Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Dạy học truyện cổ tích tấm cám trong chương trình ngữ văn 10 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.84 KB, 39 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI HỌC

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến:
DẠY HỌC TRUYỆN CỔ TÍCH TẤM CÁM
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 THPT
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Mã sáng kiến: 05. 51

Vĩnh Phúc, năm 2020
1


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu:
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Để thực hiện
được điều đó, chúng ta phải chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ
một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình
thành năng lực và phẩm chất cho học sinh. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8
khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ:“Tiếp tục
đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học;
khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách
học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi


mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang
tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa,
nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
trong dạy và học”..
Ngữ Văn là một môn học đặc biệt trong chương trình giáo dục, bởi nó
vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật, vừa là sách vở, vừa là cuộc đời, nó mang
trong mình những giá trị của nhiều môn học khác. Mọi hoạt động của môn Ngữ
Văn trong nhà trường đều xoay quanh một vấn đề trung tâm là tác phẩm. Cái
“lạ”, cái “thật” cái “ảo”, cái “thực”... trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm gợi
mở bao điều, đánh thức các năng lực tiềm ẩn của học sinh.
Tuy nhiên, trên thực tế, khi đọc - hiểu các tác phẩm văn học dân gian
nói chung và truyện cổ tích nói riêng, học sinh khó tiếp thu hơn so với các tác
phẩm văn học hiện đại. Việc rút ngắn khoảng cách thẩm mĩ để học sinh dễ dàng
tiếp nhận tác phẩm là không hề đơn giản. Sự sáng tạo trong việc đổi mới phương
pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh chưa nhiều, dạy
học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức, việc rèn luyện kỹ năng chưa được quan
2


tâm, học sinh còn lúng túng khi giải quyết các tình huống trong thực
tiễn...Chính vì thế, việc rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu các tác phẩm văn học dân
gian phải được thực hiện một cách bài bản, có hệ thống, có sự đầu tư của
người dạy và sự tích cực, chủ động của người học.
Xuất phát từ thực trạng và yêu cầu trên, tôi tiến hành thực hiện
chuyên đề:“Dạy học truyện cổ tích Tấm Cám trong chương trình Ngữ Văn
10 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh” với mong muốn
đem đến cho các thầy cô giáo và các em học sinh một tài liệu tham khảo hữu
ích, cũng là góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ Văn ở
trường phổ thông nói chung.
2. Tên sáng kiến:

“Dạy học truyện cổ tích Tấm Cám trong chương trình Ngữ Văn 10
THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh”.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Tuyết Nhung.
- Địa chỉ: Giáo viên trường THPT Nguyễn Thái Học.
- Số điện thoại: 0986.229.678.
- Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Tuyết Nhung.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Áp dụng trong công tác giảng dạy môn Ngữ Văn mà trọng tâm là phân
môn Đọc Văn của chương trình Ngữ Văn 10 THPT.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:
Tháng 10 năm 2018.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:

3


NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
I. Cơ sở lí luận
1. Khái niệm năng lực
Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên(NXB Đà Nẵng, 1998) có giải
thích: “Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực
hiện một hoạt động nào đó. Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả
năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”
Trong tài liệu Tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định
hướng phát triển năng lực của học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành
năm 2014 thì năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ
chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,… nhằm
đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất

định.
Năng lực thể hiện sự vận dụng kết hợp nhiều yếu tố (phẩm chất, kiến
thức và kỹ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động của cá nhân nhằm thực
hiện một loại công việc nào đó. Năng lực có các yếu tố cơ bản mà mọi người lao
động, mọi công dân đều cần phải có, đó là các năng lực chung cốt lõi. Năng lực
cốt lõi bao gồm những năng lực cơ bản: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực
sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp tiếng
Việt, năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ.
2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh trong dạy học Ngữ Văn
Môn Ngữ Văn được coi là môn học công cụ,do đó năng lực tiếng Việt và
năng lực thưởng thức văn học là những năng lực đóng vai trò quan trọng trong
việc xác định các nội dung dạy học của môn học. Ngoài ra, năng lực tư duy sáng
tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân
cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nội dung dạy học của môn học.
2.1. Năng lực giải quyết vấn đề

4


Đây là một năng lực chung, thể hiện khả năng của mỗi người trong việc
nhận thức, khám phá được những tình huống có vấn đề trong học tập và cuộc
sống mà không có định hướng trước về kết quả và tìm các giải pháp để giải
quyết những vấn đề đặt ra trong tình huống đó, qua đó thể hiện khả năng tư duy,
hợp tác trong việc lựa chọn và quyết định giải pháp tối ưu.
2.2. Năng lực sáng tạo
Là sự thể hiện khả năng của học sinh trong việc suy nghĩ và tìm tòi, phát
hiện những ý tưởng mới nảy sinh trong học tập và cuộc sống; từ đó đề xuất các
giải pháp mới một cách thiết thực, hiệu quả để thực hiện ý tưởng. Trong việc đề
xuất và thực hiện ý tưởng, học sinh bộc lộ óc tò mò, niềm say mê tìm hiểu, khám
phá, có cách nói/ viết sáng tạo, độc đáo, hiệu quả.

2.3. Năng lực hợp tác
Năng lực hợp tác được hiểu là khả năng tương tác của cá nhân với cá nhân
và tập thể trong học tập và cuộc sống. Năng lực hợp tác cho thấy khả năng làm
việc hiệu quả của cá nhân trong mối quan hệ với tập thể, trong mối quan hệ
tương trợ lẫn nhau để cùng hướng tới một mục tiêu chung.
2.4. Năng lực tự quản bản thân
Là khả năng của mỗi người trong việc kiểm soát cảm xúc, hành vi của cá
nhân trong các bối cảnh khác nhau. Khả năng này giúp mỗi người luôn chủ động
và có trách nhiệm với suy nghĩ, việc làm của mình, sống có kỉ luật, biết tôn trọng
người khác và tôn trọng chính bản thân mình.
2.5. Năng lực giao tiếp tiếng Việt
Là khả năng sử dụng tiếng Việt một cách phù hợp và hiệu quả trong tình
huống giao tiếp. Năng lực giao tiếp trong các nội dung dạy học tiếng Việt được
thể hiện ở 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết và khả năng ứng dụng các kiến
thức, kĩ năng ấy vào các tình huống giao tiếp khác nhau trong cuộc sống.
2.6. Năng lực thưởng thức văn học

5


Là sự thể hiện khả năng của mỗi người trong việc nhận diện, thưởng thức,
đánh giá cái đẹp trong văn học và cuộc sống, biết làm chủ cuộc sống, biết làm
chủ cảm xúc của bản thân, biết hành động hướng theo cái đẹp, cái thiện, từ đó
biết hướng suy nghĩ và hành vi của mình theo cái đẹp, cái thiện.
3. Cách thiết kế và tổ chức hoạt động của một bài học theo hướng phát triển
năng lực học sinh
Để đổi mới dạy học, mỗi chuyên đề, mỗi bài học nên được thiết kế và tổ
chức theo các hoạt động cơ bản sau đây:
3.1. Hoạt động khởi động
Mục đích là tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp các em ý thức được

nhiệm vụ học tập, hứng thú với học bài mới.
Giáo viên sẽ tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiên thức,
kinh nghiệm của học sinh có liên quan đến vấn đề xuất hiện trong tài liệu làm
bộc lộ cái học sinh đã biết, bổ khuyết những gì cá nhân học sinh còn thiếu, giúp
học sinh nhận ra cái chưa biết và muốn biết thông qua hoạt động này. Từ đó,
giúp học sinh suy nghĩ và bộc lộ những quan niệm của mình về vấn đề sắp tìm
hiểu, học tập. Vì vậy, các câu hỏi hay nhiệm vụ trong hoạt động khởi động là
những câu hỏi hay vấn đề mở, chưa cần học sinh phải có câu trả lời hoàn chỉnh.
Kết thúc hoạt động này, giáo viên không chốt về kiến thức mà chỉ giúp
học sinh phát biểu được vấn đề để chuyển sang các hoạt động tiếp theo nhằm
tiếp cận, hình thành những kiến thức, kĩ năng mới, qua đó tiếp tục hoàn thiện
câu trả lời hoặc giải quyết được vấn đề.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
Mục đích là giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức, kỹ năng mới và bổ
sung vào hệ thống kiến thức, kỹ năng của mình.

6


Giáo viên giúp học sinh hình thành được những kiến thức mới thông qua
các hoạt động khác nhau như: nghiên cứu tài liệu; tiến hành thí nghiệm, thực
hành; hoạt động trải nghiệm sáng tạo...
Kết thúc hoạt động này, trên cơ sở kết quả hoạt động học của học sinh thể
hiện ở các sản phẩm học tập mà học sinh hoàn thành, giáo viên cần chốt kiến
thức mới để học sinh chính thức ghi nhận và vận dụng.
3.3. Hoạt động luyện tập
Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến
thức, kỹ năng vừa lĩnh hội được.
Trong hoạt động này, học sinh được luyện tập, củng cố các đơn vị kiến
thức vừa học thông qua áp dụng kiến thức vào giải quyết các câu hỏi/bài tập/tình

huống/vấn đề nảy sinh trong học tập hay thực tiễn.
Kết thúc hoạt động này, nếu cần, giáo viên giúp học sinh lĩnh hội cả về tri
thức lẫn phương pháp, biết cách thức giải quyết vấn đề đặt ra trong “Hoạt động
khởi động”.
3.4. Hoạt động vận dụng
Mục đích là giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kỹ năng đã học
để phát hiện và giải quyết các tình huống/vấn đề nảy sinh trong cuộc sống gần
gũi, ở gia đình, địa phương.
Giáo viên cần gợi ý để học sinh phát hiện những hoạt động, sự kiện, hiện
tượng nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày, mô tả yêu cầu cần đạt (về sản phẩm)
để học sinh lưu tâm thực hiện.
Hoạt động này không cần tổ chức ở trên lớp và không đòi hỏi tất cả học
sinh phải tham gia. Tuy nhiên, giáo viên cần quan tâm, động viên để có thể thu
hút nhiều học sinh tham gia một cách tự nguyện; khuyến khích những học sinh
có sản phẩm chia sẻ với các bạn trong lớp.
3.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
7


Mục đích là giúp học sinh không ngừng tiến tới, không bao giờ dừng lại
với những gì đã học và hiểu rằng ngoài những kiến thức được học trong nhà
trường còn rất nhiều điều có thể và cần phải tiếp tục học, góp phần học tập suốt
đời.
Giáo viên cần khuyến khích học sinh tiếp tục tìm tòi và mở rộng kiến thức
ngoài sách vở, ngoài lớp học. Học sinh tự đặt ra các tình huống có vấn để nảy
sinh từ nội dung bài học, từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng các kiến thức, kĩ năng
đã học để giải quyết bằng những cách khác nhau.
Cũng như hoạt động vận dụng, hoạt động này không cần tổ chức ở trên
lớp và không đòi hỏi tất cả học sinh phải tham gia. Tuy nhiên, giáo viên cần
quan tâm, động viên để có thể thu hút nhiều học sinh tham gia một cách tự

nguyện; khuyến khích những học sinh có sản phẩm chia sẻ với các bạn trong
lớp.
4. Giới thiệu về thể loại truyện cổ tích
4.1. Khái niệm
Truyện cổ tích là tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng
được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể
hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động.
4.2. Phân loại
Truyện cổ tích có thể chia làm ba loại: truyện cổ tích thần kì, truyện cổ
tích loài vật, truyện cổ tích sinh hoạt.
Truyện cổ tích thần kì là tiểu loại tiêu biểu nhất của truyện cổ tích.
Những truyện thuộc tiểu loại này thường ra đời từ rất sớm và những đặc trưng
cơ bản của truyện cổ tích đều có thể tìm thấy ở kiểu truyện này. Đặc trưng nổi
bật của truyện cổ tích thần kì là sử dụng yếu tố kì ảo một cách đậm đặc. Đó là
một yếu tố không thể thiếu được của cốt truyện, phản ánh những ước mơ,
nguyện vọng về một xã hội lí tưởng của nhân dân và kết thúc truyện thường có
hậu.
8


Truyện cổ tích loài vật là kiểu truyện mà nhân vật là các con vật trong
thế giới loài vật. Tác giả dân gian thông qua các con vật, mối quan hệ của các
con vật để gián tiếp phản ánh xã hội con người, những mối quan hệ của con
người trong xã hội.
Truyện cổ tích sinh hoạt là những truyện ra đời khi mâu thuẫn và đấu
tranh xã hội trở nên gay gắt. Thực tế này đi vào trong truyện cổ tích đã làm cho
yếu tố hoang đường kì ảo giảm nhẹ và thay vào đó là các yếu tố hiện thực để
phản ánh sâu sắc những sinh hoạt - đời thường, những quan hệ gia đình và xã
hội. Thông qua những bức tranh sinh hoạt, những mối quan hệ này nhân dân đã
gửi gắm những ước mơ về một xã hội công bằng, dân chủ, phê phán cái ác và đề

cao đạo đức, luân lí.
4.3. Đặc trưng cơ bản của truyện cổ tích
4.3.1. Nội dung
Truyện cổ tích phản ánh mâu thuẫn và đấu tranh xã hội: Ra đời và phát
triển trong xã hội có phân hoá giai cấp, truyện cổ tích rất chú ý tới việc phản ánh
những mâu thuẫn giai cấp, phản ánh những cuộc đấu tranh xã hội. Đi sâu vào
mảng đề tài này, truyện cổ tích chú ý khai thác những mâu thuẫn gia đình, tác
giả dân gian quan niệm gia đình là một xã hội thu nhỏ. Và với cái nhìn như vậy,
truyện cổ tích đã lí giải những mâu thuẫn gia đình trong mối tương quan với các
quan hệ xã hội. Chế độ phong kiến đề cao, coi trọng người đàn ông thì trong gia
đình nảy sinh mối quan hệ bất bình đẳng giữa nam và nữ, con trưởng và con út.
Nếu gia đình là mái ấm của những đứa trẻ có đủ cha, đủ mẹ thì những đứa trẻ
mồ côi, những đứa trẻ bị bỏ rơi lại bị hắt hủi và bóc lột tàn tệ… Truyện cổ tích
đã dựng nên những bức tranh trái chiều nhau giữa hai cảnh sống của giai cấp
thống trị và những người thuộc tầng lớp bị trị. Khi phản ánh những mâu thuẫn
giai cấp, những cuộc đấu tranh xã hội, các tác giả dân gian đã thể hiện một cái
nhìn đầy cảm thông, thương yêu, nâng đỡ những con người “nhỏ bé” gặp phải
những cảnh ngộ trớ trêu. Và ẩn sâu trong cái nhìn đó là một tinh thần phản

9


kháng mạnh mẽ, mãnh liệt của nhân dân lao động, đồng thời cũng ánh lên một
niềm tin vào ngày mai tươi sáng.
Truyện cổ tích phản ánh ước mơ của nhân dân lao động về một xã hội
tốt đẹp, công bằng, dân chủ: Thực trạng xã hội được phản ánh trong truyện cổ
tích là hết sức đen tối, đầy rẫy những cảnh tượng đáng sợ. Trong gia đình thì anh
cướp hết của cải của em (Cây khế), chị giết em để cướp chồng (Sọ Dừa), anh
nuôi lợi dụng, hãm hại và lừa gạt em để cướp công (Thạch Sanh), mẹ con dì ghẻ
hành hạ, sát hại con riêng của chồng (Tấm Cám). Ngoài xã hội cũng đầy rẫy

những cảnh bất công, oan trái, đói rét, thảm thương (Chim huýt-cô, Chử Đồng
Tử, Bò béo bò gầy, Sự tích con muỗi…). Hơn bất kì một thể loại văn học dân
gỉan nào khác, truyện cổ tích đã xây dựng thành công một thế giới hiện thực
trong những “giấc mơ”. Và qua những “giấc mơ” ấy người dân lao động đã trực
tiếp trình bày, phản ánh khát vọng của mình về một xã hội công bằng, dân chủ.
Ở dó những người dân lương thiện, nghèo khổ, hiền lành, chăm chỉ làm ăn sẽ
được hưởng hạnh phúc xứng đáng với đạo đức và tài năng của họ, đồng thời
những kẻ ác sẽ bị trừng trị đích đáng.Trong “thế giới cổ tích”, người dân lao
động không chỉ ước mơ về một xã hội công bằng, dân chủ mà còn có cả những
ước mơ khác, bay bổng và đẹp đẽ. Đó là ước mơ về lao động nhẹ nhàng: trong
một đêm xây được cả một toà lâu đài tráng lệ; giao thông thuận tiện: tấm thảm
biết bay, đôi hài vạn dặm; đời sống vật chất phong phú mà không cần phải lao
động vất vả: con người chỉ cần trải khăn ăn hoặc ngả mâm thần ra là có đủ thứ
thức ăn sơn hào hải vị, ước mơ sống lâu, ước mơ có những công cụ lao động và
vũ khí tốt để lao động, chiến đấu có hiệu quả…
Truyện cổ tích đề cao, ca ngợi những tình cảm đạo đức xã hội: Truyện
cổ tích đề cao, ca ngợi những tình cảm đạo đức xã hội theo hai khuynh hướng:
đề cao, ca ngợi và phê phán, lên án:
- Khuynh hướng thứ nhất: Đề cao, ca ngợi những tình cảm đạo đức tốt
đẹp. Theo khuynh hướng này, chúng ta thấy trong “thế giới cổ tích” người dân
lao động không chỉ đơn thuần là phản ánh những mâu thuẫn xã hội hay trình bày
những khát vọng về một xã hội tốt đẹp, công bằng, dân chủ mà còn đề cao, ca
10


ngợi những tình cảm đạo đức xã hội tốt đẹp theo những quan điểm thẩm mĩ của
mình. Đó là tình nghĩa vợ chồng thuỷ chung son sắt (Sự tích đá Vọng Phu, Sự
tích con sam), là tình bạn keo sơn thắm thiết (Sự tích chim cuốc, Ba người bạn),
là tình anh em, vợ chồng gắn bó thắm thiết (Sự tích trầu cau), là tình người nhân
hậu (Người trồng mía và người đi đường, Tấm Cám – bà hàng nước cưu mang

che chở cho cô Tấm).
- Khuynh hướng thứ hai: Truyện cổ tích phê phán, lên án những thứ phi
đạo đức trong xã hội. Đối với những trường hợp này, nhân dân coi đây là những
bài học bổ ích để cảnh tỉnh những kẻ ác, cái ác đang hoành hành trong xã hội:
kết thúc truyện cổ tích người “ở hiền” sẽ “gặp lành”, còn cái ác, kẻ ác bao giờ
cũng bị trừng trị đích đáng. Không chỉ vậy, nhân dân còn muốn coi truyện cổ
tích là những liều “thuốc đắng dã tật” hay nhắc nhở, khuyên răn cho những ai đã
và đang cố tình lãng quên tình nghĩa anh em, vợ chồng, cha mẹ, làng xóm, để
củng cố vun đắp những tình cảm tốt đẹp trong gia đình, họ hàng, làng
xóm.Những quan niệm đạo đức thể hiện trong truyện cổ tích được chắt lọc từ
chính trong kinh nghiệm ứng xử thực tế, đồng thời là những lí tưởng đạo đức mà
nhân dân muốn xây dựng. Do vậy nó vừa quen lại vừa lạ, vừa gần gũi vừa cao
cả, vừa đời thường vừa thánh thiện. Nó không chỉ là cái vốn có trong cộng đồng
mà còn là cái sẽ có, cần có để cho cuộc đời ngày càng tốt đẹp hơn.
4.3.2. Nghệ thuật:
- Cốt truyện và kết cấu:
+ Cốt truyện của truyện cổ tích là sự đan cài của một loạt những mô-típ theo
một hệ thống nhất định. Do vậy, trong truyện cổ tích hầu như không có những
cốt truyện độc lập. Cốt truyện của truyện cổ tích thường ngắn gọn, ít tình tiết
phức tạp. Nó không có những chi tiết rườm rà mà thay vào đó là những công
thức trần thuật đơn giản, gọn nhẹ. Truyện được kể trung thành theo trục thời
gian: việc gì xảy ra trước thì kể trước, việc gì xảy ra sau thì kể sau.
+ Truyện cổ tích thường có một số kết cấu như sau:

11


Kết cấu một trục thẳng: Đây là kiểu kết cấu mà cốt truyện có một nhân vật
chính, nhân vật này hành động liên tiếp, các nhân vật và các sự kiện bị chi phối
bởi những hành động của nhân vật chính. Ví dụ:Tấm Cám, Cây tre trăm đốt, Lọ

nước thần…
Kết cấu ba chặng tăng cấp: Đây là kiểu kết cấu có cốt truyện được chia
làm ba chặng, mỗi một chặng là một thử thách với nhân vật mà thử thách sau
cao hơn thử thách trước. Khi nhân vật chính vượt qua thử thách thứ ba là lúc
nhân vật đạt được mục đích cuối cùng và cũng là lúc kết thúc truyện. Ví
dụ: Thạch Sanh.
Kết cấu đồng quy: Đây là kiểu kết cấu mà nhân vật được chia làm hai
tuyến. Hai tuyến nhân vật này đều đứng trước những thử thách như nhau. Những
thử thách này là các tình huống mà nhân vật phải trải qua. Và trong quá trình xử
lí các tình huống này thì bản chất nhân vật sẽ được bộc lộ và dẫn đến những kết
thúc trái ngược nhau. Ví dụ truyện Cây khế, Hai cô gái và cục bướu…
- Nhân vật: Nhân vật chính trong truyện cổ tích là những con người bé nhỏ, tầm
thường. Ở các cốt truyện chia làm hai tuyến nhân vật thì nhân vật thiện luôn là
những người nghèo khổ, có tài có đức, luôn bị áp bức bóc lột. Họ là những con
người hoàn hảo về mọi mặt, tiêu biểu cho quan niệm thẩm mĩ của nhân dân.
Ngược lại nhân vật ác thì lại ác và xấu đến tột cùng. Chúng là những kẻ có lòng
dạ nham hiểm, tham lam vô độ. Ngược lại ở những truyện không chia hai tuyến
đối lập thì nhân vật chính của truyện thường đứng ở một cực nào đó, hoặc là xấu
hoặc là tốt, tính cách này không phát triển và cũng không phụ thuộc vào hoàn
cảnh. Nhân vật trong truyện cổ tích thường mang tính chất đại diện chứ không
mang tính cá nhân, cá thể. Họ là đại diện cho một tầng lớp hay một nhóm người
nào đó, mang tính khái quát chung chung về một loại nhân vật (nhân vật chức
năng). Do tính chất này mà nhân vật truyện cổ tích mang tính phiếm chỉ.
- Yếu tố thần kì: Yếu tố thần kì là kết quả của những hư cấu dưới ánh sáng trí
tưởng tượng kì ảo và bay bổng của nhân dân. Yếu tố thần kì này có thể là những
nhân vật thần kì như ông Bụt, cô Tiên, Thiên Lôi, Ngọc Hoàng, phù thủy, yêu
12


tinh…, cũng có thể là những đồ vật hay vật thể thần kì như gậy thần, khăn thần,

mâm thần, đàn thần, niêu thần…, cũng có thể là những con vật thần kì như ngựa
thần, chim thần, rắn thần… Trong truyện cổ tích Việt Nam, nhân vật thần kì chia
làm hai loại: những ông Bụt, bà Tiên luôn tốt bụng, giàu lòng thương người luôn
hiện lên để giúp đỡ những kẻ thấp cổ bé họng còn những phù thuỷ, yêu tinh thì
luôn độc ác, làm hại người. Khác với các nhân vật thần kì, các đồ vật thần kì và
con vật thần kì phần lớn không đứng riêng về phe nào cả, ai có nó là làm chủ
được nó. Ví dụ ngựa thần, chim thần, mâm thần giúp tất cả những ai là chủ nhân
của chúng. Khi tham gia vào truyện cổ tích, các yếu tố thần kì có nhiều tác dụng
khác nhau, nhờ có nó mà cốt truyện có thể kéo dài hay rút ngắn theo ý người kể
chứ không phụ thuộc vào lô-gic thực tế. Nhờ có yếu tố thần kì này mà truyện cổ
tích hấp dẫn mọi lứa tuổi, mọi thời đại, thể hiện một cách sinh động những ước
mơ của nhân dân lao động.
II. Cơ sở thực tiễn
1. Thực trạng việc dạy và học môn Ngữ Văn ở trường phổ thông hiện nay
1.1. Dạy học đọc chép
Hiện tượng dạy học đọc chép trong môn Ngữ Văn rất phổ biến ở các
trường phổ thông hiện nay. Đọc chép trong giờ chính khóa, chuyên đề…Thầy cô
đọc trước, học sinh chép sau, hay thầy cô vừa đọc vừa ghi bảng rồi học sinh
chép theo. Đối với các bài khái quát về giai đoạn văn học hay khái quát về tác
gia thầy cô cũng thường tóm tắt rồi đọc cho học sinh chép. Đối với bài “giảng
văn” thầy cô cũng thường nêu câu hỏi, rồi giảng, sau đó đọc chậm cho các em
chép một số kết luận, nhận định. Trong cách dạy này học sinh tiếp thu hoàn toàn
thụ động, một chiều.
1.2. Dạy nhồi nhét
Dạy nhồi nhét cũng là hiện tượng phổ biến do thầy cô sợ dạy không kĩ,
ảnh hưởng đến kết quả làm bài thi của học sinh, cho nên dạy từ a đến z, không
lựa chọn trọng tâm, không có thì giờ nêu vấn đề cho học sinh trao đổi, sợ “cháy”

13



giáo án. Kết quả của lối dạy này cũng là làm cho các em tiếp thu một cách thụ
động, một chiều.
1.3. Học sinh học thụ động, thiếu sáng tạo
Tương ứng với cách dạy học như trên học sinh tất nhiên chỉ tiếp thu một
cách thụ động mà thôi. Tính chất thụ động thể hiện ở việc học thiếu hứng thú,
học đối phó, và về nhà chỉ còn biết học thuộc để trả bài và làm bài. Cách học đó
tất nhiên cũng không có điều kiện tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo, cũng không được
khuyến khích sáng tạo.
1.4. Học sinh không biết tự học
Cách học thụ động chứng tỏ học sinh không biết tự học, không có nhu
cầu tự tìm hiểu, nghiên cứu, không biết cách chủ động tự đọc SGK để tìm hiểu
kiến thức, không biết cách phân biệt cái chính và cái phụ, không biết tìm kiến
thức trọng tâm để học, không biết từ cái đã biết mà suy ra cái chưa biết.
1.5. Học tập thiếu sự hợp tác giữa thầy và trò, giữa trò với trò
Mỗi cá nhân trong quá trình học tập đều có hạn chế, bởi mỗi người
thường chỉ chú ý vào một số điểm, bỏ qua hoặc không đánh giá hết ý nghĩa của
các kiến thức khác. Trong điều kiện đó, nếu biết cách hợp tác trong học tập, giữa
thầy giáo và học sinh, học sinh với học sinh có thể nhắc nhở nhau, bổ sung cho
nhau, làm cho kiến thức được toàn diện và sâu sắc.
2. Thực trạng dạy văn học dân gian nói chung và truyện cổ tích Tấm Cám
nói riêng trong chương trình Ngữ Văn 10 THPT
Trong thực tế giảng dạy của bản thân và việc dự giờ đồng nghiệp, chúng
tôi thấy việc dạy - học các tác phẩm văn học dân gian nói chung, truyện cổ tích
nói riêng chưa phát huy và khơi dậy tối đa các năng lực của học sinh. Điều đó
thể hiện ở những tồn tại sau:
2.1. Dạy học đọc - hiểu
Chủ yếu vẫn theo hướng truyền thụ một chiều những cảm nhận của giáo
viên về văn bản, chưa hướng tới việc cung cấp cho học sinh cách đọc, cách tiếp
14



cận, khám phá những vấn đề về nội dung và nghệ thuật của văn bản. Dạy học
chú trọng đến cung cấp nội dung tư tưởng của văn bản văn học, ít chú trọng đến
các phương tiện nghệ thuật. Tóm lại, vẫn là chú trọng dạy kiến thức hơn là hình
thành kỹ năng.
2.2. Dạy học chưa phù hợp loại thể
Nhiều giáo viên còn tiếp cận văn học dân gian bằng thi pháp của văn
học viết, phân tích các yếu tố nghệ thuật của văn học dân gian như phân tích các
yếu tố đó của văn học viết. Chỉ phân tích một cách cô lập trên văn bản ngôn từ
mà không đặt tác phẩm vào trong môi trường văn hóa dân gian, không “sống
lại” cuộc sống và những sinh hoạt tinh thần muôn màu, muôn vẻ của nhân dân
lao động nên hiệu quả giờ dạy không cao, tiết dạy không tạo được niềm say mê
hứng thú cho học sinh.
2.3. Việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực chưa hiệu
quả
- Phương pháp thảo luận nhóm được tổ chức nhưng chủ yếu vẫn dựa vào
một vài cá nhân học sinh tích cực tham gia, các thành viên còn lại còn dựa dẫm,
ỉ lại chưa thực sự chủ động, mục đích của thảo luận nhóm chưa đạt được.Học
sinh học thụ động, thiếu sáng tạo; học tập thiếu sự hợp tác giữa học sinh và giáo
viên, giữa các học sinh với nhau.
- Phương pháp đóng vai thực sự là phương pháp chưa được giáo viên
chú trọng. Nếu có thực hiện thì chỉ là dạng bài viết (Chẳng hạn nhập vai Tấm
kể lại truyện Tấm Cám), việc chuyển thể thành kịch bản, xử lí tình huống giả
định, trình bày một vấn đề chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy mà học sinh
ít có cơ hội bày tỏ thái độ, chưa hứng thú, chưa hình thành được các kỹ năng
và năng lực của người học.
- Chưa tổ chức được các hình thức dạy học ngoài lớp (như tổ chức hoạt
động ngoại khóa, trải nghiệm...), gắn các nội dung học tập với việc vận dụng
vào thực tiễn để giúp học sinh có thêm cơ hội thể hiện năng lực học tập của

mình.
15


III. Triển khai dạy học truyện cổ tích Tấm Cám trong chương trình Ngữ
Văn 10 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 21 - Đọc Văn: TẤM CÁM
(Truyện cổ tích)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Về kiến thức:
- Học sinh nắm được khái niệm và đặc điểm của truyện cổ tích.
- Hiểu được ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột trong truyện Tấm Cám.
- Nắm được giá trị nghệ thuật của truyện.
2. Về kĩ năng:
- Củng cố kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự.
- Biết cách đọc và hiểu một truyện cổ tích thần kì: nhận biết được một truyện cổ
tích thần kì qua đặc trưng thể loại.
3. Về thái độ, phẩm chất:
- Thái độ: Có tình yêu thương đối với người lao động, có niềm tin vào sự chiến
thắng của cái thiện, của chính nghĩa trong cuộc sống. Biết đấu tranh để bảo vệ
cái đẹp, cái thiện; biết lên án diệt trừ cái xấu, cái ác.
- Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ có trách nhiệm…
4. Phát triển năng lực:
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ,
năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng
lực công nghệ thông tin và truyền thông.

16


- Năng lực riêng:
+ Năng lực tái hiện và vận dụng kiến thức,
+ Năng lực đọc - hiểu, giải mã văn bản,
+ Năng lực sáng tạo, năng lực tạo lập văn bản,
+ Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống…
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:
* Phương tiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, sách chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Các tư liệu tham khảo có liên quan tới bài học.
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
* Phương pháp:
Giáo viên phối hợp linh hoạt các phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, thảo
luận, so sánh…
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, sách bài tập, vở ghi, vở soạn, đồ dùng học tập…
- Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà.
C.THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc soạn bài, chuẩn bị sách vở của học sinh.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế tiếp nhận cho học sinh bước đầu thâm nhập vào “thế
giới cổ tích” của câu chuyện.
17



- Phương pháp dạy học: Nêu vấn đề, phát vấn.
- Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu.
- Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động cả lớp, hoạt động cá nhân.
- Các bước thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động 1: Khởi động

Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV gọi 01 học sinh có năng khiếu kể
chuyện (Giáo viên giao nhiệm vụ và
hướng dẫn trước) kể tóm tắt câu chuyện
Tấm Cámnhằm tạo không khí cổ tích,
chuẩn bị cho hoạt động đọc hiểu.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS bám sát các tình tiết chính, kể diễn
cảm câu chuyện.
Bước 3: Báo cáo kết quả

* Khởi động:

- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải

Học sinh kể diễn cảm câu chuyện.

quyết nhiệm vụ.
- Có thái độ tích cực, hứng thú.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả

thực hiện nhiệm vụ và dẫn vào bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Nội dung 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác phẩm
- Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu rõ khái niệm và đặc điểm của truyện cổ tích, bố
cục của truyện cổ tích Tấm Cám.
- Kĩ thuật dạy học: động não, thông tin - phản hồi.
- Phương tiện dạy học: bảng phụ, bút dạ.
- Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập.
- Các bước thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt
18


Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

I. Tìm hiểu chung

Nội dung 1: Giáo viên hướng dẫn

1. Khái niệm và đặc điểm truyện cổ tích
- Truyện cổ tích là tác phẩm tự sự dân

học sinh tìm hiểu chung về tác phẩm

gian mà cốt truyện và hình tượng được

* Thao tác 1: Tìm hiểu truyện cổ tích


hư cấu có chủ định, kể về số phận con

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học người bình thường trong xã hội, thể hiện
tập

tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân

GV: Em hiểu thế nào là truyện cổ tích? dân lao động.
Có mấy loại truyện cổ tích? Trình bày - Có ba loại truyện cổ tích:
những đặc điểm của truyện cổ tích thần + Truyện cổ tích về loài vật.
kì.

+ Truyện cổ tích thần kì.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ Truyện cổ tích sinh hoạt.
- Truyện cổ tích thần kì:

HS: suy nghĩ, khái quát kiến thức.

+ Là loại truyện cổ tích có nội dung

GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.

phong phú và số lượng nhiều nhất.

Bước 3: Báo cáo kết quả

+ Đặc trưng quan trọng của cổ tích thần


HS trả lời câu hỏi, tóm lại những nét kì là sự tham gia của các yếu tố thần kì
chính về truyện cổ tích và truyện cổ vào tiến trình phát triển của câu chuyện.
+ Thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân

tích thần kì.

dân lao động về hạnh phúc gia đình, về

HS khác: nhận xét, bổ sung.

lẽ công bằng trong xã hội, về phẩm chất

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả
thực hiện nhiệm vụ

và năng lực tuyệt vời của con người.
2. Truyện cổ tích Tấm Cám

-GV: Nhận xét, chốt lại kiến thức.

- Thuộc loại truyện cổ tích thần kì.

* Thao tác 2: Tìm hiểu chung về - Tóm tắt:
- Bố cục:
truyện cổ tích Tấm Cám.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học
tập
GV: Tấm Cám thuộc loại truyện cổ tích
nào? Em hãy tóm tắt ngắn gọn và nêu

19

+ Tấm ở nhà và đi dự hội => Thân phận
và con đường tìm đến hạnh phúc của
Tấm.
+ Tấm vào cung vua, gặp nạn, trở lại


bố cục của truyện cổ tích này.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, khái quát kiến thức.
cuộc đời và gặp lại nhà vua => Cuộc đấu

GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.

tranh giành lại hạnh phúc của cô gái mồ

Bước 3: Báo cáo kết quả
HS

trả

lời

câu

hỏi,

côi.
tóm


tắt

truyện TấmCám và trình bày bố cục.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả
thực hiện nhiệm vụ
GV: Nhận xét, chốt lại kiến thức.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Nội dung 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được hoàn cảnh, thân phận của Tấm; ý nghĩa của
những mâu thuẫn, xung đột trong truyện cổ tích Tấm Cám.
- Kĩ thuật dạy học: động não, phòng tranh, mảnh ghép.
- Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, bút dạ.
- Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập kết hợp với thảo luận
nhóm.

20


- Các bước thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Nội dung cần đạt
II. Đọc hiểu văn bản

Nội dung 2: Giáo viên hướng dẫn

1. Thân phận và con đường tìm đến

hạnh phúc của Tấm

học sinh đọc hiểu văn bản
* Thao tác 1: Tìm hiểu thân phận và
con đường tìm đến hạnh phúc của
Tấm.

a. Hoàn cảnh, thân phận
- Cuộc sống nghèo khó.
- Mồ côi mẹ từ nhỏ.
- Sau mấy năm cha cũng mất, Tấm ở với

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập dì ghẻ là mẹ của Cám.
GV: Chia học sinh thành 4 nhóm. => Hoàn cảnh đáng thương, côi cút, cô
Nhóm 1: Tìm hiểu hoàn cảnh sống, đơn.
thân phận của Tấm.

b. Mâu thuẫn, xung đột giữa Tấm và mẹ

Nhóm 2: Tìm hiểu những thủ đoạn của con Cám.
mẹ con Cám và cách ứng xử của Tấm
trước khi vào cung.

Hành động

Sự việc

của Tấm

Nhóm 3: Nhận xét về những thủ đoạn

của mẹ con Cám và cách ứng xử của

Đi bắt tép

Tấm.

để

Nhóm 4: Nêu ý nghĩa của yếu tố thần

thưởng

kì trên con đường tìm đến hạnh phúc

yếm đào

được

Nuôi

Chăm

chỉ

bắt

tép

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm học sinh bầu nhóm trưởng,


cá bầu

bống

bạn


bống

thư kí và tiến hành thảo luận, lần lượt
trả lời các câu hỏi của giáo viên.

cùng
Nhặt

động

của mẹ con
Cám

Chăm chút,

của Tấm.

Hành

Lừa Tấm để
lấy giỏ tép


Lừa

Tấm

đi

chăn trâu đồng
xa, giết bống.

thóc Trộn thóc với

Đi dự hội ra thóc, gạo gạo bắt Tấm

- Học sinh mỗi nhóm ghi kết quả thảo
luận lên bảng phụ.
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh.
21

ra gạo.
Thử giày

Hồn nhiên

nhặt
Tham

vọng,

hợm hĩnh.



Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận

Gian

ngoan,

– Học sinh mỗi nhóm báo cáo kết quả

xảo

quyệt,

thảo luận và treo bảng phụ lên để các
nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Hiền lành, luôn tìm cách
Nhận xét chăm

– Học sinh các nhóm khác thảo luận,

chỉ, triệt tiêu mọi

thật thà.

niềm

vui,

niềm hi vọng


nhận xét.

của Tấm.
=> Tấm là nhân vật đại diện cho cái

– GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện thiện, mẹ con Cám là nhân vật đại diện
nhiệm vụ học tập
cho cái ác. Mẫu thuẫn giữa Tấm và mẹ
- Giáo viên nhận xét về kết quả của các con Cám không chỉ là mâu thuẫn, xung
nhóm, rút kinh nghiệm về cách thảo đột giữa dì ghẻ và con chồng trong gia
luận, trình bày.

đình mà còn là mâu thuẫn, xung đột giữa

- Giáo viên chuẩn hóa kiến thức

cái thiện và cái ác.
c. Con đường tìm đến hạnh phúc
- Tấm: thụ động, chỉ biết khóc khi gặp
khó khăn, cản trở.
- Nhờ sự giúp đỡ của Bụt, Tấm bắt đầu
tìm đến hạnh phúc, được trở thành hoàng
hậu => Biểu hiện của triết lí “ở hiền gặp
lành”, thể hiện khát vọng và mơ ước
hạnh phúc và tinh thần lạc quan, yêu đời
của người bình dân xưa.
=> Tấm nhờ chăm chỉ, lương thiện mà

được Bụt giúp đỡ, từ cô gái mồ côi
nghèo trở thành hoàng hậu. Con đường
tìm đến hạnh phúc của Tấm dù có nhiều
khó khăn, trắc trở nhưng cuối cùng, Tấm
đã tìm được hạnh phúc cho bản thân
mình. Đó cũng là con đường đến với
22


hạnh phúc của các nhân vật lương thiện
trong truyện cổ tích Việt Nam nói chung,
truyện cổ tích thế giới nói riêng.
d. Vai trò của yếu tố thần kì
- Yếu tố thần kì => sự trợ giúp của Bụt:

+ Luôn xuất hiện đúng lúc.
+ An ủi, nâng đỡ mỗi khi Tấm gặp khó
khăn hay đau khổ.
- Vai trò:
+ Thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện.
+ Thể hiện khát vọng thay đổi cuộc đời,
thay đổi số phận cho những con người bé
nhỏ, bất hạnh trong xã hội.
+ Biểu hiện cho triết lí ở hiền gặp lành.
Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức nội dung tác phẩmbằng cách cho học sinh trả lời
các câu hỏi.
- Phương pháp dạy học:Nêu vấn đề, phát vấn.
- Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu
- Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động cả lớp, hoạt động cá nhân.

- Các bước thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động 3: Luyện tập

Nội dung cần đạt
* Luyện tập

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học
tập
GV:

Câu 1: - Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con

Câu 1: Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám phản ánh những mối xung đột trong
Cám phản ánh những mối xung đột nào gia đình phụ quyền thời cổ (dì ghẻ, con
trong gia đình, xã hội?Hướng giảiquyết chồng) nhưng nổi bật, trên hết là mâu
23


mâu thuẫn, xung đột?

thuẫn giữa cái thiện và cái ác trong xã
hội.
- Xung đột được nhân dân giải quyết
theo hướng thiện thắng ác, “ở hiền gặp

Câu 2: Yếu tố thần kì trong truyện cổ lành”, “ác giả ác báo”
tích Tấm Cám?

Câu 2: Yếu tố thần kì trong truyện cổ

tích Tấm Cám:
- Nhân vật Bụt
- Xương cá bống

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Sự hóa thân của Tấm.

HS: suy nghĩ câu trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả
Bước 4:Nhận xét, đánh giá kết quả
thực hiện nhiệm vụ.
Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: Giúp học sinh biết nhập vai, trải nghiệm cùng nhân vật; nâng cao kĩ
năng đọc hiểu, tiếp nhận văn bản
- Phương pháp dạy học:Nêu vấn đề, đóng vai.
- Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu.
- Hình thức tổ chức dạy học: Học sinh làm việc cá nhân.
- Các bước thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động 4: Vận dụng

Nội dung cần đạt
* Vận dụng:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học Học sinh nhập vai nhân vật kể chuyện.
tập
GV: Nhập vai Tấm, kể lại chuyện mình
bị mẹ con Cám hành hạ, ngược đãi.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả
Bước 4:Nhận xét, đánh giá kết quả
thực hiện nhiệm vụ
Hoạt động 5: Mở rộng
24


- Mục tiêu:Giúp học sinh cảm nhận sâu sắc hơn về nhân vật Tấm. Đồng thời, khơi
gợi ở học sinh khả năng sáng tạo, năng lực cảm nhận.
- Phương pháp dạy học:Nêu vấn đề, vấn đáp.
- Phương tiện dạy học: Câu trả lời trên giấy hoặc bằng lời nói
- Hình thức tổ chức dạy học: Học sinh làm việc cá nhân, sử dụng kĩ thuật trình bày
1 phút.
- Các bước thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động 5: Mở rộng

Nội dung cần đạt
* Mở rộng

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học Học sinh trình bày các cách khác nhau
tập

nhưng phải hợp lí, thuyết phục, phù hợp

GV: Viết 3 dòng về một sự việc, chi tiết chuẩn mực đạo đức.
ở chặng đời khi Tấm còn ở nhà gây ấn
tượng nhất với em ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ câu trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả
Bước 4:Nhận xét, đánh giá kết quả
thực hiện nhiệm vụ
4. Hướng dẫn về nhà
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị tiếp tiết 2: Tấm Cám (truyện cổ tích): Những hình thức biến hóa của
Tấm và ý nghĩa của quá trình biến hóa đó.

25


×