Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

THỰC TRẠNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.12 KB, 36 trang )

THỰC TRẠNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG
TECHCOMBANK
2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Techcombank
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Techcombank
• Tên tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.
• Tên tiếng Anh: VietNam Technology Commerical Joint Stock Bank
• Tên giao dịch: Techcombank
• Tên viết tắt: TCB
Được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ
thương Việt Nam - Techcombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu
tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế
thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý
Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
 Một số thành tích đạt được:
 1994- 1998
- Tăng vốn điều lệ từ 51,495 tỷ đồng lên 70 tỷ đồng.
- Thành lập Chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh, khởi đầu cho quá trình phát triển
nhanh chóng của Techcombank tại các đô thị lớn.
- Trụ sở chính được chuyển sang Toà nhà Techcombank, 15 Đào Duy Từ, Hà Nội.
- Thành lập Chi nhánh Techcombank Đà Nẵng tại Đà Nẵng.
1999-2002
- Techcombank tăng vốn điều lệ từ 80,020 tỷ đồng lên 104,435 tỷ đồng.
- Ký kết hợp đồng với nhà cung cấp phần mềm hệ thống ngân hàng hàng đầu trên thế giới
Temenos Holding NV, về việc triển khai hệ thống phần mềm Ngân hàng GLOBUS cho
toàn hệ thống Techcombank.
- Thành lập một số chi nhánh mới: Chi nhánh Chương Dương, Hoàn Kiếm tại Hà Nội, Chi
nhánh Hải Phòng tại Hải Phòng, Chi nhánh Thanh Khê tại Đà Nẵng và Chi nhánh Tân Bình
tại Thành phố Hồ Chí Minh.
2003
- Chính thức phát hành thẻ thanh toán F@stAccess-Connect 24 (hợp tác với Vietcombank)
vào ngày 05/12/2003.


- Triển khai thành công hệ thống phần mềm Globus trên toàn hệ thống vào ngày
16/12/2003. Tiến hành xây dựng một biểu tượng mới cho ngân hàng.
- Vốn điều lệ tăng lên 180 tỷ đồng.
2004
- Ngày 09/06/2004: Khai trương biểu tượng mới của Ngân hàng.
- Tăng vốn điều lệ lên 412 tỷ đồng
- Ngày 13/12/2004 Ký hợp đồng mua phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ với Compass
Plus.
2005
- Thành lập một số chi nhánh và phòng giao dịch như: Chi Nhánh Lào Cai, Hưng Yên, T.P
Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà), Vũng Tàu…, Phòng Giao Dịch Techcombank Phan Chu
Trinh (Đà Nẵng), Techcombank Nguyễn Tất Thành, Techcombank Quang Trung,
Techcombank Trường Chinh (Hồ Chí Minh)...
- Tăng vốn điều lệ lên 555 tỷ đồng.
- Khai trương phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ của hãng Compass Plus nâng cấp hệ
thống phần mềm Globus sang phiên bản mới nhất Tenemos T24 R5.
2006
- Nhận giải thưởng về thanh toán quốc tế từ The Bank of NewYorks, Citibank, Wachovia.
- Tháng 5 và 6/2006: Nhận cúp vàng “Vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền vững” do
Tổng liên đoàn lao động Việt Nam trao tặng và đường dây nóng 04.9427444 chính thức đi
vào hoạt động.
- Tháng 8/2006: Moody’s, hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới đã công bố xếp hạng
tín nhiệm của Techcombank, ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam được xếp hạng bởi
Moody’s.
- Tăng vốn điều lệ lên 1.500 tỉ đồng và ra mắt thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa.
2007
- Tổng tài sản đạt gần 2,5 tỷ USD
- HSBC tăng phần vốn góp lên 15% và trực tiếp hỗ trợ tích cực trong quá trình hoạt động
của Techcombank.
- Nâng cấp hệ thống corebanking T24R06 và phát hành trên 200.000 thẻ các loại.

- Là ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất được Financial Insights công nhận thành
tựu về ứng dụng công nghệ đi đầu trong giải pháp phát triển thị trường
- Triển khai chương trình “Khách hàng bí mật” đánh giá chất lượng dịch vụ của các giao
dịch viên và điểm giao dịch của Techcombank.
- Nhận giải thưởng “Thương mại Dịch vụ - Top Trade Services 2007” do Bộ Công thương
trao tặng.
2008
- 02/2008: Nhận danh hiệu “Dịch vụ được hài lòng nhất năm 2008” do độc giả của báo Sài
Gòn Tiếp thị bình chọn
- 03/2008: Ra mắt thẻ tín dụng Techcombank Visa Credit
- 05/2008: Triển khai máy gửi tiền tự động ADM
- Triển khai hàng loạt dự án hiện đại hóa công nghệ như: nâng cấp hệ thống phần mềm
ngân hàng lên phiên bản T24.R7, là thành viên của cả hai liên minh thẻ lớn nhất Smartlink
và BankNet, kết nối hệ thống ATM với đối tác chiến lược HSBC, triển khai số Dịch vụ
khách hàng miễn phí (hỗ trợ 24/7) 1800 588 822, …
- 08/2008: Ra mắt Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Techcombank AMC
- 09/2008: Nhận giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2008 do Hội Doanh nghiệp trẻ trao tặng,
tăng tỷ lệ sở hữu của đối tác chiến lược HSBC lên 20%, tăng vốn điều lệ lên 3.165 tỷ
đồng, đồng thời ra mắt thẻ đồng thương hiệu Techcombank – Vietnam Airlines – Visa
- 10/2008: Nhận giải thưởng “Thương hiệu chứng khoán uy tín” và “Công ty cổ phần hàng
đầu Việt Nam” do Uỷ Ban Chứng Khoán trao tặng.
Năm 2009
- 6 tháng đầu năm đạt lơị nhuận 1.031 tỷ đồng .
- Smartlink kết nối với VNBC- Thẻ của Techcombank giao dịch tại mạng lưới ATM lớn
nhất Việt Nam.
- Techcombank chuyển trụ sở Chi nhánh Phú Mỹ và thành lập phòng giao dịch Nguyễn
Văn Linh.
- Techcombank tổ chức cuộc thi ảnh “Góc nhà yêu thương”.
- Tài trợ Giải quần vợt Cúp Phú Mỹ Hưng lần 9-2009
- Ra mắt sản phẩm “Tiết kiệm online – sản phẩm dành cho khách hàng bận rộn”.

- Tưng bừng khuyến mãi kỉ niệm16 năm thành lập.
- Thêm một tiện ích thanh toán cho khách hàng sử dụng F@st i-bank
- Triển khai gửi tin nhắn thông báo giao dịch cho chủ thẻ tín dụng.
- Khai trương khu dịch vụ Ngân hàng ưu tiên (Techcombank priority) đầu tiên tại Việt
Nam.
2.1.2. Chức năng của ngân hàng:
Các hoạt động chính của ngân hàng bao gồm:
- Huy động và nhận tiền gửi ngắn, trung và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân;
- Cung cấp tín dụng cho các tổ chức và cá nhân dựa trên tính chất và khả năng cung ứng
nguồn vốn của Ngân hàng;
- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và ngân quỹ và các dịch vụ ngân hàng khác được
ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép;
- Thực hiện góp vốn, mua cổ phần, đầu tư trái phiếu và kinh doanh ngoại tệ theo qui định
của pháp luật.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức:
 Hôị đồng quản trị
Ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Techcombank
Ông Nguyễn Đăng Quang, Phó Chủ tịch thứ nhất HĐQT Techcombank
Ông Nguyễn Thiều Quang, Phó Chủ tịch HĐQT Techcombank
Ông Nguyễn Cảnh Sơn, Phó Chủ tịch HĐQT Techcombank
Ông Sumit Dutta, Thành viên HĐQT Techcombank
Ông Trần Thanh Hiền, Thành viên HĐQT Techcombank
Ông Madhur Maini, Thành viên HĐQT Techcombank
Ông Stephen Colin Moss, Thành viên HĐQT Techcombank
Ông Nguyễn Đức Vinh, Thành viên HĐQT Techcombank
 Ban kiểm soát
Ông Đỗ Tuấn Anh, Trưởng Ban kiểm soát thành viên chuyên trách
Bà Nguyễn Quỳnh Anh, Thành viên Ban kiểm soát chuyên trách
Bà Nguyễn Thu Hiền, Thành viên Ban kiểm soát chuyên trách
Bà Vũ Thị Dung, Thành viên Ban kiểm soát

Ông Nguyễn Quỳnh Lâm, Thành viên Ban kiểm soát
 Ban giám đốc
Ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng Giám Đốc
Bà Nguyễn Thị Tâm, Phó Tổng Giám Đốc thường trực
Ông Phạm Quang Thắng, Phó Tổng Giám Đốc thường trực
Ông Nguyễn Thành Long, Phó Tổng Giám Đốc
Bà Lưu Thị Ánh Xuân, Phó Tổng Giám Đốc
Ông Lê Xuân Vũ, Phó Tổng Giám Đốc
Bà Đỗ Diễm Hồng, Phó Tổng Giám Đốc.
Bà Nguyễn Thị Thiên Hương, Phó Tổng Giám Đốc
Ông Trần Hoài Phương, Phó Tổng Giám Đốc
ĐH Đồng Cổ
Đông
Ủy Ban Quản
Trị
P.Thông tin điện toán
Các chi nhánh và văn phòng giao dịch tại các tỉnh
HĐ Tín
Dụng
P.Tiếp thị, phát triển sản phẩm & chăm sóc
KH
P. Quản lý chất lượng
P.Kế toán quản trị
Trung tâm thẻ
P.Thông tin điện toán
TTTT&NH đại lý
P.Kế toán tài chính
P.Kiểm soát nội bộ
P.Quản lý nguồn vốn & giao dịch ngoại tệ
Văn Phòng Hội Đồng Quản Trị

Hội Đồng Quản Trị
Ban Kiểm
Soát
Ban Điều
Hành
Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu và tổ chức của ngân hàng Techcombank
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của NH giai đoạn 2007 – 2009
ĐVT: Triệu VNĐ
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2008
Năm 2007 2009/2008 2008/2007
1. Thu nhập lãi thuần 2.499.820 1.760.743 925.274 190,24% 141,98%
2. Lãi thuần từ hoạt động dịch
vụ
641.059 482.877 177.936 271,38% 132,76%
3. Lãi thuần từ kinh doanh
ngoại hối và vàng
48.089 21.792 24.583 80,65% 220,67%
4. Lãi thuần từ mua bán
chứng khoán và kinh doanh
150.453 2.587 81.760 3,26% 5813,73%
5. Thu nhập từ hoạt động
khác
196.134 16.034 4.462 359,35% 1223,24%
6.Thu nhập từ góp vốn mua
cổ phần
28.441 79.582 2.992 2659,83% 35,74%

7.Tổng lợi nhuận trước thuế 2.252.897 1.615.855 709.740 227,69% 139,42%
8. Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp
(552.728) (432.772) (119.356) 362,59% 127,72%
9. Lợi nhuận sau thuế 1.700.169 1.183.083 510.384 231,8% 143,71%
10. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
(VND/Cổ phiếu)
3.148 2.293 2.452 93,52% 137,29%
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NH giai đoạn 2007- 2009
(Nguồn: Báo cáo tài chính của TCB năm 2007, 2008, 2009)
P.Thông tin điện toánVăn Phòng
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ lợi nhuận sau thuế của TCB giai đoạn 2007- 2009
Sau thời kỳ kinh tế tăng trưởng nóng và hàng loạt dự án đầu tư lớn, công ty chứng
khoán, công ty niêm yết nhà đầu tư tài chính bất động sản…vào đầu năm 2008, những yếu
tố bất cân đối của nền kinh tế Việt Nam bắt đầu thể hiện rõ nét và dẫn đến nhiều hệ quả
như: lạm phát tăng vọt, nhập siêu vượt quá mức an toàn, thị trường chứng khoán sụt giảm
kỷ lục, thị trường bất động sản xuống dốc… Nhằm hạn chế tác động của của những yếu tố
bất lợi đó, chính phủ và Ngân hàng Nhà nước từng bước áp dụng một loạt chính sách vĩ
mô, trọng tâm là chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế tốc độ tăng trưởng phương tiện
thanh toán và dư nợ tín dụng của nền kinh tế. Trong khi đó, khủng hoảng tài chính bùng
phát ở Mỹ và lan rộng toàn cầu, làm sụp đổ nhiều định chế tài chính khổng lồ và khuynh
hướng đảo chiều thị trường chứng khoán thế giới.
Nhờ kiên trì mục tiêu phát triển bền vững, nhờ có chính sách kịp thời và nổ lực
chung của toàn Ngân hàng Techcombank đạt 1.615.855 triệu đồng lợi nhuận trước thuế
trong năm 2008, tăng 906.115 triệu đồng tương đương 125,48% so với năm trước. Đây là
mức lợi nhuận cao thứ hai trong toàn hệ thống các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt
Nam, là thành công đáng tự hào trong bối cảnh khủng hoảng thị trường năm 2008 khi mà ít
Ngân hàng phải điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch. Năm 2009, lợi nhuận trước thuế lũy kế của
Techcombank và các công ty trực thuộc sau khi đã trích lập dự phòng đạt 2.252.897 triệu
đồng tăng 637.042 triệu đồng tương đương 39,42%, theo đó Techcombank đã hoàn thành

chỉ tiêu lợi nhuận. Năm 2009 là năm kinh tế các nước bắt đầu phục hồi sau cuộc khủng
hoảng nên tốc độ tăng có giảm so với năm 2008. Bên cạnh đó mạng lưới hoạt động cũng
không ngừng được mở rộng, với 30 Chi nhánh và phòng giao dịch mới thành lập trong
năm 2008. Đội ngũ quản trị và điều hành được tăng cường về chất với một lượng đáng kể
cán bộ cấp cao được tuyển mộ từ các NH quốc tế và các đối tác chiến lược HSBC.
Nếu như năm 2007 Techcombank là Ngân hàng cổ phần đầu tiên được tổ chức định
mức tín nhiệm quốc tế Moody’s đánh giá ở mức cao về an toàn thanh toán và tăng trưởng
bền vững thì năm 2008, trong bối cảnh khó khăn, Techcombank vẫn tiếp tục được Moody’s
khẳng định là một Ngân hàng an toàn với định mức tín nhiệm tương với mức trần tín
nhiệm quốc gia. Đặc biệt, tỷ lệ cho vay/ huy động từ thị trường luôn được kiểm soát ở
trạng thái an toàn và ở mức 76% vào thời điểm tháng 6/2008. Đây cũng là tỷ lệ tốt mà ít
NH Việt Nam đạt được trong những năm 2008.
Năm 2009 được đánh giá là năm có nhiều thử thách đối với nền kinh tế thế giới và
Việt Nam. Với môi trường hoạt động kinh doanh chứa đầy khó khăn và diễn biến khó
lường, Ban lãnh đạo của Techcombank luôn theo sát diễn biến tình hình, kịp thời thiết lập
và chỉ đạo kế hoạch hành động nhằm bảo đảm hoạt động của NH an toàn, hiệu quả, và phát
triển bền vững. Techcombank đã mở thêm được 9 Chi nhánh và 39 phòng giao dịch, 2 quỹ
tiết kiệm và thành lập 2 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm kiểm soát tín dụng và Hỗ trợ kinh
doanh miền Bắc và miền Nam. Tính đến 31/12/2009, TCB có 188 địa điểm kinh doanh
được phân bố hoạt động tại 42 tỉnh/Thành phố trên toàn quốc. Bên cạnh đó TCB đã hoàn
thành 2 đợt tăng vốn điều lệ; trong đó:
 Đợt 1 tăng từ 3.642.014.710.000 đồng lên 4.337.014.710.000 đồng.
 Đợt 2 tăng từ 4.337.014.710.000 đồng lên 5.400.416.710.000 đồng
Từ đó cho thấy, năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh của TCB tiếp tục được nâng
cao về năng lực tài chính, quy mô tổng tài sản, thị phần hoạt động kinh doanh, mạng lưới
các điểm giao dịch so với năm 2008, như tổng tài sản tăng 157%, huy động vốn tăng
150%, lợi nhuận trước thuế tăng 139%... tỷ lệ nợ xấu là 2,49% giảm 0,04% so với năm
2008, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đạt và vượt quy định tối thiểu của NHNN. Bên cạnh đó,
chất lượng hoạt động và khả năng cung ứng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ NH của TCB
cũng không ngừng được nâng cao thông qua việc áp dụng công nghệ hiện đại để nâng cao

tiện ích các sản phẩm dịch vụ và đa dạng hóa các khả năng liên kết với các doanh nghiệp
khác trong việc cung ứng sản phẩm dịch vụ NH. Ngoài ra, Techcombank đã thu hút nhiều
nhân sự cao cấp có trình độ năng lực về công tác, tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán
bộ, quan tâm đến chính sách đãi ngộ xứng đáng cho cán bộ nhân viên có thành tích đóng
góp vào sự phát triển của NH.
Với những kết quả đạt được trong năm 2009, TCB đã vinh dự nhận được nhiều giải
thưởng, bằng khen từ Bộ, ngành cũng như các tổ chức trao tặng như: Giải thưởng “Ngân
hàng xuất sắc trong hoạt động thanh toán quốc tế” do Ngân hàng Wachovia trao tặng; Giải
thưởng “Thương mại dịch vụ tiêu biểu 3 năm liên tiếp Top trade services” và “Top 10
doanh nghiệp thương mại dịch vụ xuất sắc” do Bộ công thương bình chọn và trao tặng.
2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Techcombank- chi nhánh Tân Bình
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Cùng với yêu cầu đổi mới kinh tế, đồng thời nhằn mở rộng mạng lưới kinh doanh,
NHTMCP Techcombank đã đặt chi nhánh ở hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước để
phục vụ cho sự phát triển kinh tế của từng vùng từng địa phương.
Tháng 02/2002, Ngân hàng Techcombank chi nhánh Tân Bình được thành lập và có
văn phòng đặt tại Số 5 đường Cộng Hòa, quận Tân Bình, TP.HCM. Hiện nay dời về Số
99A 1-2-3 Cộng Hòa, phường 3, quận Tân Bình, TP.HCM.
Chi nhánh tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ Ngân hàng cho Khách hàng địa
phương bao gồm các cá nhân và tổ chức kinh doanh tại quận Tân Bình và một số quận lân
cận.
Với đội ngũ nhân viên tại chi nhánh hơn 100 người có trình độ chuyên môn cao,
năng động sáng tạo Ngân hàng Techcombank chi nhánh Tân Bình hoạt động dưới sự điều
hành trực tiếp của Ban giám đốc chi nhánh.
Với diện tích mặt bằng hơn 300 m
2
, trang thiết bị hiện đại cũng như hệ thống mạng
nội bộ hoàn chỉnh, chi nhánh đã mang đến cho khách hàng sự hài lòng, thoải mái và đặc
biệt là nhanh chóng khi đến thực hiện giao dịch.
Mục tiêu trong thời gian tới Ngân hàng sẽ tiến hành sửa đổi một số quy trình để rút

ngắn hơn nữa thời gian giao dịch cho khách hàng như đơn giản hóa các thủ tục ký duyệt
đến mức thấp nhất có thể, xây dựng mô hình tín dụng dễ tiếp cận, phù hợp hơn với nhiều
đối tượng khách hàng, có riêng bộ phận hướng dẫn hỗ trợ khách hàng. Đồng thời nâng cao
năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong khâu thẩm định kiểm tra và
lập thủ tục về thanh toán cũng như nâng cao chất lượng cung cách phục vụ. Chi nhánh
TCB-TB đã và đang có những phát triển không ngừng, cùng với các chi nhánh TCB cả
nước đóng góp vào sự phát triển chung của ngân hàng TCB nói riêng và toàn hệ thống
ngân hàng nói chung đúng với khẩu hiệu mà ngân hàng đã đề ra “Giữ trọn niền tin”.
2.2.2. Mô hình cơ cấu tổ chức
BAN GIÁM ĐỐC
P.KT &NQ
P.DVNHDN
P.DVNHCN
BHT & KSKD
PGD
Tân
Sơn
Nhất
PGD
Nguyễn
Sơn
PGD
Tây
Sài
Gòn
PGD

Văn
Sỹ
PGD



PGD
Âu

PGD
Trường
Chinh
PGD
Nguyễn
Ảnh
Thủ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức – chi nhánh Tân Bình
- Ban giám đốc : gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc, có nhiệm vụ giám sát các nhân
viên, các phòng ban trong quá trình hoạt động kinh doanh, quyết định xem xét mọi hoạt
động của đơn vị. Ngoài ra Ban giám đốc còn phải chịu trách nhiệm về hoạt động kinh
doanh của đơn vị mình trước ban Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị.
- Phòng kinh doanh :
+ Phòng dịch vụ Ngân hàng Doanh nghiệp (P.DVNHDN): thực hiện các khoản cho
vay với Khách hàng doanh nghiệp như tiếp cận, thẩm định hồ sơ vay, kiểm tra sử dụng các
món vay của đơn vị vay, theo dõi thu hồi nợ đối với các món vay đến hạn, cân đối nguồn
vốn, tổng hợp thống kê thông tin về rủi ro tín dụng, đề xuất các biện pháp thu hồi vốn
trong trường hợp khách hàng gặp khó khăn về trả nợ vay.
+ Phòng dịch vụ Ngân hàng Cá nhân (P.DVNHCN): thực hiện các khoản vay đối với
Khách hàng cá nhân như thực hiện công tác marketing, tiếp thị khách hàng bán sản phẩm
tín dụng và các sản phẩm Ngân hàng khác, tiếp cận thẩm định hồ sơ vay, kiểm tra việc sử
dụng các món vay của khách hàng, theo dõi thu hồi nợ đối với các món vay đến hạn, cân
đối nguồn vốn, tổng hợp thống kê thông tin rủi ro tín dụng, đề xuất các biện pháp thu hồi
vốn trong trường hợp Khách hàng gặp khó khăn về trả nợ vay.
+ Phòng thanh toán quốc tế:

 Thực hiện các hoạt động kinh doanh ngoại hối, tín dụng ngoại tệ và các nghiệp
vụ thanh toán quốc tế khác.
 Hướng dẫn khách hàng các vấn đề liên quan đến thanh toán quốc tế.
 Kiểm tra về mặt kỹ thuật, thẩm định và đề xuất việc phát hành, tu chỉnh, thông
báo và thanh toán L/C và các phương thức thanh toán khác.
 Lập thủ tục và theo dõi việc thanh toán cho người nước ngoài và nhận thanh toán
từ nước ngoài theo yêu cầu của khách hàng.
 Thu thập thông tin về khách hàng và hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bảo
lãnh chiết khấu bộ chứng từ.
 Thực hiện giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài.
+ Bộ phận hành chính: gồm 2 nhân viên có nhiệm vụ sắp xếp, cung cấp đồ dùng văn
phòng cho hoạt động của các phòng ban, giải quyết thắc mắc về mặt nhân sự
- Phòng kế toán : thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến quá trình thanh toán tiền mặt,
thanh toán chuyển tiền trong hệ thống Ngân hàng Techcombank và chuyển tiền ra ngoài hệ
thống, mở tài khoản cho khách hàng, kế toán các khoản phải thu – chi trong ngày nhằm xác
định lượng vốn huy động của chi nhánh. Ngoài ra còn phải lưu trữ tổng hợp hồ sơ tài liệu
về hạch toán tài chính hàng năm với Ngân hàng Techcombank hội sở.
- Phòng ngân quĩ : quản lý thu chi tiền mặt thực hiện thu đổi ngoại tệ khi khách hàng
có nhu cầu giao dịch đồng thời còn chịu trách nhiệm bảo quản tiềm mặt cho chi nhánh.
- Ban hỗ trợ và kiểm soát sau : theo dõi, giám sát và kiểm soát rủi ro tín dụng, đánh
giá chất lượng danh mục đầu tư tín dụng thực hiện báo cáo liên quan đến hoạt động tín
dụng, tái thẩm định các hồ sơ tín dụng của phòng kinh doanh theo yêu cầu của Ban giám
đốc. Ngoài ra còn hướng dẫn triển khai và kiểm soát thực hiện các qui định liên quan đến
hoạt động tín dụng tại chi nhánh.
2.2.3. Cơ cấu tổ chức phòng thanh toán quốc tế:
Giám đốc
Phó Giám đốc
Trưởng phòng DVNH doanh nghiệp
Phó phòng DVNH doanh nghiệp
Chuyên viên khách hàng (Bộ phận tín dụng Doanh nghiệp)

Chuyên viên khách hàng (Bộ phận TTQT)
Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức phòng thanh toán quốc tế chi nhánh Tân Bình
- Trưởng phòng: Tổ chức và quản lý các hoạt động KD tại khu vực quản lý và phát triển
khách hàng Doanh nghiệp.
- Phó Phòng: Quản lý các hoạt động về TTQT của Chi nhánh, vùng. Điều hành bộ máy
TTQT tại Chi nhánh.
- Chuyên viên khách hàng (Bộ phận tín dụng Doanh nghiệp)
 Chủ động gặp gỡ, tiếp xúc, phát triển quan hệ giao dịch với khách hàng, thu hút
khách hàng mới tìm hiểu nhu cầu vay vốn của khách hàng và xây dựng hệ thống, cơ
sở dữ liệu khách hàng.
 Thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng (xem xét trạng thái tài chính, đánh giá tài
sản, các báo cáo tài chính…)
 Phối hợp cùng chuyên gia tài sản Phân tích & Hỗ trợ kinh doanh định giá tài sản
đảm bảo. Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt khoản vay, tiến hành làm thủ tục thế
chấp tài sản đảm bảo, đăng ký giao dịch đảm bảo theo quy định, làm hồ sơ giải
ngân.
 Thực hiện các nghiệp vụ quản lý sau khi cho vay: kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột
xuất thông qua các kênh thông tin khác nhau để giám sát tình hình sử dụng vốn cuả
khách hàng, đề ra các biện pháp xử lý các sai phạm của khách hàng (nếu có).
 Giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của khách hàng trong phạm vi quyền hạn cho
phép, thu thập những phản hồi của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của các

×