Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Báo cáo thực tập Khoa Kế toán tại Công ty cổ phần truyền thông và du lịch quốc tế thăng long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.81 KB, 19 trang )

i
MỤC LỤC


1
PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN
THÔNG VÀ DU LỊCH QUỐC TẾ THĂNG LONG
1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Truyền

thông và Du lịch Quốc tế Thăng Long
1.1.1 Giới thiệu về công ty Cổ phần Truyền thông và Du lịch Quốc tế Thăng
Long
Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Truyền thông và Du lịch Quốc tế Thăng
Long
Trụ sở chính: Thôn Kiêu Kỵ, xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội,
Việt Nam
Đăng ký kinh doanh: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0107031441, đăng
ký lần đầu: ngày 16 tháng 10 năm 2015
Mã số thuế: 0107031441
Tài khoản ngân hàng: 0971000005459 - Phạm Anh Vượng - NH Vietcombank
chi nhánh Hà Nội
Thông tin liên hệ: 18/34 Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội
Email:
Điện thoại: 02466894777 / Hotline: 0927253666
Fax: 0246689477
Website: thanglongtravel.vn
*Một số đối tác tiêu biểu:
- Di Động Thông Minh
- Công ty cổ phần Soft Entertainment Dev
- Trường THCS Xuân La
- Trường Tiểu học Nguyễn Du


- Trường Tiểu học Xuân Đỉnh
1.1.2 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Truyền
Thông và Du lịch Quốc tế Thăng Long
Công ty Cổ phần Truyền thông và Du lịch Quốc tế Thăng Long được thành lập
và cấp giấy phép kinh doanh vào tháng 10 năm 2015 trụ sở chính đặt tại thôn Kiêu Kỵ,
xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Giai đoạn mới thành lập, quy mô họat động còn
nhỏ với số lượng nhân viên chỉ trên dưới 10 người, tình hình kinh doanh chưa phát
triển mạnh mẽ, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, lúc đó công ty chủ yếu cung cấp các


2
dịch vụ du lịch từng phần như đặt vé máy bay, đặt xe du lịch, đặt phòng khách
sạn,...doanh thu thu về không đáng kể. Giai đoạn này công ty đã phải đối mặt với
nhiều khó khăn và thách thức. Là một doanh nghiệp trẻ và chưa có tên tuổi nên việc
tiếp cận với khách hàng là không đơn giản.
Trải qua gần bốn năm hoạt động, công ty đã từng bước vượt qua những khó
khăn, thử thách để phát triển và khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.
Trong giai đoạn hiện nay, công ty tập trung phát triển các chương trình du lịch trọn
gói, chuyên cung cấp các dịch vụ lữ hành nội địa và quốc tế. Ngoài ra công ty còn
cung cấp các dịch vụ cho thuê xe du lịch, tổ chức sự kiện, đặt vé máy bay, đặt phòng
khách sạn,... phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Qua quá trình hoạt động kinh doanh, công ty ý thức được chất lượng dịch vụ là
yếu tố quan trọng hàng đầu nên đã chú trọng đầu tư và đào tạo nguồn nhân lực có chất
lượng cao, và phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Với đội ngũ nhân viên trẻ trung,
nhiệt tình và có tính chuyên nghiệp cao, dưới sự dẫn dắt của nhà lãnh đạo có hơn 10
năm kinh nghiệm trong ngành, mục tiêu của công ty Cổ phần Truyền Thông và Du lịch
Quốc tế Thăng Long là tập trung mọi nguồn lực để trở thành một đơn vị lữ hành uy
tín, mang đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ với chất lượng tốt nhất.
1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần Truyền thông và Du lịch Quốc tế
Thăng Long

1.2.1 Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần Truyền thông và Du lịch
Quốc tế Thăng Long


3

GIÁM ĐỐC CÔNG TY

PHÓ GIÁM ĐỐC

Phòng Tài
chính kế toán
– Nhân sự

Phòng điều
hành

 Điều hành

Phòng
Marketing

Phòng kinh
doanh

Bộ phận kinh doanh P
tour nội địa
h

 Hướng dẫn viên

 Bộ phận kinh doanh n
tour quốc tế
g
h
 Bộ phận kinh doanh à
các dịch vụ khác
n
h
ch
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức quản lý công ty Cổ phần Truyền thông và Du lịch Quốc tế
ín
hThăng Long.
n
( Nguồn: Công ty Cổ phần Truyền thông và Du lịch Quốc tế Thăng Long)
h
* Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty Cổ phần Truyền thông và Du
â
lịch Quốc tế Thăng Long:
n
- Giám đốc: Hiện nay, giám đốc công ty Cổ phần Truyền thông và Du lịch Quốc
tế Thăng Long là ông Phạm Anh Vượng. Là người đứng đầu công ty, trực tiếp điều
hành, quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh và đưa ra quyết định đối với các vấn đề
quan trọng của công ty. Ông là người đại diện cho doanh nghiệp chịu trách nhiệm
trước pháp luật và Tổng cục Du lịch.
- Phó giám đốc: Phó giám đốc công ty hiện nay là ông Cao Thanh Đoàn với vai trò
nhiệm vụ là hỗ trợ giám đốc trong việc quản lý hoạt động kinh doanh và đưa ra các quyết
định đối với các vấn đề quan trọng của công ty.
- Phòng Tài chính kế toán – Nhân sự: Đứng đầu là bà Lê Thu Thủy, phòng có nhiệm
vụ theo dõi, ghi chép, quản lý về tài chính, lương, thưởng,...Chịu trách nhiệm về tình hình
thu – chi, hạch toán kinh doanh theo ngày, tuần, tháng, quý, năm, xử lý mọi vấn đề liên

quan về mặt tài chính. Quản lý các công việc hành chính tổng hợp, văn thư, lưu trữ các


4
giấy tờ, dữ liệu liên quan tới công ty, hoạch định, tuyển dụng và bố trí sử dụng lao
động, các công tác liên quan tới bảo hộ người lao động.
- Phòng Điều hành: Đứng đầu là bà Nguyễn Thị Hương Giang. Phòng điều hành
thực hiện nhiệm vụ quản lý các tour du lịch bao gồm việc lên chương trình, định giá
tour, quản lý hướng dẫn viên, dịch vụ vận chuyển, liên hệ đặt trước các dịch vụ trong
chương trình du lịch. Đồng thời phối hợp với các phòng ban bộ phận khác để giám sát
và đảm bảo chất lượng tốt nhất cho các dịch vụ trong suốt chương trình du lịch.
- Phòng Marketing: Đứng đầu là Ông Trịnh Văn Quang. Phòng Marketing thực
hiện nhiệm vụ truyền thông quảng cáo các chương trình du lịch, các dịch vụ của công
ty đến cộng đồng, quảng bá hình ảnh và uy tín của công ty, chăm sóc khách hàng, tạo
được mối quan hệ mật thiết giữa công ty và khách hàng. Ngoài ra còn có vai trò quan
trọng trong việc nghiên cứu thị trường trong nước và quốc tế, mở rộng thị trường, phát
triển sản phẩm, tham gia hội chợ du lịch, đặt quan hệ với công ty gửi khách,...
- Phòng Kinh doanh: Đứng đầu là ông Phạm Thành Long. Nhiệm vụ chính của
phòng Kinh doanh là lập các kế hoạch kinh doanh, triển khai và thực hiện các kế
hoạch kinh doanh đó một cách có hiệu quả nhất. Thiết lập mối quan hệ, giao dịch trực
tiếp với hệ thống khách hàng, hệ thống nhà cung cấp. Thực hiện hoạt động bán hàng
tới các khách hàng nhằm mang lại doanh thu cho doanh nghiệp, đồng thời phối hợp
với các phòng, ban liên quan như kế toán, điều hành,... nhằm mang đến các dịch vụ
trọn gói có chất lượng cao nhất cho khách hàng.
1.2.2 Nhận xét mô hình cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần Truyền thông và
Du lịch Quốc tế Thăng Long
Cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần Truyền thông và Du lịch Quốc tế Thăng Long
được xây dựng theo mô hình cấu trúc trực tuyến – chức năng. Theo cơ cấu này, giám đốc là
người đứng đầu công ty, sau đó đến phó giám đốc, họ chính là những người nắm giữ toàn
bộ quyền quyết định đối với các vấn đề quan trọng và chịu trách nhiệm với toàn bộ các

quyết định cũng như hoạt động kinh doanh của công ty. Trưởng các phòng ban dưới sự chỉ
đạo của giám đốc và phó giám đốc sẽ có chức năng giám sát và ra quyết định trực tiếp đối
với các nhân viên thuộc bộ phận của mình. Bộ máy tổ chức được phân theo chức năng rõ
ràng, theo các phòng ban cụ thể như phòng Điều hành, phòng Marketing, phòng Kinh
doanh,... mỗi phòng lại có chức năng và nhiệm vụ nhất định. Bộ máy tổ chức này rất phù
hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp cho việc chuyên môn hóa công việc đạt hiệu
quả, tạo nên năng suất lao động cao hơn, có sự cạnh tranh phấn đấu phát triển giữa các
phòng từ đó tạo nên môi trường làm việc năng động, sáng tạo cũng như sự kết nối giữa
các thành viên trong tổ chức. Với mô hình cơ cấu tổ chức như vậy, có những ưu điểm và
hạn chế sau:
* Ưu điểm:


5
- Cơ cấu tổ chức đơn giản, gọn nhẹ giúp cho việc tối giản chi phí quản lý.
- Đảm bảo được hiệu lực điều hành của giám đốc đối với các phòng ban trong
công ty.
- Mô hình này phù hợp với sự chuyên môn hóa trong công việc, tính chuyên môn
hóa công việc được tăng cao sẽ giúp cho năng suất, chất lượng sản phẩm cung cấp cho
khách hành luôn ở mức tốt.
- Việc tuyển dụng, bố trí và sử dụng lao động của công ty trở nên đơn giản, dễ
dàng, luôn tuyển dụng được nhân lực phù hợp với chức năng nhiệm vụ của vị trí cần
tuyển dụng.
- Mệnh lệnh được truyền theo chiều dọc của cơ cấu tổ chức nên đảm bảo nguồn
thông tin được truyền đi một cách thống nhất, nhanh chóng, chính xác và kịp thời
tránh sự chồng chéo, thất lạc thông tin. Đồng thời giám đốc cũng có thể nhận được sự
giúp đỡ của lãnh đạo các phòng ban trong việc đưa ra các quyết định một cách dễ
dàng.
* Nhược điểm:
- Do mang tính chất của mô hình trực tuyến – chức năng nên giám đốc của công

ty phải nhận trách nhiệm quản lý và điều hành tương đối nặng, đòi hỏi phải có kiến
thức sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, kinh nghiêm dày dặn trong kinh doanh và tính quyết
đoán cao. Vì vậy, có thể trong một số trường hợp quyết định của họ chưa đem lại hiệu
quả tốt nhất cho công ty.
- Chưa có mối liên hệ theo chiều ngang, tức là chưa có sự phối hợp giữa các bộ
phận, từ đó dẫn tới tính hệ thống bị suy giảm. Điều này đòi hỏi các ban quản trị thường
xuyên phải có những biện pháp thắt chặt, liên kết mối quan hệ giữa các nhân viên, các
phòng ban trong công ty.
- Tầm nhìn bị hạn chế, nhân viên chưa có điều kiện để phát triển và hoàn thiện
bản thân cũng như cống hiến một cách tốt nhất cho công ty, điều này ảnh hưởng đến
chất lượng sản phẩm cung cấp đến khách hàng.
1.3 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Truyền thông và Du
lịch Quốc tế Thăng Long.
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành: Công ty cung cấp các chương trình du lịch nội địa
và quốc tế cho du khách trong nước và nước ngoài với các chương trình du lịch nội địa
như du lịch vùng miền, du lịch lễ hội, du lịch nghỉ dưỡng,... các chương trình du lịch
inbound, outbound, các chương trình team building, sự kiện, hội thảo kết hợp du lịch.
Đây là lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của công ty, đã được công ty đưa vào hoạt
động và phát triển trong suốt gần bốn năm qua và cũng là lĩnh vực kinh doanh đem lại
doanh thu lớn nhất cho công ty. Hiện nay, công ty đã có kinh nghiệm trong việc tổ
chức và điều hành các chương trình du lịch nội địa và quốc tế, đã gây dựng được uy tín


6
và hình ảnh trong mắt khách hàng và có được một lượng khách hàng thân thiết nhất
định, các mối quan hệ với các đối tác kinh doanh cũng không ngừng được gây dựng và
củng cố.
- Ngoài ra công ty kinh doanh một số dịch vụ bổ sung như đặt phòng khách sạn,
tư vấn du lịch (tư vấn trực tiếp, tư vấn qua điện thoại, tư vấn qua website, tư vấn quan
mail,...), đặt vé máy bay (đặt vé trong nước và nước ngoài), thuê xe du lịch (thuê xe

theo số lượng chỗ thuê xe theo nhãn hiệu),... Những dịch vụ bổ sung tuy chỉ dừng lại ở
mức kinh doanh nhỏ nhưng lại đóng góp vai trò không hề nhỏ trong việc hoàn thiện
chất lượng cho lĩnh vực kinh doanh chính cũng như đem lại nguồn doanh thu cho công
ty.


7
PHẦN 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN TRUYỀN THÔNG VÀ DU LỊCH QUỐC TẾ THĂNG LONG
2.1 Sản phẩm và thị trường khách của công ty Cổ phần Truyền thông và Du
lịch Quốc tế Thăng Long.
2.1.1 Sản phẩm kinh doanh của công ty Cổ phần Truyền thông và Du lịch
Quốc tế Thăng Long.
Bảng 2.1 Sản phẩm kinh doanh của công ty Cổ phần Truyền thông và Du lịch
Quốc tế Thăng Long.

STT Lĩnh vực kinh doanh

Sản phẩm

Du lịch Inbound
Du lịch Outbound
Du lịch các vùng miền
Du lịch nghỉ dưỡng
Dịch vụ lữ hành
Du lịch lễ hội
Du lịch nội địa
Du lịch teambuilding kết hợp
du lịch
Đặt phòng khách sạn

Đặt phòng khách sạn trong nước và quốc tế
Tư vấn du lịch trực tiếp
Tư vấn du lịch qua điện thoại
Tư vấn du lịch
Tư vấn du lịch qua email
Tư vấn du lịch qua website
Tổ chức hội nghị hội thảo
Tổ chức hội nghị, hội thảo
Dịch vụ đặt vé máy bay
Dịch vụ vé máy bay trong và quốc tế
Thuê xe theo số lượng chỗ
Thuê xe theo nhãn hiệu xe
Thuê xe du lịch
Thuê xe phục vụ hội nghị, ngoại giao
Thuê xe phục vụ du lịch
Trong số các sản phẩm trên thì dịch vụ lữ hành là dịch vụ chính, cũng là mảng
dịch vụ mạnh nhất của công ty trong suốt thời gian từ khi thành lập đến nay, đem lại
phần lớn doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
- Sản phẩm tour du lịch nội địa: Tour Hà Nội - Hạ Long - Cát Bà, Tour Hà Nội –
Sa Pa, Tour Hà Nội – Đà Nẵng, Tour Hà Nội – Vân Đồn – Quan Lạn – Minh Châu,
Tour văn hóa Đà Lạt, Tour Nha Trang – Đà Lạt, Tour Sài Gòn – Phan Thiết – Mũi Né,
Tour du lịch Cô Tô, Tour Hà Nội – Cát Bà, Tour du lịch Cửa Lò,...
- Sản phẩm tour du lịch quốc tế: Tour du lịch Đông Nam Á tại các nước Thái
Lan, Campuchia, Lào, Singapore, Malaysia; Tour du lịch Đông Bắc Á và Tây Á tại các
nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ,…
Du lịch quốc tế

1

2

3
4
5
6

Ghi
chú


8
Ngoài ra, công ty còn cung cấp các dịch vụ khác như: đặt phòng khách sạn; đặt
vé máy bay; cho thuê xe du lịch và tổ chức hội nghị, hội thảo. Tuy nhiên, chỉ nằm
trong danh sách dịch vụ bổ sung nên các dịch vụ trên chưa được khai thác triệt để và
chưa thực sự được đầu tư, khai thác tối đa nhu cầu của khách hàng.
Sản phẩm của công ty đa dạng, phong phú và không ngừng được chú trọng đầu
tư, phát triển, hoàn thiện để có thể đem tới cho khách hàng sự trải nghiệm tiêu dùng tốt
nhất. Hiện nay, với việc bán các chương trình du lịch nội địa: du lịch nghỉ dưỡng, du
lịch lễ hội, du lịch vùng miền,... và chương trình du lịch quốc tế: du lịch inbound, du
lịch outbound, công ty đáp ứng được hầu hết các nhu cầu từ mọi đối tượng khách hàng
không phân biệt giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp như học sinh sinh viên, công nhân,
người lớn tuổi,...Các sản phẩm của công ty đã và đang khai thác được tài nguyên du
lịch của cả nước, trải dài từ Bắc chí Nam, mỗi điểm đến lại biết tận dụng điểm mạnh,
ưu thế để khai thác và đưa ra chương trình du lịch phù hợp. Không những vậy, nhờ
việc thường xuyên nghiên cứu thị trường quốc tế, công ty cũng xây dựng cho riêng
mình những sản phẩm du lịch quốc tế hấp dẫn, thu hút du khách với những điểm đến
đa dạng, mang tính trải nghiệm thú vị. Công ty luôn nỗ lực để phát triển và nâng cao
chất lượng các sản phẩm dịch vụ bổ sung để từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm
chính cũng như nâng cao doanh thu lợi nhuận của công ty.
Tuy nhiên, với cơ cấu sản phẩm hiện nay của công ty, các sản phẩm du lịch quốc
tế chưa được chú trọng đầu tư hết sức do thiếu nhân lực, thiếu kinh nghiệm, chưa có

chiến lược marketing phù hợp, điều đó có lẽ chưa phù hợp với mục tiêu kinh doanh
của công ty. Nhưng tin rằng với sự cố gắng nỗ lực hiện nay, công ty sẽ có những kế
hoạch, chiến dịch kinh doanh thích hợp để cân bằng hài hòa giữa các sản phẩm cung
cấp.


9
2.1.2 Thị trường khách của công ty Cổ phần Truyền thông và Du lịch Quốc tế
Thăng Long
Bảng 2.2 Bảng cơ cấu khách của công ty Cổ phần Truyền thông và Du lịch Quốc
tế Thăng Long năm 2017 - 2018
Đơn vị: Lượt khách, %

Tỷ
trọng
100
18,86

2018
Số
lượng
5260
1256

Tỷ
trọng
100
23,87

So

sánh
2018/2017
Số
Tỷ
lượng trọng
1910
624
5,01

32,92

2008

38,17

905

5,25

Người trên độ 295
tuổi đi làm
Châu Á
237

8,8

511

9,71


216

0,91

7,07

235

4,46

-2

-2,61

Inbound

Châu Âu
Khác
Châu Á

258
80
397

7,7
2,38
11,85

185
87

536

3,51
1,65
10,19

-73
7
139

-4,19
-0,73
-1,66

Outbound

Châu Âu
Khác

215
133

6,41
3,97

244
198

4,63
3,76


29
65

-1,78
-0,21

Chỉ tiêu

Tổng

Nội địa

2017
Số
lượng
3350
Học sinh sinh 632
viên
Người đi làm
1103

(Nguồn: Công ty Cổ phần Truyền thông và Du lịch Quốc tế Thăng Long)
Từ bảng số liệu trên ta thấy lượng khách của công ty tăng đáng kể từ năm 2017 –
2018, cụ thể tổng lượt khách năm 2017 là 3350 lượt khách, tổng lượt khách năm 2018
là 5260 lượt khách, tăng 1910 lượt khách tức tăng 57% so với năm 2017. Khách nội
địa chiếm phần lớn trong tổng lượt khách của công ty, cụ thể năm 2017 có 2030 lượt
khách nội địa trong đó khách thuộc đối tượng học sinh sinh viên là 632 lượt chiếm
18,86% tỷ trọng, người đi làm là 1103 lượt chiếm 32,92%, người trên độ tuổi đi làm là
295 lượt chiếm 8,8%; năm 2018 tổng số khách nội địa là 3775 lượt khách, tăng 1745

lượt so với 2017, trong đó khách thuộc đối tượng học sinh, sinh viên là 1256 lượt
chiếm 23,87%, người đi làm là 2008 lượt chiếm 38,17%, người trên độ tuổi đi làm là
511 lượt chiếm 9,71%. Khách Inbound và Outbound tập trung ở thị trường Châu Á và
Châu Âu, theo thống kê cụ thể thì đó là các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,
Malaysia, Mỹ,...Khách Inbound có xu hướng giảm nhẹ từ năm 2017 đến 2018 cả về số
lượng lẫn trọng, cụ thể khách Inbound thị trường Châu Á giảm 2 lượt tương ứng giảm


10
2,61% tỷ trọng, Châu Âu giảm 73 lượt tương ứng giảm 4,19%,...Khách Outbound của
công ty tuy tăng về số lượng nhưng giảm về tỷ trọng, cụ thể khách thị trường Châu Á
tăng 139 lượt nhưng giảm 1,66% tỷ trọng, Châu Âu tăng 29 lượt nhưng giảm 1,78% tỷ
trọng,... Nguyên nhân là do năm 2018 công ty đẩy mạnh du lịch nội địa, hơn nữa việc
đầu tư cho du lịch quốc tế chưa được chú trọng nhiều, vì vậy lượt khách và tỷ trọng
của nội địa tăng cao khiến tỷ trọng khách Inbound và Outbound giảm nhẹ nhưng nhìn
chung vẫn có những chuyển biến tích cực qua 2 năm.
Như vậy, thị trường khách chính của công ty là thị trường nội địa, trong đó mục
tiêu là đối tượng người đi làm tức là những người đã có thu nhập ổn định và có nhu
cầu đi du lịch hoặc tiêu dùng các dịch vụ liên quan đến du lịch với mục đích nghỉ
dưỡng, giải trí, trải nghiệm,... Có được sự tăng trưởng tích cực trong cơ cấu khách
thuộc đối tượng người đi làm như vậy là nhờ công ty không ngừng đưa ra những sản
phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu, thị hiếu khách hàng, đưa ra nhiều lựa chọn cho
khách hàng và đáp ứng chất lượng tốt nhất khi khách hàng đã lựa chọn. Chiếm tỷ trọng
cao thứ hai là đối tượng khách là học sinh sinh viên trong thị trường nội địa, đây có thể
được thị trường tiềm năng để khai thác trong tương lai. Trong bối cảnh xã hội hiện
nay, học sinh sinh viên là những đối tượng tiếp cận nhiều nhất với công nghệ, mạng xã
hội, phương tiện thông tin đại chúng, vì vậy đây là đối tượng mà công ty có thể phát
triển theo xu hướng tiếp cận online, vừa tiết kiệm được thời gian, chi phí và vừa nâng
cao được hiệu quả kinh doanh. Thời gian tới công ty nên chú trọng đầu tư vào các
chương trình phù hợp với đối tượng khách tiềm năng này để đem lại năng suất công

việc tốt nhất. Ngoài ra, công ty cũng cần nâng cao chất lượng các tour du lịch nội địa
để lượng khách nội địa trở nên ổn định hơn.
Bên cạnh việc phát triển tích cực của thị trường khách nội địa thì công ty vẫn còn
hạn chế ở việc khai thác thị trường khách quốc tế, cụ thể là lượt khách Inbound và
Outbound qua 2 năm chưa có sự biến động rõ ràng, có giảm nhẹ ở khách Inbound và
tăng nhẹ ở khách Outbound. Nguyên nhân là do công ty chưa truyền thông và quảng
cáo các tour du lịch quốc tế mạnh mẽ, mặt khác lại thiếu nhân lực có kinh nghiệm.
Điều này chưa phù hợp với mục tiêu phát triển của công ty, vì vậy công ty cần đẩy
mạnh việc phát triển các sản phẩm dịch vụ phục vụ hai đối tượng khách Inbound và
Outbound trong tương lai.


11
2.2 Tình hình nhân lực và tiền lương tại công ty Cổ phần Truyền thông và
Du lịch Quốc tế Thăng Long
2.2.1 Tình hình nhân lực tại công ty Cổ phần Truyền thông và Du lịch Quốc tế
Thăng Long
Bảng 2.3 Cơ cấu nhân lực tại công ty Cổ phần Truyền thông và Du lịch Quốc tế
Thăng Long năm 2017 - 2018
So sánh 2018/2017
+/%

ĐVT

Năm
2017

Năm
2018


Người

23

25

2

108,69

Nam
Phân theo Tỷ trọng
Nữ
giới tính
Tỷ trọng

Người
%
Người
%

8
34,78
15
65,22

11
44
14
56


+3
+9,22
(-1)
(-9,22)

137,5
93,33
-

< 25 tuổi
Phân theo Tỷ trọng
25 - 40 tuổi
độ tuổi
Tỷ trọng

Người
%
Người
%

4
17,39
19
82,61

5
20
20
80


+1
2,61
+1
(-2,61)

125
105,26
-

Đại học
Phân theo Tỷ trọng
trình độ học Cao đẳng
Tỷ trọng
vấn
Trung cấp

Người
%
Người
%

16
69,56
5
21,73

20
70,83
5

21,17

+4
+1,27
0
(-0,56)

125
100
-

Tỷ trọng

Người
%

2
8,7

0
0

(-2)
(-8,7)

-

C
Phân theo Tỉ trọng
B

trình
độ
Tỉ trọng
ngoại ngữ
A
Tỉ trọng

Người
%
Người
%
Người
%

12
52,17
8
34,78
3
13,04

15
60
8
32
2
8

+3
+7,83

0
(-2,78)
-1
(-5,04)

125
100
66,67
-

Chỉ tiêu
Tổng số lao động

(Nguồn: Công ty Cổ phần Truyền thông và Du lịch Quốc tế Thăng Long)
Từ bảng 2.3 ta thấy tình hình nhân lực tại công ty có những biến đổi nhất định
theo xu hướng tích cực, số lượng lao động tăng lên cụ thể năm 2017 công ty có 23 lao
động, năm 2018 công ty có 25 lao động tăng 2 lao động tương ứng với 8,69%. Sự biến
động về nhân lực này đã giúp hiệu quả kinh doanh của công ty ngà càng cao, sự biến
động được thể hiện cụ thể như sau:


12
- Về giới tính: có sự chênh lệch giữa lao động nam và lao động nữ, lao động nữ
luôn nhiều hơn nam, tuy nhiên sự chênh lệch đang được cải thiện. Năm 2017 công ty
có 8 lao động nam chiếm 34,78% đến năm 2018 đã tăng lên 11 lao động nam chiếm
44%, tức tăng 3 lao động tương ứng tăng 9,22%; lao động nữ năm 2017 là 15 người
chiếm 65,22% đến năm 2018 giảm còn 14 người chiếm 56%, tức giảm 1 người tương
ứng giảm 9,22%. Như vậy công ty đã quan tâm đến việc cân bằng giới tính trong cơ
cấu lao động để họ dễ dàng hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong công việc theo những điểm
mạnh khác nhau của từng giới tính.

- Về độ tuổi: lao động ở độ tuổi dưới 25 chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu lao
động, cụ thể năm 2017 là 4 người chiếm 17,39% đến năm 2018 tăng 1 người là 5
người chiếm 20% tương ứng tăng 6,21%. Lao động công ty chủ yếu ở độ tuổi 25 – 40,
năm 2017 công ty có 19 người trong độ tuổi này chiếm 82,61%, năm 2018 tăng 1
người là 20 người chiếm 80% tức giảm 6,21%. Có thể nhận thấy lao động của công ty
chủ yếu là thế hệ lao động trẻ, nằm trong độ tuổi nhanh nhẹn, hoạt bát trong công việc,
có ý chí và nỗ lực vươn lên không ngừng. Trong đó lao động trong độ tuổi 25 – 40
chiếm tỷ lệ cao nhất, đây là một tỷ lệ thích hợp vì những người trong độ tuổi này sẽ có
nhiều kinh nghiệm làm việc, có nhiều mối quan hệ xã hội thích hợp để làm việc và dẫn
dắt công ty.
- Về trình độ học vấn: Sự biến động từ 2017 – 2018 có chiều hướng tích cực, cụ
thể năm 2018 so với 2017 thì số lao động đạt trình độ đại học tăng 4 người tương ứng
tăng 1,27%, số lao động đạt trình độ cao đẳng giữ nguyên về số lượng nhưng giảm
0,56%, số lao động đạt trình độ trung cấp giảm 2 người tương ứng giảm 8,7%. Như
vậy tính đến năm 2018 cơ cấu lao động theo trình độ học vấn của công ty chỉ còn đại
học và cao đẳng, điều này chứng tỏ công ty chú trọng chất lượng ngay từ khâu tuyển
dụng nhân lực, trình độ của nhân lực tăng lên chắc chắn hiệu quả, năng suất công việc
cũng được tăng lên đáng kể.
- Về trình độ ngoại ngữ: cơ cấu lao động không có sự biến động nhiều, số lao
động đạt chứng chỉ C năm 2017 là 12 người năm 2018 là 15 người tăng 3 người tương
ứng tăng 7,83%, số lao động đạt chứng chỉ B năm 2017 và 2018 đều là 8 người, số lao
động đạt chứng chỉ A năm 2017 là 3 người năm 2018 là 2 người giảm 1 người tương
ứng giảm 5,04%. Nhìn chung chất lượng nhân lực ở mức độ khá và công ty đang có xu
hướng nâng cao trình độ nhân lực ở công ty, tuy nhiên điều này chưa thể đạt được
ngay chỉ sau 2 năm mà cần một thời gian dài.
Như vậy theo số liệu phân tích thì công ty Cổ phần Truyền thông và Du lịch
Thăng Long đang cố gắng củng cố và hoàn thiện đội ngũ nhân lực. Việc tăng lên cả về
số lượng và chất lượng nhân lực qua hai năm 2017 và 2018 cho thấy sự cạnh tranh trên
thị trường, cạnh tranh ngành càng ngày càng lớn, do đó công ty cần có một đội ngũ



13
nhân lực với trình độ chuyên môn cao để kịp thời nắm bắt và đáp ứng tốt nhất nhu cầu
ngày càng tăng của thị trường hiện nay. Tuy chất lượng nhân lực được tăng lên nhưng
chưa đồng đều trong toàn công ty, một số nhân viên ở các bộ phận là những nhân viên
trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, trình độ chuyên môn còn thấp. Vậy để hoàn
thiện hơn đội ngũ nhân lực, công ty cần chú trọng đào tạo những nhân viên này để chất
lượng nhân lực của công ty trở nên đồng đều, việc kinh doanh đạt được nhiều thành
công hơn.
2.2.2 Tình hình tiền lương của công ty Cổ phần Truyền thông và Du lịch Quốc
tế Thăng Long
Bảng 2.4 Tình hình tiền lương của công ty Cổ phần Truyền thông và Du lịch
Quốc tế Thăng Long năm 2017 - 2018
STT
1
2
3
4
5
6

Chỉ tiêu
Tổng doanh thu
Tổng quỹ lương
Tổng số lao động
Tiền lương bình
quân năm
Tiền lương bình
quân tháng
Năng suất lao động


Tr.Đ
Tr.Đ
Người

Năm
2017
9250
1570
23

Năm
2018
12360
2313
25

So sánh 2018/2017
+/%
+3110
133,62
+743
147,32
+2
108,69

Tr.Đ

68,26


92,52

+24,26

135,54

Tr.Đ

5,68

7,71

+2,03

135,74

Tr.Đ/Ng

402,17

494,4

+92,23

122,93

Đơn vị

(Nguồn: Công ty Cổ phần Truyền thông và Du lịch Quốc tế Thăng Long)
Từ bảng 2.4 ta thấy tình hình tiền lương của công ty có xu hướng tăng, tổng

doanh thu năm 2017 là 9250 triệu đồng, năm 2018 là 12360 triệu đồng tức tăng 3110
triệu đồng tương ứng tăng 33,62%. Tổng số lao động năm 2018 là 25 người tăng 2
người so với năm 2017 tương ứng tăng 8,69%. Dẫn đến tổng quỹ lương năm 2018
tăng 743 triệu đồng so với năm 2017, tăng từ 1570 triệu đồng lên 2313 triệu đồng,
tương ứng tăng 47,32%. Trong đó, tiền lương bình quân năm của một lao động tăng từ
68,26 triệu năm 2017 lên 92,52 triệu năm 2018, tức tăng 24,26 triệu tương ứng tăng
35,54%. Năng suất lao động tính theo đơn vị triệu đồng/người/năm đã tăng 92,23 triệu
tương ứng với 22,93% từ năm 2017 đến năm 2018. Nhìn vào tỷ lệ tăng của năng suất
lao động và tiền lương bình quân của công ty nhận thấy chưa phù hợp, chế độ đãi ngộ
về tiền lương cho nhân lương có lẽ đang gặp hạn chế.
Từ bảng phân tích tình hình lao động, tiền lương của công ty cho thấy mặc dù
tổng doanh thu, tổng số lao động và tổng quỹ lương đều có xu hướng tăng nhưng tốc
độ tăng của doanh thu chậm hơn tốc độ tăng của tổng quỹ lương nên tình hình lao


14
động tiền lương tại khách sạn công ty là chưa thực sự tốt. Vì vậy muốn ổn định và cân
bằng tình hình lao động và tiền lương, công ty sẽ phải có những giải pháp và kế hoạch
phù hợp trong tương lai để vừa tăng doanh thu cho công ty vừa khiến mỗi lao động
đều cảm thấy hài lòng về tiền lương mình nhận được so với công sức cống hiến của
mình.
2.3 Tình hình vốn kinh doanh của công ty Cổ phần Truyền thông và Du lịch
Quốc tế Thăng Long
Bảng 2.5 Bảng cơ cấu vốn của công ty Cổ phần Truyền thông và Du lịch Quốc tế
Thăng Long

STT Chỉ tiêu
Tổng số vốn

1


Vốn cố định
Tỷ trọng
Vốn lưu động
Tỷ trọng

2
3

Đơn
vị
Tr.Đ
Tr.Đ
%
Tr.Đ
%

Năm 2017

Năm 2018

2000
1500
75
500
25

2500
1800
72

700
28

So sánh 2018/2017
+/%
+500
+300
(-3)
+200
3

125
120
140
-

(Nguồn: Công ty Cổ phần Truyền thông và Du lịch Quốc tế Thăng Long)
Từ số liệu ở bảng 2.5 ta thấy tổng số vốn của công ty tăng từ năm 2017 đến năm
2018, cụ thể tăng từ 2000 triệu đồng lên 2500 triệu đồng, tăng 500 triệu đồng tương
ứng tăng 25%. Trong đó, vốn cố định tăng từ 1500 triệu đồng lên 1800 triệu đồng, tăng
300 triệu đồng tương ứng tăng 20%; về tỷ trọng của vốn cố định thì giảm 3%. Vốn lưu
động tăng từ 500 triệu đồng lên 700 triệu đồng, tăng 200 triệu đồng tương ứng tăng
40%, đồng thời cũng tăng 3% về tỷ trọng. Như vậy, năm 2018 cả vốn cố định và vốn
lưu động của công ty đều tăng, trong đó tỷ lệ tăng trưởng vốn lưu động cao hơn vốn cố
định cho thấy công ty đang đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất và tăng vốn lưu động đầu
tư phát triển thị trường. Đây là một tín hiệu tích cực cho việu sử dụng vốn của công ty.
2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Truyền thông và Du
lịch Quốc tế Thăng Long
Bảng 2.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Truyền thông và Du
lịch Quốc tế Thăng Long năm 2017 – 2018


STT Chỉ tiêu

Đvt

1

Tr.Đ
Tr.Đ
%

Tổng doanh thu
Lữ hành nội địa
Tỷ trọng

Năm
2017
9250
4824
52,15

Năm
2018
12360
6924
56,01

So sánh 2018/2017
+/%
+3110

133,62
+2100
143,53
+3,86
-


15

2

3
4

Lữ hành Inbound
Tỷ trọng
Lữ hành Outbound
Tỷ trọng
Dịch vụ khác
Tỷ trọng
Tổng chi phí
Lữ hành nội địa
Tỷ trọng
Lữ hành Inbound
Tỷ trọng
Lữ hành Outbound
Tỷ trọng
Dịch vụ khác
Tỷ trọng
Lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận sau thuế

Tr.Đ
%
Tr.Đ
%
Tr.Đ
%
Tr.Đ
Tr.Đ
%
Tr.Đ
%
Tr.Đ
%
Tr.Đ
%
Tr.Đ
Tr.Đ

2022
21,86
1273
13,76
1131
12,23
5790
2819
48,69
1427

24,65
956
16,51
588
10,16
3460
2768

2349
19
1580
12,78
1507
12,19
7978
3987
49,97
1841
23,07
1291
16,18
859
10,76
4382
3505,6

+327
(-2,86)
+307
(-0,98)

+376
(-0,04)
+2188
+1168
1,28
+414
(-1,58)
+335
(-0,33)
+271
+0,6
+922
+737,6

116,17
124,12
133,24
137,79
141,43
129,01
135,04
146,09
126,65
126,65

(Nguồn: Công ty Cổ phần Truyền thông và Du lịch Quốc tế Thăng Long)
Thông qua bảng 2.6 ta nhận thấy tình hình kinh doanh của công ty nhìn chung có
hướng phát triển tốt, cụ thể:
- Tổng doanh thu: Năm 2017 tổng doanh thu của công ty là 9250 triệu đồng, năm
2018 tăng 3110 triệu đồng đạt 12360 triệu đồng, tương ứng tăng 33,62%. Tổng doanh

thu tăng đáng kể như vậy là nhờ việc tăng đồng loạt doanh thu từ lữ hành nội địa (tăng
2100 triệu tương ứng 43,53%), lữ hành Inbound (tăng 327 triệu tương ứng 16,17%), lữ
hành Outbount (tăng 307 triệu tương ứng 24,12%) và dịch vụ khác (tăng 376 triệu
tương ứng 33,24%).
- Tổng chi phí: Năm 2017 tổng chi phí của công ty là 5790 triệu đồng, năm 2018
tăng 2188 triệu là 7978 triệu, tương ứng tăng 37,79%. Việc tăng của tổng chi phí là vì
sự gia tăng đồng loạt của lữ hành nội địa (tăng 1168 triệu tương ứng 41,43%), lữ hành
Inbound (tăng 414 triệu tương ứng 29,01%), lữ hành Outbound (tăng 335 triệu tương
ứng 35,04%), và dịch vụ khác (tăng 271 triệu tương ứng 46,09%).
- Lợi nhuận: lợi nhuận trước thuế của công ty tăng từ 3460 triệu năm 2017 lên
4382 năm 2018, tức tăng 922 triệu tương ứng 26,65%. Lợi nhuận sau thuế của công ty
tăng từ 2768 triệu năm 2017 lên 3505,6 triệu năm 2018, tức tăng 737,6 triệu tương ứng
26,65%.


16
Qua sự phân tích như trên có thể kết luận tình hình kinh doanh của công ty năm
2018 thuận lợi và thành công hơn năm 2017. Tuy nhiên dựa trên tỷ lệ tăng tưởng của
chi phí là 37,79% và tỷ lệ tăng trưởng của doanh thu là 33,62% rõ ràng tỷ lệ tăng của
chi phí đang cao hơn so với doanh thu. Điều này là do bối cảnh của nền kinh tế hiện
nay, với sự cạnh tranh gay gắt trong ngành, công ty cần đầu tư nhiều hơn và cơ sở vật
chất, chất lượng các sản phẩm dịch vụ để gây dựng uy tín, hình ảnh trên thị trường.
Vậy trong tương lai, công ty sẽ cần quan tâm đến những chỉ số này để hài hòa giữa
tổng doanh thu và tổng chi phí để sao cho kết quả kinh doanh đạt hiệu quả tốt nhất,
chính là vừa tăng được doanh thu vừa gây dựng được chỗ đứng trên thị trường và để
lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khách hàng.


17
PHẦN 3. PHÁT HIỆN NHỮNG VẤN ĐỀ TỪ THỰC TẾ CỦA CÔNG TY CỔ

PHẦN TRUYỀN THÔNG VÀ DU LỊCH QUỐC TẾ THĂNG LONG VÀ ĐỀ
XUẤT VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
3.1 Phát hiện những vấn đề từ thức tế kinh doanh của công ty Cổ phần
Truyền thông và Du lịch Quốc tế Thăng Long.
Công ty Cổ phần Truyền thông và Du lịch Quốc tế Thăng Long là một công ty
trẻ, hoạt động được gần 4 năm với thành tựu đáng kể nhờ sự cố gắng nỗ lực không
ngừng của lãnh đạo và nhân viên toàn công ty. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh thị trường
có sự cạnh tranh gay gắt hiện nay, công ty phải đối mặt với không ít khó khăn thử
thách dẫn đến việc vẫn tồn tại một số hạn chế trong quá trình kinh doanh. Cụ thể một
số thành công và hạn chế của công ty như sau:
3.1.1 Những thành công
Sau quá trình hoạt động kinh doanh công ty đã đạt được một số thành công đáng
ghi nhận:
- Công ty kinh doanh những tour du lịch nội địa dành cho học sinh sinh viên,
người đi làm, người trên độ tuổi đi làm, tour du lịch cho khách Inbount và Outbound
đa dạng, phong phú và có chất lượng tốt, thu hút được lượng khách đến với công ty
ngày càng tăng.
- Nhà lãnh đạo và đội ngũ nhân lực có nhiều kinh nghiệm, tầm nhìn chiến
lược, có khả năng dẫn dắt công ty phát triển theo xu thế của xã hội và nhu cầu ngày
càng tăng của khách hàng. Đội ngũ nhân lực của công ty chủ yếu là thế hệ trẻ tuổi với
trình đội học vấn cao, năng động, nhiệt huyết, dám làm hết mình. Đây là một lợi thế
lớn giúp công ty gặt hái được nhiều thành công trong kinh doanh.
- Công ty luôn chú trọng phát triển mở rộng và nâng cao chất lượng các sản
phẩm tour du lịch bằng cách tạo được mối quan hệ tốt với các đối tác kinh doanh các
khách sạn, các công ty vận chuyển, các nhà hàng... giúp cho công ty có được những
mức giá tối ưu, tiết kiệm được một khoản chi phí lớn khi tham gia giao dịch.
- Văn hóa doanh nghiệp và chế độ đãi ngộ phi tài chính được thực hiện tốt.
Công ty có môi trường làm việc thân thiện, năng động, công việc phù hợp và thoải
mái. Ban lãnh đạo thường xuyên quan tâm đến đời sống của nhân viên, động viên khen
thưởng đúng lúc, tổ chức các buổi liên hoan, dã ngoại cho nhân viên,... tạo động lực

làm việc lớn để đem lại năng suất làm việc tốt nhất.
- Cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh ngày càng được đầu tư, cải thiện giúp
việc kinh doanh trở nên tiện lợi, nhanh chóng và dễ dàng hơn.
- Thị trường khách dần ổn định và phát triển, có định hướng được thị trường
khách chính, khách mục tiêu, khách tiềm năng,...tận dụng mọi điều kiện để thu về
lượng khách lớn nhất trong hoàn cảnh cạnh tranh mạnh của thị trường ngành.
3.1.2 Những hạn chế


18
Bên cạnh những thành công đã đạt được, công ty còn một số hạn chế sau:
- Chất lượng nhân lực của công ty nhìn chung khá tốt nhưng lại không đồng
đều, thể hiện ở việc nhiều nhân viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong công việc,
gặp khó khăn khi xử lý nhiều vấn đề; trình độ ngoại ngữ của lao động có chuyển biến
tốt nhưng vẫn còn thấp so với đặc thù công việc đặt ra là phải thường xuên gặp gỡ và
giao dịch với khách nước ngoài
- Công ty chưa chú trọng đầu tư quảng bá thương hiệu. Sự xuất hiện của công
ty trên các công cụ tìm kiếm về các công ty lữ hành còn thấp hơn so với các đối thủ
cạnh tranh như Vietcenter, Du lịch Ấn Tượng, Du lịch Việt Mỹ, VietSense Travel...
Trang facebook và website của công ty cũng có ít lượt xem, lượt like, ít tương tác.
Thương hiệu của công ty còn mờ nhạt gây khó khăn cho việc đầu tư mở rộng các tour
du lịch.
- Việc truyền thông và quảng cáo du lịch quốc tế của công ty chưa được đầu tư
đúng mức do thiếu nhân lực, thiếu kinh nghiệm chuyên môn. Công tác đưa thông tin
sản phẩm đến được khách hàng còn hạn chế, chưa có hiệu quả nên lượng khách quốc
tế chưa có sự gia tăng đáng kể, thậm chí còn giảm về tỷ trọng từ 2017 đến 2018.
- Công tác đãi ngộ dành cho nhân viên về tiền lương chưa phù hợp, mức lương
bình quân trả cho nhân viên chưa cao dẫn đến tình trạng nhân viên chán nản khi làm
việc hoặc bỏ việc, thôi việc gây ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh doanh.
- Các tour du lịch nội địa phát triển mạnh hơn tour quốc tế nhưng chưa để lại

nhiều ấn tượng trong lòng du khách do một số tour có chất lượng chưa tốt, công ty cần
có phương án cải thiện, nâng cao chất lượng trong tương lai.
3.2 Đề xuất những vấn đề cần nghiên cứu
Từ thực tế những hạn chế còn tồn tại của công ty Cổ phần Truyền thông và Du
lịch Quốc tế Thăng Long, em xin đề xuất một số vấn đề nghiên cứu làm đề tài khóa
luận tốt nghiệp như sau:
- Đề tài 1: “Hoàn thiện chương trình đào tạo nhân lực tại công ty Cổ phần Truyền
thông và Du lịch Quốc tế Thăng Long”
- Đề tài 2: “Giải pháp marketing thu hút khách du lịch quốc tế của công ty Cổ
phần Truyền thông và Du lịch Quốc tế Thăng Long”.
- Đề tài 3: “Nâng cao chất lượng tour du lịch nội địa của công ty Cổ phần Truyền
thông và Du lịch Quốc tế Thăng Long”



×