Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Báo cáo thực tập Khoa Kế toán tại CÔNG TY cổ PHẦN SÒNG sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.65 KB, 20 trang )

MỤC LỤC

MỤC LỤC........................................................................................................................ i
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................ii
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY KINH DOANH..............................1
1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty................................................................1
1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty.......................................................................2
1.3 Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty.....................................3
1.4 Một số kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty trong 3 năm qua..............4
PHẦN 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY...................5
2.1 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường vĩ mô, ngành tới hoạt động kinh doanh
của công ty....................................................................................................................... 5
2.1.1. Môi trường kinh tế..................................................................................................5
2.1.2. Môi trường chính trị pháp luật...............................................................................5
2.1.3. Môi trường văn hóa, xã hội....................................................................................5
2.1.4. Môi trường tự nhiên...............................................................................................6
2.2 Thực trạng hoạt động marketing của công ty........................................................6
2.2.1 Đặc điểm thị trường, khách hàng và các yếu tố nội bộ của công ty........................6
2.2.2 Thực trạng nghiên cứu và phân tích marketing, chiến lược marketing/ thương hiệu
của công ty....................................................................................................................... 8
2.3 Thực trạng hoạt động marketing thương mại của công ty....................................9
2.3.1 Thực trạng về mặt hàng kinh doanh của công ty.....................................................9
2.3.2 Thực trạng về giá mặt hàng của công ty..................................................................9
2.3.3 Thực trạng về phân phối mặt hàng của công ty.....................................................11
2.3.4 Thực trạng về xúc tiến thương mai/truyền thông marketing của công ty...............12
2.4 Thực trạng quản trị chất lượng của công ty.........................................................13
2.5 Thực trạng logistics của công ty............................................................................14
PHẦN 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA CÔNG TY VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ
TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP..............................................................................17
3.1 Đánh giá về thực trạng hoạt động marketing/ thương hiệu/ kinh doanh của
công ty............................................................................................................................ 17


3.2 Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp:..............................................................17

i


ii


LỜI MỞ ĐẦU
Đối với một doanh nghiệp, đồng phục được coi như là “hồn cốt” chứa đựng
những giá trị bên trong lẫn bên ngoài. Đồng phục là công cụ quảng cáo hiệu quả và tiết
kiệm giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng cũ và khách hàng mới, giúp lan tỏa thông
điệp rộng rãi,giúp nhân viên tự tin, đoàn kết và bình đẳng hơn. Cuối cùng là thể hiện đặc
thù công việc, xây dựng hình ảnh công ty chuyên nghiệp hơn. Nhận thức được ý nghĩa
đồng phục công ty chứa đựng vai trò là vậy nên các doanh nghiệp hiện nay đã chịu khó
đầu tư hơn không chỉ làm tăng tính thẩm mĩ mà còn giúp doanh nghiệp khẳng định vị
thế của mình trên thị trường.
Công ty cổ phần Sòng Sơn là một trong những công ty may mặc đồng phục đã
góp phần đem lại cho các doanh nghiệp bộ đồng phục mang tính chất của riêng mình.
Dù chỉ là một công ty hoạt động với thời gian chưa dài nhưng công ty đã là một trong
những doanh nghiệp cung cấp các loại đồng phục doanh nghiệp, tổ chức đóng vai trò
chủ chốt trên thị trường miền Bắc đặc biệt là khu vực Hà Nội.
Qua một thời gian ngắn thực tập tại công ty, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của
các anh chị trong phòng marketing cùng với ban lãnh đạo đã tạo mọi điều kiện để em có
thể tìm hiểu học hỏi để làm nên bài báo cáo thực tập tổng hợp này. Bản báo cáo này em
xin được trình bày khái quát giới thiệu chung về công ty, tình hình kinh doanh, một số
tình hình cấp thiết của công ty và đưa ra phương hướng đề taì khóa luận trong thời gian
tới.

iii



PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY KINH DOANH.
1.1

Sự hình thành và phát triển của công ty.

- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN SÒNG SƠN
- Tên giao dịch: SONG SON., JSC
- Loại hình hoạt động: Công ty Cổ Phần
- Mã số thuế: 0106411507
- Địa chỉ: Số 7, ngõ 765, đường Nguyễn Văn Linh, Phường Sài Đồng, Quận Long
Biên, Thành phố Hà Nội
- Đại diện pháp luật: Nguyễn Ngọc Diệp
- Ngày cấp giấy phép: 02/01/2014
- Ngày hoạt động: 02/01/2014 (Đã hoạt động 6 năm)
- Logo:

- Sự hình thành và phát triển của công ty:
Cạnh tranh trong lĩnh vực thời trang thực sự là điều không phải dễ dàng. Để có
được như ngày hôm nay, Sòng Sơn đã phải trải qua muôn vàn những khó khăn, thử
thách và vẫn luôn không ngừng cố gắng và phát triển. Được hình thành từ tháng 01 năm
2014, trải qua hơn 5 năm phát triển, đến nay Sòng Sơn đã vươn lên trở thành một trong
những doanh nghiệp may đồng phục lớn nhất miền Bắc.Từ một xưởng sản xuất nhỏ lẻ
với năng suất thấp, Sòng Sơn đã nâng sức sản xuất lên đến hàng nghìn áo mỗi ngày
cung ứng cho thị trường kịp thời và đa dạng sản phẩm. Những mẫu áo đồng phục của
Sòng Sơn bao gồm đủ các loại, đáp ứng mọi nhu cầu may đồng phục của tất cả các lứa
tuổi, ngành nghề. Hơn thế nữa, chúng tôi còn chủ động được nguồn vải với đầy đủ các
chất liệu và có khả năng may mọi loại trang phục. Kho vải của công ty có sức chứa lên
tới 30 tấn. Sòng Sơn đã đầu tư được hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại với năng

suất cao, được chuyển giao trực tiếp từ nước ngoài, tạo nên những chiếc áo có độ chính
xác tuyệt đối. Cùng với đó là công nghệ in ấn đa dạng, công nghệ hiện đại phù hợp
nhiều loại vải và giá thành rất hợp lý.
1


1.2

Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty.

Công ty cổ phần Sòng Sơn là một công ty loại vừa và nhỏ. Bộ máy quản lý của
công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Hình thức này tạo sự chuyên mộn
hóa, bộ máy quản lý do vậy cũng trở nên gọn nhẹ đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh
doanh nhằm đạt được kết quả cao.
Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

Ban tổng giám đốc

Phòng
Marketing

- Đại hội đồng cổ đông: gồm các cổ đông có quyền biểu quyết, quyết định những
Xưởng
Phòng
Phòng
Phòng

vấn đề được
Pháp Luật
và điềuPhòng
lệ công ty quy định.Phòng
Họ là cơPhòng
quan cóPhòng
thẩm quyền
cao

chất
sản
hành
thiết
tài
nghiên
kinh
nhất của côngkếty. Báo cáo tài chính của hàng năm và
ngân sách
tài chính
năm tiếpxuất
theo
thuật
lượng
chính
chính
cứu và
doanh
sẽ được
kế
toán các cổ đông thông

TCSXqua.
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty
để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn
đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông, có trách nhiệm giám sát tổng giám đốc và
những người quản lý khác.
- Ban tổng giám đốc: Gồm Tổng giám đốc điều hành và các Phó tổng giám đốc.
Tổng giám đốc điều hành chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các
quyền và nghĩa vụ được giao và quyết định tất cả các hoạt động liên quan đến hoạt động
hàng ngày của công ty. Các Phó tổng giám đốc là người chủ động giải quyết và chịu
trách nhiệm với Tổng giám đốc trước những công việc đã được tổng giám đốc ủy quyền
và phân công theo đúng chế độ chính sách Nhà nước và điều lệ của công ty.

2


- Ban kiểm soát: Có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý trong báo cáo tài chính và điều
hành hoạt động kinh doanh của công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với ban Hội
đồng quản trị và ban Tổng Giám đốc.
- Phòng tài chính kế toán: chức năng chính là điều hành toàn bộ các hoạt động tài
chính kế toán của công ty, nhằm sử dụng vốn tiết kiệm, hợp lý, đạt được mục tiêu về lợi
ích kinh tế cũng như lợi ích về xã hội của công ty.
- Phòng thiết kế: nghiên cứu, thiết kế, phát triển mẫu mã chất lượng sản phẩm sao
cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
- Phòng nghiên cứu và tổ chức sản xuất: nghiên cứu, cải tiến mô hình tổ chức sản
xuất, cữ giá thao tác, mặt bằng sản xuất, kiểm tra giám sát và duy trì việc thực hiện của
các đơn vị khi áp dụng mô hình sản xuất cũng như các biện pháp cải tiến cho các đơn vị
trong toàn công ty.
- Phòng kinh doanh: nhiệm vụ là tham mưu cho ban giám đốc và điều hành việc
tổ chức kinh doanh tại công ty.
- Phòng marketing: xây dựng thương hiệu, nghiên cứu và mở rộng thị trường, xây

dựng chiến lược kế hoạch marketing.
- Phòng chất lượng: nhiệm vụ kiểm tra việc thực hiện quy trình công nghệ, kiểm
tra, sửa chữa, ký công nhận sản phẩm đạt chất lượng trước khi đưa ra thị trường.
- Phòng kĩ thuật: hoạch định chiến lược khoa học công nghệ, ứng dụng công
nghệ mới,nâng cấp, sửa chữa, thay thế máy móc thiết bị hiện đại có tính kinh tế.
- Phòng hành chính: nghiên cứu, quản lý tiền lương,pháp chế, công tác lao động,
công nghệ thông tin, lưu trữ văn thư, an toàn lao động, công nghệ thông tin và các hoạt
động hành chính khác.
1.3

Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty.

Lĩnh vực chủ yếu của công ty Sòng Sơn bán các sản phẩm đồng phục cho các tổ
chức, tập thể, doanh nghiệp do chính công ty sản xuất. Cơ cấu mặt hàng khá đa dạng và
phong phú . Danh mục sản phẩm của công ty bao gồm các sản phẩm chính như: sơ mi,
áo phông, áo khoác gió, áo bảo hộ lao động, phụ kiện ( mũ, tạp dề,..)
Ngoài ra, Sòng Sơn còn nhận gia công đồng phục cho các đối tác thương mại
và các bên trung gian.

3


1.4 Một số kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty
trong 3 năm qua.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu/năm
Doanh thu
Nộp ngân sách
Lợi nhuận


2016
17480
294
430

2017
20619
257
569

2018
25387
265
641
(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Dựa vào bảng trên có thể thấy doanh thu của công ty tăng hàng năm, lợi nhuận
sau thuế hàng năm đều tăng. Cho thấy thị trường may mặc đồng phục phát triển khá
nhanh. Tình hình kinh tế có nhiều thuận lợi đồng thời uy tín của công ty và chất lượng
của sản phẩm ngày càng được khẳng định. Từ năm 2016- 2019 doanh thu từ của công ty
tăng từ 17,480 tỷ đồng tăng lên thành 25,387 tỉ (tăng khoảng 25,38%)
Đạt được thành tích đáng kể trên là do tập thể toàn công ty, đội ngũ lao động
trẻ sáng tạo, năng động cùng nhau cố gắng phấn đấu. Đội ngũ lãnh đạo sáng suốt có tư
duy nhạy bén, có khả năng và trình độ để dìu dắt công ty phát triển. Đội ngũ công nhân
may lành nghề có trình độ cao cộng với hệ thống công nghệ tiên tiến, máy móc hiện đại
cũng như sự tin tưởng của khách hàng dành cho Sòng Sơn.

4



PHẦN 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY.
2.1 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường vĩ mô, ngành tới hoạt động kinh
doanh của công ty.
2.1.1. Môi trường kinh tế.
Hiện nay nước ta đang có một nền kinh tế tăng trưởng GDP cao, thu nhập tăng
lên khiến đời sống người dân ngày càng trở nên hoàn thiện. Các doanh nghiệp, tổ chức
mọc lên ngày càng nhiều , họ muốn tạo nên sự chuyên nghiệp hay thống nhất trong đồng
phục của mình vì vậy nhu cầu đặt may đồng phục càng cao khiến công ty càng có nhiều
cơ hội hợp tác và phát triển.
2.1.2. Môi trường chính trị pháp luật.
Việt Nam tự hào là một đất nước ổn định về chính trị với sự lãnh đạo của chính
Đảng duy nhất là Đảng Cộng Sản Việt Nam với đường lối và chính sách vô cùng đứng
đắn. Các bộ luật đang được ra đời để hướng đến một môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Có thể thấy hệ thống hành lang pháp luật của Việt Nam đang hình thành một cách rõ
nét. Ngoài ra các tiêu chuẩn về bảo vệ quyền phát minh sáng chế, các tiêu chuẩn sản
xuất, quy chế cạnh tranh,… cũng đang được áp dụng nhằm bảo vệ các doanh nghiệp bị
làm giả làm nhái hàng. Vì vậy, khi thiết kế các mẫu sản phẩm cho khách hàng công ty
cần tránh làm giống các sản phẩm của thương hiệu khác đã đăng kí bản quyền.
2.1.3. Môi trường văn hóa, xã hội.
Quần áo không chỉ đáp ứng nhu cầu bảo vệ mà nó còn đáp ứng nhu cầu nâng cao
địa vị xã hội, nhu cầu làm đẹp đó là giá trị văn hóa của sản phẩm may mặc. Môi trường
văn hóa - xã hội là một yếu tố có sự tác động vô cùng mạnh mẽ đến việc phát triển thị
trường may mặc. Việt Nam với truyền thông đậm đà bản sắc dân tộc là một thuận lợi
cho các doanh nghiệp trong nước nắm bắt được thị hiếu cũng như xu hướng của người
tiêu dùng một cách nhanh nhất. Đồng thời, dân số và xu hướng vận động của dân số
cũng ảnh hưởng đến dung lượng của thị trường. Cơ cấu dân số của Việt Nam là cơ cấu
dân số trẻ vì vậy đây là thị trường tiềm năng cho ngành may mặc phát huy sự sáng tạo
về mẫu mốt lẫn sự đa dạng về chất liệu sản phẩm. Đối với sản phẩm may mặc thì kiểu
mốt là một yếu tố quan trọng đối với từng độ tuổi, ngành nghề nhất định cho nên công
ty cần nhanh nhạy nắm bắt để theo kịp xu thế. Đối với sản phẩm chính là đồng phục thì


5


công ty cần có những thiết kế sao cho phù hợp với môi trường làm việc, ngành nghề mà
có những giải pháp về chất liệu và màu sắc khác nhau giúp người mặc tự tin nhất.
2.1.4. Môi trường tự nhiên.
- Sòng Sơn nằm ở nơi có điều kiện địa lý tạo nhiều điều kiện thuận lợi. Nằm sau
nhà máy May 10, nơi có nhiều người thợ lành nghề, tay nghề cao trong may mặc, sản
xuất quần áo. Tận dụng được nguồn nhân công rẻ có tay nghề. Đồng thời, công ty còn
nằm ở Long Biên đầu mối giao thông thuận lợi cho việc giao dịch, nhập hay vận chuyển
hàng hóa.
- Khí hậu ở miền Bắc có 4 mùa rõ rệt, đặc tính nóng ẩm, mưa nhiều vì thế thế
việc bảo quản vải, nguyên vật liệu để tránh bị ẩm mốc, hỏng hóc là rất cần thiết. Tuy
nhiên đây cũng là một điểm thuận lợi để công ty có thể đa dạng hóa sản phẩm theo từng
mùa như mùa hạ áo phông, mùa thu áo sơ mi còn mùa đông thì phát triển áo khoác gió.
e. Môi trường ngành.
- Đối thủ cạnh tranh: May mặc là môi trường có tính cạnh tranh cao, đặc biệt là
trong nội bộ ngành. Nhất là đối tượng của sản phẩm đồng phục, càng ngày càng mọc lên
nhiều nhà cung cấp. Hiện tại công ty đang áp dụng nhiều chính sách như giá cả, chiến
lược nâng cao chất lượng sản phẩm,… để giành thị phần lớn trên thị trường miền bắc.
- Nhà cung ứng: Sòng Sơn tự tin có đa dạng nhất các chủng loại vải để may áo
trên thị trường. Các sản phẩm vải chủ yếu ở các làng nghề chuyên vải và nước ngoài.
- Khách hàng: khách hàng là những tập thể, doanh nghiệp, tổ chức, khách hàng
thương mại nhưng người đưa ra quyết định chính chỉ là một hay nhóm ít người, vì vậy
Sòng Sơn luôn tìm cách để lấy được sự tin tưởng và giành được khách hàng đó về với
công ty.
2.2 Thực trạng hoạt động marketing của công ty.
2.2.1 Đặc điểm thị trường, khách hàng và các yếu tố nội bộ của công ty
a. Đặc điểm thị trường.

Sản phẩm của công ty được phân phối khắp khu vực miền Bắc, nhưng tập trung
chủ yếu ở khu vực Hà Nội vì ở đây tập trung nhiều doanh nghiệp, tổ chức có đội ngũ
nhân viên, thành viên đông cần tạo sự chuyên nghiệp và đồng nhất nên sẽ nhu cầu cao
về sản phẩm đồng phục của công ty.

6


Tại thị trường Hà Nội, với các loại đồng phục phong phú như sơ mi, áo phông, áo
bảo hộ lao động đồng phục thì sản phẩm đồng phục của công ty được đánh giá cao với
chất lượng vải tốt nhiều mẫu cho khách hàng lựa chọn, đường kim mũi chỉ được may
cẩn thận cộng với thiết kế sản phẩm đa dạng, phối màu bắt mắt đã đáp ứng tốt yêu cầu
khách hàng đặt ra.
b.Đặc điểm khách hàng.
Khách hàng trọng điểm của công ty được chia thành hai nhóm chính là khách
hàng cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và khách hàng thương mại.
- Khách hàng tập thể, doanh nghiệp, tổ chức: là những doanh nghiệp có số lượng
thành viên, nhân viên đông có nhu cầu đặt may đồng phục về để sử dụng tạo sự đồng
nhất trong trang phục của công ty. Họ thường mua số lượng hàng theo số nhân viên của
họ, doanh nghiệp, tổ chức, tập thể càng to thì đơn đặt hàng có số lượng hàng càng lớn.
Tập khách hàng này có xu hướng đặt hàng lại vào các dịp tiếp theo nếu công ty phục vụ
tốt. Sòng Sơn hiện có một tệp khách hàng, tổ chức, doanh nghiệp tiến hành đặt hàng lại
hàng năm với số lượng lớn,
- Khách hàng thương mại: là những đơn vị, thương hiệu may mặc. Họ là trung
gian hoặc các nhà sản xuất may mặc nhưng chưa đủ điều kĩ thuật để đặt may số đồng
phục đã nhận đơn từ khách hàng. Đơn hàng họ đặt thường yêu cầu tính bảo mật khi tiến
hành đặt may với công ty.
c.Yếu tố nội bộ.
- Nhân lực: Nguồn nhân lực sản xuất được chia thành những nhóm riêng làm một
việc chuyên biệt như nhóm cắt, nhóm may. Nhóm là gấp,…như vậy sẽ tạo sự chuyên

nghiệp đảm bảo cho sản phẩm từng bước đều nhanh, đẹp. Đội ngũ nhân viên năng
động, nhiệt tình, chuyên nghiệp với tay nghề cao. Họ tạo thành tập thể đoàn kết, luôn cố
gắng giúp đỡ nhau để hoàn thành tiến độc công việc do công ty đề ra.
- Nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất: ngoài các máy móc, thiết bị phục vụ cho
sản xuất thì hệ thống kho bảo quản sản phẩm, nguyên vật liệu cũng được đầu tư chu
đáo. Đồng thời, các trang thiết bị, phương tiện vận chuyển của công ty ngày ngày được
cải thiện nâng cao nhằm cung cấp các sản phẩm nhanh một cách nhanh nhất, đảm bảo
yêu cầu đề ra của sản phẩm.

7


- Trung gian marketing: công ty cũng có liên kết thêm với công ty quảng cáo để
quảng cáo sản phẩm của mình đến với những khách hàng mục tiêu của công ty. Đối với
sản phẩm may mặc, đáp ứng nhu cầu phổ biến của các đối tượng khác nhau trên các
vùng địa lý khác nhau thị hiếu của khách hàng rất đa dạng. Những trung gian marketing
phù hợp là có thể đáp ứng được yêu cầu đó của người tiêu dùng.
Có thể nói, các nhân tố marketing mang lại những ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động marketing của công ty, kinh tế, môi trường ngành,… Bên cạnh đó, cùng với nhà
cung ứng, đối thủ cạnh tranh, khách hàng có gây ảnh hưởng đến chiến lược và các quyết
định marketing của công ty. Sau khi nhận định, đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố
môi trường hiện tại, công ty sẽ xây dựng các chiến lược và đưa ra các quyết định, giải
pháp cụ thể.
2.2.2 Thực trạng nghiên cứu và phân tích marketing, chiến lược marketing/
thương hiệu của công ty.
- Căn cứ vào tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình thực tế các hoạt động
marketing tại kì trước của công ty và mục tiêu kì tới mà trưởng phòng marketing sẽ đưa
ra các đề xuất cho các hoạt động kì tới.
- Phương pháp nghiên cứu công ty sử dụng phương pháp nghiên cứu điều tra, đôi
khi kết hợp thêm cả quan sát. Công cụ nghiên cứu là phiếu điều tra công ty gửi phiếu

điều tra đến khách hàng sau khi khách hàng nhận sản phẩm. Các câu hỏi đặt ra thường là
câu hỏi trực tiếp, đó là câu hỏi đóng với các phương án trả lời đã được đưa ra tạo điều
kiện thuận lợi cho quá trình phỏng vấn và biên tập dữ liệu. Trong phiếu câu hỏi hầu hết
không có phần giải thích thêm. Kích thước mẫu cũng không được xác định rõ, người
phụ trách chỉ ước tính một con số tương đối.
- Phân tích dữ liệu: Các phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được nhập dữ liệu
vào máy tính qua phần mềm excel và phương pháp được sử dụng là phương pháp thống
kê mô tả. Công việc phân tích được thực hiện chỉ là vẽ biểu đồ thể hiện tần suất và tỉ lệ
phần trăm nên kết luận đưa ra chỉ giải thích dựa trên con số đó.
- Với phương châm đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, mục tiêu trước mắt
Sòng sơn mong muốn giới thiệu những sản phẩm của mình đến những thị trường đã am
hiểu hiện tại và những kênh phân phối đã hiệu quả.

8


2.3 Thực trạng hoạt động marketing thương mại của công ty.
2.3.1 Thực trạng về mặt hàng kinh doanh của công ty.
- Danh mục sản phẩm của công ty bao gồm các sản phẩm đồng phục chính như:
sơ mi, áo phông, áo khoác gió, áo bảo hộ lao động, phụ kiện ( mũ, tạp dề,..)…. Nhưng
Sòng Sơn đang đầu tư tập trung vào hai sản phẩm chính là áo sơ mi đồng phục và áo
phông đồng phục.
- Hoạt động R&D mặt hàng:
Trong 3 năm qua, công ty đã bổ sung đa dạng mẫu mã để phù hợp theo kịp xu
hướng khách hàng. Chất lượng sản phẩm luôn được công ty đặt lên hàng đầu loại vải,
đường may kiểu dáng đều được chăm chút một cách hoàn mĩ nhất. Bên cạnh đó. Sòng
Sơn còn chú trọng đến công tác đào tạo nguổn nhân lực. Hiện đại hóa công nghệ để
nâng cao năng suất lao động.
- Công ty cổ phần Sòng Sơn chuyên cung cấp các sản phẩm đồng phục cho các tổ
chức, tập thể, doanh nghiệp. Nếu khách hàng ở trong nội thành Hà Nội nếu có yêu cầu

bên khách hàng, công ty sẽ đưa nhân viên đến để tư vấn trực tiếp, chọn mẫu vải và tiến
hành đo quần áo trực tiếp cho nhân viên của doanh nghiệp mà không phát sinh bất kì
khoản phí nào. Nếu khách hàng ở ngoài nội thành, nhân viên sẽ gọi điện tư vấn và gửi
mẫu vải và bảng size đến khách hàng. Với đơn hàng lớn công ty cho may mẫu sản phẩm
nếu bên khách hàng đồng ý thì sẽ tiến hành may hàng loạt.
2.3.2 Thực trạng về giá mặt hàng của công ty.
- Bảng báo giá áo thun cổ trụ:
Đơn vị tính: 000VNĐ/ Áo
Số lượng
Chất vải

20-35

36-60

61-80

81-100

101-150

151-200

201-300

TC 65:35
Lacoste poly
Lacoste 100% cotton
Thun trơn 100% cotton
Thun trơn 65:35


150
140
180
180
125

135
125
170
170
120

125
115
155
155
115

110
100
140
140
100

100
95
130
130
95


95
90
120
120
90

90
88
110
110
80

(Nguồn: phòng Kinh Doanh)
- Bảng báo giá sơ mi công sở:
Bảng đơn vị tính:000VNĐ/áo
9


Chất liệu vải

20-40
Kate
280-320
Thô gân
298-338
Bamboo30 or TĐ 318-358
Bamboo50 or TĐ 348-388

Số lượng

81-120
240-260
256-276
278-298
308-328

41-80
260-280
278-298
298-318
328-348

121-160
161-200
220-240
180-220
238-258
195-235
256-276
216-256
286-305
246-286
(Nguồn: Phòng kinh doanh)

a. Các mức giá của các mặt hàng: Tùy vào số lượng, chất vải, thiết kế của sản
phẩm khách hàng yêu cầu mà công ty sẽ đưa ra bảng báo giá cụ thể. Trên đây là bảng
báo giá của công ty với hai mẫu sơ mi và áo phông đơn giản.
b. Căn cứ định giá và phương pháp xác định giá mặt hàng của công ty.
- Căn cứ định giá:
+ Khách hàng: là người quyết định đến việc giá thành sản phẩm đó có hợp lý hay

không.
+ Mục tiêu chủ lực của Sòng Sơn là tối đa hóa giá trị cổ đông và theo đuổi chiến
lược phát triển kinh doanh, giá sẽ được tính sao cho tăng doanh thu và lợi nhuận tối đa.
- Phương pháp định giá: Dựa vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh mà Sòng Sơn
lựa chọn 2 phương pháp định giá chính.
+ Định giá theo chi phí: có nghĩa là “định giá theo chi phí bình quân + lãi” việc
định giá này sẽ mang lại công bằng cho cả 2 bên (bên mua- bên bán). Công ty sẽ có
được một mức lợi nhuận hợp lý.
Giá bán dự kiến = giá thành sản phẩm + lãi dự kiến.
+ Định giá theo thị trường: Hiện nay ngành may mặc, đặc biệt là sản xuất đồng
phục càng ngày càng phát triển, thị trường ngày một sôi nổi và công ty có rất nhiều đối
thủ cạnh tranh. Vì thế công ty dựa vào giá của các đối thủ cạnh tranh mà cân đối đưa ra
mức giá của mình một cách hợp lý nhất.
c. Các bước định giá và phân biệt giá mặt hàng của công ty.
Cũng tương tự như các công ty khác, Sòng Sơn cũng áp dụng các chính sách
phân biệt giá khác nhau đối với các khách hàng khác nhau. Đối với các khách hàng
trung thành, khách hàng đặt mua với số lượng lớn công ty sẽ có các chính sách giảm
giá, chiết khấu riêng,…Ngoài ra công ty còn có các chương trình tri ân, giảm giá tạm
thời, giảm giá vào dịp lễ lớn.
2.3.3 Thực trạng về phân phối mặt hàng của công ty.
10


a. Các dạng kênh phân phối, loại hình trung gian phân phối,số lượng từng loại
hình trung gian các kênh phân phối mặt hàng của công ty.
Sòng Sơn chia ra làm hai lại dạng kênh phân phối chính:
- Dạng kênh phân phối trực tiếp:
Công ty

Khách hàng


Khách hàng trực tiếp liên hệ đặt hàng tại văn phòng của công ty hoặc nhân viên
của công ty sẽ đến doanh nghiệp, tập thể, tổ chức của bạn để kí kết hợp đồng đặt hàng.
Vì sản phẩm đồng phục mang nét đặc thù riêng là không có sẵn, thiết kế riêng theo yêu
cầu nên sau khi đặt hàng công ty sẽ hẹn ngày trả hàng (thường 10-15 ngày) tùy vào số
lượng. Khách hàng có thể yên tâm là sẽ mua được sản phẩm có chất lượng đảm bảo, uy
tín vì khi giao đến nơi công ty hỗ trợ đến khi khách hàng hài lòng.
- Dạng kênh phân phối gián tiếp:
Công ty

trung gian thương mại

khách hàng

Ở kênh phân phối này, sản phẩm của Sòng Sơn đến tay khách hàng thông qua
các công ty thương mại. Họ là các doanh nghiệp đứng ra nhận đặt may đồng phục và
cũng có thể là các công ty may quần áo thời trang trong khu vực do có lí do nào đó đặt
đơn cho công ty gia công theo yêu cầu riêng . Các sản phẩm vẫn đảm bảo chất lượng
tuyệt đối và đảm bảo yêu cầu thỏa thuận giữa hai bên.
b. Biện pháp liên kết với các thành viên trong kênh phân phối của công ty.
- Sòng Sơn luôn xem xét và đưa ra hệ thống các tiêu chí lựa chọn trung gian
thương mại cho công ty mục đích để thu hút các trung gian có chất lượng. Các yếu tố
luôn được công ty xem xét hàng đầu đó là: khả năng hợp tác, có quan hệ tốt với khách
hàng, khả năng phát triển trong tương lai, thâm niên và kinh nghiệm,…
- Sòng Sơn luôn đưa ra các chính sách phân phối có lợi để tạo liên kết với các
nhà trung gian thương mại, kích thích động viên họ làm việc tốt hơn như vận chuyển,
bảo hành, giá, chiết khấu,…
2.3.4 Thực trạng về xúc tiến thương mai/truyền thông marketing của công ty.
a. Mục tiêu hoạt động xúc tiến thương mại/truyền thông marketing của công ty.
Khi mới thành lập, mục tiêu của Sòng Sơn là tăng khả năng nhận biết của khách

hàng về thương hiệu của công ty, khách hàng có thể biết đến qua chất lượng sản phẩm

11


chỉnh chu, phục vị chuyên nghiệp mà công ty mang lại. Đến nay khi thị phần đã ổn định
thì mục tiêu của công ty đề ra lúc này là tăng lợi nhuận, thương hiệu của công ty.
b. Phương pháp xác lập ngân sách hoạt động tiến thương mại/truyền thông
marketing của công ty.
Đơn vị tính: 000VNĐ/ đơn vị

2016
2017
2018

Quảng cáo
21,387
28,246
37,182

Xúc tiến bán
52,268
70,189
115,852

Marketing trực tiếp
19,387
22,038
26,214


PR
Bán hàng cá nhân
19,943
41,148
16,206
56,003
23,164
99,283
( Nguồn: Phòng hành chính)

Nhìn vào số liệu ta thấy, Sòng Sơn phân bổ ngân sách cho hoạt động xúc tiến
của công ty trập trung chính vào xúc tiến bán và bán hàng cá nhân. Trong đó ngân sách
chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng dần qua các năm là xúc tiến bán, năm 2018 ngân sách
lên đến 115.852.000 ( chiếm 38,4%). Sau đó đến bán hàng cá nhân, tỉ trọng tương đối
cao 99.283.000 (chiếm 32,9%)
c. Thực trạng xác lập mục tiêu, ngân sách phân bổ và nội dung thông điệp cho
từng công cụ XTTM:
- Quảng cáo: Do nguồn lực tài chính còn hạn hẹp nên công ty quảng cáo chủ yếu
qua catalog, facebook ads, google ads,…
- Bán hàng cá nhân: công ty sở hữu một đội ngũ kinh doanh vô cùng chuyên
nghiệp, dựa vào chuyên môn của mình họ đã kéo về cho công ty nhiều hợp đồng lớn có
giá trị từ những doanh nghiệp tổ chức lớn như: đài truyền hình VTC, tập đoàn Nissan,
công ty thuốc lá Vinataba,…
- Xúc tiến bán:
+ Công ty đưa ra các khuyến mại giảm giá vào các dịp lễ lớn. Tặng quà, giảm giá
với những người đứng ra đặt may đồng phục. Khi tiếp tục đặt mua lại, tùy vào số lượng
mà khách hàng đặt công ty sẽ chiết khấu.
+ Đối với các trung gian thương mại: giảm tiền hóa đơn, tặng quà vào các dịp để
thay lời cám ơn sự tin tưởng của họ đối với doanh nghiệp.
- Ngoài các hoạt động trên công ty cũng tiến hành các hoạt động PR, marketing

trực tiếp nhưng hiệu quả đem về chưa cao. Công ty ngày càng đẩy mạnh các hoạt động
để đem về nguồn lợi nhuận cho công ty.
d. Nội dung thông điệp truyền thông của công ty.
12


Thế mạnh của công ty là chất lượng sản phẩm từ chất vải đến đường may. Chất
lượng chiếc áo là điều quan trọng nhất, nó là bộ mặt của doanh nghiệp, thể hiện sự
chuyên nghiệp và uy tín. Bên cạnh đó chất liệu cũng rất quan trọng nó phải thoải mái, dễ
chịu khiến cán bộ nhân viên trong công ty ai cũng thích thú và tự tin khi mặc trên mình
chiếc áo đồng phục của công ty. Vì vậy thông điệp truyền thông của công ty nhấn mạnh
vào thế mạnh của mình. Với thông điệp: “ Đẹp thì chưa đủ, phải thật tốt và phong
cách”.
2.4 Thực trạng quản trị chất lượng của công ty.
- Hoạt động hoạch định chất lượng: Nhận thức được cần nâng cao cạnh tranh và
nâng cao vị thế của doanh nghiệp trong thời kì hội nhập, công ty Sòng Sơn đã quyết
định xây dựng hệ thống chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
- Xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản trị chất lượng tại công ty.
+ Chính sách chất lượng của công ty được xây dựng dựa trên những cơ sở thực tế
và các điều kiện này hoàn toàn có thể thực hiện được. Điều cơ bản cũng là quan trọng
nhất là xây dựng sự hiểu biết về chất lượng và vai trò của chất lượng trong duy nghĩ cán
bộ công nhân viên từ cao xuống thấp để từ đó cùng nhau thực hiện “trách nhiệm chất
lượng” của công ty. Công ty tiếp cận quản lý các quá trình sản xuất, quản lý đầu vào đầu
ra khác với hoạt động kiểm tra chất lượng, Sòng Sơn tổ chức các nhóm chất lượng trong
xí nghiệp để ngăn chặn lỗi sai từ đầu đồng thời kết hợp với các biện pháp khác để giảm
hao phí sản xuất do loại bỏ các khâu kiểm tra. Muốn hệ thống được duy trì các lãnh đạo
cấp cao đóng vai trò rất to lớn , hệ thống chất lượng luôn được cải thiện và tương thích
với các hệ thống chất lượng khác do vậy giúp công ty quản lý và triển khai các hệ thống
khác tốt hơn.


13


- Chính sách chất lượng của công ty:
+Mục tiêu của công ty Sòng Sơn là trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực
cung cấp áo đồng phục tại khu vực miền Bắc.
+ Sòng Sơn cam kết đáp ứng một cách tốt nhất mọi yêu cầu đã được thỏa thuận
với khách hàng, đặt chất lượng sản phẩm là yếu tố mà khách hàng quyết định đến với
công ty.
+Thường xuyên đầu tư máy móc thiết bị hiện đại và áp dụng quy trình công nghệ
tiên tiến tạo lòng tin và thỏa mãn mong đợi của khách hàng.
+ Đào tạo cán bộ công nhân viên có đủ trình độ và năng lực cần thiết để hoàn
thành tốt công việc được giao. Mỗi cán bộ công nhân đều phải tuân thủ các quy trình,
thủ tục, hướng dẫn đã được xây dựng của hệ thống chất lượng.
+ Sau mỗi đơn hàng được giao thành công, công ty thường xin cá đánh giá , phản
hồi để sau này rút kinh nghiệm cải tiến chất lượng. Kế hoạch của công ty được xây
dựng dựa trên số liệu, chất lượng thực tế sản xuất,điều kiện được xây dựng bởi các
chuyên gia đánh giá trung gian và các nhân viên công ty. Các kế hoạch chất lượng luôn
có tính khả thi, không bị trùng lặp giúp chất lượng luôn được cải tiến.
2.5 Thực trạng logistics của công ty.
a. Quản trị kho hàng: Kho chứa là bộ phận thực hiện nhiều nội dung logistics của
doanh nghiệp một cách trực tiếp. Hoạt động kho liên quan đến việc tổ chức, bảo quản
hàng hóa, chuẩn bị lô hàng theo yêu cầu của doanh nghiệp.
- Quyết định quản trị kho:
+Nắm vững số lượng vải và các vật tư, sẵn sàng cấp phát theo yêu cầu sản xuất.
Đảm bảo nguyên vẹn về số lượng, chủng loại thuận tiện việc nhập - xuất kho,đặc biệt là
vải trắng tránh rây bẩn, kho luôn sạch sẽ không có mối, chuột.
+ Quản lý kho cần biết lượng hàng nhập, xuất, tồn hàng tháng. Sắp xếp nguyên
liệu, hàng hóa hợp lý theo tính chất, chủng loại, kết cấu để dễ tìm dễ lấy. Quản lý
nguyên liệu, hàng hóa theo đúng yêu cầu của công ty.

+ Việc bố trí không gian kho: Các bình chữa cháy được để ở góc gần lối cửa ra
vào. Hàng hóa được để trên kệ, nguyên liệu đầu vào như vải, chỉ,… được để trên tấm gỗ
cách mặt đất 10cm.

14


- Nghiệp vụ kho:
+ Nghiệp vụ tiếp nhận hàng: Trong quá trình bốc dỡ và sắp xếp hàng hóa số
lượng và chất lượng hàng hóa sẽ được nhân viên bộ phận KCS cùng cán bộ kho cùng
nhau kiểm soát.
+ Quá trình tác nghiệp kho:
Xếp dỡ hàng theo quy tắc từ trong ra ngoài, từ thấp lên cao, dỡ hàng từ trên
xuống dưới. Sắp xếp cần ngăn nắp, dễ lấy. Cách các thiết bị điện ít nhất 50cm. Các sản
phẩm nặng không được đè lên các sản phẩm khác. Đặc biệt các loại vải tráng nhựa, bao
PE, dây thun phải cách mái kho >2m. Phụ kiện được treo trên giá để từng loại riêng biệt
theo từng lô, từng khách hàng.
+Phát hàng :
Mọi sản phẩm sau khi hoàn thành phải tiến hành kiểm tra kỹ để tránh lỗi, giảm
chất lượng sản phẩm. Với đơn hàng nhỏ sẽ dùng phương tiện của công ty để chủ động
trong việc giao đúng thời điểm và bảo quản tốt sản phẩm. Với đơn hàng lớn hơn buộc
phải thuê ngoài, người vận chuyển sẽ phải kí cam kết đảm bảo chất lượng sản phẩm
nguyên vẹn đến tay khách hàng.
b. Quản lý nguyên vật liệu và mua hàng hóa.
- Đặc điểm nguyên vật liệu được sử dụng tại công ty:
+Loại vải rất đa dạng và phong phú. Chất lượng cao hay thấp, tính chất vải đơn
giản hay phức tạp đều ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm sản xuất ra của doanh nghiệp
một cách trực tiếp. Trong ngành may nguyên vật liệu gọi là nguyên phụ liệu, các khâu
trong quá trình cần phối hợp với nhau một cách ăn í vì chỉ cần sự gián đoạn ở một câu sẽ
ảnh hưởng đến khâu kế tiếp. Vì vậy đòi hỏi việc cung ứng nguyên liệu cần diễn ra một

cách liên tục không được phép sai sót.
+ Hầu hết các sản phẩm vải, nguyên phụ liệu đều được công ty mua và sử dụng
để gia công sản phẩm. Nguyên liệu được mua qua hai nguồn chính là trong nước và
ngoài nước.
- Tình hình quản lý vật tư:
+ Nguyên liệu mới mua sẽ được kiểm tra chất lượng đầu vào bằng mắt thường và
các máy kiểm tra vải. Dựa vào đơn hàng mà công ty sẽ nhập vải về kho sao cho đúng
chủng loại, số lượng để phát cho xưởng.

15


+Những loại vật tư không sử dụng hết đều được nhập lại kho. Còn những loại
phế liệu sẽ được cất vào nơi gọi là kho phế liệu để tái chế, sử dụng cho các mục đích
khác.
- Quản lý định mức tiêu dùng: Mỗi đơn hàng là những mẫu hàng khác nhau, số
lượng và quy cách may cũng khác nhau nên việc định mức của công ty được thược hiện
trên từng bộ phận, từng công trình một.
c. Quản trị dự trữ: Bộ phận lập kế hoạch sản xuất lập kế hoạch phù hợp cho nhu
cầu tiêu thụ và tồn kho dự trữ an toàn. Đảm bảo các yếu tố sản xuất theo kế hoạch sản
xuất đã lập, duy trì thường xuyên, điều chỉnh kịp thời các biến động thực tế trong sản
xuất.

16


PHẦN 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA CÔNG TY VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ
TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP.
3.1 Đánh giá về thực trạng hoạt động marketing/ thương hiệu/ kinh doanh
của công ty.

-Nhờ các chính sách về chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm và thương hiệu của
công ty đang mạnh dần lên khiến khách hàng biết đến các sản phẩm của công ty. Thế
mạnh của công ty tại thị trường miền bắc là các mặt hàng sơ mi đồng phục.
- Công ty đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thông qua đội ngũ thiết kế, chất
lượng sản phẩm cao, sự đa dạng về mẫu mã chủng loại.
- Các hoạt động marketing đã được chú trọng nhưng còn rất yếu kém kế hoạch đề
ra chỉ thực hiện được khoảng 60% do dự tính không chính xác và thị trường biến động
liên tục. Đồng thời công ty còn phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh trong khu vực.
Hệ thống phân phối chưa thực sự rộng khắp.
3.2 Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp:
- Định hướng 1: Giải pháp marketing – mix nhằm mở rộng thị trường Hà Nội cho
sản phẩm áo sơ mi của công ty cổ phần Sòng Sơn.
- Định hướng 2: Chiến lược marketing mix với việc mở rộng thị trường cho sản
phẩm áo gió của công ty cổ phần Sòng Sơn tại Hà Nội.
- Định hướng 3: Chiến lược xúc tiến cho sản phẩm áo đồng phục của công ty Cổ
phần Sòng Sơn tại Hà Nội.

17



×