Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

NGHIÊN cứu THỰC TRẠNG BỆNH lý TAI mũi HỌNG được điều TRỊ tại BỆNH VIỆN đại học y hà nội từ THÁNG 102014 đến THÁNG 102016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 65 trang )

B GIO DC VA AO TO

B Y T

TRNG I HC Y HA NI

NGễ VN TRNG

NGHIÊN CứU thực trạng bệnh lý tai mũi họng
đợc điều trị tại bệnh viện đại học y hà nội
từ tháng 10/2014 đến tháng 10/2016

CNG LUN VN THC S Y HC

HA NI 2016


B GIO DC VA AO TO

B Y T

TRNG I HC Y HA NI

NGễ VN TRNG

NGHIÊN CứU thực trạng bệnh lý tai mũi họng
đợc điều trị tại bệnh viện đại học y hà nội
từ tháng 10/2014 đến tháng 10/2016
Chuyờn ngnh: Tai Mi Hng
Mó s: 60720155
CNG LUN VN THC S Y HC


Ngi hng dn khoa hc:
PGS. TS. Cao Minh Thnh

HA NI - 2016


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1. Lịch sử nghiên cứu mô hình bệnh lý Tai mũi họng................................3
1.1.1. Tình hình thế giới................................................................................3
1.1.2. Ở Việt Nam..........................................................................................3
1.2. Sơ lược cấu trúc Giải phẫu chức năng - Sinh lý ứng dụng Tai Mũi Họng...4
1.2.1. Giải phẫu chức năngvà sinh lý ứng dụng Tai......................................5
1.2.2. Giải phẫu chức năngvà sinh lý ứng dụng Mũi Xoang:........................9
1.2.3. Giải phẫu chức năngvà sinh lý ứng dụng Họng, Thanh quản...........15
1.3. Một số bệnh lý học Tai.........................................................................20
1.3.1. Viêm Tai giữa cấp..............................................................................20
1.3.2. Viêm Tai giữa mạn tính có Cholesteatoma........................................21
1.3.3. Xốp xơ tai..........................................................................................21
1.3.4. Điếc đột ngột.....................................................................................22
1.4. Một số bệnh lý học Mũi xoang.............................................................23
1.4.1. Viêm mũi xoang cấp..........................................................................23
1.4.2. Viêm mũi xoang mạn tính.................................................................24
1.4.3. Polype mũi.........................................................................................24
1.5. Một số bệnh lý học Họng - Thanh quản...............................................25
1.5.1. Viêm Amydan cấp và mạn tính..........................................................25
1.5.2. Áp xe thành sau họng........................................................................26
1.5.3. Hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản.........................................26
1.5.4. Papilloma Thanh quản.......................................................................26

1.6. Chẩn đoán và tiêu chuẩn chẩn đoán một số bệnh lý Tai Mũi Họng.....27
1.6.1. Viêm tai giữa cấp tính........................................................................27
1.6.2. Viêm tai giữa mạn tính có Cholesteatoma.........................................28
1.6.3. Điếc đột ngột.....................................................................................29
1.6.4. Viêm mũi xoang mạn tính theo EPOS 2012......................................31
1.6.5. Polyp mũi..........................................................................................31


1.6.6. Viêm Amydal mạn tính......................................................................32
1.6.7. Nang dò giáp lưỡi..............................................................................33
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........35
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................35
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn lựa bệnh nhân.........................................................35
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.............................................................................35
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................35
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu...........................................................................35
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu............................................................................35
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu.....................................................................36
2.2.4. Quy trình nghiên cứu.........................................................................36
2.3. Xử lý và phân tích số liệu.....................................................................38
2.4. Đạo đức nghiên cứu.............................................................................38
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................39
3.1. Đặc điểm chung....................................................................................39
3.1.1. Tỷ lệ bệnh theo giới tính....................................................................40
3.1.2. Tỷ lệ bệnh theo nhóm tuổi.................................................................41
3.1.3. Phân bố bệnh theo địa dư..................................................................41
3.1.4. Phân bố bệnh theo nghề nghiệp.........................................................42
3.1.5. Phân bố bệnh theo dân tộc.................................................................42
3.1.6. Tần suất vào viện của từng loại bệnh vào điều trị trong 5 năm.........43
3.1.7. Phân bố từng loại bệnh vào điều trị theo từng tháng trong 5 năm..........45

3.1.8. Phân loại bệnh Tai Mũi Họng theo vị trí giải phẫu...........................46
3.2. Đặc điểm bệnh lý tai.............................................................................47
3.2.1. Các nhóm bệnh lý tai.........................................................................47
3.2.2. Tỷ lệ bệnh tai theo nhóm tuổi............................................................47
3.2.3. Tỷ lệ bệnh tai theo giới......................................................................48
3.3. Đặc điểm bệnh lý Mũi - Xoang............................................................48
3.3.1. Các nhóm bệnh lý Mũi Xoang...........................................................48
3.3.2. Tỷ lệ bệnh mũi xoang theo nhóm tuổi...............................................49
3.3.3. Tỷ lệ bệnh mũi xoang theo giới.........................................................49


3.4. Đặc điểm bệnh lý Họng- Thanh quản:.................................................50
3.4.1. Các nhóm bệnh lý Họng - Thanh quản..............................................50
3.4.2. Tỷ lệ bệnh họng - thanh quản theo nhóm tuổi...................................50
3.4.3. Tỷ lệ bệnh Họng - Thanh quản theo giới...........................................51
3.5. Đặc điểm bệnh lý vùng đầu cổ.............................................................51
3.5.1. Các nhóm bệnh lý vùng đầu cổ.........................................................51
3.5.2. Tỷ lệ bệnh vùng đầu cổ theo nhóm tuổi............................................51
3.5.3. Tỷ lệ bệnh vùng đầu cổ theo giới......................................................52
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN..........................................................53
4.1. Đặc điểm dịch tễ học............................................................................53
4.1.1. Phân bố theo giới tính........................................................................53
4.1.2. Phân bố theo tuổi...............................................................................53
4.1.3. Phân bố theo vùng địa lý...................................................................53
4.2. Đặc điểm bệnh lý tai.............................................................................53
4.2.1 Phân bố theo tuổi................................................................................53
4.2.2 Phân bố theo giới................................................................................53
4.3. Đặc điểm bệnh lý mũi xoang................................................................53
4.3.1 Phân bố theo tuổi................................................................................53
4.3.2 Phân bố theo giới................................................................................53

4.4. Đặc điểm bệnh lý họng - thanh quản....................................................53
4.4.1 Phân bố theo tuổi................................................................................53
4.4.2 Phân bố theo giới................................................................................53
4.4. Đặc điểm bệnh lý đầu cổ......................................................................53
4.4.1 Phân bố theo tuổi................................................................................53
4.4.2 Phân bố theo giới................................................................................53
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1:
Bảng 3.2.
Bảng 3.3:
Bảng 3.4:
Bảng 3.5:
Bảng 3.6:
Bảng 3.7:
Bảng 3.8:
Bảng 3.9:
Bảng 3.10:
Bảng 3.11:
Bảng 3.12:

Tỷ lệ bệnh lý tai do viêm và không do viêm...............................47
Mối liên hệ giữa tỷ lệ bệnh lý tai và nhóm tuổi...........................47
Mối liên hệ giữa tỷ lệ bệnh lý tai và giới.....................................48
Tỷ lệ bệnh lý mũi xoang do viêm và không do viêm..................48
Mối liên hệ giữa tỷ lệ bệnh lý mũi xoang và nhóm tuổi..............49
Mối liên hệ giữa tỷ lệ bệnh lý mũi xoang và giới........................49

Tỷ lệ bệnh lý Họng - Thanh quản do viêm và không do viêm... .50
Mối liên hệ giữa tỷ lệ bệnh lý họng - thanh quản và nhóm tuổi.. 50
Mối liên hệ giữa tỷ lệ bệnh lý họng - thanh quản và giới............51
Tỷ lệ bệnh lý vùng đầu cổ do viêm và không do viêm................51
Mối liên hệ giữa tỷ lệ bệnh lý vùng đầu cổ và nhóm tuổi...........51
Mối liên hệ giữa tỷ lệ bệnh lý vùng đầu cổ và giới.....................52


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ bệnh theo giới tính............................................................40
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ bệnh theo tuổi...................................................................41
Biểu đồ 3.3: Phân bố bệnh theo địa dư..........................................................41
Biểu đồ 3.4: Phân bố bệnh theo nghề nghiệp.................................................42
Biểu đồ 3.5: Phân bố bệnh theo dân tộc.........................................................42
Biểu đồ 3.6: Tần suất vào viện của từng loại bệnh........................................44
Biểu đồ 3.7: Biểu đồ phân bố bệnh nhân theo tháng trong 5 năm.................46
Biểu đồ 3.8: Biểu đồ tỷ lệ bệnh nhân theo vị trí giải phẫu.............................46


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lý Tai Mũi Họng là nhóm bệnh phổ biến nhất và thường gặp
ở nước ta bởi rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng như: khí hậu nhiệt đới nóng ẩm,
do ô nhiễm môi trường không khí, mức sống thấp, các yếu tố nghề nghiệp
ảnh hưởng.
Ngày nay, thời kỳ công nghiệp hóa phát triển dẫn tớimôi trường suy
thoái, ô nhiễm khói bụi, biến đổi khí hậu, suy giảm đa dạng sinh học, sử dụng
nhiều hóa chất độc hại. Thêm vào đó, dân số tăng, nhà ở chật hẹp, ẩm thấp tạo

điều kiện cho các loại vi khuẩn nấm mốc phát triển. Điều này dẫn tới bệnh lý
Tai Mũi Họng trong cộng đồng ngày một gia tăng và phức tạp hơn. Đồng thời
các yếu tố kể trên làm cho mô hình bệnh Tai Mũi Họng thay đổi theo chiều
hướng tăng lên.
Một số nhóm người tùy theo địa dư, nghề nghiệp, tuổi, giới... sẽ có tỷ lệ
mắc các bệnh lý về Tai Mũi Họng khác nhau.
Từ trước tới nay đã có một số công trình nghiên cứu mô hình bệnh Tai
Mũi Họng ở cộng đồng: Ví dụ tại Đức: viêm xoang mạn tính ở cộng đồng rất
cao, khoảng 5% cộng đồng dân cư. Tần xuất viêm mũi xoang mạn tính ở châu
Âu ước tính 5% và số lần khám bệnh do viêm xoang cấp tính gấp 2 lần viêm
xoang mạn tính [1]. Năm 1997 ở Hoa Kỳ viêm xoang trong cộng đồng là 15%,
thiệt hại hàng năm khoảng 2,4 tỉ đôla [ 2] [3]. Tại Việt Nam, có nhiều công
trình nghiên cứu bệnh Tai Mũi Họng ở cộng đồng: năm 1997, Đặng Hoàng
Sơn nghiên cứu 3300 trẻ ở Củ Chi viêm tai giữa mạn tính 6,86%, viêm tai
giữa ứ dịch 7,1% [4]. Năm 2001, Trần Duy Ninh nghiên cứu tại vùng dân tộc
miền núi 7 tỉnh phía Bắc ở cộng đồng với bệnh Tai Mũi Họng rất cao 63,61%
[5]. Riêng nghiên cứu mô hình bệnh lý Tai Mũi Họng tại bệnh viện Đại học Y
Hà nội chưa có công trình nào.


2

Bệnh lý về tai mũi họng khá đa dạng và phức tạp, có những biến chứng
có thể gây tử vong cao như các biến chứng viêm não màng não, áp xe não...
Theo Khiếu Hữu Thường tỷ lệ tử vong do áp xe não do tai chiếm tỷ lệ 25%
trong tổng số các trường hợp áp xe não do tai [6].
Việc tìm các yếu tố ảnh hưởng tới bệnh Tai Mũi Họng và áp dụng
các biện pháp can thiệp để giảm mắc bệnh Tai Mũi Họng ở cộng đồng là rất
cần thiết, là cơ sở tin cậy cho việc lập kế hoạch can thiệp nhằm hạn chế
loại bỏ các yếu tố nguy cơ, sẽ góp phần giảm tỷ lệ bệnh Tai Mũi Họng của

cộng đồng.
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu thực trạng bệnh
lý Tai Mũi Họng được điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng
10/2014 đến tháng 10/2016” với mục tiêu:
Mô tả thực trạng bệnh lý Tai Mũi Họng được chẩn đoán và điều trị
tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ 10/2014 – 10/2016.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Lịch sử nghiên cứu mô hình bệnh lý Tai mũi họng
1.1.1. Tình hình thế giới
- Năm 1991, NC VTG ở Hàn Quốc của Kim và C.S [ 7]: VTG 2,85%,
viêm tai giữa cấp tính (VTGCT) 0,02%, viêm tai giữa ứ dịch (VTGUD)
0,06%, viêm tai giữa mạn tính (VTGMT) 2,19%, Nam 3,10%, Nữ 2,61%.
- Năm 1996, Min YG [8] NC viêm mũi xoang (VMX) ở Hàn Quốc: viêm
mũi dị ứng (VMDU) 1,14%, viêm xoang mạn tính (VXMT) 1,01%.
- Năm 1997, Saim [9] điều tra 1097 trẻ từ 5-6 tuổi VTGƯD 13,8%.
- Năm 1998, Marchisio [10] NC 3413 trẻ từ 5-7 tuổi ở Italia, VTGƯD 14,2%.
- Năm 2000, Rhuston [11] NC 6000 trẻ 6-7 tuổi ở Hongkong, VTGƯD 5,3%.
- Năm 2002, NC VTG ở người cao tuổi (>60 tuổi) Thái Lan của Bunnag
Chaweewan [12]: viêm tai (VT) 16,3%, viêm tai ngoài 12,5 %, VTG 2,7%.
1.1.2. Ở Việt Nam
- Năm 1986, Lương Sỹ Cần và cộng sự [ 13] điều tra trên 529 trẻ em nhà
máy dệt 8/3 thấy tỷ lệ mắc bệnh TMH là 50%.
- Năm 1994, Phạm Khánh Hoà và cộng sự trong một số điều tra bệnh
TMH: Tỷ lệ mắc bệnh TMH ở 3 xã Vạn Phúc, Vĩnh Quỳnh, Tam Hiệp huyện
Thanh Trì, Hà Nội: trẻ em 59,25%, người lớn 62,2% [14]. Bệnh TMH trong

nhân dân khu công nghiệp Thượng Đình 52,8% [15]; bệnh TMH ở 2 xã Nhật
Tân và Hoàng Tây huyện Kim Bảng, Hà Nam là 34,4% [16].
- Năm 2001, Trần Duy Ninh [17] NC bệnh TMH tại 7 tỉnh miền núi phía
bắc Việt Nam, bệnh TMH: 63,61%, viêm tai xương chũm 2,71%, viêm mũi
(VM) 12,5%, VX 3,94%, VA 16,71%, VH và Amiđan 47,42%
- Năm 2003, Nguyễn Thị Hoài An [18] NC tỷ lệ VTGƯD ở trẻ em Hà Nội.


4

- Năm 2004, Phạm Thế Hiển [19] NC tại Cà Mau, bệnh TMH 34,4 %,
VMX mạn tính 11,8 %, viêm Amiđan mạn tính 8.4 %, VTGMT 1,6%.
- Năm 2008, Lê Thanh Hải [20] NC bệnh VMX tại nhà máy luyện thép
Lưu Xá, Thái Nguyên (98,9%). Đây là tỷ lệ mắc bệnh VMX cao nhất tại Việt
Nam, vì ô nhiễm môi trường quá cao làm ảnh hưởng tới đường hô hấp trên.
1.2. Sơ lược cấu trúc Giải phẫu chức năng - Sinh lý ứng dụng Tai Mũi Họng
TMH là những hốc nằm sâu trong vùng đầu cổ. Các hốc này được bao
bọc ngoài bởi xương như các xoang mặt, mũi, tai và xương chủm, bởi sụn
như thanh quản, bởi cơ màng như họng. Các hốc này được bao bọc ngoài bởi
xương như các xoang mặt, mũi, tai và xương chũm, bởi sụn như thanh quản,
bởi cơ màng như họng. Bên trong được lót một lớp niêm mạc, phần lớn là
niêm mạc trụ có lông chuyển (niêm mạc đường hô hấp) như mũi xoang, tai và
các tế bào xương chũm, trừ họng và phần tiền đình thanh quản là lát tầng. Lớp
niêm mạc này được chi phối bởi hệ thống mạch máu và thần kinh rất phong
phú. Do đặc điểm như vậy nên bệnh lý TMH chủ yếu là bệnh lý của niêm
mạc, bệnh lý niêm mạc là dễ bị tái phát nhất là ở cơ địa dị ứng, trẻ em...
Những đặc điểm giải phẫu ứng dụng, sinh - bệnh lý hệ thống lông
chuyển - niêm dịch hòm nhĩ - vòi và nhất là sự giống nhau về nguyên lý điều
trị giữa VTGƯD và VX đưa ta đến nhận xét là hòm nhĩ hai bên cũng giống
như hệ thống xoang phụ của mũi: hệ thống xoang cạnh vòm. Hai hệ thống

xoang này có cùng một nơi đổ là vòm mũi họng (VMH) vì vậy có thể coi vòm
họng là vùng đại phức hợp lỗ ngách và nguyên nhân, sinh bệnh học của hai hệ
thống xoang này giống như nhau, sự khác biệt chỉ ở mức độ, số lượng xoang
bị bệnh và triệu chứng biếu hiện ở mỗi hệ thống xoang riêng biệt [21].


5

1.2.1. Giải phẫu chức năngvà sinh lý ứng dụng Tai:

Hình 1.1: Giải phẫu tai [22]
 Giải phẫu tai giữa
- Hòm nhĩ
Là một hốc xương nằm trong xương đá, phía trước thông với thành bên
họng mũi bởi vòi nhĩ, phía sau thông với hệ thống thông bào xương chũm bởi
một cống nhỏ gọi là sào đạo. Hòm nhĩ nhìn nghiêng như một thấu kính phân
kỳ lõm 2 mặt chạy chếch xuống dưới, ra ngoài và ra trước. Hòm nhĩ là 1 phần
quan trọng của tai giữa, trong hòm nhĩ chứa hệ thống xương con. Màng nhĩ và
hệ thống xương con có chức năng tiếp nhận và biến đổi âm từ sóng âm
chuyển thành chuyển động cơ học để truyền vào tai trong.[23]
+ Thành ngoài của hòm nhĩ, phần dưới là màng nhĩ.
+ Thành trong: chia làm 2 phần bởi đoạn II của ống Fallope chứa dây
thần kinh mặt. Phần trên là thành trong của thượng nhĩ có gờ của ống bán
khuyên ngoài nằm ngay trên ống Fallope. Phần dưới là thành trong của


6

atrium, ở mặt này có 2 lỗ gọi là cửa sổ: cửa sổ bầu dục ở về phía trên và sau
ngay dưới ống Fallope, cửa sổ tròn ở phía dưới. Trong cửa sổ bầu dục có đế

xương bàn đạp lắp vào, ở cửa sổ tròn có màng mỏng bịt kín, phân cách tai
giữa với vịn nhĩ.
+ Thành sau: phần trên của thành sau là sào đạo nối liền hòm nhĩ với sào
bào. phần dưới của thành sau là tường dây VII ngăn cách hòm nhĩ với sào bào.
Thành này có 2 ngách: ngách trong sát với thành trong của hòm nhĩ
được gọi là ngách nhĩ, ngách ngoài gọi là ngách thần kinh mặt.
+ Thành trên (trần nhĩ) là 1 lớp xương mỏng ngăn cách tai giữa với hố
não giữa, cụ thể là với thùy thái dương bướm.
+ Thành trước hay thành động mạch cảnh trong.
+ Thành dưới: ở thấp hơn bờ dưới của ống tai ngoài độ 3- 4mm, trong một
cái lõm gọi là ngăn hạ nhĩ. Thành này có liên hệ với nóc vịnh cảnh. Thần kinh
Jacobson nhánh của dây thần kinh số IX chui qua mặt này để vào hòm nhĩ.
Hệ thống màng nhĩ - chuỗi xương con đảm bảo sự liên tục từ màng nhĩ
đến cửa sổ bầu dục. Gồm có:
• Màng nhĩ: có 2 phần: trên là màng chùng Shrapnell liên hệ trực tiếp
với túi Prussak, dưới là màng căng (9/10 màng nhĩ) trực tiếp với
atrium.
• Chuỗi xương con: ngoài vào trong có xương búa, xương đe, xương
bàn đạp.
• Dây chằng.
• Các cơ: cơ búa, cơ bàn đạp.
Tai giữa được phủ một lớp niêm mạc biểu mô hô hấp với những tế bào
trụ có lông chuyển, tế bào chế nhày. Lớp biểu mô trụ chỉ lát trong lòng hòm
nhĩ và vòi nhĩ, còn nửa sau thượng nhĩ, sào đạo, sào bào và các hốc thông bào
chũm được bao phủ bởi một lớp biểu mô dẹt không có tế bào chế nhày. Dưới


7

niêm mạc là các tuyến chế nhày, các tuyến này phát triển mạnh ở phần trước

của hòm nhĩ và vòi nhĩ đặc biệt ở đoạn vòi nhĩ sụn. Giống như biểu mô hô
hấp trên bề mặt niêm mạc tai giữa có một lớp dịch nhày, lớp dịch này vận
chuyển liên tục xuống VMH nhờ hoạt động của hệ thống lông chuyển.
- Vòi nhĩ
+ Vòi nhĩ là một ống sụn - xương nối thông hòm nhĩ với thành bên của
VMH. Vòi tai có hướng đi từ sau ra trước, chếch vào trong và xuống dưới tạo
với mặt phẳng nằm ngang một góc 450 ở người lớn và 100 ở trẻ nhỏ. Vòi nhĩ
dài 15mm ở < 9 tháng tuổi, 30mm < 4 tuổi và ở người trưởng thành dài từ 30
đến 38mm.
+ Cấu tạo: Vòi nhĩ có hai đoạn: đoạn xương chiếm 1/3 sau và đoạn sụn
chiếm 2/3 trước. Hai đoạn này có hình chóp nón nối với nhau ở giữa tạo nên
một chỗ thắt hẹp gọi là eo vòi. Eo này cao 2mm, rộng 1mm.
Niêm mạc vòi nhĩ: phía trên liên tiếp với niêm mạc hòm nhĩ, dưới liên
tiếp với niêm mạc vòm mũi. Là niêm mạc đường hô hấp trên, đưa viêm nhiễm
từ mũi họng lên tai giữa, do đó bệnh học tai giữa được xếp trong nhóm viêm
đường hô hấp trên [24] [25].
- Các xoang chũm
Là các thông bào xưong chũm, thông phía trên thành sau với hòm nhĩ.
+ Sào đạo hay ống thông hang là một ống nhỏ hình tam giác mỗi bề
4mm, thông tầng trên (thượng nhĩ) với hang chũm.
+ Sào bào là xoang lớn nhất trong xương chũm, có hình hộp 6 mặt. Nó
thông với hòm nhĩ và thông bào xương chũm, tiếp cận và liên quan với màng
não, đại não (thùy thái dương), tiểu não, xoang tĩnh mạch bên và dây thần
kinh VII. Sào bào, sào đạo và các xoang chũm đều được lót bằng niêm mạc
liên tiếp với niêm mạc hòm nhĩ, là đệm khí và cũng là đường lan tràn bệnh
tích từ hòm nhĩ tới xương chũm và các cơ quan lân cận [26].


8


Sinh lý truyền âm
- Cơ chế sinh lý truyền âm
+ Truyền sóng âm từ môi trường không khí ở tai ngoài sang môi trường
dịch ở tai trong.
+ Biến thế làm cho sóng âm có rung động với biên độ lớn nhưng cường
độ bé ở màng nhĩ thành rung động với biên độ bé nhưng cường độ lớn ở ốc tai.
+ Có chức năng bảo vệ cho bộ phận tiếp nhận ở cơ quan corti của tai
trong. Bốn điều kiện để tai giữa thực hiện tốt chức năng truyền âm:
+ Màng nhĩ kín và rung động tốt theo tác động của sóng âm; tiếp nhận sóng
âm và chuyển dao động âm (với âm đơn có hình sin) thành rung động cơ học.
+ Chuỗi xương con liên tục, chuyển rung động cơ học từ màng nhĩ đến
cửa sổ bầu dục và cử động dễ dàng trong môi trường không khí.
+ Chuyển động hòa hợp giữa 2 cửa sổ bầu dục và cửa sổ tròn với sự
lệch pha theo tác động của sóng âm và sóng thủy lực trong dịch ống tai.
+ Không khí trong hòm nhĩ đổi mới liên tục qua đóng mở tự động vòi nhĩ.
- Hiệu quả truyền âm và khuyếch đại của tai giữa
Sóng âm đi từ nguồn âm đến tai giữa được truyền trong môi trường
không khí và khi đi qua cửa sổ bầu dục vào tai trong nó được chuyển qua môi
trường nước. Theo quy luật vật lý, sóng âm mất 99,9% năng lượng, tương ứng
30dB. Trong quá trình truyền âm tai giữa có nhiệm vụ khuyếch đại âm để bù
lại sự mất này. Hiệu quả khuyếch đại âm ở tai giữa do:
+ Sự chênh lệch diện tích rung: của màng nhĩ và bàn đạp ở cửa sổ bầu
dục là 17 lần. Màng nhĩ có diện tích 85-90 mm2 rung động trước tác động của
sóng âm, nằm ở 2/3 dưới. Diện tích của bàn đạp là 3,2mm2. Tỷ lệ chênh lệch
là 55: 3,2 = 17 lần, khi đến cửa sổ bầu dục âm được khuyếch đại 17 lần.
+ Hiệu quả đòn bẩy: khi màng nhĩ rung, chuỗi xương con chuyển động
theo trục quay từ mấu trước xương búa qua ngành ngắn xương đe. Tổng hợp


9


2 hiệu quả khuyếch đại của hệ thống màng nhĩ – xương con – cửa sổ là 17 x
1,3 = 22 lần và mức thu hồi tương ứng là 25dB.
+ Sự cộng hưởng tự nhiên vốn có của hòm nhĩ và khoang ống tai hiệu
quả tối ưu ở dải tần số 500 – 3000Hz, đó là tần số chủ yếu của tiếng nói, sự
nhạy cảm của tai ở tần số này rất quan trọng để nghe hiểu tiếng nói.
+ Sự lệch pha của 2 cửa sổ: sóng âm tới thâm nhập vào cửa sổ bầu dục,
tạo nên trong ốc tai một chuyển động sóng thủy lực đi từ cửa sổ bầu dục dọc
theo vịn tiền đình qua vịn nhĩ đến cửa sổ tròn.
Sự lệch pha này rất quan trọng đối với chức năng của tai [27].
-Sinh lý vòi nhĩ
Vòi nhĩ có 3 chức năng cơ bản:
+ Chức năng thông khí: vòi nhĩ có khả năng điều hòa và cân bằng áp
lực của hòm nhĩ với môi trường ngoài thông qua chức năng đóng mở loa vòi.
+ Dẫn lưu và làm sạch: hoạt động hệ thống niêm dịch - lông chuyển của
niêm mạc hòm nhĩ và vòi mà dịch tiết trong tai giữa dẫn xuống VMH.
+ Chức năng bảo vệ: phản xạ đóng loa vòi ngăn không cho áp lực âm
thanh và dịch từ VMH xâm nhập vào tai giữa [28].
1.2.2. Giải phẫu chức năngvà sinh lý ứng dụng Mũi Xoang:

Hình 1.2: Giải phẫu mũi xoang [29]


10

Giải phẫu hốc mũi
- Vòm mũi
Là một rãnh hẹp cong xuống dưới đi từ trước ra sau có ba đoạn:
+ Đoạn trán mũi: được cấu tạo bởi xương mũi và gai mũi của xương trán.
+ Đoạn sàng: ở dưới mảnh sàng, phần hẹp nhất của vòm mũi khoảng 2mm.

+ Đoạn bướm: ở sau cùng được tạo nên bởi mặt trước và dưới của thân
xương bướm, có lỗ thông xoang bướm đổ vào hố mũi.
- Nền mũi
Khoảng 5cm, là vòm ổ miệng, được tạo nên 2/3 trước bởi mảnh khẩu
cái của xương hàm trên và 1/3 sau bởi mảnh ngang xương khẩu cái.
- Hai thành ngoài
Bên phải và bên trái được tạo nên bởi khối bên xương sàng, xương hàm
trên, xương lệ, xương khẩu cái và chân bướm (cánh trong).
Cuốn mũi còn gọi là xoăn mũi. Thành ngoài luôn có ba cuốn mũi: dưới,
giữa và cuốn trên.
Ngách mũi còn gọi là khe mũi, là phần thành bên nằm dưới cuốn mũi.
Thành bên có ba ngách mũi: dưới, giữa và trên. Ngách mũi dưới được tạo nên
bởi thành trong xoang hàm trên và cuốn dưới.
Lỗ thông của ống lệ tỵ mở ra ngách mũi dưới. Ngách mũi giữa giới hạn
bởi cuốn giữa ở trong và khối bên xương sàng ở ngoài.
Ngách mũi giữa có ba phần lồi lên lần lượt từ trước ra sau là đê mũi
(Agger Nasi), mỏm móc (Processus Uncinatus) và bóng sàng (Bulla
Ethmoidalis) và giữa là các chỗ lõm, các khe, phễu..., xoang hàm, xoang trán và
các tế bào xoang sàng trước thông vào đây, tạo nên đơn vị lỗ thông - ngách.
Ngách mũi trên là khe hẹp giữa xoang sàng sau và cuốn trên. Các lỗ
thông của sàng sau và xoang bướm đổ vào khe trên.
Tận cùng phía sau của ngách mũi trên có lỗ bướm khẩu cái để cho động
mạch – thần kinh bướm khẩu cái đi ra.


11

- Vách ngăn mũi
Chia hố mũi thành hai: phải và trái và là thành trong của hai hố mũi.
Cấu tạo gồm phần trước là sụn vách mũi và phần sau gồm xương lá mía

(Vomer) ở dưới và mảnh thẳng đứng xương sàng ở trên [30].
- Niêm mạc mũi
Niêm mạc phủ lên toàn bộ hố mũi, các chỗ lồi lõm ở ngách mũi và các
lỗ thông xoang và liên tiếp với niêm mạc xoang.
Về giải phẫu chức năng mũi có hai tầng với hai chức năng khác nhau có
hai loại niêm mạc tương ứng.
+ Tầng mũi trên (Tầng ngửi):
Tính từ chỗ bám của cuốn trên đi lên đến vòm mũi là vùng khứu giác
(Regio Olfactoria) với niêm mạc khứu giác màu vàng hoặc nâu xám có các tế
bào khứu và các sợi thần kinh khứu giác.
+ Tầng mũi dưới (Tầng hô hấp):
Vùng hô hấp từ dưới cuốn mũi trên trở xuống, là vùng rộng lớn với
niêm mạc hô hấp màu đỏ hồng, biểu mô lông chuyển, có nhiều tuyến chế tiết
nhầy, nhiều tế bào bạch huyết và mạng mạch máu thần kinh rất phong phú.


Giải phẫu các xoang cạnh mũi
Là các hốc xương rỗng nằm trong khối xương sọ mặt bao quanh hố

mũi. Thông ra ngách mũi giữa và ngách mũi trên bởi các lỗ thông xoang.
Thành xoang được lót bởi niêm mạc hô hấp và liên tục với niêm mạc
hô hấp của mũi cùng cấu trúc chung, gọi chung là niêm mạc mũi xoang.
Xoang chứa không khí, thông với hố mũi và có khả năng tự dẫn lưu –
làm sạch qua các lỗ thông mũi xoang [31].
- Hệ thống Sàng, các tế bào Sàng
Hệ thống sàng rất phức tạp gồm 2 khối bên xương sàng, bên trong chứa
các tế bào sàng. Các tế bào sàng trung bình có từ 7- 9 xoang và nhiều nhất là


12


14 xoang. Các tế bào sàng rất nhỏ và đường dẫn rất hẹp, là hệ thống xoang có
trước trong quá trình phát triển của cơ thể. Nó cũng là hệ thống xoang bị viêm
sớm nhất. Mouret phân chia hệ thống sàng dựa vào lỗ đổ của xoang sàng vào
khe giữa hay khe trên và vị trí của các lỗ thông này so với chân bám của cuốn
giữa: nhóm sàng trước bao gồm các tế bào sàng nằm ở phía trước và phía
dưới của chân bám cuốn giữa có lỗ đổ vào khe giữa, vùng này còn gọi là phức
hợp lỗ ngách (complexus ostiomeatus) vì ngoài lỗ của xoang sàng còn có các
đường thông ra của xoang trán và xoang hàm. Người ta vẫn thường coi bệnh
lý xoang sàng là khởi thủy sẽ lan tới xoang hàm và xoang trán.
Chính nhờ sự phân chia này mà thầy thuốc khám nội soi mũi có thể xác
định được nhóm xoang nào bị viêm. Nhóm xoang trước bị viêm thì mủ đọng ở
khe giữa, nhóm xoang sau bị viêm thì mủ đọng ở khe trên và khe sàng bướm.
Hệ thống xoang trước ngoài các tế bào sàng trước vừa mô tả trên còn
có 2 xoang quan trọng là xoang hàm và xoang trán.
- Xoang Hàm
Là 1 tế bào sàng phát triển vào trong xương hàm trên. Có hình tháp tam
giác nằm nghiêng ngay dưới ổ mắt. Đáy hình tháp chính là vách mũi xoang
nơi có lỗ thông xoang đổ ra. Chính lỗ đổ chung vào phức hợp lỗ ngách ở khe
giữa làm cho xoang hàm có liên quan mật thiết với xoang sàng.
- Xoang Trán
Là một tế bào sàng phát triển vào trong bề dầy của xương trán, xoang
trán nằm ngang phía trên và trong của ổ mắt. Thường xoang trán có 2 xoang
nằm cách nhau bởi 1 vách liên xoang trán. Giống xoang hàm, xoang trán có
hình tháp để nằm, đáy xoang chính là vách liên xoang. Lỗ thông xoang trán
và đường dẫn lưu xoang trán vào khe giữa (phức hợp lỗ ngách).
Có 2 điểm đặc biệt:
- Đường dẫn lưu dài nhất so với các xoang.
- Đổ chung vào đường dẫn lưu của xoang hàm vào phức hợp lỗ ngách.



13

Chính vì vậy viêm xoang hàm là thủ phạm gây nên viêm xoang trán do
tắc đường dẫn lưu của xoang trán.
- Xoang Bướm
Là do phát triển của 1 tế bào sàng vào trong xương Bướm và
hình thành.
Nằm trong thân xương bướm và có lỗ đổ vào khe sàng bướm (nơi hội
lưu của các tế bào sàng sau và xoang bướm). Chính vì lý do này mà viêm
xoang bướm liên quan mật thiết với viêm xoang sàng sau.
Sinh lý Mũi Xoang
- Chức năng hô hấp
Không khí hít vào trong mũi tạo một góc 60 0 so với sàn mũi và chia
làm nhiều luồng qua các khe mũi (dưới mỗi cuốn mũi).
- Chức năng lọc sạch
Chức năng của mũi chính là chức năng lọc bụi.
Lọc thô ở tiền đình mũi. Lọc tinh ở niêm mạc lông chuyển.
Hiệu quả của chức năng này phụ thuộc vào kích thước của vật lạ.
- Chức năng làm ấm không khí
- Khứu giác
Biểu mô khứu giác phủ trên xương cuốn trên và một phần vách ngăn.
Vùng niêm mạc khứu giác có màu vàng do phosphorlipid. Lớp biểu mô giả
tầng chứa các tế bào khứu giác. Tế bào nâng đỡ, tế bào đáy và các tuyến
Bowman, những tế bào tiếp nhận khứu giác lưỡng cực đóng vai trò như một
thụ thể ngoại vi và hạch đầu tiên.
Thần kinh khứu giác sẽ được truyền đến hệ viền, tổ chức lưới góp phần
giúp cuống não nhận biết mùi, thông tin mùi này được chuyển đến hồi hải mã,
Thalamus và vùng hạ đồi cuối cùng ở thùy.



14

- Tầm quan trọng của các xoang cạnh mũi
Có 2 con đường vận chuyển niêm dịch của xoang:
Vận chuyển niêm dịch trên vách mũi xoang và vận chuyển niêm dịch
trên vách ngăn, trong đó quan trọng hơn cả là con đường vận chuyển niêm
dịch trên vách mũi xoang.
- Vận chuyển niêm dịch của hệ thống xoang trước khởi nguồn từ xoang
hàm, xoang trán và các xoang sàng trước. Niêm dịch từ trong các xoang này
đổ về phức hợp lỗ ngách ở khe giữa và từ đây đi dọc theo khe giữa từ trước ra
sau đến đuôi cuốn giữa đổ vào vùng VMH dọc theo nẹp trước loa vòi.
- Vận chuyển niêm dịch của hệ thống xoang sau: bắt đầu từ các xoang
sàng sau đổ qua 2 khe trên và khe cực trên và đổ xuống khe sàng bướm là nơi
hội tụ của 2 dòng dịch từ xoang bướm và xoang sàng sau gặp nhau. Từ đây
dòng dịch đi phía sau của đuôi cuốn giữa và đổ vào VMH dọc theo nẹp sau
loa vòi. Sự vận chuyển niêm dịch của 2 đường này liên quan mật thiết đối với
sinh lý và bệnh lý xoang. Chính sự vận chuyển niêm dịch của 2 đường này
giải thích mối liên quan mật thiết của bệnh lý VMH với bệnh lý mũi xoang.
Các xoang cạnh mũi cũng có chức năng bảo vệ khuôn mặt, làm ấm, làm
ẩm không khí vào mũi do sự trao đổi nhiệt và độ ẩm giữa niêm mạc mũi và
không khí hít vào, là hòm cộng hưởng trong chức năng phát âm và chức năng
khứu giác. Tham gia điều áp mũi, hấp thu chấn động, nhà máy sản xuất khí
NO, diệt nấm, vi khuẩn, virus, tăng hoạt động lông chuyển. Hoạt
động sinh lý bình thường của hệ thống các xoang cạnh mũi thực hiện 3
chức năng chính:
- Thông khí: giúp cân bằng áp lực giữa môi trường trong xoang và
hốc mũi.
- Dẫn lưu: lưu thông dịch tiết từ trong xoang ra hốc mũi.
- Bảo vệ hệ thống niêm mạc khỏi các tác nhân gây bệnh.



15

1.2.3. Giải phẫu chức năngvà sinh lý ứng dụng Họng, Thanh quản
Họng là ngã tư đầu vào của đường ăn và đường thở: thức ăn từ miệng
qua họng - thực quản xuống dạ dày và khí thở từ mũi qua họng, thanh khí phế
quản đến nhu mô phổi. Họng là cơ quan hình ống, ống họng. Đó là ống xơ cơ và niêm mạc nằm trước cột sống cổ đi từ nền sọ đến ngang mức đốt sống
cổ (C6), tương đương với bờ dưới sụn nhẫn ở phía trước.

Hình 1.3. Giải phẫu Họng [32]
Họng được chia làm 3 tầng, nhưng chỉ là sự phân chia ảo, không có mô
hoặc màng ngăn cách thực sự. Từ trên xuống dưới 3 tầng của họng là:
Họng mũi
- Giải phẫu:
Là phần mũi của họng nằm sau hố mũi và trên màn hầu bao gồm:
+ Vòm họng: tận trên cùng, kín, trông tựa như nóc nhà vòm nên được gọi
là vòm họng. Nằm ngay dưới thân xương bướm và dưới nền của xương chẩm.
+ Thành trước - lỗ mũi sau:
Thành trước của họng mũi là 2 lỗ mũi sau, qua đây họng thông qua mũi.


16

+ Thành bên - lỗ hầu của vòi nhĩ (lỗ vòi).
Từ đuôi cuốn dưới đi ra phía bên sau khoảng 1 cm ngang mức khẩu cái
cứng là lỗ hầu của vòi nhĩ và gọi tắt là lỗ vòi. Lỗ vòi là chỗ để thông ra họng của
vòi nhĩ. Qua lỗ vòi, vòi nhĩ đưa không khí từ họng mũi lên tai giữa và dẫn lưu từ
hòm nhĩ xuống họng mũi. Ở trẻ nhỏ, quanh lỗ vòi có nhiều mô bạch huyết gọi là
amiđan vòi. Tận cùng thành bên có ngách hầu gọi là hố Rosenmuller.

+ Thành sau: là phần niêm mạc trải dọc từ nền xương chẩm xuống đến
cung trước đốt đôi. Ở đường giữa trên cùng ngang chỗ bám của cơ khít hầu
trên hướng về phía xương chẩm có túi cùng nhỏ gọi là túi họng mà từ đây túi
có thể phát triển thành nang gọi là nang Thornwald.
Amiđan họng còn gọi là hạnh nhân hầu hoặc amiđan Luschka. Ở trẻ
nhỏ có mô Lympho khá lớn nằm ở vòm họng, phát triển dần về thành sau có
thể đến hố Rosenmuller và gọi là amiđan họng. Trẻ lớn dần lên khối amiđan
này teo nhỏ lại. Quá trình nhiễm khuẩn, viêm kéo dài và quá phát mô lympho
làm cho amiđan họng to và sùi lên gây cản trở thở mũi và viêm họng mũi kéo
dài và tái phát. Đó là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ mà gọi là sùi vòm họng
hoặc viêm quá phát VA.
+ Thành dưới - Màn hầu mềm
Thành dưới không phải là một thành ngăn cách thực sự, mà là một
thành quy ước (ảo). Chỉ có phía trước mặt trên màn hầu mềm tạo nên phần
trước sàn họng mũi và chỉ ở đây có sự ngăn cách thực sự họng mũi và họng
miệng. Chỉ khi nuốt, màn hầu nâng lên tạo nên toàn bộ sàn họng mũi, xuất
hiện sự ngăn cách hoàn toàn và tạm thời giữa họng mũi và họng miệng.
Niêm mạc họng mũi: là một phần của niêm mạc đường thở có biểu mô
lông chuyển trụ giả tầng. Biểu mô lót che phủ suốt bề mặt họng mũi cho đến
ngang mức bờ dưới màn hầu. Biểu mô hô hấp họng mũi chứa nhiều tế bào
Goblet tiết nhầy. Các tuyến tiết nằm sâu dưới niêm mạc có các ống tiết xuyên
qua biểu mô ra bề mặt và chế tiết chất nhầy, thanh dịch hoặc hỗn hợp cả hai.


17

- Sinh lý
+ Tham gia các chức năng nuốt, thở, nói và nghe với mức độ và vai trò
khác nhau. Hệ thống lympho vòng Waldeyer tham gia vào quá trình miễn dịch
của cơ thể như người bảo vệ tuyến đầu đối với các tác nhân gây bệnh xâm

nhập vào cơ thể qua cổng vào của đường ăn và đường thở, theo thức ăn, uống
và khí thở.
+ Nghe: một điều kiện để tai giữa hoạt động tốt là hòm nhĩ thông
thoáng, không ứ dịch cân bằng áp lực không khí ở hai bên màng nhĩ. Đó là
điều kiện tiên quyết để hệ thống màng nhĩ xương con dao động bình thường
đảm nhận sự dẫn truyền và khuyếch đại âm từ môi trường xung quanh con
người (môi trường khí) qua tai giữa vào tai trong đến các tế bào lông thính
giác ở ốc tai.
Họng miệng
- Giải phẫu: là phần miệng của họng, nằm sau miệng, từ bờ dưới màn
hầu đến phần sau lưỡi ngang mức thung lũng thanh thiệt, bao gồm thành
trước, thành sau và 2 thành bên.
+ Thành trước: có màn hầu, eo họng và thung lũng thanh thiệt.
Màn hầu: ở trạng thái nghỉ mặt sau màn hầu tạo nên thành trước họng
miệng và dưới nó là eo họng. Còn khi nuốt, màn hầu được nâng lên trên và
sau, để ngăn cách hoàn toàn họng miệng với họng mũi.
Eo họng có giới hạn như sau: trên là lưỡi gà và bờ tự do của màn hầu, 2
bên là cung khẩu cái lưỡi thường gọi là trục trước amiđan khẩu cái và dưới là
mặt lưng của phần sau lưỡi.
Thung lũng thanh thiệt: là vùng lõm ở giữa rễ lưỡi và thanh thiệt nằm hai
bên nép lưỡi thanh thiệt mà phía trước có đám mô lympho gọi là amiđan lưỡi.
+ Thành sau: là lớp có niêm mạc tiếp nối với thành sau họng mũi ở phía
trên và nằm trước đốt sống cổ C2 – C4.


18

+ Hai thành bên:
Mỗi bên có 2 nếp niêm mạc đi từ màn hầu xuống thành bên gọi là trụ
trước và trụ sau amiđan. Hai trụ giới hạn một khoảng tam giác gọi là hố

amiđan chứa khối mô lympho amiđan khẩu cái.
Các khối mô lympho trong họng mũi và họng miệng gọi chung là
amiđan kết nối với nhau thành vòng khép kín gọi là vòng amiđan Waldeyer,
bao gồm: amiđan vòm + 2 amiđan vòi + 2 amiđan khẩu cái + amiđan lưỡi.
Màn hầu có 2 mặt: mặt trước thuộc về miệng và mặt sau thuộc về họng.
Màn hầu phía trên dính chặt vào khẩu cái cứng, hai bên dính vào thành bên
họng, chỉ tự do ở bờ dưới và chính giữa có lưỡi gà dài thõng xuống. Cấu tạo
và cách bám như vậy giúp cho màn hầu di động được trong động tác nuốt để
đóng kín họng mũi và tham gia cấu âm trong cơ chế phát âm.
Mô lympho họng: nhiều đám mô lympho nằm dưới niêm mạc hoặc lẫn
vào niêm mạc và tập trung ở lối vào đường thở hoặc đường ăn của họng, tạo
thành vòng Waldeyer.
Cân họng: còn gọi là mạc nền hầu. Cân họng là lớp sợi nằm giữa niêm
mạc và cơ. Nó dầy lên phía trên cùng để bám chặt vào nền sọ ở nền xương
chẩm và mặt dưới xương đá.
Chỗ chắc và dai nhất của cân họng là ở hố amiđan khẩu cái.
Các cơ họng: sắp xếp thành 2 lớp: cơ vòng ở ngoài, lớp cơ dọc ở trong.
Lớp cân ngoài: là lớp sợi mỏng giống như cái áo khoác ngoài của họng
bao lấy các cơ khít hầu và đám rối thần kinh, mạch máu.
- Sinh lý vòng Waldeyer
Hệ thống các khối mô lympho ở thành sau họng mũi và họng miệng:
Amiđan họng, amiđan khẩu cái, amiđan lưỡi, với một số khối lympho nhỏ
khác liên kết với nhau tạo nên vòng lympho. Miễn dịch của Amiđan: hoạt
động miễn dịch mạnh nhất ở độ tuổi 3-10 tuổi, Đến tuổi 60 giảm đáng kể các


×