Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Xây dựng tư liệu điện tử chuyên đề “dầu mỏ và chế biến dầu mỏ” trong chương trình phổ thông mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 41 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA HÓA HỌC
--------

ĐỖ THỊ THANH THƢ

XÂY DỰNG TƢ LIỆU ĐIỆN TỬ CHUYÊN ĐỀ
“DẦU MỎ VÀ CHẾ BIẾN DẦU MỎ” TRONG
CHƢƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG MỚI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hóa hữu cơ

HÀ NỘI, THÁNG 5 NĂM 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA HÓA HỌC
--------

ĐỖ THỊ THANH THƢ

XÂY DỰNG TƢ LIỆU ĐIỆN TỬ CHUYÊN ĐỀ
“DẦU MỎ VÀ CHẾ BIẾN DẦU MỎ” TRONG
CHƢƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG MỚI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hóa hữu cơ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. Chu Anh Vân



HÀ NỘI, THÁNG 5 NĂM 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, mặc dù có
gặp một số khó khăn nhƣng tôi đã tích lũy cho mình đƣợc nhiều kinh nghiệm trong
cuộc sống, đó là sự cố gắng, nỗ lực và biết học hỏi, tiếp thu kiến thức bổ ích để tiến
bộ. Để hoàn thành tốt đề tài, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy TS.
Chu Anh Vân – khoa Hóa học, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, ngƣời đã trực
tiếp hƣớng dẫn tôi. Thầy đã rất nhiệt tình dẫn dắt, cung cấp tài liệu, chia sẻ nhiều
kinh nghiệm và nhận xét, góp ý tận tình giúp tôi đi đúng định hƣớng.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Hóa học đã truyền thụ cho
tôi nhƣng kiến thức quý báu và bổ ích trong suốt quá trình học tập tại trƣờng.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã tạo mọi điều kiện về tinh
thần để tôi hoàn thành tốt đƣợc đề tài của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2019
Sinh viên

Đỗ Thị Thanh Thƣ


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Chân dung người học sinh mới ......................................................... 3
Hình 1.2. Kế hoạch giáo dục theo từng cấp học trong chương trình phổ thông
mới ..................................................................................................................... 4
Hình 1.3. E-book điện tử ................................................................................. 11
Hình 1.4. E-book được tạo từ phần mềm Flip Book Maker............................ 13

Hình 1.5. E-book được tạo từ phần mềm Flip PDF Professional .................. 14
Hình 1.6. Giao diện của phần mềm Mobipocket Creator ............................... 15
Hình 3.1. Trang bìa của cuốn E-book............................................................. 27
Hình 3.2. Các tiêu chí đánh giá E-book.......................................................... 29
Hình 3.3. Slide E-book với màu tím ................................................................ 31
Hình 3.4. Slide E-book với màu xanh lá cây ................................................... 32


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................
DANH MỤC HÌNH VẼ ......................................................................................
MỤC LỤC ...........................................................................................................
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ................................................................................. 2
1.1. Giới thiệu về chƣơng trình phổ thông tổng thể .......................................... 2
1.1.1. Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ........................ 2
1.1.2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh phổ thông ...... 2
1.1.3. Kế hoạch giáo dục ................................................................................... 3
1.2. Giới thiệu vài nét về chƣơng trình môn Hóa học....................................... 5
1.2.1. Đặc điểm của môn Hóa học .................................................................... 5
1.2.2. Mục tiêu của chương trình môn Hóa học ............................................... 6
1.2.3. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực ............................................. 6
1.2.4. Môn Hóa học sẽ dạy như thế nào trong chương trình phổ thông mới? . 8
1.3. Giới thiệu về E-book ................................................................................ 10
1.3.1. Khái niệm E-book .................................................................................. 11
1.3.2. Ý nghĩa, tác dụng của E-book ............................................................... 11
1.4. Một số phần mềm biên soạn E-book ........................................................ 12

1.4.1. Phần mềm Flip Book Maker ................................................................. 12
1.4.2. Phần mềm Flip PDF Professional ........................................................ 13


1.4.3. Phần mềm Mobipocket Creator ............................................................ 14
1.4.4. Phần mềm Kotobee Author ................................................................... 15
Chƣơng 2: THỰC NGHIỆM........................................................................... 17
2.1. Nội dung và yêu cầu cần đạt của chuyên đề “Dầu mỏ và chế biến dầu
mỏ” .................................................................................................................. 17
2.2. Nguyên tắc thiết kế E-book ...................................................................... 19
2.3. Tiến trình xây dựng E-book ..................................................................... 19
2.3.1. Nghiên cứu tài liệu ................................................................................ 19
2.3.2. Thao tác trong phần mềm Microsoft Office Word 2010 ....................... 20
2.3.3. Thao tác trong phần mềm Kotobee Author để biên soạn E-book ......... 20
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 27
3.1. Nội dung của E-book ............................................................................... 27
3.2. Các tiêu chí xây dựng nội dung E-book điện tử ...................................... 27
3.3. Ƣu – nhƣợc điểm của sản phẩm E-book đƣợc tạo ra ............................... 30
3.3.1. Những tiện ích khi sử dụng E-book ....................................................... 30
3.3.2. Những nhược điểm của sản phẩm ......................................................... 33
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 35


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, hầu hết các dịch vụ kinh
tế, văn hóa và xã hội đều gắn liền ngày càng mật thiết với nó. Chính vì vậy, việc
ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao tính tích cực, chủ động trong quá
trình dạy học là một xu hƣớng thiết yếu. Theo chỉ thị 2919/CT – BGDĐT của Bộ

Giáo dục và Đào tạo ngày 10/08/2018 về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học và quản lý giáo dục, một trong những nhiệm vụ đặt ra là “Triển khai
mô hình giáo dục điện tử, lớp học thông minh ở những nơi có điều kiện, khuyến
khích các cơ sở giáo dục sử dụng các phần mềm dạy học”.
Mạng lƣới Internet dần đƣợc phủ khắp trên thế giới phục vụ cho các nhu cầu
giáo dục của con ngƣời. Do đó học tập bằng sách điện tử (E-book) ngày càng khẳng
định đƣợc vị trí của mình trong nền giáo dục. So với sách in, E-book không chỉ
truyền dẫn thông tin dƣới dạng văn bản mà còn các ứng dụng đa phƣơng tiện khác
nhƣ hình ảnh, âm thanh, đoạn phim, các hiệu ứng,… và tạo ra đƣợc tƣơng tác giữa
ngƣời học và máy tính. Bên cạnh đó, E-book không chỉ mang giá thành thấp hơn so
với sách in thông thƣờng mà chúng còn không bị sờn, rách, mối mọt hay bị tổn hại
bởi thời gian và vô cùng gọn nhẹ. Chỉ với những thiết bị lƣu trữ thông thƣờng, ai
cũng có thể có hàng ngàn cuốn E-book các loại, hơn hẳn thƣ viện truyền thống về
việc tra cứu và bảo quản, khi cần thì ta cũng có thể in ấn hay sao chép phục vụ cho
công tác giáo dục và E-book còn dễ dàng thao tác, trao đổi và chia sẻ tài liệu,…
Với những ƣu thế trên, E-book đã trở thành công cụ tiện ích quan trọng cho
việc học tập của mỗi ngƣời trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin ngày nay.
Dầu thô (dầu mỏ) và khí tự nhiên cũng nhƣ các sản phẩm của quá trình chế
biến nhƣ: LPG, xăng, dầu hỏa, dầu Diesel (DO), dầu đốt lò (FO), các hóa chất và
dung môi công nghiệp, các loại chất dẻo, nhựa, phân đạm,... có nhiều lợi ích, có vai
trò quan trọng trong cuộc sống hiện đại, nên đƣợc sản xuất ngày càng nhiều.
Với các lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Xây dựng tư liệu điện tử
chuyên đề “Dầu mỏ và chế biến dầu mỏ” trong chương trình phổ thông mới”.
2. Mục đích nghiên cứu
Biên soạn cuốn E-book “Chuyên đề Dầu mỏ và chế biến dầu mỏ” trong
chƣơng trình phổ thông mới xem nhƣ một tài liệu tham khảo trong quá trình tự học
đáp ứng nhu cầu sử dụng công nghệ thông tin cho việc nghiên cứu, học tập của học
sinh.

1



Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu về chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể
1.1.1. Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
Chƣơng“trình giáo dục phổ thông hƣớng tới cụ thể hóa mục tiêu giáo dục
phổ thông, giúp ngƣời học làm chủ kiến thức phổ thông; biết vận dụng kiến thức
một cách hiệu quả vào đời sống và tự học suốt đời; có định hƣớng lựa chọn nghề
nghiệp phù hợp; biết xây dựng và phát triển hài hòa những mối quan hệ xã hội; có cá
tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú; nhờ đó có đƣợc một cuộc sống có ý
nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nƣớc và nhân loại.
Chƣơng trình giáo dục tiểu học giúp cho học sinh hình thành và phát triển
những yếu tố căn bản, từ đó đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và
tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hƣớng chính vào giáo dục về giá trị bản thân,
gia đình, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.
Chƣơng trình giáo dục THCS giúp cho học sinh phát triển các phẩm chất,
năng lực đã đƣợc hình thành và phát triển ở cấp tiểu học; tự điều chỉnh bản thân
hƣớng theo các chuẩn mực chung của xã hội; biết cách vận dụng các phƣơng pháp
học tập tích cực để hoàn thiện tri thức và kỹ năng nền tảng; có những hiểu biết ban
đầu về các ngành nghề và có ý thức định hƣớng nghề nghiệp để tiếp tục học lên
trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.
Chƣơng trình giáo dục THPT giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm
chất và năng lực cần thiết đối với ngƣời lao động, ý thức và nhân cách của công
dân; phát huy khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời; khả năng lựa chọn nghề
nghiệp phù hợp với từng năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân
để tiếp tục học lên cao hơn, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động; khả
năng thích ứng với những thay đổi trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công
nghiệp”mới. [1]
1.1.2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực đối với học sinh phổ thông
Chƣơng“trình giáo dục phổ thông tổng thể giúp hình thành và phát triển cho

học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nƣớc, nhân ái, chăm chỉ, trung thực,
trách nhiệm. Đồng thời, chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể cũng hình thành và
phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi sau:
+ Những năng lực chung đƣợc hình thành và phát triển qua tất cả các môn
học và hoạt động giáo dục, nhƣ: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và

2


hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Những năng lực chuyên môn đƣợc hình thành, phát triển chủ yếu thông
qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực
tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tin
học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất. Bên cạnh việc hình thành, phát triển các
năng lực cốt lõi, chƣơng trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi
dƣỡng các năng lực đặc biệt (năng khiếu) của”học sinh. [1]

Hình 1.1. Chân dung người học sinh mới
1.1.3. Kế hoạch giáo dục
Chƣơng“trình giáo dục phổ thông tổng thể đƣợc chia thành hai giai đoạn,
bao gồm: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định
hƣớng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).
Hệ thống các môn học và hoạt động giáo dục của chƣơng trình giáo dục phổ
thông tổng thể bao gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học
tự chọn.
Thời gian học tập thực trong một năm học tƣơng đƣơng 35 tuần. Các cơ sở
giáo dục có thể tổ chức dạy học 1 buổi/ngày hoặc 2 buổi/ngày. Các cơ sở giáo dục
tổ chức dạy học 1 buổi/ngày và 2 buổi/ngày đều phải thực hiện nội dung giáo dục

3



bắt buộc chung và thống nhất đối với tất cả cơ sở giáo dục trong cả”nƣớc. [1]

Hình 1.2. Kế hoạch giáo dục theo từng cấp học trong chương trình
phổ thông mới

4


1.2. Giới thiệu vài nét về chƣơng trình môn Hóa học
1.2.1. Đặc điểm của môn Hóa học
Hoá“học là một ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nó nghiên
cứu về thành phần cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của các chất.
Hoá học kết hợp mật thiết và chặt chẽ giữa lí thuyết và thực nghiệm, là cầu
nối các ngành khoa học tự nhiên khác nhƣ Vật lí, Sinh học, Y dƣợc và Địa chất học.
Những tiến bộ trong lĩnh vực hoá học gắn liền với sự phát triển của những phát hiện
mới trong một số lĩnh vực của các ngành Sinh học, Y học và Vật lí. Hoá học đóng
một vai trò quan trọng trong cuộc sống, sản xuất, góp phần không nhỏ vào sự phát
triển kinh tế – xã hội. Những thành tựu của hoá học đƣợc ứng dụng nhiều vào trong
các ngành vật liệu, năng lƣợng, dƣợc phẩm, công nghệ sinh học, nông – lâm – ngƣ
nghiệp, khoa học và vũ trụ.
Trong các nhà trƣờng trung học phổ thông, môn Hoá học giúp cho học sinh
tiếp thu đƣợc những kiến thức cốt lõi về Hoá học và ứng dụng những kiến thức này
vào thực tiễn cuộc sống. Môn Hoá học ở trƣờng phổ thông còn có mối liên hệ gắn
kết với nhiều lĩnh vực giáo dục khác. Cùng với Toán học, Tin học và Công nghệ,
môn Hoá học đang ngày càng góp phần thúc đẩy giáo dục STEM, một trong những
xu hƣớng giáo dục đang rất đƣợc coi trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Nội dung của Chƣơng trình môn Hoá học đƣợc phân theo hai giai đoạn:
– Giai đoạn giáo dục cơ bản:

Ở cấp bậc tiểu học, các nội dung liên quan đến Hoá học đƣợc trình bày ở
mức độ tƣơng đối đơn giản (vật liệu, nƣớc, không khí,...) trong môn Khoa học (lớp
4 và lớp 5), góp phần giúp cho học sinh bƣớc đầu có những nhận thức khách quan
về thế giới tự nhiên.
Ở cấp bậc THCS, nội dung giáo dục Hoá học đƣợc tích hợp với mức độ cao
hơn trong môn Khoa học tự nhiên.
– Giai đoạn giáo dục định hƣớng nghề nghiệp:
Ở cấp bậc THPT, Hoá học là một môn học đƣợc lựa chọn theo nguyện vọng
và định hƣớng nghề nghiệp thuộc nhóm phân môn Khoa học tự nhiên (bao gồm ba
môn: Vật lí, Hoá học, Sinh học). Các nội dung của môn Hoá học đƣợc thiết kế
thành các chủ đề vừa bảo đảm củng cố đƣợc các mạch nội dung cốt lõi, phát triển
kiến thức và kĩ năng thực hành dựa trên nền tảng những năng lực chung và năng lực
tìm hiểu tự nhiên mà học sinh đã đƣợc hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản, vừa
giúp cho học sinh có những hiểu biết sâu sắc hơn về các kiến thức cơ sở chung của
Hoá học, làm cơ sở để nghiên cứu về Hoá học vô cơ và Hoá học hữu cơ.

5


Ngoài ra, trong mỗi một năm học, những học sinh có định hƣớng nghề
nghiệp cần phải sử dụng nhiều kiến thức Hoá học đƣợc chọn ba chuyên đề học tập
phù hợp với nguyện vọng của bản thân và điều kiện tổ chức của nhà trƣờng hoặc
các cơ sở giáo dục. Các chuyên đề này nhằm thực hiện yêu cầu phân hoá sâu, giúp
học sinh tăng cƣờng kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức để giải
quyết những vấn đề thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của định hƣớng nghề”nghiệp. [2]
1.2.2. Mục tiêu của chương trình môn Hóa học
Môn“Hoá học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh những phẩm chất
chủ yếu, năng lực chung cốt lõi và năng lực chuyên môn. Năng lực tìm hiểu tự
nhiên thể hiện ở các năng lực thành phần mà môn Hoá học có ƣu thế hình thành,
phát triển ở học sinh nhƣ: năng lực nhận thức kiến thức hoá học, năng lực tìm tòi,

khám phá thế giới tự nhiên dƣới góc độ hoá học và năng lực vận dụng kiến thức hoá
học vào thực tiễn, từ đó biết ứng xử với thế giới tự nhiên một cách đúng đắn, khoa
học và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích, điều kiện
và hoàn cảnh của”bản thân. [2]
1.2.3. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực
Ngoài các phẩm chất và năng lực chung, môn Hoá học góp phần hình thành
và phát triển ở học sinh năng lực tìm hiểu tự nhiên, cụ thể là năng lực hoá học, bao
gồm các thành phần sau:
Thành phần

Biểu hiện

năng lực
Nhận thức hóa học

Nhận“thức đƣợc các kiến thức cơ sở về cấu tạo chất; các
quá trình hóa học; các dạng năng lƣợng và bảo toàn năng
lƣợng; một số chất hóa học cơ bản và các chuyển hóa
hóa học; một số ứng dụng của hóa học trong đời sống và
sản xuất. Các biểu hiện cụ thể bao gồm:
- Nhận biết và trình bày đƣợc tên của các đối tƣợng, khái
niệm hoặc quá trình hóa học.
- Trình bày đƣợc các đặc điểm, vai trò của các đối tƣợng,
khái niệm hoặc quá trình hóa học.
- Mô tả đƣợc đối tƣợng bằng các hình thức nói, viết,
công thức hóa học, sơ đồ, biểu đồ, bảng.
- So sánh, phân loại, chọn lựa đƣợc các đối tƣợng, khái
niệm hoặc quá trình hóa học dựa trên các tiêu chí khác
nhau.


6


- Phân tích đƣợc một số khía cạnh khác nhau của các đối
tƣợng, khái niệm hoặc quá trình hóa học theo logic nhất
định.
- Giải thích và lập luận đƣợc về các mối quan hệ giữa
các đối tƣợng, khái niệm hoặc quá trình hóa học (cấu tạo
– tính chất, nguyên nhân – kết quả,…).
- Tìm đƣợc các từ khóa, sử dụng đƣợc các thuật ngữ
khoa học, kết nối, xâu chuỗi đƣợc thông tin theo logic có
ý nghĩa, lập đƣợc dàn ý khi đọc và trình bày các văn bản
khoa học.
- Thảo luận và đƣa ra đƣợc những nhận định phê phán có
liên quan đến chủ”đề.
Tìm hiểu thế giới Quan“sát, thu thập thông tin; phân tích, xử lí số liệu; giải
tự nhiên dƣới góc thích; dự đoán đƣợc kết quả nghiên cứu của một số sự
độ hóa học
vật, hiện tƣợng trong tự nhiên và trong đời sống. Các
biểu hiện cụ thể:
- Đề xuất vấn đề: nhận ra và đặt đƣợc câu hỏi có liên
quan đến vấn đề; phân tích đƣợc bối cảnh để đề xuất ra
vấn đề; biểu đạt đƣợc vấn đề.
- Đƣa ra những phán đoán và xây dựng giả thuyết: phân
tích đƣợc vấn đề để từ đó nêu đƣợc phán đoán; xây dựng
và phát biểu đƣợc các giả thuyết nghiên cứu.
- Lập kế hoạch thực hiện: xây dựng đƣợc khung logic
các nội dung tìm hiểu; lựa chọn đƣợc các phƣơng pháp
thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng
vấn,…); từ đó lập đƣợc kế hoạch triển khai tìm hiểu.

- Thực hiện kế hoạch: thu thập đƣợc sự kiện và chứng cứ
(qua quan sát, ghi chép, thu thập dữ liệu và thực
nghiệm); phân tích đƣợc dữ liệu nhằm mục đích chứng
minh hay bác bỏ giả thuyết; rút ra đƣợc kết luận và điều
chỉnh đƣợc kết luận nếu cần thiết.
- Viết, trình bày báo cáo và thảo luận: sử dụng đƣợc
ngôn ngữ hóa học, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt
các quá trình và kết quả tìm hiểu; viết đƣợc báo cáo sau
quá trình tìm hiểu; hợp tác với các đối tác với thái độ vui

7


vẻ, lắng nghe tích cực và tôn trọng ý kiến, quan điểm
đánh giá do ngƣời khác đƣa ra để tiếp thu tích cực và giải
trình, phản biện, bảo vệ kết quả tìm hiểu của bản thân
một cách thuyết”phục.
Vận dụng kiến Vận“dụng đƣợc những kiến thức, kĩ năng đã học để giải
thức, kĩ năng đã quyết một số vấn đề trong học tập, nghiên cứu khoa học
học

và một số tình huống cụ thể trong thực tiễn cuộc sống.
Các biểu hiện cụ thể:
- Vận dụng đƣợc những kiến thức hóa học để phát hiện,
giải thích đƣợc một số hiện tƣợng trong tự nhiên, ứng
dụng của hóa học trong đời sống.
- Vận dụng đƣợc kiến thức hóa học để phản biện, đánh
giá mức độ ảnh hƣởng của một số vấn đề thực tiễn.
- Vận dụng đƣợc kiến thức tổng hợp để đánh giá mức độ
ảnh hƣởng của một vấn đề thực tiễn và đề xuất một số

phƣơng pháp, mô hình, kế hoạch để giải quyết vấn đề.
- Định hƣớng đƣợc ngành, nghề sẽ lựa chọn sau khi tốt
nghiệp trung học phổ thông.
- Có cách ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên
quan đến bản thân, gia đình và cộng đồng phù hợp với
yêu cầu phát triển bền vững của xã hội và bảo vệ”môi
trƣờng.

1.2.4. Môn Hóa học sẽ dạy như thế nào trong chương trình phổ thông mới?
PGS.TS. Đặng Thị Oanh – chủ biên xây dựng chƣơng trình môn Hóa học đã
khẳng định trên Vietnamnet.vn ngày 12/1/2018: “Điểm mới quan trọng nhất trong
Chƣơng trình môn Hóa học là định hƣớng tăng cƣờng bản chất hóa học của đối
tƣợng; giảm bớt và hạn chế các nội dung phải ghi nhớ máy móc cũng nhƣ phải tính
toán theo kiểu “toán học hóa”, ít đi vào bản chất hoá học và thực tiễn.”
Hạn chế các nội dung phải ghi nhớ máy móc
Chƣơng“trình môn Hóa học ở cấp trung học phổ thông phải đảm bảo tính
khoa học (cơ bản, hiện đại), kế thừa và phát triển các nội dung giáo dục của bộ môn
Khoa học tự nhiên ở cấp trung học cơ sở theo cấu trúc đồng tâm kết hợp với cấu
trúc tuyến tính nhằm mở rộng và nâng cao kiến thức, kỹ năng cho học sinh.

8


Điểm mới quan trọng nhất trong Chƣơng trình môn Hóa học là định hƣớng
tăng cƣờng bản chất hoá học của đối tƣợng; giảm bớt và hạn chế các nội dung phải
ghi nhớ máy móc cũng nhƣ phải tính toán theo kiểu “toán học hoá”, ít đi vào bản
chất hoá học và thực tiễn.
Để phát triển phẩm chất và năng lực của ngƣời học, Chƣơng trình môn Hóa
học chú trọng trang bị các khái niệm công cụ và phƣơng pháp sử dụng công cụ, đặc
biệt là giúp học sinh có kỹ năng thực hành thí nghiệm, kỹ năng vận dụng các tri

thức hoá học vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của
thực tiễn, đáp ứng đƣợc yêu cầu của cuộc sống.
Chƣơng trình môn Hóa học vận dụng các phƣơng pháp giáo dục tích cực hóa
hoạt động của ngƣời học, nhằm khơi gợi hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh, tăng cƣờng các hoạt động trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng cho
học sinh. Cách đánh giá kết quả giáo dục cũng đƣợc đổi mới để hỗ trợ việc phát
triển phẩm chất và năng lực cho”học sinh.
Ba mạch nội dung cốt lõi
Chƣơng“trình môn Hóa học gồm 3 mạch nội dung cốt lõi, bao gồm: Kiến
thức cơ sở hóa học chung; Kiến thức Hóa học vô cơ và kiến thức Hóa học hữu cơ.
Trục phát triển chính của Chƣơng trình môn Hóa học là hệ thống các chủ đề
và chuyên đề về kiến thức cơ sở hóa học chung, về cấu tạo chất và các quá trình
biến đổi hoá học.
Các kiến thức về cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học,
liên kết hóa học, phản ứng oxi hóa – khử, tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học là
cơ sở lý thuyết chủ đạo để học sinh giải thích đƣợc bản chất, nghiên cứu đƣợc quy
luật hoá học ở các nội dung Hoá học vô cơ và Hoá học hữu cơ.
Bên cạnh những nội dung giáo dục cốt lõi (70 tiết/lớp/năm), trong mỗi năm
học, những học sinh có thiên hƣớng khoa học tự nhiên và công nghệ đƣợc chọn học
một số chuyên đề (35 tiết/lớp/năm). Mục tiêu của các chuyên đề này là nhằm thực
hiện yêu cầu phân hoá sâu, mở rộng nâng cao kiến thức, tăng cƣờng kỹ năng thực
hành, luyện tập và vận dụng kiến thức giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp
ứng yêu cầu định hƣớng nghề nghiệp cho”học sinh.
Đổi mới phương pháp dạy Hóa theo hướng tiếp cận năng lực
Việc“đổi mới phƣơng pháp dạy học môn Hóa học theo hƣớng tiếp cận năng
lực là trọng tâm của Chƣơng trình. Chƣơng trình giáo dục môn Hóa học đặc biệt
chú trọng định hƣớng phát triển năng lực của học sinh thông qua việc thiết kế hoạt
động dạy học cho mỗi nội dung, mỗi chủ đề học”tập.

9



Dùng câu hỏi hoặc bài kiểm tra để đánh giá
Chƣơng“trình môn Hóa học đặc biệt quan tâm đến đánh giá năng lực nhận
thức kiến thức hoá học của học sinh thông qua các câu hỏi (nói, viết), bài tập,...
thông qua việc trình bày, so sánh, hệ thống hoá kiến thức hay vận dụng kiến thức
hoá học để giải thích, chứng minh, giải quyết vấn đề.
Việc đánh giá năng lực tìm tòi, khám phá kiến thức hoá học cần áp dụng các
phƣơng pháp đánh giá nhƣ: Quan sát (sử dụng các công cụ hỗ trợ nhƣ bảng kiểm
quan sát theo các tiêu chí đã xác định, quan sát quá trình thực hiện tiến trình tìm tòi,
khám phá, quá trình tiến hành làm thí nghiệm của học sinh,...).
Sử dụng các câu hỏi, bài kiểm tra nhằm mục đích đánh giá hiểu biết của
ngƣời học về kỹ năng thí nghiệm, khả năng suy luận để rút ra hệ quả, đƣa ra
phƣơng án kiểm nghiệm, xử lý các dữ liệu đã cho để rút ra kết luận, khả năng thiết
kế thí nghiệm hoặc nghiên cứu để thực hiện một nhiệm vụ học tập đƣợc giao và
có thể đề xuất các thiết bị, kỹ thuật thích hợp; Sử dụng báo cáo thực hành để
đánh giá toàn diện quá trình thực hành (ví dụ quá trình thực nghiệm để kiểm tra
một giả thuyết) của học sinh.
Việc đánh giá năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn đƣợc thực
hiện thông qua yêu cầu ngƣời học trình bày vấn đề thực tiễn cần giải quyết, trong đó
học sinh phải sử dụng đƣợc ngôn ngữ hoá học, các bảng biểu, mô hình,... để mô tả,
giải thích hiện tƣợng hoá học trong vấn đề đang xem xét; sử dụng các câu hỏi
đòi hỏi ngƣời học vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề, đặc biệt các vấn đề
thực”tiễn.
Không thiết kế theo bài/tiết như chương trình cũ
Khác“với chƣơng trình hiện hành, nội dung Chƣơng trình môn Hóa học cấp
trung học phổ thông lần này không thiết kế theo bài/tiết, sắp xếp xen kẽ giữa các
mạch nội dung mà theo hệ thống chủ đề, nghiên cứu các kiến thức cơ sở hóa học
chung làm nền tảng, cơ sở lý thuyết chủ đạo để nghiên cứu kiến thức hóa học vô cơ
và hóa học hữu cơ.

Tuy nhiên, hệ thống kiến thức về cơ bản không thay đổi. Do đó, giáo viên
chỉ cần nghiên cứu kỹ chƣơng trình là có thể thực hiện đƣợc.
Điểm mới về sử dụng thuật ngữ trong chƣơng trình môn Hóa học lần này là
sử dụng thuật ngữ theo khuyến nghị của IUPAC có tham khảo tiêu chuẩn Việt Nam
(TCVN 5529:2010 và 5530: 2010 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng),
phù hợp với thực tiễn Việt Nam, từng bƣớc đáp ứng yêu cầu thống nhất và hội”nhập.
1.3. Giới thiệu về E-book

10


1.3.1. Khái niệm E-book
E-book (electronic book) nghĩa là sách điện tử, theo định nghĩa của từ điển
Oxford của Anh “E-book là một phiên bản điện tử của một cuốn sách in mà có thể
đọc đƣợc”. Có thể hiểu nó là một phƣơng tiện số tƣơng ứng của các loại sách in
thông thƣờng.
Các loại sách thông thƣờng đƣợc in trên giấy và xuất bản rồi phân phối với
ngƣời đọc. Sách điện tử không đƣợc in trên giấy, nó là một dạng thông tin số đã
đƣợc mã hóa dƣới nhiều định dạng khác nhau, đòi hỏi phải có thiết bị và phần mềm
chuyên dụng mới xem đƣợc.

Hình 1.3. E-book điện tử
1.3.2. Ý nghĩa, tác dụng của E-book
E-book là thiết bị đọc có nhiều chức năng: Có thể đọc đƣợc trong ánh sáng
thấp hoặc thậm chí cả bóng tối. Có nhiều chế độ đọc khác nhau, có thể chỉnh sửa
nội dung sách điện tử hay ghi chú, đánh dấu trên sách mà không làm hƣ hại gì đến
sách. Có chức năng tìm kiếm nhanh một từ bất kì trong sách,… Ngoài chức năng
đọc văn bản và hình ảnh, E-book có thể đọc đƣợc cả file âm thanh và video. Do đó
nếu ngƣời đọc không thích đọc văn bản thì có thể chọn chức năng nghe phiên bản
âm thanh. Một số E-book còn có những flash cho phép ngƣời đọc tƣơng tác với các

nội dung trong E-book.

11


Không tốn chi phí vận chuyển: Chỉ cần tải E-book từ trang web, không cần
phƣơng tiện vận chuyển và không mất thời gian vận chuyển.
Có chức năng tìm kiếm tiện lợi: Phần mềm đọc E-book có chức năng tìm
kiếm, chỉ cần nhập một từ cần tìm trong ô tìm kiếm, lập tức sẽ nhảy đến trang có
chứa từ cần tìm. Điều này đặc biệt hữu ích khi cần tra cứu tài liệu.
Chi phí cập nhật thấp: Khi tác giả cần cập nhật một số phần của E-book thì
chỉ cần chỉnh sửa trên các tài liệu điện tử và sau đó thông báo cho khách hàng về
việc phát hành mới. Điều này giúp tiết kiệm các phiên bản cập nhật của sách in.
Là một nguồn tài liệu rộng lớn: Hiện có sẵn một kho E-book khổng lồ để
ngƣời đọc có thể tải về và lƣu giữ trong các thiết bị số cầm tay nhƣ điện thoại di
động, pocket PC,…
Khả năng lưu trữ và di chuyển: Với một thiết bị đọc E-book nhỏ gọn nhƣ
kích thƣớc của một cuốn sách thông thƣờng nhƣng có thể lƣu hàng ngàn sách điện
tử tùy thuộc vào dung lƣợng bộ nhớ của nó.
Đa ngôn ngữ: Hiện nay, một cuốn sách điện tử có thể đƣợc dịch ra nhiều thứ
tiếng khác nhau. Ngƣời đọc có thể lên trang web và chọn mua một cuốn sách phù
hợp với ngôn ngữ của mình. Điều này rất thuận lợi cho ngƣời đọc ở mọi quốc gia
trên thế giới, giúp cuốn sách đến đƣợc với nhiều đối tƣợng khác nhau. [3]
1.4. Một số phần mềm biên soạn E-book
Có rất nhiều phần mềm biên soạn E-book. Dƣới đây là một số phần mềm
biên soạn E-book:
1.4.1. Phần mềm Flip Book Maker
Là một công cụ có khả năng tạo sách lật trang từ file PDF trên máy tính.
Các“tính năng chính của Flip Book Maker:
+ Cung cấp đa dạng nhiều mẫu sách khác nhau để ngƣời dùng có nhiều sự

lựa chọn.
+ Hỗ trợ tạo nội dung và trang trí sách thông qua công cụ: soạn thảo văn bản,
chèn hình ảnh, tiêu đề cho sách, điều chỉnh kích thƣớc.
+ Khả năng xuất ra các định dạng: *.swf, *.html, *.exe hoặc”email. [6]

12


Hình 1.4. E-book được tạo từ phần mềm Flip Book Maker
1.4.2. Phần mềm Flip PDF Professional
Flip PDF Professional là phần mềm chuyển đổi một tập tin PDF sang tập tin
E-book.
Các tính năng chính của phần mềm:
+ Giao“diện ngƣời dùng thân thiện và không đòi hỏi nhiều kiến thức kỹ
thuật. Chỉ mất một vài phút là có thể nắm bắt đƣợc các bƣớc sử dụng phần mềm.
+ Tạo hình ảnh động hấp dẫn.
+ Hỗ trợ chuyển đổi các tập tin PDF.
+ Chèn các đoạn văn bản, hình ảnh, ngày, tháng, hình dạng cho các trang Ebook.
+ Tạo siêu liên kết với các file PDF, liên kết web, trang liên kết, đánh dấu và
chỉnh sửa bằng tay.
+ Có thể tùy chỉnh các nút trên thanh công cụ để thiết lập tải về, in ấn, chia
sẻ và nhiều hơn nữa.
+ Flip PDF Professional có thể xuất và lƣu các thiết lập để sử dụng sau”này. [6]

13


Hình 1.5. E-book được tạo từ phần mềm Flip PDF Professional
1.4.3. Phần mềm Mobipocket Creator
Các tính năng chính của phần mềm Mobipocket Creator:

+ Ngƣời dùng có thể tạo một E-book bằng cách thêm file HTML và ảnh vào
văn bản. Cũng có thể tự thêm ảnh bìa cho E-book. Hơn nữa nó cho phép xem trƣớc
tích hợp trên trình duyệt và chỉnh sửa. Ngoài ra, nó có 3 tùy chọn bảo mật để bạn
chọn gồm không mã hóa, bảo mật bằng mã hóa hoặc bằng mật khẩu nhằm đảm bảo
an toàn cho dữ liệu.
+ Phần mềm này có thêm liên kết đánh dầu để truy cập nhanh đến một nhất
định trong E-book của bạn cũng nhƣ giúp bạn đổi định dạng văn bản bằng công cụ
trực tuyến nhanh, tiện và an toàn.

14


Hình 1.6. Giao diện của phần mềm Mobipocket Creator
1.4.4. Phần mềm Kotobee Author
Kotobee Author là một công cụ sáng tạo E-book toàn diện và biên tập
EPUB, thích hợp cho giáo dục, đào tạo và xuất bản. Kotobee Author tạo E-book
tƣơng tác phong phú với video, âm thanh, 3D, widgets, các câu hỏi và nhiều hơn
nữa. Xuất E-book sang nhiều định dạng khác nhau nhƣ EPUB, MOBI (Kindle), ứng
dụng Web, ứng dụng dành cho máy tính để bàn và ứng dụng Chrome (xuất ra ứng
dụng Android, iOS chỉ dành cho phiên bản Premium).
Chuyển đổi PDF sang EPUB, tùy chỉnh giao diện của ứng dụng E-book của
bạn và mô phỏng kết quả trên các nền tảng và thiết bị khác nhau. Xuất E-book của
bạn sang một trong nhiều định dạng, để nó chạy trên trình đọc E-book bên ngoài,
bên trong trình duyệt Web, dƣới dạng ứng dụng dành cho máy tính để bàn hoặc trên
thiết bị di động. Bạn cũng có thể tích hợp E-book tƣơng tác với hệ thống LMS hiện
tại của bạn. Kotobee Author nằm ở cốt lõi của bộ Kotobee, gắn kết nhiều thành
phần khác lại với nhau.
Các tính năng nổi bật của Kotobee Author:
+ Xuất khẩu Web Apps không giới hạn.
+ Xuất khẩu không giới hạn Desktop Apps.


15


+ Xuất các tệp tƣơng thích EPUB 3.0.
+ Tạo nội dung E-book tƣơng tác.
+ Nhập từ EPUB và PDF.
+ Xuất bản lên thƣ viện chia sẻ Kotobee.
Các thanh công cụ của Kotobee Author
- Menu File

+ Create New: Tạo mới sách.
+ Open (KPUB2, EPUB): Mở một sách đã lƣu (tệp định dạng KPUB2, EPUB).
+ Open recent: Mở một sách đã tạo gần đây.
+ Import from: Nhập tệp và chuyển đổi sang sách lật.
+ Save: Lƣu sách.
+ Save as: Lƣu sách dƣới dạng tệp mới.
+ Exit: Đóng chƣơng trình.
- Menu Settings:

+ Language: Ngôn ngữ của sách.
+ Skins: Màu của trang sách.

16


Chƣơng 2: THỰC NGHIỆM
2.1. Nội dung và yêu cầu cần đạt của chuyên đề “Dầu mỏ và chế biến dầu mỏ”
Tên


Nội dung

Yêu cầu cần đạt về

Tƣ liệu/Ngữ

chuyên môn

liệu/Hình ảnh

hoạt
động
Nguồn - Nguồn gốc khoáng
gốc
(nguồn gốc vô cơ)
dầu mỏ - Nguồn gốc hữu cơ

Trình bày đƣợc nguồn Hình 2.1. Nguồn
gốc của dầu mỏ.
gốc hữu cơ của
dầu mỏ

Thành

Trình bày đƣợc thành

Hình 2.2. Thành

phần (hydrocarbon và
phi hydrocarbon) và

phân loại dầu mỏ (theo
thành phần hoá học và
theo bản chất vật lí).

phần hóa học của
dầu mỏ

- Thành phần hóa học:

phần
+ Thành phần

hydrocarbon
phân
+ Thành phần phi
loại
hydrocarbon
dầu mỏ - Phân loại:
+ Theo bản chất hóa
học
+ Theo bản chất vật lý

Chế
* Các giai đoạn chế
– Trình bày đƣợc các
biến
biến dầu mỏ
giai đoạn chế biến dầu
dầu mỏ - Giai đoạn tiền xử lý
mỏ: tiền xử lí, chƣng

- Giai đoạn chƣng cất
cất, cracking (cracking
- Giai đoạn cracking:
nhiệt, cracking xúc
+ Cracking nhiệt
tác), reforming. – Trình
+ Cracking xúc tác
bày đƣợc các sản phẩm
- Giai đoạn reforming
của dầu mỏ (xăng, dầu
* Các sản phẩm của dầu hoả, diesel, xăng phản
mỏ:
lực, dầu đốt, dầu bôi
- Xăng
- Dầu hỏa
- Diesel
- Dầu bôi trơn
- Nhựa đƣờng

Hình 2.3. Sơ đồ
tháp chƣng cất dầu
mỏ ở áp suất
thƣờng
Hình 2.4. Xăng
Hình 2.5. Dầu hỏa
Hình 2.6. Dầu hỏa
Hình 2.7. Diesel
Hình 2.8. Dầu bôi
trơn


trơn, nhựa đƣờng, sản Hình 2.9. Nhiên
phẩm hoá dầu). – Nêu liệu phản lực
đƣợc khái niệm chỉ số Hình 2.10. Nhựa
octane và chỉ số octane đƣờng
của
một
số Hình 2.11. Nhựa

17


- Dầu đốt

hydrocarbon, ý nghĩa

đƣờng

* Chỉ số octane:
- Khái niệm chỉ số

của chỉ số octane đến Hình 2.12. Dầu đốt
chất lƣợng của xăng.

octane.
- Chỉ số octane của một

Trình bày đƣợc các biện
pháp nâng cao chỉ số

số hydrocarbon khác

nhau.
- Ý nghĩa của chỉ số

octane cho xăng và
cách sử dụng nhiên liệu
an toàn, tiết kiệm, hiệu

octane đến chất lƣợng
của xăng.
- Các biện pháp nâng

quả, bảo vệ môi trƣờng
và sức khoẻ con ngƣời.

cao chỉ số octan cho
xăng:
+ Thêm các chất nhƣ
ethanol, phụ gia
methanol, MMT
+ Nâng cao chỉ số
octane thông qua quá
trình lọc dầu
Ngành

- Trên thế giới:

– Trình bày đƣợc trữ Hình

sản


+ Trữ lƣợng dầu mỏ

lƣợng dầu mỏ, sự tiêu khoan dầu mỏ trên

xuất
dầu mỏ
trên
thế
giới và
ở Việt
Nam

+ Sự tiêu thụ dầu mỏ
+ Sự phát triển của công
nghiệp dầu mỏ
- Tại Việt Nam:
+ Trữ lƣợng dầu mỏ
+ Sự tiêu thụ dầu mỏ
+ Sự phát triển của công
nghiệp dầu mỏ

thụ dầu mỏ và sự phát biển
triển của công nghiệp
dầu mỏ của một số
nƣớc/khu vực trên thế
giới. – Trình bày đƣợc
lƣợng dầu mỏ, sự tiêu
thụ dầu mỏ và sự phát
triển của công nghiệp
dầu mỏ ở Việt Nam.


Sản
xuất
dầu mỏ
và vấn
đề môi

- Sự cố tràn dầu:
+ Khái niệm
+ Nguyên nhân gây ra
sự cố tràn dầu
+ Ảnh hƣởng của sự cố

Trình bày đƣợc các Hình 2.14. Tràn
nguy cơ (sự cố tràn dầu, dầu trên biển do
các vấn đề rác dầu) gây đắm tàu chở dầu
ô nhiễm môi trƣờng Hình 2.15. Ảnh
trong quá trình khai hƣởng của sự cố

18

2.13:

Dàn


trƣờng

tràn dầu


thác dầu mỏ và các cách

tràn dầu tới môi

+ Giải pháp nhằm giảm
thiểu sự cố tràn dầu

xử lí.

trƣờng
Hình 2.16. Ảnh
hƣởng của sự cố
tràn dầu tới động
vật biển
Hình 2.17. Ảnh
hƣởng của sự cố
tràn dầu tới nông
nghiệp

Một số - Khí thiên nhiên

Trình bày đƣợc một số Hình 2.18. Tế bào

nguồn
nhiên
liệu
thay
thế dầu

nguồn nhiên liệu thay carbon nano lƣu trữ

thế dầu mỏ (than đá, đá hydrogen
nhựa, đá dầu, khí thiên Hình 2.19. Than đá
nhiên, hydrogen).

- Hydrogen
- Than đá
- Đá nhựa
- Đá dầu

mỏ
2.2. Nguyên tắc xây dựng E-book
Để xây dựng và sử dụng E-book một cách hiệu quả, cần phải lƣu ý một số
nguyên tắc nhƣ sau:
+ Tích hợp nhiều ứng dụng đa phƣơng tiện nghe – nhìn để khuyến khích các
con đƣờng tiếp nhận tri thức khác nhau.
+ Sử dụng tối đa các hoạt động tƣơng tác trên giao diện E-book để làm
chúng trở nên thân thiện hơn với ngƣời học.
+ Với những cụm từ khó hiểu, cần phải cung cấp giải thích trực tuyến (inline dictionary) hoặc các minh họa mô tả.
+ Lƣu ý sử dụng các yếu tố đa phƣơng tiện một cách linh hoạt để tạo đƣợc
hứng thú cho học sinh nhƣng phải đảm bảo yêu cầu cung cấp tri thức khoa học.
2.3. Tiến trình xây dựng E-book
2.3.1. Nghiên cứu tài liệu
Trong quá trình biên soạn cuốn E-book này, chúng tôi đã tìm tòi và tham
khảo nhiều tài liệu của các thầy cô về chuyên đề dầu mỏ, nhƣng E-book gồm nội
dung chính là các phần trong cuốn HÓA HỌC DẦU MỎ VÀ KHÍ của tác giả Đinh
Thị Ngọ, nhà xuất bản Khoa học và Kĩ thuật (2001). Dƣới sự hƣớng dẫn và cho

19



×