Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quản lý nhà nước về vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.28 KB, 26 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRƢƠNG QUỐC VIỆT

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VỐN HỖ TRỢ
PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH KON TUM

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH
QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 834 04 10

Đà Nẵng – Năm 2020


2

Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Bảo

Phản biện 1: GS.TS. Trương Bá Thanh
Phản biện 2: PGS.TS. Trần Đình Thao

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ ngành Quản lý Kinh tế họp tại Trường Đại học
Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 02 tháng 3 năm 2020.



Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Hoạt động vận động, quản lý và sử dụng vốn ODA trên địa
bàn tỉnh Kon Tum trong thời gian qua đạt được những kết quả nhất
định. Vốn ODA đã hỗ trợ cùng vốn NSNN góp phần tạo lập hạ tầng
kinh tế - xã hội và giải quyết tốt các vấn đề bức thiết. Nhưng thực
tiễn hoạt động ODA còn nhiều tồn tại, làm giảm đi ý nghĩa và mục
tiêu của vốn này.
Để góp phần làm sáng tỏ các nguyên nhân trên, Tác giả chọn
đề tài “Quản lý nhà nước về vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
trên địa bàn tỉnh Kon Tum” làm Luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Đề tài đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân các hạn
chế; đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác
quản lý nguồn vốn này trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Hệ thống cơ sở lý luận quản lý nhà nước về vốn ODA; ph n
t ch, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước - mặt đạt được, tồn tại,
hạn chế và nguyên nhân; đề xuất các giải pháp hoàn thiện.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về vốn ODA trên địa

bàn tỉnh Kon Tum như thế nào? Các giải pháp nhằm hoàn thiện?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn
Vấn đề lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước đối với các


2

dự án sử dụng vốn ODA trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: tỉnh Kon Tum; về thời gian: ph n t ch thực
trạng giai đoạn 2011-2018, đề xuất giải pháp đến năm 2025; về nội
dung: thực trạng quản lý nhà nước về vốn ODA trên địa bàn Tỉnh.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu
5.1.1. Số liệu thứ cấp
Luận văn sử dụng nguồn số liệu thứ cấp từ các báo cáo, đề
án, kế hoạch, số liệu thống kê; các tài liệu về ODA được in trong các
sách, báo, tạp ch , phương tiện thông tin đại chúng.
5.1.2. Số liệu sơ cấp
Tác giả tiến hành thu thập số liệu bởi Phiếu khảo sát. Đối
tượng khảo sát là 80 cán bộ, công chức có liên quan đến ODA. Nội
dung tập trung vào thực trạng quản lý nhà nước. C u hỏi được thiết
kế theo thang đo Likert 5 mức.
5.2. Phƣơng pháp phân tích
5.2.1. Phương pháp phân tích thống kê
Tổng hợp các dữ liệu được thu thập phục vụ cho phân tích;
đánh giá số liệu thống kê từ nhiều nguồn để nhận xét, kết luận.
5.2.2. Phương pháp so sánh
So sánh dữ liệu thực trạng qua từng năm, giai đoạn để đánh

giá thực trạng quản lý vốn ODA. So sánh thực trạng của tỉnh với các
chỉ số có liên quan nhằm làm rõ mức độ tác động của vốn ODA.
5.2.3. Phương pháp phân tích tổng hợp
Tổng hợp các dữ liệu nhằm xác lập những liên hệ tất yếu


3

giữa các chủ đề, nội dung đã được ph n t ch trong đề tài.
5.2.4. Phương pháp thống kê mô tả
Tập hợp dữ liệu, số liệu nhằm phát hiện ra các đặc trưng của
vấn đề; tiến hành mô tả phản ánh thực trạng của quản lý nhà nước.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài đã hệ thống tương đối hoàn chỉnh các vấn đề cơ sở lý
luận và xác lập nội dung quản lý nhà nước về vốn ODA. Do đó, sẽ là
tài liệu góp phần vào n ng cao hiệu quả quản lý nhà nước vốn ODA.
7. Sơ lƣợc tài liệu nghiên cứu chính sử dụng trong
nghiên cứu
(1) Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu (2008), Giáo trình Quản
lý nhà nước về kinh tế, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân; (2) Võ Xuân
Tiến (2013), Giáo trình Chính sách công, Nxb; (3) Đoàn Thị Thu
Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2014), Giáo trình Chính sách kinh tế,
NXb Khoa học Kĩ thuật; (4) Từ Quang Phương, Phạm Văn Hùng
(2015), Giáo trình Kinh tế đầu tư, Nxb. Đại học Kinh tế Quốc d n.
Ngoài ra, Tác giả còn sử dụng các văn bản quy phạm pháp
luật có liên quan.
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
(1) Nguyễn Quang Thái, Trần Thị Hồng Thủy (2014), Vốn
ODA trong điều kiện mới, Tạp ch Khoa học, Đại học Quốc gia Hà
Nội, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30, Số 1 (2014) 19-25; (2) Trần

Minh Đức (2015), Quản lý Nhà nước đối với vốn ODA của Thành
phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Kinh tế, Trường Đại học
Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội; (3) Phạm Tiến Qu n (2014),
Quản lý Nhà nước đối với nguồn vốn ODA ở Việt Nam, Luận văn


4

Thạc sĩ Quản lý Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia
Hà Nội; (4) Nguyễn Việt Cường (2016), Thu hút nguồn vốn ODA
nhằm thực hiện mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, Luận án Tiến sĩ,
Trường Đại học Kinh tế Quốc d n; (5) Trần Thị Hồng Thủy (2016),
Viện trợ phát triển chính thức (ODA) trong bối cảnh Việt Nam trở
thành nước có thu nhập trung bình (MIC), Luận án Tiến sĩ, Trường
Đại học Kinh tế Quốc d n.
9. Kết cấu của Luận văn
Ngoài “Mở đầu” và “Kết luận”, Luận văn có kết cấu 03
chương, gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về vốn ODA;
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về vốn ODA trên
địa bàn tỉnh Kon Tum;
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước
về vốn ODA địa bàn tỉnh Kon Tum.
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VỐN ODA
1.1. KHÁI QUÁT QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VỐN ODA
1.1.1. Một số khái niệm
a. Khái niệm vốn ODA
Theo khoản 23, Điều 3 Nghị định 16/2016/NĐ-CP ngày
16/3/2016, “Vốn ODA, vốn vay ưu đãi là nguồn vốn của nhà tài trợ

nước ngoài cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam để hỗ trợ phát triển, bảo đảm phúc lợi và an sinh
xã hội”. Đối với vốn vay ODA, mức ưu đãi về lãi suất, thời gian ân


5

hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm yếu tố không hoàn lại phải đạt ít
nhất 35% đối với khoản vay có ràng buộc và 25% đối với khoản vay
không ràng buộc.
b. Khái niệm quản lý nhà nước về vốn ODA
Là bộ phận cấu thành trong quản lý nhà nước về các nguồn
vốn đầu tư công; thể hiện sự tác động có tổ chức, theo định hướng,
bằng quyền lực của nhà nước và thông qua bộ máy nhà nước đối với
toàn bộ hoạt động từ vận động đến tổ chức thực hiện nhằm sử dụng
có hiệu quả nhất nguồn vốn này; góp phần vào hỗ trợ phát triển kinh
tế - xã hội.
1.1.2. Đặc điểm quản lý nhà nƣớc về vốn ODA
a. Chủ thể quản lý
Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và
Văn phòng Ch nh phủ; các Bộ, cơ quan ngang Bộ thuộc Chính phủ
và UBND cấp tỉnh; cơ quan chủ quản; chủ dự án và BQL dự án.
b. Đối tượng quản lý
Các dự án sử dụng vốn ODA thông qua quy trình 6 bước cơ
bản: (i) Phê duyệt Đề xuất dự án; (ii) Phê duyệt Chủ trương Đầu tư
dự án; (iii) Quyết định Đầu tư dự án; (iv) Đàm phán, ký kết; (v)
Quản lý thực hiện; (vi) Hoàn thành chuyển giao.
c. Mục tiêu quản lý
Đảm bảo đúng mục tiêu, chất lượng, tiến độ và hiệu quả; góp

phần phát triển kinh tế - xã hội.
d. Công cụ quản lý


6

Hệ thống văn bản quy pháp luật, chính sách (đề án, định
hướng, kế hoạch). Cấp tỉnh có quy hoạch, đề án, nghị quyết, quyết
định và văn bản chỉ đạo, điều hành.
1.1.3. Vai trò quản lý nhà nƣớc về vốn ODA
- Hỗ trợ nguồn lực hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội;
- Đảm bảo an toàn nợ công; đẩy mạnh phân công, phân cấp,
trách nhiệm, nghĩa vụ các cấp; nâng cao hiệu quả vận động, quản lý
và sử dụng; phòng chống thất thoát, tham nhũng, lãng ph .
- Nâng cao năng lực mọi mặt của đội ngũ cán bộ, công chức,
tổ chức bộ máy; người dân thụ hưởng dự án.
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VỐN ODA
1.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách về
vốn ODA
UBND cấp tỉnh x y dựng, ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật, chính sách nhằm hướng các hành vi, hoạt động của các tổ
chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động vận động, quản lý và sử
dụng vốn ODA theo quy định.
1.2.2. Xây dựng, phê duyệt dự án ODA
a. Xây dựng, trình duyệt Đề xuất dự án ODA
Quá trình theo dõi, kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện từ
việc trao đổi thông tin đến lập, đánh giá và trình cấp có thẩm quyền
quyết định lựa chọn Đề xuất.
b. Xây dựng, trình duyệt chủ trương đầu tư dự án ODA
Quá trình theo dõi, kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện từ

việc lập đến thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư của cấp có
thẩm quyền.


7

c. Xây dựng, trình phê duyệt quyết định đầu tư dự án ODA
Quá trình theo dõi, kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện
phối hợp với nhà tài trợ từ x y dựng đến thẩm định, phê duyệt quyết
định đầu tư.
1.2.3. Ký kết điều ƣớc quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA
Quá trình đề cử nh n sự làm thành viên tham gia các hoạt
động đàm phán; phối hợp thực hiện các hoạt động cần thiết để điều
ước quốc tế hoặc thỏa thuận có hiệu lực.
1.2.4. Tổ chức thực hiện dự án ODA
Quá trình theo dõi, kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện
các hoạt động thiết yếu nhằm khởi động, hoàn thành dự án theo tiến
độ.
1.2.5. Giám sát, đánh giá dự án ODA
Quá trình theo dõi, kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện
việc thiết lập, vận hành hệ thống giám sát, đánh giá của các cơ quan
có thẩm quyền.
1.2.6. Kiểm tra; xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên
quan đến dự án ODA
Việc kiểm tra, xử lý và giải quyết của cấp có thẩm quyền đối
với các khiếu nại của các tổ chức, cá nhân đối với các chủ thể trong
quá trình tổ chức thực hiện dự án.
1.3. NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
VỐN ODA
1.3.1. Các nhân tố bên ngoài (các nhà tài trợ ODA)

a. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
b. Chính sách cung cấp vốn ODA của các nhà tài trợ


8

1.3.2. Các nhân tố bên trong (địa phƣơng tiếp nhận tài
trợ ODA)
a. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tình hình chính trị, kinh tế,
xã hội
b. Tổ chức bộ máy và năng lực của cán bộ, công chức
c. Năng lực tài chính địa phương
1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ TỈNH TRONG QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ VỐN ODA
1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Gia Lai
1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Đăk Lăk
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Kon Tum
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Tác giả đã khái quát cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về
vốn ODA, bao gồm khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung quản lý
nhà nước về vốn ODA. Tác giả cũng đề xuất khái niệm quản lý nhà
nước về vốn ODA; xác định các nh n tố tác động đến quản lý nhà
nước; đồng thời tham khảo thực tiễn sử dụng vốn ODA tại 02 tỉnh
Gia Lai và Đăk Lăk, nhằm rút ra bài học cho tỉnh Kon Tum.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VỐN ODA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH
TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH KON TUM



9

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.1.2. Đặc điểm tình hình kinh tế
a. Tình hình tăng trưởng kinh tế
b. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
c. Cơ sở hạ tầng
2.1.3. Đặc điểm tình hình xã hội
2.2. TÌNH HÌNH VỀ VỐN ODA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON
TUM
2.2.1. Vốn ký kết
Tỉnh Kon Tum đã ký kết 13 dự án với tổng mức đầu tư
2.579.062 triệu đồng, ODA vay 2.024.217 triệu đồng, ODA KHL
249.705 triệu đồng.
Bảng số 2.5. Vốn ODA ký kết giai đoạn 2011-2018
Chỉ tiêu

GĐ 2011-2018

GĐ 1993 – 2010

ODA ký kết (tr.đ)

2.273.922

- ODA vay (tr.đ)

2.024.217


1.718.118

89,0

89,8

249.705

194.097

11,0

10,1

So tổng số (%)
- ODA KHL (tr.đ)
So tổng số (%)

1.912.215

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tác giả tổng hợp)
2.2.2. Nhà tài trợ cung cấp
Bảng số 2.6. Danh sách các nhà tài trợ cung cấp ODA trên địa bàn tỉnh

ĐVT: Triệu đồng


10

Giai đoạn 1993-2010


Giai đoạn 2011-2018
Dự án

Vốn ký kết

Dự án

Vốn ký kết

Nhà tài
TT

So

trợ

So

SL

Tổng số
ADB

2

WB

3


Nhật Bản

4

5

UNICEF,
UNDP và
UNFPA
Đức

6

Bỉ

7

Quỹ
Kuwait
Pháp

8
9

Ủy ban
Châu Âu

So

T.số


Giá trị
T.số

(tr.đ)

(%)

1

So

Giá trị
SL

(%)

T.số

T.số

(tr.đ)

(%)

(%)

13

100,0


2.273.922

100,0

61

100,0

1.912.215

100,0

3

23,1

989.093

43,5

10

16,4

760.544

39,8

5


38,5

1.011.124

44,5

8

13,2

397.493

20,8

1

7,7

24.000

1,1

34

55,8

373.275

19,5


2

15,4

186.930

8,2

1

1,6

92.500

4,83

1

7,7

38.375

1,6

3

4,9

56.427


2,9

1

7,7

24.400

1,1

0

0

0

0

0

0

0

0

1

1,6


108.702

5,6

0

0

0

0

1

1,6

46.456

2,4

0

0

0

0

3


4,9

76.818

3,9

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tác giả tổng hợp)
Có 06 nhà tài trợ, WB và ADB chiếm tỷ trọng nhiều nhất.
Về số dự án, WB 5 dự án, chiếm 38,5%, ADB 3 dự án chiếm 23,1%.
Vốn ký kết, WB 1.011.124 triệu đồng - chiếm 44,5%, ADB 989.093
triệu đồng – chiếm 43,5%.
2.2.3. Vốn ODA theo địa bàn


11

Các dự án có mục tiêu giải quyết vấn đề ngành, lĩnh vực trên
phạm vi nhiều địa bàn. Các địa bàn có tỷ lệ nghèo cao, tài nguyên
rừng cần bảo tồn, phát triển... thì được chú trọng hơn.
2.2.4. Vốn ODA theo lĩnh vực
Vốn ODA tập trung vào 4 lĩnh vực – theo định hướng của
tỉnh. Theo số dự án, lĩnh vực khác (38,5%), hạ tầng kinh tế, xã hội
(30,7%), nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xóa đói giảm
nghèo và y tế cùng 15,4%.
2.2.5. Tác động của vốn ODA đối với phát triển kinh tế xã hội
a. Bổ sung nguồn lực
Giai đoạn 2011 – 2018, vốn ODA giải ng n đạt 4,5 % vốn
NSNN và 2,4% tổng vốn đầu tư xã hội; bình qu n hàng năm đạt
1,6% GRDP; bình quân 164.033 triệu đồng/năm và 0,334 triệu

đồng/người/năm.
b. Tác động trên các lĩnh vực
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VỐN ODA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
2.3.1. Thực trạng ban hành và tổ chức thực hiện các
chính sách về vốn ODA
a. Thực trạng ban hành văn bản
UBND tỉnh đã ban hành 06 văn bản (còn hiệu lực), chính
sách nhằm điều chỉnh công tác quản lý nhà nước về vốn ODA.
b. Thực trạng tổ chức thực hiện
Công tác ban hành đã được chủ động, kịp thời; thường xuyên
thông tin, tuyên truyền, phổ biến. Nhận thức về ODA được n ng cao,


12

cơ chế liên ngành được hình thành, phát huy hiệu quả; công tác đề
xuất vận động chặt chẽ.
2.3.2. Thực trạng về hoạt động xây dựng, phê duyệt dự
án ODA
a. Xây dựng, trình duyệt Đề xuất dự án ODA
Nội dung các Đề xuất cơ bản phù hợp. Có 07 dự án vận
động thành công (vốn ký kết 1.053.471 triệu đồng, ODA 947.884
triệu đồng, đối ứng 105.857 triệu đồng).
Quá trình đăng ký đề xuất gặp một số khó khăn. Tiếp cận
thông tin tài trợ chưa kịp thời. Vai trò cơ quan có liên quan mờ nhạt,
năng lực đơn vị tư vấn hạn chế; dẫn đến chất lượng Đề xuất thấp.
Một số Đề xuất nặng về cảm t nh. Quan hệ giữa tỉnh với các nhà tài
trợ còn lỏng lẻo.
b. Xây dựng, trình duyệt chủ trương đầu tư

Tình hình xây dựng, trình duyệt danh mục tài trợ 13 dự án cơ
bản có hiệu quả; tu n thủ đầy đủ về trình tự, thủ tục. Tuy nhiên, quy
trình, thủ tục phức tạp. Thời gian tham vấn các bộ, ngành bị chậm
trễ. Vai trò của Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính chưa rõ nét;
làm phức tạp và sai lệch trong theo dõi, quản lý.
c. Xây dựng, trình phê duyệt quyết định đầu tư
Hoạt động trình duyệt quyết định đầu tư 13 dự án đảm bảo
đầy đủ trình tự, thủ tục, đáp ứng tốt về mặt thời gian. Tuy nhiên, quá
trình thẩm định chưa đánh giá đánh đúng mức các chỉ tiêu ph n t ch,
nhất là kinh tế - xã hội, phương án vay và trả nợ, tính bền vững.
2.3.3. Thực trạng ký kết điều ƣớc quốc tế, thỏa thuận về
vốn ODA


13

Công tác ký kết điều ước và thỏa thuận ODA đều đạt mục
tiêu là tiếp nhận được vốn ODA. Nhưng trình độ ngoại ngữ, thông lệ
quốc tế, kỹ năng đàm phán, thương lượng đều hạn chế. Chưa nhận
diện các điều kiện của nhà tài trợ; gây khó khăn khi thực hiện.
2.3.4. Thực trạng tổ chức quản lý thực hiện dự án
a. Hình thành tổ chức bộ máy
Với cách thức tuyển dụng khắt khe về trình độ, năng lực,
kinh nghiệm nên hầu hết nhân sự đều phát huy năng lực. Nhưng do
hoạt động có thời hạn hoạt động nên tính trách nhiệm con hạn chế.
Lãng phí trong đào tạo, sử dụng nhân sự.
b. Xây dựng, phê duyệt các tài liệu
Hầu hết các chủ dự án, BQL đã thực hiện nghiêm. Nhưng
vẫn còn một số đơn vị chưa nắm rõ đầy đủ trình tự, thủ tục, tiến độ
trình duyệt chậm, chất lượng thấp. Việc xây dựng, điều chỉnh các dự

án Ô đôi khi phức tạp.
c. Bố trí vốn
Tổng vốn kế hoạch đầu tư đã c n đối bố trí 1.776.275 triệu
đồng; vốn đối ứng 264.613 triệu đồng, vốn ODA 1.511.662 triệu
đồng (vốn ODA vay 1.349.600 triệu đồng, vốn ODA KHL 162.062
triệu đồng). Vốn đã bố tr đạt 69% nhu cầu dự án; và 88% nhu cầu
trong giai đoạn.
Kể từ năm 2016, Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn
2016-2020 được xây dựng căn cứ vào các hiệp định, thỏa thuận vay
ký kết trước tháng 6/2016. Kế hoạch vốn ODA được giao là mức
trần cho giải ngân; vốn không được điều chuyển nội bộ; một số dự án
được bố trí vốn chậm.


14

d. Đấu thầu
Hoạt động tổ chức lập, trình thẩm định và phê duyệt các tài
liệu được thực hiện nghiêm túc. Các nguyên tắc bình đẳng, minh
bạch, cạnh tranh được triệt để thực hiện. Năng lực của các bên liên
quan được nâng cao. Cơ hội sử dụng hàng hóa tốt với chi phí hợp lý
được mở rộng. Nhưng sự khác biệt trong chính sách đấu thầu cùng
thẩm quyền một số nhà tài trợ lớn trong giám sát, theo dõi làm phức
tạp trong đấu thầu.
e. Giải ngân
Tổng vốn giải ngân 1.559.821 triệu đồng (87,8% kế hoạch),
vốn đối ứng 247.552 triệu đồng (93% kế hoạch), vốn ODA
1.312.269 triệu đồng (74% kế hoạch).
Tỷ lệ giải ngân so với kế hoạch có xu hướng giảm dần qua
các năm do thay đổi chính sách. Vẫn còn tình trạng giải ngân sai

khối lượng, đơn giá, thiếu hồ sơ; tạm ứng vốn kéo dài. Trình tự, thủ
tục thanh toán vốn ODA theo hình thức trực tiếp thường phức tạp,
mất thời gian.
g. Chuyển giao kết quả
Hoạt động chuyển giao kết quả trong thời gian qua đã được
các bên có liên quan thực hiện theo quy định; đối tượng tiếp nhận
được xác định; thời gian bàn giao kịp thời. Nhiều sản phẩm phát huy
hiệu quả trong khai thác.
Tuy nhiên chất lượng sản phẩm bàn giao một số dự án chưa
đảm bảo. Nhiều công trình chưa được thẩm định kỹ về chất lượng.
Công tác nghiệm thu nặng tính hình thức, thủ tục. Công tác duy tu,
bảo trì chưa được chú trọng.


15

2.3.5. Thực trạng giám sát, theo dõi, đánh giá hiệu quả
dự án
Hệ thống giám sát, theo dõi, đánh giá đầu tư trên địa bàn tỉnh
đã từng bước thiết lập. Trách nhiệm, nghĩa vụ của các đơn vị sử dụng
vốn ODA được tăng cường. Chất lượng báo cáo được cải thiện. Hình
thức thực hiện đi vào chiều s u.
Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện, vẫn còn những
tồn tại. Chất lượng các báo cáo chưa cao, hạn chế việc phân tích,
đánh giá. Việc thực hiện mới quan tâm ở khâu ban đầu. Việc xây
dựng khung giám sát, đánh giá dự án trước khi khởi công dự án chưa
được các chủ dự án, BQL tuân thủ đầy đủ.
2.3.6. Thực trạng kiểm tra; xử lý, giải quyết khiếu nại, tố
cáo
Công tác kiểm tra, xử lý và giải quyết khiếu nại đã được

quan tâm chỉ đạo xử lý. Trong thực tế, nhiều đơn thư khiếu nại và tin
bài phản ánh vội vàng, mang t nh áp đặt; hoặc những khuyết điểm
được phát hiện là những sai sót không đáng kể, đã được kịp thời
chấn chỉnh. Do đó, toàn bộ các vụ việc chỉ xem xét giải quyết trong
phạm vi hành ch nh.
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỐN ODA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc
a. Ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách về vốn
ODA
b. Xây dựng, phê duyệt dự án ODA
c. Ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA


16

d. Tổ chức quản lý thực hiện dự án
e. Giám sát, theo dõi, đánh giá hiệu quả dự án
g. Kiểm tra; xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo
2.4.2. Những tồn tại, hạn chế
a. Ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách về vốn
ODA
b. Hoạt động xây dựng, phê duyệt dự án ODA
c. Ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA
d. Tổ chức quản lý thực hiện dự án
e. Giám sát, theo dõi, đánh giá hiệu quả dự án
g. Kiểm tra; xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
a. Thể chế, chính sách
Việt Nam thực hiện các biện pháp kiềm chế đầu tư từ nguồn

NSNN nói chung, ODA nói riêng. Thể chế, chính sách thường xuyên
thay đổi có khuynh hướng ngày càng khắt khe hơn.
b. Chính sách tài trợ của Nhà tài trợ
Một số nhà tài trợ thay đổi chính sách cung cấp ODA cho
Việt Nam theo hướng từng bước giảm dần đến bỏ hẳn các thành tố
ưu đãi.
c. Nhận thức về vốn ODA
Đa phần có nhận thức vốn ODA là nguồn vốn cho không.
Nên t m lý, cách thức sử dụng chưa gắn chặt với trách nhiệm.
d. Năng lực tổ chức bộ máy


17

Mô hình tổ chức bộ máy không chuyên nghiệp, thiếu tính
bền vững. Quyền và nghĩa vụ chưa gắn chặt, địa vị pháp lý chưa
được xác lập cụ thể. Trình độ, năng lực, kinh nghiệm của một số vị
tr chưa đảm bảo, nhất là về ngoại ngữ.
e. Bố trí vốn chưa theo kế hoạch
Việc huy động vốn ODA chưa gắn kết chặt chẽ với các hạn
mức nợ công, việc lập kế hoạch giải ngân vốn không phù hợp với
tiến độ thực hiện chương trình, dự án theo các hiệp định đã ký kết
với nhà tài trợ nước ngoài.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trong Chương 2, Tác giả đã tập trung đánh giá về thực trạng
quản lý nhà nước về vốn ODA trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong mối
quan hệ tương quan với các nhân tố tác động, sự chi phối của các yếu
tố điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội.
Từ 06 nội dung quản lý nhà nước về vốn ODA, dựa trên các
phương pháp khác nhau, bao gồm thu thập, xử lý thông tin từ phiếu

khảo sát, Tác giả đã làm rõ những kết quả đạt được, tồn tại và
nguyên nhân; làm cơ sở đề xuất giải pháp.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ VỐN ODA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP


18

3.1.1. Mục tiêu, định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Kon Tum đến năm 2025
3.1.2. Định hƣớng thu hút, sử dụng vốn ODA trên địa
bàn tỉnh Kon Tum
a. Định hướng chung
b. Định hướng ưu tiên thu hút và sử dụng ODA theo
ngành và lĩnh vực
* Nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xóa đói
giảm nghèo
* Năng lượng (cấp điện)
* Hạ tầng kinh tế - xã hội
* Y tế
* Giáo dục và đào tạo
* Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
* Ứng dụng khoa học công nghệ và lĩnh vực khác
c. Định hướng ưu tiên thu hút và sử dụng ODA theo địa
bàn
* Ba vùng kinh tế động lực (Thành phố Kon Tum, huyện
Ngọc Hồi, huyện KonPlông)
* Các huyện còn lại

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ VỐN ODA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
3.2.1. Hoàn thiện công tác ban hành và tổ chức thực hiện
các chính sách về vốn ODA


19

(1) Ban hành Quy chế mới thay cho Quy chế về vận động,
quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức trên địa bàn
tỉnh Kon Tum.
(2) Đánh giá tình hình tổ chức thực hiện Đề án “Định hướng
vận động, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vay ưu
đãi đến năm 2015, có t nh đến năm 2020”.
(3) Xây dựng quy định thay thế Quy định một số nội dung về
công tác quản lý dự án sử dụng vốn nhà nước tỉnh Kon Tum.
(4) Thể chế hóa các yêu cầu và mục tiêu trong vận động,
quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA trong giải quyết các mục tiêu về
xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội.
3.2.2. Hoàn thiện hoạt động xây dựng, phê duyệt dự án
(1) UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị, địa phương thực hiện việc
xây dựng hoặc điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch; làm cơ sở hoàn
chỉnh danh mục các đề xuất dự án.
(2) Tăng cường công tác đào tạo nhằm n ng cao năng lực
cho đội ngũ nhân sự trong công tác chuẩn bị hình thành dự án.
(3) Hoàn thiện quy trình thẩm định, đánh giá ở tất cả các
bước của dự án theo hướng minh bạch, chặt chẽ, khoa học.
(4) Sở Tài chính trình ban hành, công bố hạn mức nợ công
làm cơ sở các đơn vị chủ động trong đề xuất các dự án.
3.2.3. Nâng cao năng lực trong hoạt động ký kết điều ƣớc

quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA
(1) Đào tạo các kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng hợp
tác quốc tế và ngoại ngữ cho đội ngũ nhân sự tại các cơ quan nhà


20

nước có chức năng tổng hợp. Thành lập đội ngũ nòng cốt, bán
chuyên trách của tỉnh.
(2) Tăng cường chức năng cho các cơ quan tổng hợp, nâng
cao khả năng nghiên cứu mục tiêu, chính sách, năng lực dự báo về
phương hướng cung cấp ODA của từng nhà tài trợ.
3.2.4. Hoàn thiện tổ chức quản lý thực hiện dự án
(1) Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước cấp
tỉnh theo hướng tăng cường chức năng đầu mối, điều phối.
(2) Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng Sở Nội vụ, các cơ
quan có liên quan nghiên cứu áp dụng mô hình quản lý dự án theo
hướng chuyên nghiệp, bền vững.
(3) Tăng cường và đa dạng hóa các hình thức đào tạo, huấn
luyện nhằm n ng cao năng lực thực hiện và quản lý dự án ở các cấp.
(4) Thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa trong xây dựng và
bố trí vốn đầu tư theo nguyên tắc, tiêu chí và thứ tự ưu tiên.
(5) Chủ động bố trí vốn trong giai đoạn chuẩn bị, thực hiện
các hành động. Lồng ghép vốn ODA với các nguồn vốn khác.
(6) Thực hiện tốt về đấu thầu theo hướng công khai, minh
bạch; đề cao t nh giải trình và trách nhiệm.
(7) Thực hiện công khai trình tự, thủ tục giải ngân theo
hướng đơn giản trên nền tảng tin học hóa. Cơ quan quản lý vốn các
cấp định kỳ và thường xuyên đôn đốc công tác giải ng n.
(8) Các cơ quan quản lý nhà nước, chủ dự án tăng cường

công tác kiểm soát chất lượng nghiệm thu, quản lý chất lượng; quy
định rõ về định mức, tiêu ch và bố tr vốn để thực hiện công tác
kiểm định, duy tu bảo dưỡng. Công khai hóa công tác bàn giao.


21

3.2.5. Hoàn thiện hoạt động giám sát, theo dõi, đánh giá
hiệu quả dự án
(1) Tăng cường các điều kiện cần thiết về nhân sự, nguồn lực
cho các cơ quan nhằm vận hành công tác giám sát, theo dõi và đánh
giá dự án theo hướng hiệu quả, đồng bộ.
(2) Cập nhật, hoàn thiện dữ liệu phục vụ công tác theo dõi,
ph n t ch và đánh giá theo hướng phân công nhiệm vụ của từng cơ
quan, đơn vị trong từng chế độ báo cáo (nội dung, tần suất).
(3) Tăng cường công tác thông tin, liên lạc giữa các chủ dự
án, các BQL với cơ quan đầu mối ODA của tỉnh.
(4) Tăng cường và quản lý toàn diện các hoạt động. Đa dạng
hóa các hình thức kiểm tra, giám sát. Tạo điều kiện thuận lợi để cộng
đồng, người dân và các tổ chức tham gia giám sát.
(5) Tăng cường và quản lý toàn diện các hoạt động các dự án từ
khâu chuẩn bị đến thực hiện nhằm kịp thời phát hiện các khó khăn,
vướng mắc để đề ra các giải pháp.
3.2.6. Tăng cƣờng kiểm tra; xử lý, giải quyết khiếu nại, tố
cáo
(1) Thực hiện có hiệu quả phòng chống thất thoát, tham
nhũng. Công khai các thông tin dự án để cộng đồng cùng giám sát.
Hoàn thiện cơ chế tiếp nhận, xử lý thông tin.
(2) Cung cấp đầy đủ và xác thực thông tin cho các cơ quan
có thẩm quyền khi có yêu cầu, góp phần giải trình và định hướng.

(3) Xây dựng và tổ chức thực hiện các hoạt động thanh tra,
kiểm tra theo chuyên đề nhằm kịp thời phát hiện sai sót để kịp thời
chấn chỉnh.


22

3.2.7. Nhóm giải pháp khác
(1) Tăng cường quan hệ với các cơ quan đầu mối ODA ở
trung ương nhằm tạo sự ủng hộ trong vận động ODA.
(2) Củng cố quan hệ với các nhà tài trợ truyền thống; duy trì
các đối tác hiện có; xúc tiến, mở rộng quan hệ với các nhà tài trợ
mới. Tăng cường tìm hiểu các nhà tài trợ có thế mạnh cung cấp vốn
ODA và các khoản vay ưu đãi.
(3) Tăng cường công tác phổ biến nhằm n ng cao nhận thức.
(4) Tu n thủ các nguyên tắc, định hướng trong vận động, sử
dụng ODA. Tạo điều kiện thuận lợi để khu vực tư nh n tham gia,
tăng cường quan hệ đối tác PPP.
(5) Duy trì làm phong phú và sinh động hơn các thông tin có
liên quan nhằm giới thiệu thông tin, quảng bá hình ảnh tỉnh Kon
Tum ngày càng sâu rộng với các nhà tài trợ.
(6) Xem xét vay bảo lãnh cho các địa phương có nguồn thu
ngân sách lớn, các doanh nghiệp có tiềm lực hoặc các ngành nghề
then chốt của tỉnh cần được hỗ trợ phát triển; xác định cụ thể trách
nhiệm và nghĩa vụ trả nợ.
(7) Chủ động tiếp cận, tham gia và thực hiện các mô hình
viện trợ mới để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
3.3. KIẾN NGHỊ
(1) Ch nh phủ tiếp tục cải tiến quy trình, thủ tục tiếp nhận
nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi theo hướng đơn giản, minh bạch,

thống nhất.
(2) X y dựng quy trình cụ thể, nhất quán về lập thẩm định và
giao kế hoạch đầu tư công trung hạn hằng năm đối với ODA.


23

(3) Xác định rõ những hạng mục chi thường xuyên và chi
đầu tư phát triển.
(4) Xem xét điều chỉnh tỉ lệ cho vay với ch nh quyền địa
phương.
(5) Tạo lập khung khổ pháp lý định hướng, hướng dẫn các
nhà tài trợ duy trì, tăng cường các khoản hỗ trợ ODA - nhất là các
khoản ODA KHL cho các tỉnh nghèo.
(6) Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ, ngành
liên quan tăng cường cung cấp thông tin kịp thời về các nhà tài trợ.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Chương 3, Tác giả đã đề xuất 7 nhóm giải pháp và kiến nghị
nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước vốn ODA trên địa bàn
tỉnh.
07 nhóm giải pháp – gồm 06 nhóm giải pháp thuộc các nội
dung quản lý nhà nước và nhóm giải pháp khác, đã được đề xuất một
cách tương đối cụ thể nhằm đạt được kỳ vọng là nâng cao hơn nữa
công tác quản lý nhà nước về nguồn vốn này.
Phần kiến nghị, tập trung vào phần thể chế chính sách với
trọng t m hướng đến là Chính phủ. Các kiến nghị tập trung vào việc
hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo hướng đơn
giản, đồng bộ và hài hòa thủ tục với các nhà tài trợ.
KẾT LUẬN
Nhằm kiểm chứng mức độ hiệu quả trong công tác quản lý

nhà nước về vốn ODA trên địa bàn tỉnh từ trong thực tiễn thời gian


×