Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Thiết kế dạy chủ đề oxi theo hướng phát huy năng lực học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 33 trang )

Sáng kiến: Thiết kế dạy chủ đề Oxi theo hướng phát huy năng lực học sinh

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. LỜI GIỚI THIỆU
Thế kỷ XXI với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự phát triển của khoa học, kỹ
thuật và kinh tế đòi hỏi ngành giáo dục phải có những bước tiến vượt bậc để tạo nên những
con người đáp ứng được nhu cầu lao động của xã hội. Vì vậy, giáo dục cần đào tạo nên
những con người không chỉ biết kiến thức mà còn có những năng lực khác nhằm cung cấp
được nguồn nhân lực có đủ tài cho xã hội. Để làm được điều đó, cần phải có những đổi mới
về mặt phương pháp dạy học, đưa quá trình đào tạo gắn liền với thực tiễn lao động của cuộc
sống.
Dạy học dựa trên phát triển năng lực đã trở thành một chủ đề nóng trong giáo dục
ngày nay. Nó càng trở nên nóng hơn khi việc cải cách giáo dục đang hướng tới đo lường
chính xác hơn kết quả học tập của học sinh. Tổ chức dạy học nhằm giúp học sinh hình thành
và phát triển năng lực, phẩm chất cũng không phải là mới. Tuy nhiên, quá trình tổ chức dạy
học để phát huy năng lực cá nhân, tạo điều kiện cho học sinh được sáng tạo và tương trợ lẫn
nhau trong học tập thì mỗi tiết học cần sự thay đổi và thay đổi cụ thể trong mỗi giáo viên.
Mỗi giáo viên đều đã được tập huấn thiết kế bài dạy theo hướng phát huy năng lực
của học sinh. Nhưng để có 1 tiết dạy hiệu quả cao cần có ý tưởng và sự chuẩn bị kỹ lưỡng
của cả thầy và trò. Mỗi giáo viên có một cách triển khai bài học riêng nhưng đều đạt mục
đích chung về chuẩn kiến thức kỹ năng, đồng thời học sinh còn phát huy được tối đa những
năng lực của bản thân, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Với
mong muốn các tiết dạy của mình đều hướng đến mục đích phát huy năng lực của học sinh,
tôi làm đề tài “Thiết kế dạy chủ đề Oxi theo hướng phát huy năng lực học sinh”.
2. TÊN SÁNG KIẾN: “Thiết kế dạy Chủ đề Oxi theo hướng phát huy năng lực học sinh”
3. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN:
Sáng kiến được áp dụng khi giảng dạy Bài “Oxi-Ozon” thuộc chương 6 “Oxi-Lưu
huỳnh” Hóa học lớp 10. Ở đây chỉ thiết kế các hoạt động cho chủ đề Oxi, thuộc tiết 1 của
bài.
4. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU: 5/9/2018


1


Sáng kiến: Thiết kế dạy chủ đề Oxi theo hướng phát huy năng lực học sinh

5. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN:
PHẦN MỘT: TỔNG QUAN
I. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thiết kế các hoạt động dạy chủ đề “Oxi” theo hướng phát huy năng lực học sinh.
II. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến dạy học phát triển năng lực học
sinh.
- Lựa chọn các hoạt động phù hợp với bài học, phân công các công việc phù hợp cho
học sinh, để các em có những trải nghiệm thực tế cụ thể: đi chợ quan sát các chậu cá hoặc
quan sát bể cá cảnh, tìm hiểu hiện tượng quang hợp của cây xanh,…
- Chuẩn bị trò chơi gắn liền với kiến thức bài học, thiết kế những video sinh động để
học sinh hứng thú với bài học và rèn năng lực công nghệ thông tin cho học sinh.
- Thiết kế một giáo án hoàn chỉnh chủ đề Oxi theo hướng phát huy năng lực học sinh.
- Thực nghiệm sư phạm với các lớp học sinh khác nhau, trao đổi với các giáo viên
khác để đánh giá hiệu quả của đề tài, từ đó kết luận về khả năng áp dụng đề tài.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Chủ đề Oxi thuộc chương 6“Oxi-Lưu huỳnh”, chương trình Hóa học 10, triển khai
dạy học chính khóa cho học sinh lớp 10 trường THPT A.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi về nội dung: Chủ đề Oxi của chương 6: Oxi –Lưu huỳnh thuộc chương
trình Hóa học lớp 10.
- Phạm vi kiến thức:
+ Kiến thức cơ bản về Oxi: Vị trí và cấu tạo; Tính chất vật lý; Tính chất hóa học; điều
chế oxi và ứng dụng của Oxi.
+ Kiến thức thực tế liên quan đến oxi: sự hô hấp, sự quang hợp của cây xanh, bảo vệ

môi trường.
+ Các câu hỏi trắc nghiệm gắn liền với bài học.
+ Một số hình ảnh, video giúp học sinh khám phá kiến thức, hiểu bài và tổng hợp kiến
thức, giải quyết các tình huống.
2


Sáng kiến: Thiết kế dạy chủ đề Oxi theo hướng phát huy năng lực học sinh

- Phạm vi về thời gian: Tiến hành nghiên cứu, chuẩn bị kế hoạch cho đề tài từ tháng
9/2018, thực nghiệm sư phạm từ tháng 3/2019, phát triển triển khai hiệu quả cho cả những
năm học sau.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp thu thập thông tin: Kiến thức lý thuyết và bài tập của liên quan đến
đề tài; hệ thống bài tập phát huy năng lực học sinh; quan sát hiện tượng thực tế để lấy dữ
liệu, lấy ý kiến của các giáo viên.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Học sinh đọc tài liệu trước khi học bài; nghiên
cứu thêm kiến thức môn khác liên quan đến bài học: sự hô hấp, sự quang hợp, sự biến đổi
khí hậu,…
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: tiến hành thực nghiệm với nhiều lớp trao đổi
kinh nghiệm với các giáo viên.
- Phương pháp thống kê toán học: xử lí và phân tích số liệu thực nghiệm sư phạm.
VI. CƠ SỞ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP
1. Nhân lực
+ Cô Nguyễn Thị X, chịu trách nhiệm chính thiết kế bài giảng, làm hệ thống các câu
hỏi, video,…
+ Học sinh khối 10 các lớp 10A1, 10A2, 10A3 trường THPT A.
2. Cơ sở vật chất: Có đầy đủ phương tiện để thực hiện bài dạy: Hóa chất, thiết bị,
phòng bộ môn, máy chiếu, máy tính,…
Giáo viên photo tài liệu phát cho học sinh làm bài, thống kê, đánh giá.

 LƯU Ý:
Nội dung chính của Giáo án gồm 4 hoạt động lớn:
 Trải nghiệm kết nối
 Hình thành kiến thức
 Luyện tập
 Vận dụng và tìm tòi mở rộng

3


Sáng kiến: Thiết kế dạy chủ đề Oxi theo hướng phát huy năng lực học sinh

PHẦN HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THIẾT KẾ BÀI DẠY THEO HƯỚNG PHÁT HUY NĂNG
LỰC HỌC SINH
Khái niệm năng lực: Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để
thực hiện một hoạt động nào đó. Hoặc: Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến
thức, kỹ năng để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định.
Năng lực gồm có năng lực chung và năng lực đặc thù. Năng lực chung là năng lực cơ bản
cần thiết mà bất cứ người nào cũng cần phải có để sống và học tập, làm việc. Năng lực đặc
thù thể hiện trên từng lĩnh vực khác nhau như năng lực đặc thù môn học là năng lực được
hình thành và phát triển do đặc điểm của môn học đó tạo nên.
I.1. Mục tiêu của dạy học theo hướng phát huy năng lực học sinh.
Tổ chức dạy học nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển năng, phẩm chất cũng
không phải là mới tuy nhiên quá trình tổ chức dạy học để thể hiện được rõ nét việc phát huy
năng lực cá nhân, tạo điều kiện cho học sinh phát huy được tính sáng tạo và phối hợp, tương
trợ lẫn nhau trong học tập trong mỗi đơn vị kiến thức, mỗi tiết học, hoạt động giáo dục vẫn
cần sự thay đổi và thay đổi cụ thể trong mỗi giáo viên. Một thay đổi cần làm cụ thể, thiết
thực và quan trọng để dạy học hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của cá nhân là lập
kế hoạch, tổ chức một số tiết học.

Quá trình nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng giáo viên, một số bài viết của các nhà sư
phạm và thực tế dạy học tại trường tiểu học (và 1 môn, lớp học) xin nêu một số cơ sở và
thiết kế một bài giảng cụ thể theo định hướng phát triển năng lực người học.
I.2. Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực
Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực là phương pháp tích tụ dần dần các yếu tố của
phẩm chất và năng lực người học để chuyển hóa và góp phần cho việc hình thành, phát triển
nhân cách.

4


Sáng kiến: Thiết kế dạy chủ đề Oxi theo hướng phát huy năng lực học sinh

Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học được xem như một nội dung giáo
dục, một phương pháp giáo dục như phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp dạy học
phát huy tính tích cực của học sinh. Điểm khác nhau giữa các phương pháp là ở chỗ dạy học
phát triển phẩm chất, năng lực người học có yêu cầu cao hơn, mức độ khó hơn, đòi hỏi
người dạy phải có phẩm chất, năng lực giảng dạy nói chung cao hơn trước đây.
Điều quan trọng hơn cả là nếu so sánh với các quan niệm dạy học trước đây, việc dạy
học phát triển phẩm chất, năng lực sẽ làm cho việc dạy và việc học được tiếp cận gần hơn,
sát hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách con người…:
+ Ưu điểm: Luôn phát huy cho HS được tính sáng tạo cá nhân cũng như là hoạt động
tương trợ lẫn nhau giữa các em trong 1 bàn, các em trong 1 nhóm, các em trong 1 lớp.
+ Nhược điểm: Nếu trình độ HS ko đồng đều hoặc kiến thức của HS có phần hạn chế
thì việc tổ chức theo nhóm sẽ có những bất cập.
I.3. Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực
Không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện
năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng
thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong
nhóm, đổi mới quan hệ GV - HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển

năng lực xã hội. ….
Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên
môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn
đề phức hợp.
Trong quan niệm dạy học mới (tổ chức) một giờ học tốt là một giờ học phát huy được
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri
thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng
phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho
5


Sáng kiến: Thiết kế dạy chủ đề Oxi theo hướng phát huy năng lực học sinh

người học. Ngoài những yêu cầu có tính chất truyền thống như: bám sát mục tiêu giáo dục,
nội dung dạy học, đặc trưng môn học; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh
(HS); giờ học đổi mới phương pháp dạy học còn có những yêu cầu mới như: được thực hiện
thông qua việc GV tổ chức các hoạt động học tập cho HS theo hướng chú ý đến việc rèn
luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin; được thực
hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều: giữa GV với HS, giữa HS với nhau (chú trọng
cả hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học). Về bản chất, đó là giờ học
có sự kết hợp giữa học tập cá thể (hình thức học cá nhân) với học tập hợp tác (hình thức học
theo nhóm, theo lớp); chú trọng kết hợp học với hành, nâng cao tri thức với rèn luyện các kĩ
năng, gắn với thực tiễn cuộc sống; phát huy thế mạnh của các phương pháp dạy học tiên
tiến, hiện đại; các phương tiện, thiết bị dạy học và những ứng dụng của công nghệ thông
tin…; chú trọng cả hoạt động đánh giá của GV và tự đánh giá của HS. Ngoài việc nắm vững
những định hướng đổi mới PPDH như trên, để có được những giờ dạy học tốt, cần phải nắm
vững các kĩ thuật dạy học. Chuẩn bị và thiết kế một giờ học cũng là một hoạt động cần có
những kĩ thuật riêng.
Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc
“Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ học tập với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.

I.4. Cấu trúc giáo án dạy học phát huy năng lực
Giáo án (kế hoạch bài học) được điều chỉnh cụ thể hơn so với truyền thống. Có thể có
nhiều cấu trúc để thiết kế một kế hoạch dạy học (giáo án). Sau đây là một cấu trúc giáo án có
các hoạt động và mục tiêu cụ thể….
- Mục tiêu bài học:
+ Nêu rõ yêu cầu HS cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ;
+ Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hoá được.
- Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học:
6


Sáng kiến: Thiết kế dạy chủ đề Oxi theo hướng phát huy năng lực học sinh

+ GV chuẩn bị các thiết bị dạy học (tranh ảnh, mô hình, hiện vật, hoá chất...), các
phương tiện dạy học (máy chiếu, đầu video, máy tính, máy projector...) và tài liệu dạy học
cần thiết;
+ Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và đồ dùng
học tập cần thiết).
- Tổ chức các hoạt động dạy học: Trình bày rõ cách thức triển khai các hoạt động
dạy- học cụ thể. Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ:
+ Tên hoạt động.
+ Mục tiêu của hoạt động.
+ Cách tiến hành hoạt động.
+ Thời lượng để thực hiện hoạt động.
+ Kết luận của GV về: những kiến thức, kĩ năng, thái độ HS cần có sau hoạt động;
những tình huống thực tiễn có thể vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ đã học để giải quyết;
những sai sót thường gặp; những hậu quả có thể xảy ra nếu không có cách giải quyết phù
hợp;...
- Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: xác định những việc HS cần phải tiếp tục thực
hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ, hoạt động ứng dụng kết quả bài học

vào cuộc sống (ở lớp, nhà, cộng đồng; có thể cùng bạn, gia đình, làng xóm, khối phố) hoặc
để chuẩn bị cho việc học bài mới.

II. KẾ HOẠCH BÀI HỌC (GIÁO ÁN DẠY) CHỦ ĐỀ OXI THEO HƯỚNG PHÁT
HUY NĂNG LỰC HỌC SINH
Giới thiệu chung:

7


Sáng kiến: Thiết kế dạy chủ đề Oxi theo hướng phát huy năng lực học sinh

- Chủ đề Oxi thuộc phần đầu Bài “Oxi-Ozon”. Bài giảng gồm các nội dung: Vị trí
cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng của Oxi.
- Bài giảng được thiết kế theo hướng: Giáo viên là người tổ chức, định hướng các
hoạt động học tập còn học sinh thực hiện các nhiệm vụ do giáo viên chuyển giao một cách
chủ động, tích cực. Giáo viên theo dõi quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh hỗ trợ kịp
thời những khó khăn, vướng mắc nhằm giúp học sinh giải quyết vấn đề học tập một cách
hiệu quả, phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực cho học sinh.
- Bài giảng thực hiện trong 1 tiết.
II.1. Mục tiêu
 Về kiến thức:
- HS biết: Vị trí của Oxi trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, cấu hình
electron nguyên tử, số oxi hóa, tính chất vật lí, ứng dụng của Oxi, các phương pháp điều chế
oxi. Vai trò của oxi đối với sự sống trên trái đất.
- HS hiểu: Oxi có tính oxi hóa mạnh (oxi hóa được hầu hết các kim loại, phi kim,
nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ); Nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
 Về kĩ năng:
- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận về tính chất hóa học của oxi.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra nhận xét về tính chất hóa học và cách điều

chế oxi.
- Viết phương trình phản ứng minh họa tính chất hóa học và điều chế oxi.
 Về thái độ:
- Học tập tích cực, chủ động, nghiêm túc.
- Nhận thức được tầm quan trọng của oxi trong đời sống
- Có ý thức bảo vệ môi trường, tham gia trồng và bảo vệ cây xanh.
 Về năng lực, phẩm chất:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, làm việc nhóm, sử dụng công nghệ thông tin.
- Năng lực năng lực làm thí nghiệm thực hành hóa học, sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
- Năng lực vận dung kiến thức hóa học vào cuộc sống.
8


Sáng kiến: Thiết kế dạy chủ đề Oxi theo hướng phát huy năng lực học sinh

- Phẩm chất: Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước và nhân loại.
II.2.Chuẩn bị
* Phương pháp: Kết hợp đàm thoại, dạy học trực quan, nêu vấn đề và nghiên cứu tài liệu,
thực nghiệm thực tế.
1. Giáo viên
- Các phiếu học tập (5 phiếu), phiếu câu hỏi (4 phiếu), 1 đề kiểm tra, các hình ảnh, 12
video, kế hoạch giảng dạy (giáo án, bài giảng powerpoint).
- Dụng cụ học tập: Máy chiếu, máy tính, giấy A2, bút dạ,…
- Dụng cụ làm thí nghiệm: ống nghiệm chịu nhiệt, đèn cồn, giá sắt, chậu thủy tinh,
bình thủy tinh, ...
- Hóa chất: KMnO4, bột than gỗ, bột sắt, than củi, dây thép cuốn hình lò xo,...
2. Học sinh
- Ôn lại số oxi hóa.

- Chuẩn bị bài mới theo SGK.
- Tìm hiểu, hoàn thành phiếu học tập GV đã giao về nhà trước.
PHIẾU HỌC TẬP 1
Tìm hiểu các tài liệu về Lịch sử tìm ra oxi?
PHIẾU HỌC TẬP 2
Viết cấu hình electron của nguyên tử Oxi. Em hãy cho biết tính chất hóa học của Oxi? Viết
một số phương trình phản ứng minh họa các tính chất đó?

PHIẾU HỌC TẬP 3
Hoàn thành các phản ứng sau, nêu ứng dụng của từng phản ứng?
Phản ứng

Ứng dụng thực tế

t0




a, C2H5OH + O2
0

b, CO + O2

t


0

c, C2H2 + O2


t



9


Sáng kiến: Thiết kế dạy chủ đề Oxi theo hướng phát huy năng lực học sinh

PHIẾU HỌC TẬP 4
Hãy quan sát các hàng bán cá, các bể cá cảnh, giải thích tại sao người ta phải bơm sục
không khí vào chậu cá hoặc bể cá?

PHIẾU HỌC TẬP 5
Với kiến thức môn Sinh học, hãy trình bày hiện tượng quang hợp của cây xanh?
II.3.Thiết kế, tổ chức các hoạt động học
1. Giới thiệu chung
STT
Hoạt động
Nội dung hoạt động
1
Trải nghiệm HS tham gia “Trò chơi thử thách” dựa trên vai trò của Oxi.
kết nối
=> HS được trải nghiệm hít thở trong 1 trò chơi.
=> Tạo hứng thú học tập cho học sinh.
2
Hình thành
- Từ hình ảnh, video thí nghiệm thực tế, kết hợp các kỹ thuật dạy
kiến thức

học mới.
=> Hình thành các kiến thức về vị trí và cấu tạo, tính chất vật lí,
tính chất hóa học, cách điều chế và ứng dụng của Oxi.
3
Luyện tập
Phiếu câu hỏi nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức trọng tâm trong
bài.
4
Vận
dụng, Vận dụng: Tình huống “Mua cá”
tìm tòi mở => Nhằm vận dụng kiến thức đã học để giải thích vấn đề thực tiễn.
rộng
Mở rộng: Hiện tượng quang hợp ở cây xanh
=> Phát triển năng lực giải quyết vấn đề bảo bệ môi trường, các vấn
đề thực tiễn.
2. Tổ chức hoạt động cho học sinh
2.1.Hoạt động A: Trải nghiệm kết nối (5 phút).
HS tham gia “Trò chơi thử thách” dựa trên vai trò của Oxi.
a. Mục tiêu hoạt động
- HS trải nghiệm trò chơi liên quan đến kiến thức bài học, kiến thức thực tế của HS và
tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS.
b. Nội dung hoạt động
- Học sinh nêu những điều mình đã biết và những điều mình muốn tìm hiểu thêm về
nguyên tố GV muốn nhắc đến qua trò chơi.
10


Sáng kiến: Thiết kế dạy chủ đề Oxi theo hướng phát huy năng lực học sinh

c. Phương thức tổ chức hoạt động

- 4 HS (có thể lấy đại diện các tổ cho tăng tính kịch tính) tham gia trò chơi.
- Cho HS thảo luận:
Hãy cho biết những điều em đã biết, đã được học và những điều em muốn tìm hiểu về
nguyên tố Oxi?
Điều đã biết

Điều muốn biết

Điều học được

Học bằng cách
nào

Nguyên tố

d. Dự kiến sản phẩm của học sinh
- HS có thể nói được một số điều đã biết về nguyên tố Oxi như: chất khí (ở điều kiện
thường) không màu, không mùi, ko vị, vai trò trong việc hô hấp (hít thở), duy trì sự cháy.
Oxi là nguyên tố phi kim.
- HS có thể nêu một số vấn đề muốn tìm hiểu về Oxi như: Oxi có thêm những tính
chất vật lý gì? Tính chất hóa học nào là chủ đạo? Oxi có những ứng dụng nào nữa trong đời
sống? Vai trò của oxi đối với con người, đối với sự sống trên trái đất?
Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
Có thể HS chưa nêu được một số điều muốn biết về nguyên tố Oxi. Khi đó GV có thể
có nhiều kênh để gợi ý: hình ảnh, vi deo, câu hỏi,…
e. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động.
- Thông qua quan sát, GV biết được mức độ hoạt động của nhóm HS và của các HS.
- Thông qua câu trả lời: GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những
kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo.
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS
- Xin chào tất cả các em! Chào mừng các em đến
với bài giảng hôm nay. Trước tiên, để tiết học trở
nên sôi động hơn, cô mời các em cùng tham - 4 HS tham gia trò chơi (ở dưới
gia“Trò chơi thử thách” cùng 4 bạn lớp mình. Xin lớp, HS có thể nín thở theo trải bản
mời các em! (mời 4 bạn đại diện cho 4 tổ xung thân trải nghiệm).
phong chơi).
11


Sáng kiến: Thiết kế dạy chủ đề Oxi theo hướng phát huy năng lực học sinh

- Chiếu hình ảnh và phổ biến luật chơi:
Mục đích của trò chơi này là các em được trải
nghiệm việc nín thở và xem ai có khả năng nín thở
được lâu nhất.
- Luật chơi như sau: Các em bóp chặt mũi lại và
phồng má ra, HS nào nín thở được lâu nhất sẽ giành
chiến thắng. Các em đã hiểu luật chơi chưa?
- Các em đẵn sàng chưa?
Ba, hai, một! Bắt đầu! …. Người cuối cùng ….
giây!
- Thế còn em, em nín thở được bao lâu?
- Các em thân mến!
Mỗi chúng ta có thể nhịn ăn nhịn uống trong vài
ngày nhưng ko thể nhịn thở trong vài phút. Khí mà
chúng ta hít vào chính là oxi các em ạ. Đây là một
khí hết sức quen thuộc và có nhiều trong không khí.
Để hiểu rõ hơn về loại chất này, nó có tính chất như
thế nào, ứng dụng của nó đối với đời sống của

chúng ta ra sao, làm thế nào để chúng ta có một
môi trường trong lành cho việc hít thở. Cô cùng các
em nghiên cứu bài học ngày hôm nay, chủ đề Oxi.
- Em hãy cho biết những điều em đã biết, đã được
học và những điều em muốn tìm hiểu về nguyên tố
Oxi?

- HS: Nắm rõ luật chơi

- HS: Nín thở

- HS viết bài:
Chương 6: Oxi- Lưu huỳnh
Chủ đề: OXI
HS: Thảo luận và phát biểu

2.2.Hoạt động B: Hoạt động hình thành kiến thức
Từ hình ảnh, video thí nghiệm thực tế, kết hợp với các câu hỏi vấn đáp, phiếu học
tập, phiếu câu hỏi=> hình thành các kiến thức về vị trí và cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất
hóa học, cách điều chế và ứng dụng của Oxi.
Hoạt động này học sinh sẽ được tìm hiểu kĩ, sâu hơn về tính chất vật lí, tính chất hóa
học, ứng dụng và được tự điều chế oxi.
Hoạt động 1 (2 phút): Lịch sử tìm ra nguyên tố Oxi
a. Mục tiêu hoạt động
- Nêu được thời gian tìm ra Oxi và ai là người có công trong việc đó?
- Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác nhóm.
b. Nội dung hoạt động: Lịch sử tìm ra nguyên tố Oxi
c. Phương thức tổ chức hoạt động (học sinh làm việc theo nhóm).
Hoạt động của GV


Hoạt động của HS
12


Sáng kiến: Thiết kế dạy chủ đề Oxi theo hướng phát huy năng lực học sinh

- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của các nhóm
thông qua các hình ảnh.
- Các em thân mến! Nhắc tới oxi các em
có biết ai là người đã tìm ra nguyên tố oxi
hay ko? Dựa vào sự nghiên cứu đã chuẩn
bị, hãy trình bày về Lịch sử tìm ra oxi?
- Chốt lịch sử tìm ra Oxi.
-Vậy thì Oxi có vị trí, cấu tạo như thế
nào? Chúng ta cùng tìm hiểu mục I. VỊ
TRÍ CẤU TẠO

- Tiếp nhận nhiệm vụ.
- Làm việc theo nhóm, đại diện báo cáo kết
quả.
- Chiếu lần lượt hình ảnh của 3 nhà Bác học:
Priestley, Scheele, Lavoadie.
=>Thuyết trình về Lịch sử tìm ra Oxi.
- Nhận xét và bổ sung, bài của nhóm thuyết
trình.

d. Dự kiến sản phẩm của học sinh: HS có hình ảnh các nhà bác học, bài thuyết trình tương
ứng. Kết luận của GV.

Hai nhà bác học đã được lịch sử

ghi nhận là 2 người tìm ra Oxi đầu
tiên vào năm 1774: Priestley
(người Anh) và Scheele (Thụy
Điển)

Ở Pháp còn 1 nhà Hóa học nữa mà tên tuổi đã rất
quen thuộc với chúng ta, đó là Lavoadie. Ông đã
chứng minh rằng quá trình đốt cháy là phản ứng với
Oxi. Cho dù Lavoadie không là người tìm ra Oxi
đầu tiên nhưng cả thế giới đều ghi nhận công lao to
lớn của ông trong việc làm cho nguyên tố Oxi có
tầm quan trọng hàng đầu.

Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
Có thể HS chưa nêu bật được người có công tìm ra oxi và người có công làm cho oxi
có tầm quan trọng. Khi đó GV có chốt ý sau khi HS thuyết trình.
e. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động.
- Xem sản phẩm học sinh tìm hiểu về lịch sử tìm ra oxi.
- Thông qua quan sát HS và cách thuyết trình, GV biết được mức độ hoạt động của
nhóm HS và của các HS.
- Thông qua bài thuyết trình: GV biết được HS đã có được những kiến thức nào,
những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 2 (3 phút): Tìm hiểu về VỊ TRÍ VÀ CẤU TẠO
a. Mục tiêu hoạt động
13


Sáng kiến: Thiết kế dạy chủ đề Oxi theo hướng phát huy năng lực học sinh

- Quan sát Bảng tuần hoàn, trình bày được vị trí, cấu tạo nguyên tử, công thức phân

tử, công thức cấu tạo của Oxi.
- Rèn năng lực quan sát, sử dụng ngôn ngữ hóa học.
b. Nội dung hoạt động: Vị trí, cấu tạo nguyên tố Oxi
c. Phương thức tổ chức hoạt động.
Hoạt động của GV
- Trước tiên các em cùng quan sát bảng tuần
hoàn, quan sát màn hình trả lời:
+ Cho biết vị trí của Oxi trong bảng tuần
hoàn?
+ Cấu hình electron nguyên tử của Oxi?
+ Công thức phân tử, công thức cấu tạo?
(Qua việc chiếu Phiếu câu hỏi số 1)
+ Liên kết giữa Oxi trong phân tử O2 là liên
kết gì? Tại sao?
- Chốt kiến thức
- Để hiểu rõ hơn về quá trình hình thành
phân tử oxi, chúng ta cùng theo dõi video
sau đây. (Video 1)

Hoạt động của HS

- Học sinh vận dụng kiến thức hóa học đã
học ở chương Liên kết hóa học, suy nghĩ,
vận dụng, từng HS trả lời nhanh các câu hỏi
c ủa GV.
-HS quan sát, suy nghĩ và trả lời:
+ Ô thứ 8, chu kì 2, nhóm VIA.
- HS xem video 1 để hiểu rõ hơn quá trình
hình thành phân tử Oxi.


Phiếu câu hỏi số 1: Tìm hiểu về vị trí và cấu tạo của oxi
Vị trí:
Kí hiệu hóa học:
Nguyên tử khối:
Cấu hình electron:
Công thức phân tử:

VỊ TRÍ VÀ CẤU TẠO
Ô thứ…, chu kì…., nhóm…

d. Dự kiến sản phẩm của học sinh: Trả lời nhanh được phiếu câu hỏi vị trí và cấu tạo của
Oxi và kết luận của GV.
I. VỊ TRÍ VÀ CẤU TẠO
- Vị trí: ô 8, chu kỳ 2, nhóm VIA
- Kí hiệu hóa học: O
- Nguyên tử khối:16
- Cấu hình electron: 1s22s22p4
- Công thức phân tử: O2
14


Sáng kiến: Thiết kế dạy chủ đề Oxi theo hướng phát huy năng lực học sinh

- Công thức cấu tạo: O=O
- Bản chất liên kết: cộng hóa trị không cực
Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
Phần kiến thức này dễ, dự kiến HS sẽ trả lời được. Tuy nhiên nếu ý nào HS trả lời
chưa chuẩn, GV sẽ điều chỉnh.
e. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động.
- Thông qua việc HS quan sát bảng tuần hoàn, xem video hình ảnh và việc trả lời câu

hỏi. GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều
chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 3 (4 phút): Tìm hiểu về TÍNH CHẤT VẬT LÍ
a. Mục tiêu hoạt động
- Quan sát lọ đựng khí Oxi, quan sát hình ảnh Oxi lỏng, rắn kết hợp nghiên cứu tài
liệu và kiến thức thực tế.
=> HS nêu được tính chất vật lý của oxi.
- Rèn năng lực quan sát, khả năng đọc tài liệu, sử dụng ngôn ngữ hóa học.
b. Nội dung HĐ: Tính chất vật lý của Oxi
c. Phương thức tổ chức hoạt động.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Các em hãy quan sát bình đựng khí Oxi, - Quan sát lọ đựng khí Oxi đã được điều
dựa vào sách giáo khoa và thực tế, hãy cho chế sẵn, nghiên cứu SGK
biết tính chất vật lí của Oxi bằng cách làm
Phiếu câu hỏi số 2.

- Bổ sung:
Cho HS quan sát hình ảnh oxi lỏng
Các em đã nhìn thấy oxi lỏng bao giờ chưa?
“Oxi lỏng có trong bình thở của thợ lặn.
Trong bình oxi ở bệnh viện, người ta nén
oxi ở thể lỏng để chứa được nhiều oxi hơn.”

=>Trả lời câu hỏi của GV
=> Phát biểu về tính chất vật lý.
- Quan sát hình ảnh oxi lỏng

Phiếu câu hỏi số 2
Các em hãy quan sát bình đựng khí Oxi, dựa vào sách giáo khoa và thực tế, hãy cho biết

tính chất vật lí của Oxi bằng cách làm câu hỏi sau đây. Hãy ghép cột các Tính chất vật lý
của Oxi sao cho phù hợp?
15


Sáng kiến: Thiết kế dạy chủ đề Oxi theo hướng phát huy năng lực học sinh

d. Dự kiến sản phẩm của học sinh: trình bày được Tính chất vật lý của Oxi qua việc trả lời
phiếu học tập GV đã phát.

Kết luận của GV:
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Cột A
Trạng thái:
Màu sắc:
Mùi vị:
Tỉ khối so với không khí:
Nhiệt độ hóa lỏng:
Độ tan trong nước:

Cột B
Chất khí (điều kiện thường)
Không màu
Không mùi, không vị
Hơi nặng hơn không khí
-1830C
Ít tan trong nước

Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
HS chưa được gặp oxi lỏng trong thực tế, nên GV đưa hình ảnh và kiến thức bổ sung

tính chất vật lý phù hợp: - Hóa lỏng ở -183oC. Oxi lỏng có màu xanh nhạt.
e. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động.
+ Thông qua quan sát GV đánh giá mức độ làm việc của HS
+ Thông qua sản phẩm phiếu học tập, đánh giá mức độ hiểu bài, khả năng diễn đạt.
Từ đó có những điều chỉnh bổ sung cho phù hợp.
Hoạt động 4 (16 phút): Tìm hiểu tính chất hóa học.
a. Mục tiêu hoạt động
16


Sáng kiến: Thiết kế dạy chủ đề Oxi theo hướng phát huy năng lực học sinh

- Rèn kĩ năng thực hành hóa học cho HS.
- Nêu được tính chất hóa học cơ bản của Oxi. Viết PTHH minh họa.
- Rèn năng lực hợp tác, năng lực thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin.
- Rèn năng lực quan sát, khả năng đọc tài liệu, sử dụng ngôn ngữ hóa học.
b. Nội dung hoạt động: Tính chất hóa học của Oxi
c. Phương thức tổ chức hoạt động.
Hoạt động của GV
GV: Ngoài TCVL mà chúng ta vừa nghiên cứu,
để biết oxi có TCHH như thế nào? Các em hãy
cùng dự đoán TCHH thông qua câu hỏi sau đây?
GV: Dựa vào cấu hình electron của Oxi:
1s2 2s22p4, em hãy cho biết:
+ Số electron lớp ngoài cùng Oxi là bao nhiêu?
+ Khi tham gia phản ứng hóa học, khuynh
hướng của Oxi là nhường hay nhận bao nhiêu
electron?
+ Trong các phản ứng hóa học, Oxi thể hiện tính
chất gì?

GV: Phân công các nhóm làm 3 thí nghiệm →
cho HS làm thí nghiệm → cho HS xem thí
nghiệm đối chứng. (Video 2,3,4)
- Đặt câu hỏi vấn đáp cho HS chiếu trên máy
chiếu/ hoặc Phiếu câu hỏi số 3
- Yêu cầu HS Kết luận TCHH của Oxi?
- GV nhận xét, kết luận và chốt lại nội dung học
sinh cần nắm vững.

Hoạt động của HS
- HS thảo luận, phát biểu ý kiến, trả lời
câu hỏi:
+ Số electron lớp ngoài cùng Oxi là: 6e.
+ Khi tham gia phản ứng hóa học, Oxi
dễ dàng nhận thêm 2e.
+ Trong các phản ứng hóa học, Oxi thể
hiện tính oxi hóa mạnh.
- HS làm 3 thí nghiệm với khí oxi:
+ Thí nghiệm 1: Oxi tác dụng với Fe
+ Thí nghiệm 2: Oxi tác dụng với C
+ Thí nghiệm 3: Oxi tác dụng với ancol
etylic
- Xem thí nghiệm đối chứng (Video
2,3,4)
- Trả lời phiếu câu hỏi
=> Kết luận TCHH của Oxi?
HS viết PTPƯ cho từng mục
* Tác dụng với kim loại:

* Tác dụng với phi kim:

GV liên hệ bổ sung kiến thức thực tế với từng
tính chất:
+ Oxi tác dụng với hầu hết các kim loại, trừ Au
và Pt
+ Fe dễ bị oxi trong không khí oxi hóa, do đó * Tác dụng với hợp chất:
những đồ dùng hay máy móc làm bằng Fe
thường hay bị gỉ (ảnh minh họa).
+ Oxi không tác dụng với các nguyên tố
17


Sáng kiến: Thiết kế dạy chủ đề Oxi theo hướng phát huy năng lực học sinh

Halogen
+ Người ta dùng đèn xì oxi (C2H2 + O2) để hàn
cắt kim loại; CO và Oxi lỏng làm nhiên liệu tên
lửa.
Phiếu câu hỏi số 3
Câu hỏi 1: Em hãy ghép các chất tham gia phản ứng với tính chất sao cho phù hợp?
Oxi tác dụng với phi kim
Oxi tác dụng với hợp chất
Oxi tác dụng với kim loại

Sắt tác dụng với Oxi
Ancol etylic tác dụng với Oxi
Cacbon tác dụng với Oxi

- Câu hỏi 2: Em hãy ghép các chất tham gia phản ứng và sản phẩm thu được sao cho phù
hợp?
Cột A: Chất tham gia phản ứng

C + O2
C2H5OH + O2
Fe + O2

Cột B: Sản phẩm
Fe3O4
CO2 + H2O
CO2

Câu hỏi 3: Trong các phản ứng sau đây, những phản ứng nào là phản ứng của kim loại tác
dụng với Oxi?
(1) Sắt tác dụng với Oxi

(2) Đồng tác dụng với Oxi

(3) Natri tác dụng với Oxi

(4) Cacbon tác dụng với Oxi

Câu hỏi 4: Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào viết sai? (các phản ứng đều đủ điều
kiện nhiệt độ)
0

A. P + O2

t



0


P2O5

B. C+ O2

t



0

C. Cl2 + O2

t



CO2

0

Cl2O7

D. S + O2

t



SO2


Câu hỏi 5: Hoàn thành những phản ứng của oxi với hợp chất sau đây, cho biết ứng dụng
của mỗi phản ứng?
0

a, C2H2 + O2

t



… + …

0

b, C2H5OH + O2

t



… + …
18


Sáng kiến: Thiết kế dạy chủ đề Oxi theo hướng phát huy năng lực học sinh
0

c, CO + O2


t





d. Dự kiến sản phẩm của học sinh:
- Sản phẩm:
+ Viết được cấu hình electron và nêu được TCHH cơ bản của Oxi (tính oxi hóa
mạnh).
+ Biết cách tiến hành thí nghiệm, nêu được hiện tượng, ghép được thí nghiệm với tính
chất hóa học tương ứng của Oxi và viết được PTPƯ.
+ Kết quả phiếu câu hỏi của học sinh:
Đáp án Phiếu câu hỏi số 3
Câu hỏi 1:
Oxi tác dụng với kim loại
Oxi tác dụng với hợp chất
Oxi tác dụng với phi kim
Câu hỏi 2:
Cột A: Chất tham gia phản ứng
Fe + O2
C + O2
C2H5OH + O2

Sắt tác dụng với Oxi
Ancol etylic tác dụng với Oxi
Cacbon tác dụng với Oxi

Cột B: Sản phẩm
Fe3O4

CO2
CO2 + H2O

Câu hỏi 3: Phản ứng (1) (2) (3)
Câu hỏi 4: Đáp án: C
Câu hỏi 5:
0

a, 2C2H2 + 5O2

t



4CO2 + 2H2O =>làm đèn xì axetilen

0

b, C2H5OH + 3O2

t



2CO2 + 3H2O => nướng mực
19


Sáng kiến: Thiết kế dạy chủ đề Oxi theo hướng phát huy năng lực học sinh
0


c, 2CO + O2

t



2CO2

=> nhiên liệu cho tên lửa

III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC.
- Oxi có độ âm điện lớn (3,44) chỉ đứng sau Flo (3,98)
- Oxi có 6e lớp ngoài cùng => O dễ nhận thêm 2e:

O + 2e → O2-

→ Oxi là phi kim hoạt động và có tính oxi hóa mạnh:
+ Trong các hợp chất oxi thường có số oxi hóa là -2 (trừ hợp chất với Flo và peoxit)
+ Tính oxi hóa mạnh: Oxi tác dụng được với kim loại (trừ Au, Pt), phi kim (trừ halogen) và
tác dụng với nhiều hợp chất.
1. Tác dụng với kim loại (trừ Au, Pt): + Na, Mg, Fe, Cu…

tạo ra hợp chất ion

2.Tác dụng với phi kim (trừ halogen): + C, P, S… tạo oxit hợp chất cộng hóa trị có cực.
3. Tác dụng với hợp chất: + C2H5OH, + C2H2,…
Bản chất của các phản ứng là phản ứng oxi hóa khử.
Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
HS còn lúng túng khi thực hành thí nghiệm với tính chất hóa học tương ứng, viết

PTHH minh họa. HS có thể yêu cầu viết thêm một số phương trình phản ứng minh họa cho
TCHH của oxi. HS có thể hỏi thêm về bản chất của các phản ứng.
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm, có thể xảy ra tình huống oxi không đủ để làm hết
3 thí nghiệm thì có thể xem 3 video về TCHH (video 2,3,4) mà GV đã chuẩn bị và tự làm từ
trước.

20


Sáng kiến: Thiết kế dạy chủ đề Oxi theo hướng phát huy năng lực học sinh

e. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
+ Thông qua thí nghiệm: Đánh giá năng lực thực hành của học sinh.
+ Thông qua quan sát: GV đánh giá mức độ hợp tác của các thành viên trong nhóm. Cho
HS khá giỏi hỗ trợ các em học đuối hơn trong nhóm.
+ Thông qua hoạt động chung của cả lớp: GV đánh giá mức độ tinh thần làm việc nhóm.
Đánh giá chéo của các nhóm trưởng. Bổ sung thông tin cho đầy đủ.
+ Thông qua báo cáo, thảo luận, chia sẻ của các HS, giữa các nhóm GV đánh giá được
khả năng diễn đạt của HS, cách góp ý chia sẻ của HS với nhau, qua đó GV hướng dẫn điều
chỉnh khi cần thiết, đồng thời phát triển năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp cho HS.
+ Thông qua thảo luận, báo cáo của các nhóm GV cũng đánh giá được mức độ hiểu bài
của HS, đồng thời GV giúp HS chuẩn hóa và khắc sâu kiến thức.
Hoạt động 5 (5 phút): Điều chế Oxi.
a. Mục tiêu hoạt động
- Rèn kĩ năng thực hành hóa học cho HS.
- Nêu được tính chất hóa học cơ bản của Oxi. Viết PTHH minh họa
- Rèn năng lực hợp tác, năng lực thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin.
- Rèn năng lực quan sát, khả năng đọc tài liệu, sử dụng ngôn ngữ hóa học.
b. Nội dung hoạt động: Điều chế Oxi
c. Phương thức tổ chức hoạt động.

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Chúng ta vừa nghiên cứu xong TCHH của
Oxi. Trong thực tế oxi được điều chế bằng
cách nào, chúng ta cùng tìm hiểu mục IV.
ĐIỀU CHẾ
- Để điều chế oxi chúng ta đi từ 2 hướng: - HS làm thí nghiệm điều chế oxi từ
trong phòng thí nghiệm và trong công KMnO4:
nghiệp. Đầu tiên chúng ta nghiên cứu điều
chế oxi trong phòng thí nghiệm.
- Nguyên tắc điều chế O2 trong phòng thí
nghiệm là phân hủy những hợp chất giàu
oxi và kém bền đối với nhiệt.
- Cử HS và Hướng dẫn HS làm thí nghiệm
- Viết PT điều chế oxi từ KMnO4
điều chế oxi bằng cách nhiệt phân KMnO4 .
t0

→

2KMnO4

K2MnO4 + MnO2 + O2
21


Sáng kiến: Thiết kế dạy chủ đề Oxi theo hướng phát huy năng lực học sinh

- Các em thấy Oxi được thu bằng phương
pháp đẩy nước dựa trên tính chất ít tan trong

nước của oxi. Thế còn trong công nghiệp,
để điều chế Oxi người ta phải đi từ nguồn
nguyên liệu rẻ tiền nhưng dễ kiếm mà thành
phần chứa nhiều oxi, đó là từ không khí và
nước.
- Cho HS xem video 5: mô phỏng điều chế
oxi từ không khí.
- Trong công nghiệp, để điều chế oxi từ
nước thì ta sử dụng phương pháp điện phân.
Trong quá trình điện phân nước người ta
trộn thêm chất điện li (như H2SO4 hay
NaOH) để làm tăng tính dẫn điện của nước.
Sản phẩm của quá trình điện phân là H 2 và
O2. O2 thu được ở anot (cực dương); H 2 thu
được ở catot (cực âm). (video 6)

- Xem video 5 mô phỏng quá trình chưng
cất phân đoạn không khí để điều chế oxi:

“Đầu tiên, không khí được dẫn vào buồng
lọc để loại sạch bụi. Sau đó được làm lạnh
từ từ đến -2000C vì ở nhiệt độ đó, không khí
đã chuyển thành trạng thái lỏng. Trong quá
trình đó, hơi nước đông đặc và bị loại bỏ
bởi bộ lọc hấp thụ. Khí CO2 được loại bỏ ở
-79 0C. Khí oxi bị hóa lỏng ở -1830C, ta thu
được khí Oxi”
- HS quan sát mô hình điều chế oxi từ nước
qua video 6:


d. Dự kiến sản phẩm của học sinh:
- HS tự điều chế được khí Oxi bằng cách nhiệt phân KMnO 4, thu khí Oxi bằng
phương pháp rời nước. GV quay lại video làm tư liệu.
- Xem video mô phỏng điều chế Oxi từ không khí và điều chế Oxi từ nước để hiểu rõ
quy trình điều chế oxi trong công nghiệp.
IV. ĐIỀU CHẾ
1. Trong phòng thí nghiệm
Nguyên tắc: phân hủy những hợp chất giàu oxi và kém bền đối với nhiệt. Ví dụ:
KMnO4, KClO3, H2O2, …
0

t
2 KMnO4 
→ K 2 MnO4 + MnO2 + O2

0

MnO2 ,t
2 KClO3 
→ 2 KCl + 3O2

MnO2
2 H 2O2 
→ 2 H 2O + O2

2. Trong công nghiệp
22


Sáng kiến: Thiết kế dạy chủ đề Oxi theo hướng phát huy năng lực học sinh


a.Từ không khí: chưng cất phân đoạn không khí lỏng thu được oxi
b. Từ nước: Điện phân nước (có hòa tan H2SO4 hay NaOH tăng tính dẫn điện của
nước).
đp , xt
2 H 2O 
→ 2 H 2 + O2

Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
+ HS thao tác thí nghiệm chưa chính xác. GV hướng dẫn và điều chỉnh thao tác của
HS.
+ HS có thể lúng túng khi viết phương trình phản ứng. Yêu cầu học sinh viết thêm
phương trình nhiệt phân KClO3 và nhiệt phân H2O2. HS có thể hỏi thêm về phương pháp thu
khí bằng phương pháp rời nước.
e. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
+ Thông qua quan sát: GV đánh giá được năng lực thực hành của học trò, từ đó điều
chỉnh thao tác và lưu ý các em mỗi khi làm thí nghiệm.
+ Thông qua hoạt động chung cả lớp: GV đánh giá mức độ hiểu bài của HS. Bổ sung
thông tin cho đầy đủ, đặc biệt là những video với hình ảnh và ngôn ngữ dễ hiểu, GV giúp HS
chuẩn hóa và khắc sâu kiến thức.
Hoạt động 6 (5 phút): Tìm hiểu ứng dụng của oxi.
a. Mục tiêu hoạt động
- Nêu được một số ứng dụng cơ bản của Oxi, vai trò của oxi trong đời sống?
- Rèn năng lực thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin.
- Rèn năng lực quan sát, khả năng đọc tài liệu, sử dụng ngôn ngữ hóa học.
b. Nội dung hoạt động: Ứng dụng của Oxi
c. Phương thức tổ chức hoạt động
GV liên hệ tới trò chơi thử thách, kiến thức thực tế của HS, chiếu các hình ảnh về ứng
dụng của oxi thông qua câu việc kể chuyện kết hợp với những hình ảnh sinh động. Từ đó,
học sinh trình bày được ứng dụng của oxi.

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Chúng ta vừa xét xong TCVL, TCHH và cách V. ỨNG DỤNG
điều chế Oxi. Vậy thì oxi có những ứng dụng gì
23


Sáng kiến: Thiết kế dạy chủ đề Oxi theo hướng phát huy năng lực học sinh

và vai trò như thế nào đối với đời sống con người,
các em cùng chuyển sang mục V. ỨNG DỤNG
- Từ trò chơi thử thách và thực tế, các em hãy nêu
vai trò của oxi?
- Để thấy được rõ hơn vai trò của oxi, các em hãy
cùng theo dõi câu chuyện qua video 7, sau đó trả
lời câu hỏi : Kể tên 1 số ứng dụng của Oxi?
“NGÀY XỬA NGÀY XƯA, khi con người còn ăn
lông, ở lỗ. Họ sống chủ yếu bằng săn bắt và hái
lượm, cuộc sống vô cùng khó khăn. Rồi một ngày
thần linh nổi giận, giáng xuống sấm sét, núi lửa
và cháy rừng…
Sau cơn thịnh nộ của mẹ thiên nhiên, con người
đã vô tình nhặt được một báu vật, đó chính là
LỬA. Ngọn lửa thần bí và kì diệu đã giúp họ sưởi
ấm, nấu nướng thức ăn và làm cho cuộc sống của
con người trở nên tốt đẹp hơn.
Từ việc tìm ra lửa, giữ lửa, con người đã biết
cách tạo ra lửa và nhờ có lửa thì con người mới
có thể phát triển cho đến ngày hôm nay. Đó chính
là những ứng dụng quan trọng nhất của oxi cho

sự tiến hóa của con người.
NGÀY NẢY NGÀY NAY, ngoài sự cháy thì oxi còn
có rất nhiều vai trò quan trọng khác đối với đời
sống như: oxi được làm mặt nạ oxi và bình oxi
lỏng; oxi được bơm vào bình dưỡng khí được
dùng cho thợ lặn và nhà du hành vũ trụ; oxi là
thành phần của nước rất cần cho sự sống; oxi
được bơm vào các lò luyện thép và oxi là nguồn
nguyên liệu cháy cho tên lửa, vũ trụ”.
Sau đây là biểu đồ ứng dụng của oxi trong đời
sống và sản xuất.

HS trả lời: - Duy trì sự sống và sự
cháy
- HS theo dõi video 7:

- Quan sát biểu đồ ứng dụng của oxi
trong đời sống và sản xuất

- HS trả lời câu hỏi: Một số ứng
dụng của oxi: dùng trong bình thở
của thợ lặn, dùng trong công nghiệp
luyện thép, dùng làm nhiên liệu cho
tên lửa, dùng trong hàn cắt kim loại,

- Oxi có vai trò quan trọng trong các
lĩnh vực: công nghiệp, luyện gang
thép, y học, vũ trụ…

d. Dự kiến sản phẩm của học sinh

- Kể tên được một số ứng dụng của oxi. Từ biểu đồ ứng dụng của oxi trong đời sống
và sản xuất, HS chỉ rõ được vai trò của oxi đối với từng lĩnh vực.
+ Một số ứng dụng của oxi: dùng trong bình thở của thợ lặn, dùng trong công nghiệp
luyện thép, dùng làm nhiên liệu cho tên lửa, dùng trong hàn cắt kim loại,…
24


Sáng kiến: Thiết kế dạy chủ đề Oxi theo hướng phát huy năng lực học sinh

+ 55% cho công nghiệp luyện thép, 25% cho công nghiệp hóa chất; 10% cho y khoa;
5% để hàn cắt kim loại và 5% cho thuốc nổ, nhiên liệu và tên lửa.
e. Đánh giá giá kết quả hoạt động
Thông qua quan sát: GV đánh giá mức độ hợp tác của các thành viên trong nhóm,
đánh giá được mức độ thu thập và xử lý các thông tin khi xem video.
2.3.Hoạt động C: Luyện tập (5 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
- Củng cố, khắc sâu kiến thức trong bài.
- Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực tính toán, năng lực giải
quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
- Nội dung: Hoàn thành 5 câu hỏi.
b. Phương thức tổ chức hoạt động
- GV: Đưa câu hỏi (Phiếu câu hỏi số 4), yêu cầu HS làm việc nhóm và trả lời
nhanh.
Phiếu câu hỏi số 4
BÀI TẬP CỦNG CỐ
Câu 1: Nguyên tử Oxi có cấu hình electron là
A. 1s22s22p6

B. 1s22s22p2


C. 1s22s22p4

D. 1s22s22p5

Câu 2: Chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị không cực?
A. H2S

B. O2

C. Al2S3

D. SO2

Câu 3: Phát biểu nào sau đây chưa đúng?
A. Oxi là chất oxi hóa mạnh

B. Oxi là chất duy trì sự cháy

C. Oxi là chất khử mạnh

D. Các phản ứng của oxi đều tỏa nhiệt mạnh

Câu 4: Dãy nào sau đây gồm các chất đều phản ứng với oxi
A. Cl2, Fe, H2S

B. Zn, CO, Au

C. C2H5OH, P, Mg

D. H2, Pt, C2H2


Câu 5: Hỗn hợp khí nào sau đây có thể tồn tại dưới mọi điều kiện:
A. H2, O2

B. O2, Cl2

C. CO, O2

D. SO2, O2

d. Dự kiến sản phẩm của học sinh
Đáp án: 1C 2B 3C 4C 5B (HS lí giải được việc chọn Đáp án).
e. Đánh giá kết quả hoạt động
25


×