp thấp nhất nhưng khối lượng sản phẩm dư thừa
Tình huống 3.
Có ý kiến cho rằng: Hoa Kì có ngành công nghiệp hiện đại.
Em có đồng ý với ý kiến trên không? Tại sao?

Gợi ý trả lời:
Cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ công nghiệp của Hoa
Kì - Cơ cấu ngành:
+ Giảm tỉ trọng của các ngành công nghiệp truyền thống: luyện kim, dệt,
gia công đồ nhựa
+ Tăng tỉ trọng của các ngành công nghiệp hiện đại: hàng không, vũ trụ, điện
tử…
- Cơ cấu lãnh thổ:
+ chuyển dần từ Đông Bắc xuống phía Nam và ven Thái Bình Dương

13


+ Dẫn chứng các ngành: truyền thống như luyện kim, chế tạo ô tô, đóng tàu,
hóa chất, dệt… sang các ngành hiện đại như: hàng không vũ trụ, hóa dầu, công
nghệ thông tin, cơ khí, điện tử, viễn thông…
Bài 3: THỰC HÀNH TÌM HIỂU SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ SẢN
XUẤT CỦA HOA KÌ
Tình huống 1.
Có ý kiến hỏi rằng: Tại sao các bang ở phía Nam trồng được lúa gạo mà các
bang ở phía Bắc của vùng trung tâm lại trồng được lúa mì?
Em có thể giải thích cho các bạn cùng hiểu nhé!
Gợi ý trả lời:
- Điều kiện tự nhiên (đặc biệt là khí hậu có sự phân hóa từ Nam lên Bắc).
- Điều kiện khác.
Tình huống 2.
Có ý kiến cho rằng
- Vùng phía Tây có mức độ tập trung công nghiệp thưa nhất.
- Vùng Đông Bắc có mức độ tập trung công nghiệp đông nhất.
Em có đồng tình với ý kiến trên không? Hãy giải thích giúp bạn nào!

Gợi ý trả lời:
+ Điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi để phát triển.
- Vùng có nguồn tài nguyên phong phú: quặng sắt, than, bô xít, dầu mỏ... sông
ngòi trong vùng có tiềm năng thủy điện lớn.
- Các vùng đồng bằng phù sa ven biển có diện tích tương đối lớn, đất trồng phì
nhiêu, khí hậu ôn đới hải dương rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
- Ở nhiều nơi bên bờ Đại Tây Dương thuận lợi cho xây dựng các hải cảng lớn
như: Niu Ioóc, Philađenphia,...
+ Điều kiện xã hội
14


- Nguồn nhân lực đông (50% dân số Hoa Kì) có trình độ kĩ thuật cao vì đây là
nơi người châu Âu di cư đến đầy tiên.
- Vùng Đông Bắc được khai thác sớm nhất
+ Đặc điểm kinh tế của vùng thế mạnh kinh tế của vùng chủ yếu là các ngành tài
chính, ngân hàng, công nghiệp luyện kim , chế tạo ô tô và các phương tiện giao
thông vận tải, chế tạo máy công cụ, hóa chất, sản xuất hàng tiêu dùng.
III. 3. Kết quả nghiên cứu.
Thực hiện dạy trên lớp 11A5 bằng phương pháp xây dựng tình huống có kết
quả sau:
Bảng: Thống kê thái độ tham gia học tập qua xây dựng tình huống học tập môn Địa lí lớp 11A5

STT
1
2
3
4

Thái độ


Số lượng
(HS)

Rất thích
Thích
Không thích lắm
Không thích
Tổng

12
29
0
0
41

15

Tỉ lệ (%)
29,8
70,2
0
0
100,0


KẾT LUẬN
I. Bài học kinh nghiệm
Qua các năm giảng dạy tôi nhận thấy rằng, việc sử dụng phương pháp dạy
học bằng tình huống đã thu được kết quả khả quan. Phương pháp này có thể kích

thích ở mức cao nhất tính tích cực học tập của học sinh, không chỉ giúp học sinh
lĩnh hội kiến thức, phát triển năng lực mà còn rèn luyện được kĩ năng nhận thức, kĩ
năng tiếp cận, phát hiện và giải quyết vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau, kĩ năng
giao tiếp, tăng cường khả năng suy nghĩ độc lập, tính sáng tạo…Nó tạo điều kiện
cho học sinh chủ động điều chỉnh nhận thức, kĩ năng, hành vi. Phương pháp này có
thế mạnh trong đào tạo nhận thức bậc cao. Vì thế cần được khuyến khích sử dụng,
đặc biệt là ở những trường có một bộ phận học sinh chưa chủ động học tập.
Qua trải nghiệm thực tế, tôi nhận thấy rằng nâng cao tính tự giác tích cực học
tập môn địa lí cho học sinh thành công hay thất bại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
giáo viên phải kiên trì, học hỏi, sáng tạo, không nên áp dụng rập khuôn máy móc.
Để đạt được mục đích giáo dục, ta cần phải biết chọn điểm xuất phát thích hợp
với đặc điểm riêng của từng trường, từng lớp, từng học sinh,…
Muốn duy trì tốt thành quả giáo dục cần có sự phối hợp chặt chẽ với các bài
học khác, Được sự quan tâm lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền, các đoàn thể trong
nhà trường.
Để làm tốt hơn công tác giáo dục môn Địa lí ở trường phổ thông theo ý kiến cá
nhân tôi ta phải làm tốt hơn các việc sau:
Cần có sự kết hợp tốt giữa gia đình - nhà trường – xã hội nhằm đạt được hiệu
quả cao nhất trong giáo dục. Bằng cách phối hợp tổ chức cho học sinh có những
buổi tham quan thực tế hoặc tổ chức cho học sinh có những buổi sinh hoạt ngoại
khóa, chuyên đề nhằm tìm hiều nhiều hơn và kĩ hơn về tính tự giác tích cực.
Với những hiểu biết của bản thân và thông qua các nguồn thông tin, tôi đã thực
hiện chuyên đề này với mong muốn cùng với nhà trường và PHHS hỗ trợ cho các
em trong việc giáo dục hai mặt học tập và rèn luyện đạo đức cho học sinh. Trong
quá trình thực hiện chuyên đề chắc chắn còn có nhiều thiếu sót. Rất mong được sự
góp ý chân thành của quý đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
II. Kiến nghị
Xây dựng được một tập thể lớp, tự giác, chủ động, có phong trào thi đua học
tập là cả một quá trình, đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, sáng tạo vì vậy kiến
16



nghị với nhà trường có kế hoạch xây dựng đội ngũ giáo viên bộ môn theo tập thể
lớp trong toàn khóa học.
Giáo viên bộ môn đóng vai trò rất lớn trong giáo dục cho học sinh. Mỗi cá
nhân, chỉ có những phương pháp nhất định vì vậy đề nghị Ban giám hiệu tổ chức
hội nghị trao đổi công tác chuyên môn trong nhà trường.
Đề nghị nhà trường trang bị thêm máy chiếu phục vụ cho công tác giảng dạy
được tốt hơn.
Trên đây là một vài ý kiến của tôi trong quá trình giảng dạy. Tôi rất mong nhận
được sự góp ý của Hội đồng xét duyệt cùng các đồng nghiệp .
Xin trân trọng cám ơn Hội đồng và các bạn đồng nghiệp đã dành thời gian để
đọc bài viết này của tôi!

17


PHỤ LỤC 1
Một số giáo án áp dụng tình huống dạy học
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 10
B. ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA
Bài 6 - HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ
Tiết1: - TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS
cần *Chuẩn:
1. Kiến thức
- Biết được các đặc điểm về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Hoa Kì.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên từng vùng.

- Phân tích đặc điểm dân cư Hoa Kì và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát
triển kinh tế.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích bản đồ, lược đố để thấy được đặc điểm địa hình,
sự phân bố khoáng sản, dân cư Hoa Kì.
- Kĩ năng phân tích bảng số liệu, tư liệu về tự nhiên, dân cư Hoa Kì.
*Nâng cao: Phân tích được những thuận lợi và khó khăn do điều kiện tự nhiên,
dân cư tạo ra đối với phát triển kinh tế của Hoa Kì.
3. Thái độ.
Có nhận thức đúng đắn về Hoa Kì
4. Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự học, tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ,
sử dụng số liệu thống kê, sử dụng tranh ảnh, năng lực tư duy phê phán và nhận
thức các vấn đề pháp luật.
II. PHƯƠNG PHÁP
- Đàm thoại gợi mở.

- Sử dụng đồ dùng trực quan.
18


- Thuyết giảng.
- Thảo luận nhóm.
III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án, Bản đồ tự nhiên châu Mĩ, Bản đồ tự nhiên Hoa
Kì. - Phóng to hình 6.2; 6.2 SGK
2. Chuẩn bị của

HS - Đọc trước bài.
- Tổ 1, 2 vẽ lược đồ hình 6.1SGK.
- Tổ 3, 4 viết bảng số liệu hình 6.2 trên giấy Rôki
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định: kiểm tra sĩ số + Nề nếp
Cô giáo trân trọng giới thiệu với cả lớp đến dự với tiết học ngày hôm nay
của lớp chúng ta có các thầy cô giáo trong hội đồng sư phạm nhà trường, đề nghị
lớp chúng ta nhiệt liệt chào mừng. Kính mời quý thầy cô và các em an tọa!
Cô mời lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp…
2. Kiểm tra bài cũ : Tiết trước vừa có bài kiểm tra 1 tiết nên tiết học này chúng ta
sẽ kiểm tra bài cũ trong quá trình học.
3. Bài mới
a. Đặt vấn đề:
- Phương pháp sử dụng: Kĩ thuật KWL, đàm thoại gợi mở.
Các em HS thân mến! chương trình địa lí lớp 11 gồm 2 phần cơ bản, khép lại
các nội dung khái quát về địa lí kinh tế xã hội thế giới, chúng ta sẽ đến với địa lí
các quốc gia. Một bạn nhắc lại “trên thế giới có khoảng bao nhiêu quốc gia?”
Bài mở đầu chương trình các em đã biết trên thế giới có hơn 200 quốc gia
và vùng lãnh thổ, vậy quốc gia nào sẽ được tìm hiểu trong bài học hôm nay, các
em hãy hướng lên màn chiếu và quan sát hình ảnh về đất nước này?

19


B. ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA

HS trả lời:
GV hỏi: Vì sao em biết đây là Hoa Kì?
HS trả lời: Vì đây là quốc gia rộng lớn nằm ở châu mĩ (Bắc Mĩ)...
GV hỏi: Vậy em có hiểu biết gì về đất nước này ko? Em hãy chia sẻ cùng các

bạn?
GV mời các HS khác cùng chia sẻ và GV ghi bảng các nội dung đó.
GV chốt vấn đề:
- Các em đã có những hiểu biết rất cơ bản, rất hay về nước Mĩ, các nội dung đó sẽ
được tìm hiểu sâu sắc hơn trong 3 tiết học: tự nhiên và dân cư tìm hiểu trong tiết
1, tiết 2 tìm hiểu kinh tế, tiết 3 thực hành về các nội dung đã học.
- Để giúp các em có những hiểu biết mở hơn về nước Mĩ cô mời các em
cùng hướng lên màn chiếu
Đây là quốc kì của nước Mĩ Đối với người Mỹ, quốc kỳ có một ý nghĩa quan
trọng trong đời sống tinh thần. Quốc kỳ Hoa Kỳ trở thành biểu tượng của tự do, lá
cờ đã nói lên sự hy sinh của biết bao thế hệ để giành lấy nền độc lập. Lá cờ đầu tiên
của Hoa Kỳ gồm có 13 ngôi sao và 13 sọc tượng trưng cho 13 tiểu bang thuộc địa
thời bấy giờ. Quốc kỳ Hoa Kỳ có hai phần. Một phần nhỏ ở góc trái trên cùng có
hình ảnh của 50 ngôi sao trên nền màu xanh dương, tượng trưng cho 50 tiểu bang
hiện tại. Phần chính gồm 7 sọc đỏ và 6 sọc trắng, tượng trưng cho 13 tiểu bang sơ
khai. Ý nghĩa của ba màu xanh, trắng, đỏ trên lá cờ Hoa Kỳ vẫn không thay đổi cho
đến hiện nay. Màu đỏ tượng trưng cho lòng dũng cảm và nhiệt huyết, màu trắng nói
lên niềm hy vọng trong sáng, nét tinh khiết của cuộc sống và tinh thần kỷ
luật, trong khi màu xanh là hiện thân của màu sắc thiên đàng, biểu tượng của
Thượng đế, lòng trung thành, niềm chân thành, công lý, và chân lý. Ngôi sao,
20


theo như biểu tượng xa xưa trong văn hóa Ấn Ðộ, Ba Tư, và Ai Cập, tượng trưng
cho chủ quyền. Trên lá cờ Hoa Kỳ, mỗi một ngôi sao tượng trưng cho chủ quyền
của một tiểu bang, do đó ngày nay lá cờ Mỹ gồm có 50 ngôi sao tượng trưng cho 50
tiểu bang, trong khi số sọc trên lá cờ vẫn được giữ ở con số 13, tượng trưng cho 13
tiểu bang đầu tiên của ngày lập quốc. Lễ chào cờ có ý nghĩa quan trọng cho mỗi
công dân Hoa Kỳ vì nó nói lên lòng trung thành với tổ quốc.


Đây là quốc huy của Hoa Kì với hình ảnh đại bàng làm trung tâm. đại
bàng đầu trắng trở thành biểu tượng quốc gia của Mỹ bắt nguồn từ năm 1782 khi nó
xuất hiện trên con dấu chính thức của nước này. Khi mẫu thiết kế này bắt đầu hiện
diện trên các tài liệu chính thức, tiền giấy, cờ, các tòa nhà công và những vật dụng
khác có liên quan đến chính phủ, thì đại bàng đầu trắng cũng trở thành biểu tượng
của Hoa Kỳ. Mặc dù là một biểu tượng quan trọng nhưng ngoài đời thì loài đại
bàng oai nghiêm của nước Mỹ từng phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng khi loài
vật này ăn thịt các con mồi có chứa DDT, một loại thuốc diệt sâu bọ được sử dụng
rộng rãi từ sau Thế Chiến II.

21


Đây là nhà trắng (bạch ốc)làm bằng đá sa thạch có màu xám pha phong cách
tân cổ điển, nơi làm việc của các đời tổng thống nước Mĩ. Hiện nay là đời tổng
thống 45 của nước Mĩ donal Trum – vị tổng thống đột phá và tốn nhiều giấy mực
của nước Mĩ.
Đây là tượng nữ thần tự do, đặt trên Đảo Ellis tại cảng New York. Đây là tặng
vật của nhân dân Pháp gửi nước Mỹ.Tượng Nữ thần Tự do có hình dáng một người
phụ nữ mặc áo choàng, tiêu biểu cho Libertas, nữ thần tự do của La Mã, tay phải
cầm ngọn đuốc còn tay kia một tấm đá phiến có khắc ngày tháng độc lập của Hoa
Kỳ. Bức tượng này là biểu tượng mẫu mực của lý tưởng tự do cũng như của chính
Hoa Kỳ.
Đây là phố wall thị trường tài chính lớn nhất trên tg và kinh đô điện ảnh
holiwood..
Và chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài 6: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ.
Đây là tên gọi đầy đủ phiên dịch từ tiếng Anh là (The United States of
America). Một số người hay gọi là hợp chủng quốc Hoa Kì với quan niệm Hoa Kì
là đất nước của nhiều chủng tộc, tôn giáo. Ta thường hay gọi tắt là Hoa Kì (kì: cờ. > hoa kì là cờ hoa).Gọi vắn tắt hơn nữa là Mĩ vì theo cách gọi của người Trung
Quốc.

Diện tích: 9 629 nghìn km²

22


Dân số: 296,5 triệu người (Năm 2005) tính đến ngày 16/01/2017, dân số
Hoa Kỳ có 325,398,239 người. Dân số Hoa Kỳ chiếm khoảng 4.34% tổng dân số
thế giới.
Dân số Hoa Kỳ đứng hạng 3 trong số các quốc gia đông dân nhất thế giới.
Mật độ dân số trung bình của Hoa Kỳ là 36 người/km2.
Thủ đô: Oa-sin-tơn
Cấu trúc bài học hôm nay gồm 3 phần:
TIẾT PPCT:10 - BÀI 6: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ
(The United States of America)
Diện tích: 9 629 nghìn km²
Dân số: 296,5 triệu người (Năm 2005)
Thủ đô: Oa-sin-tơn

TIẾT 1:TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ
CẤU TRÚC BÀI HỌC
LÃNH THỔ VÀ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

DÂN CƯ

b. Triển khai bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu lãnh thổ và vị trí địa lí của Hoa Kì (Cả lớp)
Phương pháp sử dụng: Đặt và giải quyết vấn đề, kĩ thuật 3 lần 3, tia chớp.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức

Dựa vào bản đồ, kết hợp hiểu biết của
* Diện tích: 9629 triệu km2
mình hãy xác định 4 nước có diện tích lớn nhất
* Dân số: 296,5 triệu người
thế giới ?
(2005)
* Thủ đô: Oa-sin-tơn
- So sánh quy mô diện tích Hoa Kì trên
I. LÃNH THỔ VÀ VỊ TRÍ
bản đồ thế giới?
ĐỊA LÍ
1. Lãnh thổ:
Gồm 3 bộ phận:
- Lãnh thổ ở trung tâm lục địa
Bắc Mĩ (>8 triệu km2)
23


Tiết PPCT: 10 – Bài 6. HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ
Tiết 1: Tự nhiên và dân cư

11

- Bán đảo A-la-xca.
- Quần đảo Ha-oai giữa Thái
Bình Dương.
=> Lãnh thổ cân đối thuận lợi

I. LÃNH THỔ VÀ
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ


2

17,07 triệu Km

2

9,97 triệu Km

1. Lãnh thổ
9,62 triệu Km

2

2

9,6 triệu Km

Dựa vào BSL và
bản đồ hãy xác
định 4 nước có
diện tích lớn nhất
thế giới ?

cho phân bố sản xuất và phát
triển giao thông.

Quốc gia

Liên Bang


Diện tích

Nga
17,07

Ca na đa

9,97

Hoa Kì

Trung

9,62

Quốc
9,6

Qu
an sát bản đồ hãy cho biết lãnh thổ Hoa Kì gồm
2

(triệu km )

những bộ phận chính nào?
Bđ A- la-xca

Trung tâm Bắc Mĩ
Qđ. Ha- oai


Quan sát bản đồ hãy cho biết lãnh thổ Hoa Kì gồm những bộ

phận chính nào?

+

Bán đảo A-la-xca
+ Quần đảo Ha- oai
+ Trung tâm Bắc Mỹ
Dựa vào bản đồ kết hợp đọc SGK trang
36; Hãy nhận xét đặc điểm lãnh thổ phần trung
tâm Bắc Mĩ?
24


Dựa vào bản đồ kết hợp đọc SGK trang 36; Hãy nhận xét đặc
điểm lãnh thổ phần trung tâm Bắc Mĩ?



hình dáng cân đối:
Hình dáng lãnh thổ phần trung tâm Bắc Mỹ
có thuận lợi gì?
-> Thuận lợi: Thiên nhiên đa dạng, phong
phú.
-> Thuận lợi cho phân bố sản xuất, phát
triển giao thông.

2. Vị trí địa lí:

a. Đặc điểm:
- Nằm ở bán cầu Tây, kéo dài

Diện tích phần Trung tâm Bắc Mỹ hơn 8
triệu km2. Vậy phần Trung tâm Bắc Mỹ chiếm

từ: 25oB-44oB.
- Nằm giữa hai đại dương lớn
ĐTD và TBD
- Tiếp giáp với Ca-na-đa và

bao nhiêu % diện tích Hoa Kì?

Mĩ La tinh.

Diện tích Hoa Kì : 9, 629 triệu km² .

Hơn 83 %
Vì vậy chúng ta phải tìm hiểu đặc điểm vị trí
địa lí lãnh thổ phần trung tâm Bắc Mĩ.
Quan sát bản đồ cho biết đặc điểm chính
của vị trí địa lí phần trung tâm Bắc Mĩ của Hoa
Kì ?
25


×